Trờng cao đẳng s phạm trung ơng
Khoa xã hội và nhân văn
lịch sử di tích việt nam
kiến trúc đình làng việt nam
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010
Đình Việt Nam
Trc kia theo tỡnh hỡnh chung ca c nc, ỡnh ca cỏc lng mc Vit Nam ch l quỏn ngh. Nm
1231 Trn Nhõn Tụng xung chiu cho p tng Pht ỡnh quỏn.
Ngụi ỡnh lng vi chc nng l ni th thnh hong v l ni hi hp ca dõn chỳng cú l bt u vo th
Lờ s v nh hỡnh vo thi nh Mc. Cú l s phỏt trin ca Nho giỏo vo cui th 15 ó cy dn Thnh
hoàng vào đình làng. Khởi đầu là đình Quảng Văn (1489). Nhưng hiện nay dấu vết sớm nhất của đình làng
thì Thành hoàng chỉ gặp từ thế kỷ 16. Trước đây đình thường chỉ có 3 gian và 2 trái. Gian giữa không có
sạp, trong gian thờ Thành hoàng. Cuối thế kỷ 17 từ gian giữa và kéo dài về sau gọi là chuôi vồ, tạo cho đình
làng mang kiểu chữ Đinh. Cuối thế kỷ 17, nhất là thế kỷ 19, đình làng được bổ sung tòa tiền tế.
§ình làng nguyên là nơi thờ thành hoàng theo phong tục tín ngưỡng trong xã hội Việt Nam cổ đại. Vì vậy
nó thường được xếp vào thể loại công trình phục vụ cho tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, đình làng còn là
một công trình thuộc thể loại kiến trúc công cộng dân dụng do tính chất phục vụ đa chức năng của nó.
Ngoài là nơi thờ Thành hoàng làng, đình làng còn là trung tâm hành chính, quản trị phục vụ cho mọi hoạt
động thuộc về cộng đồng làng xã; là nơi làm việc của Hội đồng kỳ mục trước đây (trong thời phong kiến);
là nơi hội họp của dân làng;... Đây cũng là nơi diễn ra các lễ hội làng truyền thống, nơi sinh hoạt văn hóa,
văn nghệ của làng. Nói chung, với ba chức năng cơ bản trên (tín ngưỡng, hành chính, văn hóa-văn nghệ),
đình làng là nơi diễn ra mọi hoạt động của làng xã Việt Nam dưới thời phong kiến.
Phía trước đình làng thường có sân rộng, hồ nước cây xanh tạo cảnh quan. Kiến trúc đình làng có thể chỉ 5-
7 gian, hoặc có thể có tới 9 gian như ở đình làng Đình Bảng. Đây cũng là số gian lớn nhất mà kiến trúc cổ
Việt nam có được. Đình làng thường phổ biến loại bốn mái, có khi cũng phát triển thêm loại tám mái (kiểu
chồng diêm) do những ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa về sau này. Mặt bằng đình có thể là kiểu chữ
Nhất (kiểu này thường thấy ở các đình cổ, thế kỷ XVI); hoặc quy mô, phức tạp hơn với những bố cục mặt
bằng chữ Đinh, chữ Nhị, chữ Công, chữ Môn (chữ Hán)...Đây là các dạng mặt bằng xuất hiện về sau, bổ
sung cho sự phong phú của đình làng Việt Nam, đi liền với quá trình phát triển thêm về mặt chức năng của
đình làng. Không gian cảnh quan, kiến trúc đình làng thường phát triển cả phía sau, phía trước và hai bên,
với nhiều hạng mục: hậu cung, ống muỗng (ống muống), tiền tế, các dãy tả vu, hữu vu, tam quan, trụ biểu,
hồ nước, thủy đình,... Trong bố cục đó, không gian chủ yếu vẫn là tòa đại đình (đại bái), là nơi diễn ra các
hoạt động hội họp, ăn khao, khao vọng, phạt vạ... của dân làng. Đại đình bao giờ cũng là tòa nhà lớn nhất
trong quần thể, bề thế, trang trọng. Đại đình ở các đình cổ thường có sàn lát ván, cao từ 60 đến 80cm, chia
làm ba cốt cao độ, là sự phân chia thứ bậc cho những người ngồi ở Đại đình. Ở những tòa Đại đình của các
ngôi đình chưa có Hậu cung, bàn thờ Thành hoàng được đặt ở chính gian giữa Đại đình, gian này không lát
ván sàn và có tên là "Lòng thuyền".
Hậu cung là nơi đặt bàn thờ Thành hoàng. Trong Hậu cung có Cung cấm, là nơi đặt bài vị, sắc phong của vị
thần làng. Xung quanh Hậu cung thường được bít kín bằng ván gỗ, tạo không khí uy nghiêm và linh thiêng.
Đình làng không những có giá trị về mặt kiến trúc cao, là kiến túc thuần Việt nhất của dân tộc, mà còn là
kho tàng hết sức giá trị về mặt điêu khắc dân gian. Đây là thế giới cho nền nghệ thuật điêu khắc dân gian
phát triển mạnh mẽ. Trên các vì kèo, tất cả các đầu bẩy, đầu dư, đố, xà kẻ, ván gió, ván nong (dong)... là nơi
các nghệ sĩ điêu khắc dân gian chạm khắc các đề tài tái hiện cuộc sống và lao động của con người, cảnh sắc
thiên nhiên giàu tính dân gian và phong phú, sinh động. Chính vì vậy, các điêu khắc đình làng còn có giá trị
to lớn trong việc nghiên cứu về cuộc sống vật chất, tinh thần của người Việt Nam trước đây. Nó có giá trị
lịch sử sâu sắc.
KiÕn tróc
Kiến trúc truyền thống được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của thuật phong thủy. Địa điểm của đình
khác đền chùa. Trong khi chùa và đền chuộng địa điểm tĩnh mịch, có khi u tịch, khuất lối thì đình làng chủ
yếu lấy địa điểm trung tâm. Lý tưởng nhất là đình có địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Nếu không
có được ao hồ thiên nhiên thì dân làng có khi đào giếng khơi để có mặt nước phía trước đình cho đúng thế
"tụ thủy" vì họ cho đó là điềm thịnh mãn cho làng. Kiểu xây dựng bằng gỗ bao gồm các yếu tố nghiêng về
trang trí và chạm khắc.
Đình làng thường là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn to thẳng tắp đặt trên những
hòn đá tảng lớn. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Tường đình xây bằng gạch.
Mái đình lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi xây bít đốc hoặc làm bốn góc đầu đao cong. Trên nóc đình là hai con
rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là "lưỡng long triều nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu".
Sân đình được lát gạch. Trước đình có hai cột trụ cao vút, trên đình được tạc hình con nghê.
Trong đình, gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành hoàng. Một chiếc trống cái cũng
được để trong đình để đánh vang lên theo nhịp ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính công việc
của làng.
®iªu kh¾c trong ®×nh lµng
Đình làng, nhất là đình làng ở miền Bắc, là kho tàng hết sức phong phú của điêu khắc Việt Nam trong lịch
sử. Điêu khắc cũng tồn tại ở chùa, đền, các kiến trúc tôn giáo khác, nhưng không ở đâu nó được biểu hiện
hết mình như ở Đình. Điêu khắc ở đình làng không những là nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật
Việt Nam, mà còn là nguồn tài liệu để nghiên cứu đời sống ngày thường cũng như tâm hồn của người nông
dân Việt Nam.
Nói điêu khắc đình làng cũng là nói đến nghệ thuật trang trí đình làng. Điêu khắc ở đây là điêu khắc trang
trí. Người thợ làm đình chẳng những thành thạo trong việc dựng đình mà còn biết tô điểm cho ngôi đình
thêm đẹp. Điêu khắc ở đây do đó gắn liền với kiến trúc. Hầu như trên các thành phần của kiến trúc đình làng
đều được các nghệ nhân xưa dùng bàn tay điêu luyện của mình chạm khắc thành những hình mẫu có giá trị
nghệ thuật cao, thu hút sự chú ý của mọi người lúc ghé thăm đình.
Ngay những ngôi đình từ thế kỷ XVI cho đến thế kỷ XVIII, điêu khắc trang trí đình làng mang đậm tính
chất nghệ thuật dân gian. Những nhà điêu khắc vô danh xuất thân từ nông dân đã đưa vào đình làng những
hình ảnh gần gũi với cuộc sống thực, hay là cả với giấc mơ của họ, với một phong cách hết sức độc đáo và
một tâm hồn hết sức sôi nổi. Khác với những kiến trúc tôn giáo khác, ngay ở những vị trí tôn nghiêm của
đình làng, ta cũng có thể gặp hình tượng những đôi trai gái đùa ghẹo nhau hay đang tình tự... Từ thế kỷ
XIX, điêu khắc đình làng hầu như không còn những cảnh sinh hoạt dân gian. Từ đây chỉ còn những hình
trang trí hoa lá và phổ biến là hình tứ linh (long, ly, quy, phượng). Trong các đình thế kỷ XIX, thường có
những bức cửa võng trước điện thờ được chạm trổ khá công phu.
ë các ngôi đình miền Trung, điêu khắc trang trí không phong phú như các ngôi đình miền Bắc. Có người đã
tổng kết về trang trí trên gỗ ở các ngôi đình vùng Thừa Thiên - Huế : "Trong kết cấu gỗ của nội thất tùy
quan niệm thẩm mỹ mà dân làng có thể chạm trổ chi tiết đầu rồng, đuôi rồng ở đầu đuôi kèo, chạm hoa và
đường chỉ xuyên tâm ở thanh xà và đòn tay. Việc chạm trổ nhiều, thích ứng với các đình có kết cấu vừa
phải, thanh tú. Chạm trổ ít, thích ứng với các đình có kết cấu gỗ to lớn, đồ sộ...". Đây cũng là tính chất trang
trí nói chung của ngôi đình miền Trung. Nhưng nếu điêu khắc trang trí tên gỗ có giảm sút thì ngược lại, ở
các ngôi đình miền Trung lại phát triển hình thức trang trí bằng cách đắp nổi vôi vữa và gắn các mảnh sành
sứ lên phần ngoài của kiến trúc. Thường thì ở nóc mái và các đường gờ mái, người ta trang trí hình tứ linh.
ë hai đầu hồi thường được trang trí hình dơi xòe cánh bằng sành sứ để cầu phúc. Đây là cách trang trí phổ
biến đời Nguyễn.
Đình miền Nam cũng có lối trang trí đắp nổi mặt ngoài gần giống đình miền Trung, nhưng điêu khắc trang
trí trên gỗ thì cũng có điểm khác biệt. Phần lớn chạm khắc gỗ này đã có từ giữa thế kỷ XIX. Bốn cột đình
thường được trang trí hình rồng, nên gọi là "long trụ". Nhiều nơi, long trụ chạm rời bên ngoài ốp vào, nhưng
cũng có nơi long trụ được trổ một khối nguyên... Ngoài những cột long trụ đình Nam Bộ thường có các bao
lam trước điện thờ, như cửa võng trong các đình miền Bắc, được chạm trổ rất tinh vi, đề tài thường là tứ
linh, cá hóa long, rồng, hổ...
Như vậy, điêu khắc trang trí, cùng với kiến trúc đã làm cho đình có những nét riêng trên chiều dài của đất
nước.
Mét sè ®×nh lµng l©u ®êi t¹i hµ néi
ình Đông Ngạc, còn có tên nôm là đình Vẽ, ở sát bờ đê sông Hồng, rià làng Vẽ, xã Đông Ngạc,
huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, nằm ven đường 23 Hà Nội - Chèm.
Đình Vẽ được dựng năm 1635, dưới triều vua Lê Thánh Tông, đã qua một số lần trùng tu.
Ngoài cùng là hai cột trụ biểu và hai bức bình phong, đến hồ nước rộng trồng sen và thả cá.
Nhà tam quan ngoại là một nếp nhà ga gian, có bốn hàng cột bằng gỗ, phiá trước bưng kín bằng gỗ, trên ván
bưng ở hai bên khắc hai chữ "Thiện" và "¸c", giữa là cửa ra vào, nền lát gạch Bát Tràng, mái lợp ngói mũi
hài, liền hai hồi tam quan xây hai cổng nhỏ, mái vòm, lợp ngói ống, nối tiếp với tường bao tạo nên một khu
khép kín.
Nhà tam quan nội một gian, cửa giữa lớn, hai cửa bên thấp và nhỏ bằng gỗ, mái lợp ngói mũi hài, cốn chạm
trổ văn hoa lá, tường bao quanh nối liền với nhà tả mạc và hữu mạc, tạo nên kiểu kiến trúc nội chữ "đinh"
ngoại chữ "quốc"
Tả mạc và hữu mạc xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi hài, hai đầu đốc mái gắn hình đuôi cá.
Đầu đao uốn cong, cột gạch vuông, vì kèo kiểu thượng rường hạ kẻ. Nhà bên tả có sáu tấm bia. Gian giữa
có tấm bia lớn đặt trên lưng rùa; bia dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1710).
Đại đình gồm hai tòa hình chữ "nhị", hai mái cùng chảy vào một máng nước.
Toà ngoại bảy gian hai dĩ, gồm tám hàng cột kê trên chân tảng đá xanh. Mái lợp ngói mũi hài, hai đầu đốc
mái gắn hai tượng nghê, khoảng gấp khúc bờ dải có gắn hình đầu nghê, bốn đầu đao cong vút gắn hình đầu
rồng, đầu hướng về nóc.