Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận cao học môn tác PHẨM báo CHÍ x

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.12 KB, 23 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Để làm ra một tác phẩm báo chí hoàn thiện nhà báo cần thực hiện theo
một quy trình nhất định từ việc khám phá đề tài, khai thác và xử lý dữ liệu,
phác thảo mô hình tác phẩm mới đến việc bắt đầu thể hiện tác phẩm cụ thể.
Trong các bước nêu trên,việc tìm ra đối tượng (đề tài) của tác phẩm báo chí là
yêú tố tiên quyết.
Những nhà báo giỏi là người biết tìm ra đề tài hay và triển khai hấp
dẫn. Họ là người từng trải,được rèn luyện, có con mắt nhìn thấu sáu cọi và
đầy tính sáng tạo. Họ không chỉ nhìn sự việc, hiện tượng qua bề nổi mà tìm
hiểu cả bề sâu của vấn đề. Do đó để có được một đề tài hấp dẫn công chúng
đòi hỏi nhiều yêú tố.
Từ thực tiễn trên, tiểu luận đi vào tìm hiểu về đối tượng phản ánh (đề
tài tác phẩm). Đồng thời thông qua việc khảo sát một số bài báo cụ thể trên
một số trang báo mạng điện tử để làm rõ hơn vấn đề và rút ra cách tìm kiếm
đề tài.
2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận chủ yếu nghiên cứu về cách tìm đề tài, tiêu chí của đề tài
thông qua lý thuyết và khảo sát thực tế trên một số tác phẩm cụ thể trên các tờ
báo mạng điện tử
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp, khảo sát từ đó
rút ra nhận xét, đánh giá.
4. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được chia làm 2 chương


chính như sau:
Chương 1: Tìm hiểu về đối tượng phản ánh (đề tài của tác phẩm) thông
qua lý thuyết và khảo sát một số bài báo trên các tờ báo mạng điện tử
Chương 2: Nhận xét, đánh giá chung và kết luận


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ ĐỐI TƯỢNG
PHẢN ÁNH (ĐỀ TÀI CỦA TÁC PHẨM BÁO CHÍ)
1.

Khái niệm đối tượng phản ánh (đề tài của tác phẩm)



Đối tượng là người, vật, hiện tượng mà con người nhằm vào trong

suy nghĩ, hành động.


Đối tượng phản ánh của tác phẩm báo chí là con người và sư việc đã,

đang và sẽ tồn tại trong cuộc sống hiện thực khách quan, được nhà báo lựa
chọn điều tra, nghiên cứu, khai thác tư liêu để phản ánh trong tác phẩm của
mình.
Đề tài chính là đối tượng của tác phẩm báo chí. Nó trả lời cho câu hỏi:
viết về ai? Viết về cái gì? Về lĩnh vực gì trong cuộc sống?
Đề tài của báo chí nằm ngay trong cuộc sống nơi, mọi lúc. Có những đề
tài xuất hiện rõ ràng (ô nhiễm, tai nạn giao thông…). Có những đề tài ẩn sâu
dưới nhiều tầng sự kiện (tham nhũng, trốn thuế, tình trạng xe dù, bến cóc..)

đòi hỏi nhà báo phải dấn thân đi sâu vào tìm tòi, phát hiện, phản ánh.
Mỗi đề tài là một mảnh ghép phản ánh chân thật đời sống. Nhà báo
được xem như những thư ký của thời đại mang lại cho công chúng cái nhìn đa
chiều về dòng chảy của xã hội . Trong mọi đề tài mà báo chí đề cập, con
người luôn là chủ thể chi phối mọi yếu
2. Những yếu tố của đề tài
Có nhiều cách tiếp cận đề tài báo chí điển hình là cách gọi theo đối
tượng phản ánh: Sự kiện, vấn đề, hiện tượng
2.1. Sự kiện


Theo từ điển tiếng Việt: “sự kiện là sự việc có ý nghĩa ít nhiều quan

trọng đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống thực tiễn”
❖ Sự kiện báo chí
Khái niệm sự kiện báo chí


Cuốn “ Giáo trình tác phẩm báo chí đại cương” định nghĩa: “Sự kiện
báo chí là một phần, một bộ phận hoặc toàn bộ hiện thực khách quan đã, đang
hoặc sẽ xảy ra, được nhà báo nhận thức, lựa chọn để phản ánh trong tác phẩm
của mình”
Với báo chí các sự kiện quan trọng thường nặng về các hoạt động của
con người với những mục tiêu và kết quả xác định, ảnh hưởng đến các quá
trình xã hội này khác hoặc nằm trong các quá trình đó thường là các sự kiện
chính trị xã hội, các trạng thái kinh tế, đạo đức

Ảnh 1: sự kiện về Quốc hội đăng tải trên báo Vn Express
-


Tiêu chí của sự kiện báo chí: Có 5 tiêu chí sau
Thứ 1 Mới, lạ, hấp dẫn, độc đáo, chứa đựng những điều mà con người

đang tò mò muốn biết


Ví dụ: Sự kiện rò rỉ những thông tin về hồ sơ panama gây chấn động
luồng dư luận quốc tế
Thứ 2 Có liên quan đến quyền lợi của mỗi người (mức độ quan tâm = ý
nghĩa xã hội)
Ví dụ: Sự kiện 2/2016 Việt Nam sẽ chính thực xử phạt hành chính
người đi bộ vi phạm luật giao thông được công chúng quan tâm rất nhiều
Thứ 3 Có khả năng chứng minh hay lý giải về một phần tiến trình vận
động mang tính quy luật của tự nhiên và xã hội
Ví dụ: Sự kiện Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cuba mở ra
bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hợp tác giữa hai nước

Ảnh 2: Bài báo nói về sự kiện tái lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Cuba
được được đăng tải trên Vn Express đăng tải ngày 1/7/2015
/>sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact=8&ved=0ahUK
EwjMiLb6xbLMAhXlraYKHbAQD14QFggdMAA&url=http%3A%2F
%2Fvnexpress.net%2Ftin-tuc%2Fthe-gioi%2Fmy-tuyen-bo-tai-lap-quan-hengoai-giao-voi-cuba-


3242275.html&usg=AFQjCNGO7sdbpMM2COYLJ25jJaWS_dRcGg&sig2=
ok9MKyKWhKtrH0lz8n3mMg
Thứ 4 Cụ thể, xác thực (không bịa đặt)
Đây là yếu tố đặc trưng của một tác phẩm báo chí, nét khác biệt giữa
làm báo và làm văn. Văn học có thể hư cấu nhưng báo chí thì tuyệt đối cấm
kị, những sự kiện được phản ánh qua lăng kính báo chí phải trung thực, rõ

ràng. Nhà báo chỉ được đưa tin khi đã xác minh thông tin chắc chắn.
Dưới đây là bài báo được đăng tải trên tờ báo Đất Việt về vụ tham
nhũng ở tập đoàn Vinashin. Bài báo đã dựa trên những nguồn tư liệu được xác
thực của Bộ Công an về khối tài sản kếch xù mà Dương Kim Đạt tham ô của
Nhà nước (18.6 triệu USD). Ở đây tác giả đã có chứng cứ xác đáng để đảm
bảo mức độ tin cậy tuyệt đối với những thông tin đã đăng tải.
/>sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact=8&ved=0ahUK
EwiXtYzinazMAhWBNZQKHarMAIYQFggdMAA&url=http%3A%2F
%2Fbaodatviet.vn%2Fphap-luat%2Ftin-tuc-phap-luat%2Fvu-an-vinashinnguyen-can-bo-tham-nhung-186-trieu-usd3277287%2F&usg=AFQjCNFvYXadg6es19WtERnC19q7cGzB9g&sig2=N
HoRPx7lUmIRCMm_38sPVg
(link tìm kiếm bài báo: “ Vụ Vinashin: Nguyên cán bộ tham nhũng
18,6 triệu dô” đăng ngày 15/7/2015)


Ảnh 3: Bài báo về khối tài sản Giang Kim Đạt, Dương Chí Dũng, Dương Tự
Trọng tham ô trên báo Đất Việt
Thứ 5 Mang tính thời điểm
Một sự kiện báo chí chỉ có ý nghĩa khi xem xét nó trong thời điểm mà
nó xảy ra, hoặc trong giai đoạn lịch sử mà nó xảy ra. Đây là điều kiện để đảm
bảo tính “nóng” của thông tin, thu hút sự chú ý của dư luận
Điển hình như sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981
vào vùng biển đặc quyền của Việt Nam vào tháng 5 năm 2014 làm dậy lên làn
sóng phản đối mạnh mẽ ở Việt Nam cũngc như sự quan tâm của quốc tế. Lúc
này vấn đề chủ quền đang được dư luận hết sức chú trọng theo dõi. Báo chí đã
kịp thời đưa tin phản ánh, phân tích, bình luận về sự kiện này. Trên báo điện
tử Vn Express có bài “Quá trình Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trên vùng biển
Đông”. Bài báo đã làm rõ quá trình Trung Quốc đưa Gián khoan trái phép vào


vùng biển Việt Nam một cách chi tiết và ngay lập tức nhận được nhiều phản

hồi từ độc giả bởi lúc đó hàng triệu người dân Việt Nam đang vô cùng bức
xúc về hành động của Trung Quốc
/>sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=3&cad=rja&uact=8&ved=0ahUK
EwiJ8Luep6zMAhVHFpQKHT68DZ4QFggwMAI&url=http%3A%2F
%2Fvnexpress.net%2Ftin-tuc%2Fthe-gioi%2Ftu-lieu%2Fqua-trinh-trungquoc-dat-gian-khoan-trong-vung-bien-viet-nam3018320.html&usg=AFQjCNFz7GPVSnY3h9qvSwDge_eYs7ZTaA&sig2=G
xnY8CXdHpRJNG7l_QuXMw
(link bài báo: “Quá trình Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trên vùng
biển Đông” đăng trên báo Vn Express ngày 16/7/2014)


Ảnh 4: Báo Vn Express đăng bài về vụ Trung Quốc đưa giàn HD981 vào biển
Đông
2.2 Vấn đề


Theo từ điển tiếng Việt: “ Vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên

cứu, giải quyết”
❖ Các tiêu chí của vấn đề:
Gồm nhiều sự kiện có cùng bản chất hợp thành (mang tính khái quát)
Chứa đựng mâu thuẫn, gồm cả bề rộng lẫn bề sâu, cần được giải
quyết
-

Mang tính thời đại, giai đoạn lịch sử
Dưới đây là một số bài báo lấy đề tài từ các vấn đề có các tiêu chí trên
Bài 1: Trên tờ báo mạng Dân trí đã đăng tải hàng loạt các bài báo xoay

quanh vấn đề cá chết ở bờ biển miền Trung. Đây là vấn đề khá phức tạp, gồm
nhiều mâu thuẫn nội hàm. Các bài báo lần lượt khai thác từng khía cạnh của

vấn đề để làm đề tài triển khaỉ từng bài báo. Bắt đầu từ hiện tượng cá chết
đồng loạt, suy nghĩ của người dân ven biển, ảnh hưởng của sự việc đến kinh
tế biển, đi tìm nguyên nhân vấn đề và công tác khắc phục...Như vậy từ một
vấn đề tờ báo điện tử Dân trí đã có được nhiều bài viết chuyên sâu. Đây là
một cách lấy đề tài hiệu quả



Ảnh 5: Loạt bài được đăng tải trên báo Dân trí về vấn đề giải quyết vụ cá chết
ở vùng biển miền Trung
Bài 2 Liên quan đến kì bầu cử Quốc hội khóa IV, báo Dân trí đã có loạt
bài báo về nhiều góc độ của sự kiện này. Bầu cử Quốc hội là vấn đề thời đại
của một quốc gia, một đội ngũ lãnh đạo mới sẽ tạo ra nhiều thay đổi cho đất
nước. Đây có thể coi là vấn đề mang tính bước ngoặt đối với sự phát triển đất
nước. Thay đổi bộ máy nhà nước sẽ dẫn đến hàng loạt các hoạch định, chiến
lược phát triển. Do đó vấn đề này đươc công chúng hết sức quan tâm, đón
đọc. Từ vấn đề trọng đại này báo Dân trí đã đi sâu để cho ra những bài viết cụ


thể, từ một đề tài chung là bầu cử Quốc hội nhưng mỗi bài viết là một khía
cạnh, một mảnh ghép khác nhau cho ta cái nhìn toàn cảnh về kỳ bầu cử.


Ảnh 6 Một số bài báo trên tờ Dân trí về bầu cử Quốc hôi khóa XIV


Từ loạt bài trên ta có thể rút ra một bài “19 ủy viên Bộ Chính trị cùng
vào danh sách ứng viên đại biểu Quốc hội” để thấy rõ cách khai thác đề tài
của tác phẩm


Bài báo đã chọn cách tiếp cận đề tài bằng việc đưa ra danh sách 19
thành viên trong Bộ chính trị vào danh sách ứng viên Đại biểu Quốc hội. Sau
đó bài báo đi sâu vào từng ứng viên bao gồm chức vị đang đảm nhận, vị trí


ứng cử của từng người một cách chi tiết. Do đó những thông tin liên quan đến
các ứng viên được trình bày rõ ràng, hiệu quả. Đây cũng là một cách lấy đề tài
tốt khi nhấn vào những thành viên quan trọng của Bộ Chính trị.


2.3 Hiện tượng


Theo từ điển tiếng Việt: “ Hiện tượng: (1) Cái xảy ra trong không

gian, thời gian mà người ta nhận thấy. (2) Hình thức biểu hiện ra bên ngoài
của sự việc mà giác quan thu nhận được một cách trực tiếp (hiện tượng và bản
chất)


Đối với báo chí hiện tượng là một cách lấy đề tài quý giá. Từ các

hiện tượng trong đời sống, báo chí đi sâu làm rõ, phản ánh lại với công chúng
để nhân rộng (nếu đây là biểu hiện tốt, có ích cho xã hội) hoặc phê phán, bài
trừ (nếu đây là hiện tượng xáu, ảnh hưởng đến xã hội.

Hiện tượng có các tiêu chí sau:
Mới xuất hiện hoặc mới manh nha (hoặc tích cực, hoặc tiêu cực)
Có tính chất tiêu biểu
Có xu hướng vận động “rầm rộ” hoặc “âm thầm”

Không dễ xác định bản chất trong thời gian ngắn
Trên các bài báo, hiện tượng được phản ánh rất nhiều, mỗi tác phẩm có
cách tiếp cận phản ánh hiện tượng khác nhau. Như vậy dù cùng một đề tài,
dưới góc độ nhìn nhận của từng nhà báo lại mang đến những điều mới lạ
Ví dụ: Hiện nay nhiều thanh niên hiện nay Việt Nam có xu hướng hít
“cỏ Mỹ”. Đây là chất kích thích, gây cảm ảo giác cho người dùng. Tuy mới
xuất hiện nhưng nó được nhập lậu nhiều, được nhiều dân chơi ưa chuộng.
Chính vì thế rất nhiều tờ báo đã phân tích về hiện tượng tiêu cưc này.
Trên bài báo : Hiểm họa “cỏ Mỹ”- đăng trên báo Tuổi trẻ online ngày
21/9/2015 đã khai thác những vấn đề từ hiện tượng trên để viết báo. Ở đây
nhà báo đã lấy đề tài là chính hiện tượng, thực trạng giới trẻ trong đời sống
hằng ngày, một hành động xấu của một bộ phận thanh niên sống không lành
mạnh nhưng lại có khả năng mở rộng, lan ra nhiều địa bàn trong nước. Tác
phẩm báo chí đảm bảo được đề tài phản ánh tốt, bức thiết, có ảnh hưởng lớn
tới công chúng.
Trong tác phẩm, nhà báo đã triển khai đề tài bằng cách nêu tác hại, thực
trạng mua bán, sử dụng, dịch vụ, giá cả của “cỏ Mỹ” thông qua nhập vai, dấn
thân tìm hiểu. Rõ ràng đây là một hiện tượng được công chúng và nhiều cơ


quan báo chí phản ánh. Tuy nhiên với sáng tạo, kinh nghiệm của mình tác giả
đi tìm những vấn đề xung quanh chúng gắn với quá trình lao động báo chí để
làm nổi bật hiện tượng.
/>sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=18&cad=rja&uact=8&ved=0ahU
KEwiI4fWdjbLMAhWBLaYKHYyRDR44ChAWCEIwBw&url=http%3A
%2F%2Ftuoitre.vn%2Ftin%2Fchinh-tri-xa-hoi%2F20150921%2Fhiem-hoaco-my
%2F972468.html&usg=AFQjCNF2nGBf6lPkHYzZ6gLAGjUKr4LuJw&sig2
=X_VCO8UahiYvlJ8OkJdrFg

Hình ảnh về bài: “Hiểm họa “cỏ Mỹ” trển báo Tuổi tre Online



Cùng hiện tượng trên Báo Công an nhân dân điện tử có bài: “Hiểm
họa khôn lường từ “cỏ Mỹ’’ (đăng ngày23/10/2015) lại phân tích hiện tượng
thông qua việc chỉ rõ những hiểm hóa do “cỏ Mỹ” đem lại thng qua phỏng
vấn bác sĩ chuyên môn. Từ đó đưa ra lời cảnh tỉnh đối với giới trẻ.

Hình ảnh được cắt từ bài báo “ Hiểm họa khôn lường từ “cỏ Mỹ”
/>sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=13&cad=rja&uact=8&ved=0ahU
KEwiI4fWdjbLMAhWBLaYKHYyRDR44ChAWCCgwAg&url=http%3A


%2F%2Fantg.cand.com.vn%2FHo-so-Interpol%2FHiem-hoa-khon-luong-tuco-My370069%2F&usg=AFQjCNG6tPiMW7oYkCob2KWk0pF5d29xsQ&sig2=R
Uk30xCUY-ucINN3xbRyow
Như vậy. Từ một hiện tượng trong đời sống, mỗi nhà báo có thể biến nó
thành đề tài cho tác phẩm báo chí của mình. Tuy nhiên những giá trị mà mỗi
tác phẩm đó đem lại là khác nhau, bổ sung cho nhau để làm rõ hiện tượng. Do
đó, khi có hiện tượng xã hội, mỗi hà báo cần có chính kiến riêng để làm đề tài
trở nên phong phú hơn
2.4 Chân dung con người


Từ điển tiếng Việt giải thích: “Những nhân vật có đặc trưng cơ bản

nổi trội, hoặc tích cực, hoặc tiêu cực”
❖ Trong các tác phẩm báo chí, con người là trung tâm để phản ánh, hầu
hết mọi vấn đề đều liên quan đến con người. Con người tạo ra sự kiện, hiện
tuượng, vấn để và giải quyết chúng. Con người thường xuất hiện trong tác
phẩm báo chí ở 3 vị trí: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ
➢ Nhân vật chính: Là nhân vât có vai trò quan trọng với nhiều cá tính,

ấn tượng riêng, được xuất hiện nhiều hơn cả. Nhân vật chính bao gồm; nhân
vật chính diện, nhật vật phản diện, nhân vật có số phận thiệt thòi
➔ Nhân vật chính diện: Cần được ca ngợi, quan tâm. Đây là những
người có hành động ý nghĩa đối với cuộc sống, con người
➔ Nhân vật phản diện: là những kẻ xấu xa, luôn làm việc có hại đến lợi
ích cá nhân, tập thể, cộng đồng. Do đó cần lên án, phê phán cao độ
➔ Nhân vật mà công chúng quan tâm, tò mò: là những người nổi tiếng,
có tầm ảnh hưởng đến nhiều người trong nhiều lĩnh vực chính trị, văn hóa, thể
thao, du lịch…
➔ Nhân vật có số phận thiệt thòi: là những người sinh ra đã không may
mắn gặp phải nỗi đau về tinh thần hoặc thể xác. Song họ luôn nỗ lực để vượt
lên hoàn cảnh của bản thân để làm việc có ích cho xã hội. Dó đó cần kêu gọi
cộng đồng giúp đỡ




Nhân vật phụ: Là những người liên quan trực tiếp đến nhân vật

chính, làm nổi bật nhân vật chính
➢ Nhân vật trung tâm: Là nhân vật quan trọng nhất, có chi phối đến
cuộc đời,số phận của nhân vật chính


Sau đây là môt số chân dung nhân vật được phản ánh qua một số bài
báo trên tờ báo mạng điiện tử Dân trí
Bài 1 “ Thị trưởng London gây “bão” khi nói về gốc gác của ông
Obama” (đăng ngày 23/4/2016)
Ở đây hai nhân vật đươc đề cập đến là tổng thống Mỹ Barack Obama
và thị trưởng London Boris Jonson. Đây là hai nhân vật nổi tiếng, được công

chúng thường xyên theo dõi đặc biệt là các sự kiện chính trị.
Tuy nhiên trong hai nhân vật này là thì thị trưởng Jonson là nhân vật
trung tâm, tổng thống Obama là nhân vật chính. Ở trong bài Jonson mới là
người được báo chí nhấn mạnh vì những lời nói có phần xúc phạm đến
Obama, hầu hết trong bài là những câu nói của jonson. Còn Obama, nhân vật
chinh vì Obama là người được nhắc đến thông qua lời của jonson. Tuy nhiên
vẫn là người quan trọng trong vấn đề mà jonson nhắm tới.
/>Bài 2 “ Hơn 47 triệu đồng đến người đàn bà nhặt rác nuôi cháu bại
não” đăng ngày 25/4/2016
Bài báo đã khắc họa chân dung của chị Nguyễn Thị Thẩm (Đắk Nông).
Để có tiền chi trả cuộc sống chị đã đi nhiều bãi rác nhặt nhạnh đem bán, dù
cuộc sống vất vả song chị vẫn nỗ lực để nuôi cháu . Đây là nhân vật có hoàn
cảnh khó khăn mà báo chí đề cập. Đề tài này là cơ hội để nhà báo nối người
nghèo với các mạnh thường quân, giúp họ có cuộc sống tốt hơn. Đây cũng là
mảng đề tài mang tính nhân văn mà nhà báo cần nắm vững
/>

CHƯƠNG 2 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN
1.

Nhận xét, đánh giá chung
Qua quá trình phân tích, nghiên cứu và khảo sát một số tác phẩm báo

chí trên các báo điện tử Dân trí, Tuổi trẻ, Đất việt..về để tài (đối tượng phản
ánh) tác phẩm báo chí ta thấy.
-

Các tác phẩm báo chí đa phần đều khai thác các đề tài một cách chân

thực, khách quan.

Các bài báo có nhiều cách khai thác đề tài riêng, sáng tạo, thể hiện
được quá trình lao động của nhà báo. Cùng là một vấn đề nhưng mỗi nhà báo
lại phân tích ở một cho góc nhìn khác, giúp công chúng hiểu biết một cách
rộng lớn.
Đề tài luôn hiện hữu xung quanh các vấn đề, hiện tượng, sự kiện và
con người. Do đó sinh có viên ngành báo có thể định hình được cách tìm kiếm
đề tài, tập viết tin, rèn luyện nghề nghiệp
2. Kết luận
Để tìm được đề tài cần các yêu cầu sau:
-

Có con mắt suy xét, phán đoán, phát hiện đề tài
Có kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức văn hóa sâu rộng
Chịu khó thực hành, viết bài nang cao kiến thức


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.
1.

Danh mục sách:
TS. Nguyễn Thị Thoa, Ngyễn Thị Hằng Thu, Giáo trình Tác phẩm

báo chí đa phương tiện- NXB Giáo dục Việt Nam, 2012
2.
PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang, Báo mạng điện tử những vấn đề
cơ bản
3.
Nguyễn Đức Dân, Ngôn ngữ báo chí- những vấn đề cơ bản, NXB
Giáo dục, 2007

4.
Đinh Văn Hường, Một số vấn đề về thể loại báo chí, NXB Đại học
quốc gia,1997
5.
Nguyễn Trí Niên, Ngôn ngữ báo chí, NXB Khoa học xã hội, 2004
6.
Nhiều tác giả, Thể loại báo chí,khoa báo chí, Đại học khoa học xã
hội văn, 2005
7.
Nhiều tác giả, Nghề nghiệp và cồn việc nhà báo, Hội nhà báo Việt
Nam, 1992
8.
Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Tiến Hài, Tác phẩm báo chí, tập 1, NXB giáo
dục 1995
9.
PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lí luận báo chí
II. Các tờ báo mạng điện tử
1.
2.
3.
4.
5.

Tờ báo điện tử Dân Trí Http://Dantri.com.vn
Tờ báo điện tử VN Express Http://vnexpress.net
Tờ báo điện tử Đất Việt />Tờ báo điện tử Tuổi trẻ Online />Tờ báo điện tử Tiền phong Online />

MỤC LỤC




×