Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tiểu luận cao học môn đạo đức báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.48 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài:

I.

Trong những năm qua, báo chí đã xác lập được một vai trò rất to lớn trong đời
sống tinh thần.
Báo chí đã phát triển nhanh về số lượng, chất lượng và loại hình. Đời sống báo
chí ngày càng trở nên sống động, phong phú. Điều đó góp phần làm cho mọi hoạt động
của xã hội, của đất nước ngày càng cởi mở hơn. Tuy nhiên, sự tha hóa của một bộ phận
nhà báo - những người có nhiệm vụ tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội - có ảnh
hưởng xấu và tác hại đến toàn xã hội. Đã có một số ít nhà báo “đức không trong, tâm
không sáng” lợi dụng nghề nghiệp của mình để “đánh” người này, “cứu” người kia, đi
ngược lại tôn chỉ, mục đích của nghề báo và phá vỡ những nguyên tắc cơ bản của lao
động báo chí là tôn trọng sự thật, nói rõ sự thật và bảo vệ sự thật.
Sự xuống cấp về mặt đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo Việt Nam
hiện nay đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của đội
ngũ nhà báo và nghề báo. Mặc dù những biểu hiện tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp
của nhà báo chỉ là thiểu số so với mặt tích cực, song nó lại đang ảnh hưởng hết sức
nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân và để lại những hậu quả khôn lường cho sự phát
triển lâu dài của xã hội. Những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp
của nhà báo Việt Nam hiện nay xuất phát từ một hệ thống những nguyên nhân khách
quan và chủ quan, cần phải được làm rõ để từ đó có thể đề xuất những giải pháp khả thi
nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Lý thuyết chung

II.
1.


Khái niệm nhà báo:
Nhà báo, còn gọi là ký giả, là người làm công tác báo chí chuyên nghiệp.

2.

Khái niệm đạo đức:


Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã
hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người
điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội
3. Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và
hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp
4.

10 Quy ước đạo đức nhà báo:
Ở nước ta, Luật Báo chí đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua ngày 28/12/1989 và đã được sửa đổi, bổ sung ngày 12/6/1999
gồm 7 chương, 30 điều. Sau đó, Chính phủ đã ra Nghị định quy định chi tiết thi
hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí (ngày
26/4/2002). Đó là những cơ sở pháp lý để nhà báo thực hiện quyền và nghĩa vụ
công dân của mình.
Như đã nêu ở trên, năm 1995, Hội nhà báo Việt Nam đã nêu ra “10 điều đạo
đức nhà báo”, cụ thể như sau:
1.Mục tiêu cao cả của báo chí Việt Nam là phục vụ sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhà báo hoạt động trong bất kỳ lĩnh
vực nào cũng hướng về mục tiêu cao cả đó.
2.Báo chí thực hiện quyền thông tin của nhân dân. Nhà báo phải khách

quan, trung thực, tôn trọng sự thật. Mọi thông tin đưa ra công luận phải phản ánh
đúng bản chất sự thật khách quan trong bối cảnh xã hội của nó, tuyệt đối không
được xuyên tạc hoặc cường điệu sự việc, sự kiện. Nhà báo có trách nhiệm cung
cấp cho công chúng hình ảnh chân thực, đúng bản chất về quá trình của sự kiện và
tình huống được thông tin, thông qua đó hướng dẫn dư luận.
3.Báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu với đời sống xã hội, là công cụ
văn hoá. Nhà báo tôn trọng và thực hiện tự do báo chí, chịu trách nhiệm trước xã


hội, trước nhân dân và tự do hành nghề trong khuôn khổ luật pháp. Nhà báo thực
hiện đúng tôn chỉ của cơ quan báo chí; không vì bất kỳ sức ép nào mà làm trái
mục tiêu cao cả của báo chí Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của đất nước.
4.Cùng với quyền tự do thông tin, thực hiện quyền trả lời và quyền cải chính trên
báo chí là một nguyên tắc cấu thành tự do dân chủ báo chí. Nhà báo có quyền kiên
trì quan điểm và thông tin đúng đắn của mình, nhưng tôn trọng quyền trả lời và
quyền cải chính của công dân theo đúng luật pháp.
5.Nhà báo có nghĩa vụ bảo vệ nguồn tin và giữ bí mật do người khác cung
cấp, phù hợp với luật pháp.
6.Báo chí Việt Nam phát huy văn hoá dân tộc đồng thời tôn trọng các nền
văn hoá khác và những giá trị tinh thần phổ biến của loài người: phấn đấu vì đại
đoàn kết dân tộc, vì hoà bình hữu nghị, hiểu biết giữa các dân tộc và quốc gia trên
thế giới.
7. Nhà báo góp phần phát triển lợi ích cộng đồng, tôn trọng quyền con
người, không lợi dụng thông tin để xúc phạm nhân phẩm và làm thiệt hại đến lợi
ích người khác.
8.Nhà báo luôn luôn giữ phẩm chất trong sáng, không vụ lợi. Tuyệt đối
không vì lợi ích cá nhân mà cố tình công bố hoặc bỏ qua không công bố một thông
tin. Nhà báo không được dùng uy tín của mình để trục lợi.
9.Nhà báo tôn trọng chính kiến và quan điểm xã hội, nghề nghiệp của đồng
nghiệp; đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động và đời sống; đấu

tranh không khoan nhượng chống mọi hành vi làm tổn hại đến đất nước, lợi ích
nhân dân và trái với đạo đức báo chí.
10.Nhà báo sống lành mạnh, văn minh, khát khao học hỏi, khiêm tốn cầu
tiến bộ. Nâng cao bản lĩnh, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của mình là ước vọng và
sự phấn đấu suốt đời của người làm báo.


Nội dung

III.
1.

Đưa thông tin sai sự thật:
Nói đến việc đưa thông tin sai sự thật, chúng ta không thể không nhắc đến
vụ việc “ăn bưởi gây ung thư vú” cách đây 6 năm.
Thông tin ăn bưởi có nguy cơ ung thư này bắt đầu từ ngày 16/7/2007 khi
BBC New và Báo Daily Mail (Anh) công bố bản tin “Phụ nữ ăn nhiều bưởi sẽ có
nguy cơ ung thư vú”. Luồng tin này dựa trên kết quả khảo sát trên 50 ngàn phụ nữ
của hai trường đại học Nam California và Hawaii (Mỹ) cho rằng: những phụ nữ ăn
từ ¼ trái bưởi trở lên mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú lên đến 30%.
Một số tờ báo trong nước đã nhanh nhảu trích dẫn nguồn tin trên gây nhầm lẫn hết
sức tai hại.
Mặc dù bưởi mà hai trường đại học trên nghiên cứu là bưởi chùm đang được
trồng ở một số nước châu Mỹ hoàn toàn không liên quan gì với bưởi Việt Nam
nhưng người tiêu dùng vẫn hoang mang và phũ phàng quay lưng lại với quả bưởi.
Đến nay, những bài báo về sự việc này đã được gỡ xuống, những tờ báo đưa
tin bài này cũng đã bị kiểm điểm và xử phạt. Thế nhưng, người nông dân, đặc biệt
là người trồng bưởi chắc hẳn chưa quên được điều này. Vì sự thiếu trách nhiệm của
mình, nhà báo cũng phải chịu phạt, nhưng số tiền phạt với một cơ quan báo chí
chẳng thấm tháp gì so với những lợi nhuận mà họ thu được từ bài báo. Còn những

người nông dân mưu sinh từ trái bười thì được phen điêu đứng rớt nước mắt. Chỉ
hơn một tháng sau khi tin đồn kia được tung ra, nông dân trồng bưởi ở tỉnh Tiền
Giang bị thiệt hại hơn 100 tỉ đồng. Sau đó, tin đồn tai hại đã được cải chính nhưng
“được vạ thì má đã sưng”, thị trường bưởi phục hồi rất chậm, người nông dân rớt
nước mắt vì những mùa bưởi thất thu một cách oan uổng.
Không chỉ riêng quả bưởi mà nhiều loại thực phẩm khác như cái kèo, dưa
hấu… cũng bị quay lưng bởi những tin đồn thất thiệt.


Gần đây, dư luận bàng hoàng xôn xao trước sự việc “Bố chồng dính nàng
dâu” mà phóng viên VOV đưa tin.
Đường dây nóng Xã hội - Pháp luật: 0917.84.9911

Bố chồng "hư đốn" với nàng dâu, phải đi viện
Thứ tư 19/09/2012 10:32
Trong khi quan hệ, người con dâu bị chứng co thắt âm đạo, khiến hai người dính
vào nhau nên phải đi cấp cứu.
Chiều 18/9, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Văn Trầm, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung
tâm tỉnh Tiền Giang xác nhận: Bệnh viện vừa quyết định đưa hai bệnh nhân (cư ngụ ở xã Tân
Trung, thị xã Gò Công, Tiền Giang) chuyển tuyến trên điều trị trong tình trạng “dính” lại với
nhau.
Điều

đáng

nói



hai


bệnh

nhân

này



bố

chồng



con

dâu.

Trước đó, trong lúc người con trai đi làm ở TP Hồ Chí Minh, ông A. (58 tuổi) có quan hệ tình
dục với cô con dâu (36 tuổi). Trong khi thực hiện hành vi bỉ ổi này thì người con dâu bị chứng
co thắt âm đạo, làm cho bố chồng không “tách rời” ra được, phải đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa
khoa trung tâm tỉnh.

Ông Tạ Văn Trầm cho biết, bệnh viện cấp tỉnh chưa có kinh nghiệm điều trị nên
phải chuyển tuyến trên.
Theo Chu Trinh/VOV-ĐBSCL

Đây không còn dừng lại là đưa tin sai sự thật mà là bịa đặt thông tin. Bài viết
này dựa trên một tin đồn thất thiệt, được tác giả mô phỏng và thêm thắt mà không

kiểm chứng nguồn tin và xác minh khoa học. Đây là việc làm vi phạm nghiêm
trọng đạo đức nhà báo, Luật Báo chí và bôi bác thuần phong mỹ tục của nhân dân
ta.
Tất nhiên sai lầm nào cũng phải trả giá, nhà báo đưa tin đã không còn được
phép hoạt độn báo chí, lãnh đạo cơ quan báo chí này cũng phải kiểm điểm vì đăng
thông tin chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, hậu quả không chỉ dừng lại ở mức độ
đó. Sau khi bài báo “Bố chồng và con dâu” được đăng tải, những tin đồn này đang


ngày càng lan truyền trong cộng đồng, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự của địa
phương và gây xáo trộn cuộc sống người dân. Không riêng xã này mà cả thị xã Gò
Công, tỉnh Tiền Giang đi đến đâu cũng thấy người dân tụm năm, tụm ba bàn tán về
tin đồn nhảm trên. Mỗi ngày cán bộ xã phải nhận được cả trăm cuộc điện thoại hỏi
thăm nhà của hai nhận vật trong câu chuyện hy hữu trên.
Đó là tác động trực tiếp tới những người liên quan được đề cập trong bài
báo, còn độc giả thì sao. Khi đọc bài báo, độc giả thấy đây là chuyện loạn luân, sự
xuống cấp của đạo lí con người rồi nhiều bàn tán khắp nẻo xóm rằng ông trời có
mắt.Nhưng sau khi bài báo được đính chính và biết rằng đây là thông tin không có
thật thì sự phẫn nộ của độc giả còn tăng lên gấp đôi. Họ cảm thấy như bị xoay như
chong chóng và mất dần niềm tin vào báo chí.
2. Thông tin tiêu cực, thiếu tính xây dựng.

Báo chí không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt thông tin mà còn phải định hướng
dư luận. Những thông tin mà báo chí đăng tải tác động rất lớn đến đời sống tinh
thần của nhân dân. Vì vậy, các tờ báo và nhà báo cần chú ý khi đăng tải một nội
dung nào đó, xem xét những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của nó khi đến với công
chúng. Ngày nay, với đòi hỏi thông tin đa dạng và sự cạnh tranh về thời gian, nhiều
tờ báo đã bỏ qua điều đó mà chỉ hướng tới lợi nhuận thu được.
Các tờ báo, đặc biệt là báo mạng ngày càng có nhiều bài viết về các vấn đề
cướp, hiếp, giết, vấn đề mê tín dị đoan, sex, lộ hàng, đời sống của sao…

Đầu tháng 11/2011, báo Pháp luật và Thời đại đăng bài viết “Rắn thần báo
thù, hàng chục người theo nhau chết”. Ngay lập tức, các báo khác như Dân Việt,
Vietnamnet, tintuconline… đăng bài trích nguồn Pháp luật và Thời đại. Bài viết
này đánh vào đời sống tâm linh của con người Việt Nam nên thu hút lượng độc giả


khá lớn. Cũng sau bài viết đó, khắp nơi thấy người ta bàn tán xôn xao, thêm bớt về
chuyện rắn thần, và cũng từ đó, biết bao nhiêu câu chuyện ma quỷ kì bí ra đời,
phần do qua người khác kể, phần bịa đặt cho câu chuyện thêm thú vị. Hình thành
nên tâm lý hoang mang, những gia đình có nhiều người chết trong thời gian ngắn
cũng lo sợ, khấn vái, bói toán. Vậy là vô hình chung bài viết đã tiếp tay cho các
hoạt động mê tín dị đoan hoành hành.
“Rắn thần“ báo thù, hàng chục người theo nhau chết?
Theo quan niệm dân gian, khi cải táng mộ, nếu gặp rắn nằm trong mộ thì tối kỵ việc bắt, giết. Thế nhưng,
những người trong một dòng họ ở Thị xã Chí Linh (Hải Dương) khi cải táng ngôi mộ tổ, gặp sự việc bất thường này
lại có hành động “bất thường”: Bắt hai con rắn nặng cả ký lô lên làm… mồi nhậu.
Những chuyện lạ chưa thể giải thích từ đó cứ liên tiếp diễn ra trong dòng họ này. Chỉ trong một thời gian
ngắn mà lần lượt những người trẻ chết tức tưởi, chết tai nạn vì những lý do cực kỳ lãng xẹt...
Đã phạm điều tối kỵ lại còn “trùng tang”?
Đầu những năm 2000, do mộ cụ tổ của cụ ông và cụ bà dòng họ nằm cách xa nhau, mộ của cụ bà lại bị người dân
làm ruộng cuốc làm mất hết cả chân mộ dẫn đến nước ngập vào trong nên cả họ tiến hành họp những người cao tuổi
trong dòng họ, bàn chuyện chuyển mộ cụ bà về gần cụ ông.
Người ta kể lại, khi thợ xây tiến hành đào đất để di dời mộ của cụ bà thì phát hiện trong ngôi mộ có một con rắn lạ,
nặng khoảng nửa ký nằm ở độ sâu khoảng 1,5 mét, lạ lùng là mình rắn có màu đỏ như lửa. Tiếp tục đào mộ cụ ông,
người ta lại tiếp tục phát hiện một con rắn hổ mang nặng đến một ký nằm ở trên đầu ngôi mộ. Theo lời kể lại, sợ
nhất là cả hai con rắn trên đầu đều có mào hình chữ thập, nhìn kỹ thì thấy một con trên đầu có hình chữ “Thọ”, một
con trên đầu có hình chữ “Phúc”.
Có lẽ người ta nghĩ ở khu vực cánh đồng ngập nước này, chuyện gặp rắn thì “thường như cơm bữa” nên
không ai lấy làm lạ. Cánh thợ xây liền mang con rắn hổ mang đi bán lấy tiền uống rượu. Con rắn có màu đỏ rực còn
lại thì ông Điền là người trong họ mang về nhà để ngâm rượu, nhưng sau đó vợ ông không cho ngâm nên ông mang

ra ruộng thả đi.
Sau khi dòng họ di dời mộ cụ ông, cụ bà về với nhau, thời gian đầu mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường, không có
biến cố nào xảy ra. Bẵng đi một thời gian, vào khoảng năm 2007 vợ của ông trưởng họ bỗng nhiên bị bệnh đột ngột
qua đời. Dân làng bỗng trở nên hoang mang hoảng sợ, kể từ đó câu chuyện về dòng họ bị “ma ám” bỗng trở nên xôn
xao, náo động cả một vùng quê.
Người trong họ cho biết, sau khi vợ ông trưởng họ bỗng nhiên bị bệnh đột ngột qua đời, con dâu trưởng của người
chết liền đi xem bói thì được cho rằng: Khi làm mộ, nếu phát hiện có rắn ở trong thì đó là điều thịnh vượng và
không nên đào lên nhưng mọi người vẫn cố làm dẫn đến bị động mả, do đó các cụ “về bắt” dần con cháu trong họ và


người đầu tiên “bị bắt” chính là vợ trưởng họ. Bên cạnh đó, thầy bói còn “phán” thêm: Do bà vợ trưởng họ bị “bắt”
đúng vào giờ “trùng tang” nên cứ thỉnh thoảng các vị “thần trùng” lại về lấy con cháu trong họ xuống để làm phục
vụ cho các “thần”.
Cả nhà theo nhau chết
Chẳng biết cái chết của bà vợ ông trưởng họ có liên quan gì tới việc “động mồ mả tổ tiên” hay “trùng tang” hay
không, nhưng kể từ khi cô con dâu cả đi xem bói về thì hàng loạt người trong dòng họ không kể già trẻ, gái trai cứ
thế chết dần chết mòn. Hơn một tháng sau, cả họ suốt ngày “bận bịu” vì tiễn đưa bốn người gồm: Cô, dì, chú, bác,
cháu trong dòng họ về nơi an nghỉ cuối cùng. Một điều trùng lặp khác khiến mọi người vô cùng lo sợ: Chỉ trong
vòng có hơn nửa năm trời, ba vợ con của một gia đình trong dòng họ đang mạnh khỏe bỗng nhiên đổ bệnh rồi từ biệt
mọi người về thế giới bên kia.
Trong vòng hơn một năm trời kể từ cái chết đầu tiên, tổng cộng gần chục người khác trong dòng họ cứ thế theo nhau
chết, trong đó có những cái chết thuộc dạng lý do “cực dị”.
Cái chết của anh L.V. Ngãi (SN 1972) là một trong số đó, lạ đến mức khi nhắc lại cả người trong và ngoài cuộc vẫn
ngơ ngác không biết giải thích như thế nào cho hợp lý. Đó là một buổi chiều giữa tháng 9/2009 vào giữa mùa rươi
nổi, anh Ngãi cùng vợ chở nhau bằng xe đạp ra sông Bích Thủy bắt rươi.
Chị vợ kể lại: “Hôm đó, khi tới bờ đê sông anh Ngãi đưa điện thoại cho tôi, dặn đứng chờ rồi anh ấy bơi thuyền ra
nơi bẫy rươi giữa sông”. Bóng anh Ngãi dần khuất trong bóng đêm giữa mênh mông sóng nước chỉ còn thấy leo lét
ánh đèn pin. Đứng chờ trên bờ một hồi lâu, bỗng chị nhận được điện báo của anh chồng cũng đánh rươi cách đó vài
trăm mét thông báo việc thấy đèn pin và chậu đựng rươi của anh Ngãi trôi lập lờ theo nước dòng mà không thấy
người đâu.

Có chút sững sờ nhưng chị vợ cố trấn an suy nghĩ vì biết chồng lớn lên trên sông nước, bơi lội nhất nhì làng không
thể có chuyện chết đuối. Nhưng đợi mãi, gọi mãi không thấy, chị mới tá hỏa hô hoán mọi người đi tìm giúp. Vạch
từng bụi cỏ quanh sông, theo dòng vài km cũng không thấy động tĩnh gì. Lúc bấy giờ, không hiểu linh tính thế nào
người anh trai nạn nhân mới giật mình nói rằng: “Nó vẫn ngồi đâu đây thôi”.
Quả thực, tất cả những người hôm đó sững sờ nhìn thấy thi thể anh Ngãi chợt bật lên khỏi mặt nước, xếp chân trong
tư thế ngồi ngay cạnh mạn thuyền, không hề trôi đi dưới dòng nước đang cuồn cuộn chảy, trong khi không hề vướng
mắc vào bất cứ vật cản nào. Nén lại đau thương và không thể giải thích được cái chết kỳ cục của nạn nhân, mọi
người chỉ đoán già đoán non anh đã bị cảm đột ngột nên ngã đuối nước mà thiệt mạng.
Nỗi đau trong họ mạc, gia đình còn chưa chấm dứt khi hai anh em ruột lần lượt qua đời cách nhau 100 ngày mà
không có lý do thì một sự lạ khác lại tiếp diễn. Đúng 100 ngày sau cái chết của người con thứ 2, mẹ đẻ của hai anh
cũng đột ngột qua đời. Khăn tang trắng lại chồng lên khăn tang, chỉ hơn 9 tháng trời mà gia đình chịu cảnh chia ly
người thân 3 lần.
Trước hàng loạt cái chết của mọi người, dòng họ liền tìm xuống một ông thầy ở Quảng Ninh để “cầu cứu” thì được
người này phán rằng: “Dòng họ bị trùng tang nên cứ khoảng 100 ngày là lại có một người ra đi, nếu muốn thoát
được thì phải nhờ thầy cao tay lập đàn giải hạn”.
(Còn nữa)
(Theo Pháp luật & Thời đại)


Cùng với đó, báo Vietnamnet cũng cho đăng bài viết “Ám ảnh nỗi khiếp sợ
mang tên trùng tang” với nội dung kể một vài trường hợp trùng tang và cách hóa
giải, đặc biệt là giới thiệu chùa Hàm Long, Bắc Ninh là địa điểm hóa giải nạn trùng
tang có tiếng nhất và giữ được những vong rất mạnh.
Việc những bài viết với nội dung như vậy xuất hiện trên các trang báo chính
thống, đặc biệt là Vietnamnet – trang báo điện tử có lượng độc giả rất lớn tác động
rất lớn đến đời sống tinh thần của người dân, tạo nên tâm lý hoang mang, lo sợ và
hiện tượng mê tín dị đoan trong nhân dân.
Bên cạnh đó, nhiều trang báo điện tử ở Việt Nam đăng tải rất nhiều, thậm chí
chủ yếu là các thông tin về đời tư, những vụ hớ hênh hay scadal của sao.


Ảnh chụp giao diện Kênh 14 vào ngày 08/01/2012


Ảnh chụp giao diện Zing News

Trang chủ 24h.com.vn dày đặc những thông tin nóng bỏng của làng giải trí thế giới.
Cùng với đó, quảng cảo được tận dụng khắp mọi nơi trông rất rối mắt.


Lợi dụng tâm lý độc giả và một bộ phận độc giả có định hướng đọc còn non
kém, nhiều trang báo đưa rất nhiều bài viết về những vụ cướp, hiếp, giết nhằm mục
đích câu wiew mà không hề nghĩ đến hậu quả của nó.
Chắc hẳn chúng ta còn nhớ có 1 thời gian dài, các báo hàng loạt đưa tin về
những vụ “Nữ sinh đánh bạn” gây không ít hoang mang cho dư luận. Cùng với đó,
ngày càng xuất hiện nhiều vụ việc nữ sinh đánh nhau hơn.
Việc đưa tin quá nhiều những vụ việc tiêu cực và mô tả tỉ mỉ chi tiết vô hình
chung đã “vẽ đường hươu chạy” cho những đứa trẻ chưa nhận thức đầy đủ về pháp
luật, đạo đức, khiến chúng ngày càng sa ngã.
Trở lại vụ giết người dã man chưa từng thấy ở HN
Có lẽ những người đang làm công ở trong ngôi nhà số 48 phố Tây Sơn (Hà Nội) không biết rằng, trên
cái mảnh đất này, vào ngày 19/7/1999 đã xảy ra một vụ sát hại dã man chưa từng thấy trong lịch sử đấu tranh
chống tội phạm ở thành phố Hà Nội. Và cũng chưa có một vụ nào mà Công an Hà Nội cùng Công an Nam
Định, Hà Nam, Tuyên Quang, Hà Tây (cũ) đã phải dốc toàn lực truy lùng tội phạm đến thế.
Phần I: Người biến thành… sói?
Đêm 17/7/1999, tại một chiếu bạc ở thị trấn Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Gã mệt mỏi đứng dậy sau khi
đã vét đến đồng tiền cuối cùng rồi lảo đảo ra về. Chủ xới bạc chạy theo dúi cho gã 10 nghìn và bảo: "Này cầm lấy
mà đi xe ôm, mày nhớ từ giờ đến cuối tuần phải trả anh số tiền vay đấy nhé". Gã hỏi lại như một kẻ ngủ mê: "Em
vay anh bao nhiêu rồi nhỉ?". Gã chủ xới bạc cười nhăn nhở: "Có mấy đâu, hơn 20 triệu". Nghe con số hơn 20 triệu,
gã giật bắn người, bởi con số thật là khủng khiếp.
Về nhà, cả đêm gã trằn trọc không ngủ được vì không biết kiếm đâu ra số tiền ấy bây giờ.

Gã sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng đông con. Nhà có 9 anh em, gã là thứ tư và được coi là đẹp trai
nhất nhà. Mà cũng chính vì đẹp trai cho nên tuổi trẻ của gã cũng đã vương vấn mối tình với nhiều cô gái. Gã lấy vợ
khá sớm, năm 21 tuổi và cũng đã có với nhau 3 mặt con. Vợ gã là một người làm ăn chân chỉ hạt bột và cam chịu.
Gã đã trải qua nhiều nghề từ đào đãi vàng, công nhân, rồi cũng có một thời gã buôn vàng cốm. Gã mua vàng cốm ở
các lò đào đãi vàng ở Tuyên Quang rồi mang lên Hà Nội cho các hiệu vàng. Buôn vàng cốm cũng có lãi, nhưng
khốn khổ cho đời gã, được đồng nào gã nướng sạch vào chiếu bạc hết đồng nấy.
Nằm nghĩ mãi, không biết làm thế nào để kiếm ra được tiền, bỗng dưng gã nghĩ đến một gia đình. Đó là
ông Phạm Công Sinh, chủ hiệu vàng Kim Sinh ở 48 phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội. Sở dĩ gã nhớ đến nhà ông
Sinh là bởi vì trước đây trong thời kỳ buôn bán vàng cốm gã đã nhiều lần mang vàng đến đây bán và được ông bà


Sinh cho ngủ qua đêm tại nhà. Nhà ông Sinh thì gã biết quá rõ, ngoài ông bà ra thì còn có một người phục vụ tên là
Lục Thị Nghĩa quê ở Thanh Hóa, hằng ngày đến giúp việc theo giờ. Nghĩ đến nhà ông Sinh, gã bỗng nảy ra ý định
phải về đó kiếm tiền... và đêm hôm đấy gã gần như thức trắng đêm để vạch ra kế hoạch. Thế là sáng hôm sau, 7h
sáng, ngày 18/7 gã đi ôtô khách xuống Hà Nội. Thấy chồng sắp xếp quần áo, vợ gã hỏi: "Mình đi đâu đấy?". Gã nói
gọn lỏn: "Tôi đi xuống Nam Định có việc". Biết tính chồng, chị Định, vợ gã cũng chẳng hỏi thêm làm gì. Khi đi Hà
Nội, gã đem theo một cái cặp trong đó có 1 áo mưa, 1 quần dài, 3 chiếc áo và 700 ngàn. Đến khoảng nửa buổi chiều
thì xe về đến bến Kim Mã, Hà Nội, gã xuống thuê xe ôm đi ra chợ Hôm - Đức Viên, gã vào một cửa hàng bán dao,
cuốc, xẻng ở ki-ốt số 15 ở chợ Hôm mua 1 con dao nhọn, loại dao Thái Lan 25 ngàn đồng, bỏ vào chiếc cặp mang
theo. Rồi sau đó, gã thuê xe ôm đi tới ngã tư Ô Chợ Dừa.
Đến ngã tư, gã xuống xe lững thững đi vào một quán phở và gọi một bát phở bò chín. Ăn xong, gã đi đến
một quán nước chè đối diện với nhà ông Sinh... Gã uống nước chè và hút thuốc lào vặt chờ trời tối. Đến khoảng
20h30, khi thấy hiệu vàng Kim Sinh đã nghỉ bán hàng, gã lững thững đi vào nhà ông Sinh. Ông Sinh đang ngồi một
mình ngoài cửa nhà, gã đến và chào ông. Nhận ra người quen, ông Sinh hỏi: "Ơ thằng cháu, sao lâu lắm không thấy
mày xuống?". Gã bảo: "Vâng, cháu có việc đi Nam Định nên tranh thủ rẽ qua đây thăm hai bác".
Ông Sinh vồn vã mời gã vào nhà. Bà vợ ông Sinh tên là Tịch, thấy gã thì cũng xuống đón tiếp niềm nở và hỏi
chuyện làm ăn. Chuyện trò được một hồi, ông Sinh hỏi: "Này, tối nay cháu ngủ ở đâu?". Gã nói: "Cháu cũng chưa
biết ngủ ở đâu, nhưng mà mai cháu về quê rồi, thôi bác cho cháu ngủ lại đây nhé". Ông Sinh gật đầu: "Được thôi,
thế thì tối nay mày ngủ với thằng Thức".
Đến hơn 21h, Phạm Ngọc Toản cháu nội của ông Sinh đến chơi. Toản đứng cạnh gã, gã lấy thuốc lá ra mời

anh Toản, nhưng Toản không hút và Toản đi ra ngoài cửa rồi hỏi: "Ai ở trong nhà đấy ông?". Ông Sinh nói: "Ôi, nó
là bạn của chú Thức đấy". Khoảng gần 22h thì chị Lục Thị Nghĩa và anh Toản đi ra khỏi nhà, ông Sinh ra kéo cửa
sắt và khóa cửa nhà lại rồi đi lấy thuốc ngủ cho hai người con bị bệnh tâm thần của mình là Thức và Tảo uống.
Gã nằm ở một chiếc giường con cùng phòng với Thức và xem tivi. Được một lúc, bà vợ ông Sinh mang
thuốc ngủ vào cho Thức và Tảo uống. Bà bảo gã: "Thôi, anh ngủ sớm đi để mai còn về, với lại để cho thằng Thức nó
còn ngủ, chứ có tiếng tivi nó không ngủ được đâu".
Mặc dù hôm đó đi rất mệt, nhưng lúc này thần kinh của gã căng như dây đàn, gã không thể nào chợp mắt
được dù chỉ là một phút. Gã nằm bên cạnh anh Thức và lắng nghe từng nhịp thở của anh và cứ 15 phút gã lại nghe
tiếng chuông đồng hồ quả lắc gõ thánh thót, gã đếm từng lần chuông và đến khoảng 3h sáng ngày 19 thì gã ngồi dậy.
Gã len lén đi ra ngoài quan sát thấy mọi người trong nhà ông Sinh đã ngủ say, gã nhẹ nhàng mở chiếc cặp
đen, lấy ra con dao Thái Lan rồi rón rén đến giường anh Thức đang nằm ngủ, tay trái hắn bịt chặt mồm anh Thức,
chân phải đè lên bụng anh Thức đồng thời tay phải cầm dao và hắn miết một đường rất mạnh ngang cổ anh Thức,
nhát dao hiểm ác này cắt đứt thực quản, khí quản và bó mạch cảnh bên trái. Anh Thức giãy chết, đập mạnh chân


xuống giường các tia máu từ vết cắt phun ra gã liền vồ lấy chiếc vỏ chăn hoa ở bên cạnh trùm lên mặt anh để thấm
máu. Chỉ 1 phút sau là anh Thức không còn động cựa.
Ông Sinh nghe tiếng động do anh Thức đập chân xuống giường nên đã thức dậy đi đến phòng, đứng ngoài
cửa hỏi: "Cái gì đấy mà đập mạnh thế?". Gã nói với ông: "Ôi thằng Thức nó ngủ mê ông ạ, khiếp thằng mê nói linh
tinh quá". Ông Sinh nhìn vào giường, nhưng do điện tắt, mắt ông lại kém cho nên ông chẳng thấy gì. Ông đi tiếp vào
gian phòng thứ ba tiếp giáp với khu bếp và nhà vệ sinh, đến giường anh Tảo đang nằm ngủ, ông bật điện lên thấy
anh Tảo đang nằm ngủ ngon lành, ông đi ra.
Thấy ánh điện từ gian phòng anh Tảo hắt ra, gã sợ ông Sinh phát hiện được cho nên chờ ông đi đến sát
giường anh Thức thì gã bất ngờ nhảy ra, tay phải cầm dao nhọn đâm một nhát vào người ông Sinh nhưng bị trượt,
ông Sinh dùng tay giằng lấy con dao, tay ông cầm phần thân và lưỡi dao giằng co với gã, ông Sinh kêu: "Ối giời ơi
nó giết tôi", rồi đi giật lùi về phía khu bếp và nhà vệ sinh. Lúc này gã như một con sói, gã xông tới áp sát người vào
người ông Sinh, gã đâm và chém liên tiếp vào người ông.
Trong khi gã đang vật lộn với ông Sinh thì bà Tịch tỉnh dậy cũng xông vào giằng co với gã. Do bị thương nặng, ông
Sinh ngã gục ngay xuống trước cửa khu bếp và nhà vệ sinh còn bà Tịch túm được tay dao của gã và giằng được ra,
nhưng do bị mất đà nên bà ngã xấp xuống nền cửa. Gã dùng đầu gối trái tỳ lên lưng bà Tịch, dùng tay phải gỡ lấy

con dao từ tay bà Tịch rồi cầm dao đứng dậy thì gã thấy bà ngồi dậy.
Gã vằn mắt lên, dùng chân đạp vào mặt bà Tịch làm bà ngã ngửa rồi hệt như động tác đã làm với Thức, gã
giết bà Tịch. Lúc này, khi thấy bà Tịch nằm yên không động cựa thì gã mới phát hiện ra bàn tay của gã bị chảy máu.
Hóa ra, trong lúc giằng co với bà Tịch gã đã nắm phải lưỡi dao cho nên phần gan bàn tay trái giữa ngón cái và ngón
trỏ bị rách.
Nghe thấy tiếng động mạnh, anh Tảo đã thức dậy và nhìn thấy cảnh gã đâm chém bố mẹ mình. Nhưng là
người bị tâm thần nặng nên anh vẫn ngồi trên giường, miệng lẩm nhẩm "đâm chết chúng nó đi... đâm chết chúng nó
đi". Gã thừa biết anh Tảo là người vô hại cho nên gã không giết anh Tảo ngay mà đi lục soát tìm chìa khóa. Tìm
được chìa khóa cửa ra vào gồm 2 chìa, một chiếc để trong ngăn kéo ở tủ đứng kê ở chỗ sập gụ, gã cất chìa khóa vào
túi quần đùi đang mặc trên người rồi tiếp tục tìm chìa khóa két sắt. Khi tìm thấy chùm chìa khóa của 2 két sắt treo ở
mắc áo gian phòng thứ hai, gã quay vào phòng Tảo, thì lại không thấy Tảo đâu. Gã gọi anh Tảo. Nghe tiếng gọi anh
Tảo từ trên gác xép đi xuống, nói lẩm bẩm: "Tao vừa trốn". Gã chỉ vào xác ông Sinh và bà Tịch nói với Tảo: "Mày
ngồi đây trông bọn này rồi tao cho tiền". Anh Tảo đờ đẫn nhìn rồi gật đầu!
Sau đó, gã đi ra mở 2 két sắt để ở gian nhà ngoài, nhưng không mở được vì cả 2 két sắt còn có khóa số. Gã
để nguyên chìa khóa ở ổ khóa bên trái rồi lấy kéo sắt để ở bàn dụng cụ làm vàng, gã cậy phá tủ kính trưng bày vàng,
ở ngăn phía trên rồi gã vơ vét tất cả vàng, nhẫn, dây chuyền, hoa tai, vòng đeo tay và các loại lắc rồi gã tiếp tục lục
soát các ngăn ở bên dưới tủ trưng bày vàng tây, vàng ta kề sát cửa bên ngoài nhưng không thấy gì, gã lại đi lục soát
tất cả các tủ khác.


Khi thấy một chiếc hòm sắt nhỏ có khóa, gã dùng búa đinh, kéo sắt đập phá hòm sắt xem bên trong đựng
gì, hóa ra bên trong đựng đồ trang sức của bà Tịch, gã lấy được 1 dây chuyền, 1 lắc đeo tay bằng vàng ta nặng
khoảng 1 lượng, sợi dây chuyền khoảng hơn 2 lượng, rồi hoa tai, nhẫn, mặt đá và cả 1 chiếc đồng hồ Seiko. Toàn bộ
số vàng lấy được gã cho vào chiếc cặp đem theo, còn chiếc hòm sắt, chiếc búa đinh và chiếc kéo hắn để lại ở gian
phòng thứ hai.
Sau khi đã cướp được số tài sản, gã cầm dao nhọn, vẫn là con dao đã giết hại 3 người đến chỗ anh Tảo đang
ngồi trên giường... Thấy gã cầm dao, anh Tảo hoảng sợ, hai tay ôm lấy đầu, gã đứng phía sau đâm một nhát vào hõm
vai bên phải rồi gã điên cuồng đâm tiếp 8 nhát nữa vào má, vào tai, vào gáy, vào cổ anh Tảo. Khi anh Tảo bị đâm
nhát dao thứ nhất thì anh ngẩng đầu lên nói "tôi vẫn trông cho anh đấy chứ" rồi gục xuống giường chết ngay tại chỗ.
Giết anh Tảo xong, gã cầm dao đi vào nhà vệ sinh rửa máu dính ở dao và vứt dao vào trong chiếc xô nhựa màu đỏ

để trong nhà tắm.
Sau đó gã bình thản tắm rửa, giặt chiếc quần đùi đen có dính máu xong rồi lại mặc tiếp. Gã mang tất cả mọi
thứ để vào gian phòng rồi mặc quần áo dài, xách cặp đi ra cửa dùng chìa khóa cửa sắt mà gã lấy từ trước để trong túi
quần đùi gã mặc trên người, gã mở 2 chiếc khóa, rồi đi ra ngoài, dùng dây xích vòng 2 cánh cửa bên trong lại và
khép cửa lại rồi gã đi bộ đến cổng Bệnh viện Đống Đa, lúc này vào khoảng 5h sáng. Thấy một người xe ôm đang
đứng chờ khách trong cơn ngái ngủ, gã bảo ông chở ra bến xe phía Nam...

Những vụ việc đau lòng như con giết cha, giết mẹ, cháu giết bà chỉ để cướp
300 ngàn đồng mua gấu bông tặng bạn gái… thật sự không thể không khiến dư
luận xót xa. Chắc hẳn khi đăng những bài báo như vậy, người viết đã nghĩ tới hậu
quả nhưng vẫn cứ làm. Càng ngày, những vụ ẩu đả, giết người với tính chất ngày
càng man rợ xảy ra càng nhiều. Liệu không có chút lỗi nào từ phía báo chí?
Cùng với đó, quá nhiều bài viết như vậy sẽ khiến độc gia hoang mang, bi
quan, có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống.
3.

Đăng tin sai không cải chính.
Có một thực tế là hiện nay nhiều tờ báo, khi biết mình làm sai, gây tổn hại
đến uy tín, danh dự, lợi ích, sinh mạng của người khác nhưng lại cố tình lờ đi, cửa
quyền, không chịu thừa nhận còn tìm cách cãi “cùn”; hoặc viện lý do để trì hoàn
việc cải chính, xin lỗi. Cũng có báo cải chính, xin lỗi nhưng không đúng quy định,


tìm chỗ khuất nhất, nhỏ nhất trong tờ báo để đăng cải chính vào. Đáng lưu ý, có
nhiều trường hợp những thông tin sai do báo in đăng rồi các báo mạng điện tử và
trang tin điện tử đăng lại, nhưng khi báo in đăng cải chính thì hầu như các báo
mạng điện tử và trang tin điện tử lại không hề cải chính, thậm chí có những bài vẫn
lưu trên mạng Internet. Ví dụ: hiện tại còn rất nhiều trang tin chưa gỡ bài “Bố
chồng dính nàng dâu”.
4.


Nhà báo quay lưng với sự thật.
Đây là hiện tượng nhà báo đóng bút trước những bức xúc của cuộc sống, bất
chấp lợi ích chung của cộng đồng nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân. Họ thờ ơ, lãnh
đạm trước các vấn đề nóng hổi của cuộc sống, quay lưng không dám viết, không dám
trung thực, dũng cảm đấu tranh, đưa thông tin đó ra công luận. Trong khi xã hội đang
rất cần báo chí phải xung kích, phải tiên phong thì những nhà báo này lại không dám
nói những điều cần nói, không dám bảo vệ những điều cần bảo vệ.
Không ít nhà báo đứng lên bảo vệ công lý, cụ thể như cuộc chiến với tham
nhũng, cũng vì lí do chưa có pháp chế cụ thể nào về việc tác nghiệp của nhà báo nên
nhiều nhà báo vẫn bị đe dọa tính mạng hoặc không được đảm bảo quyền lợi của mình.
Bởi vậy mới xuất hiện hiện tượng nhà báo đóng bút trước sự thật. Tuy nhiên, với tấm
lòng yêu nghề và cái tâm của một người làm báo, quay lưng với niềm nhức nhối của
nhân dân là một điều vô lương tâm.

5.

Hiện tượng xào bài, copy – paste trở nên phổ biến.
Trước hết là tình trạng dịch tin, bài tràn lan từ các báo nước ngoài mà không
ghi rõ tên tác giả và nguồn gốc của tác phẩm. Tiếp đến là tình trạng sử dụng lại tin,
bài, ảnh của các báo trong nước mà không xin phép, không ghi rõ nguồn gốc,
không trả nhuận bút. Tệ hơn là có những nhà báo ngang nhiên sao chép một phần
hoặc toàn bộ tác phẩm của người khác rồi biến thành bài của mình và lĩnh nhuận
bút.

6.

Nhà báo lợi dụng chức vụ để trục lợi



Trong những năm gần đây, hàng loạt các vụ nhà báo bị tố lừ đảo, nhà báo
hối lộ, nhà báo tống tiền… xảy ra.
Vụ án Năm Cam là một ví dụ, dù đã được triệt phá từ lâu, nhưng những dây
rễ từ vụ án Năm Cam để lại còn rất nhiều. Nhiều quan chức Nhà nước đã bị bãi
chức, thậm chí bị bắt, và cũng có những nhà báo lợi dụng vụ việc này để trục lợi
cũng đã vướng vào vòng lao lý. Trong đó có 2 nhà báo Hoàng Linh và Võ Quang
Thắng. Cụ thể, Hoàng Linh, nguyên phóng viên báo Tuổi Trẻ đã “tống tiền” Năm
Cam, được 75 triệu đồng và 8 chỉ vàng, chiếm đoạt của Liên Khui Thìn, nguyên
giám đốc Công ty Epco 165 triệu đồng và một điện thoại di động. Ngay cả khi
Năm Cam đã bị bắt, Hoàng Linh còn gặp một chủ nhà hàng karaoke trên đường
Sương Nguyệt Ánh, quận 1, yêu cầu: “Nếu có liên quan gì tới Năm Cam thì đưa
tiền để nhờ người che giấu giúp”. Vì lo sợ, người này đã đưa Hoàng Linh 8 triệu
đồng. Ngoài ra, bị can còn nhận 105 triệu đồng và đồng hồ Rado của một số cá
nhân khác. Với danh nghĩa nhà báo của Linh khi tiếp xúc, những người này cho
Linh tiền để gây cảm tình. Cơ quan điều tra cho rằng, hành vi trên đủ cấu thành tội
lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Tương tự, Võ Quang Thắng, nguyên là phó ban thư ký biên tập báo Công An
TP HCM, quen biết Năm Cam từ năm 1989, đã hù dọa để được “ông trùm” mời đi
nhậu và cho 8 triệu đồng. Bị can Thắng còn dùng ảnh hưởng của mình đối với một
số cán bộ của Tamexco để được công ty này đài thọ một chuyến du lịch tại
Singapore, đồng thời mượn tiền của Tamexco để làm nhà. Quang Thắng còn
thường xuyên cùng bạn bè là các phóng viên Hoàng Linh, Thư Lê... ăn nhậu không
trả tiền tại nhà hàng Thanh Vy (do Châu Đức Nghĩa làm chủ, Năm Cam có vốn
góp).


Lợi dụng nghề nghiệp, Quang Thắng đã gây sức ép, đặt vấn đề với nhà hàng
vũ trường Đêm Màu Hồng và một số nhà hàng, vũ trường khác cho vợ bỏ mối
rượu ngoại. Giá bỏ rượu cao hơn người khác 10-20 nghìn đồng/chai, mỗi tháng vợ
Thắng bỏ 1.000 chai, thu lợi bất chính 60 triệu đồng. Chủ nhà hàng đã dẫn Thắng

cùng bạn bè đi nhậu, cho tiền, vật chất khoảng 12 triệu đồng. Đến khi Đêm Màu
Hồng không nhận rượu của vợ Thắng nữa thì báo Công An TP HCM đã cho đăng
một loạt bài phản ánh vũ trường này kinh doanh không lành mạnh.
Ngoài ra, Quang Thắng và Hoàng Linh còn kẻ đấm người xoa với một doanh
nghiệp liên quan đến buôn lậu, cờ bạc. Vụ này, Quang Thắng được trả tiền ăn
nhậu, du hý 40-50 triệu đồng, được tặng một đồng hồ Rolex và một thẻ hội viên
CLB khách sạn Equatorio trị giá 3.000 USD... Tổng cộng các năm 1989-1997,
Quang Thắng đã nhận tổng cộng 150 triệu đồng từ các đối tượng trên.
08/2011, một nhà báo nữa tiếp tục hầu tòa cũng vì lí do lợi dụng chức vụ để
trục lợi, đó là nhà báo Phan Hà Bình (bút danh Hà Phan). Theo cáo trạng của Viện
KSND TP.HCM cáo buộc: trong giai đoạn tháng 9/2010 khi thu thập thông tin về
việc thực hiện các dự án kinh tế trực thuộc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn ông Bình biết
được tình hình khó khăn của đơn vị này liên quan đến các dự án. Do đó ông Bình
tìm đến trụ sở của tập đoàn để gặp người đại diện là bà Nguyễn Cẩm Phương (là
giám đốc phụ trách truyền thông của Tập đoàn, trưởng đại diện công ty Cổ phần
Đầu tư Xi măng Sài Gòn – Tân Kỳ tại TP.HCM) để hăm dọa chung chi tiền bạc,
nếu không ông Bình sẽ cho đăng bài trên báo Tiền Phong gây bất lợi cho doanh
nghiệp. Thế nhưng lúc này bà Phương từ chối.
Sau đó trong tháng 9 và tháng 10/2010, trên báo Tiền Phong xuất hiện 1 số
bài viết như: “SGT và KGB – dự án tỷ đô đầu voi đuôi chuột”, bài “cổ phiếu bất
thường trên sàn Hà Nội”, bài “cách nào kiểm soát cổ phiếu bất thường”… Những


bài báo này có nội dung phản ánh những khó khăn của công ty Cổ phần Đầu tư Xi
măng Sài Gòn – Tân Kỳ, công ty Cổ phần Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn là
thành viên thuộc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn. Ông Bình đã thừa nhận, trong 3 bài có
1 bài khi ông là phóng viên, và 2 bài khi ông đã được ban biên tập báo Tiền Phong
bổ nhiệm làm phó tổng thư ký tòa soạn.
Sau khi các bài báo đã đăng, ông Bình có đến gặp bà Phương đặt vấn đề tiền
bạc. Cụ thể ông Bình yêu cầu bà Phương đưa 200 triệu đồng sẽ dừng các bài viết

gây ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp, nếu đưa thêm 3.000 USD thì ông Bình sẽ
viết bài lấy lại uy tín. Bà Phương báo cáo vụ việc lên ông Trần Hữu Hồng Tường –
Tổng giám đốc công ty Cổ phần Đầu tư Xi măng Sài Gòn – Tân Kỳ. Ông Phương
giao cho bà Phương tự quyền quyết định. Bà Phương đã trao đổi với ông Phan Hà
Bình, đồng ý việc giao tiền; đồng thời bà Phương trình báo vụ việc lên Cục An
ninh – Tài chính – Tiền tệ thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an phía Nam.
Gần đây nhất là vụ việc đình đám liên quan đến nhà báo Hoàng Khương.
Cho đến giờ này, sự việc vẫn đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều người bênh vực nhưng
cũng không ít người phẫn nộ trước việc làm của nhà báo Hoàng Khương. Dù vậy,
cũng không thể bào chữa cho việc Hoàng Khương đã phạm vào đạo đức của người
làm báo. Một người làm báo đòi hỏi có cái tâm trong sáng, không vụ lợi, và phải
hoạt động báo chí trong phạm vi pháp luật cho phép. Thế nhưng Hoàng Khương đã
dùng tư cách nhà báo của mình để giải quyết những chuyện cá nhân (giải cứu xe
đua đang bị công an tạm giữ của em vợ) và đưa hối lộ.
Những vụ việc nhà báo trục lợi ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các tờ báo,
làm giảm lòng tin của công chúng vào tờ báo, nhà báo và cả lĩnh vực báo chí. Khi
những người làm báo giống như những ngọn đuốc dẫn đường, luôn bảo vệ cho


công lý và lẽ phải lại làm những việc trái với lương tâm, đạo lý và pháp luật như
vậy. Đó quả thật là một điều đáng buồn.

Nguyên nhân và giải pháp của vấn đề:

IV.
1.
-

Nguyên nhân:
Thiếu bản lĩnh chính trị vững vàng là nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất


-

hình thành nên sự vi phạm đạo đức báo chí.
Thiếu sự tu dươn, rèn luyện đạo đức.
Non kém về mặt nghiệp vụ, do được đào tạo chưa bài bản hoặc chưa được tiếp xúc

-

với nền báo chí văn minh hiện đại.
Ảnh hưởng xấu của cơ chế thị trường, khi đồng tiền được coi là mục đích hướng

-

tới.
Sức ép của cạnh tranh thông tin làm người viết quên đi những quy trình cơ bản

-

hoặc bất chấp cả đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
Sự quản lý chưa chặt chẽ của cấp trên.
Do đời sống của nhà báo chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều khó khăn…
Dưới đây là trích dẫn 1 số ý kiến của những nhà báo tên tuổi về vấn đề vi
phạm đạo đức báo chí:
PGS. TS Hoàng Đình Cúc - Nguyên giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên
truyền: “Nguyên nhân vi phạm đạo đức nghề báo thời gian gần đây của nhiều nhà
báo cũng như cơ quan báo chí không phải do người làm báo yếu kém về chuyên
môn, nhưng ngòi bút của họ vẫn bị bẻ cong vì họ còn thiếu một tâm thế "mình vì
mọi người", thiếu một nền tảng đạo đức trong sáng và lành mạnh”.
PGS. TS Vũ Văn Phúc, Tổng biên tập tạp chí Cộng sản: “Nhà báo phải luôn

biết "sợ" khi cầm bút, đó là nỗi sợ về ý thức trách nhiệm, nỗi sợ để giúp nhà báo
luôn trả lời chính xác cho các câu hỏi kinh điển đặt ra cho mỗi người làm báo: Viết
cho ai, viết để làm gì?"
Nhà báo Hà Đăng, Nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ: “Đạo đức nghề
nghiệp của người làm báo, suy cho cùng đều cốt ở bốn chữ “trung thành” và “trung
thực”. Trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với lý tưởng cách mạng, với sự


nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trung thực với bản thân, với bạn bè và
đồng nghiệp, với nghề báo, với cuộc sống xã hội của đất nước và dân tộc”.
TS Đỗ Chí Nghĩa, Phó Trưởng khoa Báo chí (HVBCTT): “Thực tế, nhà báo
có uy tín, có đạo đức nghề nghiệp, được công chúng tin cậy sẽ thuận lợi hơn rất
nhiều trong tác nghiệp. Công chúng sẽ tìm đến các nhà báo có uy tín và đạo đức để
cung cấp thông tin”.
Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam, ông Hà Minh Huệ cho
rằng: “Việc ứng dụng công nghệ thông tin nhanh nhạy đã đẩy tốc độ làm báo lên
từng phút. Cùng với nhu cầu tăng doanh thu bán báo, lượng truy cập để thu hút
quảng cáo là cũng đẩy tốc độ cạnh tranh cung cấp thông tin của báo chí lên rất cao.
Điều này dẫn đến một loạt sai phạm trong tác nghiệp báo chí đã xảy ra, trong đó có
những sai phạm thuộc về phạm trù đạo đức nghề nghiệp mà những người làm báo
đang mắc phải, cho dù họ cố ý hay không”.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Lợi (Tạp chí Cộng sản) thì nói: “Trong môi trường
truyền thông hiện đại, tin tức truyền đi theo những cách thức phi truyền thống với
những hệ quả khó lường. Thậm chí, nhiều tin đồn từ mạng xã hội không được kiểm
chứng được nhiều phóng viên khai thác, biến thành tin chính thức”.
Tiến sĩ Hà Huy Phượng, Phó trưởng khoa Báo chí (Học viện Báo chí và
Tuyên truyền) cho rằng: “Vi phạm có thể là việc nhà báo sao chép, bịa đặt thông
tin, song cũng có thể là không theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi hiệu
quả”.
Trưởng Ban công tác xã hội của Hội Nhà báo Việt Nam, ông Lê Văn Thiềng

cho rằng: “Bên cạnh thông tin vì lợi ích thì lỗ hổng còn lại về đạo đức trong khai
thác, xử lý nguồn tin chính là yếu kém trong công tác quản lý”.
2.

Giải pháp:


-

Những người cầm bút cần phải luôn luôn ý thức được vai trò của mình. Tu dưỡng,
rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt, từ đó có cái tâm trong sáng, giữ vững lập

-

trường, bản lĩnh chính trị vững vàng.
Những nhà báo tương lai cần chăm lo học tập ngay từ khi ngồi trên ghế nhà
trường. Tiếp thu học hỏi những kiến thức về nghiệp vụ cũng như đạo đức. Hình

-

thành thói quen tiếp cận với nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại.
Nâng cao sự quản lý của Nhà nước, Hội nhà báo, các cơ quan chức năng và của cả

-

nhân dân với đội ngũ báo chí.
Thắt chặt hành lang pháp lý: cần có những quy định cụ thể và chặt chẽ hơn để
những nhà báo “tâm không sáng” không có cơ hội làm những việc bất minh gây
tổn hại cho xã hội và làm mất lòng tin nơi công chúng.


Kết luận.

V.

Báo chí có vai trò vô cùng to lớn đối với xã hội. Những bài viết sắc sảo,
những thông tin nhạy bén góp phần cung cấp thông tin kịp thời và định hướng cho
dư luận. Rõ ràng không thể phủ nhận những gì mà báo chí đã đem lại. Tuy nhiên
cũng không thể bỏ qua cho những nhà báo bỏ qua cái tâm của người cầm bút mà
làm tổn hại đến xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi vi phạm đạo đức báo
chí xảy ra ngày càng nhiều và trở thành vấn đề đáng báo động. Những biểu hiện
tiêu cực về đạo đức báo chí tuy chỉ là thiểu số song lại gây ảnh hưởng rất lớn đến
uy tín của cả nền báo chí nước nhà. Bởi vậy những nhà báo, người làm báo cần
nâng cao ý thức hơn nữa, tu dưỡng và rèn luyện tạo cho mình bản chất trong sáng,
bản lĩnh chính trị vững vàng để vượt qua những cám dỗ trước mắt.

Tài liệu tham khảo:
1.

Đạo đức nghề nghiệp nhà báo – Nguyễn Thị Trường Giang (NXB Lý luận chính trị
hành chính, năm 2010)


2.

Cơ sở lý luận Báo chí – Tạ Ngọc Tấn chủ biên (NXB Lý luận chính trị Hà Nội,

năm 2005)
3. Đạo đức nghề nghiệp báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam.
4. Luật Báo chí và Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung.
5. 10 quy định về đạo đức của người làm báo.

6. Wikipedia.com
7. Google.com
8. Baomoi.com
9. Vietnamnet.vn
10. Phapluattp.vn
11. Anninhthudo.vn
12. Tienphong.vn
13. 1 số trang báo mạng khác.



×