Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận cao học môn báo chí đa phương tiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU:
Trong thời đại chúng ta, báo chí là một hiện tượng đặc biệt phổ biến,
tác động từng ngày từng giờ vào xã hội; quan hệ tới từng địa phương, từng tổ
chức, từng thành viên trong xã hội. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa
học kĩ thuật và công nghệ, đời sống vật chất và tinh thần của xã hội có những
bước phát triển to lớn và nhanh chóng. Trong điều kiện ấy, quy mô, phạm vi,
hình thức hoạt động của báo chí ngày càng mở rộng, thu hút sự quan tâm của
đại bộ phần xã hội.
Báo chí có vai trò to lớn trong việc cung cấp thông tin, phản ánh, bàn
luận và nêu những cảm nhận về đời sống cũng như định hướng dư luận xã hội
trong rất nhiều lĩnh vực xã hội. Để làm nên một tác phẩm báo chí thì vấn đề
và sự kiện là hai yếu tố rất quan trọng, cần thiết. Sự kiện và vấn đề là những
sự việc hằng ngày trong đời sống qua tư duy của nhà báo, được nhà báo phát
hiện và ghi lại, truyền tải đến công chúng. Sự kiện và vấn đề có mối quan hệ
khăng khít, biện chứng, bổ trợ nhau trong tác phẩm báo chí. Bài tiểu luận sẽ
đi phân tích về mối quan hệ ấy.
Trong quá trình học môn Tác phẩm báo chí đa phương tiện và làm tiểu
luận, em đã học được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm, hiểu sâu sắc
về bản chất cũng như mối quan hệ về vấn đề và sự kiện. Từ đó, em có thể dễ
dàng tiếp cận các vấn đề, sự kiện có tính chất báo chí, tìm hiểu vấn đề và sự
kiện một cách kĩ càng, có được tác phẩm báo chí hay và chất lượng.
Song bài tiểu luận không tránh khỏi sai sót vì trình độ và thời gian có
hạn, mong nhận được những đóng góp của quý thầy cô.

1


NỘI DUNG
I-

Khái niệm:



1-

Báo chí, tác phẩm báo chí:

Báo chí ra đời gắn với sinh hoạt phát triển của nền văn minh phương
Tây đầu thế kỉ XVII. Đến nửa sau thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, báo chí trở
thành nghành công nghiệp lớn, sức tiêu thụ mở rộng ra toàn xã hội, đặc biệt là
ở những nước phát triển. Hiện nay, báo chí là sản phẩm không thể thiếu được
ở mỗi quốc gia, dân tộc, phần nào còn là thước đo trình độ phát triển của mỗi
đất nước thông qua báo chí để tiếp nhận thông tin là thói quen không thể thiếu
được trong mỗi con người ở xã hội hiện đại.
2-

Sự kiện, sự kiện trong tác phẩm báo chí

2.1- Sự kiện:
Theo nghĩa Hán – Việt: sự: việc, chuyện xảy ra, kiện: nhiều
Từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: Sự kiện là sự việc có ít nhiều quan trọng
đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống thực tiễn.
Sự kiện khách quan xảy ra theo quy luật tự nhiên, không phụ thuộc vào
ý muốn con người. Là một lát cắt, một trạng thái, một phần cuộc sống hiện
thực đang vận động không ngừng, mang tính chất cụ thể được xác định qua
thời gian, không gian, bối cảnh tự nhiên và xã hội, những nhân chứng lien
quan.
Sự kiện là một bước định hình chính xác trong không gian và thời gian
của quá trình xã hội có nghĩa là xác định được, có sự khởi đầu và kết thúc rõ
ràng). Các hiện tượng thiên nhiên, kể cả những biến cố địa chất đều được gọi
là sự kiện.
với báo chí, các sự kiện có ý nghĩa quan trọng thường nặng về những

hoạt động của con người với những mục tiêu và kết quả xác định, ảnh hưởng
đến các quá trình xã hội này khác, hoặc là những sự kiện nằm trong các quá
trình đó. Những sự kiện như vậy, chúng ta đều biết thường nảy sinh từ các

2


tình huống chính trị - xã hội; các trạng thái kinh tế, đạo đức và những trạng
thái khác của xã hội.
2.2- Sự kiện báo chí:
Sự thật mà báo chí đem lại cho chúng ta đã chảy qua một cái sang,
Những thứ bày trên mặt báo không phải là toàn bộ thế giời. Với cách giải
nghĩa này, sự kiện xảy ra hằng ngày trong tự nhiên và xã hội chỉ được thông
tin trên báo chí, khi có nhà báo tiếp cận với sự kiện ấy, tư duy, xem xét xem
nó có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội công chúng báo chí sẽ đón nhận,
quan tâm đến nó như thế nào, rồi sau đó mới lựa chọn để làm tác phẩm.
Như vậy, về thực chất, sự kiện báo chí đang là một phần, một bộ phận
hoặc toàn bộ hiện thực khách quan đã, đang và sẽ xảy ra.
Sự kiện trong tác phẩm báo chí chính là những phán đoán trực tiếp của
nhà báo về các sự kiện hiện tượng có thật vừa mới xảy ra. Vai trò của nhà báo
là phát hiện ra sự kiện và những giá trị thời sự của sự kiện phản ánh một cách
khách quan sự kiện đó vào tác phẩm báo chí của mình. Chính tính khách quan
cũng là một giá trị quan trọng cùng với tính hấp dẫn của thông tin về sự kiện
tạo nên hiệu quả của tác phẩm báo chí. Bởi vì tính khách quan trực tiếp tạo
nên đặc điểm kênh thông tin quy định tính chất giao tiếp nhà báo với công
chúng cũng như thái độ tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng.
-

Ví dụ: Trên báo Dân trí- thứ năm ngày 5/1/2017 lúc 10.48: “Vụ


học sinh gãy chân trong trường: Hiệu trưởng nhớ ra có đi taxi vào trường”
Liên quan đến vụ ngã gãy chân tại trường tiểu học Nam Trung Yên Hà
Nội ngày 5/1/2017; anh Trần Chí Dũng cho biết, hiệu trưởng Nhà trường mới
nhớ ra mình đã di taxi vào trường nhưng khi taxi quay trở ra có va quệt với
cháu Trần Chí Kiên hay không thì chưa rõ?

3


2.3- Tiêu chí chọ sự kiện trong tác phẩm báo chí:
-

Mới, lạ, hấp dẫn, độc đáo, chưa đựng những điều mà con người

đang tò mò muốn biết.
-

Có liên quan đến quyền lợi của mỗi con người( mức độ quan

tâm- ý nghĩa xã hội)
-

Có khả năng chứng minh hay lí giải về một phần tiến trình vận

động mang tính quy luật của tự nhiên và xã hội.
-

Cụ thể, xác thực, không bịa đặt:

-


Mang tính thời điểm

2.4- Vai trò của sự kiện đối với tác phẩm báo chí
-

Bản thân sự kiện không bao giờ tồn tại độc lập mà luôn là 1 bộ

phận không tách rời của 1 hoặc 1 số hệ thống sự kiện khác nhau.
-

Trong hoạt động báo chí, thông tin sự kiện là công cụ chủ yếu để

nhà báo thực hiện mục đích của mình. Sự kiện trở thành cầu nối giữa báo chí
và công chúng. Nó là dụng cụ làm việc của nhà báo, với sự giúp đỡ của dụng
cụ đó, những công việc đa dạng và quan trọng được thực hiện.
-

Sự kiện giữ vai trò quan trọng nhất đối với tác phẩm báo chí. Sự

kiện- đó là tư tưởng, vấn đề, xung đột, chứng cứ, hình ảnh, chi tiết, sự khái

4


quát..vv. toàn bộ sự phong phú về nội dung của tác phẩm báo chí đều liên
quan mật thiết với sự kiện, biểu hiện chủ yếu qua sự kiện.
Ví dụ: Chủ tịch nước yêu cầu điều tra vụ dâm ô trẻ em tại Vũng Tàu

Liên quan tới vụ việc trẻ em bị dâm ô xảy ra ở Thành phố Vũng Tàu,

Chủ tịch nước Trần Đại Quangvừa yêu cầu lãnh đạo Bộ công an và Viện kiểm
sát nhân dân tối cao chỉ đạo các cơ quan tư pháp vào cuộc điều tra, sớm làm
rõ và có kết luận về vụ việc này.
Trước đó ngày 24/8/2016, Công an Vũng Tàu đãkhởi tố vụ án dâm ô
trẻ em, trong qua trình điều tra phát hiện thêm 6 cháu bé khác được cho là đã
từng bị ông Nguyễn Khắc Thủy dở trò đồi bại. Nhưng sau 7 tháng điều tra, vụ
án dần bị lắng xuống. Mẹ của nạn nhân cùng với các cơ quan báo chí tiếp tục
lên tiếng đề nghị các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ để dòi lại
công bằng cho bé gái cũng như để cảnh báo mọi người.
3-

Vấn đề, vấn đề trong tác phẩm báo chí

3.1- Vấn đề
Vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu và giải quyết.

5


+ Vấn đề mẫu thuẫn cả chiều rộng lẫn chiều sâu, mang tính thời đại và
giai đoạn lịch sử.
+ Là một phần của cuộc sống hiện thực, mang tính cụ thể.
3.2- Vấn đề trong tác phẩm báo chí:
Vấn đề trong tác phẩm báo chí là những điều tiêu biểu, mới lạ, hấp dẫn,
chứa đựng những thông tin mang tính cập nhât, thu hút sự tò mò, hiếu kỳ cho
độc giả.
Ví dụ: Các sự kiện giết người dã man của thanh niên gần đây đã tạo
nên vấn đề nổi cộm trong xã hội: mất nhân tính trong giới trẻ, ảnh hưởng xấu
đến xã hội
+ Vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước do Nguyễn Hải Dương gây ra

+ Vụ thảm sát, cướp tiệm vàng do Lê Văn Luyện gây ra ở Bắc Giang.
3.3- Phân chia vấn đề
-

Vấn đề trong nước, vấn đề quốc tế.

-

Vấn đề liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống: chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội, thể thao.
-

Vấn đề mang tính chất tích cực, tiêu cực.

3.4- Tiêu chí của vấn đề trong tác phẩm báo chí
-

Gồm nhiều sự kiện có cùng bản chất hợp thành( mang tính khái

-

Chứa đựng những mâu thuẫn bao gồm cả bề rộng lẫn chiều sâu,

quát)
cần được giải quyết ( nhưng có thể giải quyết ngay hoặc không thể giải quyết
ngay lập tức mà cần có thời gian để nghiên cứu và giải quyết, cần có sự vào
cuộc và phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan chức năng).
+ Tác phẩm báo chí thường xuất hiện khi cần giải thích, làm sáng tỏ
những vấn đề đang có nhiều ý kiến tranh luận, nhiều quan điểm khác nhau;

bám sát những mâu thuẫn tồn tại trong cuộc sống, tái hiện lại, tìm ra bản chất,
xu hướng vận động phát triển và đôi khi là hướng giải quyết mâu thuẫn đó.

6


+ Trong cuộc sống thường xuyên xuất hiện rất nhiều mâu thuẫn, nhưng
không phải mâu thuẫn nào cũng là đối tượng của tác phẩm báo chí. Để trở
thành đối tượng phản ánh trong một tác phẩm báo chí, mâu thuẫn đó phải tồn
tại trong một vấn đề, trong một hoàn cảnh tiêu biểu, có có ý nghĩa. Trong lý
luận báo chí nước ta, trong một “hoàn cảnh có vấn đề” phải xuất hiện những
tình huống, sự việc không bình thường, trái với quy luật vận động của đời
sống hoặc cách ứng xử thông thường trong xã hội, có nhiều dữ kiện tạo nên
nhiều cách hiểu khác nhau cho công chúng.
-

Mang tính thời đại, giai đoạn lịch sử

3.5- Vai trò của vấn đề đối với tác phẩm báo chí
-

Các vấn đề tạo cho báo chí những nguồn đề tài đa dạng, nhiều

màu sắc thể hiện.
-

Người làm báo phải tư duy sâu rộng hơn, sử dụng nhiều kĩ năng

tác nghiệp và phản ánh trên nhiều khía cạnh khi thể hiện vấn đề trong tác
phẩm báo chí.

-

Tạo cho tác phẩm báo chí có nhiều thông tin, góc cạnh và tạo sự

hấp dẫn cho tác phẩm báo chí.
-

Tạo sự quan tâm nhiều hơn của khán thính giả.

-

Từ sự tư duy, phản ánh của người làm báo, các vấn đề được thể

hiện 1 cách rõ ràng, chân thực giúp người đọc người, người xem có nhiều
thông tin, hiểu rõ hơn về các vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội
-

Mỗi vấn đề lại có những tác động khác nhau đến xã hội, các vấn

đề như kinh tế, chính trị, văn hóa.
-

Định hướng tư tưởng, hành động của con người.

II-

Mối quan hệ giữa sự kiện và vấn đề:

Sự kiện và vấn đề có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhiều sự kiện
thì làm nên vấn đề và vấn đề được phát hiện qua sự kiện, thông qua sự kiện để

thể hiện vấn đề. Sự kiện là đầu mối của vấn đề, và qua vấn đề thì thấy được
chuỗi sự kiện.
7


* Điểm giống:
-

Đều là đề tài, đối tượng phản ánh của tác phẩm báo chí.

-

Đều là vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội, được cộng đồng quan

tâm.
* Điểm khác:
-

Về định nghĩa:
+ Rút ra: sự kiện nhỏ hơn vấn đề, một vấn đề lớn gồm nhiều sự kiện

cùng bản chất hợp thành.
+ Từ sự kiện chúng ta có thể tìm ra được vấn đề
-

Về kết cấu nội dung:
+ Sự kiện: kết cấu nội dung đơn giản hơn. Cụ thể, xác thực, ngắn,

mang tính chất thời điểm
+ Vấn đề: là tổng hợp những mối quan hệ, mâu thuẫn giữa các đối

tượng (phức tạp hơn), mang tính thời đại, giai đoạn lịch sử.
-

Về cách khai thác :
+ Sự kiện: xuất hiện ở khắp nơi, diễn ra hàng ngày, hàng giờ.
+ Vấn đề: Sự phát hiện vấn đề từ những chuỗi sự kiện đòi hỏi yêu

cầu cao ở nhà báo.


Phát hiện ra vấn đề nhà báo phải có: nhiều tri thức đầy đủ về lĩnh

vực mình quan tâm, bám sát thực tiễn, biết rõ những mối quan hệ khác nhau
giữa các yếu tố, các bộ phận trong lĩnh vực đó, biết nắm bắt kịp thời các chiều
hướng vấn đề.
=>

Tóm lại, vấn đề có tính chuyên sâu, bao quát hơn sự kiện, mỗi

vấn đề đều có nhiều các sự kiện tác động và làm nổi bật. Sự kiện biểu hiện
vấn đề, minh chứng cho vấn đề; còn vấn đề thì thể hiện chiều sâu của sự kiện
III-

Phân tích mối quan hệ giữa sự kiện và vấn đề trong tác phẩm

Báo chí qua ví dụ cụ thể:
A: Sự kiện

8



1-

Vụ việc” Đình chỉ cơ sở mầm non bạo hành trẻ em ở TP Hồ Chí

Minh”
Theo báo Công an TP Hồ Chí Minh 17:32 thứ năm ngày 16/03/2107
/>
2-

Một loạt sự kiện về bạo hành trẻ mầm non từ năm 2016 đến nay

được cập nhật trong bài báo “Những vụ bạo lực học đường gây xôn xao dự
luận thời gian qua” ra 16:15 ngày 10/03/2017 trên báo Tiền phong.
Link: />
9


Bài báo đã đưa ra một số vụ bạo hành trẻ em gây chấn động, trong đó
có vụ việc “Nghi án cô giáo dội nước vào đầu trẻ”
Nội dung tóm tắt: Ngày 17/2, chị Hải Hà- phụ huynh của một bé trai 4
tuổi đang theo học tại trường mầm non Kitty (quận Lê Chân, Hải Phòng) đã
chia sẻ trên mạng xã hội về việc con mình kể lại với gia đình đã bị cô giáo dội
nước lên đầu khi trót tè dầm ra quần ở lớp học.
Ngày 23/2, UBND quận Lê Chân, TP.Hải Phòng ra quyết định tạm thời
đình chỉ giáo viên đứng lớp, đồng thời bãi nhiệm hiệu phó trường mầm non tư
thục Kitty (số 43 Dư Hàng, quận Lê Chân).
Đồng thời, quận Lê Chân đã đề nghị công an quận này vào cuộc làm rõ
thông tin gia đình “tố” cháu bé bị cô giáo dội nước vì tè dầm.
3-


Một vụ bạo hành trẻ mầm non ở Hà Nội tháng 2 vừa qua cũng

gây bức xúc cho mọi người đó là vụ bạo hành trẻ ở trường mầm non Sen
Vàng.
Bài báo “Cô giáo trường mầm non Sen Vàng bạo hành trẻ”, trên báo
Giáo dục Việt Nam lúc 8:59 ngày 6/2/2017

10


Link:

/>
Vang-bao-hanh-tre-post174235.gd



Chương trình Hà Nội 18h của Đài phát thanh- truyền hình Hà

Nội ngày 6/2/2017 cũng cập nhật thông tin về vụ việc này:
Link: />
11


B: Vấn đề
1Link:

“Vấn đề bạo hành trẻ em phải trị tận gốc”
/>

phai-tri-tu-goc-d38810.html
Báo Pháp luật Việt Nam lúc 15:58 ngày 22/03/2107

12


2-

Vấn đề “Vấn nạn bạo hành trẻ mầm non, đạo đức giáo viên kém

hay do nhà quản lý chưa nghiêm”
Trên báo Phụ Nữ News lúc 21:41 thứ tư ngày 22/03/2017
Link:

/>
dao-duc-giao-vien-kem-hay-do-nha-quan-ly-chua-nghiem-147618/

3-

Vấn đề “Bạo hành trẻ em- nỗi đau từ nhiều phía”

Đăng tải ngày 15/03/2017 trên báo Phụ Nữ Ngày Nay.

13


Link:

/>
mam-non-noi-dau-tu-nhieu-phia.html


C- Phân tích mối quan hệ qua ví dụ
Nhiều vụ việc về bạo hành trẻ em, trẻ mầm non liên tục bị phát giác,
được báo chí đưa tin đã tạo nên một hồi chuông cảnh báo cho tất cả mọi
người. Những vụ việc này được coi là những sự kiện đã tạo nên một vấn đề
14


lớn, đó là BẠO HÀNH TRẺ MẦM NON. Vấn đề lớn( bạo hành trẻ mầm non)
cũng được báo chí khai thác theo nhiều khía cạnh khác nhau với sự chuyên
sâu hơn,... Nhiều vụ bạo lực xảy ra, liên tiếp nhau tạo ra một chuỗi các vụ bạo
lực, thành một vấn đề cần giải quyết. Vấn đề của nhà báo đưa ra với các bài
viết chuyên sâu cũng sẽ thiết thực và khách quan hơn qua hàng loạt các sự
kiện diễn ra. Có sự kiện, các sự kiện liên quan đến nhau xảy ra nhà báo sẽ
dùng tư duy của mình để phát hiện ra vấn đề. Và vấn đề xảy ra ắt phải có sự
kiện đi kèm.
Nhà báo đã biết xâu chuỗi các sự kiện, các vụ bạo lực liên tiếp xảy ra
để thành một vấn đề lớn, và rồi phân tích vấn đề lớn qua các sự kiện nhỏ để
làm rõ vấn đề.

15


IV-

Kết luận

Sự kiện và vấn đề là hai yếu tố quan trọng của một tác phẩm báo chí,
góp phần tạo nên một tác phẩm báo chí.
Sự kiện khách quan xảy ra theo quy luật tự nhiên, không phụ thuộc vào

ý muốn của con người. Nó là một lát cắt, một trạng thái, một phần của cuộc
sống hiện thực đang vận động không ngừng.
Sự kiện mang tính cụ thể , được xác định rõ về không gian, thời gian.
Bối cảnh tự nhiên và xã hội, những nhân chứng có liên quan.
Còn vấn đề:
+

Là nhiều sự kiện có cùng bản chất hợp thành cần được xem xét

nghiên cứu, giải thích.
+ Vấn đề xuất hiện từ chuỗi các sự kiện.
+

Chứa nhiều tầng thông tin, ý nghĩa, mang tính giai đoạn lịch sử,

tồn tại trong thời gian dài
Vì vậy, sự kiện và vấn đề trong tác phẩm báo chí có quan hệ biện
chứng, bổ trợ nhau. Sự kiện biểu hiện vấn đề, minh chứng cho vấn đề; còn
vấn đề thì thể hiện chiều sâu của sự kiện.

16


MỤC LỤC

17




×