LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội Việt Nam đang phát triển theo con đường công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập với định hướng XHCN đặc thù Việt Nam nên vệc tăng
cường pháp chế XHCN, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật kể cả luật báo chí để
phù hợp với các bước tiến hiện nay và sắp tới là đòi hỏi bức thiết, khách quan.
Đời sống hiện đại yêu cầu mọi hoạt động trong đó hoạt động truyền thông đại
chúng phải được chế tài bằng luật pháp rõ ràng, công minh.
Các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng mở rộng về quy
mô đa dạng về hình thức, phương tiện hiện đại, công chúng ngày càng có
văn hóa hơn, văn minh hơn, tác động qua lại với các hiện tượng khác ngày
càng lớn hơn.
Trong khi đó Thế giới nhiều mặt có vẻ như “phẳng” hơn do tin học và
khoa học - công nghệ có những thành tự lớn. Giao lưu mọi mặt về khoa học,
giáo dục, thông tin, văn hóa, truyền thông giữa các nước nhiều hơn, phức tạp
hơn. Internet, các thiết bị truyền thông di động (Mobile communication
Equipments), các hình thức hỗ trợ kỹ thuật số (Personal Digital Assistants),
truyền thông đa phương tiện (Multi Media) thâm nhập sâu, rộng và đời sống
xã hội mỗi quốc gia.
Ng Net Index 2011 là dự án nghiên cứu về xu hướng sử dụng Internet tại
Việt Nam. Kết quả từ việc phỏng vấn, khảo sát trực tiếp 1500 người, tuổi từ
15 đến 54, có sử dụng Internet trong vòng 1 tháng tư tháng 1 đến tháng 2 năm
2011 , đang sống tại các khu vực nội thành của 4 TP chính là Hà Nội, Đà
Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ.
Hiện nay, Internet đang có lợi thế về lượng người truy cập hàng ngày ở
mức cao so với tỉ lệ người nghe đài và đọc báo in: từ 52% - 56% ( năm 2010 ,
Last month). Trong khi đó, tỉ lệ người đọc báo in giảm từ 77% xuống còn
70% ( năm 2010, last month), nghe đài tuy không giảm nhưng cũng tăng nhẹ
từ 36% – 40% ( năm 2010, last month).
1
Qua cuộc khảo sát cho thấy việc lượng người truy cập internet ngày càng
tăng so với báo in vì sự tiện ích của inernet qua mạng. Việc truy cập vào để
đọc báo, tin tức mà còn truy cập vào nhưng tài liệu bổ trợ rất nhanh và hiệu
quả . Đọc tin tức vẫn là hoạt động trực tuyến, phổ biến nhất chiếm 97%, tiếp
theo là truy cập vào các cổng thông tin điện tử chiếm 96% người tham gia. Số
người truy cập vào mạng xã hội tăng mạnh từ 41% ( năm 2010) lên 51%
( năm 2011), đặc biệt chiếm tỉ lệ cao nhất. Độ tuổi từ 15 – 19 chiếm 73%
người tham gia. Trong khi độ tuổi từ 40 – 54 chỉ chiếm 18%.
Vì những tiện ích mà internet mang lại ao với báo in và nghe đài thì xu
hướng sẽ là lượng người truy cập internet không chỉ tìm hiểu thông tin, tài
liệu mà còn giao lưu mọi người không lo khoảng cách.
Hiện nay chúng ta đã có hàng chục tờ báo điện tử, nhưng phải thừa nhận
rằng đa phần nội dung bê nguyên từ báo in, may ra thì cắt gọn chút. Ít ai trong
chúng ta quan tâm đến một thực tế là bạn đọc báo mạng điện tử cũng có
nguyên tắc riêng. Tiểu luận gồm 3 phần:
+, Tìm hiểu về nguyên tắc viết cho báo mạng.
+, Chọn các tin, bài cùng một đề tài (liên quan tới một sự kiện, vụ việc,
vấn đề…) so sánh cách khai thác góc độ (chủ đề), cách rút tít và cách thể
hiện đề tài đó trên một tờ báo in và một trang báo mạng để thấy được sự khác
nhau trong cách viết cho báo in và báo mạng.
+, Viết một tác phẩm cho báo mạng( có thể nhiều hơn một tác phẩm).
2
I: NGUYÊN TẮC VIẾT CHO BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ.
1.
Khái niệm về báo mạng điện tử:
Báo mạng điện tử là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta. Nó gắn liền
với tên gọi của nhiều tờ báo in phát hành trên mạng internet ví dụ như: Nhân
Dân điện tử, Lao Động điện tử…trong điều 3, chương 1 của luật số
12/1999/QH10 ngày 12 – 6 – 1999 về sửa đổi bổ sung một số điều luật báo
chí được Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 28 – 12 – 1989 cũng có ghi thuật ngữ “ báo điện tử, bằng tiếng việt,
tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài để chỉ loại hình báo chí
này.
Tóm lại, báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới
hình thức của một trang web và phát triển trên mạng internet.
2.
Đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử:
Mỗi loại hình báo chí đều có những đặc trưng riêng của mình, và báo
mạng điện tử cũng vậy, khi biết được những đặc trưng cơ bản của báo mạng,
sẽ thuận tiện cho việc thiết kế một sản phẩm báo mạng điện tử theo nguyên
tắc riêng của báo mạng. Sau đây là một số đặc trưng cơ bản của báo mạng
điện tử.
a.
Khả năng đa phương tiện.
Một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải bao gồm những thành phần
sau : văn bản ( text) , hình ảnh tĩnh và đồ họa, âm thanh, hình ảnh động ,
chương trình tương tác…để thực hiện một sản phẩm báo chí đa phương tiện.
-
văn bản:
Văn bản là thành phần không thể thiếu của báo mạng điện tử, văn bản
chiến diện tích lớn của tổng thể một tác phẩm báo mạng.
Kiểu chữ, cỡ chữ màu sắc chữ… đóng vai trò quan trọng nhất định làm
tăng hay giảm tính hấp dẫn của văn bản vì vậy việc sử dụng chúng như thế
nào đều được các nhà thiết kế tính toán kỹ lưỡng. Kiểu chữ được dùng trên
một tờ báo điện tử thường đồng nhấ, thông dụng, có sẵn máy vi tinh khi cài
3
đặt bất kỳ hệ điều hành nào. Điều này đảm bảo cho bất kỳ người nào, đọc trên
bất kỳ máy tính nào cũng có thể xem được nội dung.
Thông thường người ta dùng kiểu chữ Time New Roman, Arial, Verdana.
Cỡ chữ được sử dụng đa dạng vừa tao ra sự chú ý của người đọc vừa nhằm
phân biệt các phần trong nội dung của của tác phẩm như tít, sapo, chính văn.
-
hình ảnh tĩnh và đồ họa:
Đối với độc giả, việc tiếp nhận thông tin qua hình ảnh sẽ nhanh chóng và
dễ dàng hấp dẫn hơn qua chữ viết, chỉ cần nhìn thoáng qua bức ảnh đi kèm,
tin hoặc bài là người đọc có thể phần nào hình dung ra nội dung bài viết cũng
như việc quyết định có nên đọc bài báo hay không.
Thông tin đồ họa thực chất là hình thức diễn đạt thông tin bằng các hình
thức: Đồ thị, biểu đồ, bảng, bản đồ, lược đồ. Sử dụng đồ họa giúp cho độc giả
thấy được sự biến thiên của số liệu và dễ dàng hình dung vấn đề mà tác giả
bài viết đưa ra.
-
Khả năng tích hợp âm thanh:
Việc đọc báo điện tử thông thường lại được nghe nhưng thông tin liên
quan ấy, đã khiến việc khai thác âm thanh, bên cạnh việc khai thác thông tin,
nhiều báo mạng còn cung cấp các chương trình giải trí, các trò chơi, âm
nhạc…để công chúng có thể nghe hoặc tải về.
-
Khả năng thích hợp hình ảnh động:
Việc tích hợp video là một yêu cầu quan trọng giúp cho báo mạng điện
tử vượt qua được loại hình báo chí tiền nhiệm. Bản thân những đoan video đã
mang tính đa phương tiện ưu việt nhất của tất cả các loại hình báo chí từng có
trong lịch sử.
b.
Tính tức thời và phi định kỳ:
Đối với người làm báo mạng điện tử, thì áp lực về thời gian và nhu cầu
tin tức của cư dân mạng trên khắp thế giới thực sự là một thách thức.
Đối với báo mạng điện tử, bất kỳ thông tin nào, ở đâu, cũng cần máy tính
xách tay hoặc điện thoại di động kết nối mạng, các phần mềm phụ trợ, thì khi
4
sự kiện này xảy ra phóng viên có cập nhật thông tin ngay tức khắc, đó chính
là tính phi định kỳ của báo mạng điện tử.
c.
Tính tương tác:
Sự xuất hiện của báo mạng điện tử đã làm cho tương tác trong hoạt
động qua lại giữa các cơ quan báo chí, nhà báo với người tiếp nhận thông tin,
sự xuất hiện đó làm cho tương tác trong hoạt động báo chí được mở rộng, có
nhiều hình thức hơn và giảm đi những hạn chế của các hình thức tương tác cũ.
d.
Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin:
Báo mạng không bị giới hạn bởi số trang , khuân khổ hay thời lượng
chương trình như các loại hình báo chí khác. Thông tin lại được lưu trữ dưới
dạng đĩa từ có dung lượng cực lớn nên có thể chứa hàng trăm cuốn từ điển
bách khoa toàn thư.
Báo mạng điện tử là một thư viện đúng nghĩa, nó lưu giữ quá khứ, hiện
tại và cả tương lại, nghĩa là người đọc k chỉ xem các bài hiện tại mà còn quay
ngược về quá khứ đọc những bài họ quan tâm. Bởi những chương trình lưu
trữ server và có thể tải về đó bất kỳ lúc nào.
3.
-
Một số nguyên tắc khi viết cho báo mạng điện tử:
Đặc điểm đọc, nghe, xem trên báo mạng điện tử:
Thứ nhất: Bằng cách so sánh đọc cùng một văn bản trên bản in và trên
máy tính bạn sẽ thấy ngay sự khác nhau. Đọc trên bản in bản cảm thấy không
bị mỏi mắt và rất rễ đọc.
Toàn bộ nội dung thông tin của sản phẩm xuất hiện đồng thời trước mắt
người đọc và họ tiếp nhận thông tin chỉ qua thị giác. Do vậy, người đọc hoàn
toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin từ báo in.
Khi đọc các tờ báo, tạp chí, người đọc hoàn toàn có thể đọc lướt nhanh
tiêu đề, hoặc nội dung quen thuộc và đọc kỹ hay đọc lại những nội dung phức
tạp.
Trên báo mạng điện tử, người đọc bị hạn chế bởi chế độ rộng của màn
hình, sẽ có những khu vực khuất khiến họ không xác định được bố cục cũng
5
như độ dài tối đa của văn bản. Độc giả chỉ có thể xem được từng trang báo
hiển thị trên màn hình vi tính. Họ vừa đọc vừa phải liên tục dùng con chuột để
cuộn màn hình. Thêm nữa, một điều dễ nhận thấy là sự phát sáng và độ phân
giải rất dễ gây ra mỏi mắt, tâm lý chán nản cho người đọc, một nghiên cứu
cho thấy tốc độ đọc trên màn hình chậm hơn trên giấy khoảng 25% tức là
trong cùng khoảng thời gian.
Thứ hai: khi đọc báo in, người đọc phối hợp các động tác một cách tuần
tự, nhịp nhàng gần như theo quán tính mà không bị cái gì tác động làm đứt
đoạn quá trình đọc.
Còn khi đọc, nghe, xem báo mạng điện tử người ta không thể rời khỏi
màn hình và không thể tách rời con chuột, điều này cũng gây tâm lý mỏi mệt,
không thoải mái cho người tiếp nhận.
Thứ ba: người nghe, đọc, xem báo mạng điện tử, công chúng được chủ
động trong quá trình tiếp nhận thông tin. Tức là họ có quyền lựa chọn số lần
tiếp nhận và tiếp nhận cái gì trước, cái gì sau mà không chỉ môt lần và theo
thứ tự lần lượt đã được định sẵn như trong phát thanh hay truyền hình.
Thứ tư: khi đọc báo điện tử người đọc rất ít thời gian và kiên nhẫn vì vậy
họ chỉ lướt nhìn một vài từ đầu tiên của tiêu đề, rùi lướt qua phần dưới để
xem nội dung thông tin, người đọc có xu hướng đọc những những thông tin
nổi bật hơn.
-
Đặc điểm ngôn ngữ báo mạng điện tử:
Ngôn ngữ báo mạng điện tử đương nhiên phải mang trong mình đầy đủ
những tính chất của ngôn ngữ báo chí nói chung: tính chính xác, tính thồi sự,
tính ngắn gọn, tính đại chúng…song bên cạnh đó, ngôn ngữ báo mạng điện tử
cũng có một số những đặc trưng riêng biệt.
+, ngôn ngữ báo mạng điện tử là ngôn ngữ đa phương tiện:
Đây là một trong những thế mạnh của báo mạng điện tử, chữ viết, hình
ảnh, âm thanh, tiếng động…đều có thể chuyển hóa thành ngôn ngữ thông tin.
Công chúng tiếp nhận theo ba cách đó là đọc, nghe và xem.
6
+, ngôn ngữ báo mạng có sự kết hợp với hiều phong cách trong nhiều
lớp thông tin:
Báo mạng điện tử là một siêu văn bản. Nghĩa là từ văn bản này công
chúng có thể liên kết với các văn bản khác hay những tệp khác dữ liệu âm
thanh, hình ảnh… Công chúng không bị bó hẹp vào phạm vi của một tờ báo
mà tự do “đi lại” trong nhiều lớp thông tin. Và điều đương nhiên, mỗi lớp
thông tin mang trong mình một phong cách ngôn ngữ, chúng đan xen, hòa
quyện vào nhau.
+, ngôn ngữ báo mạng ít mang dấu ấn cá nhân của tác giả:
Xuất phát tử hai đặc điểm trên ta có đặc điêm thứ ba, đó là ngôn ngữ báo
mạng điện tử mang dấu ấn cá nhân của tác giả, một bài báo cáo có thể sử
dụng nhiều yếu như chữ viết, hình ảnh âm thanh... và được thể hiện bởi nhiều
người.
-
Một số đề xuất trong cách viết cho báo mạng điện tử:
+, viết ngắn gọn, đúng trọng tâm:
Đa phần số người đọc chỉ đọc lướt và nhảy cóc khi thông tin trên báo
mạng điện tử. Chỉ có số ít, hoặc trong những trường hợp cụ thể người ta mới
lưu và tải văn bản về máy. Hơn nữa viết cho báo mạng điện tử là sự kết hợp
giữ m viết cho báo in, phát thanh và truyền hình. Vì vậy nên viết ngắn gọn,
nhằm thẳng đến đối tượng, chủ đề của bài báo.
+, sử dụng nhiều bài ngắn, đoạn ngắn, câu đơn lẻ:
Thay vì viết bài dài, trong báo mạng điên tử nên viết nhiều bài báo nhỏ
có độ dài chỉ khoảng một đến hai trang màn hình, mỗi bài báo viết sau về một
vấn đề. Các tít phụ cần thiết và quan trọng đối với các bài, đặc biệt là bài báo
trên báo mạng điện tử. Nó không chỉ giúp phân chia ý một cách mạch lạc,
logic mà còn giúp người đọc hiểu nhanh hơn được nội dung toàn bài.
7
Vì vậy, nên tăng cường các tít phụ vào trong các bài viết dài. Ngoài ra,
người viết cần luôn có thức trong việc sử dụng hộp dữ liệu, biểu bảng, biểu
đồ, tranh ảnh… để chuyển tải thông tin thay vì chỉ dùng mỗi chữ.
Khi viết cho báo mạng điện tử cần cắt thông tin làm nhiều khối, hoặc
đoạn ngắn và thêm tít con trong bài. Mỗi đoạn không dài quá 4 – 5 dòng, diễn
đạt ngắn gọn.
+,Tăng cường thông tin lý giải và định hướng:
Đối với báo mạng điện tử, đôi khi nhanh chưa chưa phải là yếu tố quan
trọng nhất. Hầu hết bạn đọc ít khi quan tâm đến việc gì xảy ra, tầm quan trọng
nhất, họ quan tâm đến việc gì đã xảy ra, tầm quan trọng và ý nghĩa của tin tức
đó nhiều hơn, vì vậy trong hàng trăm tờ báo, hàng vạn trang web, tờ báo nào
lý giải thông tin tốt, định hướng được nhu cầu và thẩm mỹ của người đọc, thì
tớ báo đó thành công.
+, không bao giờ quên viết sapo:
Sapo là phần chính của tác phẩm báo mạng điện tử. Bởi do đặc điểm của
đặc điểm của đọc trực tuyến, nên nhà báo phải có nhiệm vụ cung cấp nhanh
chóng thông tin quan trọng cho người đọc.
Đồng thời đọc xong sapo chính là lúc độc giả quyết định có tiếp tục đọc
bài báo đó nữa không.
Mỗi tác phẩm báo mạng điện tử thường được viết theo kiểu “mô hình
chữ T” theo đó sapo là phần gạch ngang ở trên có nhiệm vụ tóm tắt hoặc cho
biết thông tin quan trọng cần thiết của sự kiện hoặc vấn đề.
+, Tăng cường tạo lập các lớp thông tin qua siêu liên kết:
Báo mạng điện tử nên tăng cường tạo lập nhiều lớp thông tin trong một
bài viết và nhiều siêu liên kết, trong một trang báo, tức là ngoài những thông
chính, còn có thông tin bổ sung. Các tài liệu khác có liên quan bằng chữ viết,
hình ảnh âm thanh… để tạo cách nhìn khách quan và đầy đủ hơn cho người
đọc.
8
Hãy lựa chọn những liên kết giúp làm tăng giá trị câu chuyện hoặc làm
chi tiết hơn câu chuyện. tuyệt đối tránh những liên kết đến những trang mà
nhà báo chưa chắc chắn về độ tin cậy. Tuy nhiên, nếu quá nhiều đường dẫn sẽ
phá vỡ sự tập trung của người đọc, đặc biệt là trang đầu. thông mỗi trang chỉ,
nên có khoảng 20 đầu dẫn. trong “ văn hóa internet” đường dẫn thường có
màu xanh nên cách tốt nhất, là đừng bao giờ thay đổi màu của đường dẫn
bằng màu khác. Chọn từ hoặc cụm từ, làm đường dẫn phải chính xác, rõ ràng.
Nó phải thực sự là chiếc chìa khóa để người đọc thấy ngay đó là những thông
tin cần tìm khi mở ra.
+, tăng cường kết hợp đa phương tiên trong chuyển tải thông tin:
Báo mạng có đặc trưng nổi trội là đa phương tiện vì vậy, nhà báo phải
luôn chú ý suy nghĩ đến việc thể hiện tác phẩm bằng chữ ( text), bằng tiếng,
hình ảnh, video, hay đồ hình, …khi sử dụng ảnh thì nên kèm theo chú thích
hoặc những thông tin liên quan ( tên tác giả, nguồn, nội dung), bởi khi hiển
thị, ngôn ngữ bao giờ cũng xuất hiện trước. có thể tăng cường sử dụng ảnh
động, tức là vài bức ảnh lần lượt thay thế lẫn nhau, nhằm đưa đến người xem
một lượng thông tin sinh động, hấp dẫn.
+, hạn chế sử dụng từ địa phương:
Trong một hoàn cảnh nhất định, và ở một mức độ nào đó, từ địa phương
có thế có khả năng diễn đạt và tăng sức biêu cảm cho văn bản. tuy nhiên, do
phạm vi sử dụng cả từ địa phương chỉ gắn với địa phương hoặc một ngành,
lĩnh vực nào đó nếu lạm dụng sẽ gây khó khăn trong tiếp nhận trong đông đảo
công chúng.
+, hạn chế sử dụng bị động và thời quá khứ:
Dạng bị động thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ
thuật…nó hướng người đọc chú ý đến hành động và kết quả hơn là chủ thể
gây ra hành động đó… hơn nữa, cách viết này có vẻ khách quan hơn. Tuy
nhiên, dạng bị động có một hạn chế đó là dài dòng, khó hiểu.
4, thiết kế, trình bày nội dung báo mạng điện tử:
9
a, một số nguyên tắc chung:
người làm công trình bày công việc trình bày, cũng phải là người am
hiểu về nghề nghiệp báo chí, để có thể đánh giá được đâu là một tin, bài hay,
bức ảnh tốt về nội dung và chất lượng. có như thế họ mới sắp xếp được tin,
bài, ảnh theo yêu cầu, mang tính chính trị, thời sự, khoa học và nghệ thuật
nhằm thu hút được đông đảo bạn đọc. trong báo mạng điện tử, phóng viên,
biên tập viên cũng chính là người trình bày, lên maket bài báo, bức ảnh của
mình. Vì vậy, học cũng cần nắm được những yêu cầu, nguyên tắc trong trình
bày nội dung tờ báo mạng diện tử.
b, những nguyên tắc cụ thể:
+, Khuân khổ của trang báo:
Khác với báo in, màn hình máy tính không phải là một trang in, dù muốn
thì độc giả cũng chỉ xem từng trang báo mạng điện tử, trong khuôn khổ màn
hình máy vi tính cố định. Nếu trang báo có khổ quá lớn so với kích thước màn
hình sẽ gây bất tiện, tạo cảm giác mỏi mệt cho người đọc, vì họ phải cuốn cả
thanh quét ngang và dọc. hơn nữa, việc in ra để lưu trữ cũng là mỗi quan tâm
thứ hai của người sử dụng.
Vì vậy nên thiết kế các trang phù hợp với hiển thị trên màn hình, và việc
in ra ( khổ giấy phổ biến là A4). Bề ngang của trang nên để cố định, còn chiều
cao của trang cũng không nên quá dài. Đới với bài không quá dài nên có bản
hoàn toàn chỉ ở dạng chữ. Điều này giúp tránh tốn giấy, mực khi in. Đồng thời
ghi rõ độ lớn của file để người sử dụng quyết định có download hay không.
+, măng sét:
Măng sét trong lĩnh vựa báo chí có nghĩa là “đầu đề chữ lớn”, đóng vai
trò rất quan trọng trong việc giới thiệu một cách nhanh chóng và ấn tượng về
tờ báo. Vì vậy, hình ảnh và màu sắc sử dụng trên măng sét thường được tính
toán, thiết kế rất tỷ mỉ và mang tính chất ổn định cao.
10
Trong măng sét bài báo mạng thì đơn giản, thường chỉ có tên tờ báo. Một
số tờ báo măng sét có thêm tên cơ quan chủ quản, logo, hộp tìm kiếm…và đặt
ở đầu của trang chủ và các trang nội dung.
Yếu tố thứ hai trong măng sét là biểu tượng, đó là thông tin cô đọng nhất
về tờ báo. Nhiều khi chỉ cần nhìn thấy biểu tượng là người đọc biết rằng mình
đang đọc tờ báo nào. Biểu tượng có thể biểu hiện bằng hình vẽ, chữ viết.
Nhiều tờ báo thiết kế bằng hình ảnh động, văn bản động và có màu sắc thay
đổi. biểu tượng thường nhỏ nhưng đặt ở vị trí quan trọng, thông thường đặt ở
phía trên, bên phải (khoảng 84%), phía trên, bên trái (khoảng 30%), phía trên
ở giữa (khoảng 14%), bên trái, ỏ giữa (khoảng 12%) trên măng sét.
Khi thiết kế măng sét cần chú ý đến kích thước, dung lượng màu sắc sao
cho phù hợp, với tổng thể của tờ báo và không làm mất nhiều thời gian của
độc giả, khi họ tải về máy tính cá nhân.
+, màu sắc:
Có thể đây là thành phần đầu tiên tác động đến thị giác cách đọc của
người sử dụng khi họ tiếp xúc với tờ báo mạng điện tử. việc lựa chọn màu sắc
chủ đạo cũng góp phần thể hiện phong cách của tờ báo. Trong khi thiết kế
màu sắc cũng cần quan tâm đến sự tổng thể đặc biệt là sự hài hòa giữa màu
sắc chủ đạo của tờ báo với hình ảnh, các ô quảng cáo…màu chữ cần có độ
tương phản với màu nền, để đảm bảo người đọc nhìn rõ chữ. Màu cảu các
đường link cũng phải dễ nhìn để không bị chìm vào màu nền.
+, thanh mennu( thanh điều hướng):
Đây là thành phần xuất hiện xuất hiện ở hầu hết các tờ báo mạng điện tử.
hầu hết các mục, các chuyên mục chính của một tờ báo đều xuất hiện ở đây.
Thanh mennu có tác dụng liên kết các chuyên mục và các trang nội dung của
tờ báo điện tử. thường thì, thanh menu không chỉ xuất hiện ở trang chủ mà có
mặt ở tất cả các trang nội dung và đi cùng với độc giả trong suốt quá trình đọc
tờ báo mạng điện tử. khi quan tâm đến mục hoặc chuyên mục nào, người đọc
chỉ cần lựa chọn và họ sẽ đến được nôi dung của mục hoặc chuyên mục đó.
11
+, khung và các đường ranh giới:
Trong báo in, những đường ranh giới, khung là những thành phần được
sử dụng phổ biến để phân chia khu vực tin, bài, ảnh…chúng giúp cho trang
báo rõ ràng và dễ đọc hơn. Đối với báo mạng điện tử, tuy chúng không xuất
hiện nhiều nhưng vẫn đóng một vai trò không thể thiếu một thiết kế trang báo
được sử dụng dưới hình thức đơn giản để phân ranh giới giữa tin, bài, hoặc
nhấn giới thiệu các chuyên mực quảng cáo…
Đường ranh giới trên báo mạng điện tử được dùng để ngăn cách các
chuyên mục, các tin, bài trong cùng một chuyên mục… nó thường đơn giản
phổ biến là đường mảnh, đường chấm, hoặc đường đứt đoạn.
Khung trên báo mạng điện tử thường được dùng để trinh bày hộp thông
tin, các tin liên quan theo dòng sự kiện, trình bày ảnh, các tin tiêu điểm…
khung giúp cho việc thiết kế và bố trí các thành phần trong trang báo, trong
bài báo dễ dàng hơn. Kiểu khung mảnh, màu xám hoặc màu đen là thông
dụng hơn cả. ngoài ra còn một số dạng khung “vô hình” mà người đọc không
thấy hiển thị vì dễ làm trang báo trông đóng hộp, nặng nề nhưng không thể
thiếu trong việc thiết kế nhằm phân chia rành mạch các tin, bài.
+, kết hợp các yếu tố đa phương tiện:
Một tờ báo mạng điện tử là sự tích hợp ưu thế của các phương tiện thông
tin đại chúng khác, cung cấp tối đa cho người sử dụng các khả năng nghe,
nhìn… đây là yếu tố tạo nên sức mạnh riêng của báo mạng điện tử. chính vì
vậy khi thiết kế và trình bày nội dung cho tờ báo mạng điện tử. người ta
thường hướng tới sự tiện ích và hài hòa, tốc độ và tin cậy. nhìn chung trong
báo mạng điện tử thường hạn chế sử dụng đồ họa không có thông tin hoặc
dùng quá nhiều hình ảnh động, âm thanh làm rối mắt và năng trang web.
12
II: CHỌN CÁC TIN, BÀI CÙNG MỘT ĐỀ TÀI( LIÊN QUAN TỚI SỰ
KIỆN, VỤ VIỆC, VẤN ĐỀ,…) SO SÁNH CÁCH KHAI THÁC GÓC ĐỘ(CHỦ
ĐỀ), CÁCH RÚT TÍT VÀ CÁCH THỂ HIỆN ĐỀ TÀI ĐÓ TRÊN TÒ BÁO IN
VÀ MỘT TRANG BÁO MẠNG ĐỂ THẤY ĐƯỢC SỰ KHÁC NHAU TRONG
CÁCH VIẾT CHO BÁO IN VÀ BÁO MẠNG.
1.
Nội dung:
Với đề tài “xây dựng kênh truyền hình Quốc hội” diễn ra ngày 17-52013, khảo sát ở ba trang báo mạng điện tử cũng như một trang báo in, ta đều
thấy khía cạnh được khai thác của những tờ báo này hoàn toàn khác nhau.
Trước hết là báo Nông thôn ngày nay cùng với đó là trang web
Danviet.vn (trang báo mạng điện tử của báo Nông thôn ngày nay) thì góc độ
khai thác chính là đưa ra con số tiền để xây dựng kênh truyền hình Quốc hội.
Theo tờ báo này thì phương án xây dựng kênh truyền hình Quốc hội riêng tốn
rất nhiều chi phí, từ thuê nhân lực tới việc mua mới các trang thiết bị cần
thiết. Để hạn chế việc này, Quốc hội đã để kênh truyền hình này giao cho Đài
tiếng nói Việt Nam làm đơn vị chủ quản và theo đó Quốc hội đã cấp kinh phí
là 183 tỉ đồng để xây dựng kênh truyền hình trên:
13
Tiếp theo là tờ báo mạng điện tử VOV cũng có bài đưa về sự việc này tuy
nhiên góc độ khai thác của tờ báo này khác với tờ báo Nông thôn Ngày nay.
Cách khai thác của báo này việc xây dựng kênh truyền hình quốc hội do
cơ quan nào làm đơn vị chủ quản. Theo báo VOV thì chính báo VOV- đài tiếng
nói Việt Nam sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và là đơn vị chủ quản
của kênh truyền hình Quốc hội. Hay nói cách khác, kênh truyền hình Quốc
hội đặt tại Đài tiếng nói Việt Nam và Đài tiếng nói Việt Nam sẽ kết hợp với
Văn phòng Quốc hội để xây dựng kênh này dựa trên nguồn nhân lực và trang
thiết bị có sẵn của Đài.
14
Tiếp theo nữa là trên báo tuoitreonline (trang báo mạng điện tử của báo
Tuổi trẻ) cũng bàn về vấn đề này nhưng lại đi theo khía cạnh khác. Khía cạnh
khai thác sự việc này chính là việc giới thiệu về kênh truyền hình Quốc hội.
Sau khi Quốc hội họp ngày 16-5-2013 đã quyết định thành lập kênh truyền
hình Quốc hội này thì báo đã đưa bài cụ thể về việc cơ quan trực tiếp tiếp
quản kênh truyền hình này là VOV nhưng “cho dù kênh truyền hình đặt ở đâu
thì cũng dưới sự lãnh đạo của Đảng”….
15
Như vậy, có thể thấy, cách khai thác và triển khai vấn đề của các tờ báo
mạng hoàn toàn khác. Phong phú về nội dung và cách tiếp cận. Cùng một sự
kiện nhưng góc nhìn, cách khai thác vấn đề khác nhau thì sẽ cho ra đời những
bài báo khác nhau. Và cách đưa tin, nội dung tin, văn phong viết báo của các
tờ báo cũng là khác nhau, không báo nào giống báo nào…. Nếu báo in là các
bài báo chuyên sâu về sự kiện hay sự việc thì báo mạng điện tử là báo thông
tin nhanh về sự kiện, sự việc đó. Nên văn phong của báo in và báo mạng điện
tử cũng có đôi nét khác nhau.
2.
Hình thức
Xét ví dụ đối với tờ báo Tuổi trẻ thủ đô báo in và báo tuoitreonline.vn
(trang báo mạng điện tử của báo Tuổi trẻ thủ đô) về vấn đề “người thổi còi”
Edward Snowden, cựu nhân viên tình báo CIA trong cuộc họp báo đã công bố
việc Mỹ giám sát Trung Quốc, Hồng Kông và các nước khác trong nhiều năm
thông qua mạng điện tử.
Báo Tuổi trẻ thủ đô, trang 16, số 1219, ra ngày 14-6-2013:
16
17
( />-
%C2%A0My-tan-cong-mang-cua-hang-loat-quoc-gia.html)
Báo mạng điện tử sử dụng hầu hết là những câu chủ động.
-
Tít báo mạng điện tử ngắn gọn hơn báo in. Cụ thể trong ví dụ này, tít của báo
mạng “Snowden tiết lộ: “Mỹ tấn công mạng của hàng loạt quốc gia”” (11
tiếng) trong khi tít của báo in “Edward Snowden: “Chính phủ Mỹ đã giám sát
Trung Quốc và Hồng Kông nhiều năm nay”” (16 tiếng). Cả hai tít đều có cách
18
thức thể hiện giống nhau là trích lời của nhân vật nhưng tít báo mạng điện tử
cô đọng, xúc tích và ngắn hơn tít báo in.
-
Báo mạng điện tử luôn phải có sapo nhưng báo in thì có thể có hoặc có thể
không tùy vào mục đích cũng như bố cục của bài báo. Đoạn sapo này như là
con đường để dẫn tới bài báo hay nói theo cách khác chính là “thềm” của một
ngôi nhà nếu tít báo được coi là cổng nhà. Đoạn sapo này chính là đoạn tóm
tắt giúp người đọc xác định được ngay nội dung chính của bài viết. Thường
thì đoạn sapo của báo mạng ngắn hơn, đi thẳng vào nội dung chính hơn báo
in.
-
Nếu báo in là những đoạn dài, những cột toàn chữ là chữ thì điểm khác căn
bản giữa loại báo này và báo mạng điện tử là báo mạng điện tử đã biết chia
đoạn, chia ý. Mỗi ý là một đoạn ngắn (thường thì từ 2-3 câu, 2-4 dòng). Theo
như ví dụ trên thì tác phẩm báo in gồm có 3 đoạn (cả đoạn sapo), trong khi tác
phẩm báo mạng có 8 đoạn (tính cả sapo). Nhờ vậy mà người đọc sẽ không
cảm thấy nhàm chán khi đọc báo.
-
Một điểm khác biệt nữa là báo mạng điện tử chủ yếu được viết theo câu trúc
hình tháp ngược trong khi cấu trúc của báo in có thể là tháp ngược, tháp xuôi
hay hình kim cương.... Chính điều này đã làm cho người đọc dễ nắm bắt được
nội dung tác phẩm, cũng giúp tác giả tránh lan man.
Tóm lại, giữa loại hình báo in và báo mạng điện tử xét cả về nội dung và
hình thức đều có những điểm khác nhau. Không thể nói rằng báo in hay hơn
báo mạng hay báo mạng hay hơn báo in. Mỗi một loại hình báo chí đều có
những ưu điểm cũng như han chế riêng. Cái tài của nhà báo là phải khác
phục được những nhược điểm và phát huy được ưu điểm của các loại hình
báo chí nói trên.
III. VIẾT MỘT TÁC PHẨM CHO BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ( CÓ THỂ
NHIỀU HƠN MỘT TÁC PHẨM).
19
1.
Phòng trọ “ế” vì công nhân thất nghiệp.
Trong khoảng 2 tháng trở lại đây, các khu nhà trọ cho công nhân ở
KCN Bắc Thăng Long luôn trong tình trạng “ế khách”, không có người
thuê. Một loạt các biển của các chủ nhà tìm người thuê phòng, nhưng
không khả quan gì, bởi “cung vượt quá cầu”, phòng cho thuê thì nhiều,
nhưng người thuê thì ít.
Chúng tôi có mặt tại thôn Bầu, xã Kim Trung, huyện Đông Anh, Hà Nội,
đây là nơi tập trung nhiều nhà trọ cho những công nhân của các công ty trong
KCN Bắc Thăng Long. Cứ đi vài bước, lại bắt gặp một tấm biển ghi “có
phòng trọ cho thuê”, gần như nhà nào cũng treo biển, biển thì nhiều nhưng
các khu trọ vẫn trong tình trạng rất vắng vẻ.
Chủ nhà trọ nói gì ?
Ông Lê Văn Thành, một chủ nhà trọ chia sẻ, nhà ông có 8 phòng thì đã
có tới 4 phòng trống. Ông cho biết, giá phòng chỉ 600 nghìn đồng/tháng, điện
3 nghìn đồng/số, nước 30 nghìn đồng/ người đối với phòng khoảng 12 mét
vuông. Đây là mức giá chung, phù hợp đối với công nhân ở đây. “Trước đây
nếu có phòng trống, tôi chỉ treo biển 1-2 ngày là có người đến hỏi và thuê
ngay, vậy mà giờ tôi treo biển tìm người trọ cả tháng nay rồi không có người
thuê”, ông thành chia sẻ.
Một chủ nhà trọ khác là cô Lê Thị Lan, cũng đang trong tình trạng “ế
phòng”, cô tâm sự “ nhà tôi cho thuê phòng đã 10 năm nay, nhưng tôi thấy
chưa năm nào tình trạng các chủ nhà trọ treo biển hàng loạt lại nhiều và kéo
dài như năm nay, nhà tôi cũng không nằm trong ngoại lệ, nếu đi dọc theo các
20
con đường quanh nơi đây thì hầu như nhà nào cũng treo biển nhà trọ, nhà nào
ít thì một đến hai phòng, còn nhiều có khi cả gần chục phòng”.
Cô Lan chia sẻ tiếp, những tháng gần đây bên ngoài cổng nhà cô lượng
người qua lại đây cũng thưa hẳn, không còn quá tấp nập ồn ào như trước,
những tiếp còi xe nườm nượp người, ngay cả trong xóm trọ nhà cô, bớt đi
những tiếng bàn tán, nói chuyện ầm ĩ mỗi khi đến giờ tan ca của công nhân
khi đi làm về, hay buổi chiều tối mỗi khi tới giờ nấu ăn chiều.
“Công việc hạn chế các công ty ngừng tuyển lao động, hay cắt giảm,
chấm dứt hợp đồng với công nhân, dẫn đến tình trạng công nhân không có
việc đành làm phải về quê, hoặc có những công nhân ở ghép lại với nhau để
chung tiền phòng, đang trong lúc khó khăn, đồng lương không được nhận là
bao, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó. Đó là suy nhĩ của nhiều người
công tâm sự lại với tôi như vậy”. Cô chia sẻ.
Cô Lan khẳng định thêm, “ không biết những nhà chủ khác thế nào,
nhưng nhà tôi không bao giờ khắt khe với công nhân, không để ai phải kêu ca,
phàn nàn một điều gì, nên lý do nhà tôi khó tính, khắt khe để người thuê
phòng họ chuyển đi là không thể có”.
Chúng tôi được cô Lan dẫn tới thăm những căn phòng bỏ trống nhà cô
mà nhiều ngày trước những người công nhân ở đây đã dọn đi, cũng thật trùng
hợp, vì ba căn phòng nối liền nhau, cô mở cửa phòng và cho chúng tôi ghé
vào xem một căn phòng ngay chỗ chúng tôi đứng, căn phòng trống trải chỉ có
mỗi chiếc giường kê ở xát mép tường bên trong cùng, và một bàn gỗ dùng để
để những thứ lặt vặt, mạng nhện đã xuất hiện trên các góc tường, bởi có lẽ cả
tháng nay rồi không có người ở, một nữ công nhân trọ gần đó cho biết, ba
21
phòng này người thì hết hạn hợp đồng, nên đã về quê, người thì chuyển tới
chỗ khác ở cùng người thân.
Nỗi niềm người công nhân.
Chị Nguyễn thị Lệ, là công nhân của một công ty tại KCN Bắc Thăng
Long tâm sự “công ty em giờ đang cho nghỉ việc nhiều công nhân, có người
đã gắn bó với công ty cả 10 năm trời rồi, nhưng họ vẫn cho nghỉ, chưa nói gì
đến những công nhân hết hạn hợp đồng họ sẽ không tiếp tục kí hợp đồng mới
cho nữa, thế là thành người thất nghiệp, phải về quê, hoặc đi nơi kiếm việc
khác để mưu sinh chứ có ở đây cũng không giải quyết được gì vì đây là tình
trạng chung của khu công nghiệp”
Chị Lê Thị Phương Thúy, cũng làm trong khu công nghiệp “ khổ lắm
mấy bạn à, mấy tháng nay, công ty chị ít việc làm, mà cũng không riêng gì
công ty chị, người nghỉ thì nhiều, số còn lại được giữ lại cũng dở khóc dở
cười, có tuần chỉ làm một, hai buổi, còn đâu nghỉ cả tuần. Mặc dù công ty vẫn
trả 70% lương cho những ngày nghỉ, nhưng mà lương hàng tháng được là bao
đâu, chỉ 2,5 - 3,5 triệu đồng/một người, đó là làm thêm làm nếm hết rồi, giờ
không có việc, lại nghỉ ăn lương với mức 70% như thế này, nhiều người cũng
không trụ nổi, các bạn cứ thử tính nhẩm xem chi phí cho tiền thuê phòng, tiền
sinh hoạt hàng tháng thì cũng hết, chả dư dả được đồng nào gửi về cho gia
đình, thế nên nhiều người tìm giải pháp xin nghỉ về quê kiếm việc khác cho
được gần gia đình”.
2.
Tục ăn đất – một nét văn hóa đang dần là quá khứ.
22
Cụ Biện cầm miếng đất bỏm bẻm nhai một cách ngon lành. Cụ vừa ăn
vừa cầm một miếng khác mời chúng tôi, “ăn thử đi các cô chú, ngon lắm,
ăn vào là nghiện đấy”.
Tốn khá nhiều công sức để tìm về nơi cất giữ nét văn hóa kỳ lạ này. Bởi
lẽ cái tục ăn đất hiện nay chỉ duy nhất một người trong thôn còn lưu giữ.
Loanh quanh mãi ở Lập Thạch, hỏi thăm người thì bảo “giờ làm gì còn ai ăn
nữa”, có người nói “không biết giờ có còn ai giữ tục này không”. Cuối cùng
chúng tôi cũng tìm được đến nhà của cụ Khổng Văn Loa và Khổng Thị Biện –
người ăn đất cuối cùng sống tại thôn Thống nhất, xã Xuân Hòa, thị trấn Lập
Thạch tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngôi nhà nhỏ của 2 cụ mang đến cho chúng tôi cảm giác được trở về quá
khứ xa xưa với nếp nhà tranh, vách đất – cấu trúc nhà truyền thống của người
Việt xưa. Cả 2 cụ năm nay đã vào tuổi 79, “cái tuổi gần đất, xa trời”. Khi gặp
chúng tôi, cụ Loa niềm nở tiếp chuyện, cụ bảo: “bây giờ không có ai ăn đất
nữa, chỉ còn mỗi nhà tôi thôi, bà nhà tôi hôm nay cũng đi chợ bán đất, chắc
cũng sắp về rồi”.
Sau khoảng 30 phút chờ đợi, cuối cùng cụ Biện cũng đã về. Cụ Biện chia
sẻ, đồi Vàng nhà cụ là nơi có nhiều đất ngói nhất. Để đào được loại đất ăn
được, phải đào một hố sâu khoảng 3 – 4 m, lật hết lớp đất màu vàng bên trên
mới đến lớp đất có thể ăn được ( loại đất này dân trong vùng vẫn quen gọi là
đất ngói). Đất ngói đào được sẽ được mang phơi khô, sau đó chẻ thành những
miếng nhỏ theo thớ đất, cạo hết lớp ken đất bên ngoài sẽ còn lại miếng đất
trắng tinh như thạch cao. Khi ăn sẽ “chế biến” cho hương vị của miếng đất
thêm thơm bằng cách riêng của nơi đây.
Cụ Biện hào hứng đi vào góc nhà, mang ra một túi đất ngói đã được phơi
khô, từng miếng đất trắng như thạch cao. Cụ bảo: “đây là đất chưa “hun”, đào
được từ mấy ngày trước, tôi cất đi, khi nào muốn ăn sẽ mang hun”. Hiện tại,
23
đồi Vàng nhà cụ vẫn còn 2 cái hố sâu, dấu vết của việc đào đất ngói của vài
ngày trước.
Rất thú vị khi chúng tôi được chứng kiến tận mắt các công đoạn “chế
biến” món đất ngói của cụ Biện. Đất ngói sau khi phơi khô, chẻ thành từng
miếng nhỏ sẽ được đặt trên một chiếc rổ đan thưa.
Cụ Biện lưng đã còng vì tuổi tác nhưng cụ vẫn khá nhanh nhẹn và khỏe
mạnh, cụ đi lên đồi ngay ở đằng sau nhà hái một chút lá sim còn tươi, quay về
rút một nắm rơm khô cầm trong tay, cụ vào bếp nhóm lửa, sau đó để rổ đất
lên cho miếng đất quyện với làn khói lá sim. Khoảng 15 phút, miếng đất được
hun sẽ ngả sang màu vàng và có mùi thơm đặc trưng do khói lá sim đã quyện
vào.
Cụ Biện hào hứng với những miếng đất thơm vàng vừa hun xong, cụ
cầm nhai ngon lành và không quên mời chúng tôi cùng ăn thử. Cụ chia sẻ: “
ngửi mùi khói đã thấy thèm rồi, miếng ngói mùi thơm, vị bùi bùi, càng nhai
càng ngon”. Cụ Loa còn kể: “ăn cái này nhiều người còn nghiện đấy, nhất là
các bà bầu ngày xưa đi chợ cứ phải ngồi xuống hàng đất ngói đầu tiên, mua
vài miếng ngồi nhai rồi mới đi đâu thì đi”.
Cụ kể ngày xưa, có người thèm quá còn ra những nơi có đất ngói, nhặt
những mảnh vụn rồi cứ thế ăn mà không cần chế biến.
Cụ Biện bùi ngùi chia sẻ thêm với chúng tôi: ngày xưa mới có nhiều
người ăn, bây giờ chả còn ai ăn đất nữa, “trẻ con có nhiều bánh, kẹo ngon hơn
nên không đứa nào thèm ăn đất nữa”. Hiện tại cụ cũng chỉ làm bán cho vài
người ăn hoặc bán cho khách du lịch mua về làm kỷ niệm, thỉnh thoảng cụ
vẫn đi chợ bán, nhưng không mấy người mua nữa.
Tục ăn đất được coi là một nét văn hóa độc đáo đang dần mất đi. Hình
ảnh cụ ông, cụ bà cầm miếng đất nhai bỏm bẻm chả mấy nữa sẽ không ai còn
được bắt gặp.
24
3.
Bi hài chuyện chạy công an của hàng rong vỉa hè :
Link bài: />Tiếng còi hối hả, cùng với đó là tiếng người gọi nhau í ới dọn hàng vào
trong, tiếng bước chân huỳnh huỵch... Cả dãy phố đang náo nhiệt mua bán
bỗng nháo nhào. Người bán hàng ai nấy nhanh như chớp vội vàng vơ lấy
phần hàng của mình rồi tháo chạy.
Nhiều người mua ngơ ngác đứng như trời trồng, nhưng rồi họ cũng hiểu
ra khi những tiếng "công an, công an" được lặp đi lặp lại.
Đường Xuân Thủy, nơi tập trung nhiều trường đại học lớn như: Đại học
Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền… nên khu vực này cũng thu hút rất nhiều các “quầy hàng di động”
như trà đá, khẩu trang, quần áo, dán điện thoại... gây ách tắc giao thông. Bởi
vậy, lực lượng công an phường phải thường xuyên phải dẹp các quầy hàng vỉa
hè để lấy lối đi lại cho người dân.
Mỗi khi có lực lượng công an đi dẹp thì chỉ trong tích tắc, những người
bán hàng rong túm ngay các bao tải bày hàng, vác lên vai chạy “thục mạng”.
Có người bán trà đá nhanh tay gửi ngay đồ đạc vào chiếc taxi đang chờ
khách ở gần đấy, thậm chí có người trốn cả vào một phòng về sinh của khu
nhà, miễn sao tránh được tầm mắt của công an.
Chị H (quê Ba Vì, Hà Nội) bán trà đá ở cổng ĐH Quốc gia Hà Nội chia
sẻ: “Ngồi bán nhưng lúc nào cũng phải nghe ngóng xem có công an đến
không. Nếu không để ý họ thu mất hàng và đồ đạc thì lỗ vốn. Ngày nào họ
cũng đi, có khi một ngày đi vài ba lần, mỗi lần họ đi là phải "chạy" hàng.
Có trường hợp công an đến dẹp bất ngờ, người bán hàng bê “đồ nghề”
chạy, mặc kệ các “thượng đế” của mình đứng đó, tay vẫn cầm cốc nước đang
uống dở và "chiêm ngưỡng" những “pha” chạy hàng ngoạn mục.
25