Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHAN LÂM THAO

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC THỦY LỢI
THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHAN LÂM THAO

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC THỦY LỢI
THÁI NGUYÊN

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên,, tháng 07 năm 2019
Tác giả

Phan Lâm Thao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ,

động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo học
viên trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên và đặc biệt là
thầy giáo PGS- TS Nguyễn Khánh Doanh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thự c hiện đề tài từ khi xây dựng đề cương, bản thảo
đến khi hoàn thành. Xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền
công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên đã tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập trong thời gian qua và giúp
tôi hoàn thành đề án này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tôi hoàn thành luận văn./.
Thái Nguyên,, tháng 07 năm 2019
Tác giả

Phan Lâm Thao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HỘP ..................................................................................... viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................ix
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 4
4. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 4
5. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ...................................................6
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý khai thác công trình thủy lợi .............................. 6
1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 6
1.1.2. Phân loại và nguyên tắc quản lý công trình thủy lợi............................... 9
1.1.3. Nội dung quản lý khai thác công trình thủy lợi .................................... 15
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác công trình thủy lợi ......... 26
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý khai thác công trình thủy lợi ......................... 31
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý công trình thủy lợi ở một số địa phương trong
nước ........................................................................................................... 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công ty TNHH một thành viên khai
thác thủy lợi Thái Nguyên......................................................................... 34
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................36

2.1. Các câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu ........................................................... 36
2.2. Phương pháp thu thập .............................................................................. 36
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 36
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ..................................................... 36
2.3. Phương pháp tổng hợp ............................................................................. 37
2.4. Phương pháp phân tích ............................................................................. 38
2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả................................................................. 38
2.4.2. Phương pháp so sánh............................................................................. 38
2.4.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 38
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN ...................................41
3.1. Đặc điểm tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 41
3.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên.................................................... 41
3.1.2. Đánh giá về điều kiện tự nhiên: ............................................................ 45
3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên .................................... 47
3.1.4. Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020:........................... 50
3.2. Giới thiệu khái quát về bộ máy tổ chức quản lý khai thác của công ty ... 54
3.2.1. Chức năng nhiệm vụ ............................................................................. 55
3.2.2. Cơ cấu tổ chức....................................................................................... 55
3.3. Thực trạng công tác quản lý công trình thủy lợi tại công ty TNHH
một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên ....................................... 57
3.3.1. Đánh giá công tác ban hành các văn bản quản lý khai thác công
trình thủy lợi .............................................................................................. 57
3.3.2. Quản lý, duy tu, bảo dưỡng công trình thủy lợi .................................... 65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





v
3.3.3. Quản lý khai thác công trình thủy lợi.................................................... 71
3.3.4. Thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ, khai thác công trình thủy lợi ............. 72
3.3.5. Công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ khai thác công trình thủy
lợi .............................................................................................................. 74
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý khai thác công trình thủy lợi ............ 76
3.4.1. Nhân tố khách quan ............................................................................... 76
3.4.2. Nhân tố chủ quan .................................................................................. 78
3.5. Đánh giá chung về công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi.......... 80
3.5.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 80
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 81
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN .......82
4.1. Định hướng công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi .................... 82
4.1.1. Củng cố hệ thống công trình thủy lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng
nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới ................................................................. 82
4.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức quản lý khai thác công
trình thủy lợi và nhận thức của người dân ................................................ 82
4.2. Giải pháp công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi ....................... 83
4.2.1. Công tác tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi. ....................... 83
4.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi .. 87
4.2.3. Tăng cường nguồn lực cho công tác quản lý khai thác công trình
thủy lợi ...................................................................................................... 88
4.2.4. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực phục vụ
công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi............................................ 91
4.2.5. Tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra ........................................... 93
4.2.6. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng ............................................... 93
4.2.7.Tăng cường mức độ kiên cố hóa kênh mương ....................................... 94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





vi
4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 96
4.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan .............................................. 96
KẾT LUẬN .............................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 100
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 102

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân cấp công trình thủy lợi ........................................................... 14
Bảng 1.2: Mức thu thủy lợi phí và miễn thủy lợi phí đối với cây lúa............. 18
Bảng 2.1: Tình hình phân bổ mẫu phiếu điều tra và phỏng vấn ..................... 37
Bảng 3.1: Bảng đội ngũ cán bộ, công nhân viên người lao động của công
ty........................................................................................................ 57
Bảng 3.2: Các văn bản pháp luật về thuỷ lợi .................................................. 58
Bảng 3.3: Ý kiến đánh giá đối với các văn bản pháp luật về thủy lợi ............ 59
Bảng 3.4: Mức thu thủy lợi phí với đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên theo quyết định số 1050a/2018/QĐ-BTC,

ngày


30/6/2018 của Bộ Tài chính .............................................................. 61
Bảng 3.5: Biểu diện tích tưới công ty được cấp bù, miễn thu thủy lợi phí
giai đoạn 2016-2018 ......................................................................... 62
Bảng 3.6: Thống kê địa bàn công ty quản lý công trình ................................. 65
Bảng 3.7: Kinh phí sửa chữa cải tạo, duy tu bảo dưỡng các công trình thuỷ
lợi trên địa bàn tỉnh từ 2016 -2018 ................................................... 66
Bảng 3.8: Tình hình nạo vét kênh mương giai đoạn 2016 -2018 ................... 67
Bảng 3.9: Tình hình nạo vét kênh mương giai đoạn 2016 - 2018 .................. 68
Bảng 3.10: Hiệu quả của việc kiên cố hóa kênh mương tại xã Vạn Phái
Phổ Yên ............................................................................................. 69
Bảng 3.11: Hiệu quả của việc kiên cố hóa kênh mương tại xã Thành
Công, Thị xã Phổ Yên...................................................................... 69
Bảng 3.12: Hiệu quả của việc kiên cố hóa kênh mương tại xã Bảo Linh,
huyện Định Hóa ................................................................................ 70
Bảng 3.13: Hiệu quả của việc kiên cố hóa kênh mương tại xã Việt Cường,
huyện Đồng Hỷ ................................................................................. 70
Bảng 3.14: Kết quả thực hiện công tác quản lý khai thác 3 năm 2016 2018 ................................................................................................... 71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




viii
Bảng 3.15: Đánh giá công tác thanh kiểm tra ................................................. 73
Bảng 3.16: Đánh giá về công tác tuyên truyền ............................................... 75
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tính Thái Nguyên ............................................. 44
Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy, tổ chức của công ty ................................................. 56
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 3.1: Ý kiến đối với các văn bản pháp luật về thủy lợi. ........................... 60

Hộp 3.2: Ý kiến đối với các văn bản pháp luật về thủy lợi. ........................... 63
Hộp 3.3: Ý kiến về tình hình nạo vét kênh mương. ........................................ 68
Hộp 3.4: Ý kiến về quản lý khai thác công trình thủy lợi ............................... 72
Hộp 3.5: Ý kiến về tình hình thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ, khai thác
công trình thủy lợi ................................................................................... 74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

HTX

Hợp tác xã

MTV

Một thành viên

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Uỷ ban nhân dân

HTXNN

Hợp tác xã nông nghiệp

TLNĐ

Thủy lợi nội đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta nhiều dự án công trình thuỷ lợi đã được xây dựng, đưa vào
quản lý, khai thác và sử dụng trong những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ
trước nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Để thực phát huy tác

dụng các công trình thuỷ lợi trước tiên cần phải nâng cao chất lượng của từng
công trình đầu tư nói riêng, đồng thời sử dụng và quản lý chất lượng các công
trình thuỷ lợi nói chung.
Tuy nhiên, trong công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước, đặc biệt, khi
chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các chủ thể kinh tế ở nông thôn
nước ta đã có những thay đổi căn bản. Từ vị trí là đối tượng bị điều hành trong
quá trình sản xuất, hộ nông dân đã trở thành chủ thể kinh tế độc lập. Chính trong
quá trình chuyển đổi ấy, vấn đề mới nảy sinh là cơ chế quản lý khai thác hệ
thống các công trình thủy lợi như thế nào cho phù hợp. Việc quản lý khai thác
các công trình thủy lợi làm sao vừa đem lại hiệu quả đầu tư vốn của Nhà nước,
vừa đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi, đồng thời đảm bảo lợi ích của người hưởng lợi và khuyến khích
họ cùng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Với chức năng nhiệm vụ được UBND tỉnh Thái Nguyên giao, hiện nay
Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên đang quản lý
82 công trình trên phạm vi toàn tỉnh trong đó 40 hồ chứa, 37 đập dâng, 4 trạm
bơm tưới và 1 trạm bơm tiêu úng Cống Táo Phổ Yên; để tưới, tiêu trên 61
ngàn ha lúa và các cây trồng khác trên địa bàn toàn tỉnh, ngoài ra còn cung
cấp nước cho các tổ chức dùng nước khác như cấp tạo nguồn nước cho hệ
thống thủy nông Sông Cầu tỉnh Bắc Giang 10 - 30 triệu m3/năm.
Trong những năm gần đây Công ty TNHH một thành viên Khai thác
công trình thủy lợi Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo công tác nâng cấp, quản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2
lý các công trình thủy lợi theo hướng hiện đại. Đã có một số giải pháp thu

được kết quả tốt góp phần nâng cao năng xuất cây trồng, vật nuôi, cải thiện
được môi trường sinh thái và điều kiện sống của người dân.
Việc tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi là một
yêu cầu cấp thiết nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, tiết kiệm chi phí
quản lý vận hành nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần
xây dựng thành công mô hình nông thôn mới.
Bên cạnh đó việc phát triển đô thị, công nghiệp, giao thông, tình trạng
vi phạm lấn chiếm công trình thủy lợi dẫn đến hệ thống công trình thuỷ lợi
xuống cấp trầm trọng, nhiều công trình không đáp ứng được năng lực tưới,
tiêu trong giai đoạn hiện nay, làm ảnh hưởng rất lớn tới các lĩnh vực phát triển
sản xuất và sự tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương. Trước ảnh hưởng
bất lợi của biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt, hạn hán ngày càng diễn biến
phức tạp và có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng cho công tác tưới tiêu
của hệ thống. Mặt khác, việc thâm canh tăng vụ đòi hỏi thời vụ gieo trồng
khắt khe hơn, việc làm ải đồng loạt được áp dụng hầu hết diện tích, các giống
lúa cao sản hầu hết có khả năng chịu úng, hạn kém; Chất lượng quản lý và
khai thác sử dụng các công trình thủy lợi còn thấp, chỉ mới tập trung cho đầu
tư mà chưa coi trọng công tác, duy tu, bảo dưỡng công trình. Việc phân cấp
quản lý các công trình thuỷ lợi còn chồng chéo bất cập, hệ thống cơ chế,
chính sách quản lý công trình thuỷ lợi phần lớn đã lạc hậu, chưa đổi mới kịp
thời phù hợp với cơ chế kinh tế mới; Bộ máy tổ chức cồng kềnh; đội ngũ cán
bộ, nhân viên có xu hướng tăng, năng suất lao động thấp, chất lượng quản lý
không cao, công trình xuống cấp nhanh, vi phạm công trình thủy lợi tăng và
chưa được giải quyết, sử dụng nước lãng phí.
Xuất phát từ thực tế đó, với những kiến thức đã được học tập tại lớp
cao học quản lý kinh tế của trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh tôi
lựa chọn đề tài ".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3
Hoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty
TNHH một thành viên khai thác thủy lợi tỉnh Thái Nguyên làm luận văn
tốt nghiệp cao học quản lý kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Luận văn đưa ra nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý khai thác
công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Thái
Nguyên theo hướng hiện đại, đó là quản lý khai thác các công trình thủy lợi
với mục tiêu hiệu quả nhất về tích trữ, điều hòa, phân phối, cung cấp nước
tưới, tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp và của các nhu cầu dùng nước các
ngành kinh tế khác, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn
nước, đạt hiệu quả về lợi ích kinh tế, về mục tiêu xã hội và môi trường đáp
ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới của đất nước trong những năm từ nay tới năm
2020 tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý khai công trình
thủy lợi;
- Đánh giá thực trạng và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý khai thác công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai
thác thủy lợi Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018;
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình
thủy lợi nhằm tăng khả năng phục vụ của các công trình đối với đời sống
dân sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý khai thác
công trình thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi

Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH một
thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên.
* Phạm vi về thời gian: Thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu
thập trong từ năm 2016 đến tháng 6 năm 2019.
- Số liệu sơ cấp được điều tra trong tháng 5 - 6 năm 2019;
- Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2018;
- Giải pháp đề xuất đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
* Phạm vi nội dung: Trong khuôn khổ nội dung của đề tài, luận văn tập
trung nghiên cứu một số các nội dung chính của công tác quản lý khai thác công
trình thủy lợi; (1) ban hành các văn bản hướng dẫn; (2) Quản lý, duy tu, bảo
dưỡng công trình thủy lợi; (3) Quản lý khai thác công trình thủy lợi; (4) Thanh tra,
kiểm tra đối với việc bảo vệ, khai thác công trình thủy lợi; (5) Tuyên tryền pháp
luật về bảo vệ khai thác công trình thủy lợi.
4. Đóng góp của luận văn
1. Luận văn đã tổng hợp những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
2. Về thực trạng, kết quả nghiên cứu cho thấy. Hệ thống công trình
thủy lợi của công ty quản lý đều được xây dựng và đưa vào sử dụng đã lâu
đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt là một số kênh mương hiện đang là
kênh đất, chưa được đầu tư kiên cố nên bờ kênh bị lở, lòng kênh bị bồi lắng
nhiều. Một số hệ thống kênh được nâng cấp và xây mới nhưng chưa đạt được
yêu cầu thiết kế đề ra, thêm vào đó là ý thức bảo vệ công trình của cộng đồng

hưởng lợi chưa cao, vẫn xẩy ra hiện tượng đào, xẻ rãnh tháo nước, trộm cắp
các thiết bị công trình làm cho hệ thống công trình thủy lợi xuống cấp. Từ đó
dẫn đến hiệu quả quản lý sử dụng các công trình thủy lợi kém, gây thất thoát
nước, tiêu hao nhiều điện năng, tăng chi phí duy tu bảo dưỡng và sửa chữa
công trình .... Bên cạnh đó, cũng do công tác quản lý, bảo vệ, duy tu bảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5
dưỡng làm chưa được tốt, nhiều công trình hư hỏng không được sửa chữa kịp
thời. Hiện có nhiều công trình thủy lợi đang ngày càng xuống cấp nghiêm
trọng nhưng chưa có kinh phí duy tu bảo dưỡng và sửa chữa lớn.
3. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất một số các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
với các giải pháp sau:
- Giải pháp tăng cường hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, bảo vệ
công trình thủy lợi.
- Giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý các công trình
thủy lợi.
- Giải pháp tăng cường nguồn lực cho công tác quản lý, đầu tư xây
dựng công trình thủy lợi.
- Giải pháp tăng cường công tác thanh kiểm tra.
- Giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý vận hành.
- Giải pháp tăng cường sự tham gia cộng đồng quản lý công trình thuỷ lợi.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý khai thác công trình
thủy lợi.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại
công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác công trình
thủy lợi tại công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý khai thác công trình thủy lợi
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Thủy lợi
“Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển,
phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và
các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường,
thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước (Quốc hội,
2017)”. (Nguồn Luật thủy lợi số: 08/2017/QH14, ngày 19/6/2017).
1.1.1.2. Công trình thủy lợi
“Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập,
hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi
và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi (Quốc hội, 2017)”.
(Nguồn Luật thủy lợi số: 08/2017/QH14, ngày 19/6/2017).
"Công trình thủy lợi" là sản phẩm được tạo thành bởi trí tuệ và sức lao

động của con người cùng vật liệu xây dựng và thiết bị lắp đặt vào công trình,
được liên kết định vị với nền công trình nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc hạn
chế những mặt tác hại, khai thác sử dụng và phát huy những mặt có lợi của
nguồn nước để phát triển kinh tế - xã hội”.(Nguồn quy chuẩn Việt Nam 0405:2012/BNN-PTNT, mục 2.3).
“Công trình thủy lợi đầu mối là công trình thủy lợi ở vị trí khởi đầu của hệ
thống tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, điều tiết nước hoặc công trình ở
vị trí cuối của hệ thống tiêu, thoát nước (Quốc hội, 2017)”. (Nguồn Luật thủy lợi
số: 08/2017/QH14, ngày 19/6/2017).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7
“Thủy lợi nội đồng là công trình kênh, mương, rạch, đường ống dẫn
nước tưới, tiêu nước trong phạm vi từ điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy
lợi đến khu đất canh tác (Quốc hội, 2017)”.(Nguồn Luật thủy lợi số:
08/2017/QH14, ngày 19/6/2017).
“Khai thác công trình thủy lợi là việc khai thác, sử dụng tiềm năng và
lợi thế của công trình thủy lợi để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường (Quốc hội, 2017)”. (Nguồn Luật thủy lợi số: 08/2017/QH14, ngày
19/6/2017).
1.1.1.3. Quản lý công trình thủy lợi
“Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (hay
đối tượng quản lý), bằng một hệ thống các phương pháp, nhằm thay đổi trạng
thái của đối tượng quản lý, tiếp tục đến mục tiêu cuối cùng phục vụ lợi ích
của con người”. (Nguồn từ cuốn giáo trình cơ sở khoa học quản lý, của Học
viện tài chính năm 1996).
Quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội của tổ
chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

Quản lý là một phạm trù với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao
động chung được thực hiện ở quy mô lớn. Quản lý được phát sinh từ lao
động, không tách rời với lao động và bản thân quản lý cũng là một loại hoạt
động lao động. Bất kỳ một hoạt động nào mà do một tổ chức thực hiện đều
cần có sự quản lý dù ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động
cá nhân thực hiện những chức năng chung. Quản lý có thể được hiểu là các
hoạt động nhằm bảo đảm hoàn thành công việc qua nỗ lực của người khác.
Công tác quản lý là những quy định quản lý các bộ phận quản lý và các
mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn của từng người từng bộ phận nhằm hoàn
thành mục tiêu chung của tổ chức. Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng
đã nói đến Công tác quản lý là hàm ý nói đến hệ thống tổ chức được sắp xếp
theo thứ bậc, thành từng nhóm, từng bộ phận và ứng với vai trò, nhiệm vụ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8
quyền hạn cụ thể để cùng thực hiện mục tiêu chung của tổ chức; nói đến quản
lý là nói đến các hoạt động, tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản
lý để đạt được mục tiêu. Tổ chức và quản lý có mối liên hệ mật thiết, khăng
khít lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau. Quản lý là tổng hợp các hoạt động nhằm
duy trì và hoàn thiện hệ thống tổ chức, thúc đẩy hoạt động của tổ chức bảo
đảm sự tồn tại và vận hành của tổ chức, có tổ chức mà không có Công tác
quản lý sẽ trở thành một tập hợp hỗn loạn. Giải quyết vấn đề tổ chức phải dựa
trên khả năng quản lý, hệ thống quản lý phải xuất phát từ hình thức và
phương pháp tổ chức. Công tác quản lý với 2 nội dung cơ bản là tổ chức và
quản lý không tách rời nhau, chúng gắn chặt với nhau, chi phối lẫn nhau. Để
thực hiện tốt chức năng quản lý phải xây dựng khung thể chế để mọi cá nhân
“Chủ quản lý công trình thủy lợi là cơ quan chuyên môn thực hiện chức

năng quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách
nhiệm đại diện chủ sở hữu; tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân tự đầu tư
xây dựng công trình thủy lợi (Quốc hội, 2017)”. (Nguồn Luật thủy lợi số:
08/2017/QH14, ngày 19/6/2017).
“Chủ sở hữu công trình thủy lợi là cơ quan, tổ chức được Nhà nước
giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu đối với công trình thủy lợi sử
dụng vốn nhà nước; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
(Quốc hội, 2017)”. (Nguồn Luật thủy lợi số: 08/2017/QH14, ngày 19/6/2017).
“Tổ chức thủy lợi cơ sở là tổ chức của những người sử dụng sản phẩm,
dịch vụ thủy lợi cùng hợp tác đầu tư xây dựng hoặc quản lý, khai thác công
trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng (Quốc hội, 2017)”. (Nguồn Luật thủy lợi
số: 08/2017/QH14, ngày 19/6/2017).
“Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là sản phẩm, dịch vụ được tạo ra do khai
thác công trình thủy lợi (Quốc hội, 2017)”. (Nguồn Luật thủy lợi số:
08/2017/QH14, ngày 19/6/2017).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9
Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là khoản tiền phải trả cho một đơn vị
sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (Quốc hội, 2017). (Nguồn Luật thủy lợi số
08/2017/QH14, ngày 19/6/2017).
1.1.2. Phân loại và nguyên tắc quản lý công trình thủy lợi
1.1.2.1. Phân loại công trình thủy lợi
“Theo điều 4, Chương II Nghị định 67/2018/NĐ-CP về việc phân loại
và phân cấp công trình thủy lợi như sau:
Loại công trình thủy lợi quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Thủy lợi

được phân loại cụ thể như sau:
1. Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đập có chiều cao từ 100m trở lên hoặc đập của hồ chứa nước quy
định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 1.000.000.000 m3 trở lên;
c) Hồ chứa nước có dung tích từ 500.000.000 m3 đến dưới
1.000.000.000 m3 mà vùng hạ du đập bị ảnh hưởng là thành phố, thị xã hoặc
có công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
d) Danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt quy định tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Đập, hồ chứa nước lớn thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đập có chiều cao từ 15m đến dưới 100m hoặc đập của hồ chứa nước
quy định tại điểm c khoản này;
b) Đập có chiều cao từ 10m đến dưới 15m và chiều dài đập từ 500m trở
lên hoặc đập có chiều cao từ 10m đến dưới 15m và có lưu lượng tràn xả lũ
thiết kế trên 2.000 m3/s;
c) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 3.000.000 m3 đến dưới
1.000.000.000 m3, trừ hồ chứa quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Đập, hồ chứa nước vừa thuộc một trong các trường hợp sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10
a) Đập có chiều cao từ 10m đến dưới 15m hoặc đập của hồ chứa nước
quy định tại điểm b khoản này, trừ đập quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 500.000 m3 đến dưới
3.000.000 m3.
4. Đập, hồ chứa nước nhỏ là đập có chiều cao dưới 10m hoặc hồ chứa nước

có dung tích toàn bộ dưới 500.000 m3.
5. Trạm bơm:
a) Trạm bơm lớn là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 72.000 m3/h trở lên;
b) Trạm bơm vừa là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 3.600 m3/h đến
dưới 72.000m3/h hoặc trạm bơm nhỏ nhưng có công suất động cơ mỗi tổ máy
từ 150 KW trở lên;
c) Trạm bơm nhỏ là trạm bơm có tổng lưu lượng dưới 3.600 m3/h.
6. Cống:
a) Cống lớn là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 30m trở lên;
Đối với vùng còn lại từ 20m trở lên.
b) Cống vừa là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 10m đến dưới 30m;
Đối với các vùng còn lại từ 5m đến dưới 20m.
c) Cống nhỏ là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long dưới 10m;
Đối với các vùng còn lại dưới 5 m.
7. Hệ thống dẫn, chuyển nước:
a) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng lớn là công trình có
các thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng từ 100 m3/s trở
lên hoặc có chiều rộng đáy kênh từ 50m trở lên;
Đối với các vùng khác có lưu lượng từ 50 m3/s trở lên hoặc có chiều
rộng đáy kênh từ 25m trở lên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

b) Kênh, mương, rạch, xi phông, cầu máng vừa là công trình có thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng từ 10m3/s đến
dưới 100m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 10m đến dưới 50m;
Đối với các vùng khác có lưu lượng từ 5 m3/s đến dưới 50 m3/s hoặc
chiều rộng đáy kênh từ 5m đến dưới 25m.
c) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng nhỏ là công trình có
các thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng dưới 10 m3/s
hoặc chiều rộng đáy kênh dưới 10m;
Đối với các vùng khác có lưu lượng dưới 5 m3/s hoặc chiều rộng đáy
kênh dưới 5m.
8. Đường ống:
a) Đường ống lớn là đường ống dẫn lưu lượng từ 3 m3/s trở lên hoặc có
đường kính trong từ 1500mm trở lên;
b) Đường ống vừa là đường ống dẫn lưu lượng từ 0,25m3/s đến dưới 3
m3/s hoặc có đường kính trong từ 500mm đến dưới 1500mm;
c) Đường ống nhỏ là đường ống dẫn lưu lượng dưới 0,25 m3/s hoặc có
đường kính trong dưới 500mm.
9. Bờ bao thủy lợi:
a) Bờ bao lớn là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 10.000 ha
trở lên;
b) Bờ bao vừa là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 500 ha đến
dưới 10.000 ha;
c) Bờ bao nhỏ là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích dưới 500 ha.
10. Hệ thống công trình thủy lợi:
a) Hệ thống công trình thủy lợi lớn là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho
diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 20.000 ha
trở lên;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





12
b) Hệ thống công trình thủy lợi vừa là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho
diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 2.000 ha
đến dưới 20.000 ha;
c) Hệ thống công trình thủy lợi nhỏ là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho
diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát cho diện tích tự nhiên dưới 2.000 ha.
11. Căn cứ quy mô, nhiệm vụ, tầm quan trọng, mức độ rủi ro vùng hạ du, Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa nước trên địa bàn, trình Thủ tướng Chính
phủ quyết định bổ sung danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt”.
(Nguồn Điều 4 chương II Nghị định số: 67/2018/NĐ-CP, ngày 14/5/2018).
1.1.2.2. Tầm quan trọng của công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi
Tầm quan trọng của công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi nó
giúp cho việc việc nâng cao quả công tác tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông
nghiệp và dân sinh, gắn với hiện thực hóa được mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội bền vững của các địa phương trong tỉnh.
Luận văn được hoàn thành sẽ là một trong những tài liệu tham khảo
hữu ích cho tổ chức, cá nhân quan tâm tới vấn đề phát triển nâng cao hiệu quả
quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, giúp cho các cấp, các ngành
xây dựng đường lối, chủ trương chính sách về thủy lợi.
Luận văn là cơ sở, tiền đề cho Công ty TNHH một thành viên khai
thác thủy lợi Thái Nguyên nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn tại công ty về
công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi đạt hiệu quả cao nhất.
1.1.2.3. Nguyên tắc quản lý khai thác công trình thủy lợi
“Nguyên tắc quản lý khai thác công trình thủy lợi được quy định theo
Điều 19 Luật Thủy lợi như sau:
- Quản lý thống nhất theo hệ thống công trình thủy lợi, từ công trình

đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng; phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13
của hệ thống, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng nước phục vụ sản
xuất, dân sinh và các ngành kinh tế.
- Tuân thủ quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt; có phương án ứng phó thiên tai.
- Bảo đảm hài hòa các lợi ích, chia sẻ rủi ro, hạn chế tác động bất lợi
đến các vùng liên quan; phát huy hiệu quả khai thác tổng hợp, phục vụ đa
mục tiêu của hệ thống thủy lợi.
- Quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải có sự tham gia của người
sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và các bên có liên quan.
- Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong quản lý, khai thác
công trình thủy lợi” (Nguồn Luật thủy lợi số 08/2017/QH14, ngày 19/6/2017).
1.1.2.4. Hệ thống tổ chức quản lý các công trình thủy lợi
“Theo điều 15, Chương III của thông tư số 05/2018/TT/BNNPTNT,
ngày 15/5/2018 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định chi tiết
một số điều của luật thủy lợi thì phân cấp quản lý công trình thủy lợi như sau:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý công trình thủy lợi
quan trọng đặc biệt.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý hoặc phân cấp cho
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo
vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên. Danh mục phân giao nhiệm vụ quản lý công
trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định điều
chỉnh, bổ sung danh mục công trình phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

quản lý căn cứ hiệu quả quản lý công trình của địa phương.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân
cấp huyện quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn căn cứ vào điều kiện cụ thể
của địa phương.
- Công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng thì tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14
chức, cá nhân đó có trách nhiệm quản lý.
- Công trình thủy lợi đầu mối làm nhiệm vụ liên quan đến đê điều, việc
phân cấp quản lý công trình phải phù hợp với quy định của pháp luật về đê
điều và các quy định của pháp luật có liên quan”. (Nguồn thông tư số
05/2018/TT/BNNPTNT, ngày 15/5/2018 của Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn).
Theo Phụ lục II - Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm
2018 của Chính phủ phân cấp công trình thủy lợi được quy định như sau:
Bảng 1.1: Phân cấp công trình thủy lợi
TT

1

Loại công trình

Tiêu chí
phân cấp

Cấp công trình

Đặc
biệt

Cấp I

Cấp II Cấp III Cấp IV

Đập đất, đập đất đá các loại

1.1 Nền là đá

> 100 > 70÷ 100 > 25÷ 70 > 10÷ 25 ≤ 10

Nền là đất cát, đất
1.2

hòn thô, đất sét ở
trạng thái cứng và Chiều cao
nửa cứng

> 8÷ 15

≤8

> 15÷ 25 > 5 ÷ 15

≤5

> 35÷ 75


đập (m)

Nền là đất sét bão
1.3 hòa nước ở trạng
thái dẻo
Đập bê tông, bê
tông cốt thép các
2

loại và các công
trình thủy lợi chịu
áp khác

2.1 Nền là đá
2.2

Nền là đất cát, đất
hòn

thô,

đất

Chiều cao
đập (m)

> 100 > 60÷ 100 > 25÷ 60 > 10÷ 25 ≤ 10
> 25÷ 50 > 10÷ 25 > 5÷ 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN


≤5




×