Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của trâu chiêm hóa tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THÙY LINH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA TRÂU
CHIÊM HÓA TUYÊN QUANG
Ngành: Chăn nuôi
Mã số: 8 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Huê Viên

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho một học vị nào. Mọi sự giúp
đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu
trình bày trong luận văn này được ghi nguồn gốc trong phần phụ lục.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Tác giả

Phạm Thùy Linh



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự lỗ lực phấn đấu của
bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá
nhân, đơn vị và tập thể khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy,
cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.
Trần Huê Viên người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian
thực tập, giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, công
nhân viên tại trạm chăn nuôi và thú y huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang,
Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Miền núi và
toàn bộ công nhân viên của Trung tâm đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt thời gian
thực tập.
Qua đây, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân
và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2019


Tác giả

Phạm Thùy Linh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... ii
MỤC LỤC .............................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU..................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................ 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................. 3
1.1. Cơ sở di truyền của các tính trạng.................................................... 3
1.2. Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng............................................... 4
1.2.1. Khái niệm về sự sinh trưởng ......................................................... 4
1.2.2. Các quy luật sinh trưởng của trâu ................................................. 5
1.2.3. Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá sinh trưởng ................. 7
1.3. Sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng .................................................... 7
1.3.1. Đặc điểm hệ sinh sản của trâu ....................................................... 8

1.3.2. Hoạt động sinh dục của trâu đực ................................................... 8
1.3.3. Hoạt động sinh dục của trâu cái .................................................... 9
1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của con trâu ......................... 11
1.3.4.6. Tính mùa vụ trong sinh sản của trâu ........................................ 15
1.4. Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Chiêm
Hóa ........................................................................................................ 16
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................... 16
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................ 17
1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................... 18
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................ 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv
1.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................... 22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU......................................................................................................... 24
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................ 24
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 24
2.3.1. Đánh giá hiện trạng đàn trâu nuôi tại Chiêm Hóa - Tuyên
Quang .................................................................................................... 24
2.3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của trâu ..................................... 24
2.3.2. Đánh giá khả năng sinh sản của trâu ........................................... 25
2.4. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................. 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............. 29
3.1. Thực trạng đàn trâu của huyện Chiêm Hóa - Tuyên Quang .......... 29
3.1.1. Số lượng và sự phân bố đàn ........................................................ 29

3.1.2. Quy mô đàn trâu nuôi trong nông hộ tại huyện Chiêm Hóa ....... 31
3.1.3. Thực trạng tình hình chăn nuôi đàn trâu tại huyện Chiêm Hóa .. 33
3.2. Khả năng sinh trưởng của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang .......... 36
3.2.1. Khối lượng và kích thước một số chiều đo của trâu ở các tháng
tuổi ......................................................................................................... 36
3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của trâu ở các giai đoạn tuổi .................... 41
3.2.3. Sinh trưởng tương đối của trâu ở các giai đoạn tuổi ................... 42
3.2.4. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của trâu Chiêm Hóa ................... 44
3.3. Khả năng sinh sản của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang ................ 46
3.3.1. Khả năng sinh sản của trâu cái .................................................... 46
3.3.2. Khả năng sinh sản của trâu đực .................................................. 50
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs


:

Cộng sự

CSDT

:

Chỉ số dài thân

CSKL

:

Chỉ số khối lượng

CSTM

:

Chỉ số tròn mình

CSTX

:

Chỉ số to xương

DTC


:

Dài thân chéo

ĐVT

:

Đơn vị tính

KS

:

Khảo sát

Nxb

:

Nhà xuất bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1.

Tuổi thành thục về tính của một số loài gia súc (tháng
tuổi) ..................................................................................... 11

Bảng 1.2.

Tuổi đẻ lứa đầu ................................................................... 12

Bảng 1.3.

Nhịp đẻ của trâu .................................................................. 13

Bảng 1.4.

Khối lượng sơ sinh của nghé qua 10 lứa đẻ trên 6 trâu cái
đẻ ......................................................................................... 14

Bảng 3.1.

Số lượng và sự phân bố đàn trâu qua các năm ................... 29

Bảng 3.2.

Quy mô đàn trâu nuôi trong nông hộ .................................. 31

Bảng 3.3.

Nguồn thức ăn sử dụng cho trâu tại các nông hộ ............... 33


Bảng 3.4.

Chuồng trại và các biện pháp thú y cho chăn nuôi trâu...... 35

Bảng 3.5.

Khối lượng và kích thước một số chiều đo của trâu ........... 37

Bảng 3.6.

Sinh trưởng tuyệt đối của trâu ở các giai đoạn ................... 41

Bảng 3.7.

Sinh trưởng tương đối của trâu ở các giai đoạn .................. 43

Bảng 3.8.

Một số chỉ số cấu tạo thể hình của trâu Chiêm Hóa ........... 44

Bảng 3.9.

Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của trâu cái ....................... 47

Bảng 3.10. Khả năng thụ thai ................................................................ 49
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của trâu đực...................... 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





viii
DANH MỤC CÁC BIỂU

Hình 3.1:

Số lượng và sự phân bố đàn trâu qua các năm ........................... 30

Hình 3.2:

Quy mô đàn trâu nuôi trong nông hộ ......................................... 32

Hình 3.3:

Khối lượng của trâu ở các tháng tuổi ......................................... 38

Hình 3.4.

Sinh trưởng tuyệt đối của trâu ở các giai đoạn ........................... 42

Hình 3.5:

Sinh trưởng tương đối của trâu ở các giai đoạn ......................... 44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”, câu châm ngôn từ xa xưa đó đã nói lên đầy
đủ và phong phú sự gắn bó khăng khít giữa con trâu với đời sống người nông
dân Việt Nam trên đồng ruộng cùng với nền văn minh lúa nước ở nước ta.
Người nông dân Việt Nam nuôi trâu chủ yếu để cày bừa làm đất nông nghiệp,
cung cấp phân bón cho cây trồng và làm sức kéo cho các ngành vận tải khác.
Nguồn thức ăn chính của trâu lại là cỏ tươi và các phụ phẩm nông nghiệp như:
rơm rạ, thân cây ngô đã thu bắp và dây lang, dây lạc... Vì vậy mà người ta
thường nói rằng con trâu “ăn giả, làm thật”
Song ngày nay, cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong
nông nghiệp, vai trò của con trâu trong sản xuất nông nghiệp đã dần dần có sự
thay đổi. Mặc dù vậy con trâu vẫn là nguồn sức kéo chính trong nông nghiệp ở
một số vùng. Ngày nay để thích ứng với xu thế phát triển mới trong nông nghiệp
là sản xuất hàng hoá, nông dân đã có sự điều chỉnh về phương thức trong sản
xuất nói chung và trong chăn nuôi trâu bò nói riêng. Nó đã tăng nguồn thu nhập
đáng kể và góp phần thực hiện chủ trương “xoá đói giảm nghèo” của Đảng và
Nhà nước.
Chăn nuôi trâu là một nghề truyền thống lâu đời của nhân dân các dân
tộc tỉnh Tuyên Quang nói chung và của huyện Chiêm Hóa nói riêng. Ở địa
phương, con trâu đã trở thành con vật thân thiết với người nông dân, con trâu
là tài sản quý đối với mỗi người nông dân vì nó không những mang lại giá trị
kinh tế cao, vừa cung cấp sức kéo và phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm gần đây đàn trâu của địa phương đang có xu hướng
phát triển giảm. Do đặc điểm tập quán chăn nuôi và công tác quản lý giống trên
địa bàn chưa chặt chẽ, việc giao phối tự do dẫn đến tình trạng đồng huyết, cận
huyết ngày càng nhiều. Đàn trâu của địa phương đang có nguy cơ bị thoái hoá
giống nghiêm trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2
Để khai thác và phát triển có hiệu quả nguồn gen trâu Chiêm Hóa, việc
nghiên cứu để có được các thông tin tổng quát về hiện trạng và tiềm năng của
trâu Chiêm Hóa góp phần tích cực nâng cao số lượng và chất lượng đàn trâu
của địa phương, chúng tôi triển khai đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
trưởng và sinh sản của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang".
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu lâu dài
Xác định được khả năng sản xuất của trâu Chiêm Hóa - Tuyên Quang
làm cơ sở cho các nghiên cứu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật góp phần nâng cao
số lượng và chất lượng đàn trâu của địa phương.
* Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được của một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản trâu Chiêm
Hóa - Tuyên Quang.
3. Ý nghĩa của đề tài
Cung cấp những thông tin khoa học về đặc điểm của trâu Chiêm Hóa,
góp phần vào việc chọn lọc, khai thác, phát triển tốt nguồn gen vật nuôi quý
của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thu được sẽ là nền tảng cơ bản để
xây dựng nên các quy trình chọn giống cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ
sinh thú y cho đàn giống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở di truyền của các tính trạng
Cũng như các loài gia súc khác đặc điểm di truyền các tính trạng chất
lượng và số lượng ở trâu cũng tuân theo các quy luật di truyền của Mendel. Các
tính trạng như: Màu sắc lông, da (trắng, đen) là những tính trạng chất lượng,
còn các tính trạng như: Tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ đẻ, nhịp để, tỷ lệ nuôi sống,... thuộc
nhóm tính trạng số lượng, là những tính trạng do nhiều đôi gen quy định và
chịu sự tác động của ngoại cảnh với nhiều mức độ khác nhau.
Giá trị kiểu hình của 1 tính trạng được ký hiệu là P (Phenotype).
Giá trị kiểu gen được ký hiệu là G (Genotype) và sai lệch môi trường
được ký hiệu bằng E (Environment).
Quan hệ này được biểu thị bằng công thức: P = G + E.
Giá trị kiểu gen (G) của giá trị số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ
(Minorgene) cấu tạo thành. Đó là các gen có hiệu ứng riêng biệt của từng gen
thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng
nghiên cứu, hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Polygen). Các minorgene
này tác động lên tính trạng theo 3 phương thức: Cộng gộp, trội và át gen. Vì
vậy giá trị kiểu gen hoạt động thể hiện qua công thức:
G=A+D+I
Trong đó: G: Giá trị kiểu gen
A: Giá trị cộng gộp
D: Giá trị sai lệch trội
I: Giá trị sai lệch tương tác
A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác
định được và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trò quan
trọng vì đó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định được thông qua con đường

thực nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà di truyền học: Những tính trạng có
hệ số di truyền (h2) từ 0,12 - 0,30 là những tính trạng có hệ số di truyền thấp.
Những tính trạng có hệ số di truyền bằng 0,4 - 0,5 là những tính trạng có hệ số
di truyền trung bình. Những tính trạng có hệ số di truyền bằng 0,5 trở lên là
những tính trạng có hệ số di truyền cao và cho hiệu quả chọn lọc cao.
Từ những kết quả phân tích trên cho thấy, các tính trạng về năng suất ở
vật nuôi nói chung và ở trâu nói riêng là kết quả tác động giữa các yếu tố di
truyền và các yếu tố môi trường. Yếu tố di truyền được thể hiện cao hay thấp
phụ thuộc vào nhiều môi trường sống như: Khí hậu, dinh dưỡng, thức ăn... Vì
thế trong thực tiễn công tác giống, muốn vật nuôi đạt năng suất chất lượng cao
thì ngoài việc có giống tốt có năng suất chất lượng cao cần phải chú ý đến việc
cải tiến môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc đối với con vật.
1.2. Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng
1.2.1. Khái niệm về sự sinh trưởng
Sinh trưởng của gia súc là sự tăng kích thước của tế bào mô hay bộ phận
đến một hình dáng nhất định. Đó là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do quá
trình đồng hoá và dị hoá của gia súc tạo ra.
Sự sinh trưởng được đặc trưng bởi tốc độ sinh trưởng, độ dài sinh trưởng
và được phản ánh chung ở khối lượng, kích thước các chiều đo cơ thể.
Sự sinh trưởng (biến đổi về số lượng) cùng với sự phân hoá (biến đổi về
chất lượng) đã tạo nên sự phát triển của cơ thể gia súc từ khi nó mới hoàn thành
đến lúc chết, sự phát triển này được thể hiện như là kết quả của những mối liên
hệ phức tạp giữa đặc điểm di truyền và điều kiện ngoại cảnh.

Sự phát triển của cơ thể nghé cũng như các gia súc khác đều tuân theo
quy luật nhất định. Tìm hiểu quy luật này, ta có thể chủ động nuôi dưỡng nghé
theo giai đoạn để có được những con trâu sau này có những phẩm chất cao và
sức sản xuất tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5
1.2.2. Các quy luật sinh trưởng của trâu
Quá trình phát triển của cơ thể từ khi còn là bào thai đến khi sinh ra,
trưởng thành và già cỗi đều tuân theo quy luật tự nhiên của sinh vật.
Nhiều tác giả bỏ nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, tìm tòi nhằm mục
đích tìm ra các quy luật để từ đó tìm ra các tác động vao từng giai đoạn phát
triển của cơ thể gia súc làm cho năng suất sản phẩm vật nuôi tăng lên, phục vụ
lợi ích kinh tế của người chăn nuôi, sau nhiều năm nghiên cứu người ta đã tìm
ra quy luật sau:
1.2.2.1. Quy luật sinh trưởng phát triển không đều
Điểm nổi bật nhất trong sự phát triển của cơ thể gia súc là sự sinh trưởng,
phát dục không đều. Đặc điểm đó thường thể hiện ở sự thay đổi rõ rệt về tốc độ
sinh trưởng và cường độ tăng trọng của cơ thể tuỳ theo tuổi. Sự phát triển không
đều còn thể hiện ở thể vóc, trao đổi chất…
- Thể vóc chủ yếu do hệ cơ và hệ xương tạo nên. Trong giai đoạn bào
thai mô xương có cường độ phát triển mạnh nhất, còn sau khi sơ sinh tốc độ
phát triển của mô xương giảm xuống nh-ng mô cơ lại tăng lên.
Ví dụ: Từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi thể trọng bê nghé tăng 16 lần, khối
lượng xương tăng 8,7 lần còn cơ tăng 18,6 lần.
- Trao đổi chất: Cơ thể non có cường độ tổng hợp protein mạnh. Tuổi càng
tăng thì khả năng này càng giảm xuống cùng với sự thay đổi cơ cấu của các loại

protein. ở con vật non nucleoprotein chiếm tỉ trọng lớn, khi tuổi tăng lên cơ thể tích
luỹ nhiều các proteit có chức năng đặc hiệu với khả năng tự đổi mới thấp.
1.2.2.2. Sinh trưởng theo giai đoạn
Cũng như các gia súc khác, đặc điểm cơ bản sinh trưởng của trâu là quy
luật phát triển không đồng đều giữa các giai đoạn và giữa các bộ phận khác
nhau trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, sự phát triển diễn ra nhanh
nhất ở thời kỳ mới sinh, sau đó giảm dần đến khi trưởng thành và giảm mạnh
khi già. Sinh trưởng theo giai đoạn không chỉ là đặc trưng của cơ thể nói chung
mà còn là của từng bộ phận, từng hệ thống cơ quan trong cơ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6
Sinh trưởng của gia súc nhìn chung có thể chia làm hai giai đoạn chính
như sau:
+ Giai đoạn bào thai (Trong cơ thể mẹ) và giai đoạn sau bào thai (ngoài cơ
thể mẹ). Giai đoạn bào thai lại chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ bú sữa và thời kỳ cai
sữa. Sự tăng trưởng của giai đoạn bào thai chịu ảnh h-ởng nhiều của mẹ, còn giai
đoạn sau bào thai chịu ảnh h-ởng nhiều của yếu tố di truyền và ngoại cảnh.
Sinh trưởng theo giai đoạn có mối liên hệ mật thiết với sự sinh trưởng
của các bộ phận cơ thể. ở giai đoạn đầu xương phát triển sớm nhất sau đó đến
thịt và mỡ, giai đoạn này xương chiếm tới 30% khối lượng thịt xẻ ở tuổi sơ
sinh. Giai đoạn tiếp theo cơ thể phát triển mạnh nhất sau đó đến mỡ. Ở giai
đoạn sau sự tích luỹ tăng lên rõ rệt khi trâu gần đạt đến tuổi thành thục về thể
vóc và tăng nhanh khi trưởng thành, giai đoạn này mỡ phát triển nhanh nhất
sau đó đến thịt và xương.
Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn và các yếu tố ảnh hưởng có một ý
nghĩa quan trọng trong chăn nuôi. Để thu được năng suất và hiệu quả kinh tế

cao nhất, người chăn nuôi cần phải hiểu được điều này để từ đó đưa ra các biện
pháp kỹ thuật tác động thích hợp nhất vào mỗi giai đoạn của vật nuôi.
1.2.2.3. Quy luật tính chu kỳ
Sự phát triển cơ thể của gia súc và của từng bộ phận trong cơ thể gia súc
qua các thời kỳ có những đặc điểm khác nhau. Tính chất không đồng đều của
nhịp độ phát triển rất phù hợp với hoạt động hưng phấn và ức chế của hệ thần
kinh, với sự đồng hoá dị hoá, có thời kỳ diễn ra mạnh, co thời kỳ yếu của cơ
thể, và cũng từ tính chất không đồng đều của hệ thần kinh và quá trình trao đổi
chất mà sự sinh trưởng của gia súc chịu ảnh h-ởng cũng đi theo nhịp độ lúc yếu
lúc mạnh. Biểu hiện rõ nhất là tốc độ tăng trọng lượng của cơ thể. Có những
thời kỳ đói với gia suc mức tăng trọng hàng ngày cao nhưng sau đó lại thấp.
Tăng trọng nhiều hay ít chính là do sự cân bằng của quá trình oxy hoá khử trong
sự trao đổi chất có đều hay không. Chu kỳ động dục của con cái cũng tuân theo
tính chu kỳ sau một thời gian nhất định chu kỳ động dục lại được lặp lại.
1.2.2.4. Hiện tượng sinh trưởng bù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7
Hiện tượng sinh trưởng bù xảy ra ở một giai đoạn nào đó mà sự phát triển
của con vật bị kìm hãm do cung cấp thức ăn hạn chế. Sau đó con vật nhận được
khẩu phần dinh dưỡng tốt hơn, cường độ sinh trưởng tăng cao, cơ thể không bị
ức chế và đạt khối lượng cùng lúc với những con vật cùng tuổi. Đó là hiện
tượng sinh trưởng bù.
1.2.2.5. Khả năng sinh trưởng của trâu
Khả năng sinh trưởng của trâu ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau.
Trâu sinh trưởng nhanh vào vài tháng đầu sau khi được sinh ra, sau đó tốc độ
tăng trưởng giảm dần. Theo Nguyễn Đức Thạc, nghé từ sơ sinh đến 1 năm tuổi

trong điều kiện dựa vào sữa mẹ và chăn thả tự nhiên, bình quân đàn nghé tăng
trọng 127 - 439g/ngày. Nếu bổ sung thức ăn tinh (Cám gạo, khoai sắn ), một
ngày tăng trọng 500-600g/ ngày. Trong tháng tuổi thứ nhất và thứ 2 có thể tăng
trọng 1000g/ngày. Theo Lê Đăng Đảnh, thì trâu có tốc độ tăng trưởng khởi đầu
trung bình là 650g/ngày, tăng trọng giảm dần xuống còn 300g/ ngày khi trâu
được 1 năm tuổi, lúc 2 năm tuổi là 200g/ngày và giảm xuống 100g/ngày khi
trâu được 3 năm tuổi.
Khả năng sinh trưởng của trâu phụ thuộc vào độ tuổi, khối lượng lúc
trưởng thành của giống và cả tính biệt của chúng. Trâu Việt Nam thường đạt
tầm vóc trưởng thành lúc 6 - 7 tuổi với khối lượng cơ thể trung bình là 300400kg với trâu cái, trâu đực đạt khoảng 350 - 450. Đặc biệt có những con cái
nặng trên 600 và con đực nặng trên 800kg.
1.2.3. Một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá sinh trưởng
Để đánh giá khả năng sinh trưởng của trâu chúng ta thường dùng các
công cụ xác định khối lượng, kích thước (như: cân, thước đo). Các chỉ tiêu đánh
giá gồm:
- Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng khối lượng, kích thước của các chiều
cơ thể bình quân đạt được trong một khoảng thời gian xác định.
- Sinh trưởng tương đối: Là mức tăng trưởng đạt được tính theo tỷ lệ %
tăng lên của lần khảo sát sinh trưởng sau so với lần trước đó.
1.3. Sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8
Sinh sản là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chăn nuôi đại gia súc.
Các biện pháp nâng cao sức sinh sản của gia súc đã được quan tâm nghiên cứu
nhiều. Để tìm ra biện pháp kỹ thuật tác động vào quá trình sinh sản cũng như
áp dụng nó vào thực tế, thì việc đầu tiên là ta phải hiểu được cơ chế sinh lý sinh

sản của chúng. Với con trâu, nó vừa mang đặc điểm sinh sản chung của loài
động vật có vú, lại vừa mang đặc điểm riêng của nó.
Trâu thành thục muộn hơn bò. Bò 5 tuổi đã thay xong răng sữa, trâu
6 tuổi mới thay xong, là đại gia súc có sừng cấu tạo bộ máy sinh dục và
hoạt động sinh dục của trâu và bò nhìn chung giống nhau, tuy vậy có điểm
khác nhau.
1.3.1. Đặc điểm hệ sinh sản của trâu
Macgregor (1941) đã so sánh cơ quan sinh dục của trâu đực với bò đực
và đã đưa ra nhận xét như sau: So với bò đực thì cơ quan sinh dục của trâu đực
kém phát triển hơn. Ở trâu, cơ quan sinh dục chiếm 0,22 - 0,25% trọng lượng
cơ thể, tỉ lệ này ở bò là 0,25 - 0,35%. Trâu đực có dương vật gắn chặt vào bụng
hơn, bao dịch hoàn ngắn và không có cổ ngay cả khi giãn. Ở trâu sông mặc dù
có dịch hoàn và bao dịch hoàn lớn hơn và có cổ rõ, nó vẫn nhỏ hơn so với các
giống bò Châu Âu. Dịch hoàn của trâu nhỏ hơn và nó chỉ được chuyển xuống
bao dịch hoàn khi nghé được 6 tháng tuổi. Dương vật trâu ngắn, túi tinh dịch
và tiền liệt tuyến nhỏ hơn hẳn so với bò.
Ở trâu cái, theo tác giả Hadi và Sane (1965), Luktuk và Rao (1962),
Bhalla cùng cộng sự (1964) trích dẫn bởi Tiến Hồng Phúc (2002) thì tử cung
trâu ngắn hơn, sừng tử cung uốn khúc nhiều và dày hơn so với tử cung bò.
Buồng trứng nhỏ hơn, thể vàng màu xám, hơi hồng với các tĩnh mạch đỏ, sau
trở thành màu xám, ở bất kỳ giai đoạn nào thể vàng của trâu cũng không có
màu vàng. Giữa các loại hình trâu, các giống trâu có sự sai khác chút ít ở cấu
tạo cơ quan sinh dục.
1.3.2. Hoạt động sinh dục của trâu đực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

Nghé đực 3 - 4 tháng đã có phản xạ nhảy (nhảy ôm lên những con nghé
khác) 1 năm tuổi đã theo riết những trâu cái động hớn, biết chồm lên cái và làm
động tác giao phối nhưng lúc này dương vật chưa nhú ra khỏi đầu bao dương
vật hoặc có thể nhú ra nhưng rất ít. Một năm rưỡi nghé đực đã có khả năm giao
phối với cái. Theo Nguyễn Đức Thạc (2006), kiểm tra tinh dịch nghé đực tại
trại Ngọc Thanh thấy 18 tháng tuổi nghé đã có tinh trùng đầy đủ, có nghĩa là,
nếu giao phối có thể thụ thai được. Tuy nhiên lượng tinh trùng của trâu phóng
ra thường ít hơn bò, một lần phóng tinh trâu cho 3CC và mật độ tinh trùng trong
1CC thường trên dưới 1 tỉ. Số liệu này ở bò thường 4 - 5CC và mật độ tinh
trùng 1 - 1,5 tỉ trong 1CC.
Như vậy 18 tháng tuổi nghé đực đã có thể nhảy cái nhưng phải trên 2
tuổi chất lượng tinh mới tốt. Khả năng truyền giống tốt nhất của trâu đực vào
tuổi từ 3 - 6. Nuôi dưỡng và sử dụng hợp lý, trâu đực 10 tuổi vẫn nhảy tốt. Nuôi
dưỡng thiếu, sử dụng không hợp lý, trâu đực 9 tuổi, sức nhảy đã kém.
1.3.3. Hoạt động sinh dục của trâu cái
Trâu cái có hoạt động sinh dục mang tính chu kỳ, ta gọi là chu kỳ tính.
Chu kỳ tính của trâu trung bình là 21 - 22 ngày và biến động trong khoảng 1535 ngày và được chia làm các giai đoạn:
Thứ nhất: giai đoạn trước động dục. Đây là giai đoạn đầu của chu kỳ
sinh dục. ở giai đoạn này trứng phát triển và chín. Cuối giai đoạn này noãn bào
chín và nổi rõ trên bề mặt buồng trứng. Song song với quá trình ấy còn có
những biến đổi ở đường sinh dục để tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng sống,
thụ thai và sự làm tổ của hợp tử sau khi thụ thai.
Thứ hai: giai đoạn động dục ở trâu thường có biểu hiện động dục thầm
lặng. Chỉ một số ít có những biến đổi về tâm, sinh lý. Khi đó con vật có biểu
hiện tâm lý hưng phấn như: bỏ ăn, ngơ ngác, bỏ đàn, chạy đi tìm đực, trên bãi
chăn có nhiều trâu đực theo. Cơ quan sinh dục có nhiều biến đổi như: Âm hộ
sung huyết, căng mẩy, niêm mạc âm đạo trơn bóng láng, niêm dịch chảy nhiều
và dính vào hai bên mông.
Giai đoạn này trâu có thời kỳ hưng phấn cao độ – thời kỳ chịu đực. Theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





10
tác giả Mai Văn Sánh (kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994 1995 viện chăn nuôi, trang 174) thì trâu cái Murrah có thời gian chịu đực
khoảng 18,3 ± 3,01 giờ. Vào thời kỳ này trâu cái chịu đực, khi có trâu đực tới
trâu cái đứng im, cong đuôi, dạng chân chuẩn bị tư thế giao phối. Đồng thời lúc
này cổ tử cung của trâu mở to nhất, cuối giai đoạn động dục xung huyết, hưng
phấn giảm dần, cổ tử cung khép dần lại. Tỷ lệ trâu có sự thay đổi về tính tình
như trên chỉ chiếm khoảng 28%, còn lại là có biểu hiện động dục thầm lặng.
Đây là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ sinh sản của trâu đạt thấp. Trứng được
rụng trong giai đoạn này và nếu được phối giống đúng thời điểm trứng sẽ được
thụ tinh. Chu kỳ của trâu dừng ở giai đoạn này, gia súc bước vào giai đoạn
mang thai. Nếu trứng không được thụ thai, chu kỳ tính của trâu bước sang giai
đoạn tiếp theo.
Trong thực tiễn sản xuất, nông dân ta có rất ít kinh nghiệm phát hiện trâu
cái động dục và điều này đã làm cho năng suất sinh sản của đàn trâu đạt thấp.
Các nhà khoa học đã đề ra nhiều phương pháp phát hiện trâu cái động dục như:
sử dụng đực thí tình, đo điện trở âm đạo, quan sát niêm dịch... Mặc dù vậy khả
năng áp dụng các biện pháp ấy vào thực tiễn sản xuất còn hạn chế.
Thứ ba: giai đoạn sau động dục. Giai đoạn này con trâu dần trở về trạng
thái bình thường. Cơ quan sinh dục của trâu không còn sung huyết, cổ tử cung
đóng lại, trâu ăn uống bình thường. Thể vàng hình thành và bắt đầu hoạt động
tiết hoóc môn. Cơ quan sinh dục dần bước sang giai đoạn nghỉ ngơi.
Thứ tư: giai đoạn nghỉ ngơi. Nhờ hoạt động của thể vàng, hệ sinh dục
của trâu ở tình trạng nghỉ ngơi hoàn toàn, tạo điều kiện cho nó bình phục và
chuẩn bị chu kỳ hoạt động mới. Cuối giai đoạn này, thể vàng tiêu biến, hoóc
môn LH, FSH từ tuyến yên được giải phóng và nó tác động thúc đẩy buồng
trứng hoạt động. Hoạt động sinh dục bước sang chu kỳ tiếp theo. Khi đã mang

thai thể vàng sẽ tồn tại suốt quá trình mang thai và nó chỉ tiêu biến trước khi
gia súc đẻ một thời gian.
Trong các giai đoạn của chu kỳ tính, giai đoạn động dục có ý nghĩa quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11
trọng nhất và thời kỳ chịu đực là có ý nghĩa nhất. Đã có nhiều công trình nghiên
cứu xác định thời điểm phối giống thích hợp cho trâu. Theo Mai Văn Sánh
(1996) thì phối giống cho trâu vào cuối thời kỳ chịu đực và sau khi kết thúc
chịu đực 0 - 4 giờ cho tỷ lệ thụ thai cao nhất.
1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của con trâu
1.3.4.1. Tuổi thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính là khoảng thời gian được tính bằng ngày, tháng
tuổi mà ở đó gia súc bắt đầu có hoạt động sinh dục và có biểu hiện muốn giao
phối lần đầu. Đây được xem là một chỉ tiêu đánh giá tính mắn đẻ của giống. Gia
súc nói chung là có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc.
Chính vì thế mà mặc dù đã có khả năng hoạt động sinh sản ở tuổi thành thục về
tính, nhiều tác giả vẫn cho rằng không nên sử dụng chúng ngay. Nếu ta sử dụng
trâu đực ngay ở thời điểm này, chất lượng tinh dịch sẽ kém, dẫn tới tỷ lệ thụ thai
thấp, sức sống của đàn con sinh ra kém và thời gian sử dụng trâu đực bị giảm
sút. Với trâu cái, nếu được phối giống và mang thai vào thời điểm này thì tỷ lệ
sảy thai sẽ cao hơn, tỷ lệ đẻ khó tăng lên, sản lượng sữa thấp, con non sinh ra
yếu, sinh trưởng chậm và khả năng làm việc của trâu giảm xuống. Tuy nhiên,
nếu phối giống cho trâu quá muộn sẽ làm cho năng suất sinh sản vốn có của trâu
cũng như khả năng tiết sữa của trâu bị giảm sút. Các ý kiến cho rằng: phối giống
cho trâu tốt nhất là vào lúc nó đạt 70% khối lượng trưởng thành.
Tuổi thành thục về tính của trâu phụ thuộc vào loại hình, giống trâu và

đặc biệt là chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng nghé trước và sau khi tách mẹ.
Theo tác giả Mai Văn Sánh (1996) thì trâu Murrah nuôi tại Sông Bé Việt Nam có tuổi thành thục sinh dục là 33,81 tháng.
Nguyên Đức Thạc (1977) cho biết trâu cái F1 (Murrah x Nội) có tuổi thành
thục về tính sớm hơn trâu thuần, trung bình là 34 tháng tuổi. Như vậy trâu là loài
gia súc có tuổi thành thục về tính muộn hơn so với các loài gia súc khác.
Bảng 1.1. Tuổi thành thục về tính của một số loài gia súc (tháng tuổi)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12
Con đực

Loài gia súc

Con cái

Trâu nội VN

18 – 32

18 – 21



12 – 18

8 – 12


Ngựa

12 – 20

12 – 18

Lợn

5–8

6–8

Nguồn: Sinh lý học gia súc, ĐHNN I, 1996
1.3.4.2. Tuổi đẻ lứa đầu của trâu
Đây là chỉ tiêu đánh giá sức sinh sản của con cái. Nó được tính bằng
tuổi của trâu khi nó đẻ lứa thứ nhất. Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố khác nhau như: giống, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, kỹ thuật phối
giống...
Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về chỉ tiêu sinh sản này của trâu và
đã có các công bố khác nhau về vấn đề này. Tác giả Sethi và cộng sự (1996)
qua theo dõi 615 trâu Murrah từ năm 1971 - 1994 kết luận rằng: tuổi đẻ lứa
đầu trung bình của chúng là 52,9 tháng. Còn Ashfag (1954) lại cho biết tuổi đẻ
lứa đầu của trâu ấn Độ là 48 tháng, ở Pakistan là 47 tháng (dao động từ 32 - 70
tháng). Khire và cộng sự (1977) trích dẫn bởi Nguyễn Đức Thạc (1983) nghiên
cứu trên giống trâu Nagpuri của ấn Độ cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của giống trâu
này là 1634 ngày tương đương với khoảng 53 tháng.
Ở Việt Nam Nguyễn Đức Thạc và cộng sự (1985) đã theo dõi trên đàn
trâu Murrah nuôi tại Ngọc Thanh cho biết, tuổi đẻ lứa đầu củ trâu là 43 tháng.
Mai Văn Sánh cũng cho biết, tuổi đẻ lứa đầu của trâu Murrah là 45,21 tháng,
còn trâu lai F1 (Murrah x cái Nội) là 49,1 tháng. Nguyễn Văn Thanh (1995)

cho biết tuổi đẻ lứa đầu của trâu miền Bắc Việt Nam tập trung vào giai đoạn 49
- 60 tháng tuổi (59,3%).
Lê Viết Ly, Lê Tư, Đào Lan Nhi (1994) cho biết tuổi đẻ lứa đầu và tỷ lệ
đẻ của trâu ở một số xã miền núi tỉnh Tuyên Quang như sau:
Bảng 1.2. Tuổi đẻ lứa đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

Tổng số
524

3 - 4 tuổi

4 - 5 tuổi

5 - 6 tuổi

> 6 tuổi

N

%

N

%


N

%

N

%

57

10.8

178

33.9

177

33.7

112

1.3

1.3.4.3. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ
Đây là chỉ tiêu được tính bằng khoảng thời gian từ khi trâu đẻ lứa
trước tới khi đẻ lứa tiếp theo. Nó là chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng suất
sinh sản của trâu. Chỉ tiêu này phụ thuộc thời gian mang thai và thời gian
phối lại sau khi đẻ. Trong đó, thời gian mang thai là đặc trưng của loài và

ít biến động. Chính vì thế khoảng cách lứa đẻ chủ yếu phụ thuộc thời gian
phối lại sau khi đẻ và kết quả phối giống. Tức là phụ thuộc nhiều nhất vào
chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và khả năng phát hiện động dục cũng như kỹ
thuật phối giống.
Đã có nhiều công bố nghiên cứu về chỉ tiêu này trên con trâu. Alim và
Ahmed (1954) cho biết khoảng cách giữa hai lứa đẻ của trâu là 550 ± 25,6 ngày.
Ishap và Shah (1975) trích dẫn bởi Tiến Hồng Phúc (2002) công bố chỉ tiêu ấy
trên trâu NiLi - RaVi nuôi tại Pakistan là 524 ngày. Theo Nguyễn Đức Thạc và
Nguyễn Văn Vực (1985) thì trâu Murrah nuôi tại Ngọc Thanh có khoảng cách
lứa đẻ là 632 ngày.
Theo Lê Viết Ly, Lê Tư, Đào Lan Nhi (1994) cho biết khoảng cách giữa
hai lứa đẻ của trâu Tuyên Quang như sau:
Bảng 1.3. Nhịp đẻ của trâu
Tổng
490

3 năm 2 lứa

2 năm 1 lứa

3 năm 1 lứa

N

%

N

%


N

%

117

23.8

215

43.8

158

32.2

1.3.4.4. Số con đẻ ra trong một đời trâu cái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14
Nuôi dưỡng tốt, đủ đực giống, cho phối kịp thời, bình quân một trâu cái
cho 8 – 9 nghé. Tại trại Ngọc Thanh, nhiều trâu cái 15 - 16 tuổi cho 10 - 11
nghé. Trong nhân dân có trâu cái 22 tuổi đẻ được 17 nghé (Lạng Sơn) hoặc 15
nghé (Thanh Hoá, Tuyên Quang).
Nhưng trong thức tế, qua điều tra 3247 trâu cái ở Tuyên Quang, Lạng
Sơn, Thanh Hoá, đa số chỉ đẻ 5 - 6 nghé, số đẻ 8 - 9 con rất ít. Lý do là trâu 4 5 tuổi mới đẻ, 15 - 16 tuổi đã loại và nhịp đẻ bình quân chỉ 2 năm một lứa, hoặc
dài hơn.

Sức đẻ của trâu tốt từ lứa 3 duy trì tới lứa 7 - 8, sau đó giảm dần. Như
vậy, nên lấy đến tuổi 13 - 14. Tuổi sử dụng này tăng hay giảm phụ thuộc vào
điều kiện nuôi dưỡng tốt hay xấu.
Theo dõi khối lượng sơ sinh nghé qua 10 lứa đẻ trên 6 trâu cái, có số liệu
sau.
Bảng 1.4. Khối lượng sơ sinh của nghé qua 10 lứa đẻ trên 6 trâu cái đẻ
Lứa đẻ

1

Tuổi mẹ (năm, tháng)

2

3

4

5

6

7

8

9

10


3,4 4,8 6,2 7,8 9,4 10,8 12 13,4 14,9 16,3

Bình quân trọng lượng
sơ sinh nghé (kg)

24,1 26 29,1 30,3 32,5 30,4 30,5 28,6 28

26

Cao (kg)

27

29 32,5 33,2 39 36,3 37

32

31

28

Thấp (kg)

22

23

25

23


24

27

29 28,5 27

24

Qua bảng 1.4 thấy, khối lượng nghé đẻ ra tăng dần từ lứa đẻ 1 đến 3 cao
nhất ở lứa đẻ 5 - 6 và sau lứa đẻ 8 thì giảm dần. Các số liệu khối lượng nghé
đều nằm trong khoảng trung bình.
1.3.4.5. Nhịp đẻ và tỉ lệ đẻ
Đẻ nhiều hay ít, mau hay thưa do đặc điểm sinh lý và tác động của ngoại
cảnh quyết định. Trâu đẻ thưa hơn bò. Nuôi dưỡng tốt, đẻ mau hơn,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15
Ở trâu ta, phân ra 3 loại nhịp đẻ: nhịp đẻ mau (đẻ năm một nghé hoặc hai
năm rưỡi đôi), nhịp đẻ trung bình (ba năm đôi), nhịp đẻ thưa (hai năm và trên
hai năm một nghé).
Nhịp đẻ mau hay thưa quyết định tỉ lệ đẻ cao hay thấp của đàn
trâu hàng năm.
Tính tỉ lệ đẻ cũng có cách khác nhau, ở đây chúng ta tính tỉ lệ đẻ của trâu
hàng năm theo cách lấy số trâu cái đẻ trong năm chia cho tổng số trâu cái đến
tuổi đẻ.

Qua điều tra trên 5 tỉnh miền Bắc (Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn,
Thanh Hoá, Nghệ An), trong 17 điểm với 6055 trâu cái từ 2 răng hoặc 5424
trâu cái từ 4 răng cho thấy:
- Tỷ lệ đẻ của trâu bình quân là 43% nếu tính trên trâu từ 2 răng và 48%
nếu tính từ trâu cái từ 4 răng.
- Vùng có tỉ lệ đẻ cao là 57 - 63,39% như vùng Hưng Nguyên, Thanh
Chương, Thạch Thành, Hàm Yên; cùng có tỉ lệ đẻ thấp, dưới 45% như vùng
Lộc Bình, Ôn Châu, Tràng Định, Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá.
Tuy vậy, nơi có đồng cỏ tốt, có tập quán nuôi trâu sinh sản, thì trâu có nhịp
đẻ mau nhiều hơn và tỉ lệ đẻ hàng năm cao hơn. Ví dụ xã Thành Trực (Thạch
Thành - Thanh Hóa), xã Vĩnh Yên (Lục Yên - Yên Bái),... nhịp đẻ mau chiếm 45 55% và bình quân một trâu cái 2 năm rưỡi đến 3 năm cho 2 nghé.
1.3.4.6. Tính mùa vụ trong sinh sản của trâu
Hoạt động sinh sản của trâu đực diễn ra liên tục, không mang tính chu
kỳ và tính thời vụ. Tuy nhiên chất lượng tinh dịch của trâu có sự khác nhau
giữa các mùa trong năm. Vào mùa thu chất lượng tinh dịch của trâu là tốt nhất.
Đó là do ảnh hưởng của nguồn thức ăn tốt, dồi dào trong mùa hè.
Với trâu cái thì hoạt động sinh sản mang tính thời vụ rất rõ ràng. Đã có
nhiều nghiên cứu về vấn đề này và các tác giả đã chỉ ra rằng trâu cái thường
động dục vào mùa Đông, Xuân và đẻ nhiều nhất vào mùa Thu, Đông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




16
Theo Rife (1959) thì vào những tháng nóng nực trâu cái thường không
động dục, Villegas (1958) chỉ ra rằng hoạt động sinh dục thường xảy ra mạnh
vào các tháng mùa mưa, mát mẻ và vì thế trâu ở Philippin có khuynh hướng
sinh sản theo mùa rõ ràng.
Tác giả Mai Văn Sánh (1996) cũng chỉ ra rằng trâu Murrah nuôi

tại Sông Bé động dục tập trung vào thời gian từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau
(70,27%) và chúng đẻ nhiều vào các tháng mùa Thu và Đông. Cũng có nhiều
tác giả cho rằng vụ đẻ có ảnh hưởng tới khoảng cách lứa đẻ của trâu.
Những trâu đẻ vào mùa mưa (tháng 7 - 10) hàng năm có khoảng cách lứa
đẻ ngắn hơn (461 ngày), nếu đẻ vào mùa hè nóng nực thì khoảng cách ấy là
529 ngày.
1.4. Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Chiêm Hóa
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1. Vị trí địa lý
Chiêm Hoá là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang. Phía
Đông, Đông - Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) và huyện Na Hang
(tỉnh Tuyên Quang); phía Tây - Bắc giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang);
phía Tây- Nam giáp huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang); phía Nam giáp
huyện Yên Sơn, phía Bắc giáp huyện Lâm Bình. Huyện lỵ đặt tại thị trấn
Vĩnh Lộc, cách trung tâm tỉnh Tuyên Quang 67 km. Diện tích cả huyện là
127.882,3ha, trong đó có 14.965,19 ha đất sản xuất nông nghiệp và
105.126,2 ha đất lâm nghiệp. Toàn huyện có 378 thôn, tổ nhân dân, dân số
trên 132.000 người với 18 dân tộc cùng chung sống, mật độ dân số trung
bình là 102 người/km2.
1.4.1.2 Điều kiện khí hậu
Chiêm Hoá thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thấp, được phân chia thành 2
mùa rõ rệt: mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, thường có nhiều mưa và mưa rào
tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, mùa này thường hay xẩy ra lũ lụt; mùa đông
kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông
Bắc, sương mù và sương muối.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×