Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.01 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

HỒ SỸ HÙNG

GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 - 6 TUỔI
THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI
Ở TRƢỜNG MẦM NON

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non)
Mã số: 914.01.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2020


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học:
1: PGS.TS. Ngô Công Hoàn
2: PGS.TS. Bùi Thị Lâm

Phản biện 1:

GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến
Học viện Quản lí Giáo Dục

Phản biện 2:



PGS.TS Phạm Minh Mục
Viện Khoa học Giáo dục - Việt Nam

Phản biện 3:

PGS.TS Đỗ Thị Minh Liên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi …..giờ … ngày … tháng 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội
- Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em và Tuyên bố Salamanca đã
khẳng định: Mọi người, mọi trẻ em, không phân biệt khuyết tật hay không khuyết tật
đều có quyền được hưởng nền giáo dục tốt nhất. Điều đó cho thấy giáo dục hòa nhập
(GDHN) là một tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Mục đích của GDHN nhằm thu hẹp
khoảng cách phát triển giữa người khuyết tật và người không khuyết tật, đảm bảo cho
người khuyết tật được tham gia đầy đủ vào các hoạt động giáo dục, có những đóng
góp tích cực cho cộng đồng xã hội.
1.2. Hiện nay trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) nhẹ 5 - 6 tuổi đã được tham gia học
hòa nhập cùng với các bạn đồng trang lứa ở trường mầm non. Tổ chức các hoạt động
giáo dục trong lớp mẫu giáo hòa nhập có trẻ KTTT nhẹ là vấn đề cần được quan tâm

nghiên cứu và chỉ dẫn cho giáo viên mầm non, nhằm giúp họ có kiến thức và kĩ năng
làm việc với trẻ KTTT nhẹ, giúp trẻ vượt qua những rào cản trong cuộc sống, tạo cơ
hội để trẻ phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn của mình.
1.3. Đối với trẻ em, giao tiếp là một trong những lĩnh vực phát triển quan
trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển các lĩnh vực khác. Giáo dục kĩ năng
giao tiếp NGT cho trẻ KTTT nhẹ nhằm tạo môi trường tương tác tích cực, kích
thích trẻ giao tiếp và được xác định là nội dung giáo dục quan trọng ở trường mầm
non hiện nay. Đa số trẻ KTTT nhẹ gặp khó khăn về ngôn ngữ và hạn chế trong giao
tiếp với mọi người xung quanh, khi tương tác với người khác trẻ thường có xu
hướng thụ động, có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về hành vi. Trẻ cũng có nhiều
hạn chế trong giao tiếp phi ngôn ngữ, giao tiếp bằng mắt không ổn định, ít khi sử
dụng ngôn ngữ cơ thể để bày tỏ nhu cầu với người khác. Do đó, giáo dục KNGT
cho trẻ KTTT luôn là một mục tiêu ưu tiên trong quá trình can thiệp và hỗ trợ trẻ
KTTT ở môi trường giáo dục hòa nhập.
1.4. Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ 5 - 6 tuổi và là điều kiện quan trọng cho
sự phát triển ở trẻ. Tổ chức các trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai trong lớp hòa
nhập có trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi sẽ tạo cơ hội để trẻ KTTT được tương tác với các
bạn trong lớp bằng các phương tiện giao tiếp khác nhau, thông qua chơi trẻ học được
cách bày tỏ cảm xúc của mình với thế giới xung quanh. Nghiên cứu của các tác giả
như Bergen D 2002 , Sameena N 2011 , Sunish 2013 , Raman S 2015 , đã chỉ ra
rằng chơi đóng vai kích thích trí tưởng tượng của trẻ, nâng cao kĩ năng giao tiếp xã
hội, phát triển mối quan hệ thân thiện thông qua sự hợp tác, lắng nghe, luân phiên và
sử dụng ngôn ngữ để tương tác cùng nhau. hi chơi đóng vai trẻ KTTT sẽ học cách
1


giao tiếp và điều chỉnh cho phù hợp với các nội dung và đối tượng giao tiếp, sự tương
tác giữa các vai trong nhóm chơi sẽ tạo cơ hội để mọi trẻ trong lớp hỗ trợ trẻ KTTT.
Bên cạnh đó, giáo viên mầm non biết lựa chọn cách thức hỗ trợ phù hợp để kích thích
trẻ KTTT sử dụng KNGT thông qua các tình huống chơi. Do đó, trò chơi đóng vai là

phương tiện quan trọng để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi học hòa nhập
ở trường mầm non hiện nay.
1.5. Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói chung và trẻ TTT nói riêng đã được
triển khai ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Số lượng trẻ KTTT tham gia học hòa
nhập tại các trường mầm non ngày càng tăng, cơ bản đáp ứng được mong muốn của
gia đình có trẻ KTTT. Bên cạnh đó, việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ học hòa
nhập ở trường mầm non cũng đã được xác định là một trong những nội dung ưu tiên
trong việc can thiệp, trị liệu cho trẻ. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa đáp ứng được mục
tiêu giáo dục trẻ KTTT. Xuất phát từ nhiều lí do như: Đa số giáo viên mầm non
(GVMN) còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng làm việc với trẻ KTTT, tổ chức
các hoạt động nhằm giáo dục KNGT cho trẻ còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa trên kinh
nghiệm bản thân và áp dụng các biện pháp như trẻ không khuyết tật, chưa phát huy
được ưu thế của trò chơi đóng vai trong việc giáo dục KNGT cho trẻ. Hơn nữa,
nguồn tài liệu tham khảo về giáo dục KNGT cho trẻ còn rất hạn chế, điều đó làm ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả giáo dục KNGT cho trẻ TTT trong các trường mầm
non hiện nay.
Đề tài “Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi thông
qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non” được lựa chọn nghiên cứu nhằm đáp
ứng nhu cầu thực tiễn giáo dục ở các trường mầm non có trẻ KTTT nhẹ học hòa nhập.
2. MỤC ĐÍCH NGHI N CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5
- 6 tuổi, đề xuất các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua
tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non, giúp trẻ có thể giao tiếp trong các hoạt
động ở trường mầm non.
3. KHÁCH THỂ VÀ Đ I TƢ NG NGHI N CỨU
Quá trình giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi.
Biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò
chơi đóng vai ở trường mầm non.
2



4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trò chơi đóng vai là phương tiện có nhiều ưu thế để giáo dục KNGT cho trẻ
KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non. Nếu đề xuất và áp dụng các
biện pháp trong quá trình tổ chức trò chơi đóng vai theo hướng tạo môi trường, tình
huống kích thích giao tiếp, tương tác giữa trẻ KTTT với các bạn trong nhóm chơi, hỗ
trợ cá nhân trẻ KTTT thực hành, luyện tập NGT trong quá trình chơi đóng vai thì sẽ
nâng cao được KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi trong môi trường GDHN.
5. NHIỆM VỤ NGHI N CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
thông qua tổ chức trò chơi đóng vai.
5.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông
qua tổ chức trò chơi đóng vai trong trường mầm non.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục NGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHI N CỨU
- Giới hạn về khách thể khảo sát: 35 trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi, 150 giáo viên dạy
ở trường mầm non có trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi.
- Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp giáo dục
KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai.
- Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư
phạm ở một số trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Tổ chức thực nghiệm tại 2 trường mầm non ở thành phố Thanh Hóa.
7. PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU
7

p tiếp cận
Đề tài dựa trên các cách tiếp cận khác nhau để lựa chọn phương pháp nghiên
cứu định hướng cho việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ
chức trò chơi đóng vai, bao gồm các phương pháp tiếp cận như: tiếp cận giáo dục hòa
nhập, tiếp cận hoạt động, tiếp cận phát triển, tiếp cận cá biệt hóa, tiếp cận thực tiễn.

7
u
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài để thu thập, tổng hợp và khái
quát hóa thông tin. Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ
thống hóa lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở lí luận của luận án.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
3


Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương
pháp phỏng vấn; Phương pháp nghiên cứu trường hợp; Phương pháp thực nghiệm sư
phạm
7.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 trong thống kê
và phân tích các dữ liệu nghiên cứu thu được của đề tài.
8. LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC BẢO VỆ
8.1. Trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi có một số hạn chế về KNGT song có thể giáo dục
được các KNGT cho trẻ thông qua tổ chức trò chơi đóng vai trong môi trường
GDHN.
8.2. Trò chơi đóng vai là phương tiện có nhiều ưu thế để giáo dục KNGT cho
trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi. Tổ chức trò chơi đóng vai ở lớp mẫu giáo hòa nhập có
ảnh hưởng đến sự phát triển KNGT của trẻ KTTT.
8.3. Các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ
chức trò chơi đóng vai theo hướng tạo môi trường, tình huống kích thích giao
tiếp, tương tác giữa trẻ KTTT với các bạn trong nhóm chơi, hỗ trợ cá nhân trẻ
KTTT thực hành, luyện tập NGT trong quá trình chơi đóng vai sẽ giáo dục
được các NGT như: Chú ý lắng nghe, luân phiên, hiểu ngôn ngữ, sử dụng các
yếu tố phi ngôn ngữ, và sử dụng ngôn ngữ cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi.
9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

9.1. ó
ó về mặt lí luận
Góp phần làm phong phú cơ sở lí luận về giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5
- 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai
9.2. ó
óp về mặt thực tiễn
- Làm rõ thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ
chức trò chơi đóng vai.
- Xây dựng một số biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông
qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non
10. CẤU TRÖC CỦA LUẬN ÁN
Chƣơng 1: Tổng quan và cơ sở lí luận giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6
tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông
qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
Chƣơng 3: Biện pháp giáo dục NGT cho trẻ TTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ
chức trò chơi đóng vai và thực nghiệm sư phạm.
4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO
TIẾP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TỔ
CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI
1.1. TỔNG QUAN NGHI N CỨU VẤN ĐỀ
Từ những năm giữa thế kỷ XX, giáo dục trẻ TTT đã thu hút được sự quan tâm
nghiên cứu của các nhà khoa học ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những nghiên cứu
này đều hướng tới mục đích chung là giúp cho cộng đồng nhận thức một cách đầy đủ
hơn về trẻ TTT cũng như tìm ra các biện pháp hỗ trợ để mang lại cơ hội phát triển
tốt nhất cho trẻ. Nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu và vấn đề giao tiếp và cách
thức phát triển KNGT cho trẻ TTT, trò chơi đóng vai đối với sự giáo dục KNGT

cho trẻ KTTT.Từ những công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và ở Việt
Nam chúng tôi tổng hợp một số hướng nghiên cứu chính sau đây:
1.1.1. Nghiên cứu về KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
1.1.2. Nghiên cứu về cách thức giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
1.1.3. Nghiên cứu về trò chơi của trẻ khuyết tật trí tuệ
1.1.4. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chơi và giáo dục KNGT của trẻ KTTT
Tổng hợp các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về giáo dục
KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai, đề tài rút ra
một số điểm đáng chú ý sau đây:
Nghiên cứu về KNGT của trẻ KTTT 5 - 6 tuổi trên thế giới đã cho thấy, trẻ
KTTT nhẹ gặp phải một số khó khăn trong giao tiếp, chỉ ra sự khác biệt về KNGT
giữa trẻ em không khuyết tật và trẻ em KTTT, đồng thời gợi ý một số biện pháp giáo
dục, trị liệu cho trẻ có khó khăn trong giao tiếp.
Các nghiên cứu về cách thức giáo dục KNGT cho trẻ KTTT đã đề xuất một số
cách thức: Sử dụng trò chơi để giáo dục KNGT cho trẻ; Sử dụng hình thức kể
chuyện; Áp dụng chương trình can thiệp sớm và giáo dục đặc biệt; Sử dụng một số
giải pháp trị liệu ngôn ngữ và phát triển một số kĩ năng xã hội để hỗ trợ KNGT cho
trẻ KTTT.
Nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm chơi của trẻ KTTT, mối quan hệ giữa chơi và phát
triển KNGT.Tuy nhiên, việc sử dụng trò chơi đóng vai để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT
nhẹ ở Việt Nam còn khá mới mẻ và chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.
1.2. TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
1.2.1. Khái niệm, tiêu chí chẩ đo và m độ khuyết tật trí tuệ
Theo DSM - V, khuyết tật trí tuệ là một rối loạn diễn ra trong suốt quá trình phát
triển, bao gồm sự thiếu hụt cả về trí tuệ và chức năng thích ứng về khái niệm, xã hội và
các lĩnh vực thực hành.
5


Trẻ KTTT là những trẻ em có thiếu hụt cả về hoạt động trí tuệ và chức năng

thích ứng về khái niệm, xã hội và các lĩnh vực thực hành, những trẻ này có khả năng
học, hiểu chậm hơn so với những trẻ khác cùng tuổi và khó khăn trong việc thích
nghi với những đòi hỏi của hoàn cảnh sống.
ặ đ m phát tri n của trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi
Do ảnh hưởng của khuyết tật nên sự phát triển ở trẻ KTTT nhẹ kém hơn so với
trẻ không khuyết tật cùng độ tuổi trên tất cả các lĩnh vực, ảnh hưởng đó được biểu
hiện rõ nét ở khả năng vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kĩ năng xã hội. Sự
phát triển của trẻ KTTT nhẹ cũng trải qua các giai đoạn như trẻ không khuyết tật, tuy
nhiên về đặc điểm phát triển ở trẻ có những khác biệt, sự khác biệt đó được khái quát
ở một số điểm chính như: vận động; nhận thức; ngôn ngữ: kĩ năng giao tiếp; tình cảm
và kĩ năng xã hội.
1.3. Kĩ năng giao tiếp và giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ
nhẹ 5 - 6 tuổi
1.3.1. Kĩ ă giao tiếp
1.3.1.1. Khái niệm về kĩ năng
ĩ năng là vấn đề được nhiều nhà tâm lí học, giáo dục học trong và ngoài nước
quan tâm nghiên cứu. Ở mỗi cách tiếp cận là những quan niệm khác nhau. Tuy nhiên,
có thể hiểu, kĩ năng là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm của chủ thể vào thực
hiện các hoạt động trong điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục đích đã đề ra.
1.3.1.2. Khái niệm về giao tiếp
Giao tiếp quá trình tiếp xúc tâm lí giữa con người với con người nhằm truyền
đạt, tiếp nhận, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm và hành động giữa chủ thể và đối
tượng giao tiếp thông qua việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ kết hợp diễn đạt ngôn ngữ
bằng lời nói, nét mặt, cử chỉ điệu bộ.
1.3.1.3. Khái niệm về kĩ ă
ao ếp
ĩ năng giao tiếp là khả năng sử dụng hợp lí các phương tiện giao tiếp bằng
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, nhằm giúp chủ thể giao tiếp thực hiện có kết quả việc tiếp
nhận và trao đổi thông tin, cảm xúc với các đối tượng và nội dung giao tiếp.
1.3.2. Giáo dục kĩ ă

ao ếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi
1.3.2.1. Khái niệm kĩ năng giao tiếp của trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi
Kĩ năng giao tiếp của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi là khả năng sử dụng hợp lí các
phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm giúp trẻ thực hiện có kết
quả việc tiếp nhận và biểu đạt thông tin, cảm xúc với các đối tượng và nội dung giao
tiếp.
6


1.3.2.2. Đặc điểm kĩ năng giao tiếp của trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5-6 tuổi
Đặc điểm KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi được thể hiện qua những điểm
chính sau đây: Thứ nhất, trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi có một số khác biệt trong tiếp nhận
và sử dụng lời nói; Thứ hai, trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi có hạn chế khi sử dụng các yếu
tố phi ngôn ngữ; Thứ ba, trẻ KTTT có hạn chế ở kĩ năng luân phiên khi giao tiếp.
1.3.2.3. Khái niệm giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT nhẹ 5-6 tuổi
Giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi là quá trình tác động có mục đích
có kế hoạch của nhà giáo dục nhằm giúp trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi có khả năng sử
dụng hợp lí các phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để thực hiện có
hiệu quả việc tiếp nhận và biểu đạt thông tin, cảm xúc với các đối tượng và nội dung
giao tiếp.
1.4. Trò chơi đóng vai của trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi
1.4.1. Khái niệm và bản chất của rò
đó va
Trò chơi đóng vai là dạng trò chơi đặc trưng nhất ở trẻ mẫu giáo. Tham gia vào
trò chơi trẻ được lựa chọn vai chơi theo nhu cầu, sở thích và khả năng của trẻ nhằm
khám phá thế giới xung quanh, những hoạt động và mối quan hệ giữa người với
người, qua đó phát triển các chức năng xã hội trong đời sống tâm lí và phát triển nhân
cách của trẻ.
1.4.2. Cấu trúc của rò
đó va

Khi nghiên cứu trò chơi đóng vai của trẻ mẫu giáo hầu hết các tác giả đều thống
nhất cấu trúc của trò chơi đóng vai bao gồm các thành tố như: chủ đề chơi; nội dung
chơi; vai chơi; hành động chơi; đồ dùng đồ chơi; tình huống tưởng tượng (hoàn cảnh
chơi hay hoàn cảnh tưởng tượng); mối quan hệ của trẻ trong khi chơi. Các thành tố này
có liên hệ mật thiết và bổ sung cho nhau, trong đó vai chơi, nội dung chơi và hoàn
cảnh chơi là ba thành tố đặc biệt quan trọng.
4
ặ đ m rò
đó va ủa rẻ k yế ậ rí ệ ẹ 5 - 6 tuổ
1.4.4. Vai trò ủa rò
đó va đ vớ v ệ
o dụ KNGT cho rẻ KTTT
ẹ5-6 ổ
Trò chơi đóng vai kích thích trẻ KTTT tích cực giao tiếp với các bạn trong nhóm
chơi.
Thông qua chơi tạo cơ hội để trẻ được tương tác một cách tích cực với các bạn
trong nhóm chơi, kích thích trẻ sử dụng các phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ và
các yếu tố phi ngôn ngữ, vận dụng chúng vào trong các tình huống giao tiếp.
1.5. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ
chức trò chơi đóng vai trong lớp mẫu giáo hòa nhập
7


1.5.1. Giáo dục hòa nhập ở bậc học mầm non
Giáo dục hòa nhập là hỗ trợ mọi trẻ em, trong đó có trẻ khuyết tật, có cơ hội
bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học, phù
hợp tại trường học nơi trẻ sinh sống, nhằm chuẩn bị để các em trở thành những thành
viên đầy đủ của xã hội.
1.5.2. Khái niệm biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5-6 tuổi thông
qua tổ ch c rò

đó va
Biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò
chơi đóng vai là cách thức tác động cụ thể của giáo viên trong quá trình tổ chức trò
chơi nhằm giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi như: kĩ năng chú ý lắng
nghe, luân phiên, nghe, hiểu ngôn ngữ và sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ để tiếp
nhận và biểu đạt thông tin, cảm xúc với các đối tượng và nội dung giao tiếp khác
nhau trong trò chơi.
1.5.3. Ý
ĩa của giáo dục kĩ ă
ao ếp cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
thông qua tổ ch c rò
đó va
Giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi giúp trẻ tự tin hơn khi tham gia
vào quá trình chơi đóng vai, chủ động tương tác với các bạn trong nhóm chơi. Hơn
nữa, giáo dục NGT cho trẻ TTT nhẹ còn giúp trẻ thiết lập mối quan hệ với các
bạn trong khi chơi, tích cực tương tác với các bạn trong nhóm chơi, sử dụng ngôn
ngữ để duy trì nội dung chơi, phát triển một số kĩ năng quan trọng như lắng nghe, sử
dụng ngôn ngữ, hiểu ngôn ngữ, đây là những kĩ năng vô cùng cần thiết để trẻ hòa
nhập với cộng đồng.
1.5.4 Mụ
o dụ kĩ ă
ao ế
o rẻ k yế ậ rí ệ ẹ 5-6
ổ thông qua ổ

đó va
Mục tiêu giáo dục KNGT cho trẻ TTT thông qua trò chơi đóng vai nhằm nâng
cao khả năng chú ý lắng nghe, biết biểu đạt các yếu tố phi ngôn ngữ như: ánh mắt,
nét mặt, cử chỉ, điệu bộ trong quá trình chơi đóng vai. Bên cạnh đó, trẻ biết phối hợp
giữa lời nói với các yếu tố phi ngôn ngữ trong quá trình chơi, biết tương tác lần lượt

giữa các vai chơi.
1.6.4. Nội dung giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ
ch c trò
đó va
Dựa vào đặc điểm của trò chơi đóng, khả năng của trẻ và những khó khăn về ngôn
ngữ và giao tiếp ở trẻ TTT nhẹ 5 - 6 tuổi, đề tài này tập trung vào việc giáo dục một số
NGT cho trẻ như: ĩ năng chú ý lắng nghe; ĩ năng luân phiên; ĩ năng hiểu ngôn
ngữ; ĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói; ĩ năng sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
8


1.6 C yế

ởng ớ v ệ
o dụ KNGT cho rẻ KTTT ẹ 5 - 6
ổ thông qua ổ

đó va
Quá trình giáo dục trẻ TTT nói chung và giáo dục NGT cho trẻ TTT nhẹ 5
- 6 tuổi nói riêng luôn chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố, các yếu tố: hả năng chơi
của trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi; Năng lực của giáo viên mầm non; Môi trường
chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự
phát triển của trẻ.
Kết luận chƣơng 1
Trẻ KTTT có hạn chế đáng kể về hoạt động trí tuệ và hành vi thích ứng, điều
này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và quá trình tương tác với mọi người xung
quanh. KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi có hạn chế hơn trẻ em cùng độ tuổi, tuy
nhiên trẻ vẫn có khả năng tham gia vào các hoạt động với các bạn trong lớp, trong
nhóm chơi và có thể giáo dục KNGT cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục ở
trường mầm non nếu được quan tâm hỗ trợ từ phía giáo viên và các bạn trong lớp.

Trò chơi đóng vai là phương tiện để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6
tuổi. Tuy nhiên, việc giáo dục KNGT cho trẻ cần dựa vào bản chất của trò chơi và
đặc điểm chơi của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi để phát huy được vai trò của trò chơi trong
việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT.
Lớp MGHN là môi trường thuận lợi để giáo dục trẻ nói chung và giáo dục
KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi nói riêng. Do đó, nghiên cứu để tìm ra các biện
pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi có vai trò quan trọng góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em KTTT học hòa nhập ở trường mầm non.
Việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi
đóng vai chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó các yếu tố như khả
năng của trẻ, năng lực tổ chức chơi cho trẻ của giáo viên và môi trường chơi đóng vai
trò quan trọng.

9


CHƢƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO
TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5-6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÒ
CHƠI ĐÓNG VAI
2.1. Vài nét về giáo dục hòa nhậpvà giáo dục KNGT cho trẻ khuyết tật trí
tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi ở Việt Nam
2.1.1. Giáo dục hòa nhập trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi ở bậc học Mầm non
Giáo dục hòa nhập cho trẻ KTTT lứa tuổi mầm non được phát triển trong vòng
hai thập niên trở lại đây.Trong những năm 1999 - 2001 dưới sự hỗ trợ của một số tổ
chức quốc tế như UNICEF, CRS, Ủy ban Y tế Việt Nam - Hà Lan, nhiều dự án khá
quy mô về can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ
TTT được thực hiện tại một số thành phố lớn trên cả nước. Các dự án này đã có
đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực
giáo dục đặc biệt ở nước ta, trong đó vấn đề can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ
KTTT lứa tuổi mầm non cũng được quan tâm.

2.1.2. Giáo dục kĩ ă
ao ếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi trong
rì GDMN hiện nay
Có thể nhận thấy việc giáo dục NGT cho trẻ mầm non được cụ thể hóa ở lĩnh
vực phát triển ngôn ngữ với mục tiêu nhằm phát triển ở trẻ kĩ năng lắng nghe, hiểu lời
nói trong giao tiếp hàng ngày; có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau lời
nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ… ; diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc
sống hằng ngày; có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại chuyện; có khả năng cảm
nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi; có một số
kĩ năng ban đầu về đọc viết, được lồng ghép trong tất cả các hoạt động giáo dục ở
trường mầm non.
2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trƣờng mầm non
2.2.1. Những vấ đề chung về khảo sát thực trạng
2.2.1.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ
chức trò chơi đóng vai. Mức độ KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi, nhằm cung cấp
cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6
tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
2.2.1.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi qua tổ chức trò chơi
đóng vai của giáo viên.
10


- Thực trạng KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi: Mức độ biểu hiện KNGT của
trẻ như: kĩ năng lắng nghe; kĩ năng luân phiên; kĩ năng hiểu ngôn ngữ nói, kĩ năng sử
dụng ngôn ngữ nói và kĩ năng sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
2.2.1.3. Phương pháp và công cụ khảo sát
‫ ٭‬Phương pháp khảo sát:

- Phương pháp quan sát: Sử dụng phiếu quan sát tổ chức trò chơi đóng vai để
đánh giá các hoạt động của giáo viên mầm non giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 56 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non. Sử dụng phiếu quan sát các hoạt động của trẻ
tham gia và ghi chép những thông tin về trẻ, mức độ KNGT của trẻ.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: sử dụng phiếu điều tra lấy ý kiến trên 150
GV dạy ở các trường mầm non có trẻ KTTT nhẹ 5-6 tuổi về nhận thức, các phương pháp
sử dụng, các hình thức và mức độ KNGT của trẻ.
- Phương pháp phỏng vấn: sử dụng phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý và các
GVMN về thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi học hòa nhập ở
trường mầm non
‫ ٭‬Công cụ, thang đo như sau:
Bước 1: Xây dựng bộ công cụ đánh giá phiếu quan sát) KNGT của trẻ KTTT
nhẹ 5 - 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non để đánh giá mức độ từng nhóm KNGT
của trẻ. Từng tiêu chí nhỏ được đánh giá theo 5 mức độ: Mức độ Kém; Yếu; Trung
bình; Khá; Tốt
Bước 2: Sử dụng bộ công cụ để đánh giá; Bước 3: Phân tích kết quả khảo sát.
2.1.1.4. Địa bàn khảo sát và khách thể khảo sát
Địa bàn khảo sát là các trường mầm non có trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi học hòa
nhập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng
2.2.2.1. Thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi qua tổ chức trò
chơi đóng vai ở trường mầm non
♦ Nhận thức của giáo viên mầm non về tầm quan trọng của giáo dục KNGT đối với
trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
Kết quả khảo sát GVMN về tầm quan trọng của giáo dục NGT đối với trẻ
KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi cho thấy, đa số giáo viên cho rằng việc giáo dục NGT đóng vai
trò quan trọng trong GDHN trẻ KTTT hiện nay. Vì vậy, giáo dục KNGT cho trẻ
KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi là một trong những mục tiêu được đặt lên hàng đầu trong quá
trình tổ chức các hoạt động cho trẻ KTTT. Kết quả đánh giá này sẽ là cơ sở quan
11



trọng để việc nghiên cứu các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
thông qua tổ chức trò chơi đóng vai đạt được hiệu quả cao.
♦ Mức độ sử dụng các hoạt động nhằm giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6
tuổi
Kết quả khảo sát đánh giá của GV về các hoạt động nhằm giáo dục KNGT cho
trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi cho thấy, quá trình giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6
tuổi được thực hiện thông qua nhiều hoạt động khác nhau, mỗi hoạt động đều có
những ưu thế riêng. Tuy nhiên, căn cứ vào khả năng của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi cũng
như ưu thế của mỗi hoạt động thì hoạt động vui chơi và hoạt động học tập là hai hoạt
động được giáo viên đánh giá là có nhiều ưu thế hơn đối với việc giáo dục KNGT
cho trẻ KTTT, trong đó, hoạt động vui chơi được đánh giá cao hơn cả.
♦ Các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5-6 tuổi thông qua trò chơi
đóng vai đã được giáo viên sử dụng
Kết quả khảo sát cho thấy: Hiện nay, giáo viên đã và đang sử dụng tương đối đa
dạng các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức
trò chơi đóng vai ở trường mầm non. Điều đó chứng tỏ rằng, đây là nội dung nhận
được nhiều sự quan tâm của giáo viên mầm non làm việc ở lớp học hòa nhập có trẻ
KTTT. Trong đó, biện pháp được giáo viên quan tâm hơn cả bao gồm các các biện
pháp: Kích kích thích trẻ sử dụng ngôn ngữ và các yếu tố phi ngôn ngữ qua các vai
chơi, xếp thứ hai là biện pháp chơi cùng trẻ hỗ trợ trẻ bộc lộ các KNGT và biện pháp
giáo dục KNGT cho trẻ KTTT dựa trên nội dung của kế hoạch giáo dục cá nhân xếp
thứ ba. Do đó, để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi, cần có những biện
pháp hỗ trợ khác, hoặc có cách thức tác động phù hợp nhằm giúp trẻ có thể sử dụng
các phương tiện giao tiếp linh hoạt hơn, chủ động tương tác khi tham gia vào các hoạt
động chơi đóng vai cùng các bạn ở trường mầm non.
♦ Đánh giá của giáo viên về những khó khăn, thuận lợi của việc giáo dục KNGT
cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi qua trò chơi đóng vai
- Những khó khăn giáo viên gặp phải trong việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT
nhẹ 5 - 6 tuổi.

Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay GVMN còn gặp nhiều khó khăn trong việc
giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ học hòa nhập ở trường mầm non. hó khăn lớn
nhất là năng lực tổ chức trò chơi đóng vai nhằm giáo dục KNGT cho trẻ KTTT, tiếp
đến là khả năng chơi của trẻ KTTT, số lượng trẻ trong lớp và điều kiện cơ sở vật
chất, môi trường lớp học. Vì vậy, để đạt được mục tiêu giáo dục KNGT cho trẻ
KTTT học hòa nhập ở trường mầm non thì từng bước phải khắc phục được những
12


khó khăn đó, nhất là năng lực tổ chức các hoạt động vui chơi nhằm giáo dục KNGT
cho trẻ KTTT.
- Những thuận lợi của giáo viên trong việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 6 tuổi qua trò chơi đóng vai
Kết quả khảo sát cho thấy, việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ thông qua tổ
chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non cũng đã nhận được sự quan tâm của hầu
hết các trường mầm non, từ cán bộ quản lý, giáo viên các nhóm lớp cho đến cha mẹ
trẻ trong lớp.
2.2.2.2. Thực trạng KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
Kết quả đánh giá mức độ KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi cho thấy, KNGT
của trẻ chỉ ở mức độ trung bình, nhiều trẻ ở mức độ yếu, điều này cũng đã được phân
tích trong các bảng phân bố tần suất ở từng kĩ năng. Nhìn chung, NGT của trẻ
KTTT có nhiều hạn chế hơn trẻ không khuyết cùng độ tuổi, mức độ sử dụng các
phương tiện giao tiếp còn chưa linh hoạt, nhiều trẻ mới thực hiện được một số kĩ
năng giao tiếp đơn giản, hoặc chỉ khi có sự hỗ trợ của giáo viên, hoặc có những kích
thích bên ngoài thì trẻ mới thể hiện được các KNGT. Trong tổng số 35 trẻ KTTT
được đánh giá không có trẻ nào đạt mức độ tốt. Trong số các nhóm kĩ năng giao tiếp
của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi, nhóm kĩ năng chú ý lắng nghe được đánh giá cao nhất
(TB: 2.94), KNGT trẻ đạt đạt mức độ thấp nhất là kĩ năng luân phiên chỉ đạt mức độ
yếu, TB: 2.46), các KN sử dụng ngôn ngữ, KN hiểu ngôn ngữ và N sử dụng yếu tố
phi ngôn ngữ trẻ lần lượt đạt được các mức điểm TB tương ứng là 2.57; 2.77; 2.86.
Kết quả khảo sát này cơ bản tương đồng với đánh giá của giáo viên và phản ánh được

thực trạng KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi. Đây cũng là cơ sở để các nhà nghiên
cứu tìm những biện pháp tác động nhằm giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
thông qua tổ chức trò chơi đóng vai, giúp trẻ tham gia có hiệu quả vào các hoạt động
giáo dục ở trường mầm non.
♦ Mối tương quan giữa các nhóm KNGT
Kết quả bảng tương quan trên cho thấy, khi xem xét hệ số tương quan r giữa
các nhóm KNGT, r nằm trong khoảng giá trị từ 0.803 đến 0.926 và với mức ý nghĩa
1% thì tất cả các giá trị p của các nhóm NGT đều có trị số nằm trong khoảng cho
phép sig < 0.01 , điều này cho thấy các nhóm KNGT có mối tương quan thuận tuyệt
đối với nhau. Kết quả này sẽ góp phần định hướng cho các nhà giáo dục trong việc
tác động đến các KNGT cho trẻ TTT theo hướng tác động vào bất kỳ một KNGT
nào cũng sẽ tạo ảnh hưởng đến các KNGT khác.
13


2.2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết
tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai
♦ Ưu điểm:
- Đa số giáo viên mầm non đã có nhận thức đúng đắn về khả năng học hòa nhập
của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non hiện nay.
- Tất cả giáo viên mầm non được khảo sát đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn,
có thâm niên dạy học mầm non, và đặc biệt là có nhiều năm làm việc trong lớp có trẻ
KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi học hòa nhập.
- Hầu hết giáo viên mầm non được khảo sát đã xác định được những hoạt động
có ưu thế trong trường mầm non để sử dụng nhằm giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ
5 - 6 tuổi.
- Phần lớn giáo viên mầm non đã nhận thức được ý nghĩa của việc giáo dục
KNGT cho trẻ TTT đối với sự phát triển và khả năng tham gia vào các hoạt động ở
trường mầm non.
- Đa số giáo viên mầm non được khảo sát đã xác định được tầm quan trọng của

các NGT đối với sự phát triển của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi để có kế hoạch hỗ trợ trẻ
trong các hoạt động khác nhau, đặc biệt là thông qua tổ chức trò chơi đóng vai.
- Những biện pháp giáo viên đã sử dụng nhằm giáo dục KNGT cho trẻ KTTT ở
trường mầm non xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn mà giáo viên đã từng có nhiều
năm dạy trẻ. Các biện pháp đều hướng tới mục tiêu chung là tạo cơ hội cho trẻ được
phát triển như những trẻ không khuyết tật, phát triển các NGT để giúp trẻ có thể
tham gia hòa nhập tốt hơn ở trường mầm non và trong cuộc sống sau này của trẻ.
♦ Hạn chế:
- Qua quan sát các hoạt động kết hợp trò chuyện với giáo viên cho thấy, nhiều
giáo viên mầm non còn thiếu kĩ năng chăm sóc trẻ TTT, đặc biệt là hiểu biết về một
số rối loạn kèm theo ở trẻ KTTT, điều đó làm giáo viên lúng túng khi xử lí các tình
huống trên lớp.
- Hầu hết giáo viên còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng và tìm kiếm những
biện pháp để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT. Những biện pháp giáo viên sử dụng còn
máy móc, chưa có tính hệ thống, một số giáo viên còn lúng túng khi áp dụng các biện
pháp. Do đó chưa phát huy được hết khả năng của trẻ KTTT. Nhiều giáo viên mầm
non còn sử dụng những biện pháp dành cho trẻ không khuyết tật là chủ yếu, chưa có
biện pháp đặc thù đối với trẻ KTTT.
- Một bộ phận giáo viên mầm non còn chưa có hiểu biết đầy đủ về các KNGT
cần dạy cho trẻ KTTT, chưa đánh giá đúng mức độ biểu hiện ở trẻ, chính điều này
làm quá trình giáo dục KNGT cho trẻ gặp khó khăn.

14


Kết luận chƣơng 2
1. Giáo dục hòa nhập trẻ KTTT nhẹ đã được quan tâm ở các trường mầm non,
trong đó, việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi đã được lồng ghép trong
các lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Tuy nhiên, vẫn chưa thể
hiện rõ trong từng hoạt động cho GVMN dễ vận dụng điều đó dẫn tới những khó

khăn trong quá trình giáo dục KNGT cho trẻ KTTT hiện nay.
2. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, GVMN đã nhận thức đúng đắn về
khả năng học hòa nhập của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi cũng như ý nghĩa giáo dục
KNGT cho trẻ TTT. Giáo viên đã lựa chọn được một số hoạt động cụ thể để giáo
dục KNGT cho trẻ, song vẫn còn gặp khó khăn, đặc biệt là việc giáo dục KNGT cho
trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non. Giáo
viên bước đầu áp dụng một số biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
thông qua tổ chức trò chơi đóng vai. Tuy nhiên hiệu quả của các biện pháp này chưa
đáp ứng với mục tiêu của GDHN trẻ KTTT, nhiều giáo viên lúng túng khi sử dụng
các biện pháp, do chưa hiểu rõ về đặc điểm KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi, chưa
khai thác hết ưu thế của trò chơi đóng vai trong việc giáo dục KNGT cho trẻ. Nhìn
chung, đa số giáo viên mầm non còn sử dụng các biện pháp được áp dụng cho trẻ
bình thường mà chưa chú ý tới đặc điểm riêng của trẻ KTTT.
3. KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi cũng đã được bộc lộ qua các hoạt động ở
trường mầm non, KNGT của trẻ chỉ đạt ở mức độ trung bình và yếu, trong số các
KNGT của trẻ thì kĩ năng chú ý lắng nghe và kĩ năng sử dụng các yếu tố phi ngôn
ngữ được đánh giá cao nhất, kĩ năng luân phiên và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ có mức
độ biểu hiện kém hơn trong số các NGT được đánh giá.
4. Thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi xuất phát từ nhiều
nguyên nhân. Nhưng phần lớn là xuất phát từ giáo viên mầm non như: Giáo viên còn tỏ
ra lúng túng khi làm việc với trẻ KTTT nhẹ, khi sử dụng các biện pháp giáo dục KNGT
cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai giáo viên chưa chú ý tới
đặc điểm riêng của trẻ KTTT, còn thiếu kinh nghiệm, biện pháp, kĩ thuật khi tổ chức trò
chơi đóng vai nhằm giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi.

15


CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ
KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÒ

CHƠI ĐÓNG VAI VÀ THỰC NGHIỆM
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ
khuyết tật trí tuệ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai
Để xây dựng các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông
qua tổ chức trò chơi đóng vai, đề tài dựa trên những nguyên tắc sau: Thứ nhất, đảm
bảo mục tiêu giáo dục chung cho tất cả trẻ và mục tiêu giáo dục trẻ KTTT; Thứ hai,
đảm bảo tính phù hợp với trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi; Thứ ba, đảm bảo tính
khoa học và thực tiễn giáo dục hòa nhập trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi; Thứ tư, đảm bảo
tính phát triển
3.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật
trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai
Căn cứ vào cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 6 tuổi và các nguyên tắc xây dựng biện pháp, luận án đề xuất một số biện pháp giáo
dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai, các biện
pháp được chia thành 3 nhóm sau: Nhóm biện pháp chuẩn bị; Nhóm biện pháp tác
động; Nhóm biện pháp đánh giá, hỗ trợ.
3.2.1. Nhóm biện pháp chuẩn bị
Biện pháp 1: Điều chỉnh môi trường kích thích sự giao tiếp giữa trẻ KTTT với các
bạn trong nhóm chơi.
Biện pháp 2: Lập kế hoạch giáo dục NGT cho trẻ TTT nhẹ 5 - 6 tuổi dựa trên kế
hoạch giáo dục cá nhân
3.2.2. Nhóm biệ
động
Biện pháp 1: Tạo tình huống kích thích sự tương tác giữa trẻ KTTT với các bạn trong
nhóm chơi.
Biện pháp 2: Hỗ trợ trẻ KTTT giao tiếp với bạn chơi.
Biện pháp 3: Trẻ luyện tập NGT thông qua các vai chơi khác nhau.
3.2.3. Nhóm biệ
đ
, ỗ tr
Biện pháp 1: Sử dụng lời khen khi đánh giá NGT của trẻ KTTT trong quá

trình chơi đóng vai
Biện pháp 2: Phối hợp với cha mẹ của trẻ giáo dục KNGT cho trẻ KTTT trong
các hoạt động tại gia đình
3.2.4. M i quan hệ giữa các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6
tuổi thông qua tổ ch c rò
đó va
16


Các biện pháp được đề xuất có mối quan hệ qua lại và thống nhất với nhau, mối
quan hệ này được thể hiện ở mục tiêu, nội dung và cách tiến hành thực hiện các biện
pháp. Tất cả các biện pháp đều hướng tới mục tiêu giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ
5 - 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vai ở trường mầm non. Mối quan hệ đó được thể
hiện ngay trong từng biện pháp nhỏ của các nhóm biện pháp đến mối quan hệ giữa
các nhóm biện pháp với nhau.
3.3. THỰC NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TN
3.3.1. Những vấ đề chung về thực nghiệm
3.3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp
giáo dục đã đề xuất cũng như tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra.
3.3.1.2. Nội dung thực nghiệm
Đề tài thực nghiệm áp dụng các biện pháp giáo dục NGT đã được đề xuất cho
03 trường hợp trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi (bao gồm 2 bé trai và 1 bé gái) thông qua tổ
chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
3.3.1.3. Tổ chức thực nghiệm
a Điều kiện TN; b) Chuẩn bị TN; c) Tiến trình TN
Quá trình thực nghiệm được thực hiện liên tục trong một năm học 2018 – 2019
(từ tháng 10/2018 đến 4/2019), mỗi trẻ nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá 2 lần ở
các chủ đề và nội dung chơi khác nhau, cụ thể:
Bước 1: Đánh giá TTN pre-test): Thời gian đánh giá 10/2018.

Bước 2: Tiến hành sử dụng các biện pháp giáo dục cho 3 trẻ thực nghiệm trong
7 tháng (từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019)
Bước 3: Đánh giá kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm
3.3.2. Kết quả thực nghiệm
3.3.2.1. Trường hợp nghiên cứu thứ nhất
Kết quả đánh giá sau 2 lần thực nghiệm cho thấy KNGT của Đ có sự thay đổi rõ
rệt. Với các trò chơi đóng vai được tổ chức nhằm giáo dục KNGT cho trẻ KTTT,
chúng tôi quan sát và ghi chép những thay đổi của Đ qua 2 lần đánh giá với 3 nhóm
biện pháp được đề xuất. Các chủ đề chơi được tổ chức theo kế hoạch giáo dục của
nhà trường, số lượng trẻ trong lớp, giáo viên đứng lớp không thay đổi so với trước
đây. Tuy nhiên, mức độ tương tác giữa các vai chơi trong trò chơi đã tốt hơn trước,
các biện pháp được áp dụng linh hoạt hơn theo mức độ chơi, khả năng giao tiếp của
Đ trong quá trình chơi. ết quả đánh giá cho thấy, KNGT của Đ đã được cải thiện
đáng kể
17


Để kiểm tra độ tin cậy và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi tiến
hành so sánh sự khác biệt giữa điểm đánh giá trước và sau thực nghiệm của trường
hợp nghiên cứu thứ nhất bằng phần mềm SPSS 20.0 và công thức kiểm định t (Pair
Sample t test)
- Kiểm định bằng công thức tính kiểm định các mẫu cặp (Pair Sample t test) cho thấy
sự khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê giữa kết quả đánh giá TTN và STN với
mức ý nghĩa 95%.
Giá trị sig = 0.002< 0.05, ta bác bỏ giả thuyết Ho. Như vậy, có sự khác biệt trung
bình mức điểm đánh giá TTN và STN.
Mean = - 0.31500 Có sự khác biệt giữa TTN và STN cho thấy rằng STN trẻ có sự
tiến bộ hơn về các kĩ năng giao tiếp. Giá trị sig = 0.012 (< 0.05) trong bảng Paired
Sample Correlations cho thấy các dữ liệu có tương quan với nhau. Kết quả kiểm định
cho thấy sự khác biệt giữa kết quả TTN và STN là có ý nghĩa.

3.3.2.2. Trường hợp nghiên cứu thứ 2
Kết quả thực nghiệm đã cho thấy, các biện pháp được đề xuất đã mang lại hiệu
quả trong việc giáo dục KNGT cho Ph thông qua tổ chức trò chơi đóng vai. Hầu hết
các kĩ năng giao tiếp thành phần đều tăng so với TTN, mức độ tương tác giữa Ph với
các bạn trong nhóm chơi tích cực hơn, đã biết sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp
hơn với đối tượng và nội dung giao tiếp. Bên cạnh đó, việc tích cực giao tiếp cũng đã
tác động không nhỏ đến mức độ phát triển chung của Ph, nhận thấy ở Ph sự tự tin khi
tham gia vào hoạt động với các bạn, đặc biệt là hứng thú với các hoạt động vui chơi ở
trường mầm non.
Để kiểm tra hiệu quả và độ tin cậy của các biện pháp đề xuất, nghiên cứu đã so
sánh sự khác biệt giữa điểm đánh giá trước và sau thực nghiệm của trường hợp
nghiên cứu thứ 2 bằng phần mềm SPSS 20.0 và công thức kiểm định t (Pair Sample t
test)
- Sử dụng công thức để kiểm định các mẫu cặp (Pair Sample t test) cho thấy sự
khác nhau một cách có ý nghĩa giữa kết quả đánh giá TTN và STN với mức ý nghĩa
95%.
Giá trị sig = 0.000< 0.05, ta bác bỏ giả thuyết Ho. Như vậy, có sự khác biệt
trung bình mức điểm đánh giá TTN và STN.
Mean = - 0.30500 có sự khác biệt giữa TTN và STN cho thấy rằng, KNGT của
Ph STN đã có sự tiến bộ hơn so với TTN. Giá trị sig = 0.001 (< 0.05) trong bảng
Paired Sample Correlations cho thấy các dữ liệu có tương quan với nhau. Kết quả kiểm
định cho thấy sự khác biệt giữa kết quả TTN và STN là có ý nghĩa.
18


3.3.2.3. Trường hợp nghiên cứu thứ 3
Kết quả sau 2 lần đánh giá NGT của bé Ph L so với TTN cho thấy, KNGT
của trẻ đã có sự tiến bộ rõ rệt, nếu như TTN mức độ bộc lộ KNGT của Ph L chỉ đạt
mức độ TB, trong đó có NLP và N sử dụng ngôn ngữ ở mức độ yếu, sau lần đánh
giá thứ 2, KNGT của Ph L đã thay đổi, tất cả các KNGT thành phần đều đạt mức độ

TB và có những KN chú ý lắng nghe và hiểu ngôn ngữ gần đạt ngưỡng mức độ khá.
Để kiểm tra độ tin cậy và hiệu quả của các biện pháp đề xuất, nghiên cứu đã kiểm tra
sự khác biệt giữa điểm đánh giá trước và sau thực nghiệm của trường hợp 3 bằng
phần mềm SPSS 20.0 và công thức kiểm định T (Pair Sample T Test)
- Kiểm định bằng công thức tính kiểm định các mẫu cặp (Pair Sample T Test) cho
thấy sự khác nhau một cách có ý nghĩa giữa kết quả đánh giá TTN và STN với mức ý
nghĩa 95%.
Giá trị sig = 0.000 < 0.05, ta bác bỏ giả thuyết Ho. Như vậy, có sự khác biệt trung
bình mức điểm đánh giá TTN và STN
Mean = - 0.35500 có sự khác biệt giữa TTN và STN cho thấy rằng STN trẻ có sự
tiến bộ hơn về các kỹ năng giao tiếp. Giá trị sig = 0.013 (< 0.05) trong bảng Paired
Sample Correlations cho thấy các dữ liệu có tương quan với nhau. Kết quả kiểm định
khẳng định sự khác biệt giữa kết quả TTN và STN là có ý nghĩa. Điều đó cho thấy
KNGT của trẻ ở trường hợp nghiên cứu thứ 3 đã có sự phát triển nhất định, các biện
pháp tác động đã thúc đẩy KNGT của trẻ trong hoạt động chơi đóng vai ở trường
mầm non.
3.3.3. Phân tích quá trình thực nghiệm
Thực nghiệm các biện pháp phát triển KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5-6 tuổi thông
qua trò chơi đóng vai được áp dụng cho 3 trường hợp nghiên cứu trong đó 2 bé trai
và 1 bé gái) tiến hành trong thời gian 7 tháng. Các trường hợp nghiên cứu đều là
KTTT nhẹ chỉ số IQ (Intellegence Quotient) nằm trong khoảng 59-70. Kết quả đánh
giá về mức độ phát triển cũng như NGT của trẻ đều chậm hơn so với trẻ cùng độ
tuổi, trẻ gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào các hoạt động ở trường mầm non. Hạn
chế về KNGT làm cho trẻ thiếu chủ động khi tương tác với các bạn trong trò chơi
đóng vai. Chính vì vậy, hiệu quả tham gia trò chơi đóng vai thường không cao. Sau
khi áp dụng các biện pháp được đề xuất trong luận án, KNGT của 3 trẻ đã có những
thay đổi rõ rệt, trẻ hứng thú với các nội dung chơi ở các chủ đề chơi khác nhau, nếu
như trước đây trẻ chỉ quan tâm đến một chủ đề chơi thì sau thực nghiệm trẻ hứng thú
với các trò chơi khác. Trẻ tích cực hoạt động trong khi chơi, mức độ bộc lộ các
19



NGT qua trò chơi đóng vai của trẻ tốt hơn TTN. Kết quả thu được sau khi áp dụng
các biện pháp phát triển KNGT cho trẻ được giáo viên đánh giá rất tích cực.
5
4.5
4
3.5
3

2.78

2

2.86

2.66

2.5
2.58

3.19
3.17

3
3

2.77

Ng.T.Đ

V.N.Ph
Ng.Ph.L

1.5

Linear (Ng.T.Đ)

1
0.5
0
TTN

STN lần 1

STN lần 2

Biểu đồ 3.1: KNGT của 3 trẻ TTN và STN
Với đồ thị mô tả KNGT của 3 trẻ TTN và STN cho thấy, KNGT của cả 3 trẻ đều
có sự thay đổi với mũi tên theo chiều hướng đi lên. Tuy nhiên, mức độ thay đổi về
KNGT của 3 trẻ có sự khác nhau, cụ thể: ở trường hợp nghiên cứu thứ nhất có sự tiến
bộ hơn so với 2 trường hợp còn lại, trường hợp nghiên cứu thứ 2 có sự tiến bộ chậm
hơn trong 3 trường hợp nghiên cứu, điều này phản ánh đúng đặc điểm cũng như mức
độ phát triển chung của trẻ và đánh giá ban đầu về kĩ năng giao tiếp của trẻ.
Để kiểm tra độ tin cậy và hiệu quả của các biện pháp đề xuất, nghiên cứu đã kiểm
tra sự khác biệt giữa điểm đánh giá trước và sau thực nghiệm của cả 3 trường hợp
nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 20.0 và công thức kiểm định T (Pair Sample T Test)
- Kiểm định bằng công thức tính kiểm định các mẫu cặp (Pair Sample T Test)
cho thấy sự khác nhau một cách có ý nghĩa giữa kết quả đánh giá TTN và STN với
mức ý nghĩa 95% của cả 3 trẻ.
Giá trị sig = 0.000 < 0.05, ta bác bỏ giả thuyết Ho. Như vậy, có sự khác biệt

trung bình mức điểm đánh giá TTN và STN
Mean = - 0.6366 Có sự khác biệt giữa TTN và STN cho thấy rằng STN trẻ có sự
tiến bộ hơn về các kỹ năng giao tiếp. Việc áp dụng các biện pháp được đề xuất trong
luận án đã giúp trẻ phát triển KNGT một cách đáng kể.
Giá trị sig = 0.011 (< 0.05) trong bảng Paired Sample Correlations cho thấy các
dữ liệu có tương quan với nhau.

20


Như vậy, kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt giữa kết quả TTN và STN là có ý
nghĩa. Từ đó, có thể kết luận rằng các biện pháp được đề xuất trong luận án và áp dụng
cho 3 trường hợp nghiên cứu đã đạt hiệu quả.
Kết luận chƣơng 3
Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn giáo dục KNGT cho trẻ KTTT
nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai, đề tài đã đề xuất 7 biện pháp giáo
dục. Các biện pháp này được chia thành 3 nhóm bao gồm: Nhóm biện pháp chuẩn bị;
Nhóm biện pháp tác động và nhóm biện pháp đánh giá, hỗ trợ. Các biện pháp được
đề xuất dựa vào khả năng, nhu cầu của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi và đặc điểm lớp học
hòa nhập, trên cơ sở đặc điểm và ưu thế của trò chơi đóng vai trong việc giáo dục
KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi.
Biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi được xây dựng dựa
trên nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn giáo dục hòa nhập trẻ TTT, đảm
bảo mục tiêu giáo dục chung và mục tiêu giáo dục riêng cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi,
đảm bảo tính phù hợp, tính thực tiễn và tính phát triển.
Để đánh giá về tính hiệu quả của các biện pháp đã được đề xuất, đề tài tiến
hành tổ chức thực nghiệm trên 3 trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi (2 bé trai và 1 bé gái) trong
vòng 7 tháng tại 2 trường mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Kết quả cho
thấy, KNGT của cả 3 trẻ đã có sự thay đổi rất đáng kể, trẻ tích cực tương tác với các
bạn trong nhóm chơi, các NGT thành phần đều có điểm số tăng so với TTN. Qua 2

lần tổ chức thực nghiệm, đề tài sử dụng nhiều trò chơi với các chủ đề khác nhau
nhằm nâng cao kĩ năng chơi đóng vai cho trẻ và kích thích trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi sử
dụng các phương tiện giao tiếp một cách linh hoạt hơn. Tiến hành điều chỉnh cách
thức hỗ trợ cho phù hợp với khả năng của mỗi trẻ.
Kiểm định bằng công thức Pair Sample Test, cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa
giữa kết quả đánh giá STN so với kết quả đánh giá TTN. Với kết quả này, có thể
khẳng định các biện pháp tác động trong quá trình tổ chức trò chơi đóng vai đã làm
thay đổi KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi.

21


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ em. Trẻ KTTT
nhẹ 5 - 6 tuổi có hạn chế đáng kể về hoạt động trí tuệ và hành vi thích ứng, điều này
làm cho trẻ gặp một số khó khăn trong giao tiếp và tham gia vào các hoạt động ở
trường mầm non. Tuy nhiên, nếu điều chỉnh mục tiêu, phương pháp tổ chức các hoạt
động hỗ trợ phù hợp thì sẽ đạt được các mục tiêu giáo dục trong công tác can thiệp trị
liệu cho trẻ ở trường mầm non.
1.2. Trò chơi đóng vai có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục KNGT cho
trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non. Tham gia vào trò chơi trẻ
có cơ hội được sử dụng các phương tiện giao tiếp để tương tác với các bạn trong
nhóm chơi. Tổ chức trò chơi đóng vai là một cách thức có hiệu quả trong giáo dục
KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5- 6 tuổi. Để trẻ KTTT có thể tham gia vào các hoạt động
cùng các bạn trong trò chơi đóng vai và phát triển các KNGT, cần có sự hỗ trợ từ
giáo viên và các bạn trong nhóm chơi.
1.3. Trong thực tiễn, giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ
chức trò chơi đóng vai đã được giáo viên quan tâm. Trong quá trình giáo dục KNGT
cho trẻ KTTT học hòa nhập giáo viên đã áp dụng một số biện pháp nhằm kích thích

trẻ KTTT giao tiếp và thực hành các KNGT, tuy nhiên họ vẫn còn lúng túng trong
cách hỗ trợ trẻ giao tiếp khi chơi trò chơi đóng vai. Bên cạnh đó, thực tiễn nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng, KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi đang ở mức độ trung bình, một
số trẻ vẫn ở mức độ yếu, điều này đòi hỏi giáo viên mầm non cần tìm kiếm các biện
pháp tổ chức trò chơi phù hợp giúp nâng cao KNGT cho trẻ KTTT học hòa nhập ở
trường mầm non.
1.4. Căn cứ vào cơ sở lí luận và thực tiễn giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5
- 6 tuổi, đề tài đã xây dựng 3 nhóm biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT thông
qua tổ chức trò chơi đóng vai, có sự kế thừa những ưu điểm của một số biện pháp
giáo viên đã và đang sử dụng. Các biện pháp hướng tới đảm bảo môi trường giao tiếp
tích cực cho trẻ TTT, tăng cường sự tương tác giữa trẻ KTTT với các bạn trong
nhóm chơi, hỗ trợ cá nhân trẻ KTTT giao tiếp trong quá trình chơi đóng vai, tạo cơ
hội để trẻ được thực hành luyện tập KNGT, phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và cha
mẹ trẻ trong việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ. Các biện pháp được xây dựng
đều hướng tới mục tiêu giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi trong quá trình
trẻ chơi đóng vai và tham gia có hiệu quả vào các hoạt động ở trường mầm non.
22


1.5. Thực nghiệm đã chứng minh các biện pháp được đề xuất và áp dụng đã
mang lại hiệu quả giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua nghiên cứu
sâu 3 trường hợp. Các trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi đã có sự cải thiện KNGT cả về điểm
số đánh giá và khả năng sử dụng NGT trong khi chơi.
2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Đối với trường mầm non
Nhà trường cần xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập thân thiện, không rào
cản để trẻ KTTT luôn cảm nhận được sự an toàn mỗi khi trẻ đến trường. Bên cạnh
đó, tạo môi trường giao tiếp tích cực để kích thích sự giao tiếp giữa trẻ KTTT với các
bạn trong trường mầm non. Nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ về sự cần thiết
phải tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ KTTT ở trường mầm non. Khuyến khích giáo

viên tổ chức các đa dạng các hoạt động nhằm giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.
2.2. Đối với giáo viên mầm non
Nâng cao nhận thức về vai trò của lớp học hòa nhập đối với sự phát triển của
trẻ KTTT, vai trò của môi trường giao tiếp tích cực trong nhóm lớp để kích thích sự
tương tác giữa trẻ KTTT với các bạn trong nhóm chơi. hông ngừng nâng cao kĩ
năng tổ chức trò chơi đóng vai trong lớp học hòa nhập nhằm tạo hứng thú cho tất cả
trẻ trong lớp, đặc biệt là khuyến khích trẻ TTT tương tác bằng các phương tiện giao
tiếp trong khi chơi đóng vai. Luôn đổi mới phương pháp tổ chức, cách thức hỗ trợ để
các trẻ trong lớp chủ động giao tiếp với trẻ TTT trong khi chơi.
Giáo viên cần tổ chức đa dạng các hoạt động chơi, đặt mối quan hệ giữa TCĐV
với những trò chơi khác để tạo môi trường giáo dục thuận lợi trong mọi hoàn cảnh,
góp phần từng bước giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi, giúp trẻ mở rộng
dẫn các mối quan hệ với bạn bè từ ít đến nhiều bạn.
Cần điều chỉnh kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ KTTT học hòa nhập ở
trường mầm non. Trong đó chú ý tới mục tiêu giáo dục KNGT cho trẻ thông qua từng
giai đoạn, từng hoạt động cụ thể, đặc biệt là mục tiêu giáo dục KNGT trong kế hoạch
tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
Áp dụng một cách linh hoạt các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5
- 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai để phát huy được ưu thế của trò chơi
nhằm kích thích trẻ tương tác với các bạn trong nhóm chơi bằng các phương tiện giao
tiếp khác nhau.
2.3. Đối với phụ huynh của trẻ KTTT
23


×