Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

KINH NGHIỆM ÔN THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.23 KB, 6 trang )

TRAO ĐỔI MỘT SỐ VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG MÔN ĐỊA LÝ
Nguyễn Hoàng Yến
Trường THPT Phan Chu Trinh
1. Đặt vấn đề
Thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý trên phạm vi cả nước bắt đầu được
tổ chức từ năm học 1997-1998. Kể từ đó ở các địa phương hình thành các khối
lớp, lớp học sinh chuyên môn Địa lý hoặc chuyên Sử - Địa.
Những năm đầu, việc tổ chức dạy và học được chỉ đạo bám sát chương
trình sách giáo khoa phổ thông, tài liệu chuyên ban… Đến năm học 2006-2007,
Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số 12865/BGD ĐT-GDTrH ngày
06/11/2006 về việc hướng dẫn dạy học các môn chuyên lớp 10 với sự thống nhất
trên phạm vi toàn quốc về kế hoạch dạy học, nội dung dạy học môn Địa lý cho
trường THPT chuyên, đồng thời thống nhất nội dung bồi dưỡng, công bố cấu
trúc đề thi HS giỏi quốc gia môn Địa lý được áp dụng từ năm học 2007-2008.
Nội dung chương trình chuyên bao gồm chương trình nâng cao và chương
trình chuyên sâu, trong đó chương trình chuyên sâu được xác định bằng các
chuyên đề cụ thể.
Việc biên soạn tài liệu và triển khai thực hiện chương trình chuyên sâu
phụ thuộc vào chất lượng, trình độ đội ngũ giáo viên. Hiện tại trình độ, năng lực
của đội ngũ giáo viên chuyên gắn với mục tiêu của đề án phát triển mô hình
trường trung học phổ thông chuyên, nơi khơi nguồn, phát hiện bồi dưỡng nhân
tài, nguồn nhân lực cao cho đất nước. Tuy nhiên ở tỉnh Đăk Nông trường chuyên
mới được thành lập từ năm 2013, do đó đội ngũ giáo viên chuyên cũng chưa
được tăng cường, đầu vào học sinh chuyên của bộ môn Địa lí còn rất mỏng, đội
tuyển của bộ môn dự thi HSG Quốc gia vẫn chủ yếu lấy từ các trường huyện.
Trên tinh thần đó, Sở giáo dục và Đào tạo đã triển khai kế hoạch hội thảo
bồi dưỡng HS giỏi quốc gia với sự tham gia của đội ngũ giáo viên cốt cán cấp
tỉnh, với hình thức biên soạn, giới thiệu một số chuyên đề và cách thức triển
khai, thực hiện.
Các thành viên trong tổ trình bày những sáng kiến, chỉ ra những khó khăn
vướng mắc khi thực hiện các chuyên đề chuyên sâu cũng như công tác tổ chức


bồi dưỡng học sinh giỏi.
2. Giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình giảng dạy nội dung
chuyên sâu, công tác chọn đội tuyển và bồi dưỡng đội tuyển HSG.
1


2.1. Tình hình chung.
Qua tham khảo ý kiến và tình hình thực tế ở một số trường THPT và
trường chuyên ở các tỉnh, khó khăn chung đang gặp phải chính là từ học sinh và
kể cả học sinh chuyên. Nhiều địa phương không có khối chuyên hoặc chất lượng
tuyển đầu vào thấp, số học sinh có ý thức đam mê yêu thích môn học không
nhiều cùng với những tác động về mặt tâm lý, trào lưu chung của xã hội đã tạo
nên những khó khăn không nhỏ trong việc giảng dạy, truyền thụ kiến thức cũng
như công tác tuyển chọn và bồi dưỡng HS giỏi bộ môn Địa lý.
Xuất phát từ tuyển đầu vào thấp nên khi triển khai giảng dạy chuyên sâu
giáo viên thường gặp khó khăn trước khả năng tư duy hạn chế của học sinh,
hoặc những em có tư duy tốt thì lại không tham gia đội tuyển môn Địa lí mà
tham gia vào các đội tuyển môn Tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh…)
Do đó để đạt được những thành công có tính bền vững trong việc bồi
dưỡng, đào tạo HSG môn Địa lý người giáo viên cần.
- Có một nền tảng kiến thức vững chắc, thường xuyên trau dồi nâng cao
trình độ và luôn có sự điều chỉnh phù hợp với đối tượng HS chuyên, HS giỏi ở
các lớp thường, coi trọng việc dạy phương pháp tư duy, nghiên cứu cho học
sinh.
- Tâm huyết, kiên trì trong việc tạo dựng niềm đam mê học tập, nghiên
cứu kiến thức bộ môn.
- Khơi nguồn và sớm phát hiện tài năng để có kế hoạch bồi dưỡng.
- Lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực trong học tập, nghiên
cứu phát hiện kiến thức
- Thường xuyên có những tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu nhà

trường, Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác tuyển sinh, liên hệ chặt chẽ với
các trường THCS trong việc tuyên truyền định hướng lựa chọn môn chuyên từ
các cuộc thi HS giỏi cấp tỉnh( bậc THCS)
3. Quá trình giảng dạy và lựa chọn đội tuyển
3.1. Việc thực hiện chương trình
Khó khăn cũng xuất phát từ thực tế chất lượng học sinh: Với việc hoàn
thành một khối lượng kiến thức không nhỏ của chương trình, trong lúc( vốn và
gốc kiến thức) của học sinh hạn chế, thời lượng theo phân phối chương trình
được phân bổ trung bình 1,5 tiết trên tuần cho 6 kì học, khó khăn trong việc
truyền thụ kiến thức và tiếp thu của học sinh.
2


Để khắc phục khó khăn trên giáo viên cần chủ động lên kế hoạch cụ thể
và khoa học theo từng tháng, kì và năm học dựa trên quy định khung chương
trình của Bộ giáo dục đã ban hành.
Đặc biệt để có HS lớp 11 tham gia thi vượt cấp trong kỳ thi HSG, giáo
viên cần lập kế hoạch hoàn thành chương trình chuyên từ 6 kỳ rút xuống còn 5
kỳ. Hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động trong nghiên cứu tiếp thu kiến thức.
Vớ các chuyên đề chuyên sâu cần phát huy phương pháp nghiên cứu làm việc
theo nhóm, giao đề tài tới từng cá nhân và nhóm học, giám sát thời gian, tiến độ
thực hiện và tổng kết đánh giá theo từng chuyên đề.
Kết quả là học sinh sẽ nắm vững kiến thức, hoàn thành mục tiêu kế hoạch
chương trình đề ra, tự tin bước vào các kỳ thi.
Việc phân công chuyên môn có vai trò quan trọng quyết định đến kết quả,
thành công của công tác giảng dạy và bồi dưỡng HSG: Với đội ngũ giáo viên
đều tay sẽ là thuận lợi để giao việc theo chu kỳ khóa học, giáo viên sẽ có điều
kiện nắm sát năng lực HS và triển khai việc phát hiện, bồi dưỡng, gắn trách
nhiệm giữa giảng dạy và kết quả của đội tuyển, đưa tiêu chí này vào thi đua
hàng năm của đơn vị.

3.2. Việc lựa chọn và bồi dưỡng đội tuyển
Đây là công việc xét ở phạm vi hẹp mang tính thời vụ, song nhìn toàn
diện cần phải có kế hoạch thường xuyên trong suốt quá trình giảng dạy của giáo
viên và đặc biệt đầu tư, tăng tốc trước mỗi kỳ thi.
3.2.1.Việc lựa chọn đội tuyển
- Công việc rất quan trọng trong việc dẫn tới kết quả của bồi dưỡng HSG
- Trước hết trong quá trình giảng dạy, tiếp xúc với học sinh, giáo viên cần
có cảm nhận tốt trước năng lực thực sự và niềm đam mê yêu thích môn học.
- Theo dõi đánh giá năng lực, quá trình học tập, sự tiến bộ qua các bài
kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ (Một số trường chuyên áp dụng kì
kiểm tra hàng tháng đối với môn chuyên- 5 kì trong một năm học).
- Cần chọn vượt 50% số lượng đội tuyển qua từng vòng tuyển chọn để có
sự sàng lọc chính xác trước khi thành lập đội tuyển chính thức.
- Mô hình tuyển chọn đội tuyển mà một số địa phương đã áp dụng thực
hiện qua 3 vòng.
+ Vòng 1: Cấp trường do tổ bộ môn và giáo viên chuyên được phân công
trực tiếp phụ trách lựa chọn.
+ Vòng 2: Cấp tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo- Kỳ thi HSG cấp tỉnh
3


+ Vòng 3: Cấp tỉnh kết hợp với tổ chuyên môn của trường chuyên
Nguyễn chí Thanh với số lượng dự thi tối thiểu vượt 50 % số lượng đội tuyển
chính thức dự thi HSG Quốc gia,
3.2.2. Công tác bồi dưỡng đội tuyển
Với tình hình thực tế ở địa phương, sau khi thành lập xong đội tuyển,
khoảng thời gian tối thiểu trước kỳ thi chọn HSG cấp quốc gia thường là 2
tháng. Đây được coi là khoảng thời gian củng cố, tổng hợp, khảo sát đánh giá
năng lực của học sinh.
- Tập trung đội tuyển, trong thời gian này bồi dưỡng đội tuyển, có sự ưu

tiên cao cho môn chuyên, tăng cường quỹ thời gian ngoài giờ học chính khóa
(như chúng ta vẫn làm mấy năm gần đây). Ưu điểm của hình thức này sẽ không
quá gây áp lực trong thời gian tập huấn đội tuyển, quyền lợi học tập các môn
học khác của học sinh vẫn được đảm bảo. Song hạn chế là không tạo ra được sự
khác biệt nổi bật trong giai đoạn nước rút.
- Về nội dung chương trình bồi dưỡng đội tuyển trong thời gian đội tuyển,
ngoài việc giáo viên phụ trách chính là các giáo viên cốt cán cấp tỉnh, Sở Giáo
dục và Đào tạo cần mời thêm các giảng viên Đại học (ĐHSP I Hà Nội) về thỉnh
giảng, giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm như một số bộ môn đã làm.
- Nội dung ưu tiên số 1 trong thời gian tập huấn đội tuyển là việc tổng hợp
kiến thức, rèn luyện kĩ năng phân tích, yêu cầu câu hỏi và huy động kiến thức để
trả lời câu hỏi. Với quỹ thời gian 8 tuần có thể mỗi tuần cho học sinh đội tuyển
làm một đề theo đúng nội dung, cấu trúc, thời gian của đề thi quốc gia( đây là sự
kiểm nghiệm cần thiết để phát hiện những tồn tại của học sinh, kịp thời đua ra
các giải pháp khắc phục).
- Khuyến khích khả năng tự làm việc và những và những hoạt động theo
nhóm. Học sinh có thể tự tự biên soạn đề thi và tìm hướng giải đáp dưới sự
hướng dẫn của giáo viên, tạo không khí học tập tích cực chủ động của học sinh
đội tuyển.
Thành phần đội tuyển nên có 30 % HS lớp 11 tham gia thi vượt cấp, khả
năng thành công của những học sinh này khá cao vì các em còn hoàn toàn thoải
mái về tâm lý chưa phải áp lực thi Tuyển sinh. Tạo đội hình nòng cốt cho năm
tiếp theo.
4. Kinh nghiệm dạy phần địa lý tự nhiên Việt Nam

4


Phần Địa lí tự nhiên Việt Nam là một nội dung quan trọng nằm trong cấu
trúc đề thi HSG Quốc gia và là một phần kiến thức quan trọng của chương trình

Địa lý 12.
Để dạy tốt phần này GV cần phải:
- Nắm vững kiến thức tự nhiên đại cương, các khái niệm, thuật ngữ, các
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của các yếu tố tự
nhiên, các quy luật địa lí…để hiểu rõ hơn và giải thích được các đặc điểm tự
nhiên Việt Nam.
Ví dụ như: cần phải hiểu được có những nhân tố nào ảnh hưởng đến chế
độ mưa trên Trái Đất, để từ đó có thể giải thích được nguyên nhân gây mưa ở
nước ta.
- Hay như để hiểu được cơ chế hoạt động của gió mùa ở Việt Nam, cần
phải hiểu được thế nào là khí áp, nguyên nhân hình thành các áp cao, áp thấp,
nguyên nhân hình thành gió mùa…đây là những kiến thức của phần tự nhiên đại
cương.
- Như vậy để dạy tốt phần Địa lí tự nhiên Việt Nam, GV cần nắm vững
kiến thức phần tự nhiên đại cương.
- Đối với mỗi đặc điểm tự nhiên Việt Nam, người giáo viên cần giúp HS
giải quyết tốt và hiểu thấu các vấn đề sau:
+ Nêu được biểu hiện của đặc điểm
+ Giải thích tại sao có được đặc điểm đó
+ Phân tích được ảnh hưởng của đặc điểm này tới các thành phần tự nhiên
khác và các vấn đề kinh tế xã hội.
5. Khó khăn khi dạy phần địa lý tự nhiên Việt Nam
-Thời lượng chương trình ít so với nội dung kiến thức.
- HS thường khó khăn khi lĩnh hội kiến thức tự nhiên đại cương, nên cũng
gặp khó khăn khi tìm hiểu bản chất của tự nhiên Việt Nam.
- Kiến thức giáo viên không đồng đều
6. Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng cần thiết
6.1. Rèn kỹ năng ghi nhớ một cách logic
6.2 Rèn kỹ năng tư duy Địa lí (phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng
hóa, khái quát hóa)

6.3. Rèn các kỹ năng Địa lí
- Kỹ năng làm việc với bản đồ, Atlat địa lí
- Kỹ năng phân tích và nhận xét với bảng số liệu thống kê
5


- kỹ năng vẽ biểu đồ
- Kỹ năng tính toán
- Kỹ năng viết báo cáo
6.4. Rèn kỹ năng làm bài, thi cử
- Tự tin, bình tĩnh
- Đọc kỹ đề, lựa chọn câu dễ làm trước câu khó làm sau
- Định hướng cách làm, lập dàn ý sao cho chính xác phù hợp với yêu cầu
đề bài…
- Phân bố thời gian làm bài hợp lí…

6



×