Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

ĐẶC điểm NHÂN CÁCH và rối LOẠN LO âu ở SINH VIÊN hệ bác sĩ năm THỨ HAI TRƯỜNG đại học y hà nội năm học 2016 – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.91 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
------------***--------------

LÊ THỊ NGỌC ANH

ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH VÀ RỐI LOẠN LO ÂU
Ở SINH VIÊN HỆ BÁC SĨ NĂM THỨ HAI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM HỌC 2016 – 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2013 – 2017

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
------------***--------------

LÊ THỊ NGỌC ANH

ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH VÀ RỐI LOẠN LO ÂU
Ở SINH VIÊN HỆ BÁC SĨ NĂM THỨ HAI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM HỌC 2016 – 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
KHÓA 2013 – 2017
Người hướng dẫn khoa học:


ThS. Trần Thơ Nhị

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo
Đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế
công cộng đã đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện
cho em học tập, rèn luyện và thực hiện luận văn.
Em cũng xin cảm ơn các cán bộ của Bộ môn Y Đức và Tâm lý học đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện luận văn.
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Ths.
Trần Thơ Nhị đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên
cứu và thực hiện luận văn này.
Em xin cảm ơn các bạn sinh viên hệ bác sĩ năm thứ hai trường Đại học
Y Hà Nội đã tham gia và cung cấp thông tin trong quá trình em thực hiện luận
văn này.
Cuối cùng, em xin cảm ơn sự chia sẻ, động viên và giúp đỡ nhiệt tình
của bạn bè, thầy cô và gia đình.
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2017
Sinh viên
Lê Thị Ngọc Anh


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Phòng Quản lý Đào tạo Đại học - Trường Đại học Y Hà Nội
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
- Phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học & Hợp tác quốc tế,
Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng

- Bộ môn Y đức và Tâm lý học
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, năm học 2016-2017
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận một cách khoa
học, chính xác, khách quan và trung thực. Đề tài này hoàn toàn do tôi thực
hiện từ khi hình thành ý tưởng nghiên cứu, trình bày thành bộ đề cương hoàn
chỉnh, thu thập thông tin, phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu hoàn
chỉnh, dưới sự hướng dẫn và góp ý của giáo viên hướng dẫn.
Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2017
Sinh viên
Lê Thị Ngọc Anh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KTX

Ký túc xá

ĐH, SĐH

Đại học, Sau Đại học

ĐHYHN

Đai học Y Hà Nội

RLLA

Rối loạn lo âu


NC

Nhân cách

SD

Standard Diviation (Độ lệch chuẩn)

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

VNĐ

Việt Nam Đồng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮ

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Nhân cách................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về nhân cách....................................................................3
1.1.2. Đặc điểm của nhân cách....................................................................4
1.1.3. Các kiểu nhân cách và đặc điểm của các kiểu nhân cách.................4
1.1.4. Thang đo xác định nhân cách Hans Eysenck....................................6
1.2. Rối loạn lo âu..........................................................................................7
1.2.1. Khái niệm rối loạn lo âu....................................................................7
1.2.2. Phân loại rối loạn lo âu......................................................................9
1.2.3. Hậu quả của rối loạn lo âu...............................................................10
1.2.4. Thang đánh giá rối loạn lo âu..........................................................10
1.3. Thực trạng rối loạn lo âu.......................................................................13
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới về rối loạn lo âu................................13
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam về rối loạn lo âu...............................15
1.4. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân cách và rối loạn lo âu.....................16
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới về đặc điểm nhân cách và rối loạn lo âu.....16
1.4.2.Các nghiên cứu tại Việt Nam về mối liên quan giữa đặc điểm nhân
cách và rối loạn lo âu.......................................................................17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........18
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................................................18
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................18
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................18


2.4. Xử lý và phân tích số liệu......................................................................22
2.5. Sai số và cách khống chế sai số.............................................................22
2.6. Vấn đề đạo đức nghiên cứu...................................................................22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................24
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................24
3.2. Đặc điểm nhân cách của sinh viên năm thứ hai hệ bác sĩ trường Đại học

Y Hà Nội................................................................................................30
3.3. Tỷ lệ rối loạn lo âu của sinh viên năm thứ hai hệ bác sĩ trường Đại học
Y Hà Nội................................................................................................32
3.3.1. Tỷ lệ rối loạn lo âu chung của sinh viên năm thứ hai hệ bác sĩ
trường Đại học Y Hà Nội................................................................32
3.3.2. Rối loạn lo âu của sinh viên năm thứ hai hệ bác sĩ trường Đại học Y
Hà Nội theo giới tính.......................................................................33
3.3.3. Rối loạn lo âu của sinh viên năm thứ hai hệ bác sĩ trường Đại học Y
Hà Nội theo ngành đào tạo..............................................................34
3.3.4. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu của sinh viên năm thứ hai
hệ bác sĩ trường Đại học Y Hà Nội.................................................35
3.4. Đặc điểm nhân cách và rối loạn lo âu của sinh viên năm thứ hai hệ bác
sĩ trường Đại học Y Hà Nội...................................................................36
3.4.1. Đặc điểm nhân cách và rối loạn lo âu của sinh viên năm thứ hai hệ
bác sĩ trường Đại học Y Hà Nội......................................................36
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................37
4.1. Tỉ lệ rối loạn lo âu của sinh viên...........................................................37
4.2. Đặc điểm nhân cách của sinh viên........................................................39
4.3. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân cách và rối loạn lo âu ở sinh viên. .41
4.4. Hạn chế của nghiên cứu........................................................................42
KẾT LUẬN....................................................................................................43
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ rối loạn lo âu chung của sinh viên.....................................32

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ rối loạn lo âu của sinh viên theo giới tính.........................33
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ rối loạn lo âu của sinh viên theo ngành đào tạo.................34

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của sinh viên........................................................24
Bảng 3.2. Đặc điểm nhân trắc học của sinh viên.............................................27
Bảng 3.3. Đặc điểm về gia đình của sinh viên................................................28
Bảng 3.4. Đặc điểm kiểu nhân cách của sinh viên..........................................30
Bảng 3.5. Đặc điểm nhân cách của sinh viên theo giới và ngành học............31
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa RLLA và đặc điểm cá nhân của sinh viên.......35
Bảng 3.7. Đặc điểm nhân cách và rối loạn lo âu của sinh viên.......................36


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao,
bệnh thường kết hợp với các rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách,
rối loạn ăn uống hay rối loạn dạng cơ thể [4]. Trên thế giới, tỷ lệ mắc rối loạn
lo âu trong quần thể dao động từ 0,9% đến 28,3% dân số [2]. Tại Việt Nam,
theo một nghiên cứu của Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương 1 từ năm 2000 –
2002, nước ta có 2,7% dân số mắc rối loạn lo âu [3]. Cứ 20 người thì có một
người bị bệnh và thường mắc bệnh ở lứa tuổi bắt đầu trưởng thành [5].
Rối loạn lo âu kéo dài sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh
thần, sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Nó gây ảnh
hưởng đến hệ tim mạch, rối loạn giấc ngủ, tăng mức độ nguy hiểm đối với các
bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp. Ngoài ra, nó
còn gây hoảng loạn cưỡng chế, sợ hãi, đau nhức toàn thân hay rối loạn tiêu

hóa khi lo âu quá mức [6]. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn lo âu
như giới, người mắc phải các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn
ám ảnh hay những người nằm trong nhóm nhân cách “yếu” [1]. Nhân cách là
tổ hợp các thuộc tính tâm lý của các nhân tạo nên bản sắc tâm lý và giá trị xã
hội của cá nhân đó [6]. Những người có nhân cách thần kinh không ổn định
và sống hướng nội được cho rằng có nguy cơ mắc rối loạn lo âu cao hơn
những người bình thường, hoạt bát, vui vẻ [7].
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm nhân cách
và rối loạn lo âu trên nhiều đối tượng như người trưởng thành, nhóm người
mắc bệnh dạ dày, người nghiện thuốc [8], [10], [11]. Có một số ít nghiên cứu


2

đã thực hiện trên sinh viên [7], [9]. Sinh viên là những chủ nhân tương lai,
góp phần quan trọng trong việc xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển. Ở
Việt Nam, vấn đề này đã được nghiên cứu trên sinh viên các trường Sư Phạm
Thành Phố Hồ Chí Minh [12], Đại học Lao động Xã hội [13], nhưng những
nghiên cứu trên sinh viên y còn hạn chế.
Sinh viên y khoa là những bác sĩ trẻ tương lai, sẽ thực hiện công tác
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trường Đại học Y Hà Nội là một trong
những trường đại học về y tế hàng đầu Việt Nam với bề dày lịch sử 115 năm,
đào tạo ra những thế hệ bác sĩ chủ chốt của ngành y tế. Hằng năm, Nhà
trường tuyển sinh các hệ đào tạo khác nhau, trong đó, hệ bác sĩ luôn chiếm tỷ
lệ nhiều nhất. Vì vậy, việc quan tâm đến sức khỏe của sinh viên y là rất quan
trọng, đặc biệt là sức khỏe tâm thần. Câu hỏi được đặt ra là: (1) Có bao nhiêu
sinh viên hệ bác sĩ mắc rối loạn lo âu? (2) Đặc điểm nhân cách của sinh viên y
khoa là gì và nó có liên quan với rối loạn lo âu không? Trả lời các câu hỏi trên
giúp cung cấp bằng chứng cho Nhà trường trong việc định hướng xây dựng
những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho sinh viên.

Từ đó, cung cấp nguồn nhân lực y tế có chất lượng - chuyên môn tốt, đáp ứng
được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Chính vì những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm
nhân cách và rối loạn lo âu ở sinh viên hệ bác sĩ năm thứ hai trường Đại
học Y Hà Nội năm 2016 – 2017” với 2 mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ rối loạn lo âu ở sinh viên hệ bác sĩ năm thứ hai trường
Đại học Y Hà Nội năm học 2016 - 2017.


3

2. Mô tả mối liên quan giữa đặc điểm nhân cách và rối loạn lo âu của sinh
viên hệ bác sĩ năm thứ hai trường Đại học Y Hà Nội năm 2016 - 2017.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Nhân cách

1.1.1. Khái niệm về nhân cách
Từ thời Hy Lạp cổ đại, để chỉ những đặc điểm riêng biệt của cá nhân,
người ta đã đưa ra khái niệm về nhân cách. Có rất nhiều định nghĩa về nhân
cách theo các quan điểm khác nhau [6], cụ thể là:
Theo lý thuyết chất dịch: Cơ thể chứa đựng những chất dịch hay chất
lỏng có nhiều nhất trong cơ thể như máu, đờm, dãi, mật đen và mật vàng,

những chất này có ảnh hưởng nhiều tới nhân cách của con người. Nhân cách
vui vẻ, hoạt bát, sinh động được cho rằng phần lớn ở người có tỷ lệ máu cao,
còn những người có tỷ lệ mật vàng hay nước mắt cao hơn sẽ tạo ra tính cách
nóng nảy, hấp tấp.
Theo lý thuyết phân tâm của Freud cho rằng: Có ba thành phần cấu
trúc nhân cách: Cái nó, cái tôi và cái siêu tôi. Theo Freud, nhân cách của cá
nhân có liên quan chặt chẽ với quá trình của ý thức và libido.
Theo lý thuyết của Karl Gustav Jung cho rằng: Nhân cách là người mẹ
của ý thức và vô thức. Bản thân là sự tổng hợp của bên trong và bên ngoài.


5

Theo lý thuyết thân chủ trọng tâm của Carl Rogers nhấn mạnh tầm
quan trọng của khái niệm cái tôi và sự phát triển cá nhân cho rằng cả hai yếu
tố này đều cần thiết trong việc phát triển nhân cách lành mạnh.
Theo lý thuyết nhân cách của Cattell, áp dụng phân tích nhân tố, nhà
tâm lý học nhân cách Raymond Cattell đã tìm ra 16 đặc điểm nguồn tượng
trưng cho các khuôn khổ nhân cách cơ bản, sử dụng những đặc điểm nguồn
này, ông phát triển bảng câu hỏi 16 nhân tố nhân cách, là cách đánh giá cho
biết mỗi đặc điểm nguồn dành cho ba nhóm đối tượng khác nhau: phi công,
nghệ sĩ sáng tạo và nhà văn.
Có rất nhiều những lý thuyết nhân cách khác nhau, mỗi lý thuyết có ưu
nhược điểm khác nhau. Nhưng trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng
lý thuyết nhân cách của Hans Eysenck (1962) [6].
1.1.2. Đặc điểm của nhân cách
Từ các công trình nghiên cứu tâm lý học, các nhà tâm lý đã đưa ra một
số đặc điểm cơ bản của nhân cách [1]. Đó là:
- Tính thống nhất của nhân cách: Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất
giữa phẩm chất và năng lực của con người.

- Tính ổn định của nhân cách: Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý
tương đối ổn định, tiềm tàng trong mỗi cá nhân.


6

- Tính tích cực của nhân cách: Nhân cách là chủ thể của hoạt động và
giao tiếp, là sản phẩm của xã hội. Giá trị đích thực của nhân cách, chức
năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét ở tính
tích cực của nhân cách.
- Tính giao tiếp của nhân cách: Được hình thành, phát triển và tổn tại, thể
hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với những nhân
cách khác. Nhu cầu giao tiếp được xem như là một nhu cầu bẩm sinh
của con người. Con người sinh ra và lớn lên luôn có nhu cầu quan hệ
giao tiếp với mọi người. Thông qua giao tiếp, con người gia nhập vào
các quan hệ xã hội và lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức, những điều hay,
lẽ phải.
1.1.3. Các kiểu nhân cách và đặc điểm của các kiểu nhân cách
Dựa vào kiểu hệ thần kinh, các nhà nghiên cứu chia nhân cách của con
người thành 4 kiểu nhân cách cơ bản: hăng hái, bình thản, ưu tư và nóng nảy.
Kiểu nhân cách hăng hái: Người thuộc kiểu nhân cách này là người
sống hoạt bát, vui vẻ, ham hiểu biết, linh hoạt trong cuộc sống. Cảm xúc của
họ không ổn định, dễ rung động,nhưng thường không sâu đậm, dễ quên
những điều giận dỗi, bực tức. Họ có xu hướng hướng về tập thể, dễ dàng thiết
lập quan hệ, nhanh chóng làm quen với những người khác, cởi mở, thiện chí.
Đây là những người có trí tuệ mềm dẻo, hài hước, có khả năng nắm bắt cái
mới nhanh chóng.


7


Kiểu nhân cách bình thản: Người có nhân cách này thường là những
người trầm tĩnh, bao giờ cũng điềm đạm, kiên nhẫn. Họ thường chậm chạp,
không vội vàng, hấp tấp, trong hoạt động thường thể hiện tính có chín chắn,
sự kiên trì. Họ thường thích sự ngăn nắp, có trật tự, thích làm những điều
quen thuộc, ngại sự thay đổi.
Kiểu nhân cách nóng nảy: Người có nhân cách này có đặc điểm nổi bật
là nhanh nhẹn ở các cử chỉ, hành động. Các quá trình tâm lý của họ đều diễn
ra nhanh và thường không cân bằng được. Họ hào hứng, say mê, nhiệt tình
làm việc, thể hiện sáng kiến nhưng sự kiên nhẫn trong quá trình làm việc
thường nhanh chóng cạn kiệt. Trong sự giao tiếp với người khác, những người
này thường hay nổi nóng, dễ bị kích thích, khó kiềm chế được mình. Nếu bị
người khác xúc phạm, họ dễ có hành vi thô lỗ, cục cằn, có xu hướng bạo lực.
Kiểu nhân cách ưu tư: Những người mang nhân cách này có khuynh
hướng khép kín, ngại giao tiếp với người lạ, thường lúng túng vụng về trong
những hoàn cảnh mới. Khi gặp phải những điều kiện không thuận lợi trong
cuộc sống, họ dễ bị tổn thương, nản chí, u sầu, bi quan, nghi ngờ, lo lắng…
Tuy nhiên, họ là những người rất nhạy bén và tinh tế về mặt cảm xúc, có sự
cảm nhận sâu sắc về thế giới xung quanh. Họ là những người có khả năng
phát triển về lĩnh vực nghệ thuật. Bên cạnh đó, họ còn là tuýp người mềm
mỏng, tinh tế, nhã nhặn và giàu lòng vị tha.
Hans Eysenck cũng sử dụng phân tích nhân tố để nhân dạng các mẫu
trong đặc điểm nhân cách, nhân cách được mô tả gồm hai kiểu: kiểu nhân
cách hướng nội – hướng ngoại và kiểu nhân cách thần kinh ổn định – không
ổn định.


8

Theo phân loại kiểu nhân cách hướng nội – hướng ngoại: những người

có kiểu nhân cách này thường có đặc điểm sau: cẩn thận, trầm ngâm còn một
số khác là những người luôn vui vẻ, hòa đồng.
Theo phân loại kiểu nhân cách thần kinh ổn định – không ổn định:
những người có kiểu nhân cách này thường có đặc điểm sau: dễ nóng nảy,
buồn rầu, tự ái hay nhạy cảm hoặc đáng tin, điềm tĩnh.
Bằng cách đánh giá con người theo hai chiều hướng này, Eysenck có
thể dự đoán hành vi con người trong nhiều tình huống khác nhau. Với số câu
hỏi vừa phải và dễ diễn giải, dễ hiểu, thang đo nhân cách Eysenck [14] đã
được dịch và đưa vào sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và thực hành lâm
sàng ở Việt Nam khá lâu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang đo
nhân cách của Eysenck để tìm hiểu nhân cách của sinh viên.
1.1.4. Thang đo xác định nhân cách Hans Eysenck
Bảng trắc nghiệm nhân cách của Hans Eysenck được xây dựng từ năm
1943 [14]. Bộ trắc nghiệm gồm có 57 câu hỏi, mỗi câu gồm 2 lựa chọn: có không. Thang đo đã được dịch ra Tiếng Việt và được sử dụng trong các
nghiên cứu ở Việt Nam [15]. Thang đo gồm 3 mục: A, B và C.
Mục A: Xác định nhân cách hướng nội hay hướng ngoại. Gồm các câu
hỏi: 1, 3, 8, 10, 13, 17, 22, 25, 27, 39, 44, 46, 49, 53, 56, 5, 15, 20, 29, 32, 34,
37, 41, 51. Mỗi câu 1 điểm:


9

- Nếu những câu hỏi sau đây trả lời là “Có”: 1, 3, 8, 10, 13, 17, 22, 25,
27, 39, 44, 46, 49, 53, 56.
- Nếu những câu hỏi sau đây trả lời là “Không”: 5, 15, 20, 29, 32, 34, 37,
41, 51.
Mục B: Xác định nhân cách thần kinh ổn định hoặc không ổn định. Cho
mỗi câu 1 điểm nếu các câu hỏi sau đây trả lời là “Có”: 2, 4, 7, 9, 11, 14, 16,
19, 21, 23, 26, 28, 31, 33, 35, 38, 40, 43, 45, 47, 50, 52, 55, 57.
Mục C: Kiểm tra độ tin cậy của câu trả lời. Cho mỗi câu 1 điểm:

- Nếu những câu trả lời sau đây là “Có”: 6, 24, 36.
- Nếu những câu hỏi sau đây trả lời là “Không”: 12, 18, 30, 42, 48, 54.
Từ việc tính điểm và xác định nhân cách ở mỗi mục đó, kết hợp hai
mục A và B, ta có 4 kiểu nhân cách như sau:
Kiểu nhân cách hướng nội kết hợp với kiểu nhân cách thần kinh ổn
định được gọi là kiểu nhân cách “bình thản”.
Kiểu nhân cách hướng nội kết hợp với kiểu nhân cách thần kinh không
ổn định được gọi là kiểu nhân cách “ưu tư”.
Kiểu nhân cách hướng ngoại kết hợp với kiểu nhân cách thần kinh ổn
định được gọi là kiểu nhân cách “hăng hái”.


10

Kiểu nhân cách hướng ngoại kết hợp với kiểu nhân cách thần kinh
không ổn định được gọi là kiểu nhân cách “nóng nảy”.
1.2.

Rối loạn lo âu

1.2.1. Khái niệm rối loạn lo âu
Lo âu được xem là một phản ứng tự nhiên của con người trước những
khó khăn và mối đe dọa của môi trường, xã hội mà con người phải tìm cách
vượt qua [13]. Con người thường cảm thấy bực mình, bồn chồn và căng thẳng
tinh thần trong lúc lo âu. Cảm giác lo âu có thể là một kết quả của các kinh
nghiệm sống ví dụ như mất việc làm, đổ vỡ quan hệ, mắc bệnh nặng, gặp phải
tai nạn lớn hay người thân qua đời... [4].
Có nhiều khái niệm lo âu được đưa ra, mỗi tác giả lại đề cập đến lo âu
theo một cách khác nhau.
Theo Trần Đình Xiêm, lo âu là một cảm giác bất an, lo sợ lan tỏa hết

sức khó chịu nhưng thường mơ hồ kèm theo một triệu chứng của cơ thể [17].
Tác giả Nguyễn Viết Thiêm lại cho rằng: Lo âu là một trạng thái bệnh
lý. Khi lo âu mang đặc tính dai dẳng, lan tỏa, tản mạn, không liên quan,
không khu trú vào một sự kiện hay hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc
có liên quan tới sự kiện đã qua nhưng không còn tính chất thời sự nữa [18].
Theo Nguyễn Minh Tuấn, lo âu là một rối loạn biểu hiện ra bên ngoài
bằng một cảm giác lo lắng không đối tượng, lan tỏa và dai dẳng [19].


11

Như vậy, mặc dù có nhiều cách phát biểu khác nhau về khái niệm lo âu,
nhưng các tác giả đều đề cập đến những điểm chung. Trên cơ sở tổng hợp
những điểm chung đó, chúng tôi đưa ra một khái niệm về rối loạn lo âu như
sau: Rối loạn lo âu là lo âu mang tính chất bệnh lý, là sự rối loạn cảm xúc
được đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức, kéo dài không tương xứng với sự đe
dọa, khó khăn gặp phải hoặc cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của con
người, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động quá mức hoặc tiêu cực.
Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao,
bệnh thường kết hợp với các rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách,
rối loạn ăn uống hay rối loạn dạng cơ thể [1]. Rối loạn lo âu có thể là biểu
hiện hay gặp của nhiều rối loạn tâm thần và cơ thể [16]. Khi mắc rối loạn lo
âu, người bệnh thường có những biểu hiện như căng thẳng, run hoặc bồn
chồn, bất an, không tập trung được, cáu kỉnh, luôn sợ hãi, lo lắng, tưởng
tượng một cách quá mức về vấn đề gì đó, nhìn nhận tương lai một cách bi
quan, mơ hồ, tim đập nhanh, mặt nóng đỏ, đau tức ngực, khó thở, khô miệng,
ăn không tiêu, đau đầu, chóng mặt, mỏi nhức xương khớp,...
Những nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu cụ thể nào đó có thể không
giống nhau, nhưng nhìn chung, nó thuộc vào bốn nhóm nguyên nhân chính:
các yếu tố di truyền, các yếu tố sinh hóa, tính cách và ảnh hưởng từ môi

trường sống, các căng thẳng tinh thần gặp phải [2].
Các yếu tố di truyền: Những người có cha mẹ hoặc anh/chị/em ruột
trong gia đình mắc rối loạn lo âu thì có nguy cơ mắc rối loạn lo âu cao hơn
người bình thường.


12

Các yếu tố sinh hóa: Sự mất cân bằng của các hóa chất trong não bộ
giúp cho việc dẫn truyền xung động thần kinh điều khiển cảm xúc và những
phản ứng của cơ thể.
Tính cách: Người dễ bị xáo động, bực mình, nhạy cảm thì thường mắc
lo âu hơn.
Môi trường sống, căng thẳng tinh thần: Con người sống trong môi
trường có quá nhiều áp lực hoặc từng mắc phải những căng thẳng tinh thần thì
có nguy cơ mắc lo âu cao hơn.
1.2.2. Phân loại rối loạn lo âu
Theo ICD-10, rối loạn lo âu bao gồm:
- Các rối loạn ám ảnh sợ (F40): ám ảnh sợ khoảng trống, ám ảnh sợ xã
hội, ám ảnh sợ đặc hiệu, các rối loạn lo âu ám ảnh sợ khác, rối loạn lo
âu ám ảnh sợ không biệt định.
- Các rối loạn lo âu khác (F41): gồm có rối loạn hoảng sợ (F41.0), rối
loạn lo âu lan tỏa (F41.1), rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm (F41.2),
các rối loạn lo âu hỗn hợp khác (F41.3.), các rối loạn lo âu biệt định
khác (F41.8), rối loạn lo âu không biệt định (F41.9).
- Rối loạn ám ảnh nghi thức (F42): gồm có những ý tưởng hoặc nghiền
ngẫm ám ảnh chiếm ưu thế (F42.0), hành vi nghi thức chiếm ưu thế
(F42.1), các ý tưởng và các hành vi ám ảnh hỗn hợp (F42.2), các rối



13

loạn ám ảnh nghi thức khác (F42.8), rối loạn ám ảnh nghi thức không
biệt định (F42.9).
1.2.3. Hậu quả của rối loạn lo âu
Lo âu ảnh hưởng đến nhiều vấn đề như tim mạch, rối loạn giấc ngủ,
đau nhức toàn thân …Những hậu quả khi mắc rối loạn lo âu kéo dài [5]:
Đối với tim mạch: Đây là hậu quả nguy hiểm nhất mà những bệnh nhân
mắc chứng rối loạn lo âu cần đề phòng. Quá trình kích thích cơ thể tăng sản
xuất ra các hormone gây stress, chúng tác động lên hệ tim mạch, gây cản trở
hoạt động bình thường của tim. Đây là nguyên nhân gây nên bệnh đột quỵ,
đau tim, tức ngực.
Lo âu còn dẫn đến rối loạn giấc ngủ như khiến cho người bệnh mất
ngủ, thường ở trong trạng thái ngủ không đủ giấc, tỉnh giấc nhiều lần trong
đêm. Lo âu làm tăng mức độ nguy hiểm của các bệnh mãn tính như bệnh tiểu
đường, suy giáp, cường giáp, tăng huyết áp…Một phần nào đó, lo âu dẫn đến
việc đau thức toàn thân thường xuyên, đau vai, mỏi hàm hoặc rối loạn tiêu
hóa, lo âu là con đường dẫn tới bệnh đau dạ dày rất nhanh. Ngoài ra, lo âu còn
đi kèm với một số rối loạn tâm thần khác như sợ hãi quá độ, rối loạn ám ảnh
cưỡng chế gây nên nhiều hơn những áp lực về mặt tinh thần cho người bệnh.
1.2.4. Thang đánh giá rối loạn lo âu
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều thang đánh giá mức độ lo âu phù
hợp với từng đối tượng.


14

Thang đánh giá lo âu State- trait Anxiety Inventory – STAI: STAI là bộ
công cụ tự đánh giá gồm 2 bảng, mỗi bảng có 20 đề mục nhằm thăm dò sự
hiện diện và đo lường mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hiện tại của

lo âu. STAI lần đầu tiên được công bố vào năm 1970, sửa đổi năm 1983 và là
một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá lo âu nói
chung, đặc biệt là một số bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp, lupus hệ
thống... Do ngắn gọn, dễ hiểu, dễ sử dụng và ít tốn kém, bộ công cụ này đã
được dịch sang nhiều thứ tiếng và ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu
trên thế giới. Tuy nhiên, hạn chế của bộ công cụ này là chi đánh giá tình trạng
lo âu xảy đến, tích tụ từ lâu nên chỉ sử dụng cho các nghiên cứu dài hạn
(nghiên cứu thuần tập), ít đánh giá trong trường hợp thay đổi ngắn hạn [20].
Thang đánh giá lo âu của Beck - BAI: BAI là thang tự đánh giá đo
lường mức độ lo âu do Beck và Steer phát triển và công bố vào năm 1990. Bộ
công cụ gồm 21 đề mục được chấm điểm theo thang Likert từ 1 đến 4. Thang
đo ngắn gọn, dễ đánh giá và đo lường mức độ lo lắng, nhạy với những thay
đổi nhưng hạn chế về mặt phạm vi triệu chứng đánh giá do nó được xây dựng
nhằm giảm thiểu những dấu hiệu trùng hợp với trầm cảm nên BAI không
đánh giá được 1 số triệu chứng chính khác của lo âu [20].
Thang đánh giá lo âu bệnh viện (The Hospital Anxiety Scale)- HADS:
HADS là bộ công cụ tự đánh giá với phiên bản đầu tiên do A. S. Zigmond và
R. P. Snaith phát triển gồm 14 đề mục, 7 đề mục đánh giá về lo âu và 7 đề
mục đánh giá về trầm cảm. Với độ tin cậy và tính giá trị cao, nhạy cảm với
những thay đổi trong đánh giá lo âu trầm cảm trên cả hai đối tượng bệnh nhân
đang điều trị y tế và dân số nói chung, HADS đã được chuyển ngữ và sử dụng
rộng rãi trên nhiều quốc gia. HADS thích hợp đánh giá lo âu trầm cảm trên


15

đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính. Tuy nhiên, thang đo này hạn chế
giá trị đối với quần thể là người cao tuổi và không phát hiện đầy đủ sự hiện
diện của rối loạn lo âu cụ thể nhưng cung cấp một số bằng chứng đối với các
rối loạn lo âu lan tỏa [20].

Thang đánh giá lo âu, trầm cảm và stress DASS: DASS 42 lần đầu
được công bố vào năm 1993 do Lovibon và cộng sự phát triển. Năm 1997,
nhằm tạo sự tiện lợi cho người dùng, phiên bản rút gọn của DASS 42 là
DASS-21 ra đời và được chứng minh là có sự nhất quán giữa 2 phiên bản.
DASS-21 gồm 21 tiểu mục chia thành 3 nhóm stress, lo âu, trầm cảm, mỗi
nhóm gồm 7 tiểu mục. Điểm cho mỗi tiểu mục là từ 0 đến 3, tùy thuộc vào tần
suất xuất hiện triệu chứng. Với tính hiệu lực và độ tin cậy cao trên cả 3 nhóm
thang đo, DASS-21 được ghi nhận là bộ công cụ tuyệt vời và được sử dụng
rộng rãi trên thế giới nhằm đo lường mức độ trầm cảm, lo âu và stress trên đối
tượng người trưởng thành nói chung [21].
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang đánh giá lo
âu Zung - Zung Self-Rating Anxiety Scale (SAS) [22] do sự phù hợp về đối
tượng và độ tin cậy. Thang đo được thiết kế bởi William W. K. Zung M.D –
giáo sư tâm thần học tại đại học Duke vào năm 1971 để định lượng mức độ lo
âu của bệnh nhân [22]. Với ưu điểm là ngắn gọn, xử lý khá đơn giản nên
SAS được ưa dùng trong lâm sàng và một số tác giả khuyên dùng SAS trong
trường hợp sàng lọc lo âu. Đây là thang đo lo âu đã được chuẩn hóa tại Việt
Nam, sử dụng cho mọi lứa tuổi, cả kể trẻ em, thuận tiện cho việc điều tra dịch
tễ. Nó được sử dụng rộng rãi tại Viện chăm sóc sức khỏe tâm thần, Bệnh viện
Bạch Mai, Bệnh viện 103 – Khoa A6 ( Khoa Tâm Thần), Khoa Tâm Thần Bệnh viện Nhi Trung Ương. Đã có không ít các công trình nghiên cứu khác
về vấn đề lo âu đều sử dụng thang đo này tại Việt Nam [23], [24], [25].
Thang đo gồm 20 câu hỏi mô tả triệu chứng của cơ thể ở các mức độ: Không


16

có (1 điểm ) – Đôi khi (2 điểm) – Phần lớn thời gian (3 điểm) – Hầu hết hoặc
tất cả thời gian (4 điểm). Người bệnh đọc và tự đánh giá triệu chứng của mình
rồi tính tổng điểm sau 20 câu hỏi.


Mức độ rối loạn lo âu được đánh giá thông qua tổng điểm như sau:
- Không rối loạn lo âu: ≤ 40 điểm
- Rối loạn lo âu mức độ nhẹ: 41 - 50 điểm
- Rối loạn lo âu mức độ vừa: 51 - 60 điểm
- Rối loạn lo âu mức độ nặng: 61 - 70 điểm
- Rối loạn lo âu mức độ rất nặng: 71 - 80 điểm
1.3.

Thực trạng rối loạn lo âu

1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới về rối loạn lo âu
Một nghiên cứu tổng quan khác thực hiện trên 87 nghiên cứu từ 44
quốc gia được tiến hành bởi đại học Cambridge cho thấy tỷ lệ rối loạn lo âu
dao động từ 0,9% đến 28,3%. Tỷ lệ rối loạn lo âu trung bình ở châu Phi là
5,3%, ở châu Âu là 10,4%. Trong nghiên cứu tổng quan này cũng cho biết các
yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn lo âu là giới tính, độ tuổi, văn hóa và tình trạng
kinh tế [2]. Ở nghiên cứu tổng quan khác tại Pakistan cho kết quả tỷ lệ mắc lo
âu – trầm cảm trong cộng đồng trung bình là 34%. Ở nữ dao dộng từ 29%66%, ở nam dao động từ 10% – 33%. Nghiên cứu cũng tổng hợp các yếu tố
nguy cơ đối với rối loạn lo âu như phụ nữ đã kết hôn, gặp khó khăn về tài
chính, có tiền sử gia đình mắc rối loạn lo âu [26].


×