Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Nghiên cứu tình trạng thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan ở trẻ 12 – 14 tuổi tại quận cầu giấy hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.71 KB, 54 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa cân béo phì (TCBP) ở trẻ em đã trở thành một bệnh khá phổ biến
và đang tiếp tục gia tăng trên toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế
giới, năm 2004 có 22 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị TCBP thì đến năm 2010 con số
đó đã lên tới 42 triệu trẻ (trong đó có 35 triệu trẻ ở các nước đang phát triển).
Đến năm 2020, nếu TCBP không được điều trị và dự phòng tốt thì 9% trẻ mẫu
giáo sẽ bị TCBP chiếm gần 60 triệu trẻ em [75]. Ở trẻ 5 – 17 tuổi có 155 triệu
trẻ (chiếm 10%) bị TCBP và trong số đó có khoảng 30 – 45 triệu trẻ (chiếm 2
– 3%) bị béo phì [48].
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, TCBP cũng đã xuất hiện và có
xu hướng tăng lên nhanh chóng ,đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội và
thành phố HCM: Theo một nghiên cứu tỷ lệ trẻ TCBP ở lứa tuổi 6 – 11 tuổi
tại quận Đống Đa năm 2006 là 12,9% [28]. Theo nghiên cứu của Phạm Duy
Tường, Trần Thị Phúc Nguyệt thì tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em từ 6 –
14 tuổi của thành phố Hà Nội là 10,7%, trong đó béo phì chiếm 3,0%. Tỷ lệ
TCBP ở nội thành (13,1%) cao gấp 2 lần so với ngoại thành [35].
Theo trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh, tính đến tháng
10/2011, tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ học sinh tiểu học bị thừa cân chiếm
21,4%. Tỷ lệ béo phì ở lứa tuổi này là 17%. Đối với học sinh trung học cơ sở,
có 15,7% thừa cân; 6,8% béo phì. Học sinh THPT, có 9,4% thừa cân và 2,3%
béo phì. Con số trẻ dưới 5 tuổi TCBP là 12% [12].
Béo phì đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, không chỉ liên
quan đến sức khỏe lâu dài và tuổi thọ vì người béo phì có nguy cơ cao mắc
các bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipit máu, đái tháo đường týp 2, bệnh tim
mạch, bệnh xương khớp… Béo phì ở trẻ em là nguy cơ cao cho béo phì ở
người lớn, khoảng 75% các trường hợp béo phì ở trẻ em tồn tại đến khi


2


trưởng thành .TCBP ở trẻ em nếu không được điều trị và phòng ngừa sớm sẽ
trở thành gánh nặng cho y tế và xã hội.. Đặc biệt, mỗi năm trên toàn cầu có
khoảng 2,8 triệu người chết vì TCBP [76]. TCBP có thể phòng ngừa được,
nhưng điều trị khó khăn và tốn kém. Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính các
chi phí trực tiếp cho béo phì chiếm tới 6,8% (hay 70 tỷ đô la Mỹ) [80].
Theo các chuyên gia Viện Dinh dưỡng: nguyên nhân của sự gia tăng
nhanh chóng tình trạng TCBP ở cộng đồng chủ yếu là do sự bất hợp lý của
chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và hành vi lối sống. Các can thiệp nhằm
thay đổi hành vi với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực
và lối sống tích cực cùng với sự quan tâm theo dõi thường xuyên về cân nặng,
chiều cao giúp phòng ngừa và kiểm soát TCBP ở trẻ em có hiệu quả.
Năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố báo cáo “Thừa cân và béo
phì - một dịch toàn cầu" và kêu gọi các quốc gia nên có chương trình hành
động cụ thể.
Hà Nội tới nay gồm 9 quận nội thành (trong đó quận Cầu Giấy là quận
mới) và 18 huyện ngoại thành với tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều thay đổi về
kinh tế xã hội, tình trạng TCBP ở mọi lứa tuổi ngày càng gia tăng. Xong các
nghiên cứu về tình trạng TCBP ở trẻ 12 – 14 tuổi còn chưa đầy đủ.
Lứa tuổi 12 – 14 tuổi là thời kỳ phát triển tăng tốc ở tuổi dậy thì, có ý
nghĩa quan trọng trong sự phát triển và trưởng thành của con người. Vì vậy
đánh giá tình trạng TCBP và các yếu tố nguy cơ ở lứa tuổi này sẽ cho ta cơ sở
khoa học để xây dựng các giải pháp phòng chống hữu hiệu nhất nhằm nâng
cao sức khỏe và cải thiện nòi giống.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên
cứu tình trạng thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan ở trẻ 12 – 14 tuổi
tại quận Cầu Giấy Hà Nội”, với hai mục tiêu cụ thể sau:
1. Nghiên cứu dịch tễ học về thừa cân béo phì ở trẻ 12 – 14 tuổi .
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan gây ra tình trạng TCBP ở trẻ 12 – 14 tuổi



3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tình trạng thừa cân – béo phì trên thế giới và trong nước.
1.1.1. Tình trạng thừa cân – béo phì ở trẻ em hiện nay trên thế giới
Thừa cân và béo phì ở trẻ em đã trở thành đại dịch ở một số nước và
đang gia tăng nhanh chóng ở nhiều nơi khác trên toàn cầu. Trong vài thập kỷ
gần đây, tỷ lệ trẻ TCBP dưới 5 tuổi trên toàn thế giới đã tăng từ 4,2% vào năm
1990 lên tới 6,7% vào năm 2010,con số này còn lên tới 9,1% (tương đương
60 triệu trẻ bị TCBP) vào năm 2020. Tỷ lệ TCBP ở châu Phi vào năm 2010 là
8,5% tăng lên 12,7% vào năm 2020. Ở châu Á tỷ lệ này thấp hơn châu Phi
(4,9% vào năm 2010) nhưng con số này đã lên tới 18 triệu trẻ bị TCBP [39].
Ở Canada sự gia tăng béo phì ở trẻ em từ cuối những năm 1970, tỷ lệ béo phì
đã tăng gấp đôi thậm chí gấp 3 ở một số nhóm tuổi, năm 2007 – 2008 có gần
9% trẻ 6 – 17 tuổi bị béo phì [63].
Sự thay đổi cách ăn uống và lối sống ít vận động đã dẫn đến tỷ lệ ngày
càng tăng của bệnh béo phì ở trẻ em lứa tuổi 5- 19 tuổi ở các nước đang phát
triển gần đây: 41,8% ở Mexico, ở Brazil 22,1%, 22,0% ở Ấn Độ và 19,3% ở
Argentina. Hơn nữa, tỷ lệ trẻ bị béo phì ngày càng gia tăng tại các quốc gia
này: 4,1% -13,9% ở Brazil trong thời gian 1974 – 1997, 12,2 – 15,6% ở Thái
Lan trong thời gian 1991 – 1993 và 9,8% - 11,7% ở Ấn Độ trong thời gian
2006 – 2009 .Châu Mỹ và vùng Caribe có khoảng < 7% trẻ dưới 5 tuổi TCBP
(vào năm 2010). Tại Mexico, vào năm 2006 cuộc điều tra của bộ Y tế thấy
gần 10% trẻ 15 tuổibị béo phì và 33% thừa cân béo phì. Ở Achentina, các nhà
điều tra đã đo chiều cao và cân nặng của 1688 trẻ em tuổi 10 – 11 tuổi , họ
nhận thấy có 35% trẻ bị thừa cân béo phì và khoảng 4% trẻ bị nhẹ cân. Tình
trạng còi cọc và thừa cân cùng tồn tại ở nhiều nước đang phát triển, còi cọc
tăng nguy cơ béo phì sau này trong cuộc sống [50].



4
Trong một nghiên cứu từ 27 quốc gia trong liên minh Châu Âu, tỷ lệ
TCBP ở trẻ dưới 4 tuổi có sự khác nhau: Tây Ban Nha có mức cao nhất 32%
và Romania có tỷ lệ thấp nhất khoảng 12%. Ở Anh cho thấy sự gia tăng tỷ lệ
béo phì của trẻ em lứa tuổi 2- 5 tuổi từ khoảng 18% trong năm 1995 lên 23%
ào năm 2003 [36].
Dựa trên dữ liệu năm 2007 – 2008 từ 13 nước (Bỉ, Bulgaria,
Cyprus,Cộng hòa Sec, Ireland, Ý, Latvia, Lithuania, Malta, Na Uy, Bồ Đào
Nha, Slovania, Thụy Điển) nhận thấy rằng 24% trẻ em châu Âu lứa tuổi 6 – 9
tuổi là thừa cân [80].
Tại Châu Á, mặc dù SDD vẫn là mối quan tâm lớn nhất đối với nhiều
nước khu vực, nhưng cũng đã nhìn thấy sự gia tăng đáng kể của bệnh béo phì
trẻ em.Tại Nhật Bản (1996 -2000) tỷ lệ TCBP ở lứa tuổi 6 – 14 tuổi là 16,2%
(nam) và 14,3% (nữ). Tại Trung Quốc (1999 – 2000) tỷ lệ TCBP ở trẻ em trai
11 – 15 tuổi là 14,9% và 8,0% ở trẻ gái [67].
Nhìn chung ở châu Á (trừ Nhật Bản), gần 5% trẻ lứa tuổi mẫu giáo ước
tính là TCBP trong năm 2010, tăng 53% kể từ năm 1990. Điều này có nghĩa
17700000 trẻ là thừa cân hoặc béo phì [39]. Tại Trung Quốc, trong vòng 20
năm qua, các nghiên cứu đã cho thấy sự gia tăng đáng kể trong béo phì ở
thanh thiếu niên 8 – 18 tuổi: Năm 1985, chỉ có 2% trẻ trai và 1% trẻ gái bị
thừa cân hoặc béo phì, đến năm 2005, có khoảng 14% trẻ trai và 9% trẻ gái bị
thừa cân hoặc béo phì (có tổng 21 triệu trẻ) [49]. Tại Ấn Độ, nghiên cứu lớn
nhất, gồm 40.000 trẻ ở lứa tuổi 8 -18 tuổi ở khu vực đô thị, thấy 14% trẻ bị
thừa cân hoặc béo phì, một con số ngoại suy, ước tính khoảng 15 triệu trẻ ở
thành thị bị thừa cân hoặc béo phì [47]. Cuộc khảo sát tại Kuwait vào năm
2006 cho thấy khoảng 44% trẻ trai và 46% trẻ gái từ 10 – 14 tuổi bị thừa cân
hoặc béo phì [57]. Ở Úc, một đánh giá hệ thống của 41 nghiên cứu từ năm
1985 đến năm 2008, cho thấy tỷ lệ béo phì ở trẻ từ 2 -18 tuổi đã tăng đến giữa



5
những năm 1990, nhưng đã giữ tương đối ổn định cho đến nay: năm 2008 có
21- 25 % trẻ bị thừa cân hoặc béo phì và 5 – 6% bị béo phì [59]. Tại New
Zealand, năm 2006 – 2007 có khoảng 28% trẻ ở lứa tuổi 5 – 14 tuổi bị thừa
cân hoặc béo phì, con số đó không đổi so với năm 2002 [58]. Những dữ liệu
trên cho thấy tỷ lệ TCBP đang gia tăng trên toàn cầu. Rất khó khăn cho bất
cứ ai béo phì muốn giảm cân.Vì vậy, không bao giờ là quá sớm để bắt đầu
phòng chống béo phì. Ngăn ngừa bệnh béo phì trong những năm đầu tiên của
một đứa trẻ, thậm chí cả trong thời kỳ mang thai . Và đó là con đường hứa
hẹn nhất xoáy quanh đại dịch toàn cầu [79].
1.1.2. Thừa cân – béo phì ở người trưởng thành hiện nay trên thế giới:
Thừa cân và béo phì ở người lớn cũng tăng lên ở mức báo động trên
khắp nơi trên thế giới. Ở các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song
với tình trạng thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn nông thôn và nữ
cao hơn nam. Khi kinh tế tăng trưởng tỷ lệ người béo cũng tăng lên cùng với
tỷ lệ người gầy giảm dần.Trong giai đoạn đầu tỷ lệ béo phì tăng dần ở lớp dân
cư khá giả trong xã hội sau đó tăng dần ở tầng lớp có thu nhập thấp. Ở các
nước đã phát triển, tỷ lệ người béo cao ở tầng lớp nghèo có thu nhập thấp và ở
nông thôn nhiều hơn thành thị. Tại Mỹ tỷ lệ thừa cân ở nữ thuộc tầng lớp có
thu nhập thấp cao gấp 7 – 12 lần so với tầng lớp có thu nhập cao.Ở Mỹ tỷ lệ
béo phì người lớn đối với nam là 19,7% và đối với nữ là 24,7%. Canada là
15% chung cho cả 2 giới, còn ở Brazil tỷ lệ béo phì ở nam là 6% và nữ là
13% [73].
Ở một số nước thuộc khu vực châu Á cho thấy tỷ lệ thừa cân và béo phì
cao nhất là Malaysia đối với nam là 28,7% và nữ là 26%, tiếp đó là Nhật Bản
(nam 26,2% và nữ là 23,1%), sau đó đến Thái Lan, Philipin và Indonesia.
Thấp nhất là Việt Nam (nam 0,92% và nữ là 2,5%). Những nghiên cứu của


6

Popkin cho thấy hầu hết các nước này đều có tỷ lệ béo phì ở thành phố cao
hơn nông thôn, riêng Indonesia có sự khác nhau về tỷ lệ thừa cân giữa các
nhóm thu nhập. Trung Quốc và Việt Nam chưa rõ sự khác biệt này [61].
Tỷ lệ béo phì không giống nhau giữa một số vùng phía Tây thái bình
dương, ở Úc và Newzealand tỷ lệ béo phì tương đương nhau (10 – 13%) trong
khi ở Samoa tỷ lệ béo phì này rất cao (nam 58,4% và nữ 76,8%) và có sự khác
nhau rất lớn về tỷ lệ béo phì giữa nông thôn và thành phố [73].
Hiện nay tình trạng béo phì đang gia tăng trên toàn cầu, nghiên cứu của
Martorel so sánh tỷ lệ thừa cân – béo phì ở phụ nữ ở 38 nước đang phát triển
chỉ ra rằng mức lệ thừa cân – béo phì rất thấp ở Nam Châu Á. Các nước
nghèo như vùng Sahara Châu Phi thì lệ thừa cân – béo phì cũng rất thấp, tỷ lệ
cao chủ yếu tập trung ở phụ nữ thành phố có trình độ văn hóa cao. Những
nước đang phát triển như Mỹ, Đông Âu thì mức béo phì cao hơn và phân bố
đều trong dân cư. Tỷ lệ này còn cao ở vùng Trung Đông vầ Bắc Phi, tương
đương với tỷ lệ của nước Mỹ [54]. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy béo phì
ở phụ nữ Haiti là 3%, ở các nước Mỹ Latin 10% và Mehico là 29%, béo phì
chủ yếu tập trung ở thành phố và những hộ gia đình có kinh tế cao hơn [53].
Tại Vương quốc Anh từ 1980 – 1996 béo phì ở người lớn tăng từ 6% lên
18% (nam) và 8% lên 18% (nữ) [74]. Tỷ lệ thừa cân - béo phì cũng rất cao ở
Australia, tỷ lệ thừa cân ở nam giới từ 44% năm 1992 lên 62,3% năm 1997 và
63% năm 1999, ở nữ từ 30% năm 1992 lên 46,6% năm 1997 và 47% năm
1999 [78]. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới, đến năm 2003 có hơn 1 tỷ
người lớn bị thừa cân, ít nhất có 300 triệu người trong số này bị béo phì. Năm
2005, WHO ước tính ít nhất 400 triệu người trưởng thành (9,8%) bị béo phì,
với tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới [68].


7
1.2. Tình hình thừa cân và béo phì ở Việt Nam.
1.2.1. Thừa cân và béo phì ở trẻ em Việt Nam.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tình trạng béo phì ở trẻ em xuất
hiện và đang tăng rất nhanh. Nhiều bà mẹ quá quan tâm bồi dưỡng cho con,
nghĩ rằng con ăn càng nhiều chất bổ sẽ càng tốt cho sức khỏe và càng lớn
nhanh, cân càng nặng càng tốt [22].
Ở nước ta, các cuộc điều tra về dịch tễ học trước năm 1995 cho thấy tỷ lệ
thừa cân không đáng kể, còn béo phì hầu như không có và chủ yếu ở các
thành phố lớn .Nhưng từ năm 1995 đến nay tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em
liên tục gia tăng và phổ biến trên phạm vi toàn quốc [21].
1988: Theo Trần Thị Hồng Loan, tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh tiểu
học quận nội 1 thành phố Hồ Chí Minh là 12,2% [23].
1999:Nghiên cứu của Lê Thị Hương, Hà Huy Khôi tại trường tiểu học
Kim Liên Hà Nội thấy tỷ lệ thừa cân là 4,1% và trường tiểu học Thượng Cát –
Từ Liêm Hà Nội là 0,6% [17].
Theo tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000 cả Việt Nam tỷ lệ trẻ từ 11 – 14
tuổi trên toàn quốc bị thừa cân béo phì là 1,88% [5].
2001: Tỷ lệ thừa cân của trẻ em từ 6 – 11 tuổi là 9,9% trong nghiên cứu
của Vũ Hưng Hiếu tại quận Đống Đa Hà Nội [13]. 2002, theo nghiên cứu của
Lê Thị Hải, Nguyễn Thị Lâm cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ từ 7 – 12
tuổi tại 7 quận nội thành Hà Nội là 7,9% trong đó trẻ nam là 8,5% và trẻ nữ
là 7,2%. Tỷ lệ thừa cân béo phì tại các trường điểm là 10,3%, các trường
thường là 4,8% [8].
Theo một nghiên cứu tỷ lệ trẻ TCBP ở lứa tuổi 6 – 11 tuổi tại quận Đống
Đa năm 2006 là 12,9% [28]. Theo nghiên cứu của Phạm Duy Tường, Trần Thị
Phúc Nguyệt thì tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em từ 6 – 14 tuổi của thành


8
phố Hà Nội là 10,7%, trong đó béo phì chiếm 3,0%. Tỷ lệ TCBP ở nội thành
(13,1%) cao gấp 2 lần so với ngoại thành [35].
2007: Theo một nghiên cứu, tỷ lệ TCBP ở trẻ em lứa tuổi 11 – 15 tại

trường THCS thành phố Huế là 5,6%, trong đó lứa tuổi 12 có tỷ lệ cao nhất
(nam: 8,3%, nữ: 7,7%) [10].
Năm 2007, nghiên cứu của Trần Thị Xuân Ngọc, Trần Thị Phúc Nguyệt
ở trẻ em từ 6 – 14 tuổi thấy tỷ lệ thừa cân béo phì ở trường tiểu học Nguyễn
Du và THCS Ngô Sỹ Liên là 23,2% [25].
2008: Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim Quý và CS : Nghiên cứu
trên 2500 học sinh tiểu học quận 10 thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ
thừa cân và béo phì là khá cao (28,8% và 7,7% tương ứng) [27].
Theo một nghiên cứu ở trường THCS Ngô Sỹ Liên – Hà Nội năm 2008:
Tỷ lệ thừa cân chung chiếm 17,7% trong đó học sinh ở độ tuổi 12 có tỷ lệ
thừa cân thấp nhất (15,9%) và học sinh ở độ tuổi 14 có tỷ lệ thừa cân cao nhất
(19,5%). Số học sinh béo phì chiếm 8,3% trong đó cao nhất ở độ tuổi 11 là
14,3% và học sinh ở lứa tuổi 13 có tỷ lệ béo phì là thấp nhất: 5,5% [18].
2009: Theo kết quả điều tra về tình trạng dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em
năm 2009 do bộ Y tế , Unicef và tổng cục thống kê tiến hành thì tỷ lệ trẻ mầm
non bị thừa cân béo phì là 4%, tăng gần 6 lần so với 9 năm trước, trong đó
chủ yếu là thành thị. Nghiên cứu 1650 học sinh THCS ở thành phố HCM năm
2009 thì tỷ lệ TCBP là 22,5% trong đó 6,8% là béo phì , tăng gấp 3,6 lần tỷ lệ
TCBP năm 2002 [11].
Theo báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng 2009 – 2010: Tỷ lệ thừa
cân béo phì ở trẻ em < 5 tuổi là 5.6%, trong đó tỷ lệ béo phì là 2.8%. Ở các
vùng thành thị tỷ lệ thừa cân béo phì là 6.5%. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ
dưới 5 tuổi có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và


9
thành phố Hồ Minh [15]. Với tốc độ như vậy nếu không can thiệp kịp thời thì
đến năm 2015, tỷ lệ ước tính chung trên toàn quốc sẽ đạt tới gần 15%, và tại
các thành phố lớn con số này sẽ tăng lên rất nhiều. Theo điều tra mới nhất
hiện nay tỷ lệ TCBP ở nhóm 6 -10 tuổi tại Hà Nội là 12% và thành phố Hồ

Chí Minh là 17%.
2011: Theo trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh, tính đến
tháng 10/2011, tại thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ học sinh tiểu học bị thừa cân
chiếm 21,4%. Tỷ lệ béo phì ở lứa tuổi này là 17%. Đối với học sinh trung học
cơ sở, có 15,7% thừa cân; 6,8% béo phì. Học sinh THPT, có 9,4% thừa cân và
2,3% béo phì. Con số trẻ dưới 5 tuổi TCBP là 12% [12].
Theo đánh giá chung của các chuyên gia viện dinh dưỡng: Nguyên nhân
của sự gia tăng nhanh chóng tình trạng TCBP ở cộng đồng chủ yếu là do sự
bất hợp lý của chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và các hành vi lối sống. Các
can thiệp nhằm thay đổi hành vi với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường
hoạt động thể lực và lối sống tích cực cùng với sự quan tâm thường xuyên về
cân nặng, chiều cao đã dược chứng minh sẽ giúp phòng ngừa và kiểm soát
TCBP ở trẻ em có hiệu quả.
1.2.2. Thừa cân và béo phì ở người trưởng thành Việt Nam.
Ở Việt Nam, tình trạng thừa cân béo phì cũng đang có xu hướng gia
tăng. Trước năm 1995 béo phì ở nước ta hầu như không có, tỷ lệ người thừa
cân chiếm tỷ lệ không đáng kể ở khu vực thành phố. Từ năm 2000 đến nay
thừa cân béo xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn đặc biệt là khu vực các thành
phố lớn và có xu hướng gia tăng nhanh chóng [21].


10
Bảng 1.1: Tỉ lệ cân béo phì tại một số vùng của Việt Nam [70]
1.

Đối tượng

1990

1995 1996


2000

Phụ nữ 15-49 tuổi tại thành phố
HCM

2002

10.7%

Công chức (của 1 ngành) tại Hà Nội
Người trưởng thành khu vực thành thị

2001

15%
1.5%

1.5%

12%
(Miền Bắc)

Phự nữ 20 - 59 tuổi Quận Ba Đình

16.6%

Người 40-60 tuổi Quận Hoàn Kiếm
Phụ nữ 45 - 49 tuổi khu vực thành thị
Toàn quốc (Bộ Y tế)


21.6%
19.5%
11.6%

Một nghiên cứu ở lứa tuổi 30 – 59 tại thành phố Hà Nội năm 2003 cho
thấy tỷ lệ thừa cân béo phì là 18.5% [24].
Theo kết quả nghiên cứu của tổng cục thống kê có thể nhận thấy tình
trạng dinh dưỡng của đối tượng trên 16 tuổi ở Việt Nam đã thay đổi. Tình
trạng thừa cân đã tăng từ 3,2% (1992) lên tới 13,2% (2002) đối với nam và từ
8,1% (1992) lên 13,2% (2002) đối với nữ [2].
Năm 2006, theo điều tra của Viện Dinh Dưỡng, tình trạng TCBP ở người
Việt Nam đang có sự gia tăng nhanh, đặc biệt tỷ lệ này ở người trưởng thành
(25 – 64 tuổi) chiếm 16,8% dân số.
Theo báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng 2009 – 2010: Tỷ lệ thừa
cân béo phì chung của người từ 20 tuổi trở lên là 5.6%. Ở nam giới là 4.9% và
nữ giới là 6.3%. Thừa cân béo phì ở nước ta cao nhất ở độ tuổi 55- 59 tuổi đối
với nam (7.8%) và 50 -55 tuổi đối với nữ (10.9%) [15].


11
Một trong những đặc điểm của béo phì nước ta là béo bụng (béo kiểu
nam), tỷ lệ này cao ở nữ giới. Béo bụng thường đi kèm với rối loạn phân bố
mỡ cơ thể, mỡ tích tụ trong các tạng ngày một nhiều gây rối loạn chuyển hóa,
tăng huyết áp và bệnh mạch vành. Lê Bạch Mai và CS nghiên cứu ở người
trưởng thành 30 – 59 tuổi tại Hà Nội ghi nhận 31,7% béo bụng ở nam và
21,0% ở nữ giớ và thấy rằng những người chưa có biểu hiện thừa cân nhưng
đã béo bụng. Phạm Gia Khải và CS nghiên cứu đối tượng trên 16 tuổi sống ở
ngoại thành Hà Nội cho thấy nguy cơ tăng huyết áp càng cao khi chỉ số BMI
và tỷ số vòng bụng/vòng mông càng cao [21].

1.3. Định nghĩa thừa cân - béo phì.
Định nghĩa: Béo phì là tình trạng tích lũy thái quá và không bình thường
của lipid trong tổ chức mỡ tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Theo tổ
chức Y tế thế giới thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có”
so với chiều cao, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình
thường một cách cục bộ hay toàn thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe[31, 74]. Đối
với các nhà lâm sàng, béo phì là cân nặng vượt quá 10% đến 20% so với cân
nặng chuẩn [66].
1.4. Cơ chế bệnh sinh của béo phì [32].
Chúng ta cần thiết phải có chương trình phòng chống béo phì. Để cho
chương trình phòng chống béo phì có hiệu quả chúng ta cần phải hiểu rõ cơ
chế bệnh sinh, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của béo phì. Các yếu tố di
truyền, xã hội, văn hóa, thần kinh tâm thần, môi trường…tương tác với nhau,
vai trò của hormon GH, leptin, GH rleptin neuropeptid Y, melanocortin và các
yếu tố khác tham gia vào quá trình gây béo. Điều hòa vùng dưới đồi,
lipogenesis, lipolisis đối với quá trình phát triển và trưởng thành. Những hiểu
biết đó giúp các nhà khoa học đề ra các biện pháp phòng bệnh và điều trị có
hiệu quả hơn.


12


13
Điều hòa quá trình ăn uống
Tác động của việc ăn

Vỏ não

Di truyền, văn hóa, xã hội


(+))
Trung tâm kích thích ăn của VLM

Điểm cài đặt của khối mỡ cơ thể

(-)
Trung tâm hạn chế ăn của VMH

Dạ dày ruột

Plasma, glucose, insulin

Ảnh hưởng của bài tiết adrenalin

Sơ đồ 1. Điều hòa quá trình ăn uống
Ở vùng dưới đồi có 2 trung tâm:
- VLH: Ventrollateral nuclear of the hypothalamus (VLH) là nhân bụng
bên của vùng dưới đồi kích thích ăn.
- VMH: Ventromethial nuclear of the hypothalamus (VMH) là nhân bụng
giữa của vùng dưới đồi hạn chế ăn.
Khi nồng độ plasma, glucose, insulin, dạ dày ruột căng sau bữa ăn, cùng
với bài tiết adrenalin kích thích trung tâm no của vùng dưới đồi. Kích thích
lên vỏ não ức chế ăn. Ngoài ra các yếu tố xã hội, di truyền, văn hóa, môi
trường cũng ảnh hưởng đến vỏ não điều khiển việc ăn uống. Thường những
trẻ béo phì đều háu ăn, ăn nhiều hơn trẻ bình thường.


14
1.5. Nguyên nhân gây ra thừa cân - béo phì.

Có nhiều nguyên gây ra béo phì, nhưng cuối cùng mọi nguyên nhân đều
gây nên sự mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao nên
năng lượng dư thừa sẽ tích lũy lại mô mỡ gây nên tình trạng béo phì
[32,44,45,77].
Bảng 1.2: Các chất cung cấp năng lượng ăn
và các hình thức tiêu hao năng lượng.
NĂNG LƯỢNG ĂN VÀO

NĂNG LƯỢNG TIÊU HAO

Lipid: 9 Kcal/gr

-Năng lượng CHCB: 60%

Protid: 4 Kcal/gr

(Não: 20%, Gan: 20%, Cơ: 20%, Tim

Glucid: 4 Kcal/gr

Phổi: 20%, CQ khác: 20%)

Xơ: 1,5 Kcal/gr

-Mức TĐC khi nghỉ ngơi: 10%

Alcolhol: 7 Kcal/gr

-Tiêu hóa thức ăn: 10%
-Hoạt động thể chất: 20%


Sự mất cân bằng này có thể do tăng năng lượng ăn vào hay giảm năng
lượng tiêu hao hoặc cả hai [3,44,45,77].


15
Cân bằng năng lượng

Năng lượng ăn vào

Năng lượng tiêu hao

Lipid

Hoạt động thể lực

Protid

Tiêu hóa thức ăn

Glucid

Chuyển hóa cơ bản

Tăng cân

Cân nặng ổn định

Giảm cân


Dự trữ mỡ

Sơ đồ 2: Sơ đồ điều hòa cân nặng cơ thể
1.5.1. Thực phẩm có đậm độ nặng lượng cao nhưng nghèo chất dinh dưỡng
Việc công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra hầu hết các nước trên
thế giới và có liên quan tới những thay đổi về lối ăn theo kiểu truyền thống
sang chế độ ăn ngày càng có nhiều chất béo và năng lượng [31].


16
Chế độ ăn nhiều chất béo hoặc đậm độ nhiệt cao có liên quan chặt chẽ
đến sự gia tăng tỷ lệ béo phì. Các thức ăn giàu chất béo, đườn thường gây ra
cảm giác ngon miệng cho người ăn, nên người ta thường ăn quá nhiều mà
không biết. Khi vào cơ thể các chất lipid, protid, glucid đều có thể chuyển hóa
thành chất béo dự trữ. Vì vậy không thể coi ăn nhiều thịt, mỡ mới gây béo mà
ăn quá nhiều chất bột, đường đều có thể gây béo [31, 73].
1.5.2. Đồ uống có đường.
Những thức ăn, nước uống có hàm lượng đường cao thúc đẩy việc tăng
cân và chế độ tốt nhất phòng chống thừa cân béo phì là chế đọ ăn ít mỡ, ít
đường. Mức tiêu thụ cao và ngày một tăng dần của đồ ăn uống ngọt của trẻ
em ở nhiều nước trên thế giới là mối quan tâm lo ngại của nhiều nước. Mỗi
lon hoặc chai đồ uống có gaz hoặc pha thêm mà chúng ta uống hàng ngày
làm tăng nguy cơ béo phì tới 60%. Còn đồ uống nước trái cây ép và rượu bổ
tương đương với đậm độ năng lượng có thể thúc đẩy tăng cân nếu uống với số
lượng lớn [29].
Những thức ăn, nước uống có hàm lượng đường cao có nguy cơ gây béo
mỡ trung tâm ở người lớn, tuy nhiên không bền vững ở thử nghiệm dài kỳ.
Nước ngọt giải khát có chỉ số đường cao gây thừa cân, ngược lại sữa có chỉ số
đường thấp lại là yếu tố bảo vệ thừa cân [41].
1.5.3. Hoạt động thể lực và xem truyền hình

Hoạt động thể lực thường xuyên có tính chất bảo vệ và chống lại việc
tăng cân còn nếu ít hoạt động, làm những công việc có tính chất tĩnh tại, ngồi
một chỗ, ít hoạt động thể lực thường là những người béo. Và giải trí bằng việc
chỉ ngồi xem vô tuyến hoặc chơi điện tử thì lại khuyến khích sự tăng cân. Vì
xem vô tuyến có liên quan trực tiếp tới tần số của béo phì do giảm tốc độ
chuyển hóa, giảm hoạt động thể lực, làm cho trẻ tiêu thụ nhiều thức ăn đặc


17
biệt là snack. Giảm thời gian xem vô tuyến khoảng 30 phút ở trẻ em Mỹ cho
thấy là có liên quan đến giảm BMI. Do vậy những người TCBP thì phải tăng
cường hoạt động thể lực, lao động chân tay và trí óc [20,29,31,69].
Nghiên cứu ở Mexico cho thấy trẻ em cứ tăng lên thêm 1 giờ khi xem vô
tuyến thì tỷ lệ thừa cân tăng lên 12% và giảm đi 1 giờ hoạt động thể lực thì
thừa cân tăng lên 10% [65]. Việc tiếp thị quá nhiều nơi bán thức ăn chế biến
sẵn và các thực phẩm đồ uống giàu năng lượng nhưng nghèo vi chất dinh
dưỡng, quảng cáo mạnh mẽ các cửa hàng bán đồ ăn nhanh và các thực phẩm
– đồ uống, đặc biệt là trên vô tuyến có ảnh hưởng trực tiếp tới sự ưa thích và
lựa chọn thức ăn của trẻ [29].
Tại Mỹ, chi phí tiếp thị lớn hơn rất nhiều so với tổng chi phí của chính
phủ dùng để phòng các bệnh mạn tính, chi phí này khoảng 11 tỷ đô la năm
1998 để sử dụng cho quảng cáo các thức ăn nhanh, khiến cho việc tiêu thụ
thực phẩm ngoài gia đình cũng như thực phẩm giàu năng lượng nhưng nghèo
vi chất dinh dưỡng tăng lên [29].
1.5.4. Yếu tố di truyền.
Vấn đề di truyền cững được đặt ra khi các nhà nghiên cứu thấy có sự liên
quan giữa tình trạng béo phì của trẻ và BMI của cha mẹ, và tình trạng béo phì
giữa anh chị em sinh đôi [45,56,60,77].
Chứng béo phì là kết quả của sự tác động qua lại giữa những nhân tố di
truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền thay đổi tuỳ từng người nên tuỳ

trường hợp, thường quyết định từ 30 đến 80% sự biến đổi thể trọng. Ảnh
hưởng của yếu tố di truyền đã được định lượng và các chuyên gia đều thống
nhất với các con số sau đây: nếu vợ chồng bạn có cân nặng “bình thường”
hoặc có thân hình mảnh dẻ, thì nguy cơ để con bạn trở thành béo mập chỉ ở
mức dưới 10%. Nếu một trong hai vợ chồng có dư thể trọng thì nguy cơ thừa


18
cân ở đứa con tới khoảng 40%. Và nguy cơ con bị TCBP có thể lên đến 80%
nếu cả hai vợ chồng đều béo phì. Nhưng vai trò của bố mẹ không ngang nhau,
mẹ béo con dễ bị béo hơn bố béo.
Yếu tố di truyền thường không thay đổi, nhưng các yếu tố khác có thể
thay đổi được Nếu chúng ta tích cực tác động vào chúng thì các biện pháp
phòng chống béo phì sẽ có hiệu quả tốt.
Vai trò của leptin: Năm 1994, bác sĩ Jeffrey Fridman, nhà nghiên cứu
tại trường Đại học Rockefeller ở New York, đã khám phá ra sự đột biến một
gene gọi là Ob ở một loại chuột đặc biệt vốn rất béo mập. Nó diễn ra trong mô
mỡ bằng cách tổng hợp protein gồm 146 axit amin, một hormon chính điều
chỉnh thể trọng, chất leptin (từ tiếng Hy Lạp leptos nghĩa là mảnh dẻ), truyền
lên não thông tin về lượng dự trữ chất béo trong các tế bào tạo mỡ, rồi lại
truyền lệnh về sự đủ hay chưa đủ thức ăn. Vài tháng sau đó, cũng nhóm
nghiên cứu ấy đã xác định được gen tương ứng ở con người, gọi là Ob, tồn tại
ở nhiễm sắc thể 7. Sự thiếu leptin, một loại hormon về sự no đủ, hay sự suy
giảm những thụ thể của não về cảm giác đó (ở vùng dưới đồi) có thể giải thích
hiện tượng béo mập quá cỡ hoặc chí tí cũng chỉ rõ cơ chế của nó.
Đúng là ở hầu hết những người mắc chứng béo phì, leptin thường có
lượng tăng cao, tỷ lệ thuận với sự gia tăng khối lượng chất béo. Điều đó
chứng tỏ có tồn tại một “sự kháng” leptin ở bệnh nhân bởi vì mặc dù có sự
tích tụ cao nhưng cảm giác thèm ăn ở họ vẫn không hề bị ức chế.
Dù sao, mãi đến năm 1997, người ta mới khẳng định được vai trò của

leptin trong việc điều chỉnh cảm giác no, với việc phát hiện ra sự đột biến
đồng hợp tử dẫn truyền lặn của gene mã hóa nó ở hai anh em cùng cha khác
mẹ, cùng sớm mắc chứng béo phì quá mức: họ lần lượt cân nặng 29 kg lúc 2
tuổi và 89 kg lúc 8 tuổi [7].


19
1.5.5. Các yếu tố kinh tế, văn hóa và xã hội
Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người béo phì ở tầng lớp nghèo thường
thấp (thiếu ăn, lao động chân tay nặng, phương tiện đi lại khó khăn…) và béo
phì coi như là một đặc điểm của giàu có (béo tốt). Ở các nước đang phát triển
khi thiếu ăn không còn phổ biến nữa thì tỷ lệ béo phì lại thường cao ở tầng
lớp nghèo, ít học so với tầng lớp trên. Nguyên nhân khác nhau này là do ở các
nước nghèo, sự tiếp cận với thực phẩm hạn chế, nên người béo là biểu hiện
của sự giàu có, người ta tin rằng béo là khỏe mạnh. Ngược lại ở các nước
giàu, béo lại bị xem là kém thông minh, chậm chạp và thiếu sự kiềm chế [74].
Môi trường gia đình và nhà trường khuyến khích sự lựa chọn thực phẩm
và hoạt động thể lực của trẻ em [29,43,46]: Các nghiên cứu cho thấy vài trò
không thể thiếu được của cha mẹ và môi trường gia đình với các hành vi ăn
uống và hoạt động thể lực của trẻ. Sự tiếp cận của trẻ với rau và hoa quả tại
vườn cảu gia đình tỏ ra có lợi ích trong phát triển sở thích với các loại thực
phẩm này. Hành vi bắt trẻ ăn càng nhiều càng tốt hoặc bắt trẻ ăn kiêng đều
liên quan đến tổng chất béo của cơ thể trẻ.
1.5.6. Suy dinh dưỡng thể thấp còi:
Có mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng trước đó và thừa dinh dưỡng về sau
và đó là sự kết hợp đặc biệt nguy hiểm. Người ta nhận thấy trẻ em có cân
nặng khi sinh và lúc 1 tuổi thấp thì về sau mỡ có khuynh hướng tập trung ở
bụng [65]. Một công trình nghiên cứu ở trẻ em 3 – 6 tuổi và 7 – 9 tuổi ở 4
nước cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng thấp còi (stungting)
và thừa cân (overweight) [62]. Tuy cơ chế còn chưa rõ ràng nhưng phát hiện

này có ý nghĩa đối với sức khỏe cộng đồng. Ở các nước nghèo số đông trẻ em
bị thấp còi và thiếu cân nhưng khi thu nhập tăng, điều kiện sống thay đổi
chúng dễ trở nên béo phì mà chúng ta đều biết phòng chống béo phì ở trẻ em
cũng vất vả không kém phòng chống SDD.


20
1.5.7. Bú mẹ và béo phì ở trẻ em:
Nói chung đa số các nghiên cứu đều nhận thấy trẻ bú mẹ được giảm
nguy cơ bị TCBP, tuy nhiên số ít nghiên cứu lại không tìm thấy liên quan
[29]. Cơ chế nào làm cho trẻ bú mẹ giảm được nguy cơ TCBP đến nay vẫn
chưa được làm sáng tỏ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sữa mẹ có 2
adipokin (Leptin và adiponectin) và các nội tiết tố như (IGF – 1, obestatin và
resistin) tham gia vào sự thèm ăn và cân bằng năng lượng, có thể góp phần
vào cơ chế làm giảm nguy cơ thừa cân và béo phì ở trẻ được bú mẹ [30].
1.6. Hậu quả của thừa cân và béo phì ở trẻ em [3, 45].
Số lượng tế bào mỡ tăng nhanh trong các năm đầu, chấm dứt ở tuổi 10
-12 với tế bào bằng của người trưởng thành là 20 – 60 x 10 9 . Nên béo phì ở
trẻ em là vừa tăng kích thước vừa tăng số lượng tế bào mỡ khác với béo phì ở
người lớn chỉ tăng kích thước tế bào mỡ . Sự tích tụ tế bào mỡ lâu ngày tại
các cơ quan và mô gây ra sự biến đổi cấu trúc cơ thể học, bản thân tế bào mỡ
là tế bào nội tiết và cũng là tế bào đích của nhiều hormon nên hậu quả của béo
phì lên sức khỏe của trẻ biểu hiện nhiều triệu chứng như nguy cơ bị bệnh tiểu
đường type II, bệnh tim mạch,huyết áp, bệnh hô hấp, bệnh gan mật, bệnh
xương khớp, những rối loạn về tâm lý xã hội và hơn thế nữa là nguy cơ trở
thành người lớn béo phì và các biến chứng của béo phì người lớn. Thừa cân ở
thanh thiếu niên cũng được chỉ rõ liên quan có ý nghĩa với tỷ lệ mắc bệnh và
tử vong lâu dài.



21
Bảng 1.3. Hậu quả của trẻ em béo phì
Tỷ lệ cao
Lớn nhanh hơn

Tỷ lệ trung bình
Gan nhiễm mỡ

Tỷ lệ thấp
Biến chứng giải phẫu

Vấn đề xã hội

Chuyển hóa bất thường glucose

Khó thở khi ngủ

Kéo dài đến hết thời niên

Kéo dài cho hết thời niên thiếu

Hội chứng đa nang

thiếu (đối với trẻ béo phì

(phụ thuộc vào tuổi bắt đầu và buồng trứng

bắt đầu muộn và nặng)

tính nghiêm trọng)


Rối loạn lipid máu

Bệnh sỏi mật
Tăn huyết áp

1.6.1. Ảnh hưởng tâm lý xã hội
Trẻ béo phì phải trải qua nhiều khó khăn tâm lý hơn trẻ không béo phì,
trẻ nữ có nguy cơ cao hơn trẻ nam và nguy cơ mắc các bệnh tâm lý tăng lên
theo tuổi. Trẻ dễ bị cảm giác bị cô lập và tự ti với chúng bạn, bị các bạn chê là
“xấu”, là “lười biếng”…như vậy trẻ càng bị béo phì nặng hơn vì không tham
gia các hoạt đông sinh hoạt tập thể chỉ ngồi một mình và trẻ sẽ ăn nhiều hơn
“cho đỡ buồn” khi ngồi xem tivi.
Trẻ em béo phì có nhiều mặc cảm về hình dáng của mình, học kém hơn
và sau này khi trưởng thành ít có cơ hội kiếm việc làm hơn, thu nhập ít hơn
[40,77].
1.6.2. Bệnh đái tháo đường.
Theo ước tính, năm 2010 cả thế giới có khoảng 285 triệu người trưởng
thành bị ĐTĐ, và con số này tiếp tục gia tăng 154% từ 2010 đến 2030. Hầu
hết các nghiên cứu đều cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa béo phì và
ĐTĐ týp II. Một nghiên cứu cho thấy có thể giảm tới 64% trường hợp ĐTĐ
týp II ở nam và 74% ở nữ nếu BMI không vượt quá 24. Các nguy cơ trên tiếp
tục tăng khi mắc béo phì ở thời kỳ trẻ em và thiếu niên, hoặc tăng cân liên tục
hoặc béo bụng [1,40].


22
Theo hội các nhà nghiên cứu về ĐTĐ cho thấy 45% ĐTĐ ở trẻ em là
ĐTĐ typ II, trong đó 90% là trẻ bị TCBP. Nghiên cứu ở trẻ em lứa tuổi trường
học ở Nhật bản cho thấy ĐTĐ tăng từ 7,3% (1976 -1980) lên 13,9% (1991 –

1995), theo các nhà khoa học nhận định sự gia tăng tỷ lệ béo phì và ĐTĐ ở trẻ
em Nhật Bản là kết quả của tình trạng công nghiệp hóa toàn cầu [42].
1.6.3. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch [3, 40].
Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và kháng insulin thường thấy ở trẻ em
béo phì và rối loạn lipid máu xuất hiện liên quan tới tăng tích lũy mỡ trong ổ
bụng. Caprio và CS cho rằng kháng insulin ở trẻ em cũng có thể liên quan tới
béo bụng.
Nồng độ lipoprotein và lipid huyết thanh, huyết áp và insulin huyết
tương ở trẻ em tăng sẽ kéo dài đến thời kỳ thanh thiếu niên. Tình trạng béo
phì ở trẻ tại thời điểm ban đầu đã được đoán trước có ý nghĩa sức khỏe khi
trưởng thành.
Theo nghiên cứu của Dennis M (2002), nghiên cứu trên 813 trẻ em 5 –
17 tuổi có BMI lớn hơn 85th percentile thì có 58% trẻ bị rối loạn chuyển hóa
lipid, cao HA, tăng insulin máu. Với nguy cơ cao ở trẻ béo phì là tăng huyết
áp tâm thu 4,5 lần, tăng HA tâm trương 2,4 lần, tăng LDL 3 lần, giảm HDL
3.4 lần, tăng triglycerid 7.1 lần và mức insulin lúc đói tăng 12.6 lần so với trẻ
bình thường.
Tại Việt Nam, theo một số nghiên cứu [6, 9,16], trẻ béo phì có mức
insulin, cholesterol, triglyceride cao hơn ở trẻ bình thường một cách đáng kể
(p < 0,05).
1.6.4. Rối loạn hô hấp và hen phế quản.
Sự rối loạn chức năng hô hấp biểu hiện ở nhiều mức độ như: Ngủ ngáy,
buồn ngủ hoặc kích thích lúc ban ngày, học kém, ít tập trung khi học; béo phì
nặng thường có hội chứng giảm thông khí bao gồm tăng CO 2, Giảm O2, tăng
nhiệt độ, tắc mạch phổi. Một nghiên cứu cho thấy 1/3 trẻ béo phì nặng có


23
triệu chứng rối loạn giấc ngủ và 5% trong số này ở mức độ nặng. Trẻ béo phì
hay khó thở đường hô hấp trên, đặc biệt khi ngủ có khó thở kèm theo ngáy to.

Nghiên cứu trẻ 2 – 18 tuổi ở Mỹ thấy có mối liên quan tăng lên lên tỷ lệ trẻ
mắc hen phế quản với béo phì [51].
Theo Loder L.T: 100% bệnh nhân bị béo phì nặng ngủ ngáy và 32%
bệnh nhân béo phì có cơn ngừng thở khi ngủ, 37% bệnh nhân có bất thường
khí máu [52].
Ở Việt Nam theo nghiên cứu của Lê Quang Hùng thì có 34,55% bệnh
nhân béo phì khó thở khi gắng sức [16].
1.6.5. Biến chứng gan và dạ dày [3, 14, 77].
Các biến chứng gan ở trẻ béo phì đã được đưa ra báo cáo. Cứ 1kilogram
mỡ thừa là tăng tổng hợp 20mg cholesterol/ngày, điều này làm tăng bài tiết
mật, tăng độ bão hòa cholesterol trong mật kết hợp với sự giảm nhu động túi
mật dẫn tới sỏi mật dễ hình thành , dễ gây viêm đường mật.
Những biến chứng gan – ruột ở trẻ béo phì là sự thoái hóa mỡ gan và
trào ngược dạ dày – thực quản do sự tăng áp lực ổ bụng do ổ bụng tăng tích
trữ chất béo.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa tại bệnh viện Nhi đồng I cho thấy
trẻ em mắc béo phì có rối loạn lipid máu là 74,3% và gan nhiễm mỡ là 39,1%.
1.6.6. Bệnh xương khớp [14, 77].
Trẻ em béo phì nên cơ xương phải mang một trọng lượng quá khả năng
đồng thời phát triển bất thường của xương nên có những biến chứng nặng
như: Trật mấu chuyển xương đùi và bệnh Blount (dị dạng xương chày do tăng
trưởng quá nhanh), tới nhẹ hơn là trật mắt cá. Những đứa trẻ béo phì thường
bị bệnh Flatfeet (bàn chân dẹt) làm giảm hoạt động thể lực, điều này càng làm
khó hơn cho điều trị béo phì.


24
1.6.7. Dậy thì sớm
Một số nghiên cứu cho thấy trẻ thừa cân béo phì thường hay có biểu hiện
dậy thì sớm (trẻ nữ nhiều hơn nam). Hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ em có

nhiều nguy cơ như bị lạm dụng tình dục, gây lo lắng cho cha mẹ, có thể gây
rối loạn tâm lý cho trẻ, và rối loạn kinh nguyệt khi trưởng thành. Trẻ phát
triển chiều cao nhanh do dậy thì sớm, xương cốt hóa sớm, nên trẻ sẽ bị lùn khi
trưởng thành [51].
1.6.8. Trở thành người lớn béo phì
Điều quan trọng nhất ở trẻ em béo phì là sẽ trở thành người lớn béo phì
và mang theo tất cả những biến chứng về sức khỏe của béo phì ở người lớn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em béo phì muộn và nặng thì sẽ trở thành
người lớn béo phì nhiều hơn.
Theo Dorosy A.R, nguy cơ béo phì ở người lớn là 1,3 lần nếu bị béo phì
khi 1 – 2 tuổi và 17,5 lần nếu béo phì lúc 15 – 17 tuổi.Theo Whitetaker, 69%
trẻ béo phì lúc nhỏ có nguy cơ bị béo phì lúc 6 – 9 tuổi là 18.5 lần, 83% béo
phì lúc 10 – 14 tuổi sẽ mắc béo phì khi trưởng thành là 44,3 lần [71].
Ngoài những nghiên cứu về nguy cơ trở thành béo phì ở người lớn khi
nhỏ bị béo phì, còn có nhiều nghiên cứu về mối liên quan bệnh tật, tăng tỷ lệ
tử vong khi trưởng thành. Đặc biệt gây ra những hậu quả về kinh tế xã hội:
Theo Wang G và Dietz nghiên cứu trẻ em Mỹ 6 – 17 tuổi cho thấy chi phí
điều trị béo phì tăng từ 35 triệu lên 127 triệu đôla Mỹ trong vòng 20 năm [70].
1.7. Điều trị béo phì ở trẻ em.
1.7.1. Mục tiêu điều trị:
Mục tiêu điều trị béo phì ở trẻ em khác với người trưởng thành, bởi vì
trẻ em là một cơ thể đang phát triển với sự phát triển khối nạc của cơ thể,


25
việc điều trị tập trung vào ngăn ngừa tăng cân hoặc làm chậm tăng cân hơn
là giảm cân như người trưởng thành.
1.7.2.Nguyên tắc điều trị:
Bất cứ điều trị nào liên quan đến điều hòa cân nặng cơ thể và khối cơ của
cơ thể phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và đặc biệt là các vi chất dinh

dưỡng như calci, sắt… cho sự lớn lên và phát triển của trẻ. Đồng thời phải
hạn chế cung cấp thức ăn giàu năng lượng mà không có giá trị dinh dưỡng
làm tích lũy mỡ cơ thể. Do đó điều trị BP ở trẻ em gồm 2 vấn đề chính là:
Điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường hoạt động thể lực[3, 77].
1.7.3. Các biện phấp cụ thể:
1.7.3.1. Xây dựng chế độ ăn hợp lý.
Xây dựng thực đơn khẩu phần ăn cân đối, hợp lý. Phối hợp nhiều loại
thức ăn trong một bữa, khẩu phần ăn phải đủ chất dinh dưỡng và nhu cầu
năng lượng. Không nên ra lệnh hay ép buộc trẻ chính xác phải ăn cái gì và
không được ăn cái gì. Nên giúp trẻ chọn thức ăn và quyết định sẽ ăn cái gì và
số lượng bao nhiêu. Đưa ra cho trẻ nhiều thực phẩm có lợi cho trẻ và giúp trẻ
lựa chọn.
Nên uống sữa không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy, sữa tách béo.
Cho trẻ uống nhiều nước, chỉ nên uống nước trắng không nên uống nước có
ga hay nước có đường.
Hạn chế các món quay , xào, chiên rán. Hạn chế mỡ không quá 20%
tổng năng lượng.
Nên ăn đều đặn các bữa, tránh bỏ bữa. Không sử dụng thức ăn là phần
thưởng hay là nguồn động viên khích lệ.
Không đẻ trẻ quá đói vì nếu trẻ trẻ bị đói thì trẻ sẽ ăn nhiều hơn vào các
bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn.
Nên ăn nhiều vào bữa sáng, giảm ăn về buổi chiều và tối. Không nên
cho trẻ ăn sau 22h hay trước ngủ 1 tiếng. Không cấm trẻ ăn thêm các bữa phụ


×