Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

NHẬN xét kết QUẢ ĐỊNH LƯỢNG ETHANOL TRONG máu nạn NHÂN tử VONG DO TAI nạn GIAO THÔNG ĐƯỜNG bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.07 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
______***______

NGUYỄN THỊ NHÂN

NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG ETHANOL
TRONG MÁU NẠN NHÂN TỬ VONG DO TAI NẠN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA HỌC 2011 – 2017

Hà Nội 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
______***______

NGUYỄN THỊ NHÂN

NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG ETHANOL
TRONG MÁU NẠN NHÂN TỬ VONG DO TAI NẠN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA HỌC 2011 – 2017

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Nguyễn Tiến Vững


Hà Nội 2017


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng của một người học trò, em xin bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Tiến Vững, thầy giáo đã trực tiếp hướng
dẫn tận tình, giúp đỡ, chỉ bảo và chia sẻ những khó khăn cùng em từ những
ngày đầu tiên bỡ ngỡ khi bước vào thực hiện đề tài này. Thầy đã luôn động
viên, cho em thêm động lực, chỉ bảo những bước đi cụ thể để em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lưu Sỹ Hùng đã dành nhiều thời gian
và tâm huyết góp ý, chỉnh sửa và tư vấn rất nhiều về chuyên môn để em có
thể hoàn thành nghiên cứu này.
Em xin gửi tới các thầy cô cùng toàn thể các anh chị kĩ thuật viên tại
Bộ môn Y Pháp - Trường Đại học Y Hà Nội, khoa Giải phẫu bệnh – Pháp y
Bệnh viện hữu nghị Việt Đức lời cảm ơn đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện
về mọi mặt và cho em những lời khuyên bổ ích trong suốt thời gian thực hiện
khóa luận. Em chân thành cảm ơn anh Đào Đức Thao đã chỉ bảo em tận tình
cho em trong suốt quãng thời gian em thực hiện khóa luận tại bộ môn.
Em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, phòng Đào tạo Đại học, các phòng ban
chức năng của Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi

cho em hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã
luôn ủng hộ, động viên em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Nhân


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài khóa luận “Nhận xét kết quả định lượng
ethanol trong máu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường bộ” là
hoàn toàn do em thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Tiến
Vững. Các số liệu và kết quả trong nghiên cứu là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Nhân


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNGTĐB
TNGT
BAC

Tai nạn giao thông đường bộ
Tai nạn giao thông
Nồng độ cồn trong máu (Blood


XM – XM

Alcohol Concentration)
Xe máy – Xe máy

XM – BH

Xe máy – Bộ hành

GĐPY

Giám định y pháp

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

WHO
HIV

Tổ chức y tế thế giới
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người

NTHSA

Cục quản lí đường cao tốc quốc gia
và an toàn giao thông Mĩ



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1....TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Tai nạn giao thông đường bộ và các yếu tố liên quan.
1.1.2. Tình hình tai nạn giao thông trên thế giới.
1.1.3. Tình hình tai nạn giao thông tại Việt Nam.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HẤP THU, CHUYỂN HÓA, THẢI TRỪ RƯỢU
TRONG CƠ THỂ
1.2.1. Một số đặc tính của rượu.
1.2.2.Đặc điểm hấp thu, chuyển hóa và thải trừ rượu trong cơ thể.
1.2.2.1. Hấp thu
1.2.2.2.Chuyển hóa.
1.2.2.3. Thải trừ .....................................................................................8
1.3. KHÁI NIỆM NỒNG ĐỘ CỒN TRONG MÁU (Blood Alcohol
Concentration-BAC)
1.4. CƠ CHẾ GÂY ĐỘC CỦA RƯỢU …………………………………..10
1.5. ẢNH HƯỞNG CỦA RƯỢU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE ……………10
1.5.1. Hoạt động tâm thần
1.5.2. Ảnh hưởng của rượu đối với các cơ quan khác
1.6. NGHIÊN CỨU TÁC HẠI CỦA RƯỢU VỚI AN TOÀN GIAO
THÔNG .........................................................................................................13
1.6.1. Nguy cơ tai nạn...............................................................................13
1.6.2. Mức độ trầm trọng của tai nạn....................................................14


1.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG ETHANOL
TRONG MÁU
1.7.1. Phương pháp enzymatic

1.7.2. Phương pháp sắc kí khí
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn nạn nhân vào nhóm nghiên cứu
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.2.2. Cỡ mẫu
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu:
2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu
2.2.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.6. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
2.3. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu hồi cứu.
2.3.2. Lựa chọn nạn nhân:
2.3.3. Nhập thông tin vào phiếu nghiên cứu
2.3.4. Lập phần mềm nhập số liệu
2.3.5. Phân tích kết quả.
2.4. SAI SỐ VÀ CÁCH KHỐNG CHẾ
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. CÁC YẾU TỐ DỊCH TỄ


3.2. ĐẶC ĐIỂM HÀM LƯỢNG ETHANOL VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ Ở NẠN NHÂN TỬ VONG DO
TNGTĐB CÓ ETHANOL TRONG MÁU

4.1.1. Tuổi
4.1.2. Giới tính.
4.1.3. Phương tiện gây tai nạn, loại tai nạn và loại hình tai nạn.
4.1.4. Thời gian xảy ra tai nạn.
4.4.5. Thời gian tử vong sau tai nạn.
4.2. ĐẶC ĐIỂM HÀM LƯỢNG ETHANOL TRONG MÁU VÀ MỘT
SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN.
4.2.1. Đặc điểm hàm lượng ethanol trong máu của nạn nhân.
4.2.2. Mối liên quan giữa hàm lượngethanol trong máu và tuổi nạn
nhân
4.2.3. Mối liên quan giữa phương tiện tai nạn và hàm lượngethanol
trong máu nạn nhân.
KẾT LUẬN
1. Các yếu tố dịch tễ.
2. Đặc điểm hàm lượng ethanol.
KIẾN NGHỊ
.........................................................................................................................
36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
DANH SÁCH BỆNH NHÂN



MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1. Độ rượu của một số loại đồ uống thường gặp..................................6
Bảng 2.1: Các giới hạn BAC tối đa cho phép đối với lái xe ở các nước hoặc
khu vực ……………………………………………………………………….9
Bảng 3.1: Tỉ lệ nạn nhân tử vong có ethanol trong máu................................20
Bảng 3.2: Tỉ lệ các nhóm tuổi và giới có ethanol trong máu bị TNGTĐB.....20

Bảng 3.3: Phương tiện gây tai nạn giao thông................................................21
Bảng 3.4: Loại tai nạn.....................................................................................21
Bảng 3.5: Loại hình tai nạn giao thông ..........................................................22
Bảng 3.6: Tuyến đường xảy ra tai nạn.............................................................22
Bảng 3.7: Phân bố thời gian tai nạn theo các tháng trong năm.......................23
Bảng 3.8: Thời gian tai nạn theo các thứ trong tuần.......................................23
Bảng 3.9: Phân bố thời gian tai nạn trong ngày .............................................24
Bảng 3.10: Thời gian tử vong sau tai nạn........................................................24
Bảng 3.11: Tỉ lệ nạn nhân được xét nghiệm tìm chất gây nghiện …………25
Bảng 3.12: Đặc điểm hàm lượng ethanol trong máu nạn nhân.......................25
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa hàm lượng ethanol trong máu và tuổi nạn nhân....26
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa phương tiện tai nạn và hàm lượng ethanol
trong máu nạn nhân.........................................................................................27


1

ĐẶT VẤN ĐỀ.
Năm 2012, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tai nạn giao
thông đường bộ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của nhóm tuổi từ 15 –
29 [1]. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ TNGTĐB, trong đó sử dụng
rượu bia khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân hàng
đầulàm gia tăng tỉ lệ và tăng mức độ trầm trọng của TNGTĐB. Theo báo cáo
của Tổ chức Y tế thế giới, tại Việt Nam có 40% số vụ TNGT và 11% trường
hợp bị tử vong có liên quan đến rượu bia và tỉ lệ này có xu hướng gia tăng.
Lượng bia sử dụng trung bình/người/năm ở Việt Nam là 32 lít, xếp thứ nhất
khu vực ASEAN, thứ 3 châu Á và là một trong 25 nước có lượng bia tiêu thụ
cao nhất thế giới.[2]
Một khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới trên 18.000 nạn nhân nhập viện
do TNGT tại Việt Nam cho thấy 36,5% số người lái xe máy có nồng độ cồn

vượt ngưỡng cho phép, người lái xe ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi
điều khiển phương tiện lên tới 66,8%.[3]
Theo thống kê tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức thì có tới 60% số ca cấp
cứu liên quan tới TNGT do sử dụng rượu bia. Tại tỉnh Bến Tre, 6 tháng đầu
năm 2016 có 326 trường hợp vào viện vì TNGT, trong đó 195 trường hợp
đồng ý lấy máu để kiểm tra nồng độ cồn thì hầu hết đều vượt ngưỡng cho
phép [4]. Như vậy, vấn đề sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông ở nước ta
đang ở mức báo động nghiêm trọng.
Không chỉ gây tổn thất về mặt tính mạng và sức khỏe con người, việc
sử dụng rượu bia còn gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế, ước tính mỗi ngày nước
ta tiêu tốn 250 tỉ cho TNGT, và mỗi năm TNGT gây thiệt hại 2,9% GDP/năm.
[3]


2

Theo luật giao thông đường bộ Việt Nam năm 2008 nghiêm cấm: điều
khiển xe ô tô, xe kéo, xe máy chuyên dụng trên đường mà trong máu hoặc hơi
thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng
độ cồn vượt quá 50mg% hoặc 0,25 mg/l khí thở.
Việc giám định hàm lượng ethanol trong máu nạn nhân, ngoài mục đích
hoàn thiện hồ sơ Y pháp, còn góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến
TNGT, đề ra một số giải pháp nhằm làm giảm số vụ TNGT nói chung cũng
như giảm tử vong và tổn thương do TNGTĐB nói riêng. Ở Việt Nam, chưa có
nhiều đề tài đề cập về giám định hàm lượng ethanol trong máu ở nạn nhân tử
vong do TNGTĐB, vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nhận xét kết quả định
lượng ethanoltrong máunạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường
bộ” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ ở nạn nhân tử vong do tai nạn
giao thông đường bộ có ethanol trong máu.

2. Đặc điểm, mối liên quan giữa hàm lượng ethanol trong máu với
một số yếu tố dịch tễ ở nạn nhân tử vong do TNGTĐB.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM.
1.1.1. Tai nạn giao thông đường bộ và các yếu tố liên quan.[5]
Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của
người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông, do vi phạm các quy tắc
an toàn hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh,
gây nên thiệt hại nhất định cho người và tài sản.
Tai nạn giao thông đường bộ là TNGT xảy ra đối với những phương
tiện giao thông đang tham gia giao thông trên các tuyến đường bộ hay trên
các tuyến đường chuyên dùng và đối với người đi bộ.
Các yếu tố liên quan đến 1 vụ TNGT gồm:
Liên quan đến cơ sở hạ tầng:
Đường xá, cầu, cống xuống cấp nghiêm trọng, không có hệ thống đèn
chiếu sáng, biển báo và lối rẽ không hợp lí, không có rào chắn khi cắt ngang
đường sắt… Ngoài ra các yếu tố kĩ thuật như yếu tố hình học, độ bằng phẳng,
độ nhám, chiếu sáng ảnh hưởng không nhỏ tới tai nạn.
Liên quan đến phương tiện tham gia giao thông:
Thế kỷ XX đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương
tiện giao thông. Từ những chiếc ô tô, xe gắn máy đầu tiên được xuất xưởng,
ngày nay có hàng tỉ chiếc xe đạp, xe gắn máy, hay ô tô cho tới những chiếc xe
tối tân...
Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là một trong những

quốc gia có số lượng xe gắn máy tham gia giao thông đứng đầu trên thế giới.
Các vụ TNGTĐB liên quan chủ yếu đến xe gắn máy.
Liên quan đến người điều khiển:
Nguyên nhân hàng đầu của các vụ tai nạn giao thông là sự thiếu ý thức
của người tham gia giao thông về tuân thủ luật giao thông đường bộ: chạy xe
quá tốc độ, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, chở quá số người qui


4

định, chuyển hướng không quan sát, đi không đúng làn đường, đặc biệt là
không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng và
không đúng quy cách… Hiện nay, một nguyên nhân ngày càng phổ biến làm
gia tăng số lượng và tính chất nghiêm trọng của các vụ TNGT là tình trạng sử
dụng rượu bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông.
Liên quan tới yếu tố môi trường:
Cảnh quan đơn điệu hoặc không gây sự chú ý cho lái xe, nhiều pano
biển quảng cáo lớn che lấp tầm nhìn. Thời tiết mưa lũ vùng núi gây ngập lụt,
sạt lở, đường xá trơn trượt, cầu cống không đảm bảo là một trong những
nguyên nhân gây tai nạn thảm khốc, đặc biệt trên các tuyến đường cao tốc.
1.1.2. Tình hình tai nạn giao thông trên thế giới.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cập nhật tháng
10/2015, hàng năm có 1,25 triệu người tử vong, 50 triệu người bị thương vì
TNGT. TNGT là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người trẻ độ tuổi từ 15-29
tuổi, 90% số ca tử vong do TNGT xảy ra ở các nước thu nhập trung bình và
thu nhập thấp, mặc dù các nước này chỉ có xấp xỉ một nửa số phương tiện
giao thông của thế giới. Nếu không có biện pháp phòng ngừa thì TNGT sẽ
vươn lên trở thành nguyên nhân gây tử vong thứ 7 tính đến năm 2030.[6]
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê ở một số nước cho thấy
thiệt hại do TNGT liên quan đến rượu bia là rất lớn như ở Mĩ là 52,1 tỉ USD;

Nam Phi là 14 triệu USD (chiếm 30% tổng chi phí cho hệ thống y tế) và Thái
Lan là 1 tỉ USD (chiếm 30% tổng chi phí do TNGT nói chung)…
Tại Brazil, số vụ TNGT năm 2000 khoảng 29.640 vụ trong đó liên quan
đến BAC là 53,7%, hầu hết các nạn nhân là người trẻtuổi và là nam giới, độ
tuổi thường gặp từ 18-35.[7]
Tại Mĩ, theo nghiên cứu của NTHSA năm 2007 có 28% nạn nhân tử
vong do TNGT có BAC từ 80 mg% trở lên, 8% có BAC từ 10 mg% đến 70
mg%. 41% nạn nhân tử vong trong tai nạn xe mô tô có BAC từ 80 mg% trở
lên. [8]


5

1.1.3. Tình hình tai nạn giao thông tại Việt Nam.
Theo nghiên cứu về nạn nhân chấn thương sọ não do TNGT đường bộ
tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức năm 2012, có 32,6% số bệnh nhân có nồng
độ cồn trong máu dương tính, trong đó 61,2% có nồng độ cồn trên 50 mg% và
nam giới chiếm 99,6%. [9]
Năm 2015, Việt Nam có 8435 người chết vì tai nạn giao thông đường
bộ. Phương tiện gây tai nạn chủ yếu là xe mô tô, xe máy chiếm 69%. Tỉ lệ nạn
nhân sử dụng rượu bia chiếm 4%. [10]
Năm 2016, Việt Nam có 21.094 vụ TNGTĐB gây tử vong 8417 người
và 19.035 người bị thương. Có tới 85% nạn nhân tử vong trong độ tuổi từ 18
– 55 tuổi, 40% số vụ tai nạn xảy ra trong khoảng thời gian từ 18 – 24 giờ, với
66,7% phương tiện gây tai nạn là xe mô tô, xe gắn máy. Nguyên nhân hàng
đầu của các vụ tai nạn là đi không đúng phần đường, làn đường, có 3,4%
trường hợp là liên quan đến sử dụng rượu bia.[4]
1.2.

ĐẶC ĐIỂM HẤP THU, CHUYỂN HÓA, THẢI TRỪ RƯỢU


TRONG CƠ THỂ
1.2.1.Một số đặc tính của rượu.
Rượu ethylic (C2H5OH) còn gọi là ethanol, là chất lỏng không màu,
mùi hắc, vị cay, dễ cháy, tỉ trọng d=0,7943, sôi ở 80°C, tan trong nước và một
số dung môi hữu cơ. Rượu được sản xuất từ quá trình lên men và chưng cất từ
nhiều nguyên liệu khác nhau như gạo, khoai, sắn, hoa quả, mía đường, được
sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, trong các buổi liên hoan và lễ hội của
người dân.
Độ rượu là thể tích ethanol tính theo ml có trong 100 ml thể tích dung
dịch.
Bảng 1.1.Độ rượu của một số loại đồ uống thường gặp.
Loại đồ uống
Bia

Độ rượu

Loại đồ uống

Độ rượu

6-8%

Wisky

40-50%


6


Rượu tự nấu
Vodka nếp mới
Vang hoa quả

30-40%

Vodka lúa mới

45%

38%

Rhum

40-50%

8-12%

Brandy

45%

1.2.2. Đặc điểm hấp thu, chuyển hóa và thải trừ rượu trong cơ thể.
1.2.2.1. Hấp thu
Rượu được hấp thu chủ yếu qua đường tiêu hóa, có thể qua đường hô
hấp do hít phải nhưng hiếm gặp. Khoảng 20% lượng rượu được hấp thu vào
máu qua dạ dày và 80% ở ruột non. Sau khi uống khoảng 30-60 phút, nồng độ
rượu đạt mức tối đa trong máu.[11]
Tình trạng dạ dày rỗng hay có thức ăn ảnh hưởng tới hấp thu rượu. Khi
dạ dày rỗng, rượu nhanh chóng được đẩy xuống ruột non là nơi hấp thu chủ

yếu làm nồng độ rượu trong máu tăng nhanh. Nếu dạ dày chứa thức ăn thì quá
trình hấp thu chậm lại do thức ăn và rượu cùng bị đẩy chậm xuống ruột, mặt
khác một phần rượu bị mất đi do hòa trộn với thức ăn rồi bài tiết qua đường
tiêu hóa.[12],[13]
Nồng độ rượu cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu của rượu. Rượu có nồng
độ cồn dưới 20% hoặc các loại rượu có hàm lượng carbonat cao được hấp thu
nhanh chóng (nếu dạ dày rỗng). Ngược lại, rượu nguyên chất hoặc những loại
rượu có nồng độ cồn cao trên 40% thường gây kích thích, phù nề niêm mạc
ống tiêu hóa, tăng tiết dịch làm giảm quá trình hấp thu rượu.
Một số thuốc cũng ảnh hưởng đến hấp thu rượu do làm thay đổi nhu
động của dạ dày khi rỗng. Các thuốc Atropin, Chlorpromazin, Tricyclic,
Codein, Methadon, Pethidin… làm giảm nhu động dạ dày làm giảm hấp thu
rượu, trong khi Antiemetic cisaprid, Metoclopramid và kháng sinh
Erythromycin lại có tác dụng làm tăng hấp thu rượu do làm tăng nhu động dạ
dày. [13]
1.2.2.2. Chuyển hóa.[14],[15]


7

Sau khi vào máu, rượu được đưa đến các mô của cơ thể.Khoảng 90%
rượu được chuyển hóa ở gan bởi nhiều enzym khác nhau như enzym alcohol
dehydrogenase, enzym aldehyde dehydrogenase, enzym cytochrome P450
2E1 (CYP2E1) và enzym catalase.
Đầu tiên, enzym alcohol dehydrogenase chuyển ethanol thành
Acetaldehyd – một chất độc hại và có khả năng gây ung thư. Sau đó,
Acetaldehyd được enzym aldehyd dehydrogenase chuyển thành acetate, tiếp
theoacetate được giáng hóa thành nước và carbonic và được đào thải ra khỏi
cơ thể dễ dàng.
Enzym cytochrome P450 2E1 và enzym catalase cũng giáng hóa

alcohol thành acetaldehyd. Tuy nhiên enzym cytochrome P450 2E1 chỉ hoạt
động sau khi một người đã tiêu thụ một lượng lớn rượu và enzym catalase chỉ
có vai trò chuyển hóa một lượng nhỏ rượu trong cơ thể. Như vậy, hoạt tính
của enzym cytochrome P450 2E1 thay đổi theo từng người phụ thuộc vào thói
quen sử dụng rượu.
Một lượng nhỏ rượu trong cơ thể cũng được loại bỏ bằng cách tương
tác với các acid béo để tạo thành hợp chất gọi là acid béo etyl este (FAEEs).
Các hợp chất này đã được chứng minh gây tổn thương cho gan và tụy.
1.2.2.3.Thải trừ.
Phần lớn rượu được thải trừ ra khỏi cơ thể sau khi được chuyển hóa ở
gan dưới dạng CO2 và nước.Một lượng nhỏ rượu được thải trừ trực tiếp ra
khỏi cơ thể qua thận, qua đường hô hấp.
Sự thải trừ rượu ra khỏi cơ thể làm BAC giảm từ 10 – 15 mg% mỗi giờ,
trung bình là 15 mg%.[11]
1.3.
KHÁI NIỆM NỒNG ĐỘ CỒN TRONG MÁU (Blood Alcohol
Concentration-BAC)
Do rượu được hấp thu đi thẳng vào máu và phân tán trên toàn bộ cơ thể
nên người ta sử dụng khái niệm nồng độ cồn trong máu để đánh giá ảnh


8

hưởng của rượu đối với cơ thể con người, nồng độ cồn trong máu viết tắt là
BAC (Blood Alcohol Concentration).
Thông thường các quốc gia trên thế giới quy định nồng độ cồn trong
máu cho phép điều khiển các phương tiện cơ giới đường bộ là: mg
ethanol/100 ml máu.

Bảng 2.2: Các giới hạn BAC tối đa cho phép đối với lái xe ở các

nước hoặc khu vực.
Nước hoặc khu vực

BAC

Nước hoặc khu vực

Úc
Áo
Bỉ
Benin
Botswana
Brazil
Canada
Côte d’Ivoire
Cộng hòa Séc
Đan Mạch
Estonia
Phần Lan
Pháp
Đức
Hy Lạp

(g/100ml)
0,05
0,05
0,05
0,08
0,08
0,08

0,08
0,08
0,05
0,02
0,05
0,05
0,05
0,05
0,05

Nhật
Lesotho
Luxemburg
Hà Lan
New Zealand
Norway
Bồ Đào Nha
Liên Bang Nga
Nam Phi
Tây Ban Nha
Swaziland
Thụy Điển
Thụy Sĩ
Uganda
Anh

BAC (g/100ml)
0,00
0,08
0,05

0,05
0,08
0,05
0,05
0,02
0,05
0,05
0,08
0,02
0,08
0,15
0,08


9

Hungary
Ai Len
Ý

0,05
0,08
0,05


Zambia
Zimbawe

0,08
0,08

0,08

1.4.CƠ CHẾ GÂY ĐỘC CỦA RƯỢU. [16]
Rượu gây hại cho người sử dụng thông qua 3 cơ chế gây độc trực tiếp
chính gồm:
- Gây độc hại cho các cơ quan và mô trong cơ thể do làm tổn thương
tế bào và dẫn đến hậu quả là mắc các bệnh mạn tính (bệnh tim mạch, ung thư,
đái tháo đường…)
- Gây nhiễm độc: thường là cấp tính, tác động lên cấu trúc và chức
năng dẫn truyền của hệ thống thần kinh, làm rối loạn phối hợp động tác, giảm
tỉnh táo, rối loạn nhận biết, ý thức, ảnh hưởng đến hành vi, từ đó gây ra các
hậu quả cấp tính về sức khỏe và hậu quả xã hội cho người uống và người
xung quanh (tai nạn, thương tích, bạo lực, hành vi nguy cơ…)
- Rượu là chất hướng thần gây nghiện, người uống phải gia tăng liều
dùng và tái sử dụng. Việc uống rượu biathường xuyên dẫn đến thích nghi thần
kinh khiến cho việc giảm liều lượng hoặc ngừng uống gây hội chứng cai
rượu. Lệ thuộc rượu bia sẽ gây loạn thần do rượu, tăng nguy cơ mắc các bệnh
mạn tính, gây các hậu quả trước mắt và gánh nặng lâu dài cho xã hội.
Ngoài ra rượu có thể tương tác xấu với các chất hóa học khác trong cơ
thể, làm trầm trọng thêm các tổn thương thể chất và tinh thần sẵn có.
1.5.ẢNH HƯỞNG CỦA RƯỢU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE.
1.5.1.Hoạt động tâm thần [17],[13],[18],[19]


10

Sau khi uống rượu,cơ thể có những phản ứng qua nhiều giai đoạn tương
ứng với lượng cồn trong máu (Blood Alcohol Concentration – BAC)
Hưng phấn – BAC: 0,03-0,12%
- Tự tin hơn, liều lĩnh hơn

- Khả năng tập trung giảm, thời gian chú ý rút ngắn
- Giảm khả năng phán đoán, nhận xét, thường nghĩ gì nói đó, thiếu
suy nghĩ.
- Gặp khó khăn trong các cử động khéo léo như viết, kí tên…
Kích động – BAC: 0,09-0,25%
- Khó nhận thức hay ghi nhớ vấn đề
- Phản ứng chậm, dễ mất thăng bằng
- Giảm sút các khả năng cảm giác như: nhìn mọi vật đều mờ ảo,
nghe, nếm kém…
Lơ mơ – BAC: 0,18-0,3%
- Có thể không biết mình là ai, đang làm gì
- Hoa mắt, chóng mặt, đi đứng lảo đảo
- Có những cảm xúc cực đoan: rất hung hăng hoặc rất nhút nhát…
- Cảm thấy buồn ngủ
- Lời nói không mạch lạc, câu chữ líu nhíu, giọng nói lè nhè
- Động tác rời rạc,kết hợp kém.
- Khó cảm nhận đau đớn hơn người bình thường.
Bất tỉnh – BAC: 0,25-0,4%
- Hầu như không thể di chuyển, đi đứng hay đáp ứng kích thích
- Lúc tỉnh, lúc mê
- Có khi ói mửa.
Hôn mê – BAC: 0,35-0,5%
- Không còn ý thức
- Phản ứng của cơ thể giảm mạnh, đồng tử mất phản xạ với ánh sáng
- Hơi thở chậm và yếu
- Nhịp tim chậm dần
- Giảm nhiệt độ cơ thể
Tử vong – BAC: ≥ 0,5%
- Thường gặp trong các trường hợp ngộ độc cấp với hàm lượng cồn
trong máu từ 0,45g% trở lên.

- Hay gặp nhất là suy hô hấp cấp do trào ngược thức ăn vào đường
thở.
-

Suy hô hấp do hôn mê sâu, kéo dài. Có thể gặp ngạt cơ học do tư

thế nạn nhân trong hôn mê sâu.


11

-

Thiếu máu cơ tim do ngộ độc rượu cấp.

1.5.2.Ảnh hưởng của rượu đối với các cơ quan khác.[17],[13],[18]
-

Hệ tiêu hóa: Kích thích hệ thống tiêu hóa từ niêm mạc miệng, thực

quản, dạ dày, ruột, tác động đến hệ thần kinh thực vật của các quai ruột và
làm giảm quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng gây viêm thực quản, dạ dày,
tá tràng, ruột non nặng hơn có thể gây loét.
- Gan: thoái hóa mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan do rượu, làm nặng
thêm các tổn thương do virus viêm gan B, C.
- Tim mạch: sử dụng rượu bia ở mức thấp có khả năng làm giảm
nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngược lại, sử dụng rượu bia mức độ nhiều
làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, các rối loạn nhịp tim và làm trầm
trọng bệnh tăng huyết áp.
- Hệ thần kinh: gây teo não, gây hội chứng Wernicke Korsakoff, thoái

hóa tiểu não, cầu não và viêm dây thần kinh ngoại biên.
- Ung thư: ethanol được Tổ chức nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC)
xếp vào nhóm chất gây ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản,
đại – trực tràng, gan và vú ở nữ.
- Hệ miễn dịch: gây suy giảm miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các
bệnh truyền nhiễm (viêm phổi, lao, HIV).
- Chuyển hóa chất: gây rối loạn chuyển hóa các chất như glucose,
lipid, protein, muối khoáng.
- Rối loạn sinh dục: bất lực ở nam giới, vô sinh ở nữ giới.
- Tâm sinh lí: gây lo âu, trầm cảm, nguy cơ tự tử cao, sa sút trí tuệ,
các tình trạng ghen ghét, đố kị, rối loạn tâm thần do rượu, suy giảm chức năng
ham muốn tình dục.
- Tác động tới sự phát triển bào thai: gây hội chứng nhiễm độc rượu
ở bào thai, phụ nữ sử dụng rượu bia khi mang thai có thể làm trẻ sinh ra bị dị
dạng vùng sọ - mặt, chậm phát triển, tổn thương hệ thần kinh.
1.6. NGHIÊN CỨU TÁC HẠI CỦA RƯỢU VỚI AN TOÀN GIAO
THÔNG
1.6.1. Nguy cơ tai nạn.


12

Năm 1981, Hust và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan
giữa rượu và TNGT ở Australia và đi đến kết luận: nguy cơ tai nạn tăng lên
1,83 lần nếu lái xe có nồng độ cồn trong máu vượt quá 50 mg%.[20]
Nghiên cứu thực nghiệm trên mộtnhóm 32 người từ 18-25 tuổi cho
thấy: người lái xe có BAC là 50mg% thì thời gian nhận thức nguy hiểm kéo
dài hơn, cách đáp ứng với nguy hiểm không phù hợp so với khi BAC là 0 mg
%. [21]
Thực nghiệm về tốc độ lái xe và tốc độ phản ứng với các nguy hiểm khi

lái xe của nhóm người từ 30-55 tuổi cũng cho thấy: khi BAC là 50mg% thì
tốc độ lái xe không đổi nhưng tốc độ phản ứng với các nguy hiểm khi lái xe
thì chậm hơn so với khi họ không uống rượu. [22]
Với người lái xe nói chung, khi BAC từ 40mg% thì nguy cơ liên quan
đến một vụ tai nạn bắt đầu tăng lên. [23]
Người điều khiển phương tiện giao thông với BAC là 80mg% thì nguy
cơ bị TNGT cao gấp 2 lần ở BAC 50mg%. Khi BAC là 100mg% thì nguy cơ
bị TNGT cao gấp 3 lần ở BAC 50mg%.[24]
1.6.2. Mức độ nghiêm trọng của tai nạn.
Một nghiên cứu của Mĩ về mối liên quan giữa nguy cơ tử vong với
nồng độ cồn trong máu nạn nhân tử vong do TNGT tự gây cho thấy: khi nồng
độ cồn trong máu tăng lên 20 mg% thì nguy cơ tử vong do TNGT tăng lên
khoảng 2 lần.
Tổ chức Y tế thế giới đã ra cảnh báo về nguy cơ xảy ra TNGT đối với
người tham gia giao thông có sử dụng rượu bia như sau: [25]
- Lái xe ô tô và xe máy với nồng độ cồn trong máu ở bất kì mức nào đều có
nguy cơ tai nạn lớn hơn người không uống rượu bia khi tham gia giao thông.
- Nguy cơ TNGT sẽ rất cao nếu nồng độ cồn trong máu từ 40 mg% trở lên. Với
người trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm lái xe thì với nồng độ cồn trong máu ở mức
50 mg%, tỉ lệ gặp tai nạn cao gấp 2,5 lần so với người có kinh nghiệm.
- Một nghiên cứu trên những lái xe tử vong do TNGT ghi nhận số vụ TNGT do
lái xe ở tuổi vị thành niên có nồng độ cồn trong máu nhiều gấp 5 lần lái xe
tuổi từ 30 trở lên khi so sánh ở tất cả các mức nồng độ cồn trong máu. Tương


13

tự, số nạn nhân lái xe tuổi từ 20 – 29 có nguy cơ bị tai nạn gấp 3 lần so với lái
xe ở độ tuổi trên 30.
- Lái xe uống rượu bia có thể gây tai nạn cho người đi bộ và người đi xe mô tô.

1.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG ETHANOL
TRONG MÁU
1.7.1. Phương pháp enzymatic [26]
Phương pháp enzymatic là phương pháp tốt để định lượng nồng độ
ethanol trong máu.Sự phản ứng dựa trên sự biến đổi của diphosphoryridin
nucleotide (DNP), nó làm thay đổi hình thái (DPNH) bởi enzym alcohol
dehydrogenase (ADH).
1.7.2.Phương pháp sắc kí khí [27]
Sắc ký khí là phương pháp chia tách trong đó các thành phần của mẫu
phân tích phân bố giữa hai pha: pha tĩnh với diện tích tiếp xúc rất lớn, pha
động có bản chất khí thấm qua pha tĩnh. Mẫu được làm bay hơi và mang bởi
pha động khí (khí mang) đi qua cột. Mẫu phân bố trên pha tĩnh (pha tĩnh
thường là chất lỏng), dựa trên độ hòa tan ở nhiệt độ nhất định. Các thành phần
của mẫu (còn gọi là chất hòa tan hoặc chất phân tích) phân tách ra khỏi nhau
dựa trên áp suất hơi tương đối và ái lực khác nhau của chúng đối với pha tĩnh .
Đây là phương pháp đang được sử dụng để định lượng ethanol trong máu
trong giám định y pháp. Phương pháp này có độ nhạy và độ chính xác cao để
xác định hàm lượng ethanol ngay cả với một lượng rất nhỏ trong máu.


14

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên nạn nhân tử vong do TNGTĐB được
giám định pháp y tại Bộ môn Y pháp Trường Đại học Y Hà Nội và Khoa Giải
phẫu bệnh Bệnh viện hữu nghị Việt Đức trong thời gian từ01/01/2013 đến
31/12/2015.

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn nạn nhân vào nhóm nghiên cứu
- Là những nạn nhân tử vong do TNGTĐB.
- Được xác định có ethanol trong máu tại thời điểm khám nghiệm tử
thi. Tiêu chuẩn để xác định hàm lượng ethanol trong máu dựa trên kết quả xét
nghiệm ethanol theo phương pháp sắc kí khí được thực hiện tại Bộ môn Y
pháp Trường Đại học Y Hà Nội và Khoa Giải phẫu bệnh – Pháp y Bệnh viện
hữu nghị Việt Đức, và theo quy định của Hội độc chất quốc tế: “Kết quả xét
nghiệm được xác định dương tính nếu hàm lượng ethanol trong mẫu máu của
nạn nhân xét nghiệm theo phương pháp sắc kí khí có giá trị lớn hơn 0 mg%”.
- Có đủ hồ sơ GĐYP: Các đối tượng được khai thác đầy đủ các thông
tin về tuổi, giới, hoàn cảnh xảy ra tai nạn, có chụp ảnh dấu vết thương tích
bên ngoài, có tổn thương bên trong và có kết luận giám định.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu
- Không đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn lựa chọn.
- Không đầy đủ thông tin cần thiết cho nghiên cứu.
- Các vụ việc còn đang trong quá trình điều tra.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu:


×