Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

tiềm năng thu hút fdi vào ngành công nghiệp môi trường ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.3 KB, 26 trang )

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-- -- -- -- -***- -- -- -- -

TIỂU LUẬN KINH TẾ ĐẦU TƯ

NHÓM 7
ĐỀ TÀI: TIỀM NĂNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH
CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

STT

Họ và tên

Mã sinh viên

SĐT

1.
2.
3.
4.
5.

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Thị Kim Oanh

Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2018



2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CNMT
DN
TN & MT
VEA
VEIA
MOIT
BVMT

Nghĩa
Công nghiệp môi trường
Doanh nghiệp
Tài nguyên và môi trường
Tổng cục môi trường
Hiệp hội CNMT Việt Nam
Bộ công thương Việt Nam
Bảo vệ môi trường

3


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

4



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế Việt
Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận về kinh tế - xã hội. Kinh tế - xã
hội phát triển đã đặt ra những yêu cầu về môi trường ngày càng lớn. Đặc biệt, khi
nước ta đã gia nhập WTO, thì vấn đề an toàn, bảo vệ môi trường lại càng phải được
chú trọng để đáp ứng xu thế hội nhập với thế giới (WTO). Một trong những yêu cầu
chiến lược, có vai trò then chốt để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế hài hòa với các
vấn đề môi trường là phải phát triển một ngành công nghiệp môi trường đặc thù,
phát triển song song với các ngành công nghiệp khác. Ngành Công Nghiệp Môi
Trường (CNMT) trên thế giới đã hình thành và phát triển cách đây hơn 4 thập niên,
đặc biệt tập trung tại các nước phát triển như Mỹ, Canada, EU (USEPA). Tại khu
vực châu Á, có thể kể đến Nhật bản, Hàn Quốc, Singpapore,… đã rất chú trọng và
phát triển ngành công nghiệp đặc thù này (KMoE). Ngành công nghiệp môi trường
phát triển mạnh mẽ, không chỉ đáp ứng nhu cầu nội tại của mỗi quốc gia mà còn có
khả năng đóng góp tăng trưởng thông qua hoạt động trao đổi, xuất nhập khẩu các
công nghệ, dịch vụ môi trường trên toàn cầu. Tại Việt Nam, ngành CNMT đã và
đang được chú trọng để trở thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong
cơ cấu phát triển ngành công nghiệp Việt Nam.
Với mong muốn làm rõ thực trạng cũng như tiềm năng thu hút vốn đầu tư vào
ngành CNMT ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã làm bài tiểu luận với chủ đề: “Tiềm
năng thu hút FDI vào ngành Công nghiệp môi trường ở Việt Nam”. Kết cấu của bài
tiểu luận gồm có:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
5


Chương 2: Thực trạng của ngành CNMT ở Việt Nam

Chương 3: Tiềm năng thu hút FDI vào ngành công nghiệp môi trường
Để hoàn thành bài tiểu luận, nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự
hướng tận tình của PGS.TS Vũ Thị Kim Oanh. Trong phạm vi bài tiểu luận ngắn,
với vốn kiến thức còn nhiều hạn chế, bài tiểu luận của nhóm không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của cô và các bạn.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn! 

6


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm ngành công nghiệp môi trường
-

Theo OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế): CNMT bao gồm các hoạt
động sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm đo lường, ngăn chặn, hạn chế tối thiểu hóa
hay hiệu chỉnh tác hại môi trường tới nước; không khí và đất cũng như các vấn đề

-

liên quan đến chất thải và hệ sinh thái.
Theo Văn phòng thống kê Cộng đồng Châu cho rằng: CNMT bao gồm các dịch vụ
sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà chúng có khả năng đo lường, ngăn chặn, hạn chế
hay hiệu chỉnh các tác hại môi trường như ô nhiễm nước, không khí, đất cũng như
chất thải và các vấn đề liên quan đến tiếng ồn. Chúng cũng bao gồm công nghệ sạch

-

nhằm hạn chế ô nhiễm và sử dụng nguyên liệu thô.
Theo Mạng lưới thông tin và quan sát Châu: CNMT bao gồm các hoạt động thúc

đẩy công nghệ sạch hơn, xử lý nước và xử lý nước thải; quá trình tái chế; quá trình
công nghệ sinh học, chất xúc tác, màn ngăn; giảm tiếng ồn và các hoạt động sản

-

xuất các sản phẩm khác nhằm mục đích bảo vệ môi trường.
Ở Hoa Kỳ: CNMT bao gồm toàn bộ các hoạt động tạo ra giá trị liên quan tới thực
hiện các quy định môi trường; đánh giá phân tích và bảo vệ môi trường; kiểm soát ô
nhiễm không khí, quản lý chất thải, làm giảm ô nhiễm; cung cấp và phân phối tài
nguyên môi trường: nước, nguyên liệu tái tạo, năng lượng sạch, công nghệ và các
hoạt động góp vào việc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và nguyên liệu, sản phẩm
chất lượng cao và phân phối tài nguyên môi trường: nước, nguyên liệu tái tạo, năng
lượng sạch, công nghệ và các hoạt động đóng góp vào việc tăng hiệu quả sử dụng

-

năng lượng và nguyên liệu, sản phẩm chất lượng cao và phát triển kinh tế bền vững.
Theo UESPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ): Ngành công nghiệp môi trường
bao gồm tất cả các hoạt động mang lại thu nhập gắn liền với (1) sự tuân thủ các quy
định luật pháp về môi trường; (2) đánh giá, phân tích và bảo vệ môi trường; (3)
kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và phục sinh các tài sản đã bị ô nhiễm; (4)
cung cấp và vận chuyển các tài nguyên môi trường như nước, các vật liệu được thu
hồi và nguồn năng lượng sạch; và (5) các công nghệ và các hoạt động góp phần
tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên, tăng năng suất sản xuất và tăng
trưởng kinh tế bền vững (có khả năng ngăn ngừa ô nhiễm).

7


Nguồn: USEPA (1995). The US Environmental Industry. The U.S.

Environmental Protection Agency.
-

Vào năm 2005, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thống nhất cùng Liên
hợp Quốc, Cộng đồng chung châu u, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới
đưa ra khái niệm "Công nghiệp môi trường là nhóm các nhà sản xuất các sản phẩm
môi trường, bao gồm các công nghệ và sản phẩm sản xuất sạch hơn, dịch vụ quản lý
ô nhiễm và quản lý tài nguyên".
Nguồn: Tạp chí môi trường số 10/2014

-

Công nghiệp môi trường của Việt Nam bao hàm các hoạt động và doanh nghiệp đặc
thù, chuyên sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu bảo vệ và
phòng ngừa các tác động xấu tới môi trường. Điều này đang tạo động lực để phát
triển và mở rộng các lĩnh vực mới và gia tăng số lượng các doanh nghiệp môi
trường. Kinh doanh môi trường ngày càng được xem là ngành "siêu lợi nhuận" vì
những lợi ích kép mà nó mang lại.
Nguồn : Báo moitruong.com.vn/ 26-01-2014

-

Tham khảo quốc tế, gắn liền với điều kiện Việt Nam, ngành CNMT được hiểu như
sau: "Công nghiệp môi trường là một ngành kinh tế cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ môi trường đáp ứng nhu cầu phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường của nền
kinh tế".
Nguồn : Điều 3, Luật BVMT năm 2014
Qua quá trình nghiêm cứu môi trường ở Việt Nam, trong bài viết này sẽ sử
dụng khái niệm của Luật BVMT năm 2014.
1.2. Phân loại ngành công nghiệp môi trường


-

Theo OECD hoạt động của công nghiệp môi trường đã trở nên chuyên môn hóa rất
sâu trên cả 3 khu vực là dịch vụ môi trường, thiết bị/sản phẩm môi trường và phục

-

hồi tài nguyên, với sự kết hợp của những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.
Ba lĩnh vực kể trên được coi là tương đương với phân loại của tổ chức APEC thành
3 nhóm hình công nghiệp môi trường chính là quản lý ô nhiễm, sản phẩm và công
nghệ sạch hơn và quản lý tài nguyên.

8


-

Theo EBI thì có thể chia công nghiệp môi trường thành 4 nhóm chính (với 14 lĩnh
vực nhỏ): Dịch vụ môi trường; Thiết bị môi trường; Nhóm dịch vụ tài nguyên môi

-

trường; Nhóm các sản phẩm tiêu dùng môi trường.
Ở Việt Nam, công nghiệp môi trường được nhìn nhận như các đơn vị sản xuất, kinh
doanh và cung cấp dịch vụ trong 3 lĩnh vực chính: Dịch vụ môi trường (xử lý chất
thải, thu gom chất thải, quan trắc, phân tích, đánh giá tác động môi trường…); Thiết
bị môi trường; Sử dụng bền vững tài nguyên, phục hồi môi trường. Nhóm ngành
công nghiệp môi trường được xếp là nhóm ngành lớn E trong danh mục mã ngành
quốc gia, bao gồm 4 nhóm, ngành cấp 2 là khai thác nước tự nhiên (E36), dịch vụ

thoát nước và xử lý nước thải (E37), dịch vụ thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái
chế phế liệu (E38) và dịch vụ xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác
(E39). Như vậy, có thể thấy là còn một mảng rất lớn các ngành cấp 2 khác chưa
được đưa vào trong danh mục nhóm ngành quốc gia, điều này sẽ dẫn đến những khó
khăn trong việc xác định các đối tượng cụ thể của các định hướng chính sách và
định hướng phát triển.
Nguồn: Tạp chí môi trường số 10/2014
1.3. Vai trò của ngành công nghiệp môi trường

Mặc dù ngành CNMT ở Việt Nam chưa chính thức hình thành nhưng đã và
đang có những đóng góp tích cực không chỉ cho bảo vệ môi trường mà còn hứa hẹn
nhiều tiềm năng phát triển thành một ngành kinh tế với các doanh nghiệp và sản
phẩm đặc thù. Định hướng phát triển phát triển ngành CNMT phải phù hợp điều
kiện thực tế của Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới nhằm đáp ứng các yêu
cầu thực tế đặt ra từ quá trình phát triển kinh tế-xã hội, góp phần phát triển bền
vững đất nước. Sự phát triển này cần được thực hiện từng bước chắc chắn để đạt
được mục tiêu phát triển ngành CNMT thành một ngành kinh tế quan ttrọng, có khả
năng cung cấp các dịch vụ, công nghệ, thiết bị môi trường, cơ bản đáp ứng nhu cầu
bảo vệ môi trường; hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, kiểm soát và cải thiện chất
lượng môi trường; giải quyết tình trạng suy thoái môi trường. Trong quá trình phát
triển, đặc biệt cần đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm từ
nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, chế tạo thiết bị đến cung cấp các dịch vụ bảo

9


vệ môi trường, quản lý và sử dụng tài nguyên. Đặc biệt cần khuyến khích, hỗ trợ
công tác nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên
cứu khoa học, công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG


Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng phát triển chung của CNMT từ 2006-nay
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp môi trường không phải là ngành công
nghiệp mới xuất hiện, tuy nhiên, sản xuất có liên quan đến định hướng công nghiệp
môi trường thì chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Nền công nghiệp còn non
yếu này hàng năm mới chỉ đáp ứng được 5 % tổng nhu cầu xử lý nước thải đô thị,
chế biến và tái chế khoảng 15 % nhu cầu chất thải rắn và 14 % nhu cầu xử lý chất
thải nguy hại, nhiều lĩnh vực chưa phát triển để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Nguồn: Khánh Huy (2017), Ưu tiên phát triển ngành CNMT, Báo nhân dân
Biểu đồ 2.1: Thống kê số lượng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cung cấp nước, hoạt
động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giai đoạn 2006-2015

10


Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê (2010-2015), NXB Thống Kê
Thị trường thu gom và xử lý nước thải mới bắt đầu hình thành nhưng có bước
phát triển mạnh mẽ. Trong đó phần lớn là DN ngoài nhà nước, bao gồm cả DN FDI
chiếm trung bình khoảng 96,3% tổng số DN, DN nhà nước chiếm 3,7%. Đối với
DN ngoài nhà nước thì DN TNHH tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 57,04%;
công ty cổ phần có vốn nhà nước chiếm 24,44%; công ty cổ phần không có vốn nhà
nước chiếm 8,64%; DN tư nhân chiếm 3,46%; DN tập thể chiếm 0,25%; và DN có
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 2,7%.
Mặc dù DN ngoài nhà nước có số lượng lớn nhưng lại là DN có quy mô rất
nhỏ. Tổng vốn đăng ký của DN ngoài nhà nước trung bình 8,29 tỷ đồng/DN, trong
đó DN FDI là 12,26 tỷ đồng/DN; DN cổ phần có vốn nhà nước là 8,87 tỷ đồng/DN;
DN TNHH tư nhân là 7,63 tỷ đồng/DN; DN cổ phần không có vốn nhà nước chỉ
khoảng 3,64 tỷ đồng/DN; DN tập thể là 0,38 tỷ đồng/DN; trong khi DN nhà nước là
115,08 tỷ đồng/DN, gấp 9,4 lần vốn của DN FDI và 13,9 lần DN ngoài nhà nước.

Doanh thu của DN phản ánh thị phần cung ứng dịch vụ chất thải nước ta.
Trung bình 4 năm (2007-2010) doanh thu của DN nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn
với 420,8 tỷ đồng/năm chiếm 44,62% thị phần, còn lại là DN ngoài nhà nước bao
gồm cả FDI với tổng doanh thu đạt gần 600 tỷ đồng/năm, chiếm 55,38% thị phần.
Trong nhóm DN ngoài nhà nước thì DN TNHH tư nhân có mức doanh thu đạt 275,2
tỷ đồng/năm chiếm 29,18% tổng doanh thu trong lĩnh vực xử lý nước thải, tiếp theo
là DN cổ phần có vốn nhà nước với 149 tỷ đồng/năm chiếm 15,81%. Đáng chú ý là
DN FDI chỉ chiếm 3,46% thị phần, và DN cổ phần không có vốn nhà nước chỉ
chiếm 2,19%. Do lĩnh vực xử lý nước thải đòi hỏi phải có công nghệ cao, cho nên
DN tập thể không tham gia thị trường này.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh thu của các doanh nghiệp xử lý nước thải

11


Nguồn: Tổng cục Thống kê. Kết quả Điều tra DN 2007-2010
Khác với thị trường thu gom và xử lý nước thải, thị trường thu gom và xử lý
CTR được hình thành sớm hơn, sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài nhà
nước sâu rộng hơn. Trong đó phần lớn là DN ngoài nhà nước và DN FDI chiếm
trung bình khoảng 84,92%, DN nhà nước chiếm tỷ trọng lớn hơn nước thải tuy
nhiên vẫn chỉ ở 15,08%. Sự tham gia trong đó công ty TNHH tư nhân chiếm tỷ
trọng lớn nhất với thị phần 35,3%; DN tập thể cũng chiếm thị phần lớn khoảng
17,49%; công ty cổ phần có vốn nhà nước chiếm 13,81%; DN tư nhân chiếm
11,85%; công ty cổ phần không có vốn nhà nước chỉ chiếm 5,32%; và DN có vốn
đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 1,14%.
Tổng nguồn vốn đăng ký của các DN trong lĩnh vực Chất thải rắn biến động
nhiều trong các năm, tuy nhiên vẫn có xu hướng tăng trung bình hàng năm là
36%/năm, thấp hơn lĩnh vực nước thải ở mức 78%/năm. Trong đó vốn của DN nhà
nước chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm trung bình hàng năm khoảng 56,93% tổng số
vốn trong lĩnh vực này, còn lại 43,07% thuộc khu vực ngoài nhà nước và FDI. Tổng

vốn đăng ký trung bình hàng năm của DN nhà nước là 49,98 tỷ đồng/DN, của DN
ngoài nhà nước và FDI là 30,3 tỷ đồng/DN. Trong đó DN FDI là 154,17 tỷ
đồng/DN, gấp 3 lần DN nhà nước và 33 lần DN ngoài nhà nước.

12


Doanh thu trung bình 4 năm (2007-2010) của DN Nhà nước vẫn chiếm tỷ
trọng lớn, với 1.940 tỷ đồng/năm (chiếm 54,3% thị phần); còn lại là DN ngoài nhà
nước và FDI với tổng doanh thu đạt gần 1.633 tỷ đồng/năm, (chiếm 45,7% thị
phần). Trong nhóm DN ngoài nhà nước thì DN TNHH tư nhân có mức doanh thu
đạt 762,9 tỷ đồng/năm (chiếm 21,35% tổng doanh thu trong lĩnh vực xử lý CTR).
Khác với lĩnh vực xử lý nước thải, lĩnh vực xử lý chất thải vị trí của DN FDI đã
tăng lên chiếm 6,51% thị phần với 232,8 tỷ đồng/năm. Tiếp theo là DN cổ phần có
vốn nhà nước với chiếm 5,99%, DN cổ phần không có vốn nhà nước chiếm 4,96%,
DN tư nhân là 4,39%, và có sự tham gia của DN tập thể với 2,5% thị phần.
Các doanh nghiệp do Bộ TN&MT cấp phép: Giai đoạn 2001- 2011, Bộ
TN&MT đã cấp phép cho 96 DN, trong đó phạm vi hoạt động của các DN được
phân bố như sau: Có 7 DN hoạt động tại 8 vùng trên cả nước, 2 DN hoạt động tại 7
vùng, 2 DN hoạt động tại 6 vùng, 4 DN hoạt động tại 5 vùng, 29 DN hoạt động tại 4
vùng, 23 DN hoạt động tại 3 vùng, 26 DN hoạt động tại 2 vùng và 3 DN hoạt động
tại Ì vùng. Các DN thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (CTNH) chủ
yếu được thành lập tại các vùng công nghiệp phát triển cao kéo theo sự phát thải
lớn. Địa bàn hoạt động của DN DVMT cũng rất rộng, vượt ra khỏi phạm vi của một
tỉnh, TP, nhiều DN đã hoạt động rộng khắp cả nước, không phụ thuộc vào vị trí
phân bố.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh thu của các doanh nghiệp xử lý chất thải rắn

13



Nguồn: Tổng cục Thống kê. Kết quả Điều tra DN 2007-2010
Nguồn: Hồ Công Hòa, Nguyễn Việt Phong (2013), Vai trò của các thành phần
kinh tế trong tiến trình xã hội hóa dịch vụ môi trường ở Việt Nam, Tạp chí môi
trường số 12/2013
Ngoài sự phân bố không đồng đều về số lượng các DN DVMT trên địa bàn
toàn quốc, việc cung cấp các loại hình DVMT của các DN trên cũng khác nhau.
Theo số liệu điều tra cho thấy, trong số các DN DVMT, chưa có DN nào có khả
năng cung cấp tất cả 9 loại hình dịch vụ; hầu hết các DN có khả năng cung cấp từ 2
loại hình dịch vụ trở lên và các doanh nghiệp có khả năng cung cấp từ 5 dịch vụ trở
lên chếm tỷ lệ nhỏ, tập trung tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,
Hải Phòng... Phần lớn, các DN chủ yếu tập trung vào các mảng dịch vụ có nhu cầu
cao xuất phát từ các yêu cầu trong Luật BVMT 2005 như dịch vụ thiết kế, chế tạo,
xây dựng hệ thống xử lý chất thải; lập, thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi
trường, Đánh giá môi trường chiên lược; quan trắc và phân tích môi trường; tư vấn,
đào tạo, cung cấp thông tin môi trường.
Nguồn: ThS. Vũ Đình Nam (2013), Thực trạng và chính sách phát triển dịch vụ
môi trường ở Việt Nam, Tổng cục môi trường 01-02/2013
Đến thời điểm cuối năm 2012, tại 53 tỉnh/thành phố trên cả nước, có 3.982
doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi trường. Tổng số
14


doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2006 - 2012 là 3.581 doanh nghiệp, trong đó
giai đoạn năm 2006 đến 2009 là giai đoạn phát triển mạnh nhất về số lượng các
doanh nghiệp dịch vụ môi trường (DVMT) lên tới 2.321 doanh nghiệp. Cần lưu ý
rằng, trong mọi lĩnh vực của ngành thì số doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm đại
đa số. Trong lĩnh vực xử lý nước thải, giai đoạn 2007 - 2010 tốc độ gia tăng số
lượng doanh nghiệp đăng ký trung bình đạt 62%/năm, tốc độ gia tăng số lượng lao
động đạt 45%/năm, tốc độ tăng vốn đạt trung bình 78 %/năm. Trong lĩnh vực thu

gom và xử lý chất thải rắn, tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp đạt 20 %/năm trong
giai đoạn 2007 - 2010, tăng lao động đạt 8%/năm và tăng nguồn vốn đạt 36%/năm.
Nguồn: Huỳnh Trung Hải, Nguyễn Đức Quảng (2014), Một số kinh nghiệm về
phát triển công nghiệp môi trường trên thế giới, Tạp chí Môi trường số 10/2014
Theo điều tra của Hiệp hội CNMT tại 493 DN đại diện cho các địa phương
trên phạm vi cả nước thì thành phần doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 8,7%; công
ty cổ phần chiếm 25%; 2,8% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; còn
63,5% là các doanh nghiệp tư nhân. Số liệu điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi
trường cho thấy, nhu cầu đầu tư cho bảo vệ môi trường ở 16 ngành và lĩnh vực kinh
tế của Việt Nam có thể lên tới 7,6 tỷ USD.
Nguồn: TS. Đỗ Hữu Hào (2015), Vai trò của các Hội và Hiệp hội ngành nghề
trong phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam, website Hiệp hội
CNMT Việt Nam
Đồng thời, các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong dịch vụ tư vấn, đào tạo,
cung cấp thông tin về môi trường (chiếm 50%); lĩnh vực dịch vụ thiết kế, chế tạo,
xây dựng hệ thống xử lý chất thải (chiếm 43%); dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái
chế, xử lý chất thải (chiếm 45%); tiếp theo là dịch vụ quan trắc, phân tích môi
trường (chiếm 20%); dịch vụ khắc phục và cải tạo môi trường (chiếm 9%); dịch vụ
phát triển, chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, công nghệ
môi trường (chiếm 6%). Các doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực khác
còn khá khiêm tốn như doanh nghiệp DVMT đối với máy móc, thiết bị, công nghệ,
giám định thiệt hại về môi trường (chiếm 3%); dịch vụ kiểm toán môi trường hầu

15


như chưa có (chỉ chiếm 1%); không có doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường (chiếm 0%)
Kết quả điều tra, khảo sát của Hiệp hội CNMT trong năm 2015 cũng cho thấy:
Nhóm doanh nghiệm quy mô vốn từ 1 – 5 tỷ đồng là phổ biến nhất (315 DN, chiếm

28% tổng số DN); nếu tính cả các doanh nghiệp nhỏ hơn, có tới 592 doanh nghiệp,
chiếm tới 52,6% tổng số DN. Số doanh nghiệp lớn có số vốn trên 500 tỷ VNĐ chỉ là
32, chiếm 2,84% tổng số doanh nghiệp môi trường.
Theo niên giám thống kê năm 2014, Tổng sản phẩm theo giá hiện hành của
doanh nghiệp môi trường năm 2013 là 17.883 tỷ (0,499% GDP), năm 2014 là
19.526 tỷ (0,496% GDP); tăng trưởng 9,19%/năm, gần gấp đôi so với tăng trưởng
GDP (5,98%), chiếm gần 0,5% tổng sản phẩm trong nước, cao hơn nhiều so với
tăng trưởng công nghiệp cùng kỳ (7,15%).
Như vậy, có thể nói, CNMT Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển,
đóng góp trong tổng sản lượng công nghiệp cũng như GDP còn rất khiêm tốn, kể cả
so với mức trung bình của thế giới lẫn so với chính các ngành công nghiệp Việt
Nam. Điều này dẫn tới kết luận:
(1) Ngành CNMT của VN còn quá nhỏ, đồng nghĩa với công tác bảo vệ môi

trường được đáp ứng ở mức rất thấp so với nhu cầu;
(2) Nhu cầu phát triển CNMT là rất lớn, dư địa để phát triển còn nhiều.

Nguồn: Nguyễn Đình Hiệp (2015), Thực trạng phát triển và hoạt động của
doanh nghiệp công nghiệp môi trường Việt Nam giai đoạn 2010-2015 – phần I,
website Hiệp hội CNMT Việt Nam
2.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển của CNMT ở Việt Nam
-

Hầu như vắng bóng các doanh nghiệp nhà nước về CNMT đủ mạnh để giải quyết
các vấn đề môi trường lớn, quan trọng của đất nước như trung tâm xử lý chất thải
nguy hại cấp vùng/liên tỉnh; doanh nghiệp xử lý sự cố tràn dầu; doanh nghiệp xử lý
chất thải rắn sinh hoạt tập trung, doanh nghiệp xử lý nước thải sinh hoạt tập trung
liên vùng, liên tỉnh; doanh nghiệp giám định tổn thất về tài nguyên và môi trường,
doanh nghiệp thẩm định công nghệ môi trường....


16


-

Quy mô hoạt động của doanh nghiệp thực hiện CNMT thường ở mức vừa và nhỏ,

-

vốn điều lệ ít, không có khả năng đầu tư vào các lĩnh vực đòi hòi nguồn vốn lớn.
Chưa có quy định rõ ràng về điều kiện cấp phép hành nghề cung cấp DVMT, dẫn
tới doanh nghiệp được thành lập tràn lan theo kiểu “toàn dân làm DVMT”, thiếu

-

đầu tư về mặt chuyên môn nghiệp vụ, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả.
Thiếu cơ chế khuyến khích, tạo thị trường cho các doanh nghiệp thực hiện DVMT

-

hoạt động
Chưa quy định mức phí chi trả DVMT hợp lý, một số lĩnh vực nhà nước vẫn phải
hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động, tạo ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp có

-

vốn nhà nước và doanh nghiệp tư nhân
Công tác xã hội hoá khu vực DVMT còn hạn chế, chưa quy định cụ thể lĩnh vực
dịch vụ cần hoá hội hoá, đồng thời chưa có kế hoạch và lộ trình cho việc xã hội hoá


-

nên chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực cung ứng DVMT.
Chưa có chính sách phát triển doanh nghiệp thực hiện DVMT tổng thể trên phạm vi
cả nước, một số địa phương “thừa”, trong khi đó, nhiều địa phương lại rất thiếu

-

doanh nghiệp cung ứng DVMT.
Năng lực sản xuất chế tạo và cung cấp thiết bị môi trường trong nhiều năm vẫn còn
nhỏ lẻ, đơn chiếc và tự phát, mới chỉ thực hiện khâu lắp ráp, sản xuất ở quy mô
công nghiệp gặp khó khăn, do thị trường chưa được tiêu chuẩn hóa.
Nguồn: Nguyễn Đình Hiệp (2015), Thực trạng phát triển và hoạt động của
doanh nghiệp công nghiệp môi trường Việt Nam giai đoạn 2010-2015 – phần III,
website Hiệp hội CNMT Việt Nam

-

Doanh nghiệp CNMT ở Việt Nam chưa thực sự gắn liền với sự phát triển nghiên
cứu khoa học, cũng như những thành tựu khoa học công nghệ đạt được trong và
ngoài nước. Điều này đã làm công nghiệp môi trường giảm đi rất nhiều lợi thế và
hướng phát triển thực sự của mình, khiến mức độ lệ thuộc vào các doanh nghiệp
nước ngoài càng lớn do càng thiếu động lực và nguồn lực phát triển. Điều đó dẫn
đến việc giảm sút đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam ngay
tại Việt Nam chứ chưa nói đến vươn ra thị trường nước ngoài.
Nguồn: Huỳnh Trung Hải, Nguyễn Đức Quảng (2014), Một số kinh nghiệm về
phát triển công nghiệp môi trường trên thế giới, Tạp chí Môi trường số 10/2014

-


Trách nhiệm về môi trường của các DN đều mói chỉ dừng ở mức cơ bản, các hồ sơ
hoàn thành để đáp ứng yêu cầu. Một số yêu cầu như giám sát, đánh giá định kỳ
17


chưa được duy trì thuổng xuyên. Kết quả là thị trường của lĩnh vực này vẫn còn hạn
chế. Đôi khi, DN chấp nhận bị phạt (khi bị kiểm tra) thay vì tuân thủ, đáp ứng đầy
-

đủ các yêu cầu như hệ thống luật pháp quy định.
Nguồn nhân lực về BVMT còn hạn chế. Dù đang mở rộng các chương trình đạo tạo,
các lóp học chuyên ngành ngắn hạn và dài hạn, nhưng sản phẩm đầu ra chưa được
đánh giá cao. Nhân lực đào tạo quốc tế mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu
trong nước.
Nguồn: ThS. Vũ Đình Nam (2013), Thực trạng và chính sách phát triển dịch vụ
môi trường ở Việt Nam, Tổng cục môi trường 01-02/2013

CHƯƠNG 3. TIỀM NĂNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP

MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
3.1. Cơ hội
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay ngày càng phát triển lớn mạnh, đặt ra những
yêu cầu về bảo vệ môi trường ngày càng cấp thiết. Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát
triển kinh tế hài hòa với các vấn đề về môi trường, một trong những yêu cầu chiến
lược, có vai trò quan trọng là phải phát triển một ngành Công nghiệp môi trường
đặc thù, phát triển song song với các ngành công nghiệp khác. Chính vì vậy ngành
công nghiệp môi trường là một trong những ngành có tiềm năng thu hút vốn đầu tư
trước tiếp nước ngoài rất lớn ở thời điểm hiện tại bởi:
3.1.1. Tình hình chính trị xã hội


Từ thời kì đổi mới đến nay, cùng với những chính sách tích cực của Đảng và
Nhà nước, Việt Nam luôn là một trong những Quốc gia giữ được nền chính trị ổn
định nhất trên thế giới. Bởi lẽ đó, Việt Nam luôn là một trong những lựa chọn hàng
đầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
3.1.2. Khí hậu

Theo Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, Việt Nam là một trong những quốc
gia có ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong biểu đồ bức xạ mặt trời thế giới. Tại các
tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, số giờ nắng đạt từ 2.000 - 2.600 giờ/năm. Bức
xạ mặt trời trung bình 150 kcal/m2, chiếm khoảng 2.000-5.000 giờ/năm. Dù tiềm
năng rất lớn, nhưng việc khai thác nguồn năng lượng này ở nước ta còn chưa đáng

18


kể, bởi vậy các doanh nghiệp hay nhà đầu từ nước ngoài có thể tận dụng khí hậu
của Việt Nam để phát triển ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch tại đây.
3.1.3. Chính sách pháp luật

Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp
nước ngoài có thể đầu tư vào ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam.
Theo Điều 16 Luật đầu tư 2014, các hình thức đầu tư vào thu gom, xử lý, tái
chế hoặc tái sử dụng chất thải; phát triển các ngành năng lượng sạch, năng lượng tái
tạo ở việt Nam thì đều nhận được những ưu đãi rất lớn từ phía chính phủ về vấn đề
thuê đất, thuế quan,…
Nguồn: Điều 16 Luật đầu tư 2014
3.1.4. Chính sách ưu đãi của chính phủ
- Chính sách ưu đãi về thuế, phí:

+ Doanh nghiệp công nghiệp môi trường được hưởng mức thuế thu nhập

doanh nghiệp 10% cho phần thu nhập từ hoạt động công nghiệp môi trường
trong suốt thời gian hoạt động.
+ Đối với doanh nghiệp công nghiệp môi trường mới thành lập kể từ ngày
Nghị định này có hiệu lực được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4
năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho 5 năm tiếp theo.
+ Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được mà tổ
chức, cá nhân có dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường cần nhập
khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất 0%.
+ Thuế suất nhập khẩu các loại vật tư, linh kiện, thiết bị nhập khẩu để sản
xuất, chế tạo thiết bị, sản phẩm bảo vệ môi trường và các máy móc, thiết bị
bảo vệ môi trường trong nước chưa sản xuất được áp dụng mức thuế suất
nhập khẩu bằng không hoặc mức thuế suất sàn trong các cam kết quốc tế
mà Việt Nam đã tham gia.
+ Miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm của ngành công nghiệp môi
-

trường.
Chính sách hỗ trợ đất đai
Dự án phát triển ngành công nghiệp môi trường quy định tại khoản 1, 2 Điều 4

của Nghị định này được hưởng chính sách về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê

19


đất sau: giảm 50% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với phần diện tích đất phục vụ
cho dự án; dự án đầu tư xây dựng thuộc khoản 2 Điều 4 của Nghị định này được
miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với phần diện tích đất phục vụ dự án.
Bên cạnh đó chính phủ cũng có những chính sách hỗ trợ về phát triển thị

trường, cung cấp thông tin, các chính sách hỗ trợ về khoa học kĩ thuật và chuyển
giao công nghệ,…
Nguồn: Điều 6,7,8,9,10 Dự thảo nghị định phát triển ngành công ghiệp môi
trường đăng tải trên website Vụ pháp chế Bộ công thương
3.1.5. Thị trường ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam

Thị trường ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam chưa thực sự phát triển
mạnh. Cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp chế tạo thiết bị, sản xuất sản phẩm tại
ngành này vẫn còn nhiều hạn chế.
Theo số liệu khảo sát, đánh giá của Bộ Công Thương, đến nay ngành CNMT
Việt Nam mới đáp ứng 2-3% nhu cầu xử lý nước thải đô thị; 15% nhu cầu xử lý
chất thải rắn, 14% nhu cầu xử lý chất thải nguy hại. Các doanh nghiệp CNMT còn
hạn chế về số lượng lẫn quy mô, vốn điều lệ ít (52,6% doanh nghiệp có quy mô
nhỏ, vốn dưới 5 tỷ đồng, số lượng doanh nghiệp quy mô lớn, vốn trên 500 tỷ đồng
chỉ chiếm khoảng 2,84%). Các doanh nghiệp CNMT chủ yếu tập trung ở lĩnh vực
dịch vụ, trong khi rất thiếu các doanh nghiệp mạnh để giải quyết những vấn đề lớn,
quan trọng của đất nước. Các sản phẩm, thiết bị cung cấp ra thị trường chủ yếu là
các sản phẩm cơ khí, chế tạo đơn giản, trình độ thấp, doanh nghiệp chưa quan tâm
đầu tư cho nghiên cứu phát triển, hoàn thiện sản phẩm, sáng tạo công nghệ. Hiện
nay, trên cả nước có khoảng gần 4.000 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trong
lĩnh vực môi trường bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải thông thường và
chất thải nguy hại. Trong đó, phần lớn có quy mô nhỏ, vốn dưới 5 tỷ đồng. Số lượng
doanh nghiệp quy mô lớn chỉ chiếm chưa đến 3%.
Trong khi đó, nhu cầu về các dịch vụ, thiệt bị môi trường trên thị trường Việt
Nam lại vô cùng lớn. Đồng thời CNMT là một trong những ngành được chính phủ
ưu tiên phát triển hàng đầu trong giai đoạn hiện nay và dự kiến đến năm 2025 định
hướng phát triển ngành Công nghiệp môi trường thành một ngành kinh tế có đóng

20



góp quan trọng trong cơ cấu phát triển ngành công nghiệp Việt Nam; phát triển các
doanh nghiệp Công nghiệp môi trường, các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng
dụng công nghệ cao về môi trường có khả năng giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ
bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên.

21


Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu phát triển của ngành CNMT

Đến năm
2020

Đến năm
2030

1.1 Thiết bị xử lý nước thải

22.797

70.479

1.2 Thiết bị xử lý chất thải rắn đô thị

21.414

35.416

1.3 Thiết bị xử lý bùn thải


2.141

3.542

1.4 Thiết bị xử lý chất thải nguy hại

46.085

110.725

1.5 Thiết bị xử lý khí thải

1.000

2.000

93.437

222.162

9.345

22.227

Nước thải đô thị

6.145

8.627


Nước thải khu công nghiệp

3.200

13.600

96.370

200.871

Đô thị đặc biệt

50.906

86.510

Các đô thị khác

45.464

114.361

11.160

54.720

Chất thải rắn không nguy hại

7812


38.304

Chất thải rắn nguy hại

3348

16.416

50

92

320

542

Năng lượng, công nghiệp

251

470

Nông nghiệp

69

72

Tổng chất thải rắn tái chế (nghìn tấn/năm)


7280

21840

3.1 Chất thải nguy hại thiêu đốt thu hồi năng lượng

432

1296

3.2 Chất thải rắn hóa rắn, và khác

288

864

TT

Lĩnh vực

I Sản xuất thiết bị CNMT (Đơn vị: Tỷ đồng/năm)

Tổng giá trị
II Dịch vụ CNMT
2.1 Tổng nước thải (nghìn m3/ngày đêm)

2.2 Tổng chất thải rắn đô thị (tấn/ngày)

2.3 Tổng chất thải rắn khu công nghiệp (nghìn tấn/năm)


Chất thải rắn y tế nguy hại
2.4 Tổng khí thải (triệu tấn CO2 tương đương/năm)

III

Sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi
trường

22


TT

Đến năm
2020

Lĩnh vực

Đến năm
2030

3.3

Chất thải rắn có thể tái chế (từ chất thải rắn đô thị)
15.829
-10%

32.993


3.4

Chất thải rắn có thể tái chế từ chất thải rắn khu công
nghiệp

7.280

21.840

17.588

36.659

89

2.397

3.5 Chất thải rắn hữu cơ làm phân, viên năng lượng
3.6 Chất thải rắn điện tử
3.7

Chất thải rắn ngành điện tái chế làm vật liệu xây
24.600
dựng

3.8 Dầu thải tái chế

214

51.300

420

Nguồn: Hiện trạng và chính sách phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt
Nam, Tạp chí môi trường số 10/2015
Từ đó có thể thấy CNMT là một ngành vô cùng tiềm năng hấp dẫn các nhà
đầu tư có khả năng về tài chính và công nghệ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
3.1.6. Thị trường lao động

Với dân số trên 90 triệu người, Việt Nam sở hữu lực lượng lao động dồi dào
hơn nữa giá nhân công rẻ hơn các quốc gia khác. Chi phí lao động Việt Nam rẻ hơn
các quốc gia trong khu vực và các quốc gia lân cận, giá lao động có tay nghề cũng
được xem là rẻ hơn. Năm 2016, với thu nhập bình quân 2214,4 giá nhân công ở VN
đang thấp hơn nhiều so với các nước khác. Cụ thể là thu nhập bình quân của Thái
Lan là 5910.6, của Singapore là 11864,3, …
Với nguồn nhân lực dồi dào và chi phí rẻ như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài
có thể tận dụng nguồn lao động tại Việt Nam để giảm chi phí cũng như tăng lợi
nhuận khi đầu tư vào đây.
3.2. Thách thức
-

Tại Việt Nam vẫn chưa hình thành cơ quan đầu mối phát triển công nghiệp môi
trường, thị trường cho công nghệ và dịch vụ môi trường chưa phát triển. Bởi vậy
khi đầu tư vào ngành CNMT nhà đầu tư nước ngoài buộc phải đầu tư theo hình thức
đầu tư mới, phải bỏ một số vốn lớn để tầu tư cho cơ sở hạ tầng, các thiết bị máy
23


móc khoa học công nghệ kĩ thuật, … Trong khi đó giá của các dịch vụ môi trường
hiện tại ở Việt Nam chưa cao và đối với những dịch vụ năng lượng sạch thì đa số
người dân chưa đủ khả năng chi trả nên ngành công nghiệp môi trường vẫn chưa

-

thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư.
Do thủ tục hành chính, giấy tờ pháp lý để đầu tư vào Việt Nam rất phức tạp, tốn
nhiều thời gian và chi phí đặc biệt là trong ngành CNMT nên đây là một trở ngại

-

khiến các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn e ngai khi đầu tư vào Việt Nam
Mặc dù lực lượng lao động ở Việt Nam rất dồi dào, giá rẻ nhưng trình độ lao động
còn thấp đặc biệt là trong ngành CNMT – một ngành mới và chưa phát triển tại Việt
Nam thì việc đào tạo nhân công khi đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ tốn thời gian và
chi phí cho các nhà đầu tư.

24


KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, những cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ
ban hành cùng điều kiện tự nhiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mang lại
cho ngành Công nghiệp môi trường ở Việt Nam những cơ hội và động lực phát triển
mới. Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhận ra những thách thức mà CNMT phải đối
mặt. Sự phát triển của ngành công nghiệp này mới chỉ đang ở những bước đầu tiên,
vì vậy, cần sớm có các định hướng phát triển chi tiết cho các lĩnh vực được xác
định. Định hướng phát triển phát triển ngành CNMT phải phù hợp điều kiện thực tế
của Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tế đặt
ra từ quá trình phát triển kinh tế-xã hội, góp phần phát triển bền vững đất nước.
Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề “Tiềm năng thu hút FDI vào
ngành Công nghiệp môi trường ở Việt Nam”, nhóm 7 đã hoàn thành tiểu luận với
mong muốn cung cấp cái nhìn tổng thể về thực trạng, những cơ hội cũng như thách

thức của CNMT cho người đọc. Với kinh nghiệm và kiến thức chưa hoàn thiện nên
tiểu luận vẫn còn nhiều sai sót cần chỉnh sửa và bổ sung, vì vậy nhóm hy vọng nhận
được những đóng góp ý kiến từ phía cô giáo và bạn đọc. Chúng em xin chân thành
cảm ơn PGS.TS Vũ Thị Kim Oanh đã hướng dẫn để nhóm chúng em có thể hoàn
thành được tiểu luận này!

25


×