Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

phân tích tác động của ô nhiễm môi trường không khí ở hà nội đến sức khỏe con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.24 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
=====000=====

TIỂU LUẬN
KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở HÀ NỘI ĐẾN SỨC
KHỎE CON NGƯỜI

Nhóm thực hiện: Nhóm 11
Lớp tín chỉ: KTE404.4
Giảng viên giảng dạy: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2019
1


MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
Ô nhiễm môi trường hiện nay đang là một vấn đề nhức nhối, cần được giải quyết của
không chỉ Việt Nam mà còn của cả thế giới. Đặc biệt trong đó, ô nhiễm không khí tại các đô thị
lớn được liệt kê là hai trong số các vấn đề ô nhiễm độc hại tồi tệ nhất trong báo cáo của Viện
Công nghiệp Blacksmith Institute năm 2008. Ô nhiễm không khí khiến hơn 3 triệu người chết
sớm mỗi năm, nó đe dọa gần như toàn bộ cư dân tại các thành phố lớn của những nước đang phát
triển. Theo đài Fox News, 80% các thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn


của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về chất lượng không khí, trong đó chủ yếu tập trung ở các nước
nghèo và các nước đang phát triển, nơi mà việc đảm bảo chất lượng không khí chưa được Chính
phủ đặt lên ưu tiên hàng đầu so với việc phát triển kinh tế. Ô nhiễm môi trường không khí có tác
động tiêu cực đến sức khỏe con người, đẩy nhanh quá trình lão hóa, suy giảm chức năng hô hấp,
gây các bệnh như hen suyễn, ho, viêm phổi, thậm chí gây ung thư; suy nhược thần kinh, tim
mạch và làm giảm tuổi thọ con người. Bên cạnh đó, các chất gây ô nhiễm không khí chính là thủ
phạm gây ra hiện tượng lắng đọng và mưa axit, gây hủy hoại các hệ sinh thái, làm giảm tính bền
vững của các công trình xây dựng và các dạng vật liệu. Ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng đến
các hệ sinh thái tự nhiên và đẩy nhanh biến đổi khí hậu.
Đặc biệt, tại thành phố Hà Nội, quá trình đô thị hóa cùng với các hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội chưa được quản lý và kiểm soát tốt gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi
trường không khí. Hoạt động xây dựng, cải tạo và xây mới các khu chung cư, khu đô thị, cầu
đường, sửa chữa nhà, vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng… diễn ra ở khắp nơi, làm phát
tán bụi vào môi trường không khí xung quanh.
Nhận thấy sự cấp thiết của việc nghiên cứu về môi trường không khí và tìm kiếm, đưa ra
các giải pháp giúp cải thiện môi trường không khí tại thủ đô Hà Nội, chúng em lựa chọn đề tài
này để nghiên cứu và vận dụng các kiến thức được học trong bộ môn Kinh tế môi trường. Kính
mong nhận được sự đóng góp ý kiến phản hồi từ giảng viên để tiểu luận nghiên cứu này được
hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.

3


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Các định nghĩa, khái niệm
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật
lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh
vật khác. Các dạng ô nhiễm chính là ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm
môi trường không khí và các loại ô nhiễm khác.

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi
hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí
hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây cối,
và có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc các công trình xây dựng.
Chỉ số chất lượng không khí AQI là thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí hiện tại
hoặc dự báo mức độ ô nhiễm không khí trong tương lai.
Chỉ số bụi mịn PM 2.5: Chữ PM trong ký hiệu PM2.5 là viết tắt của chữ tiếng Anh – Particulate
Matter, có nghĩa là chất dạng hạt (rắn hoặc lỏng). Số 2.5 là chỉ kích thước các hạt có đường kính
nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet (micromet viết tắt là µm, bằng 1 phần triệu mét)
2. Phương pháp nghiên cứu
Mô hình lan truyền chất ô nhiễm ISC 3: ISCST3 là mô hình khuếch tán không khí được phát
triển và khuyến nghị sử dụng bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (U.S EPA). Mô hình
ISCST3 có nguồn gốc từ mô hình Industrial Source Complex (ISC). Phiên bản ISC3 là phiên bản
cuối cùng của mô hình ISC, được cải tiến trong giai đoạn từ tháng 4/1989 đến tháng 3/1992 thì
hoàn thành (U.S. EPA, 1995).
Mô hình Sutton: Mô hình Sutton là mô hình được sử dụng để tính toán, mô phỏng quá trình lan
truyền các chất ô nhiễm từ không khí. Mô hình Sutton là một dạng cải tiến của mô hình Gauss.
Đối với mô hình Sutton, nguồn ô nhiễm giao thông được xem là loại nguồn đường, vô hạn và ở
độ cao gần mặt đất. Mô hình thể hiện sự lan truyền chất ô nhiễm từ tâm đườngra môi trường
xung quanh và sự lan truyền đó phụ thuộc vào cường độ thải các nguồn, tác động gió và đặc biệt
là điều kiện khí quyển. (Bùi Tá Long, 2008)

4


II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chất lượng không khí ở Hà Nội đang ngày càng xấu đi do sự gia tăng của dân số, phương
tiện giao thông cá nhân, khu công nghiệp và các nguồn khí thải từ các khu dân cư ảnh hưởng đến
sức khỏe con người. Tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng sức khỏe của ô
nhiễm không khí cũng như thiếu sự hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu và các nhà quyết định

chính sách về việc này. Chúng tôi sẽ phân tích mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội bằng những
khái niệm, lý thuyết về chất lượng không khí, phân tích những số liệu có được nhằm tìm ra
nguyên nhân chính của ô nhiễm rồi từ đó đưa ra giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng
1. Những bài nghiên cứu trước đây
Dựa trên nhiều tài liệu tham khảo qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các
tài liệu trực quan, đồng thời liên hệ với các cơ quan, tổ chức, các cá nhân có chuyên môn về lĩnh
vực môi trường tại địa bàn Hà Nội (Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội và Công ty
cổ phần giải pháp tiến bộ ASC), nhóm đã thu thập được những thông tin, những cơ sở về đề tài
nhóm đang nghiên cứu “Phân tích tác động của ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội tới sức
khỏe con người” và tìm ra được những nghiên cứu tương tự của những các nhân có chuyên
môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Để làm rõ nghiên cứu của nhóm, cũng như để đem lại cho bài nghiên cứu một cái nhìn
khách quan và tổng thể hơn, tại phần này, nhóm sẽ trình bày những nghiên cứu với đề tài (tương
tự hoặc liên quan) đã có trước của những chuyên gia, học giả trong lĩnh vực môi trường. Đi sâu
vào phân tích điểm giống và khác nhau của những đề tài nghiên cứu để hoàn thiện một cách tối
ưu nghiên cứu mà nhóm đang thực hiện.
1.1. Hiện trạng nghiên cứu về vấn đề tương tự
Hiện nay, thông qua các chương trình phát triển, rất nhiều hoạt động liên quan tới việc
đánh giá chất lượng không khí đã được thực hiện ở Việt Nam Tạp chí Y học dự phòng, Tập
XXIII, số 4 (140) 69 và Hà Nội trong 10 năm qua.Việt Nam là thành viên của mạng lưới “Không
khí sạch cho các thành phố châu Á”(CAI-Asia). CAI-Asia đã được thành lập vào năm 2001 bởi
Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank), Ngân hàng thế giới (World Bank), và
Chương trình Hợp tác trong vấn đề môi trường giữa Hoa Kỳ và Châu Á (USEAP), USAID.
Mạng lưới này nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng không khí của các thành phố với mục đích
chính là phổ biến “Kiến thức cho chính sách và hoạt động giúp giảm ÔNKK, khí nhà kính phát
sinh từ giao thông, năng lượng và các yếu tố khác” CAI-Asia là một nền tảng cho các hoạt động
liên quan khác như khuyến khích phát thải sạch hơn cho phương tiện có động cơ.
5



Ngoài ra có rất nhiều bài nghiên cứu về lĩnh vực môi trường, đặc biệt là trong vấn đề ô
nhiễm không khí và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Dưới đây sẽ là 2 nghiên cứu tiêu biểu
được nhóm chọn để phân tích cụ thể vấn đề trong thành phố Hà Nội.
1.2. Nghiên cứu “NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ KHU VỰC HÀ NỘI” của tác giả Phạm Thị Việt Anh, Trường Đại học Khoa học
tự nhiên – Đại học Quộc Gia Hà Nội
Ở nghiên cứu này nhóm sẽ đi sâu vào việc khai thác vấn đề tổng quan, đối tượng và
phương pháp khái quát được nghiên cứu, đưa ra những vấn đề nổi bật để phục vụ cho những
thành phần khác trong bài nghiên cứu của nhóm
1.2.1. Tổng quan về nghiên cứu:
Nghiên cứu tổng quan về các vấn đề chung liên quan đến chất lượng không khí như các
khái niệm về chất lượng không khí, ô nhiễm không khí, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
không khí như yếu tố khí tượng, độ che phủ của cây xanh và diện tích mặt nước; khái quát về các
phương pháp đánh giá chất lượng môi 4 trường không khí, tình hình nghiên cứu về chất lượng
môi trường không khí trên Thế giới và ở Việt nam; hiện trạng chất lượng không khí ở Hà Nội.
1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng không khí ở Hà Nội là các nguồn gây ô nhiễm như công nghiệp, giao thông và
các yếu tố có vai trò làm sạch không khí như cây xanh, mặt nước. TSP được lựa chọn là chất ô
nhiễm để nghiên cứu và tính toán trong luận án.
* Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận án là khu vực thành phố Hà Nội cũ
và xung quanh với các nguồn thải có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng không khí trên
địa bàn thành phố. Khu vực nghiên cứu được khoanh vùng bởi một lưới ô vuông, mỗi ô
có kích thước 250 m x 250 m, tương đương với diện tích vùng nghiên cứu 20km x 20km.
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp mô hình hóa trong đánh giá chất lượng môi trường không khí (Tất cả các mô
hình đề được cho bởi công thức chuyên ngành cụ thể tại nghiên cứu)
- Cơ sở lý thuyết về lan truyền chất ô nhiễm trong không khí

6



+ Trong trường hợp tổng quát, trị số trung bình nồng độ chất ô nhiễm trong không khí phân bố
theo thời gian và không gian được mô tả từ phương trình xuất phát của vận chuyển, khuyếch tán
rối và biến đổi hóa học đầy đủ
+ Dựa trên cơ sở lý thuyết khuếch tán và phương trình vi phân tổng quát, các nhà khoa học như
Gauss, Sutton, Berliand theo cách giải riêng của mình đã đưa ra được các công thức tính nồng độ
chất ô nhiễm phân bố trong không gian và các công thức tính nồng độ cực đại cũng như các
khoảng cách đạt cực đại tương ứng.
- Mô hình lan truyền chất ô nhiễm ISC 3 (Mô hình lan truyền chất ô nhiễm ISC 3
hình dạng Gauss.)

là một mô

- Mô hình Sutton (Mô hình Sutton là một mô hình dạng Gauss)
- Phương pháp tính tần suất vượt chuẩn
+ Nội dung chính của phương pháp tần suất vượt chuẩn là tính tần suất những ngày xuất hiện
nồng độ chất ô nhiễm lớn hơn nồng độ cho phép để xác định mức ô nhiễm do các nguồn thải
công nghiệp gây nên trong một chu kỳ thời gian.
+ Trong phương pháp này, nồng độ chất ô nhiễm được tính từ mô hình Sutton hay Berliand theo
từng kỳ quan trắc khí tượng 4 obs (4 kỳ một ngày) với một chuỗi số liệu đủ dài trong vòng 1 đến
5 năm. Ở mỗi kì quan trắc, ứng với các giá trị như tốc độ gió, nhiệt độ, lượng mây đo được ta sẽ
ước lượng được các thông số Cy, Cz, n trong mô hình Sutton hay k0, k1, n của mô hình Berliand
dựa vào bảng phân loại cấp ổn định của Tunner, được phát triển bởi Passquil. Từ đó, có thể tính
được giá trị nồng độ chất ô nhiễm tại mặt đất C(x,y,0) theo từng kỳ quan trắc. Giá trị nồng độ
trung bình ngày bằng trung bình cộng của giá trị nồng độ tính theo 4 kì quan trắc. So sánh giá trị
này với tiêu chuẩn cho phép ta sẽ tính được tần suất số ngày có nồng độ vượt tiêu chuẩn trong
một chu kì thời gian nào đó (có thể là năm hoặc mùa) tại một địa điểm xác định. Kết quả tính
toán được thể hiện dưới dạng sơ đồ hoặc bản đồ sẽ cho ta một bức tranh tổng quát về sự phân bố
ô nhiễm đối với khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp tính toán và xây dựng bản đồ chuyên đề bằng công cụ GIS
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào cho mô hình tính toán lan truyền ô nhiễm
+ Xây dựng bản đồ phân bố ô nhiễm
+ Xây dựng các bản đồ chuyên đề và bản đồ đánh giá tổng hợp chất lượng không khí
7


- Phương pháp chập bản đồ môi trường Phương pháp này được sử dụng trong luận án để xây
dựng qui trình đánh giá chất lượng không khí tổng hợp có tính đến các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực
đến chất lượng không khí ở Hà Nội (ô nhiễm do nguồn thải công nghiệp và giao thông) cũng như
các yếu tố có ảnh hưởng tốt đến chất lượng không khí (cây xanh, mặt nước).
1.2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Ở đây tác giả đã đưa ra những kết quả nghiên cứu chi tiết dựa trên các mô hình nghiên cứu
cụ thể ở trên. Tác giả xây dựng các giả định, xác đinh các kịch bản có thể xảy ra với từng mô
hình theo những mốc thời gian tương lai nhất định. Nghiên cứu nhấn mạnh những kết quả có số
liệu thực tế theo từng kịch bản.
Điểm nổi bật trong phần này đó là: “Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường
không khí tổng hợp có tính đến yếu tố giảm nhẹ bụi”. Trước tiên tác giả đưa ra phương pháp luận
với tư duy chuẩn cho một nghiên cứu về môi trường. Sau đó tác giả xây dựng qui trình đánh giá
chất lượng môi trường không khí có tính đến yếu tố giảm nhẹ ô nhiễm trên các bước sau:
Bước 1: Phân vùng khu vực nghiên cứu
Bước 2: Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí khu vực
đô thị Hà Nội, lựa chọn chỉ tiêu đánh giá.
Bước 3. Xây dựng các bản đồ chuyên đề theo các chỉ tiêu đã lựa chọn
Bước 4: Xác định hệ số quan trọng (tầm quan trọng) của mỗi yếu tố môi trường
Bước 5: Xây dựng bản đồ tổng hợp.
Qua đó tác giả đưa nghiên cứu vào trong ứng dụng các hệ thống sau: Xây dựng các bản đồ
chuyên đề, Xây dựng bản đồ mật độ đường giao thông, Xây dựng bản đồ phân bố tỉ lệ diện tích
mặt nước khu vực Hà Nội
Cuối cùng là đề xuất các giải pháp nâng cao chất chất lượng môi trường không khí ở Hà Nội

+ Xây dựng hệ thống hỗ trợ quyết định để quản lý chất lượng không khí đô thị ở Hà Nội
+ Áp dụng “Hệ thống kiểm soát phát thải cho các thành phố đang phát triển” đối với Hà Nội
+ Giải pháp liên quan đến cây xanh mặt nước

8


1.3. Nghiên cứu “ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở HÀ NỘI:
TĂNG CƯỜNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO SỨC
KHỎE” của tác giả Nguyễn Văn Hùng - Trung tâm nghiên cứu Y tế công cộng và Sinh thái,
Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội và tác giả Lê Thị Thanh Hương - Bộ môn Sức khỏe môi
trường, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội
Ở nghiên cứu này nhóm sẽ đi theo trình tự các đầu mục nghiên cứu của 2 tác giả để phân tích và
làm rõ mục tiêu mà nghiên cứu muốn thể hiện
1.3.1. Đặt vấn đề
- Ngay tại phần đặt vấn đề tác giả đã đưa ra tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn
tại châu Á (Hà Nội) trong thế đối sánh với các nước phương Tây: “Trái với xu hướng ở các nước
phương Tây nơi mà chất lượng không khí đang dần được cải thiện thì ô nhiễm không khí
(ÔNKK) ở các đô thị lớn ở Châu Á không những rất cao mà còn ngày càng xấu đi [1]. Hà Nội là
thành phố lớn thứ hai ở Việt Nam với dân số 6,5 triệu người, trong đó có 2,5 triệu người sinh
sống ở các quận nội thành.”
- Chỉ ra tình trạng ô nhiễm của Hà Nội qua những chỉ số về môi trường: Theo các nghiên cứu của
Hopke và Cohen và cộng sự trong năm 2008, Hà Nội là một trong những thành phố có tình trạng
ÔNKK tồi tệ nhất ở khu vực Châu Á. Một nghiên cứu thử nghiệm về phơi nhiễm với ÔNKK do
giao thông ở Hà Nội đã chỉ ra rằng nồng độ bình quân bụi khí PM10 lên tới 455 µg/m3 [3]. Nồng
độ PM10 trung bình theo năm đo ở các vùng đô thị là 112 µg/m3 năm 2003, vượt xa so với mức
20 µg/m3 mức giới hạn nhằm bảo vệ sức khỏe con người do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) qui
định”
- Đưa ra các chính sách, biện pháp của chính phủ đã từng thực hiện: “Để giải quyết vấn đề
ÔNKK ở Hà Nội, trong một thập kỉ qua hàng loạt các hoạt động đã được thực hiện trong đó có

sự tham gia của nhiều bên liên quan. Các tổ chức của Thụy Sỹ cùng với các tổ chức nước ngoài
khác như Chương trình hợp tác Thụy Sỹ - Việt Nam về làm sạch không khí, Mạng lưới làm sạch
không khí ở các thành phố Châu Á, hay cơ quan Hợp tác phát triển Đan Mạch cũng tham gia
những hoạt động này. Những chương trình này tập trung vào giám sát chất lượng không khí,
đánh giá các biện pháp đo lường số liệu từ các trạm quan sát hiện có, hoặc dự báo sự thay đổi
của chất lượng không khí trong những kịch bản chính sách khác nhau”. Và lập tức đưa ra những
hạn chế: “Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến sức khỏe do ảnh hưởng của ÔNKK-một trong
những yếu tố quan trọng của chính sách bền vững, hướng tới nhu cầu của người dân địa phương
- lại chưa được quan tâm. Hơn nữa, những cố gắng trong công tác quan trắc ÔNKK và chính
9


sách chưa được đặt trong bối cảnh của y tế công cộng, một trong những lĩnh vực giúp cập nhật
và củng cố chính sách về làm sạch không khí trong tương”
- Đưa ra tiêu chí cải thiện bền vững chất lượng không khí dựa theo các nước phương Tây: “Các
bằng chứng ở các nước phương Tây cho thấy việc cải thiện bền vững chất lượng không khí dựa
trên những bằng chứng thu được có thể đạt được một cách hiệu quả thông qua việc củng cố song
song bốn lĩnh vực bao gồm: 1) Nghiên cứu và quan trắc chất lượng không khí; 2) Nghiên cứu về
ÔNKK và sức khỏe; 3) Đánh giá toàn diện tác động ÔNKK lên sức khỏe con người; 4) Quản lý
và thiết lập chính sách làm sạch không khí một cách hợp lý.”
1.3.2. Hiện trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội
- Đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới chất lượng không khí. Theo nghiên cứu
thì ngoài Luật Bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn môi trường quốc gia được ban hành vào năm
2005, các khung quy định quốc gia hiện nay xung quanh việc kiểm soát ô nhiễm không khí ở
Việt Nam hầu hết bao gồm hàng loạt quyết định cho việc giảm phát thải. Ở Hà Nội, chất lượng
không khí kém đã được giải quyết với một số chương trình bổ sung nhằm giảm bụi phát sinh từ
hoạt động giao thông vận tải và xây dựng, tuy nhiên các biện pháp này đã được chứng minh là
không cải thiện được chất lượng không khí. Chú ý chi tiêt sau đây: “Năm 2010, kế hoạch hành
động về chất lượng không khí được xây dựng nhằm thúc đẩy chất lượng không khí, tầm nhìn đến
năm 2020 trong đó nêu rõ sự cần thiết phải xây dựng chiến lược cho việc giám sát chất lượng

không khí tốt hơn, tăng cường năng lực, nhận thức, và mô hình hóa ÔNKK”
- Tiếp theo nghiên cứu tập trung vào Nguồn phát thải và chất lượng không khí. Tác giả đưa một
trường hợp thức tế nghiên cứu nguồn phát thải (2008) từ cả 2 lĩnh vực đáng để tâm nhất là công
nghiệp và giao thông trên địa bàn Hà Nội (Dựa trên chỉ số PM): “Nghiên cứu đánh giá cho thấy
PM10 được phát thải chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp, cao hơn so với lượng PM10 trong
khí thải giao thông, trong khi đó NO2 phần lớn được tạo ra từ các phương tiện giao thông”. Và
cả những nghiên cứu gần đây để đưa ra cái nhìn kịp thời nhất: “Trong một nghiên cứu gần đây
nhằm đánh giá về tiềm năng sử dụng kỹ thuật mô hình phân tán để vẽ bản đồ nồng độ ÔNKK tại
Hà Nội, lượng khí thải xe máy đã được chứng minh là nguồn phát thải chính của các phương tiện
giao thông, chiếm 92 - 95 % của tất cả các khí thải xe cộ và đóng góp 56 % lượng khí thải NOx,
65 % lượng khí thải SO2, 94 % CO và 86 % PM10”
- Đưa ra hạn chế trong công tác đo lường ô nhiễm không khí tại Hà Nội nói riêng và trên cả nước
nói chung. Theo đó, các trạm này chỉ đo được những nơi có tuyến đường giao thông do sự phát

10


triển nhanh của Hà Nội. Ngoài ra, các trạm và các thiết bị đo lường không có quy định chung về
phương pháp xử lý. Và hiện không có trạm nào đánh giá được mức độ ô nhiễm tới sức khỏe.
- Nghiên cứu đi sâu vào vấn đề quan trọng và đang được rất quan tâm hiện nay Đánh giá tác
động sức khỏe của ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Tác giả bằng kiến thức chuyên môn kết hợp
với nghiên cứu thực tiễn, kết hợp với nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng,ô nhiễm không
khí đặc biệt là các hạt bụi lơ lửng từ các quá trình đốt cháy ở các dạng khác nhau có thể gây ra
những tác động lớn đến sức khỏe con người. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu ở Thụy Sỹ và các nước
khác đã cho thấy việc sinh sống gần các trục đường giao thông lớn sẽ làm tăng nguy cơ ảnh
hưởng đến sức khỏe. Đặc biết tác giả còn đưa ra những thông tin sau: “. Ở Hà Nội, phương tiện
giao thông chủ yếu là xe máy và sử dụng nhiên liệu chất lượng không cao. Khí thải từ phương
tiện này kết hợp với nguồn thải công nghiệp và các nguồn khí thải từ các khu dân cư có thể gây
nên một loại ô nhiễm không khí tổng hợp mà người dân địa phương có thể bị phơi nhiễm và hệ
quả là ảnh hưởng đến sức khỏe. Báo cáo Gánh nặng Bệnh tật toàn cầu gần đây đã cung cấp số

liệu về các loại bệnh tật của Việt Nam. ÔNKK (trong đó có chỉ số bụi hô hấp) là gánh nặng bệnh
tật thứ 5 trong bảng xếp hạng hơn 60 yếu tố nguy cơ được đánh giá. Trong khi nghiên cứu này đã
cố gắng đưa ra những con số ước tính cấp khu vực và toàn cầu thì những thống kê cụ thể cho
những thành phố lại không có”.
1.3.3. Cuối cùng tác giả đưa ra đánh giá nguy cơ – tiếp cận nghiên cứu nhằm tăng cường các
nghiên cứu và chính sách nhằm nâng cao sức khỏe do ô nhiễm không khí ở Hà Nội.
Tai đây tác giả đã đề cập tới cách tiếp cận các nghiên cứu với tiêu chí khoa học và hiệu quả, thích
ứng với tình hình môi trường hiện tại và tận dụng sự phát triển của công nghệ.
2. Kế thừa nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu
Taị sao phần “Nghiên cứu trước đây” nhóm lại chọn 2 nghiên cứu trên để phân tích?
Đề tài nghiên cứu của nhóm là: “Phân tích tác động của ô nhiễm môi trường không khí ở Hà
Nội tới sức khỏe con người”. Đề tài của tác giả Phạm Thị Việt Anh đi sâu vào lĩnh vực đánh giá
chất lượng không khí và những vấn đề về ô nhiễm không khí ở Hà Nội, còn đề tài của 2 đồng tác
giả Nguyễn Văn Hùng và Lê Thị Thanh Hương nhấn mạnh trực tiếp đến các yếu tố và ảnh
hưởng tác động tới sức khỏe con người. Nhóm thực hiên phân tích như vậy với mục đích nhấn
mạnh 2 vấn đề lớn trong đề tài của nhóm và nghiên cứu của nhóm sẽ tiến hành liên kết, đánh giá
cả 2 vấn đề đó trong 1 ý niệm thống nhất.

11


2.1. Kế thừa nghiên cứu
Mục đích của phần này là phát hiện những vấn đề, điểm có thể kế thừa và giúp luận giải
sự cần thiết của đề tài, tạo nền móng để đề tài có tính kế thừa về cơ sở lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu. Ở đây nhóm sẽ chỉ ra những điểm cần kề thừa từ cả 2 phương pháp
- Kết cấu của cả 2 bài nghiên cứu đều rất toàn diện và khoa học. Không dập theo khuôn mẫu
những vẫn tuân thủ những nội dung cơ bản cần có, thay đổi linh hoạt để thể hiện, trình bày vấn
đề nghiên cứu một cách tường mình.
- Cả 2 nghiên cứu đều do những học giả thực hiện nên mang tính chuyên môn cao, những kiến
thức về môi trường, đặc biệt là môi trường không khí được áp dụng và đưa vào rất sát với vấn

đề. Những số liệu cho thấy tính chân thực trong nghiên cứu, và mang tính thực tiễn cao. Ngoài ra
nghiên cứu của học giả Phạm Thị Việt Anh còn cho thấy sự chính xác khi đưa những dự đoán về
những kịch bản và cả những kết quả cho từng trường hợp. Đây đều là những công trình nghiên
cứu bổ ích, không những phục vụ rất tốt cho những nghiên cứu sau mà còn giải quyết được
những vấn đề về môi trường không khí một cách khá hiệu quả.
- Những phương pháp mô hình hóa hoàn toàn chính xác và có căn cứ được áp dụng trực tiếp vào
nghiên cứu. Điều này đã chứng tỏ nghiên cứu không chỉ dựa trên lý thuyết mà còn là nhưng
nghiên cứu thực địa, những tính toán từ những nhà nghiên cứu. Việc áp dụng nhiều mô hình khác
nhau sẽ mang lại cho nghiên cứu nhiều kết quả khác nhau, giúp nhà nghiên cứu có một cái nhìn
đa diện về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, từ đó đưa ra được những kết luận chính xác
hơn.
- Nghiên cứu còn được thực hiện trực tiếp tại 1 đại điểm cụ thể, với phạm vi nhỏ “Khu vực
nghiên cứu được khoanh vùng bởi một lưới ô vuông, mỗi ô có kích thước 250 m x 250 m, tương
đương với diện tích vùng nghiên cứu 20km x 20km”, điều này mang tính thực tế cao giúp học
giả từ một phạm vi nhỏ nhưng điển hỉnh cho địa bàn Hà Nội đưa ra được những kết luận khoa
học rõ rang, chính xác.
- Những tài liệu tham khảo mà 2 nghiên cứu sử dụng đều là những tài liệu uy tín, hiệu quả, phục
vụ trực tiếp cho đề tài. Đó hoàn toàn là những cái nhìn khác nhau của nhiều học giả dựa trên nền
tàng khoa học cơ bản, và với 2 nghiên cứu trên các học giả đã biến những kiến thức đó thành góc
nhìn của chính mình và đưa ra giải pháp của chính mình về vấn đề ô nhiễm môi trường không
khí ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

12


2.2. Khoảng trống nghiên cứu
Việc phát hiện những khoảng trống nghiên cứu, đây chính là nền móng của đề tài nghiên
cứu mới. Trên cơ sở tổng hợp và xác định được khoảng trống nghiên cứu, ta đề ra được những
hướng nghiên cứu mới. Những đề xuất này có thể về chủ đề mới, nhân tố mới, khung cảnh hoặc
phương pháp mới.

Với việc 2 nghiên cứu trên đều do những học giả có chuyên môn thực hiện, do đó khoảng
trông trí thức trong nghiên cứu là không nhiều. Sau đây nhóm xin đưa ra những khoảng trông
dưới góc độ nhìn nhận của nhóm
- Các nghiên cứu do thực hiện theo lĩnh vực chuyên ngành nên chưa đề câp tới những ảnh hưởng
khác trong xã hội (ví dụ như ảnh hưởng luôn đi liền với môi trường: kinh tế). Nếu đưa ra được
những tác động mang tính toàn diện sẽ thuyết phục hơn (có thể chỉ cần nêu khái quát).
- Chưa có nhiều phát hiện sáng tạo mang tính cá nhân, các học giả dựa nhiều vào những tài liệu
tham khảo trong và ngoài nước. Một nghiên cứu có dấu ấn các nhân, sáng tạo sẽ được đánh giá
cao và thuyết phục hơn.
- Phương pháp luận nên được đưa ra đầu tiên. Điều này còn thiếu ở nghiên cứu thứ 2 nhóm đã
chỉ ra. Phương pháp luận giúp đưa ra các bước thực hiện tổng quát cho nghiên cứu, những lý
luận tổng quát được áp dụng sẽ giúp người nghiên cứu cũng như người đọc bám theo nội dung
nghiên cứ dễ dàng hơn.
- Các nghiên cứu nên được lưu trữ phổ biến để những người quan tâm, đam mê nghiên cứu khoa
học, đặc biệt vấn đề ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người có thể tiếp cận nhiều hơn. Đó
cũng là một cách đưa nghiên cứu vào thực tiễn, áp dụng thực tiễn đối với môi trường và còn
người.
III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được xây dựng nhằm nghiên cứu tác động của ô nhiễm môi trường không khí
tại Hà Nội tới sức khoẻ con người. Từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực, hợp lý nhằm giảm
ảnh hưởng của những tác động đó tới sức khoẻ con người cũng như nâng cao chất lượng không
khí tại Hà Nội.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, cụ thể, nghiên cứu tác
động của ô nhiễm môi trường không khí tới sức khoẻ con người.
13



Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thành phố Hà Nội - thủ đô và là thành phố có diện tích lớn thứ
hai cả nước với sự phát triển toàn diện trong nhiều mặt, cũng là một trong những khu vực địa lý
đang có chất lượng không khí ở mức báo động trong thời gian gần đây.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài liên quan tới cả hai khía cạnh lý thuyết và thực nghiệm. Ở khía cạnh lý thuyết, nghiên cứu
sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết ứng dụng, tìm hiểu các khái niệm khoa học, các chỉ
số và kiến thức khoa học về ô nhiễm môi trường không khí để đánh giá và phân tích về các thành
tố ảnh hưởng tới hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí cũng như chỉ số sức khoẻ của con
người.
Nhóm nghiên cứu thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo, dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ
cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ chứng minh
giả thuyết.
Ở khía cạnh thực nghiệm, sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tổng kết kinh nghiệm, xem
xét lại những kết quả nghiên cứu trong quá khứ từ đó rút ra các kết luận cho thực tiễn, soi chiếu
các nghiên cứu, đánh giá trong quá khứ vào thực tại để kiểm chứng nghiên cứu và đề xuất các
giải pháp hữu hiệu hơn, nhằm làm giảm tác động của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ của con
người.
Để nghiên cứu được tác động của ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội tới sức khoẻ con
người, nhóm nghiên cứu chúng em thực hiện nghiên cứu theo thứ tự như sau:
Nghiên cứu về khái niệm ô nhiễm môi trường không khí và thực hiện phân loại các chất gây ra ô
nhiễm không khí, phân tích và chỉ ra mức độ ảnh hưởng tới chất lượng không khí khi hàm lượng
các chất này bị thay đổi. Sau đó, nhóm nghiên cứu phân tích về tiêu chuẩn không khí ở Việt Nam
và một số nước trên thế giới. Trong đó, tập trung nghiên cứu các thành phần đo lường tiêu chuẩn
chất lượng không khí, trong mỗi thành phần đo lường phân tích chi tiết các chỉ số đo tỉ lệ các
chất trong không khí nhằm xác định mức độ ô nhiễm, phân tích ý nghĩa và cách thức đo lường
của các chỉ số đó nhằm chỉ ra các chất gây ra ô nhiễm không khí.
Sau khi cung cấp kiến thức tổng quát về khái niệm ô nhiễm môi trường không khí và giải thích
các chỉ số liên quan, nhóm nghiên cứu đi vào phân tích thực trạng về môi trường không khí tại

Hà Nội và tác động của các yếu tố liên quan tới tình trạng ô nhiễm đó. Trong phần này, tập trung
nghiên cứu về các đặc điểm về địa hình, dân cư và tình hình kinh tế - xã hội (dân trí, tỉ lệ đầu tư
nước ngoài, quy hoạch khu công nghiệp) của Hà Nội trong thời gian gần đây. Các yếu tố quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề ô nhiễm môi trường không khí như giao thông vận tải, ý
thức con người cũng sẽ được chú trọng phân tích và nghiên cứu.

14


Cuối cùng, từ thực trạng đã rút ra với các cơ sở lý thuyết vững chắc, nhóm nghiên cứu đề xuất
những giải pháp thiết thực và hiệu quả để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại
Hà Nội và giải pháp nhằm giảm tác động của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ con người.
IV. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU DẪN ĐẾN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI
- Giao thông vận tải: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu
đô thị và khu đông dân cư. Tại Hà Nội lưu lượng các phương tiện GTVT khá lớn nên mức độ
gây ô nhiễm là lớn. Khi các phương tiện hoạt động chúng tạo ra các khí xả, chứa các chất độc hại
như CO2, CO, CmHn, C, Pb và khói. Tuỳ theo từng loại động cơ và loại nhiên liệu mà khối
lượng các chất thải độc hại chiếm tỉ lệ khác nhau trong khí xả.

15


Bảng: Lượng khí CO, CmHn, NO2, xả ra khi xe chuyên chở hành khách trên 1 km của một
số xe
Nguồn: Trung tâm thông tin tư liệu và công nghệ quốc gia (1996)

16


- Cơ sở sản xuất đang đổ nước thải chưa được xử lý đúng cách ra môi trường với mức độ ngày

càng tăng. Những chất thải này chứa các kim loại nặng, clo, chất hóa học formaldehyde PBDE
và arsenic; do vậy chúng không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, cả Thủ đô hiện chỉ có 7 nhà máy xử lý nước thải, đáp ứng được 22%
số lượng nước thải ra hằng ngày, còn tới 78% đang được xả thẳng ra môi trường.
- Sinh hoạt: Chủ yếu do hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại gây ô
nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và các hộ xung quanh.
V. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI
1. Chỉ số chất lượng không khí AQI:
- Theo báo cáo “Chất lượng không khí toàn cầu 2018” do IQAir AirVisual hợp tác với Tổ chức
Hòa Bình Xanh (Greenpeace) Đông Nam Á vừa công bố, Hà Nội đứng thứ hai ở Đông Nam Á
và 12 thế giới về mức độ ô nhiễm năm 2018.

17


Xếp hạng chỉ số chất lượng không khí AQI ngày 17/9 của các thành phố trên thế giới, Hà Nội ở vị trí thứ hai.
Ảnh: AirVisual

18


2. Chỉ số bụi mìn PM2.5:
Chỉ số bụi mịn PM2.5 trung bình của Hà Nội là 40,8µg/m3, cao gấp 1,6 quy chuẩn quốc gia (25
µg/m3) và gấp 4 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO (10µg/m3).
Nguồn: AirVisual
3. Thực trạng ô nhiễm không khí tại hà nội ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Sức khỏe con người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí sẽ phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm
không khí cao hay thấp, thời gian tiếp xúc (phơi nhiễm) dài hay ngắn.
3.1 Tỉ lệ tử vong cao:
- Trên thế giới có 4,2 triệu ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí bên ngoài/xung quanh vào năm

2016. Trung bình, tuổi thọ toàn cầu giảm 1,8 năm do ô nhiễm không khí. Phân tích theo quốc gia
(Việt Nam và các nước lân cận):
Trung Quốc:

2.184.202 ca tử vong/năm

Philippines:

136.967 ca tử vong/năm

Việt Nam:

60.000 ca tử vong/năm

Campuchia:

15.525 ca tử vong/năm

CHDCND Lào:

8.392 ca tử vong/năm

- Đến năm 2035, con số tử vong vì ô nhiễm môi trường tại Việt Nam có thể lên đến 100.000
người một năm.
Nguồn: Theo Báo cáo chất lượng không khí toàn cầu (AirVisual & Greenpeace), Thống kê năm
2018 của WHO.

19



3.2 Suy giảm hệ hô hấp:
Đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với không khí bên ngoài. Khi không khí bên ngoài bị ô
nhiễm bởi các chất độc hại như chì, bụi chì, bụi thủy ngân, bụi asen sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
hệ thống niêm mạc, tế bào đường hô hấp trên.
Số liệu thống kê, mỗi năm, nước ta ghi nhận hơn 20.000 người mắc bệnh ung thư phổi, khoảng
56 người mắc mỗi ngày, trong đó, có đến 17.000 người đã tử vong. Ước tính đến năm 2020, có
tới 34.000 người mắc mỗi năm, mỗi ngày, có thêm 90 người phát hiện mắc bệnh.
Chỉ tính riêng Hà Nội, ước tính chi phí khám, chữa bệnh về hô hấp, thiệt hại kinh tế do nghỉ ốm
với người dân nội thành là 1.500 đồng/người/ngày. Với khoảng 3,5 triệu dân nội thành, quy đổi
tổng thiệt hại kinh tế do mắc các bệnh đường hô hấp khoảng 2.000 tỷ đồng/năm.
3.3 Các ảnh hưởng sức khỏe khác:
- Tổn thương da:
Ô nhiễm không khí có thể gây tổn hại đáng kể đến làn da của bạn. Nó đẩy nhanh quá trình lão
hóa và ảnh hưởng đến collagen trong cơ thể.
- Ảnh hưởng đến não:
Nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai (có thể gây ảnh hưởng bào thai), trẻ
em, người có sẵn các bệnh lý mạn tính… Việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong giai đoạn
sớm nhất của cuộc đời có liên quan đến các tác động tiêu cực đến khả năng nhận thức.
- Gây vô sinh ở nam giới
Một nghiên cứu năm 2008 đánh giá tỷ lệ thụ tinh của đàn ông tại Upper Silesia, khu vực ô nhiễm
nhất ở Ba Lan, cho thấy tỷ lệ vô sinh ở đây là cao hơn so với những vùng khác. Theo kết quả của
nghiên cứu khác ở Cộng hòa Séc, ADN trong tinh trùng đàn ông trẻ tuổi bị loãng ra vào mùa
đông, thời điểm không khí bị ô nhiễm cao hơn do đốt than sưởi.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe tim
Ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tim, thậm chí còn có thể dẫn tới
đau tim ở những người vốn có trái tim không khỏe mạnh.
20


VI. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở HÀ NỘI

1. Thông qua kỹ thuật
+ Sáng tạo ra những dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm để thay thế các loại
máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, thủ công gây ô nhiễm không khí nhiều.
+ Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô
nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.
2. Thông qua biện pháp quy hoạch
- Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí
nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
- Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương
tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy
nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm ở các đoạn đường hay xảy ra ùn
tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
- Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các
khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại
và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
- Ngoài ra, nên khuyến cáo người dân giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường nói chung, môi
trường không khí nói riêng.
- Thông qua truyền thông, báo đài nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của con người. Đưa
3. Thông qua một số phương tiện khác
- Lọc không khí bằng phương pháp sinh học:
Lọc sinh học là một biện pháp xử lý ô nhiễm không khí tương đối mới, đây là một phương pháp
hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất bay hơi có nồng độ thấp. Các chất khí
gây ô nhiễm không khí sẽ bị hấp phụ bởi màng sinh học, tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy
chúng để tạo nên năng lượng và các sản phẩm phụ là CO2 và H2O theo phương trình sau:

21


Chất hữu cơ gây ô nhiễm + O2 à CO2 +H2O + nhiệt + sinh khối.
- Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học

Công nghệ Biofilter (lọc sinh học) là một biện pháp xử lý ô nhiễm không khí có chi phí đầu tư
thấp, vận hành rẻ và thân thiện môi trường, nó phương pháp thích hợp để xử lý các chất khí có
mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp như nhà máy sản xuất thức ăn gia súc,
tinh bột sắn
- Máy lọc không khí
Máy sử dụng công nghệ phát ra các điện tích âm vào không khí, trung hoà với các điện tích đối
xứng là những ion dương có hại trong môi trường và tạo hiệu ứng thu hút bụi bẩn, vi khuẩn, nấm
mốc…máy lọc không khí sẽ cung cấp ion âm và điều hoà không khí.
- Khẩu trang
+ Ngăn ngừa sự xâm nhập vào đường hô hấp của các hạt bụi cực nhỏ và các chất thải ô nhiễm
khác.
+ Lọc mùi hôi, hóa chất, mùi xăng, khói quang hóa, khói đen, phấn hoa. Ngăn bụi, khí độc như
CO, SO2, NO2, H2S, NH3….
+ Bảo vệ hệ hô hấp, hạn chế viêm mũi dị ứng do các chất ô nhiễm không khí gây ra.
4. Giải pháp nâng cao sức khỏe con người
Không khí ô nhiễm gây ra các bệnh đường hô hấp ở người lớn, trẻ nhỏ. Trong đó, trẻ em
là đối tượng dễ mắc bệnh do hệ hô hấp nhạy cảm, chưa hoàn chỉnh. Theo chỉ số Năng lực quản
lý môi trường (EPI) đánh giá tại 180 quốc gia do các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale (Mỹ) thực
hiện năm 2016, Việt Nam nằm trong top 11 quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất thế giới.
Với thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay tại Hà Nội đòi hỏi người dân cần có những biện pháp
cấp bách để bảo vệ sức khỏe khỏi các căn bệnh liên quan về da và đường hô hấp.
Không nên ra ngoài khi tình hình ô nhiễm không khí ở nơi bạn sống đang ở mức cao.
Việc ở ngoài trời vào những thời điểm này có thể làm tăng nguy cơ bệnh phổi, đau tim, bệnh hen
và các vấn đề sức khỏe khác. Tránh tập thể dục buổi sáng tại những nơi có mật độ phương tiện
tham gia giao thông cao, nên tập gym trong nhà để bảo vệ sức khỏe khỏi khói bụi.
22


Khi tham gia giao thông: Người lớn, trẻ em nên đeo khẩu trang khi ra đường để giảm bớt
tiếp xúc với khói bụi, hạn chế lưu thông vào những lúc đường đông, tránh khu vực thường bị ô

nhiễm như khu công nghiệp, đường cao tốc... Trong những ngày nhiều khói bụi, khẩu trang
thường không có hiệu quả chống ô nhiễm không khí, trừ khi chúng ôm khít quanh mũi và miệng.
Khẩu trang y tế giá rẻ hoặc những "rào chắn" tạm thời như khăn tay ít có khả năng bảo vệ, bởi
các chất ô nhiễm không khí có thể dễ dàng lọt qua mép của khẩu trang khi bạn hít vào. Do đó,
nên lựa chọn loại mặt nạ N95 để bảo vệ bản thân do chúng có đường viền ôm sát mũi và khuôn
mặt. Khả năng lọc bụi của mặt nạ N95 khoảng 95%. Nếu nhà ở cạnh đường, bạn không nên mở
cửa sổ thường xuyên, nhất là vào giờ cao điểm. Khi phải làm việc ở nơi có nhiều bụi bẩn, khí
thải, bạn luôn mang khẩu trang.
Vệ sinh mũi thường xuyên: Để vệ sinh mũi, bạn có thể áp dụng công thức 1-2-3 gồm xịt
sạch mũi mỗi ngày, hai lần vào buổi sáng và tối, ba lần vào mỗi bên mũi. Vệ sinh mũi mỗi ngày
làm sạch vi khuẩn, bụi bẩn, hỗ trợ loại bỏ tác nhân gây bệnh viêm mũi, viêm xoang cho gia đình.
Xịt mũi sau khi đánh răng xong vào buổi sáng vì lúc này nhiệt độ giảm thấp, độ ẩm cao hơn dễ
gây kích ứng, ứ đọng dịch tiết, sổ mũi.... Xịt mũi vào buổi tối giúp làm sạch bụi sau ngày dài tiếp
xúc với môi trường ô nhiễm. Bạn có thể xịt ba lần vào mỗi bên mũi để đưa lượng nước đủ thấm
vào ngóc ngách trong mũi, tống được tác nhân gây bệnh ứ đọng trong ngách mũi.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước. “Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng
cơ bản nhất để cơ thể tạo sức đề kháng tốt cho cơ thể. Nên tăng cường bổ sung các loại thực
phẩm như rau xanh, hoa quả, sữa chua để cung cấp đầy đủ các loại vitamin, yếu tố vi lượng.
Đồng thời đa dạng hoá các bữa ăn, tạo một chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ năng lượng”, PGS.TS
bác sĩ Nguyễn Thị Hoài An đưa ra khuyến nghị.
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội 70% là do khói bụi gây ra nên muốn giảm thiểu ảnh hưởng
tới sức khỏe lớn nhất người dân nên chuyển đến ở những khu ngoại thành hoặc những khu có
mật độ phương tiện giao thông thấp. Trong nhà cần lắp máy lọc không khí, đóng cửa sổ và vệ
sinh sạch sẽ. Người dân cũng cần dến bệnh viện khám định kỳ, nhất là trẻ nhỏ, để phát hiện và
kịp thời điều trị những bệnh về hô hấp.

23


24



KẾT LUẬN
Ở Việt Nam đặc biệt là tại Hà Nội vấn đề ô nhiễm môi trường không khí thực sự đang ở
mức báo động và là mối quan tâm lớn của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như cộng đồng.
Quá trình phát triển kinh tế các khu dân cư, khu công nghiệp mọc lên như nấm cũng như mức độ
gia tăng chóng mặt của các phương tiện giao thông làm cho công tác quản lý và kiểm soát ô
nhiễm từ các nguồn thải càng trở nên phức tạp. Đây là vấn đề vô cùng nan giải, nó không chỉ gây
suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, gây thiệt hại nặng nề về nền kinh tế mà còn ảnh hưởng
trực tiếp đến tính mạng sức khỏe của con người.
Môn Kinh tế môi trường đã cung cấp cho chúng em những kiến thức cơ bản, giúp chúng
em hoàn thành bài tiểu luận và biết được tầm quan trọng của môi trường đối với toàn xã hội nói
chung và hoạt động kinh tế nói riêng.
Mặc dù còn nhiều thiếu sót nhưng qua bài tiểu luận này, hy vọng bạn đọc có thể thấy
được sơ lược tình trạng ô nhiểm môi trường không khí tại Hà Nội. Biết được những nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường không khí và những tác hại do không khí ô nhiễm gây ra, từ đó rút ra
biện pháp khắc phục tình trạng, góp phần bảo vệ môi trường sống.
Chúng em kính mong sẽ nhận được những ý kiến đánh giá và đóng góp từ cô để bài tiểu
luận này hoàn thiện hơn.

25


×