Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích những giải pháp tạo động lực tại google

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47 KB, 5 trang )

Phân tích những giải pháp tạo động lực tại Google
Theo thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow
I.

II.

Tổng quan về Google:
- Ngày 4/9/1998, công ty Google chính thức được thành lập
- Trụ sở chính được đặt tại Mountain View, California.
- Năm 2004 có hơn 20 000 nhân viên.
Tung ra hệ thống thư điện tử Gmail.
- Tính đến nay Google đã có rất nhiều trụ sở trên thế giới, tại Đông
Nam Á đặt tại Singapore.
- Từ khi thành lập đến nay Google không ngừng thắng tiến dẫn đầu
trong thị trường internet, Google đã thu mua lại các trang web nổi
tiếng như YouTube, DoubleClick,…
Doanh thu quý 4/2018 của công ty mẹ của Google đạt 39.3 tỷ USD
Thuyết bậc nhu cầu của Maslow:
Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow gồm 5 bậc được xếp từ thấp đến
cao theo thứ tự là:
-

III

Bậc 1: nhu cầu sinh học
Bậc 2: nhu cầu an toàn
Bậc 3: nhu cầu xã hội
Bậc 4: nhu cầu được tôn trọng
Bậc 5: nhu cầu tự hoàn thiện
Phân tích thông qua thuyết cấp bậc nhu cầu:


1. Bậc 1: nhu cầu sinh học:
- Là những nhu cầu cần thiết và tối thiểu nhất đảm bảo cho con
người tồn tại như: ăn, uống, ngủ, nghỉ, các nhu cầu làm cho con
người thoải mái,…
- Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người,
những nhu cầu này không thể thiếu hụt.
- Tại Google có trang bị nhà ăn tự phục vụ với đầy đủ các món ăn
trên thế giới với hương vị và chất lượng tuyệt hảo được làm bởi các
đầu bếp giỏi.
- Nhân viên google được quan tâm cực kì đến chế độ ăn uống sáng,
trưa, chiều, tối ngay tại công ty và tất cả đều được miễn phí .
Việc sắp xếp nhà ăn ngay tại công ty giúp nhân viên có thể tiết
kiệm thời gian đi lại, nấu nướng và tiền bạc, còn có thể gần gũi với
đồng nghiệp hơn.


- Thiết kế những nhà vệ sinh hiện đại, nhân viên có thể tắm rửa và
giặt quần áo ngay tại công ty nếu phải làm qua đêm.
- Đầu tư những phòng tập gym, tập thể hình với các lớp học cùng
huấn luyện viên nhằm đảm bảo nhân viên luôn có sức khỏe tốt và
năng lượng mới, giảm stress, mệt mỏi và tất cả đều miễn phí.
- Đầu tư vào sự giải trí cho nhân viên như phòng hát, phòng chơi
game, bể bơi,…
 Có thể thấy google rất quan tâm đến cuộc sống của nhân viên
trong công ty, khi công ty như một ngôi nhà thu nhỏ có thể đảm
bảo vấn đề ăn uống, nghỉ ngơi hay giải trí của con người.
2. Bậc 2: nhu cầu an toàn:
- Là nhu cầu về ăn mặc, về nhà ở, về nơi làm việc, về việc đảm bảo
thân thể…
- Phương tiện đi lại: google cung cấp dịch vụ xe bus dành riêng cho

nhân viên của google và trên xe có trang bị wifi nhờ đó tiết kiệm
được rất nhiều thời gian di chuyển và có thể xử lý công việc ngay
trên xe cho nhân viên.
- Y tế sức khỏe: tại trụ sở của google có hẳn một đội ngũ chuyên gia
y tế 24/24 nhằm chăm sóc kịp thời cho các nhân viên khi họ cảm
thấy mệt mỏi. Đặc biệt google còn tạo ra khoảng không gian chống
stress là những gian phòng hình con nhộng chống ồn và ánh sáng.
- Không chỉ quan tâm đến bản thân nhân viên mà google còn quan
tâm đến người thân và gia đình của nhân viên: Đối với nhân viên
nữ mới sinh được thanh toán đến 500USD/tháng tiền mua thức ăn
mang về nhà. Hoặc thậm chí google còn trả lương cho nhân viên đã
qua đời với tiêu chí đảm bảo cho gia đình của nhân viên đều được
chăm sóc tốt nhất.
 Có thể thấy google rất quan tâm đến nhân viên của mình, khi
đảm bảo tốt nhất về thể trạng của nhân viên, không chỉ vậy còn
giảm bớt nỗi lo về gia đình cho nhân viên, giúp nhân viên có
được sự thoải mái giữa cuộc sống và công việc.
3. Bậc 3: nhu cầu xã hội:
- Là nhu cầu được kết giao bạn bè, nhu cầu về tình cảm, mong muốn
thuộc về một tổ chức, bộ phận, hay việc đi chơi, làm việc nhóm…
- Google thường xuyên tổ chức hoạt động tập thể chung như xem
phim, dã ngoại, ăn uống cho tất cả các nhân viên.
- Vì google là một tổ chức đa quốc gia nên sẽ có rất nhiều nhân viên
sẽ theo những tôn giáo khác nhau và google tôn trọng tôn giáo của
họ, lập ra những phòng cầu nguyên cho nhân viên.


- Google cho phép nhân viên được mang thú cưng tới văn phòng vì
thú cưng như là một người bạn với nhân viên có thể nâng cao tinh
thần làm việc của nhân viên.

- Thành lập cộng đồng Googler và cựu Googler: một lần là Googler
mãi mãi là Googler. Cộng đồng kết nối tất cả các nhân viên dù là
cũ hay mới với nhau, chính vì thế đi khắp nơi trên thế giới bạn có
thể có bạn bè ở mọi nơi.
 Có thể thấy google rất coi trọng việc gắn kết nhân viên với
nhau, do google là công ty đa quốc gia nên việc này có ý nghĩa
rất quan trọng đối với từng nhân viên, việc nhân viên trở nên
thân thuộc và gần gũi với nhau hơn sẽ khiến việc làm việc nhóm
có hiệu quả cao hơn, môi trường làm việc sẽ thân thiện hơn và
sẽ tránh được việc ngại ngùng khó xử khi không cùng một quốc
gia, cùng một tín ngưỡng, cùng một cấp bậc.
4. Bậc 4: nhu cầu được tôn trọng:
- Là nhu cầu được công nhận, được bình đẳng, được thăng tiến với
năng lực xứng đáng, địa vị, được khen thưởng….
- Xây dựng và thiết lập bộ quy tắc ứng xử: việc làm chủ yếu dựa vào
công đức cá nhân và trình độ chuyên môn liên quan đến khả năng
chuyên môn. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, quấy rối dưới bất cứ
hình thức nào: phân biệt quốc gia, dân tộc, tôn giáo, màu da, giới
tính, tuổi tác, người tàn tật,…
- “khen thưởng không công bằng” căn cứ vào dữ liệu thu được trong
quá trình làm việc để xác định trong một nhóm người nào có cống
hiến và năng lực làm việc cao hơn sẽ được thưởng cao hơn. Khen
thưởng cho những nhân viên giỏi để họ thấy họ xứng đáng với khả
năng họ bỏ ra và để cho những nhân viên khác có động lực phấn
đấu nếu muốn được như họ.
 Google nêu rõ việc đối xử công bằng trong nhân viên nhằm
tránh tình trạng xung đột về tôn giáo, màu da hay sự đố kị, ghen
ghét về việc thưởng phạt, với tiêu chí mọi nhân viên đều được
tôn trọng bình đẳng như nhau.
5. Bậc 5: nhu cầu tự hoàn thiện:

- Là nhu cầu chân, thiện, mỹ, tự chủ sáng tạo và mong muốn phát
triển bản thân, học hỏi và hoàn thiện cả về thể lực và trí lực…
- Quy tắc 80/20 (Google Moderator) là công cụ quản lý sự sáng tạo
do các kỹ sư của Google thiết kế, nó cho phép các nhân viên dành
80% thời gian hoàn thành nhiệm vụ và 20% còn lại dành cho các
dự án các nhân mà họ cho rằng sẽ giúp ích được cho công ty.


I.

II.

III.

- Có cơ hội gặp gỡ những cá nhân tuyệt vời và tư duy xuất sắc để
học hỏi kinh nghiệp và tư duy sáng tạo, có thể là những người rất
nổi tiếng hoặc đơn giản là những người nhân viên có lối tư duy độc
đáo và mới lạ.
- Nhân viên cảm thấy họ đang sống ở thời tương lai: các nhân viên
được quyền dùng các sản phẩm của công ty ngay cả khi nó chưa ra
mắt hoặc đang thử nghiệm, chính vì thế nhân viên sẽ cảm thấy rằng
mình đang ở trong giai đoạn vượt bậc so với xã hội.
- Tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ ngoại ngữ.
- Chấp nhận ý kiến khảo sát của nhân viên về đội ngũ quản lý và
công khai công nhận những nhận xét này.
 Google tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên có thể tận dụng trí
óc, sự sáng tạo, sự đam mê của bản thân vào công việc, tạo cơ
hội gặp gỡ học hỏi để có thể cải thiện năng lực và trình độ.
Thành tựu đánh giá:
- Hơn 84% nhân viên của Google hài lòng với công việc của mình

- Làm thỏa mã 5 nhu cầu sinh lý, an toàn, xã hội, được tôn trọng và
tự hoàn thiện cùng lúc.
Hạn chế:
- Môi trường làm việc: quy hoạch không tốt, có những phòng ban
cách nhau quá xa dẫn đến việc phải thay đổi khu vực làm việc
nhiều lần dẫn đến việc phải đổi nhiều quản lý, khiến nhân viên phải
liên tục thay đổi cách làm việc để hòa nhập vào cách quản lý,
không đảm bảo nhu cầu an toàn của nhân viên.
- Việc tuyển dụng nhân viên ồ ạt khiến việc quản lý trở lên khó
khăn, cần qua quá nhiều khâu trung gian để trình bày ý kiến lên
lãnh đạo, không đảm bảo nhu cầu tự hoàn thiện của nhân viên.
- Vấn đề quản lý: công việc không tương xứng với năng lực làm
việc, chính vì thế mà đã có nhiều quản lý cấp cao của google rũ áo
ra đi để tìm thấy một nơi phù hợp để phát triển tối đa năng lực của
bản thân, điều này không làm thỏa mãn nhu cầu tự hoàn thiện của
nhân viên.
Giải pháp:
- Quy hoạch môi trường làm việc hợp lý, cần sắp xếp các phòng ban
liên quan một cách hợp lý, thuận tiện cho việc trao đổi trực tiếp
công việc.
- Tuyển dụng nhân viên có chọn lọc, không tuyển dụng ồ ạt tránh
thừa nhân viên ở ban này những lại khan hiếm nhân viên ở ban
khác.


- Cần phân công công việc phù hợp với năng lực của các nhà quản
lý, năng lực của nhân viên, tránh việc dư thừa chất xám dẫn đến
việc mất đi nhân viên cốt lõi.
- Cần lắng nghe ý kiến của nhân viên để tìm ra hướng giải quyết phù
hợp với môi trường làm việc.




×