Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Quản trị rủi ro tại dự án khu đô thị mới mai châu, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

QUÁCH THANH HOÀNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ
MỚI MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

QUÁCH THANH HOÀNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ
MỚI MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số: 8900201.05QTD

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG ĐÌNH PHI


Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động
của chính tôi thu đƣợc chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chƣa
đƣợc công bố trong bất cứ một chƣơng trình nghiên cứu nào của ngƣời khác.
Những kết quả nghiên cứu và tài liệu của ngƣời khác (trích dẫn, bảng,
biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) đƣợc sử dụng trong luận văn
này đã đƣợc các tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thể.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa
Quản trị và Kinh doanh thuộc ĐHQGHN về những cam kết nói trên.

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Đình Phi ngƣời đã
hết sức tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và định hƣớng cho tôi chọn đề tài nghiên
cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn trong quá trình thực hiện viết luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Chƣơng trình đào tạo thạc
sĩ quản trị an ninh phi truyền thống (MNS) tại Khoa Quản trị và Kinh doanh
thuộc ĐHQGHN, đã dạy dỗ tôi, cung cấp cho tôi những kiến thức trong suốt
quá trình học tập để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp, cán bộ tại
các Sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã cung cấp cho tôi những tài
liệu, thông tin, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu, tham khảo các tài liệu phục
vụ cho bản luận văn cũng nhƣ đã giúp đỡ và giành thời gian trả lời phỏng vấn,

để tôi có số liệu cho việc phân tích luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với gia đình tôi, đã động viên,
khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất về thời gian, vật chất và tinh thần để tôi
có thể hoàn thành tốt bài luận văn này.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ......................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU
TƢ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ ..............................................................................................5
1.1 Các khái niệm, phân loại về quản trị rủi ro trong dự án .......................................5
1.1.1. Khái niệm rủi ro, bất định .............................................................................5
1.1.2. Phân loại rủi ro ..............................................................................................6
1.2. Quy trình quản lý rủi ro ........................................................................................9
1.2.1. Nhận diện rủi ro ............................................................................................9
1.2.2. Đánh giá và đo lƣờng khả năng thiệt hại ....................................................15
1.2.3. Phân tích và đánh giá mức độ rủi ro ...........................................................15
1.2.4. Các phƣơng pháp quản lý rủi ro .................................................................16
1.3. Tổng quan về quản lý rủi ro trong thi công xây dựng công trình ......................19
1.3.1. Khái niệm về quản lý rủi ro trong thi công xây dựng công trình ...............19
1.3.2. Các nguyên nhân cơ bản gây ra rủi ro và sự cố ..........................................25
1.3.3. Một số tiêu chí đánh giá công tác quản trị rủi ro tại dự án hạ tầng đô thị ..25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI DỰ ÁN KHU
ĐÔ THỊ MỚI MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2018 32

2.1. Một số nét về dự án Khu đô thị mới Mai Châu, tỉnh Hòa Bình .........................32
2.1.1. Giới thiệu ....................................................................................................32
2.1.2. Quy mô dự án..............................................................................................35
2.1.3. Ý nghĩa kinh tế xã hội của dự án Khu đô thị mới Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ....36
2.2. Thực trạng công tác Quản trị rủi ro dự án Khu đô thị mới Mai Châu, tỉnh Hòa
Bình ...........................................................................................................................36
2.2.1. Mô hình Quản trị rủi ro dự án .....................................................................36

iii


2.2.2. Phân cấp thực hiện ......................................................................................38
2.3. Đánh giá công tác Quản trị rủi ro dự án đầu tƣ Khu đô thị mới Mai Châu, tỉnh
Hòa Bình ...................................................................................................................40
2.3.1. Những kết quả đã đạt đƣợc và nguyên nhân...............................................40
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân .....................................................47
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI DỰ
ÁN KHU ĐÔ THỊ MỚI MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN
2019-2022..................................................................................................................49
3.1. Định hƣớng phát triển đô thị Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ....................................49
3.2. Giải pháp về tổ chức cơ cấu của Ban Quản trị rủi ro dự án Khu đô thị mới Mai
Châu, tỉnh Hòa Bình ..................................................................................................50
3.2.1. Mô hình và cơ cấu tổ chức của Ban Quản trị rủi ro dự án..........................50
3.2.2. Xây dựng chức năng và nhiệm vụ của các phòng Ban QLDA ...................54
3.2.3. Công tác kiện toàn bộ máy nhân sự và đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn
nghiệp vụ ...............................................................................................................55
3.2.4. Xây dựng chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng phù hợp ......................58
3.2.5. Tuyên truyền vận động nhân dân................................................................58
3.2.6. Tăng cƣờng phối hợp giữa Ban QLDA và chính quyền địa phƣơng trong
công tác GPMB .....................................................................................................59

3.2.7. Đề xuất giải pháp cụ thể về tuyên truyền ...................................................61
3.2.8. Giải pháp quản trị đấu thầu và lựa chọn nhà thầu ......................................62
3.2.9. Giải pháp quản trị chất lƣợng công trình trong thi công công trình ...........63
3.2.10. Giải pháp quản trị máy móc thiết bị, lao động, an toàn lao động .............65
3.2.11. Giải pháp nâng cao quản trị tiến độ của dự án trong giai đoạn thi công ..66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................74
1. Kết luận .................................................................................................................74
2. Kiến nghị ...............................................................................................................75
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................77

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết đầy đủ

Từ viết tắt

1

GPMB

Giải phóng mặt bằng

2

GXD


Chi phí xây dựng

3

GTB

Chi phí thiết bị

4

GQLDA

Chi phí quản trị dự án

5

GTV

Chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng

6

GK

Chi phí khác

7

GDP


Chi phí dự phòng

8

QLDA

Quản trị dự án

9

QTRR

Quản trị rủi ro

v


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1: Sơ đồ khung nghiên cứu ..............................................................................4
Hình 1.1: Các đầu vào của nhận diện rủi ro ..............................................................9
Hình 1.2: Sơ đồ minh hoạ của Phân tích SWOT ....................................................14
Hình 1.3: Đầu ra của nhận diện rủi ro .....................................................................14
Hình 1.4: Các phƣơng pháp quản lý rủi ro .............................................................16
Hình 2.1: Mô hình Quản trị rủi ro dự án .................................................................37
Hình 2.2: Thiết kế xây dựng công trình ..................................................................45

vi



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nƣớc ta có xuất phát điểm từ một nền kinh tế nông nghiệp mà hạ tầng cơ sở,
hạ tầng kinh tế và xã hội còn yếu kém nên các dự án đầu tƣ công vào lĩnh vực đâu
tƣ xây dựng hạ tầng cơ sở là rất lớn. Trong những năm qua, nguồn kinh phí đầu tƣ
xây dựng toàn xã hội chiếm đến 42% GDP trong đó vốn đầu tƣ công chiếm 60%.
Việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ xây dựng này có ý nghĩa rất lớn đối với
sự phát triển bền vững của quốc gia. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc trong
việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vẫn còn tồn tại một số dự án gặp
rủi ro trong hiệu quả đầu tƣ xây dựng thấp, chất lƣợng công trình kém, thời gian xây
dựng kéo dài, lãng phí thất thoát còn rất lớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình
trạng nói trên, trong đó có nguyên nhân do công tác quản trị rủi ro dự án đầu tƣ xây
dựng công còn thiếu tính hiệu quả và sự minh bạch trong quản trị.
Hòa chung sự phát triển của đất nƣớc, tốc độ phát triển đô thị của tỉnh Hòa
Bình khá nhanh kể cả về quy mô, kích cỡ và không gian đô thị. Theo điều chỉnh quy
hoạch chung xây dựng thành tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050,
hƣớng phát triển của đô thị Hòa Bình tập trung theo ba hƣớng đột phá tạo diện mạo
mới cho đô thị thành phố. Dự án đầu tƣ phát triển hạ tầng, kỹ thuật khu đô thị mới
Mai Châu đƣợc kỳ vọng là bƣớc khởi đầu cho việc hình thành một khu đô thị mới
hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển cho khu đô thị mới của tỉnh Hòa Bình.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện dự án có nhiều bất cập, vƣớng
mắc và rủi ro xảy ra cụ thể nhƣ: Tiến độ thực hiện dự án chậm so với mục tiêu đề
ra, công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, một số gói thầu vƣợt tổng
mức đầu tƣ, chất lƣợng công trình và tiến độ chƣa đảm bảo v..v, nguyên nhân chủ
yếu là do công tác quản trị rủi ro dự án còn nhiều hạn chế.
Vì vậy học viên chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tại Dự án Khu đô thị mới Mai
Châu, tỉnh Hòa Bình”. Với mong muốn đề xuất những giải pháp và đề xuất mô
hình áp dụng và một số phƣơng pháp về quản trị rủi ro dự án phù hợp để dự án
“Khu đô thị mới Mai Châu, tỉnh Hòa Bình” đƣợc triển khai có hiệu quả.


1


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro dự án: dự án Khu đô
thị mới Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, cơ sở khoa học và pháp lý về QLDA đầu tƣ xây
dựng, từ đó đề xuất một số giải pháp về Quản trị rủi ro dự án tại dự án Khu đô thị
mới Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về quản trị rủi ro dự án và lựa chọn khung
lý thuyết đánh giá công tác quản trị rủi ro tại một dự án
- Sử dụng khung lý thuyết để phân tích và đánh giá chung hoạt động quản trị
rủi ro của chủ đầu tƣ tại Dự án Khu đô thị mới Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
- Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tại Dự án
Khu đô thị mới Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến
nghị để hạn chế rủi ro tại Dự án Khu đô thị mới Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các chủ thể quản trị và các yếu tố chủ quan và
khách quan gây ra rủi ro trong quá trình thực hiện Dự án Khu đô thị mới Mai Châu,
tỉnh Hòa Bình và giải pháp quản trị các rủi ro tại Dự án khu đô thị mới Mai Châu,
tỉnh Hòa Bình.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Các chủ thể và các hoạt động quản trị rủi ro tại Dự án Khu đô
thị mới Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, trong đó có các văn bản liên quan của cấp có
thẩm quyền đến hoạt động quản trị rủi ro tại Dự án Khu đô thị mới Mai Châu, tỉnh
Hòa Bình.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu các hoạt động quản trị rủi ro liên quan
trong không gian Khu đô thị mới Mai Châu và tỉnh Hòa Bình.
- Về thời gian: Nghiên cứu các dữ liệu cứng và thu thập các dữ liệu mềm liên
quan tới quản trị rủi ro dự án tại khu đô thị mới Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong giai
đoạn 2015-2018 và một số dự báo đến năm 2022.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu

2


Thu thập dữ liệu thứ cấp: Các tài liệu thứ cấp liên quan đến tỉnh Hòa Bình và
khu đô thị Mai Châu tỉnh Hòa Bình.
Ngoài ra luận văn đã sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng, suy luận logic,
duy vật lịch sử kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu thống kê, so sánh… đi từ cơ sở
lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu đặt ra.
Trên cơ sở thu thập các dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp: Tác giả sử dụng
phƣơng pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu để tổng hợp và phân tích dữ liệu để
hoàn thiện luận văn.

3


6. Khung nghiên cứu
Xác định vấn đề và mục
tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu các cơ sở lý
thuyết
Phân tích thực trạng

Sử dụng số liệu sơ cấp để phân
tích các yếu tố ảnh hƣởng
QTRR tại dự án

Sử dụng các phƣơng pháp

phân tích để đánh giá thực
trạng QTRR tại dự án

Đề xuất giải pháp

Kết luận và kiến nghị

Hình 1: Sơ đồ khung nghiên cứu
(Nguồn: tác gải đề xuất)
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 3 chƣơng
chính.
Chƣơng 1: Lý luận cơ bản về quản trị rủi ro dự án đầu tƣ hạ tầng đô thị
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Dự án Khu đô thị mới Mai
Châu, Tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2015-2018.
Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tại dự án khu
đô thị mới Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2019-2022.

4


CHƢƠNG 1: NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN ĐẦU
TƢ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

1.1 Các khái niệm, phân loại về quản trị rủi ro trong dự án
1.1.1. Khái niệm rủi ro, bất định
Rủi ro là một khái niệm phổ biến, hầu nhƣ ai cũng có thể biết đến phạm trù
này. Tuy nhiên lại không có một quan điểm thống nhất nào về rủi ro. Những trƣờng
phái khác nhau, các tác giả khác nhau đƣa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau.
Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, có thể kế đến nhƣ:

AllanWillett cho rằng: "Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất
hiện một biến cố không mong đợi", quan điểm này nhận đƣợc sự ủng hộ của một số
học giả nhƣ Hardy, Blanchard, Crobough và Redding, Klup, Anghell,...
Trong một nghiên cứu của JohnHaynes, và đƣợc nhắc lại một lần nữa trong
cuốn Lý thuyết Bảo hiểm và Kinh tế của IrvingPfeffer thì rủi ro là : “ khả năng xảy
ra tổn thất, là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lƣờng đƣợc bằng xác suất”.
Tuy nhiên, quan điểm đƣợc xem là hiện đại và nhận đƣợc sự đồng tình cao là
của Frank H. Knight khi ông cho rằng : “ Rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo
lƣờng đƣợc”. Cuốn Kinh tế học hiện đại của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cũng
có đề cập đến quan điểm này.
Các định nghĩa trên dù ít nhiều khác nhau song có thể thấy rằng nó cùng đề
cập đến hai đặc điểm cơ bản của rủi ro, đó là: “Rủi ro là sự không chắc chắn và là
khả năng xảy ra kết quả không mong muốn. Trong các khả năng xảy ra, có ít nhất
một khả năng đƣa đến kết quả không mong muốn. Và kết quả này có thể đem lại tổn
thất hay thiệt hại cho đối tƣợng gặp rủi ro.”
Để đánh giá một rủi ro, ngƣời ta dùng 2 tiêu thức:
- Tần suất xuất hiện rủi ro: là số lần có thể xảy ra rủi ro trong một khoảng
thời gian nhất định hay là khoảng cách thời gian trung bình giữa các lần rủi ro xuất
hiện. Ví dụ, cứ 30 năm xuất hiện một đợt lũ mấp mé đê sông Hồng tại Hà Nội. Nhƣ
vậy tần suất xuất hiện rủi ro là cứ 100 năm thì có trên 3 lần xuất hiện lũ lớn mấp

5


mé đê sông Hồng. Nếu khoảng thời gian xem xét càng dài thì rủi ro xảy ra càng
nhiều.
- Mức độ nghiêm trọng của rủi ro hay tính khốc liệt của tổn thất. Tổn thất là
hậu quả của rủi ro. Đối tƣợng chịu ảnh hƣởng của rủi ro khác nhau thì tổn thất gây
ra cũng khác nhau. Giá lạnh có thể gây tổn thất cho loại cây trồng này nhƣng không
gây thiệt hại cho loại cây trồng khác.

Bất định là tình huống ta không biết chắc chắn chuyện gì xảy ra cũng nhƣ khả
năng xảy ra những biến cố này. Ngƣời ta không thể chỉ định rõ chuyện gì sẽ xảy ra,
khả năng chắc chắn là bao nhiêu phần trăm. Doanh nhân khi đầu tƣ thì không chắc
rằng dự án sẽ thành công hay thất bại hoàn toàn, nhƣng anh tin rằng với nỗ lực của
mình, có thể làm cho khả năng thành công cao hơn. Mỗi lần đi thi, mặc dù không
biết chắc chắn đề thi là gì, nhƣng nếu có sự chuẩn bị tốt, thì khả năng đạt kết quả
cao là rất khả quan.
1.1.2. Phân loại rủi ro
1.1.2.1. Rủi ro thuần túy và rủi ro theo suy tính
Rủi ro thuần túy là loại rủi ro mà nếu có xảy ra sẽ dẫn đến kết quả tổn thất về
kinh tế.
Loại rủi ro này có đặc điểm sau: Thứ nhất, rủi ro thuần túy nếu xảy ra thƣờng
đƣa đến kết quả mất mát hoặc tổn thất. Thứ hai, rủi ro thuần túy là loại rủi ro liên
quan đến việc phá hủy tài sản (nếu hỏa hoạn thì tòa nhà bị phá hủy). Thứ ba, biện
pháp đối phó với rủi ro này là bảo hiểm.
Rủi ro suy tính là loại rủi ro do ảnh hƣởng của những nguyên nhân khó dự
đoán, phạm vi ảnh hƣởng rất rộng lớn. Rủi ro suy tính là loại rủi ro thƣờng xảy ra
trong thực tế. Ví dụ, rủi ro thay đổi giá cả, mức thuế không ổn định, tình hình chính
trị không ổn định. Tăng giá có thể mang lại nhiều lời cho ngƣời có tồn kho nhiều và
giảm giá làm họ bị thua thiệt lớn. Đặc điểm cơ bản của loại rủi ro này là thƣờng
không đƣợc bảo hiểm nhƣng có thế đối phó bằng biện pháp rào chắn (hedging).
1.1.2.2. Rủi ro có thể tính được và không tính được
Rủi ro có thể tính được là loại rủi ro mà tần số xuất hiện của nó có thể tiên
đoán đƣợc ở một mức độ tin cậy nhất định.

6


Rủi ro không thể tính được là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó quá bất thƣờng
và rất khó dự đoán đƣợc.

Thực tế không có loại rủi ro nào nằm hẳn về một cực. Khái niệm chỉ về hình
thức. Hầu hết các rủi ro nằm ở giữa hai cực ranh giới. Do đó, giữa hai cực này có vô
số mức độ chính xác và độ tin cậy khác nhau khi dự đoán. Khả năng đo lƣờng mang
tính chất tƣơng đối. Một số có thể đo lƣờng đƣợc nhiều, một số đo đƣợc ít hơn.
1.1.2.3. Rủi ro có thể bảo hiểm và rủi ro không thể bảo hiểm
Những rủi ro đƣợc bảo hiểm: rủi ro thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ không
lƣờng trƣớc, những rủi ro mà doanh nghiệp có thể nhận bảo hiểm.
Những rủi ro không đƣợc bảo hiểm: Rủi ro tài chính, rủi ro riêng, rủi ro
động… những rủi ro khác mà doanh nghiệp không thể nhận bảo hiểm.
Không phải rủi ro nào cũng có thể đƣợc bảo hiểm. Cơ chế chuyển giao rủi ro
cũng có những hạn chế của nó, chẳng hạn, sẽ không sáng suốt nếu để cho ngƣời ta
hƣởng lợi từ những hành động phạm tội của mình. Cũng sẽ không đúng nếu để cho
một ngƣời nào đó mua bảo hiểm cho ngôi nhà hàng xóm, sau đó đốt ngôi nhà đó để
nhận tiền bồi thƣờng. Dù không có ý định phạm tội thì cũng sẽ không đúng nếu để
cho một ngƣời nào đó đƣợc lợi từ việc cháy ngôi nhà hàng xóm trong khi ngƣời đó
không hề có quyền lợi gì trong ngôi nhà bị cháy.
Vì vậy, cần phải có một vài ý niệm về cái có thể đƣợc bảo hiểm và cái không
thể đƣợc bảo hiểm. Chúng ta sẽ hiểu đƣợc điều đó khi xem xét các đặc tính và tính
chất của những rủi ro có thể đƣợc bảo hiểm. Tuy nhiên, có một điểm quan trọng cần
nêu lên là không nên giáo điều vì ranh giới của những rủi ro có thể đƣợc bảo hiểm
và những rủi ro không thể bảo hiểm có thể thay đổi... Thế giới kinh doanh không
phải là một môi trƣờng tĩnh. Nó có thể thay đổi để điều chỉnh các tình huống theo ý
muốn, cái mà ngày hôm nay coi là không thể đƣợc bảo hiểm thì ngày mai lại có thể
trở thành cái có thể đƣợc bảo hiểm.
Tuy nhiên, một rủi ro có thể đƣợc bảo hiểm phải hội đủ những đặc tính sau
đây:
* Tổn thất phải mang tính chất ngẫu nhiên

7



Một sự kiện có thể đƣợc bảo hiểm phải là hoàn toàn ngẫu nhiên đứng trên góc
độ của ngƣời đƣợc bảo hiểm. Không thể nào bảo hiểm một sự kiện chắc chắn sẽ xảy
ra bởi vì nó không mang tính chất ngẫu nhiên và do đó việc chuyển giao rủi ro sẽ
không xảy ra.
* Phải đo được, định lượng được về tài chính
Ý nghĩa của bảo hiểm chính là ở chỗ nó phát huy tác dụng nhƣ một cơ chế
chuyển giao rủi ro và bù đắp về tài chính cho những rủi ro xảy ra. Bảo hiểm không
thể loại bỏ đƣợc rủi ro, nhƣng nó có trách nhiệm bảo vệ về mặt tài chính để đối phó
với hậu quả của những tổn thất xảy ra.
* Phải có số lớn
Nếu số lƣợng đối tƣợng hứng chịu cùng một rủi ro đủ lớn thì ngƣời bảo hiểm
có thể dự đoán trƣớc đƣợc mức độ tổn thất mà họ có thể phải chịu. Nếu số đối
tƣợng hứng chịu rủi ro cùng loại không đủ lớn (không có số lớn) thì nhiệm vụ sẽ
khó khăn hơn nhiều và việc tính toán số phí bảo hiểm cần thu sẽ chỉ là sự phỏng
đoán có thông tin chứ không thể là sự tính toán chính xác bằng toán học.
* Không trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội
Nguyên tắc chung đƣợc pháp luật công nhận là hợp đồng ký kết không đƣợc
trái với cái mà xã hội cho là chuẩn mực đạo đức và lẽ phải. Chẳng hạn hợp đồng
giết ngƣời là không thể chấp nhận đƣợc. Cũng không thể chấp nhận các hợp đồng
cố ý huỷ hoại hoặc lấy cắp tài sản của ngƣời khác. Nguyên tắc không trái với chuẩn
mực đạo đức cũng đƣợc áp dụng với các hợp đồng bảo hiểm. Không thể chấp nhận
bảo hiểm rủi ro của một vụ phạm pháp không thành.
1.1.2.4. Rủi ro nội sinh và rủi ro ngoại sinh
Rủi ro nội sinh là rủi ro do những nguyên nhân nội tại của dự án. Quy mô, độ
phức tạp, tính mới lạ của dự án cùng với các nhân tố nhƣ tốc độ thiết kế và xây
dựng, hệ thống tổ chức quản trị dự án là những nguyên nhân nội sinh.
Rủi ro ngoại sinh là rủi ro do những nguyên nhân bên ngoài gây nên. Những
nhân tố rủi ro ngoại sinh thƣờng gặp nhƣ lạm phát, thị trƣờng, tính sẵn có của lao
động và nguyên liệu, độ bất định về chính trị, do ảnh hƣởng của thời tiết.


8


1.2. Quy trình quản lý rủi ro
1.2.1. Nhận diện rủi ro
Nhận diện rủi ro là quy trình quyết định những rủi ro nào có thể ảnh hƣởng
đến dự án và tài liệu hóa các đặc điểm của chúng. Lợi ích chính là quy trình này là
tài liệu về các rủi ro tồn tại, kiến thức, và khả năng giúp đội dự án biết trƣớc những
sự cố.
Nhận diện rủi ro liên quan đến việc nhận diện các rủi ro có thể ảnh hƣởng đến
dự án và tài liệu hóa đặc điểm của chúng.
Những ngƣời tham gia trong việc nhận diện rủi ro nói chung có thể bao gồm
những ngƣời sau đây: đội dự án, đội quản trị rủi ro, chuyên gia vấn đề từ các bộ
phận khác của công ty, khách hàng, ngƣời dùng cuối, những ngƣời quản trị dự án
khác, các bên liên quan, và các chuyên gia từ bên ngoài.
Nhận diện rủi ro là một quá trình lặp đi lặp lại. Phiên đầu tiên có thể đƣợc thực
hiện bởi một phần của đội dự án, hoặc bởi đội quản trị rủi ro. Toàn bộ đội dự án và
các bên liên quan chính có thể thực hiện phiên lặp thứ hai. Để đạt đƣợc một phân
tích khách quan, những ngƣời không tham gia vào dự án có thể thực hiện phiên lặp
cuối cùng.
Phát triển các ứng phó rủi ro thƣờng đơn giản và hiệu quả và thậm chí có thể
thực hiện đƣợc khi các rủi ro đƣợc nhận diện.
a) Các đầu vào của nhận diện rủi ro

Hình 1.1: Các đầu vào của nhận diện rủi ro
9


Kế hoạch quản trị rủi ro

Vai trò của các yếu tố chính của kế hoạch quản trị rủi ro trong quy trình nhận
diện rủi ro là đƣa ra vai trò và trách nhiệm, các điều khoản cho các hoạt động quản
trị rủi ro trong ngân sách và lịch trình, và các loại rủi ro, đôi khi đƣợc thể hiện nhƣ
là một cấu trúc phân rã rủi ro
Đầu ra kế hoạch dự án
Nhận diện rủi ro đòi hỏi sự hiểu biết về nhiệm vụ, phạm vi dự án và mục tiêu
của chủ dự án, nhà tài trợ, hoặc các bên liên quan. Đầu ra của các quy trình khác
cần đƣợc xem xét để nhận diện rủi ro trên toàn bộ dự án. Đầu ra dự án có thể bao
gồm, nhƣng không giới hạn:
- Hợp đồng dự án.
- WBS.
- Mô tả Sản phẩm.
- Lịch trình và ƣớc tính chi phí.
- Kế hoạch tài nguyên.
- Kế hoạch đấu thầu.
- Giả thiết và danh sách ràng buộc.
Phân loại rủi ro
Mức độ ảnh hƣởng của rủi ro đến dự án đƣợc xác định và tổ chức thành các
loại rủi ro. Loại rủi ro cần đƣợc nhận diện rõ ràng và phải phản ánh các nguồn phổ
biến của các rủi ro đối với các lĩnh vực ứng dụng hay kinh doanh. Các loại rủi ro
bao gồm những điều sau đây:
Rủi ro về kỹ thuật, chất lƣợng, hoặc hiệu suất - chẳng hạn nhƣ độ tin cậy về
công nghệ phức tạp hoặc chƣa đƣợc chứng thực, các mục tiêu về hiệu suất phi thực
tế thay đổi theo công nghệ đƣợc sử dụng hoặc theo tiêu chuẩn kinh doanh của dự
án.
Rủi ro về quản trị dự án - chẳng hạn nhƣ phân bổ kém về thời gian và nguồn
lực, sự yếu kém về chất lƣợng của kế hoạch dự án, yếu kém trong sử dụng các hình
phạt quản trị dự án.

10



Rủi ro về tổ chức - chẳng hạn nhƣ các mục tiêu về chi phí, thời gian và phạm
vi không phù hợp trong nội bộ, thiếu sự ƣu tiên cho các dự án, thiếu kinh phí hoặc
kinh phí bị gián đoạn, và xung đột tài nguyên với các dự án khác trong tổ chức.
Rủi ro bên ngoài - chẳng hạn nhƣ chuyển đổi môi trƣờng pháp lý hoặc quy
định, vấn đề lao động, thay đổi các ƣu tiên của chủ dự án, rủi ro về lĩnh vực, và thời
tiết. Các rủi ro bất khả kháng nhƣ động đất, lũ lụt và tình trạng bất ổn dân sự thƣờng
yêu cầu hành động khắc phục thảm họa hơn là quản trị rủi ro.
Thông tin lịch sử
Thông tin có sẵn từ trƣớc từ các nguồn sau đây:
Các file dự án – một hoặc nhiều tổ chức tham gia vào các dự án có thể duy trì
hồ sơ các kết quả dự án trƣớc đó có thể đƣợc sử dụng để nhận diện các rủi ro. Đây
có thể là báo cáo cuối cùng của dự án hoặc kế hoạch ứng phó rủi ro. Chúng có thể
bao gồm những kinh nghiệm đƣợc tổ chức mô tả các vấn đề và giải pháp của chúng,
hoặc có sẵn thông qua kinh nghiệm của các bên liên quan dự án hoặc những ngƣời
khác trong tổ chức.
Thông tin công khai – các cơ sở dữ liệu thƣơng mại, các nghiên cứu, tiêu
chuẩn, và các nghiên cứu đƣợc công bố khác có thể có sẵn cho nhiều lĩnh vực ứng
dụng.
b) Công cụ và kỹ thuật nhận diện rủi ro
Xem xét tài liệu
Thực hiện xem xét cấu trúc của các kế hoạch và các giả thiết dự án, cả mức
phạm vi tổng thể và chi tiết của dự án, các tập tin dự án trƣớc, và các thông tin khác
thƣờng là bƣớc ban đầu đƣợc thực hiện bởi đội dự án.
Kỹ thuật thu thập thông tin
Ví dụ về các kỹ thuật thu thập thông tin sử dụng trong việc nhận diện rủi ro có
thể bao gồm động não; Delphi; phỏng vấn; và phân tích nguyên nhân ban đầu.
Động não. Động não có lẽ là kỹ thuật nhận diện rủi ro đƣợc sử dụng thƣờng
xuyên nhất. Mục đích là để có đƣợc một danh sách toàn diện để có thể đƣợc giải

quyết sau đó trong quá trình phân tích rủi ro định tính và định lƣợng. Đội dự án
thƣờng xuyên thực hiện động não, mặc dù một nhóm các chuyên gia đa ngành có

11


thể thực hiện kỹ thuật này. Dƣới sự lãnh đạo của một ngƣời điều hành, những ngƣời
khác đƣa ra những ý tƣởng về rủi ro của dự án. Nguồn gốc rủi ro đƣợc nhận diện
trong phạm vi rộng và gửi cho tất cả để xem xét trong cuộc họp. Rủi ro này sau đó
đƣợc phân loại, và định nghĩa của chúng đƣợc đƣa ra chính xác hơn.
Kỹ thuật Delphi. Kỹ thuật Delphi là một cách để đạt đƣợc một sự đồng thuận
của các chuyên gia về một chủ đề nhƣ rủi ro của dự án. Các chuyên gia rủi ro dự án
đƣợc xác định nhƣng tham gia ẩn danh. Ngƣời điều hành sử dụng một bảng câu hỏi
để thu thập ý tƣởng về các rủi ro quan trọng của dự án. Các câu trả lời đƣợc tổng
hợp lại và sau đó đƣợc chuyển tới các chuyên gia để thảo luận thêm. Sự đồng thuận
về những rủi ro chính của dự án có thể đạt đƣợc trong một vòng của quy trình này.
Kỹ thuật Delphi giúp làm giảm sai lệch trong dữ liệu và tránh những ảnh hƣởng
không đáng có từ bất kỳ ngƣời nào đến kết quả.
Phỏng vấn. Rủi ro có thể đƣợc nhận diện bởi các cuộc phỏng vấn của các nhà
quản trị dự án có kinh nghiệm hoặc chuyên gia chuyên đề. Ngƣời chịu trách nhiệm
nhận diện rủi ro xác định các cá nhân thích hợp, mời họ tham gia dự án, và cung cấp
thông tin nhƣ WBS và danh sách gồm rất nhiều các giả thiết. Ngƣời đƣợc phỏng
vấn nhận diện rủi ro dự án dựa trên kinh nghiệm của họ, thông tin dự án, và các
nguồn khác mà họ thấy hữu ích.
Phân tích nguyên nhân gốc. Phân tích nguyên nhân gốc là một kỹ thuật cụ thể
đƣợc sử dụng để xác định một vấn đề, khám phá những nguyên nhân cơ bản dẫn
đến nó, và phát triển hành động phòng ngừa.
Bảng kiểm
Các danh sách kiểm tra để nhận diện rủi ro có thể đƣợc phát triển dựa trên các
thông tin lịch sử và kiến thức đã đƣợc tích lũy từ các dự án tƣơng tự trƣớc đây và từ

các nguồn thông tin khác. Một lợi thế của việc sử dụng một danh sách kiểm tra là
nhận diện rủi ro là nhanh chóng và đơn giản. Một nhƣợc điểm là nó không thể xây
dựng một danh sách kiểm tra đầy đủ các rủi ro, và ngƣời dùng có thể bị giới hạn
hiệu quả ở những hạng mục trong danh sách. Nên cẩn thận để khám phá các mục
không xuất hiện trên một danh sách kiểm tra tiêu chuẩn nếu chúng có thể có liên
quan đến các dự án cụ thể. Danh sách kiểm tra cần ghi rõ từng mục tất cả các loại

12


rủi ro có thể đối với dự án Việc rà soát lại danh sách kiểm tra nhƣ là một bƣớc chính
thức của mọi thủ tục kết thúc dự án là rất quan trọng nhằm cải thiện danh sách các
rủi ro tiềm ẩn, và cải thiện các mô tả về rủi ro.
Phân tích các giả thiết
Mỗi dự án đƣợc hình thành và phát triển dựa trên một tập hợp các giả thiết,
kịch bản, hoặc giả định. Phân tích giả thiết là một kỹ thuật khám phá tính hợp lệ của
các giả thiết. Nó nhận diện rủi ro đối với các dự án từ những giả thiết không chính
xác, không thống nhất, hoặc không đầy đủ.
Kỹ thuật biểu đồ hóa. Các kỹ thuật vẽ biểu đồ có thể bao gồm:
- Các biểu đồ nguyên nhân và kết quả (cũng đƣợc biết nhƣ là biểu
đồ Ishikawa hoặc xƣơng cá) – rất hữu ích để xác định nguyên nhân gây rủi ro.
- Biểu đồ luồng quy trình hoặc hệ thống – chỉ ra cách các yếu tố khác nhau của
một hệ thống tƣơng tác với nhau và cơ chế nhân quả os.
- Các biểu đồ tác động - một đại diện đồ họa của một vấn đề hiển thị các tác
động thông thƣờng, trình tự thời gian của các sự kiện, và các mối quan hệ khác giữa
các biến và kết quả.
Phân tích SWOT
Kỹ thuật này kiểm tra dự án từ mỗi điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và các
khía cạnh đe dọa (SWOT) để tăng bề rộng của các rủi ro nhận diện đƣợc bằng các
rủi ro phát sinh nội bộ. Kỹ thuật bắt đầu với việc xác định các điểm mạnh và điểm

yếu của tổ chức, tập trung vào cả dự án, tổ chức hay lĩnh vực kinh doanh nói chung.
Phân tích SWOT sau đó định nghĩa bất kỳ cơ hội nào cho dự án có đƣợc từ những
điểm mạnh của tổ chức và bất kỳ mối đe dọa phát sinh này từ điểm yếu của tổ chức.
Phân tích cũng kiểm tra mức độ mà các điểm mạnh của tổ chức bù đắp cho các mối
đe dọa, cũng nhƣ xác định các cơ hội để khắc phục điểm yếu.

13


Hình 1.2: Sơ đồ minh hoạ của Phân tích SWOT
Đánh giá của chuyên gia
Rủi ro có thể đƣợc nhận diện trực tiếp bởi các chuyên gia có kinh nghiệm phù
hợp với các dự án hoặc các lĩnh vực kinh doanh tƣơng ứng. Các chuyên gia này cần
đƣợc xác định bởi ngƣời quản trị dự án và mời đến để xem xét tất cả các khía cạnh
của dự án và đề xuất rủi ro có thể dựa vào kinh nghiệm và lĩnh vực chuyên môn của
họ trƣớc đó. Các đánh giá có tính chất thành kiến của các chuyên gia nên đƣợc đƣa
vào một bảng kê trong quá trình này.
c) Đầu ra của nhận diện rủi ro

Hình 1.3: Đầu ra của nhận diện rủi ro
14


Rủi ro. Một rủi ro là một sự kiện hoặc một điều kiện không chắc chắn, mà nếu
nó xảy ra, sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến mục tiêu dự án.
Triggers. Các trigger, đôi khi đƣợc gọi là các triệu chứng rủi ro hoặc các dấu
hiệu cảnh báo, cho thấy một rủi ro hay hay sắp xảy ra một rủi ro. Ví dụ, không đáp
ứng đƣợc những cột mốc trung gian có thể là một tín hiệu cảnh báo sớm của một sự
chậm trễ tiến độ sắp xảy ra.
Đầu vào cho các quy trình khác. Nhận diện rủi ro có thể xác định một nhu cầu

hành động sau này trong một lĩnh vực khác. Ví dụ, các WBS có thể không đủ chi
tiết để cho phép nhận dạng đầy đủ về các rủi ro, hoặc lịch trình có thể không đầy đủ
hay hoàn toàn hợp lý.
1.2.2. Đánh giá và đo lường khả năng thiệt hại
Thiệt hại có nhiều loại. Thiệt hại tài sản trực tiếp (là những thiệt hại vật chất
do nguyên nhân trực tiếp nào đó gây nên). Thiệt hại tài sản gián tiếp (là những thiệt
hại do hoạt động của bên thứ ba gây nên).
Chú ý:
- Thiệt hại trực tiếp của hoạt động đầu tƣ kinh doanh theo mùa vụ thƣờng khác
nhau giữa mùa làm ăn và thời kỳ nhàn rỗi.
- Nhiều trƣờng hợp thiệt hại gián tiếp lại lớn hơn thiệt hại trực tiếp.
Thiệt hại trách nhiệm (là những thiệt hại do bị phạt liên quan đến trách nhiệm
của công ty mà ngƣời bị hại kiện thành công). Có 3 loại thiệt hại trách nhiệm chính:
- Thiệt hại do bồi thƣờng tai nạn lao động. Trƣờng hợp này chi phí rất lớn cho
cả chủ và ngƣời làm công, do đó, cần ngăn ngừa.
- Trách nhiệm đối với sản phẩm sản xuất. Ví dụ, sản phẩm kém chất lƣợng do
thiết kế sai sót hoặc sai sót trong quá trình thực hiện dự án mà bên dự án phải chịu
trách nhiệm pháp lý.
- Trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng.
1.2.3. Phân tích và đánh giá mức độ rủi ro
Có thể phân tích và đánh giá mức độ rủi ro bằng phƣơng pháp phân tích định
tính và phân tích định lƣợng. Phân tích định tính là việc mô tả tác động của mỗi loại
rủi ro và sắp xếp chúng vào từng nhóm mức đọ: rủi ra cao, trung bình, thấp. Mục

15


đích của phân tích định tính là nhằm đánh giá tổng thể xem rủi ro tác động đến
những bộ phận nào và mức độ ảnh hƣởng của nó đến từng bộ phận và toàn bộ dự
án. Đối với những dự án đơn gián có thể chỉ áp dụng phƣơng pháp định tính để xác

định rủi ro. Ngoài ra, cũng có một số dự án không thể áp dụng phƣơng pháp phân
tích định lƣợng thì việc phân tích định tính để xác định rủi ro là rất cần thiết.
Phân tích định lƣợng là việc sử dụng các phƣơng pháp toán, thống kê và tin
học để ƣớc lƣợng rủi ro về chi phí, thời gian, nguồn lực và mức độ bất định. Một số
công cụ thƣờng sử dụng để lƣợng hóa rủi ro nhƣ phân tích mạng, phân tích xác suất,
phƣơng pháp đồ thị, phân tích quan hệ.
1.2.4. Các phương pháp quản lý rủi ro

Hình 1.4: Các phƣơng pháp quản lý rủi ro
Quản trị rủi ro là việc xác định, đánh giá và ƣu tiên hóa rủi ro (định nghĩa
trong ISO 31000 là ảnh hƣởng của sự không chắc chắn về mục tiêu) tiếp theo là
việc áp dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực để giảm thiểu, theo dõi và kiểm soát
xác suất xảy ra hoặc ảnh hƣởng của các sự kiện không may hoặc để tối đa hoá việc
thực hiện các cơ hội. Mục tiêu của quản trị rủi ro là để đảm bảo sự không chắc chắn
này không làm lệch hƣớng các hoạt động của các mục tiêu kinh doanh.
Rủi ro có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm sự không chắc chắn
trong thị trƣờng tài chính, các mối đe dọa từ thất bại của dự án (ở bất kỳ giai đoạn
nào trong thiết kế, phát triển, sản xuất, hoặc vòng đời duy trì), trách nhiệm pháp lý,

16


rủi ro tín dụng, tai nạn, nguyên nhân tự nhiên và thiên tai, tấn công từ đối thủ, hoặc
các sự kiện có nguyên nhân gốc rễ không chắc chắn hoặc không thể đoán trƣớc. Có
hai loại sự kiện, nghĩa là sự kiện tiêu cực có thể đƣợc phân loại là rủi ro trong khi sự
kiện tích cực đƣợc phân loại là cơ hội.
Một số tiêu chuẩn quản trị rủi ro đã đƣợc một số tổ chức xây dựng bao
gồm Viện Quản trị Dự án, Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ, các hiệp
hội về thống kê, và các tiêu chuẩn ISO. Các phƣơng pháp, định nghĩa và mục đích
của các tiêu chuẩn này rất khác nhau, tùy theo phƣơng pháp quản trị rủi ro trong bối

cảnh nào: quản trị dự án, an ninh, kỹ thuật, quy trình công nghiệp, danh mục đầu tƣ
tài chính, đánh giá tính toán, hoặc y tế và an toàn công cộng.
Các chiến lƣợc để quản trị các mối đe dọa (sự không chắc chắn với hậu quả
tiêu cực) thƣờng bao gồm việc tránh né mối đe dọa, giảm tác động tiêu cực hoặc
xác suất của mối đe dọa, chuyển tất cả hoặc một phần mối đe dọa cho bên khác, và
thậm chí giữ lại một số hoặc toàn bộ các tiềm năng hoặc hậu quả thực tế của một
mối đe doạ nhất định, và sự đối lập về cơ hội (các trạng thái không chắc chắn trong
tƣơng lai nhƣng có lợi ích).
Một số khía cạnh của nhiều tiêu chuẩn quản trị rủi ro đã bị chỉ trích vì không
có cải thiện đáng kể về rủi ro; trong khi sự tin tƣởng vào ƣớc tính và quyết định
dƣờng nhƣ tăng lên.
Các phƣơng pháp quản trị rủi ro:
Né tránh rủi ro.
Né tránh rủi ro là loại bỏ khả năng bị thiệt hại, là việc không chấp nhận dự án
có độ rủi ro quá lớn. Biện pháp này đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp khả năng bị
thiệt hại cao và mức độ thiệt hại lớn. Né tránh rủi ro có thể đƣợc thực hiện ngay từ
giai đoạn đầu của chu kỳ dự án. Nếu rủi ro dự án cao thì loại bỏ ngay từ đầu.
Chấp nhận rủi ro
Chấp nhận rủi ro là trƣờng hợp chủ đầu tƣ hoặc cán bộ dự án hoàn toàn biết
trƣớc về rủi ro và những hậu quả của nó nhƣng sẵn sàng chấp nhận những rủi ro
thiệt hại nếu nó xuất hiện. Chấp nhận rủi ro áp dụng trong trƣờng hợp mức độ thiệt

17


×