TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010
36
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DỰ ÁN
THI CÔNG XÂY DỰNG
RESEARCH SOLUTIONS RISK MANAGEMENT IN PROJECT
CONSTRUCTION
Phạm Thị Trang
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Hiện nay, việc nhận dạng, đánh giá, kiểm soát nhằm hạn chế tác động xấu từ các ảnh
hưởng tới dự án thi công xây dựng chưa được chú trọng, còn đối phó bị động. Chính các tác
động không ổn định từ môi trường xung quanh và sự điều chỉnh nội tại dự án dẫn đến phải thay
đổi nhiều tiêu chí cơ bản được dự tính ban đầu và làm thay đổi hiệu quả của dự án. Đó chính là
sự tồn tại của rủi ro đối với quá trình thi công xây dựng. Rủi ro xuất hiện khi tồn tại đồng thời
hai yếu tố cơ bản : yếu tố gây rủi ro và đối tượng chịu tác động, ảnh hưởng. Sớm chủ động
nhận dạng, phân tích, đánh giá, có biện pháp kiểm soát và giảm thiểu tác động của rủi ro tới
các dự án thi công xây dựng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam nhằm phân
tích và đánh giá đúng hiệu quả của dự án mang lại, phục vụ công tác quản lý đầu tư và xây
dựng là hết sức cần thiết.
Bài báo này nghiên cứu các giải pháp kiểm soát rủi ro trong quá trình thi công xây dựng
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các hợp đồng xây dựng, vừa đem lại lợi ích cho doanh
nghiệp nhận thầu vừa đem lại lợi ích cho Nhà nước.
ABSTRACT
Currently, the identification, assessment and control to limit the adverse impact from the
impact construction projects are not focused, still coping with the. The main impacts from
unstable surroundings and adjust to internal project to change many basic criteria of the original
estimates, and changes the efficiency of project. That is the existence of risks to the process of
construction. Risk occurs when exist simultaneously two basic elements: risk factors and
subject to impact, influence. Early actively identify, analyze, evaluate, take measures to control
and minimize the impact of risks to the project construction in accordance with the conditions for
economic development of Vietnam in order to analyze and assess true cost effectiveness of the
project offers, service management and construction investment is urgently needed.
This topic researchs solutions to control risk in the project construction to improve the
performance of the building just to benefit the business has received bids to benefit the state.
1. Đặt vấn đề
Những năm qua, đầu tư xây dựng ở nước ta không ngừng tăng nhanh cả về quy
mô, lĩnh vực với sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội. Trong đó giai đoạn triển khai thi
công là giai đoạn dài nhất và rất nhạy cảm đối với các tác động của rất nhiều yếu tố so với
tất cả các giai đoạn khác của một dự án đầu tư xây dựng. Tình hình biến động về chính trị,
kinh tế của thế giới đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế nước ta, làm cho giá cả một số
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010
37
loại vật tư xây dựng thay đổi ảnh hưởng đến kinh phí xây dựng các công trình. Bên cạnh
đó, trình độ nhân công, trình độ quản lý của nhân lực trong ngành xây dựng hiện nay cũng
hạn chế, vẫn còn theo lề lối thủ công, không có tác phong làm việc và quản lý chuyên
nghiệp dẫn đến việc quản lý và kiểm soát còn nhiều bất cập và bị động. Đó chính là
nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại rủi ro đối với quá trình thi công xây dựng. Các rủi ro
thường gây ra những tổn thất đòi hỏi phải tốn kém những khoản chi phí để khắc phục. Để
đối phó với các rủi ro, các tổ chức phải thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro.
Hiện nay đã có khá nhiều tài liệu trong nước và nước ngoài nghiên cứu về vấn
đề rủi ro. Tuy nhiên các tài liệu này chỉ đề cập đến những rủi ro nói chung và các rủi ro
trong một số ngành kinh doanh mang tính chất đặc biệt như kinh doanh tiền tệ, kinh
doanh kim loại quý, kinh doanh bảo hiểm. Trong lĩnh vực thi công xây dựng, về vấn đề
rủi ro cho đến nay hầu như chưa có những nghiên cứu đầy đủ mang tính hệ thống để có
thể đưa ra những nhận xét, đánh giá và đặc biệt là đưa ra các phương pháp, biện pháp
quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn.
Như vậy, việc đánh giá và kiểm soát rủi ro của các dự án thi công xây dựng hiện
nay còn mang tính chủ quan và chưa được xem xét một cách tổng thể, toàn diện trên
nhiều mặt.
2. Tổng quan về vấn đề rủi ro trong dự án triển khai thực hiện quá trình thi công
2.1. Các yêu cầu cần đảm bảo trong dự án thi công xây dựng
Nội dung kiểm soát rủi ro trong thi công xây dựng công trình bao gồm: kiểm
soát tiến độ xây dựng, kiểm soát chất lượng xây dựng, kiểm soát an toàn lao động trên
công trường xây dựng, kiểm soát môi trường xây dựng. Để có thể kiểm soát tốt các mặt
này, Nhà thầu phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:
+ Thi công công trình theo đúng thiết kế.
+ Thực hiện đúng các quy trình, quy phạm kỹ thuật trong thi công.
+ Tôn trọng các quy định hiện hành về quản lý hoạt động kinh doanh xây lắp,
thực hiện đầy đủ mọi điều khoản trong hợp đồng thi công đã ký.
+ Tôn trọng sự giám sát thi công theo quyền sở hữu công trình và theo quy chế
quản lý xây dựng của ngành, của Nhà nước.
2.2. Những sự cố rủi ro có thể xảy ra trong khi triển khai thi công
2.2.1. Các rủi ro ở khâu tiến hành tổ chức thi công xây dựng công trình
a) Rủi ro do các yếu tố ngẫu nhiên tác động từ bên ngoài
+ Rủi ro do các yếu tố ngẫu nhiên như môi trường, khí hậu: Do đặc điểm của
ngành xây dựng chủ yếu là sản xuất ngoài trời trong thời gian dài nên các yếu tố thời
tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thực hiện dự án, chất lượng và chi phí
của dự án.
+ Rủi ro do những biến động bất ngờ của thị trường: Xây dựng là một t rong
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010
38
những ngành kinh tế quan trọng và chiếm một lượng vốn đầu tư rất lớn của nền kinh tế
quốc dân. Những biến động lớn và bất ngờ của thị trường trong và ngoài nước ảnh
hưởng rất lớn đến các dự án xây dựng. Các biến động này đem theo các rủi ro về mặt tài
chính đối với dự án đồng thời ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
b) Rủi ro do các nguyên nhân kỹ thuật: liên quan đến việc đầu tư, trang bị
máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình thi công xây dựng và việc sử dụng các
máy móc thiết bị đó.
Rủi ro trong đầu tư mua sắm máy móc thiết bị:
+ Khả năng thu hồi vốn đầu tư thấp
+ Rủi ro do hao mòn vô hình: do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật gây ra
+ Rủi ro do đầu tư mua sắm thiết bị không đồng bộ dẫn đến việc làm chậm quá
trình đưa máy móc thiết bị vào sử dụng, g ây ứ đọng vốn đầu tư và kéo theo các ảnh
hưởng lớn khác đến dự án.
+ Rủi ro do thiếu thông tin, kinh nghiệm trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị
nên phải sử dụng công nghệ lạc hậu.
Rủi ro trong việc sử dụng máy móc thiết bị:
+ Không có sự phù hợp giữa trình độ của người sử dụng và máy móc công nghệ
mới: máy móc thiết bị hiện đại trong khi người công nhân chưa được đào tạo, chưa biết
cách thao tác hoặc chưa thành thạo, các điều kiện bảo trì chưa đảm bảo.
+ Khả năng thực tế của máy móc thiết bị và người sử dụng: công suất hoạt động
của máy móc thiết bị mới nhiều khi chưa thể xác định chính xác ngay từ đầu; năng suất
lao động của người công nhân hay kỹ thuật viên điều khiển các máy móc thiết bị mới đó
chưa đạt yêu cầu trong thời gian đầu sử dụng.
+ Người công nhân thiếu kinh nghiệm khi sử dụng các thiết bị
+ Ý thức kỷ luật của người công nhân khi sử dụng thiết bị thấp
+ Điều kiện khí hậu ở Việt Nam có thể đem đến các rủi ro làm cho máy móc
thiết bị dễ hư hỏng nên không thực hiện đúng chế độ bảo quản.
2.2.2. Các rủi ro trong khâu kiểm tra giám sát, nghiệm thu, bàn giao
+ Do khâu ki ểm tra giám sát thường xuyên không được coi trọng theo đúng quy chế.
+ Do các hiện tượng tiêu cực giữa giám sát thi công của chủ đầu tư và điều hành
thi công của tổ chức xây dựng.
2.2.3. Rủi ro do các nguyên nhân xuất phát từ thủ tục hành chính, pháp lý
+ Rủi ro do sự thay đổi chính sách thuế làm thay đổi các khoản thu nhập cũng
như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Rủi ro do sự thay đổi hạn ngạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác.
+ Rủi ro do sự thay đổi các quy định về quản lý và tuyển dụng lao động như
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010
39
thay đổi quy định mức lương tối thiểu, thay đổi chế độ làm việc (như thời gian làm việc
trong ca, số ngày làm việc trong tuần …)
+ Rủi ro do sự thay đổi chính sách tiền tệ.
+ Trong thời gian thực hiện dự án, Chính phủ có thể đưa ra nhiều biện pháp sử
dụng lãi suất để quản lý và kiểm soát lạm phát và vấn đề này có thể làm phát sinh rủi ro
đối với các tổ chức tham gia thực hiện dự án.
+ Rủi ro do sự thay đổi các quy định khác của Chính phủ về việc tài trợ hoặc bảo
trợ cho một ngành nào đó quyền phát triển hoặc cơ hội kinh doanh; rủi ro do những quy
định liên quan đến việc kiểm soát chất thải, quy trình sản xuất để bảo vệ môi trường,
bảo vệ sức khỏe người lao động …
2.2.4. Ảnh hưởng của các rủi ro trong dự án thi công xây dựng
TT Các trục trặc
thường gặp
Mức độ
xuất hiện
Mức độ
tác động
Nguyên nhân
của các trục trặc
1 Chất lượng xây
dựng kém, không
đáp ứng yêu cầu
Phổ biến Nghiêm trọng - Giám sát không chặt
chẽ và không tuân thủ
theo hợp đồng, quy
định.
- Thiết kế sai, không
phù hợp với tình hình
xây dựng.
- Nhà thầu năng lực
hạn chế và không đáp
ứng được yêu cầu.
- Giá bỏ thầu quá
thấp, không đủ chi trả
các chi phí xây dựng.
- Ảnh hưởng của thời
tiết, khí tượng thuỷ
văn và của con người.
- Bắt đầu xây dựng
khi quá trình giải
phóng mặt bằng chưa
hoàn tất.
- Vốn xây dựng
không đủ và bị chậm,
đặc biệt là vốn ngân
sách.
- Nhiều tiêu cực trong
quá trình xây dựng
của các bên tham gia
dự án.
2 Sử dụng vật liệu
kém chất lượng và
bớt khối lượng
Phổ biến Nghiêm trọng
3 Chi phí quyết toán
chậm, nợ đọng lâu
ngày
Rất phổ biến Bình thường
4 Xây dựng ảnh
hưởng tới môi
trường (bụi, tiếng
ồn )
Phổ biến Nghiêm trọng
5 Chậm tiến độ xây
dựng
Rất phổ biến Nghiêm trọng
6 Tăng chi phí xây
dựng
Phổ biến Nghiêm trọng
7 Hồ sơ xây dựng
không đầy đủ
Phổ biến Bình thường
8 Các lỗi kỹ thuật (rỗ
bê tông, rỉ thép, cấp
phối không đạt )
Phổ biến Nghiêm trọng
9 Không quyết toán
được các hạng mục
đã hoàn thành
Phổ biến Bình thường
10 Nhiều tai nạn lao
động
Bình thường Rất nghiêm trọng
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010
40
3. Quá trình kiểm soát rủi ro trong dự án thi công xây dựng
Quá trình kiểm soát rủi ro gồm 4 bước:
Nhận dạng rủi ro → Phân loại rủi ro → Đánh giá và ước lượng rủi ro → Xử lý
rủi ro
Sơ đồ quản trị rủi ro
Sơ đồ khắc phục rủi ro
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010
41
2.4.2. Các biện pháp quản trị rủi ro trong dự án triển khai thi công
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Bài báo đã giải quyết được những vấn đề sau:
+ Đã làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến rủi ro như: khái niệm rủi ro,
bất định, quản trị rủi ro
+ Đã lược khảo các phương pháp phân tích rủi ro.
+ Đã nêu rõ nội dung của các giai đoạn chính của một quá trình quản trị rủi ro
gồm: nhận dạng rủi ro, phân loại rủi ro, đánh giá và ước lượng rủi ro, xử lý rủi ro.
+ Đã phân tích được 7 đặc điểm của t hi công xây dựng gây nên các rủi ro cho
doanh nghiệp xây lắp.
+ Đã tiến hành phân tích các rủi ro điển hình ở giai đoạn triển khai thi công sau
khi thắng thầu và đánh giá được mức độ xuất hiện, mức độ tác động của các rủi ro này.
+ Đã xây dựng được sơ đồ quản trị rủi ro và sơ đồ khắc phục rủi ro cho doanh
nghiệp xây lắp ở giai đoạn triển khai thi công.
+ Đã đề xuất được các biện pháp phòng ngừa các rủi ro trong giai đoạn triển
khai thi công.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010
42
4.2. Kiến nghị
Các doanh nghiệp xây lắp cần:
+ Quan tâm hơn nữa và tích cực áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong
khi triển khai thi công công trình.
+ Chú trọng hơn nữa vấn đề tích lũy các số liệu liên quan đến các rủi ro xảy ra
trong quá trình triển khai thi công của mình để làm cơ sở tính toán các trị số xác suất
phục vụ cho công tác quản trị rủi ro có hiệu quả.
+ Nâng cao năng lực dự báo rủi ro.
+ Tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền giáo dục ý thức phòng ngừa rủi
ro đến từng thành viên tham gia vào hoạt động thi công của doanh nghiệp để đảm bảo
sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GS.TSKH NGUYỄN VĂN CHỌN, Quản lý Nhà nước về kinh tế và quản trị kinh
doanh trong xây dựng, NXB Xây dựng, Hà nội 1999.
[2] NGUYỄN ĐĂNG HẠC, Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà nội 1998.
[3] NCS NGUYỄN LIÊN HƯƠNG, Nghiên cứu vấn đề rủi ro và các biện pháp quản
trị rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp xây lắp, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà nội 5/2004.
[4] NGUYỄN HUY THANH, Tổ chức sản xuất xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà
nội 1998.
[5] C, HrTHUR WILLIAMS, Risk managemant and Insurance, International Editions
1998.
[6] James P.Lewis (2007), Fundamentals of Project Management, Amacom, a division
of American Management Association, the United States of America.
[7] Keith Potts (2008), Construction Cost Management: Learning from case studies, by
Taylor & Francis Group, in the USA and Canada.
[8] Martin van Staveren (2006), Uncertainty and Ground Conditions: A Risk
Management Approach, Elsevier Ltd, in the Great Britain.
[9] MARTIN VAN STAVEREN (2006), Uncertainty and Ground Conditions: A Risk
Management Approach, Elsevier Ltd, the Great Britain.