Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học đáp ứng thời đại 4 0 tại trường đại học giáo dục, đại học quốc gia hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ THỊ KIỀU ANH

PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG THỜI ĐẠI 4.0
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ THỊ KIỀU ANH

PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG THỜI ĐẠI 4.0
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ĐỨC NGỌC

HÀ NỘI - 2020




LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và rèn luyện tại Trƣờng Đại học Giáo dục - Đại
học Quốc gia Hà Nội, bằng sự biết ơn và kính trọng, tơi xin chân thành cảm
ơn Ban Giám hiệu, các Phòng, Khoa của Trƣờng Đại học Giáo dục và các
Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận
lợi giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện Luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Lê Đức Ngọc, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các Anh chị trong Ban lãnh đạo Viện Đảm bảo
chất lƣợng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội; Cán bộ quản lý, giảng viên,
chuyên viên và nghiên cứu viên của Viện Đảm bảo chất lƣợng giáo dục cùng
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã tạo điều kiện và hỗ trợ tơi rất nhiều trong
việc nghiên cứu hồn thành Luận văn này.
Do điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, luận văn chắc chắn
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến
của các Thầy cô trong hội đồng khoa học, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn
của tơi đƣợc hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2020
Tác giả luận văn

Vũ Thị Kiều Anh

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt
CBQL

Cán bộ quản lý

CMCN 4.0

Cách mạng Cơng nghiệp 4.0

CTĐT

Chƣơng trình đào tạo

ĐHGD

Đại học Giáo dục

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giảng viên


KHCN

Khoa học công nghệ

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 3
4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 4
5. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 4
7. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4
8. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 5
9. Cấu trúc luận văn: Luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng ................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG THỜI ĐẠI 4.0 ....................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................ 6
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về phát triển chƣơng trình ................ 6
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc về phát triển chƣơng trình ............... 9
1.2. Các khái niệm cơ bản ........................................................................... 12
1.2.1. Chƣơng trình đào tạo và Chƣơng trình dạy học ........................... 12

1.2.2. Phát triển chƣơng trình đào tạo ..................................................... 14
1.2.3. Cách mạng Công nghiệp lần thứ tƣ .............................................. 15
1.2.4. Phát triển chƣơng trình đào tạo đáp ứng thời đại 4.0 ................... 16
1.3. Nội dung về phát triển chƣơng trình đào tạo đáp ứng thời đại 4.0 ...... 17
1.3.1. Nhân lực 4.0 .................................................................................. 17
1.3.2. Giáo dục 4.0 .................................................................................. 21
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ
đại học đáp ứng thời đại 4.0 ........................................................................ 26
1.4.1. Hội nhập quốc tế ........................................................................... 26
1.4.2. Kinh tế thị trƣờng .......................................................................... 26
1.4.3. Tâm lí ............................................................................................ 27

iii


Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 28
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG THỜI ĐẠI 4.0 TẠI TRƢỜNG
ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ............................ 29
2.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN .......................... 29
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................ 29
2.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của Trƣờng Đại học Giáo dục ...................... 30
2.1.3. Quy mơ đào tạo ............................................................................. 31
2.1.4. Phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại học .......................... 31
2.1.5. Mơ hình đào tạo ............................................................................ 32
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng phát triển chƣơng trình đào tạo đại học
tại Trƣờng Đại học Giáo dục....................................................................... 32
2.2.1. Mục đích khảo sát ......................................................................... 32
2.2.2. Nội dung khảo sát ......................................................................... 33
2.2.3. Phƣơng pháp khảo sát, cách cho điểm và chuẩn đánh giá ............ 33

2.3. Thực trạng phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại học tại
Trƣờng Đại học Giáo dục............................................................................ 34
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng
của phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại học .............................. 34
2.3.2. Rà soát và điều chỉnh các chƣơng trình đào tạo trình độ đại
học hiện hành ......................................................................................... 35
2.3.3. Xây dựng và ban hành chƣơng trình đào tạo trình độ đại
học mới ................................................................................................... 36
2.4. Thực trạng phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại học đáp
ứng thời đại 4.0 tại Trƣờng Đại học Giáo dục ............................................ 40
2.4.1. Thực trạng hoạt động dạy học đáp ứng thời đại 4.0 ..................... 40
2.4.2. Thực trạng về đề cƣơng học phần các chƣơng trình đào tạo
đáp ứng thời đại 4.0................................................................................. 42

iv


2.4.3. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng phát triển chƣơng trình
đào tạo trình độ đại học đáp ứng thời đại 4.0 tại Trƣờng Đại học
Giáo dục .................................................................................................. 44
2.5. Thực trạng yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển chƣơng trình đào tạo
đáp ứng thời đại 4.0 tại Trƣờng Đại học Giáo dục ..................................... 45
2.5.1. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về nhà quản lý.............. 45
2.5.2. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về giảng viên................ 46
2.5.3. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về mơi trƣờng phát
triển chƣơng trình đào tạo đại học đáp ứng thời đại 4.0 ......................... 48
2.6. Đánh giá thực trạng cơng tác phát triển chƣơng trình đào tạo đại
học đáp ứng thời đại 4.0 tại Trƣờng Đại học Giáo dục .............................. 49
2.6.1. Thành công và nguyên nhân ......................................................... 49
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 50

Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 51
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG THỜI ĐẠI 4.0 TẠI TRƢỜNG ĐẠI
HỌC GIÁO DỤC - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI .................................... 52
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển chƣơng trình đào tạo trình
độ đại học đáp ứng thời đại 4.0 tại Trƣờng Đại học Giáo dục ĐHQGHN ................................................................................................... 52
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ................................................. 52
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................... 52
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý và hệ thống.............................. 52
3.2. Các biện pháp phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại học
đáp ứng thời đại 4.0 tại Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN ............ 53
3.2.1. Xây dựng Quy trình phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ
đại học đáp ứng thời đại 4.0 .................................................................... 53
3.2.2. Xây dựng chƣơng trình đào tạo trình độ đại học mới có tính
liên ngành và xun ngành, các học phần gắn với công nghệ 4.0 .......... 59

v


3.2.3. Xây dựng các đề cƣơng học phần mới trong khối kiến đại
cƣơng đáp ứng thời đại 4.0 ..................................................................... 61
3.2.4. Áp dụng công nghệ Thực tế ảo trong dạy học .............................. 62
3.2.5. Sử dụng phƣơng pháp dạy học theo dự án để cá nhân hóa việc
học tập ..................................................................................................... 64
3.2.6. Sử dụng đánh giá quá trình để phục vụ quá trình dạy và học ....... 66
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển chƣơng trình đào tạo
trình độ đại học đáp ứng thời đại 4.0 .......................................................... 69
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề
xuất về phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại học đáp ứng thời
đại 4.0 .......................................................................................................... 70

3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm, đối tƣợng khảo nghiệm ........................... 70
3.4.2. Phƣơng hƣớng khảo nghiệm, tiêu chí, cách cho điểm .................. 70
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm .................................................................... 70
3.4.4. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại học đáp ứng thời đại 4.0 ... 75
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 78
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN VĂN .................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Khung năng lực chuyển đổi cho khung trình độ quốc gia ......... 18

Bảng 1.2.

Các năng lực và kỹ năng cơ bản của nguồn nhân lực 4.0 .......... 28

Bảng 1.3.

Sự phân loại các mơ hình đại học theo các đặc trƣng hoạt động ... 21

Bảng 2.1.


Thang điểm đánh giá thực trạng phát triển chƣơng trình đào
tạo trình độ đại học ..................................................................... 33

Bảng 2.2.

Thang điểm đánh giá các yếu tố quản lý ảnh hƣởng đến phát
triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại học ................................ 33

Bảng 2.3.

Mẫu khách thể khảo sát thực trạng ............................................. 34

Bảng 2.4.

Đánh giá tầm quan trọng của phát triển chƣơng trình đào tạo
trình độ đại học tại Trƣờng ĐHGD ............................................ 34

Bảng 2.5.

Biểu hiện tầm quan trọng của phát triển chƣơng trình đào
tạo trình độ đại học ..................................................................... 35

Bảng 2.6.

Đánh giá mức độ thực hiện rà sốt và điều chỉnh các chƣơng
trình đào tạo trình độ đại học hiện hành ..................................... 36

Bảng 2.7.

Đánh giá mức độ thực hiện xây dựng và ban hành các

chƣơng trình đào tạo trình độ đại học mới ................................. 38

Bảng 2.8.

Đánh giá mức độ thực hiện phƣơng pháp dạy học ..................... 40

Bảng 2.9.

Đánh giá mức độ thực hiện phƣơng pháp kiểm tra đánh giá ..... 41

Bảng 2.10. Đánh giá mức độ năng lực cần thiết cho sinh viên đáp ứng
yêu cầu thời đại 4.0..................................................................... 42
Bảng 2.11. Đánh giá mức độ đề cƣơng học phần của cácchƣơng trình
đào tạo trình độ đại học cung cấp năng lực cho sinh viênđáp
ứng thời đại 4.0 ........................................................................... 43
Bảng 2.12. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về nhà quản lý ... 45
Bảng 2.13. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về giảng viên..... 46
Bảng 2.14. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc về môi trƣờng.... 48
vii


Bảng 3.1.

Cách cho điểm và thang đánh giá ............................................... 70

Bảng 3.2.

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp phát triển
CTĐT đại học đáp ứng thời đại 4.0 tại Trƣờng Đại học Giáo dục ..... 73


Bảng 3.3.

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp phát triển
chƣơng trình đào tạo đáp ứng thời đại 4.0 ................................. 73

Bảng 3.4

Mối quan hệ giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
phát triển chƣơng trình đào tạo đại học đáp ứng thời đại 4.0
tại Trƣờng ĐHGD....................................................................... 75

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ thực hiện phát triển
chƣơng trình đào tạo trình độ đại học ..................................... 39

Biểu đồ 2.2.

Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ thực hiện phát triển
chƣơng trình đào tạo trình độ đại học đáp ứng thời đại 4.0 .... 44

Biểu đồ 2.3.

Tổng hợp kết quả khảo sát về các yếu tố ảnh hƣởng đến phát
triển chƣơng trình đào tạo đại học đáp ứng thời đại 4.0.............. 50


Biểu đồ 3.1.

Mối quan hệ giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện
pháp phát triển chƣơng trình đào tạo đại học đáp ứng thời
đại 4.0 ...................................................................................... 76

ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, thế giới của chúng ta đang trải qua những thay đổi lớn lao.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã, đang và sẽ có những tác động
mạnh mẽ, ảnh hƣởng đến mọi mặt đời sống của con ngƣời. Muốn hòa nhập
vào nền kinh tế thị trƣờng, nền kinh tế số, yếu tố then chốt là nguồn nhân lực
chất lƣợng cao để làm ra hàng hóa có hàm lƣợng tri thức cao cho thời đại.
Q trình tồn cầu hóa kèm theo văn hóa bản địa cũng địi hỏi cạnh tranh
bằng nguồn nhân lực vừa có ý thức cơng dân tồn cầu, vừa vững vàng bản sắc
văn hóa bản địa để tạo ra hàng hóa hàm chứa sắc thái dân tộc cao.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hƣởng sâu sắc đến nền kinh
tế, xã hội tồn cầu, trong đó có nền giáo dục. Giáo dục mở sao cho già, trẻ,
lớn bé đều có cơ hội tiếp cận giáo dục - với triết lý “Học tập suốt đời”.
Theo Wonglimpiyarat (2016) [33], với xu thế của nền công nghiệp 4.0,
các trƣờng đại học, nơi cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực, lao động sẽ phải
đào tạo chuẩn giáo dục 4.0. Khi đó, vai trò và mục tiêu đào tạo thay đổi theo
hƣớng thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo cho ngƣời học, dạy cho ngƣời học
biết phát triển tài năng cá nhân, nhƣng biết sáng tạo tập thể.
Theo WEF (2016 & 2017) [32], sứ mệnh giáo dục có sự thay đổi: cần
phải chuẩn bị lực lƣợng lao động có khả năng di chuyển dễ dàng hơn giữa các
ngành nghề, giữa các lĩnh vực hoạt động và giữa các nền văn hóa khác nhau,

chứ không phải đào tạo họ cho một ngành nghề cụ thể, ở một thời gian, không
gian cụ thể. Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, đại học cần xác định
các ngành nghề cần đào tạo trong tƣơng lai, chuẩn bị chƣơng trình và các
khóa học cập nhật kiến thức kĩ năng mới cho ngƣời lao động; chuẩn bị các
năng lực lao động tích hợp các ngành nghề.
Song, thế kỉ 21 là thế kỉ của cạnh tranh và hội nhập toàn cầu. Nguồn
nhân lực đƣợc đào tạo trình độ cao - sản phẩm chính của các cơ sở giáo dục
đại học - hơn bao giờ hết cần các có nhứng kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu

1


cầu công việc và yêu cầu hội nhập. Cùng với cuộc Cách mạng Công nghiệp
4.0 là xu thế tự chủ đại học đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Thực tế đòi hỏi
các cơ sở giáo dục phải nỗ lực mới thích nghi và đối đầu với những thách
thức, tránh nguy cơ bị tụt hậu và đào thải. Để thực hiện đƣợc điều này địi hỏi
Phát triển chƣơng trình đào tạo phải đáp ứng.
Các nghiên cứu trên thế giới hiện nay đã tập trung làm rõ sự phát triển
của các lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất trƣớc bối cảnh mới - bối cảnh
CMCN 4.0 và cố gắng đƣa ra những vấn đề cốt lõi, các mơ hình và đề xuất
các định hƣớng phát triển giáo dục trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, các nghiên
cứu về giáo dục đại học thích ứng với cuộc CMCN 4.0 cịn rất hạn chế. Các
học giả Việt Nam cũng đã có những quan tâm nhất định đến sự phát triển
chƣơng trình đào tạo đại học nhƣng định hƣớng phát triển chƣơng trình đào
tạo phù hợp với cuộc CMCN 4.0 là vấn đề rất mới.
Đứng trƣớc xu hƣớng phát triển mới của thế giới, Đảng và Nhà nƣớc ta
đã nhận diện và có định hƣớng sẵn sàng trƣớc cuộc CMCN 4.0. Thực hiện
Nghị quyết số 29-NQ/TW (BCHTW, 2009), đáp ứng yêu cầu đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, việc nghiên cứu đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, các mơ hình đại học thích ứng

với Việt Nam và thích ứng với sự phát triển của thời đại là nhiệm vụ trọng
tâm, cần đƣợc ƣu tiên hàng đầu, vì nhiệm vụ này góp phần nhận diện một
cách khái quát xu thế phát triển đại học, vai trò và những chức năng mới của
đại học, những yếu tố có thể tạo ra các yếu tố cạnh tranh và giá trị gia tăng
cho quốc gia. Trên cơ sở ấy, về mặt vĩ mơ, Nhà nƣớc có thể thiết kế chính
sách phát triển và định hƣớng đầu tƣ cho đại học. Về mặt vi mô, các cơ sở
giáo dục đại học có thể hiểu rõ các đặc trƣng cơ bản của đại học 4.0 để điều
chỉnh chiến lƣợc, mục tiêu, chƣơng trình đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao
tri thức... thay đổi căn bản, đúng hƣớng, đúng nội hàm để thích ứng với sự
bùng nổ của cuộc CMCN 4.0.
Khung trình độ quốc gia Việt Nam đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt
ngày 18 tháng 10 năm 2016 [2] bao gồm 8 bậc: Sơ cấp (ba bậc), Trung cấp, Cao
2


đẳng, Đại học, Thạc sỹ và Tiến sỹ. Mỗi bậc học có yêu cầu về khối lƣợng học
tập tối thiểu và miêu tả khung chuẩn đầu ra cho mỗi bậc học. Việc ban hành
khung trình độ quốc gia là một dấu mốc quan trọng để tham chiếu hệ thống bằng
cấp của Việt Nam với các quốc gia ASEAN thông qua khung tham chiếu trình
độ (AQRF), tăng cƣờng hội nhập trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất
lƣợng cao. Khung trình độ Quốc gia Việt Nam là cơ sở để phát triển các tiêu
chuẩn đào tạo, phát triển chƣơng trình và là thƣớc đo đánh giá năng lực của
ngƣời học sau khi tốt nghiệp, nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội của đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Việc xây dựng và phê
duyệt Khung trình độ Quốc gia Việt Nam là bƣớc khởi đầu quan trọng, tiền đề
cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực
giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, trong đó việc phát triển và thực hiện
Khung trình độ Quốc gia Việt Nam có ý nghĩa quyết định.
Đại học Quốc gia Hà Nội đƣợc Chính phủ giao nhiệm vụ tiên phong
trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, mở hƣớng đi mới để

phát triển khoa học kỹ thuật của cả nƣớc. Trƣờng Đại học Giáo dục với vai
trò là trƣờng đại học thành viên, Nhà trƣờng đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện
mơ hình mới về đào tạo giáo viên trong một đại học đa ngành, đa lĩnh vực,
chất lƣợng cao. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Phát
triển chương trình đào tạo trình độ đại học đáp ứng thời đại 4.0 tại Trường
Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng phát triển các
chƣơng trình đào tạo trình độ đại học hiện có tại Trƣờng Đại học Giáo dục,
đề xuất biện pháp phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại học đáp ứng
thời đại 4.0
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thế nghiên cứu
Chƣơng trình đào tạo trình độ đại học.
3


3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại học đáp ứng thời đại 4.0.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại học diễn ra nhƣ thế nào?
- Phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại học tại Trƣờng Đại học
Giáo dục đáp ứng thời đại 4.0 bằng cách nào?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Các chƣơng trình đào tạo đại học trình độ của Trƣờng Đại học Giáo
dục về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu chƣơng trình đào tạo trình độ đại học đáp
ứng thời đại 4.0. Tuy nhiên, tùy theo từng chƣơng trình đào tạo, mức độ đáp
ứng yêu cầu là khác nhau. Nghiên cứu đề xuất và áp dụng các biện pháp phát
triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại học phù hợp với yêu cầu mới của giáo
dục, thực tiễn của Nhà trƣờng, từ đó phát triển các chƣơng trình đào tạo trình

độ đại học đáp ứng thời đại 4.0.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ
đại học đáp ứng thời đại 4.0.
- Khảo sát thực trạng chƣơng trình đào tạo trình độ đại học tại Trƣờng
Đại học Giáo dục đáp ứng thời đại 4.0.
- Đề xuất một số biện pháp phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại
học đáp ứng thời đại 4.0.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về đối tƣợng nghiên cứu: Chƣơng trình dạy học của chƣơng
trình đào tạo.
- Giới hạn về khách thể khảo sát:
+ Cán bộ quản lý kiêm giảng viên Trƣờng ĐHGD bao gồm: Chủ nhiệm
Khoa, Phó Chủ nhiệm Khoa, Trƣởng bộ mơn, Phó Trƣởng bộ môn.
+ Giảng viên Trƣờng ĐHGD.
4


8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích.
Nghiên cứu phân tích tài liệu bao gồm đọc phân tích và xem xét nhiều
nguồn tài liệu viết khác nhau. Trong nghiên cứu này nguồn tài liệu đƣợc thu
thập qua sách, bài báo khoa học, cơng trình nghiên cứu trong và ngồi
nƣớc,… để tiến hành phân tích, tổng hợp các tài liệu: mối quan hệ giữa
CMCN 4.0 và giáo dục đại học; các năng lực cần thiết của ngƣời học trong
giáo dục 4.0; quy trình phát triển chƣơng trình đào tạo trong bối cảnh CMCN
4.0; nội dung các học phần sinh viên cần học trong chƣơng trình đào tạo đại
học tại Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN.
8.2. Phương pháp điều tra khảo sát
Phƣơng pháp điều tra khảo sát để thu thập thông tin định lƣợng, thực

hiện khảo sát với một số bảng hỏi cho các đối tƣợng khác nhau. Bảng hỏi
nhằm thu thập các thông tin liên quan đến các nội dung: thực trạng, đánh giá
mức độ thích ứng với bối cảnh thời đại 4.0 của các chƣơng trình đào tạo trình
độ đại học tại Trƣờng Đại học Giáo dục; quy trình quản lý, điều hành, triển
khai việc mở mới và điều chỉnh cập nhật chƣơng trình đào tạo đại học tại
Trƣờng Đại học Giáo dục theo hƣớng đáp ứng thời đại 4.0..
8.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các số liệu thu đƣợc từ đó tiến hành
phân tích, đánh giá và đƣa ra nhận định.
9. Cấu trúc luận văn: Luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại
học đáp ứng thời đại 4.0.
Chương 2: Thực trạng phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại học
tại Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN đáp ứng thời đại 4.0.
Chương 3: Biện pháp phát triển chƣơng trình đào tạo trình độ đại học
tại Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN đáp ứng thời đại 4.0.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG THỜI ĐẠI 4.0
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về phát triển chương trình
Nhiều các tác giả trên thế giới đã nghiên cứu về phát triển chƣơng trình
giáo dục, trong đó trình bày những ngun tắc phát triển chƣơng trình, quy
trình phát triển chƣơng trình, cách xây dựng chƣơng trình đào tạo theo CDIO,
phân tích các yếu tố ảnh hƣởng trong quá trình giảng dạy, các thành phần
tham gia phát triển chƣơng trình...

Theo Oliva (2006) [17] phát triển chƣơng trình đƣợc chia thành 12
bƣớc: xác định nhu cầu của sinh viên, xác định nhu cầu của xã hội, xác định
mục đích chƣơng trình, xác định mục tiêu chƣơng trình, sắp xếp và thực hiện
chƣơng trình, xác định mục đích giảng dạy, xác định các mục tiêu giảng dạy, lựa
chọn các chiến lƣợc giảng dạy, thực hiện các chiến lƣợc đánh giá, lựa chọn lại
phƣơng pháp kiểm tra - đánh giá, đánh giá giảng dạy, đánh giá chƣơng trình
Tác giả Yvonne Osborne (2010) [34] đã tập trung vào hƣớng dẫn các
bƣớc cần thiết để thực thi các công đoạn trong phát triển chƣơng trình giáo
dục; nhấn mạnh các nội dung về năng lực của ngƣời học cần đạt đƣợc sau khi
tốt nghiệp; trình bày các thành phần của các bên liên quan tham gia vào quá
trình phát triển chƣơng trình; hƣớng dẫn chi tiết các nội dung cần làm cho các
thành phần tham gia trong từng công đoạn.
Tác giả Edward Crawley (2007) [6] đã đề cập đến đề cƣơng của tổ
chức CDIO, chuẩn đầu ra dành cho giáo dục kỹ thuật; thiết kế chƣơng trình
đào tạo tích hợp; giảng dạy và học tập theo CDIO; đánh giá việc học tập của
sinh viên theo chƣơng trình CDIO; triển khai phƣơng pháp tiếp cận CDIO;
kiểm định chƣơng trình và đƣa ra các triển vọng trong tƣơng lai của phƣơng

6


pháp tiếp cận CDIO trên toàn thế giới,...
Theo tác giả Kolomitro (2017) [28] trong Sổ tay thiết kế chương trình
đã đề cập đến nguyên tắc hƣớng dẫn phát triển chƣơng trình giáo dục chia
thành 4 giai đoạn: (1) Đặt mục tiêu - Lập kế hoạch rà sốt chƣơng trình giảng
dạy, (2) Phát triển và phê duyệt chuẩn đầu ra chƣơng trình, (3) Thu thập minh
chứng, (4) Sửa đổi và đánh giá lại. Trong đó các giai đoạn đƣợc chia nhỏ
thành các bƣớc nhƣ sau:
- Phát biểu lý thuyết về sự thay đổi.
- Thiết kế lại chƣơng trình.

- Tầm nhìn và sứ mệnh.
- Triết lý giáo dục
- Tổ chức chƣơng trình

GĐ1: Đặt mục tiêu
– Lập kế hoạch rà
sốt chƣơng trình
giảng dạy

GĐ2: Phát triển và phê
duyệt chuẩn đầu ra
chƣơng trình đào tạo

Quy trình
Phát triển
chƣơng
trình

GĐ3: Thu thập minh
chứng chƣơng trình đào
tạo

-Tƣơng thích chuẩn đầu ra
chƣơng trình đào tạo và học
phần/mơn học.
- Viết chuẩn đầu.
- Phân loại mơn học.
- Tính đa dạng trong chƣơng
trình giảng dạy
- Thiết kế/xây dựng chƣơng trình

giảng dạy: Nguồn để thu thập dữ
liệu.
- Thiết kế/lên khung chƣơng trình
giảng dạy mẫu.
- Bản đồ chƣơng trình giáo dục
mẫu từ ĐH Queen.
- Câu hỏi cần xem xét khi thiết
lập Bản đồ chƣơng trình giảng
dạy.

GĐ4: Sửa đổi và đánh giá
lại chƣơng trình đào tạo

Xây dựng kế hoạch đánh giá

Theo tác giả Judy McKimm (2007) [26] giới thiệu việc thiết kế và phát
triển chƣơng trình nhƣ sau:
1) Xác định và đồng ý với bối cảnh giáo dục hoặc chun mơn trong
đó chƣơng trình sẽ đƣợc giao và phát triển.

7


2) Xác định nhu cầu của ngƣời học phù hợp với yêu cầu của các cơ
quan chuyên môn và các bên liên quan.
3) Xác định các mục tiêu và kết quả học tập rộng của chƣơng trình.
4) Xác định ý tƣởng và hạn chế.
5) Đồng ý với cấu trúc và khn khổ rộng lớn của chƣơng trình, các
lĩnh vực giảng dạy và học tập.
6) Xác định mục tiêu và kết quả học tập cho các cá nhân hoặc nhóm.

7) Xác định kết quả học tập, bảng thời gian, nội dung giảng dạy, học
tập và sử dụng các tài nguyên học tập liên quan và có sẵn.
8) Triển khai và điều chỉnh chƣơng trình.
9) Phát triển chiến lƣợc đánh giá thích hợp.
10) Chỉnh sửa các khóa học phù hợp với thơng tin phản hồi từ việc xác
định đƣợc nhu cầu của ngƣời học và các bên liên quan.
Theo Tim Wentling, phát triển chƣơng trình đƣợc chia thành 3 giai
đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực thi, giai đoạn đánh giá. Trong đó giai
đoạn chuẩn bị đƣợc chia nhỏ thành 9 bƣớc nhƣ sau: xác định nhu cầu đào tạo,
xác định mục tiêu đào tạo, sắp xếp nội dung đào tạo, lựa chọn phƣơng pháp
và kỹ thuật đào tạo, xác định nguồn lực cần cho quá trình đào tạo, sắp xếp và
lên kế hoạch cho các bài giảng, lựa chọn và tạo ra các nguyên liệu hỗ trợ cho
quá trình đào tạo, lựa chọn và xây dựng các hình thức kiểm tra - đánh giá kết
quả học tập, thử nghiệm và chỉnh lý lại chƣơng trình.
Theo Ralph W.Tyler, phát triển chƣơng trình đƣợc chia thành 6 bƣớc:
phân tích tình hình, xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, sắp xếp nội dung,
thực hiện, đánh giá.
Theo Taba, phát triển chƣơng trình đƣợc chia thành 5 bƣớc: đƣa ra các
đơn vị thử nghiệm (bao gồm: xác định nhu cầu, xác định mục tiêu, lựa chọn
nội dung, sắp xếp nội dung, lựa chọn các phƣơng pháp dạy học, xác định
những yếu tố cần đánh giá), kiểm tra các đơn vị thử nghiệm, sửa chữa và củng
8


cố, phát triển trong khuôn khổ, áp dụng và phổ biến cho các đơn vị mới.
Theo Saylor, Alexander và Lewis, phát triển chƣơng trình đƣợc chia
thành 4 bƣớc: xác định mục đích và mục tiêu, thiết kế chƣơng trình, thực hiện
chƣơng trình, đánh giá chƣơng trình và mơ hình q trình hoạch định chƣơng
trình của Saylor, Alexander và Lewis đƣợc thực hiện theo 4 bƣớc: Xác định
mục đích và mục tiêu, thiết kế chƣơng trình, thực hiện chƣơng trình và đánh

giá chƣơng trình.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước về phát triển chương trình
Các nghiên cứu trên thế giới hiện nay đã tập trung làm rõ sự phát triển
của lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất trƣớc bối cảnh mới - bối cảnh
CMCN 4.0 và cố gắng đƣa ra những vấn đề cốt lõi, các mơ hình và đề xuất
các định hƣớng phát triển giáo dục trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, các nghiên
cứu về giáo dục đại học thích ứng với cuộc CMCN 4.0 cịn rất hạn chế. Các
học giả Việt Nam cũng đã có những quan tâm nhất định đến sự phát triển
chƣơng trình đào tạo đại học nhƣng định hƣớng phát triển chƣơng trình đào
tạo phù hợp với cuộc CMCN 4.0 còn là vấn đề rất mới.
Ở Việt Nam, phát triển chƣơng trình mới chỉ đƣợc quan tâm trong 10
năm trở lại đây. Các chuyên gia về phát triển chƣơng trình nhƣ tác giả Lê Đức
Ngọc với bài báo "Các nguyên tắc chính để đánh giá chương trình đào tạo
đại học và sau đại học" (2003) đã đƣa 5 ngun tắc chính để đánh giá chƣơng
trình đào tạo, đây là những nguyên tắc cơ bản nhất trong đánh giá chƣơng
trình và khuyến nghị các cơ sở đào tạo căn cứ vào các nguyên tắc đó để xây
dựng và đánh giá chƣơng trình đào tạo. Cụ thể các nguyên tắc sau: Mục tiêu
đào tạo phải phù hợp với yêu cầu kinh tế - xã hội, đảm bảo chất lƣợng đào
tạo, đảm bảo hiệu quả đào tạo, đảm bảo hiệu suất đào tạo, đảm bảo tính sự
phạm của chƣơng trình đào tạo [14].
Sau đó, năm 2005, tác giả Lê Đức Ngọc cơng bố bài báo “Đánh giá
chương trình đào tạo đại học” với nội dung đánh giá chƣơng trình gồm 3
9


thành phần chính là đánh giá cấu trúc chƣơng trình, đánh giá hiệu quả triển
khai thực hiện, đánh giá hiệu quả đào tạo. Tác giả trình bày 5 bƣớc đánh giá
chƣơng trình bao gồm: lập kế hoạch, thu thập thơng tin, phân tích thơng tin, tổ
chức đánh giá, báo cáo [15].
Tác giả Trần Thị Hồi cơng bố bài báo “Các tiêu chí đánh giá đề

cương mơn học của chương trình đào tạo đại học theo tín chỉ ở Đại học Quốc
gia Hà Nội” năm 2007 bao gồm 8 tiêu chí: thông tin môn học, giảng viên,
mục tiêu môn học, nội dung mơn học, hình thức tổ chức dạy học, hình thức
kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học, phƣơng pháp dạy học, học liệu.
Tác giả đã phân chia thành 2 mức đánh giá với các minh chứng kèm theo và
bảng đề xuất trọng số điểm cho từng tiêu chí [9].
Năm 2015, tác giả tiếp tục cơng bố cuốn sách chuyên khảo “Đánh giá
thẩm định chương trình đào tạo đại học” với các nội dung chuyên sâu về bộ tiêu
chuẩn đánh giá thẩm định chƣơng trình đào tạo. Tác giả trình bày xu thế đánh
giá chƣơng trình trên thế giới, các mơ hình đánh giá, các loại đánh giá và thực
trạng cơng tác đánh giá chƣơng trình đào tạo. Bộ tiêu chuẩn bao gồm 4 tiêu
chuẩn và 16 tiêu chí. Tác giả đề xuất thang đánh giá, chia trọng số cho các tiêu
chí và gợi ý các minh chứng cần thiết cho đánh giá. Bốn tiêu chuẩn gồm: Mục
tiêu của chƣơng trình giáo dục đại học. Nội dung của chƣơng trình giáo dục đại
học, thời lƣợng của chƣơng trình giáo dục đại học, các điều kiện đảm bảo thực
hiện chƣơng trình giáo dục đại học [10].
Tác giả Phùng Xuân Nhạ công bố sách chuyên khảo năm 2011 “Xây
dựng và tổ chức chương trình đào tạo đại học và sau đại học theo cách tiếp
cận CDIO”. Tác giả trình bày cách xây dựng và tổ chức chƣơng trình đào tạo
theo cách tiếp cận CDIO, đánh giá chƣơng trình đào tạo thiết lập các bƣớc
tiến hành xây dựng chuẩn đầu ra theo CDIO; nghiên cứu về kinh nghiệm xây
dựng chƣơng trình đào tạo theo tiếp cận CDIO ở một số trƣờng đại học trên
thế giới;... và cuối cùng tác giả đã xây dựng khung chƣơng trình tích hợp cho
10


chƣơng trình đào tạo cử nhân kinh tế đối ngoại hệ chất lƣợng cao [16].
Tác giả Đoàn Thị Minh Trinh đã công bố cuốn sách “Thiết kế và phát
triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra” vào năm 2012. Nội dung
trình bày trong sách này là một phần những kết quả đúc kết ra từ thực tiễn

nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp tiếp cận CDIO mà Đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh đã áp dụng. Cuốn sách trình bày các thành phần tham gia
phát triển chƣơng trình, chuẩn đầu ra, quy trình xây dựng và phát triển chuẩn
đầu ra, chi tiết việc xây dựng chuẩn đầu ra theo CDIO, thiết kế chƣơng trình
đào tạo tích hợp theo CDIO, thực hành thiết kế một chƣơng trình đào tạo và
đề cƣơng học phần theo CDIO… [20].
Tác giả Nguyễn Hữu Lộc cơng bố cuốn sách “Chương trình đào tạo
tích hợp, từ thiết kế đến vận hành” năm 2014. Tác giả trình bày các bƣớc
xây dựng chuẩn đầu ra và xây dựng chƣơng trình đào tạo theo tiếp cận
CDIO, áp dụng vào việc xây dựng các chƣơng trình đào tạo ngành Kỹ thuật
cơ khí. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày cách viết mục tiêu đào tạo cũng
nhƣ cách viết chuẩn đầu ra môn học, phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp
kiểm tra đánh giá [13].
Tác giả Nguyễn Đức Chính với cuốn giáo trình “Phát triển chương
trình giáo dục” (2017) đã giới thiệu những thay đổi to lớn trong đời sống kinh
tế - xã hội, khoa học và công nghệ quốc tế và trong nƣớc, vai trị của giáo dục
nói riêng và của giáo dục đại học nói riêng; trình bày những nội dung cơ bản
về chƣơng trình giáo dục, chƣơng trình nhà trƣờng, phát triển chƣơng trình
giáo dục, cách tiếp cận trong thiết kế chƣơng trình giáo dục. Tác giả giới thiệu
một cách chi tiết chu trình phát triển chƣơng trình giáo dục từ khâu phân tích
nhu cầu, xác định mục tiêu, thiết kế đến thực thi chƣơng trình giáo dục; tác
giả trình bày các mơ hình đánh giá cải tiến chƣơng trình giáo dục, các tiêu chí
đánh giá và các hình thức đánh giá [3].
Tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền với cuốn giáo trình “Phát triển và quản
11


lý chương trình giáo dục” (2017) giới thiệu các mơ hình quản lý phát triển
chƣơng trình; quy trình phát triển chƣơng trình giáo dục; cách lựa chọn và
phác thảo kế hoạch phát triển chƣơng trình đào tạo; xây dựng, thực hiện và

đánh giá chƣơng trình giáo dục. Tác giả trình bày sâu về các nội dung phát
triển chƣơng trình phổ thơng và phát triển chƣơng trình đào tạo đại học và cao
đẳng. Sau đó, tác giả phân tích các mơ hình quản lý phát triển chƣơng trình
đào tạo; quản lý chƣơng trình phổ thơng, quản lý chƣơng trình bậc đại học và
cao đẳng [7].
Tác giả Vũ Thanh Tùng nghiên cứu luận án tiến sĩ “Quản lý phát triển
chương trình giáo dục Quốc phòng - An ninh cho sinh viên các trường đại học
Việt Nam” vào năm 2016. Tác giả trình bày các mơ hình phát triển chƣơng
trình, các mơ hình quản lý phát triển chƣơng trình, thực trạng việc quản lý phát
triển chƣơng trình giáo dục Quốc phịng - An ninh cho sinh viên các trƣờng đại
học Việt Nam và đề xuất 5 giải pháp quản lý chƣơng trình [19].
Ngồi ra, cịn có hàng chục các cơng trình nghiên cứu khác về phát triển
chƣơng trình đào tạo. Các nghiên cứu này đề cập tới nhiều vấn đề nhƣ
những xu hƣớng phát triển chƣơng trình, các mơ hình phát triển chƣơng
trình hiện đại, các đánh giá chƣơng trình và đặc biệt là phát triển chƣơng
trình theo tiếp cận CDIO.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Chương trình đào tạo và Chương trình dạy học
Theo Thông tƣ số 12/2017/TT - BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2017
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kiểm định chất lƣợng cơ sở giáo dục:
Chương trình đào tạo (Programme) ở một trình độ cụ thể của một
ngành học bao gồm: mục tiêu, chuẩn đầu ra; nội dung, phƣơng pháp và hoạt
động đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ triển
khai đào tạo ngành học đó [1].
12


Chương trình dạy học (Curriculum) của một chƣơng trình đào tạo ở
một trình độ cụ thể bao gồm: mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra

đối với ngành học và mỗi học phần; nội dung đào tạo, phƣơng pháp dạy, học,
kiểm tra đánh giá và thời lƣợng đối với với ngành học và mỗi học phần [1].
Có khá nhiều các quan niệm khác nhau về chƣơng trình đào tạo, tùy
theo góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu mà các nhà khoa học đƣa ra
những cách luận giải khác nhau:
Theo từ điển Giáo dục học (Nxb Từ điển Bách Khoa 2001), “Chương
trình đào tạo là văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội
dung kiến thức và kĩ năng, cấu trúc tổng thế các bộ mơn, giữa lí thuyết và
thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất,
chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục và đào tạo”
Theo Điều 41 của Luật Giáo dục: “Chương trình thể hiện mục tiêu giáo
dục đại học; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung
giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo cách thức đánh giá kết
quả đào tạo đối với mỗi mơn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục
đại học; đảm bảo yêu cầu liên thơng với các chương trình khác” [18].
Tác giả Wentling (1993), “Chương trình đào tạo là bản thiết kế tổng
thể cho một khóa đào tạo cho biết tồn bộ nội dung đào tạo, chỉ rõ những gì
có thể trơng đợi ở người học sau khóa đào tạo, phác thảo ra quy trình cần
thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương thức đào tạo, cách thức kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một
thời gian biểu chặt chẽ” [dẫn lại theo 4].
Tác giả Trần Hữu Hoan [8] cho rằng “Chương trình đào tạo là bản
thiết kế tổng thể được trình bày một cách có hệ thống cho một hoạt động giáo
dục, đào tạo của một khóa học trong một khoảng thời gian xác định, và thể
hiện ở 4 yếu tố sau: 1) Mục tiêu đào tạo thể hiện rõ kết quả đào tạo; 2) Nội
dung cần đào tạo (các mơn học) và thời lượng của chương trình và mỗi môn
13


học; 3) Quy trình và các phương pháp triển khai thực hiện nội dung đào tạo

đã được quy định trong chương trình để đạt được mục tiêu đào tạo; 4)
Phương thức kiểm tra – đánh giá kết quả đào tạo, ngồi ra cần có hướng dẫn
thực hiện chương trình”.
Trong các tài liệu về khoa học quản lý, khoa học giáo dục, quản lý giáo
dục đều đề cập khái niệm chƣơng trình đào tạo.
Chƣơng trình đào tạo đƣợc hiểu là sự sắp đặt có hệ thống các mơn học,
các hoạt động giáo dục, đào tạo trong khn khổ một khóa học (của nhà
trƣờng đó) có thời gian xác định. Trong chƣơng trình đào tạo, nêu lên mục
tiêu học tập mà ngƣời học cần đạt đƣợc; xác định phạm vi, mức độ, nội dung,
phƣơng pháp, phƣơng tiện, cách thức tổ chức đào tạo và kiểm tra, đánh giá
kết quả đào tạo.
Luận văn tiếp cận và vận dụng quy định về chƣơng trình dạy học theo
Thông tƣ số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Bộ GD&ĐT
để xác định các biện pháp phát triển chƣơng trình đào tạo đại học đáp ứng
thời đại 4.0. Cách tiếp cận này sẽ bao quát toàn diện các mặt trong quản lý
hoạt động dạy học từ đó phát triển chƣơng trình đào tao trình độ đại học đáp
ứng thời đại 4.0.
1.2.2. Phát triển chương trình đào tạo
Phát triển chƣơng trình đào tạo đƣợc xem là phạm trù quan trọng trong quá
trình định hƣớng và tổ chức các hoạt động giáo dục, làm cho giáo dục nói chung
và chƣơng trình đào tạo nói riêng ngày trở nên hồn thiện và hiệu quả hơn.
Theo Nguyễn Văn Khơi [11], “Phát triển chương trình là xem xét
chương trình như một q trình phát triển và hồn thiện nó hơn là một trạng
thái hay một giai đoạn cô lập, tách rời”.
Theo Nguyễn Đức Khiêm, Nguyễn Thị Kim Chung [12], “Phát triển
chương trình đào tạo là quá trình thiết kế chương trình đào tạo. Sản phẩm
của quá trình phát triển CTĐT là một bản kế hoạch mơ tả chương trình đào
14



×