Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ tổn THƯƠNG mòn mặt NHAI NHÓM RĂNG hàm lớn BẰNG 4 METAMMA TBB có bổ SUNG hạt độn hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.84 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÂM THỊ SEN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG
MÒN MẶT NHAI NHÓM RĂNG HÀM LỚN
BẰNG 4-META/MMA-TBB CÓ BỔ SUNG
HẠT ĐỘN HỮU CƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÂM THỊ SEN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG
MÒN MẶT NHAI NHÓM RĂNG HÀM LỚN
BẰNG 4-META/MMA-TBB CÓ BỔ SUNG
HẠT ĐỘN HỮU CƠ
Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt


Mã số

: 60720601

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ CHÂU
TS. PHẠM THANH HÀ

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học,
Trường Đại học Y Hà Nội, Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo và QLKH, Viện
Đào tạo Răng Hàm Mặt đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Châu và TS. Phạm Thanh
Hà, những người Thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Kỹ thuật cao Khám chữa bệnh
Răng Hàm Mặt, Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,
Phòng khám Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Đa khoa Đống Đa đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thu thập số liệu cho luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè đã
quan tâm động viên, giúp đỡ tôi.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Học viên


Lâm Thị Sen


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lâm Thị Sen, học viên lớp BSNT khóa 42 chuyên ngành Răng
Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Thị Châu và TS. Phạm Thanh Hà.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Học viên

Lâm Thị Sen


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BF

: Bondfill SB

HD

: Hàm dưới

HT


: Hàm trên

R16

: Răng 16

R26

: Răng 26

R36

: Răng 36

R46

: Răng 46

R17

: Răng 17

R27

: Răng 27

R37

: Răng 37


R47

: Răng 47

RHL

: Răng hàm lớn

RHN

: Răng hàm nhỏ

4META

:

MMA

:

TBB

:

PMMT

:

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Một số đặc điểm về mòn răng của người trung niên và người cao tuổi.....3


1.1.1. Đặc điểm răng ở người trung niên và người cao tuổi..........................3
1.1.2. Mòn răng..............................................................................................5
1.1.3. Một số giải pháp điều trị mòn răng....................................................12
1.2. Vật liệu 4-META/MMA-TBB bổ sung hạt độn hữu cơ (Bondfill SB) và
các nghiên cứu trên thế giới............................................................................15
1.2.1. Thành phần của Bondfill SB..............................................................15
1.2.2. Cách sử dụng Bondfill SB..................................................................17
1.2.3. Đặc tính của 4-META/MMA-TBB....................................................19
1.2.4. Ứng dụng lâm sàng của Bondfill SB..................................................21
1.2.5. Các nghiên cứu invitro và lâm sàng của 4-META/MMA-TBB bổ
sung hạt độn hữu cơ.....................................................................................23
1.3. Các yếu tố của bệnh nhân ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng hàn và các
nghiên cứu có liên quan...................................................................................26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........30
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................30
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn...........................................................................30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.............................................................................30
2.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................................30
2.3. Thời gian nghiên cứu................................................................................30
2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................31
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................31
2.4.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu..........................................................................31
2.5. Tiến hành nghiên cứu...............................................................................32
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu.....................................................................32



2.5.2. Kỹ thuật thu thập số liệu....................................................................34
2.6. Biến số và chỉ số nghiên cứu....................................................................41
2.6.1. Các biến sử dụng cho mục tiêu 1.......................................................41
2.6.2. Các biến sử dụng cho mục tiêu 2.......................................................45
2.7. Xử lý số liệu.............................................................................................45
2.8. Sai số và các phương pháp hạn chế sai số................................................45
2.9. Đạo đức nghiên cứu.................................................................................45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................47
3.1. Đặc điểm tổn thương và đánh giá kết quả điều trị mòn mặt nhai nhóm
răng hàm lớn trên đối tượng nghiên cứu Bondfill SB.....................................47
3.1.1. Đặc điểm tổn thương mòn mặt nhai răng hàm lớn ở nhóm đối tượng
nghiên cứu....................................................................................................47
3.1.2. Đánh giá kết quả điều trị mòn răng bằng Bondfill SB.......................51
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của phục hồi...........................58
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................65
4.1. Đặc điểm tổn thương và đánh giá kết quả điều trị mòn mặt nhai nhóm
răng hàm lớn bằng Bondfill SB trên nhóm đối tượng nghiên cứu..................65
4.1.1. Đặc điểm tổn thương mòn mặt nhai răng hàm lớn ở nhóm đối tượng
nghiên cứu....................................................................................................65
4.1.2. Đánh giá kết quả điều trị mòn răng bằng Bondfill SB......................68
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phục hồi thành công của nhóm Bondfill SB...75
KẾT LUẬN....................................................................................................80
KIẾN NGHỊ...................................................................................................81


TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: Chỉ số mòn răng Smith & Knight 1984..........................................11
Bảng 1.2: Thành phần chính của Bondfill SB.................................................15
Bảng 1.3: So sánh thời gian sử dụng cơ bản của Teeth Primer trong bộ chất
hàn Bondfill SB và các sản phẩm xói mòn men...........................18
Bảng 1.4: Thời gian sử dụng Bondfill SB.......................................................19
Bảng 2.1: Các tiêu chuẩn đánh giá miếng hàn ngay sau khi điều trị...............39
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn đánh giá miếng hàn sau điều trị 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng..........40
Bảng 3.1: Đặc điểm phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu..........................47
Bảng 3.2: Ê buốt răng khi thăm khám.............................................................48
Bảng 3.3: Phân bố số lượng tổn thương mòn răng lõm đáy chén riêng biệt trên
răng................................................................................................49
Bảng 3.4: Kích thước trung bình tổn thương mòn răng..................................50
Bảng 3.5: Đánh giá đáp ứng tủy của răng hàn bằng Bondfill SB và Composite
sau điều trị 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng............................................56
Bảng 3.6: Đánh giá màu sắc miếng hàn bằng Bondfill SB và Composite sau
điều trị 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng...................................................57
Bảng 3.7: Tỷ lệ thành công của miếng hàn sau 6 tháng hàn bằng Bondfill SB
theo giới........................................................................................58
Bảng 3.8: Tỷ lệ thành công của miếng hàn sau 6 tháng hàn bằng Bondfill SB
theo nhóm tuổi..............................................................................59
Bảng 3.9: Tỷ lệ thành công của miếng hàn sau 6 tháng hàn bằng Bondfill SB
theo vị trí răng...............................................................................60
Bảng 3.10: Tỷ lệ thành công của miếng hàn sau 6 tháng hàn bằng Bondfill SB
và sự ê buốt trước điều trị.............................................................61


Bảng 3.11: Tỷ lệ thành công của miếng hàn sau 6 tháng hàn bằng Bondfill SB
theo độ sâu của tổn thương mòn răng...........................................62
Bảng 3.12: Tỷ lệ thành công của miếng hàn sau 6 tháng hàn bằng Bondfill SB

theo độ dài của tổn thương mòn răng............................................63
Bảng 3.13: Tỷ lệ thành công của miếng hàn sau 6 tháng hàn bằng Bondfill SB
và màu sắc của tổn thương mòn răng đánh giá trước điều trị.......64


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố số lượng răng theo vị trí................................................49
Biều đồ 3.2: Theo dõi sự thành công của miếng hàn phục hồi bằng Bondfill
SB và Composite sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng..........................51
Biểu đồ 3.3: Theo dõi sự lưu giữ của miếng hàn sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng
điều trị.........................................................................................52
Biểu đồ 3.4: Theo dõi hình thể của miếng hàn sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng
điều trị.........................................................................................53
Biểu đồ 3.5: Theo dõi sự kín khít của miếng hàn sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng
điều trị.........................................................................................54
Biểu đồ 3.6: Theo dõi bề mặt miếng hàn sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng điều trị. 55


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mòn răng răng ..................................................................................6
Hình 1.2: Mài mòn do chải răng.......................................................................8
Hình 1.3: Mòn hóa học......................................................................................9
Hình 1.4: Tiêu cổ răng.......................................................................................9
Hình 1.5: Bộ vật liệu hàn Bondfill SB............................................................15
Hình 1.6: Công thức phân tử 4-META............................................................16
Hình 1.7: Quá trình tạo các nhóm nhờ phản ứng của TBB với oxy................16
Hình 1.8: Hạt độn hữu cơ TMPT....................................................................17
Hình 1.9: Sự khác nhau giữa quang trùng hợp và tự trùng hợp bằng TBB.................20

Hình 1.10: Khả năng chịu lực nén của Bondfill SB........................................20
Hình 1.11: Lượng mòn vật liệu của Bondfill SB so sánh với nhựa Acrylic và
Composite.......................................................................................21
Hình 1.12: Cách sử dụng Bondfill SB.............................................................21
Hình 1.13: Dùng Bondfill SB hàn tiêu cổ răng...............................................22
Hình 1.14: Dùng Bondfill SB hàn mòn răng...................................................22
Hình 1.15: Dùng Bondfill SB trám bít hố rãnh...............................................22
Hình 1.16: Dùng Bondfill SB hàn sâu chân răng............................................22
Hình 1.17: Dùng Bondfill SB sửa chữa phục hình..........................................23
Hình 1.18: Hình ảnh diện mòn của các bề mặt men đối diện với mẫu phục hồi
bằng các vật liệu LP, MC, FS, BF...................................................24
Hình 1.19: A. Răng trước khi phục hồi bằng Bondfill SB; B. Răng sau khi
phục hồi bằng Bondfill SB..............................................................25
Hình 2.1: Bộ dụng cụ khám............................................................................32
Hình 2.2: Dụng cụ lấy dấu bằng silicon..........................................................32
Hình 2.3: Vật liệu hàn Bondfill SB.................................................................33


Hình 2.4: Bộ dụng cụ hàn và vật liệu hàn Composite.....................................33
Hình 2.5: Dụng cụ đo kích thước tổn thương mòn răng trên mẫu hàm..........34
Hình 2.6: Cách li răng làm việc bằng đê cao su và làm sạch răng..................35
Hình 2.7: Sử dụng Priming teeth trong bộ chất hàn Bondfill SB....................36
Hình 2.8: Chuẩn bị dung dịch trộn và bột trộn Bondfill SB...........................36
Hình 2.9: Đặt chất hàn Bondfill SB vào lỗ hàn...............................................37
Hình 2.10: Dùng đầu silicon đánh bóng miếng hàn sau khi đã kiểm tra khớp
cắn...................................................................................................38
Hình 4.1. Hình ảnh tổn thương mòn mặt nhai lõm đáy chén ở nhóm răng hàm
lớn hàm trên....................................................................................67
Hình 4.2. Hình ảnh tổn thương mòn mặt nhai lõm đáy chén ở nhóm răng hàm
lớn hàm dưới...................................................................................68

Hình 4.3. Hình ảnh ngay sau điều trị tổn thương mòn mặt nhai lõm đáy chén
bằng Bondfill SB.............................................................................70
Hình 4.4: Hình ảnh miếng hàn R46 vỡ khu trú một phần sau 1 tháng hàn bằng
Composite.......................................................................................70
Hình 4.5: Onlay hợp kim sửa soạn tối thiểu được sử dụng để phục hồi mòn
răng sau...........................................................................................74
Hình 4.6: Onlay composite sửa soạn tối thiểu được sử dụng để phục hồi mòn
răng sau...........................................................................................74


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn
thân nói chung cũng như sức khỏe răng miệng nói riêng ngày càng được quan
tâm [1],[2]. Với những thay đổi về sinh lý khi tuổi tác tăng lên, con người từ
độ tuổi trung niên trở lên phải đối mặt với nhiều vấn đề về răng miệng, trong
đó có mòn răng [3]. Mòn răng là tình trạng mất mô răng do nguyên nhân toàn
thân hoặc tại chỗ diễn ra liên tục trong quá trình hình thành, phát triển và hoạt
động chức năng của răng. Tỷ lệ mòn răng tăng dần theo tuổi [4],[5]. Theo
nghiên cứu của Faye B và cộng sự (2005): 61,6% bệnh nhân có tiêu cổ răng,
12,3% mài mòn và 26,1% bệnh nhân có mòn hóa học [6]. Nghiên cứu của Hà
Ngọc Chiều và cộng sự (2014) trên người cao tuổi tại Hà Nội cho thấy: 88,9%
người cao tuổi có mòn mặt nhai và rìa cắn [7]. Mòn răng nói chung và đặc
biệt là mòn mặt nhai nhóm răng hàm lớn gây ra ê buốt răng, bệnh lý tủy răng,
nặng hơn có thể gây mất kích thước dọc khuôn mặt bệnh nhân,…. Có nhiều
biện pháp giải quyết vấn đề mòn răng nhưng biện pháp phục hồi lại thân răng
với các vật liệu hàn nếu có thể thực hiện được là một biện pháp đơn giản,
không tốn quá nhiều chi phí [8],[4]. Tuy nhiên với đặc điểm mô cứng răng
người khi tuổi tác tăng lên trở lên thay đổi khó kết dính với vật liệu, lực ăn

nhai quá mức [9],[10]… nên việc tìm kiếm một vật liệu phục hồi răng mòn có
tuổi thọ lâu dài rất khó khăn.
Gần đây, một loại vật liệu mới đã được giới thiệu, 4-META/MMA-TBB
resin cải tiến có bổ sung hạt độn hữu cơ (Bondfill SB, Sun Medical). Đây là
loại vật liệu mới đã được thử nghiệm in-vitro với nhiều ưu điểm và cách sử
dụng dễ dàng hứa hẹn là một vật liệu có thể giúp phục hồi có thời gian tồn tại
trên răng lâu dài hơn. Trên thế giới đã có những nghiên cứu áp dụng Bondfill
SB trong phục hồi mòn mặt nhai răng hàm, rìa cắn răng cửa, mòn cổ răng,


2

trám bít hố rãnh, phục hồi răng cũng như nghiên cứu theo dõi và đánh giá
hiệu quả của việc sử dụng vật liệu này với các răng sữa thiểu sản men hay các
phục hình trên implant [11],[12],[13],[14],[15]. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt
Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả điều trị lâm sàng của vật liệu
Bondfill SB trên các đối tượng bị mòn răng.
Vì thế, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều
trị tổn thương mòn mặt nhai nhóm răng hàm lớn bằng 4-META/MMATBB có bổ sung hạt độn hữu cơ” với các mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm tổn thương mòn mặt nhai nhóm răng hàm lớn trên
nhóm đối tượng từ 45 tuổi trở lên và đánh giá kết quả điều trị tổn
thương này bằng 4-META/MMA-TBB có bổ sung hạt độn hữu cơ.
2. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị mòn mặt nhai
nhóm răng hàm lớn trên nhóm đối tượng từ 45 tuổi trở lên bằng 4META/MMA-TBB có bổ sung hạt độn hữu cơ.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Một số đặc điểm về mòn răng của người trung niên và người cao tuổi
1.1.1. Đặc điểm răng ở người trung niên và người cao tuổi
Sự phân chia nhóm tuổi chưa có sự thống nhất giữa các quốc gia. Ở Việt
Nam, nhóm tuổi được xác định dựa trên chuẩn tuổi của Liên Hợp Quốc [16].
Tổ chức y tế Thế giới (WHO) chia các nhóm tuổi già như sau:
- Người trung niên: Từ 45 - 59 tuổi
- Người cao tuổi: Từ 60 - 74 tuổi
- Người già: Từ 75 - 90 tuổi
- Người già sống lâu: Từ 90 tuổi trở lên [17],[18].
Việc phân chia già, trẻ theo tuổi không phản ánh chính xác quá trình
sinh học của con người. Vì vậy, mọi sự phân chia theo tuổi chỉ có tính chất
ước lệ, có ý nghĩa tương đối [18].
Trên lâm sàng, một trong những biểu hiện của sự lão hóa mô cứng của
răng là hiện tượng mòn răng. Các tình trạng mòn răng- răng, mài mòn răng,
mòn hóa học sẽ gây biến đổi ở men răng, ngà răng, tủy răng, xương răng.
Biến đổi ở men răng [9],[10],[19],[20],[21]
Về mặt đại thể:
- Răng trở nên tối màu hơn do men răng ngày càng trong suốt hơn, có
dấu hiệu của mòn răng.
- Thân răng có nhiều đường nứt dọc
- Diện tích men răng che phủ thân răng bị thu hẹp
- Tăng dần diện tích thân và chân không có men che phủ…
Về mặt vi thể:
- Giảm số lượng đuôi của các trụ men


4

- Giảm số lượng lá men
- Giảm tính thấm đối với dịch

- Tăng hàm lượng fluor và nitrogen…
Những thay đổi của men răng theo tuổi giúp men răng tăng khả năng
chống lại sâu răng. Nhưng phần ngà thân và chân răng không có men che phủ
thường ở các vị trí cổ răng, mặt nhai thuận lợi cho hình thành mảng bám, tăng
khả năng mắc bệnh cho răng.
Biến đổi của ngà răng [9],[10],[19],[20],[21]
Theo tuổi tác cùng những tác động của bênh lý như sâu răng, mòn
răng… làm ngà răng thay đổi theo nhiều dạng thức, ngà thứ phát sinh lý, ngà
xơ cứng và ngà sửa chữa (ngà thứ ba) ngày càng dày hơn.
- Ngà sửa chữa:
 Hình thành ngay gần vùng răng bị kích thích (sâu răng, chấn thương)
do kích thích hoạt động của nguyên bào tạo ngà.
 Làm giảm sự nhạy cảm của răng, giúp tủy có cơ hội hồi phục
 Thường gặp ở vùng răng trước
- Ngà xơ cứng (ngà trong suốt)
 Là phản ứng bảo vệ khi tổn thương ngà nguyên phát
 Trong ống ngà có nhiều sợi collagen và tinh thể. Ống ngà dần bị phá
hủy và ngà trở nên vôi hóa hơn
Các thay đổi của ngà răng dẫn đến các biểu hiện lâm sàng như: mất cấu
trúc ống ngà làm giảm sự nhạy cảm của mô, giảm tính thấm của ngà răng
ngăn ngừa sự xâm nhập của các độc tố, ngà răng dày lên làm giảm phản ứng
của tủy cũng như giảm nguy cơ lộ tủy, độ trong suốt của ngà ngày càng giảm,
nhiễm màu ngà khi có các tổn thương.


5

Biến đổi của tủy răng [9],[10],[19],[20],[21]
Thông thường, chúng ta quan sát thấy có một số sự thay đổi ở tủy như sau:
- Giảm thể tích và kích thước buồng tủy do sự tạo ngà liên tục từ phía

mặt nhai và vùng chẽ.
- Số lượng tế bào giảm (các tế bào cũng giảm số lượng bào quan như:
lưới nguyên sinh chất, ty thể…). Các nguyên bào sợi và nguyên bào tạo ngà
cũng thoái hóa.
- Thay đổi thành phần của sợi liên kết: Tăng lượng sợi collagen cùng
với tăng lượng sợi Von Korff.
- Thu hẹp đường kính mạch màu nuôi dưỡng, xơ vữa các vi động
mạch, dày nội mạc thành mạch.
- Thay đổi sự phân bố của thần kinh: Các dây thần kinh tập trung tại
trung tâm của điểm thoát ra của dây thần kinh, thoái hóa và mất dần các dây
thàn kinh dẫn truyền làm tăng ngưỡng kích thích đau.
- Tủy canxi hóa có thể xảy ra ở tủy buồng hoặc tủy chân. Có thể gặp
hai loại là sỏi tủy hoặc canxi hóa lan tỏa.
- Răng được nuôi dưỡng kém hơn và giòn hơn nên dễ vỡ, dễ sứt mẻ.
1.1.2. Mòn răng
Mòn răng là sự mất tổ chức của răng do nguyên nhân toàn thân hoặc tại
chỗ. Grippo và cộng sự [22] chia mòn răng thành 4 loại:
- Mòn răng - răng
- Mài mòn
- Mòn hóa học
- Tiêu cổ răng
1.1.2.1. Mòn răng - răng
Mòn răng răng là mất mô cứng do tiếp xúc giữa các răng đối đầu dưới tác
động của các tác nhân nội tại [4],[23],[24].


6

Nguyên nhân:
Có thể mòn răng răng sinh lý hoặc bệnh lý (khó chẩn đoán là sinh lý

hay bệnh lý), tác nhân nội tại thường là trụ men của răng đối diện.
Những điểm chạm sớm và điểm cản trở cắn là các điểm mòn răng sinh
lý thường xuất hiện sớm.
Mòn bệnh lý thường do khớp cắn bất thường hoặc rối loạn khớp cắn
sau nhổ răng, nghiến răng. Mòn răng do nghiến răng phụ thuộc vào kiểu
nghiến răng: nghiến trung tâm hoặc nghiến lệch tâm [4],[23],[24], [25].
Triệu chứng:
Đại thể: mòn rìa cắn trước sau đó đến các múi, gờ mặt nhai răng. Đối
với các răng cửa hàm trên rìa cắn thường bị mòn theo hướng từ trong ra
ngoài, từ trên xuống dưới, còn các răng cửa dưới có hướng ngược lại. Bề mặt
tổn thương có thể phẳng trong giai đoạn mòn men, khi ngà bị lộ tốc độ mòn
ngà răng nhanh hơn tạo nên các tổn thương lõm đáy chén. Các tổn thương của
2 răng đối đầu thường khớp khít vào nhau. Khi mòn răng tới mặt bên sẽ làm
biến đổi diện tiếp giáp thành điểm tiếp giáp, làm răng di chuyển về phía gần.
Vi thể: mặt mòn phẳng, giới hạn rõ, có các đường xước song song theo
một hướng duy nhất và tương đồng với các tổn thương trên mặt răng đối đầu
[4],[23],[24], [26].

Hình 1.1: Mòn răng răng [8]


7

1.1.2.2. Mài mòn
Mài mòn là quá trình mòn răng bệnh lý do tác động của các lực ma sát
từ các tác nhân ngoại lai tới răng [23],[24], [27].
Nguyên nhân:
- Lực/ tần số/ kỹ thuật chải răng [28], [29]
- Độ cứng của lông bàn chải [28], [29]
- Các hạt trong kem đánh răng thô, thói quen cắn các vật cứng, xơ….

[29].
- Thói quen ăn đồ xơ cứng [29]
- Thứ phát sau mài mòn hóa học [30]
- Thói quen cắn các vật cứng (cắn bút, chỉ, đinh, tẩu thuốc,…) [29]
Đặc điểm tổn thương:
Đại thể:
- Vị trí phụ thuộc vào tác động của lực ngoại lai, có thể khu trú ở một
nhóm răng hay một số răng do tiếp xúc liên tục với lực ma sát [23], [24].
- Vùng tổn thương ranh giớirõ, trên các tổn thương lộ ngà có thể có các
tổn thương lõm đáy chén [23], [24].
Vi thể:
Có hình ảnh các đường xước theo các hướng khác nhau, xen kẽ với các
tổn thương sâu hơn tạo thành hố rãnh [23], [24].
Tổn thương mài mòn hay gặp là do kỹ thuật chải răng ngang gây ra.
Vùng cổ răng dễ bị bàn chải làm cho mài mòn đặc biệt là ở răng nanh và răng
tiền hàm thứ nhất [23], [24].


8

Hình 1.2: Mài mòn do chải răng[31]
1.1.2.3. Mòn hóa học
Là quá trình mòn răng bệnh lý do các hóa chất mà không có sự tác động
của vi khuẩn [26].
Cơ chế: do các chất hóa học có pH thấp làm tan các tinh thể
hydroxyl apatit [25], [32].
Nguyên nhân: Do các axit có nguồn gốc nội tại hoặc ngoại lai [27], [25], [29].
Các nguồn bên ngoài của axit như: Các axit từ môi trường, chế độ ăn và
thuốc men. Do yếu tố nghề nghiệp, làm ắc quy khi răng tiếp xúc với khí ga
axit, những người thường xuyên bơi trong bể có chứa clo, chế độ ăn có nhiều

hoa quả có tính axit, uống nước có ga, thuốc vitamin C,… [25], [27], [29].
Các axit có nguồn gốc nội tại như: Hội chứng trào ngược dạ dày thực
quản, nôn do boulimie (ăn vặt quá độ, chứng háu ăn),….[25], [27], [29].
Đặc điểm của tổn thương: Tổn thương thường lan rộng và ít có giới
hạn, có góc. Vị trí tổn thương thường ở các răng gần nhau nơi có axit phá hủy
mạnh nhất, tổn thương có thể ở tất cả các mặt răng [25], [27], [29].
- Trong hội chứng trào ngược: Tổn thương thường ở mặt trong răng
cửa trên [25], [27], [29].
- Mòn răng do hơi axit chì: Thường thấy ở mặt ngoài răng [25], [27], [29].
Tổn thương mòn hóa học làm bề mặt men trở nên trong suốt, các tổn
thương lộ ngà cũng có thể tạo hình ảnh lõm đáy chén với vành men trong
suốt ở chu vi [25], [27], [29].


9

Hình 1.3: Mòn hóa học [31]
1.1.2.4. Tiêu cổ răng
Là tổn thương tổ chức cứng trên bề mặt cổ răng trong quá trình răng
chịu lực uốn. Nguyên nhân hay gặp là do răng xoay trục hoặc cản trở cắn sang
bên. Các răng này phải chịu lực uốn tại đúng đường ranh giới men xương
răng ngang mức mào xương ổ răng với tỉ lệ khác nhau từ 27 - 85%. Các tổn
thương khác nhau từ dạng rãnh nông để tổn thương lan rộng hoặc khiếm
khuyết hình chêm lớn, các góc và bờ tổn thương sắc nét [33], [34].

Hình 1.4: Tiêu cổ răng [25]
Đặc điểm tổn thương: hình dạng và kích thước của tổn thương được
quyết định bởi hướng, cường độ, tần suất, thời gian và vị trí của các lực phát
sinh khi các răng tiếp xúc. Lee và Eakle là người đầu tiên mô tả đặc điểm của



10

tổn thương do ứng suất kéo. Họ kết luận rằng một tổn thương tiêu cổ răng
thường ở tại hoặc gần vị trị tập trung ứng suất kéo lớn nhất, tổn thương lõm
hình chêm tiến triển đơn độc ở một răng, tổn thương có góc nhọn bờ sắc nét,
tỉ lệ thuận với cường độ và tần suất của các ứng suất kéo [23], [35].
Tuy nhiên trên mỗi bệnh nhân thường có nhiều dạng mòn hơn là một
loại mòn răng đơn lẻ [23].
Tuy nhiên, trên mỗi bệnh nhân, đặc biệt là người cao tuổi, chúng ta có
thể gặp các tổn thương: Mòn răng răng, mài mòn, mòn hóa học và tiêu cổ
răng riêng rẽ hoặc có thể kết hợp với nhau tạo thành vòng xoắn bệnh lý phức
tạp. Chúng ta có thể gặp các dạng tổn thương phối hợp như sau:
- Mòn răng răng - mòn hóa học
- Mòn răng răng - tiêu cổ răng
- Mòn răng răng - mài mòn
- Mài mòn - tiêu cổ răng….. [23].
1.1.2.5. Chỉ số mòn răng
Chỉ số mòn răng (Tooth wear index - TWI) theo Smith và Knight đề
xuất năm 1984 là chỉ số được chấp nhận nhất để phân loại mòn răng [36]:


11

Bảng 1.1: Chỉ số mòn răng Smith & Knight 1984 [36]
Thang
điểm

Bề mặt
Mặt nhai, mặt trong,


0

1

2

mặt ngoài, rìa cắn
Cổ răng
Mặt nhai, mặt trong,
mặt ngoài, rìa cắn
Cổ răng
Mặt nhai, mặt trong,
mặt ngoài
Rìa cắn
Cổ răng
Mặt nhai, mặt trong,
mặt ngoài

3

Rìa cắn
Cổ răng
Mặt nhai, mặt trong,

4

mặt ngoài
Rìa cắn
Cổ răng


Tiêu chí
Không mất men bề mặt
Không có thay đổi đường viền cổ răng
Mất men bề mặt
Mất đường viền cổ răng tối thiểu
Mất men chỉ lộ ngà <1/3 bề mặt
Mất men chỉ lộ ngà
Mất tổ chức <1mm
Mất men lộ ngà > 1/3 bề mặt
Mất men, mất ngà đáng kể nhưng không
lộ tủy
Mất tổ chức chiều sâu 1-2mm
Mất men hoàn toàn, hoặc lộ tủy, hoặc lộ
ngà thứ phát
Lộ tủy, hoặc lộ ngà thứ phát
Mất tổ chức > 2mm chiều sâu, lộ tủy,
hoặc lộ ngà thứ phát

Ngoài ra, một số chỉ số khác được áp dụng ít hơn như: chỉ số mòn răng
Lussi (1999), chỉ số mòn răng đơn giản,…


12

1.1.3. Một số giải pháp điều trị mòn răng
Việc điều trị mòn răng thường khá khó khăn vì vậy cần kết hợp điều trị
mòn răng và các biện pháp dự phòng
1.1.3.1. Dự phòng
Loại bỏ các yếu tố liên quan rõ ràng bằng cách tư vấn cho bệnh nhân:

- Hạn chế ăn uống các loại thực phẩm, đồ uống có tính axit, và nên dùng
các loại thực phẩm này cùng trong bữa ăn.
- Tránh ăn thức ăn quá cứng, nhai đều 2 bên.
- Ăn uống lành mạnh, giảm uống rượu bia, điều trị tốt các bệnh lý gây
trào ngược dạ dày.
- Vệ sinh răng miệng đúng kỹ thuật chải xoay tròn hoặc chải dọc bằng
bàn chải mềm, chải sau bữa ăn ít nhất 30 phút.
- Loại bỏ các thói quen xấu như cắn hạt, mở nắp bia bằng răng,…
- Khám răng miệng định kỳ, kiểm tra khớp cắn và loại bỏ các yếu tố gây
sang chấn khớp cắn. [23]
1.1.3.2. Điều trị triệu chứng
Vấn đề hay gặp nhất của mòn răng là ê buốt răng.
Để giải quyết ê buốt răng có các biện pháp: dùng kem chải răng có chất
chống nhạy cảm ngà (như Potassium Nitrate 5%), nước súc miệng có bổ sung
các thành phần như Potassium 3%, Sodium Fluoride 0,2%. Một số sản phẩm
kem đánh răng chống ê buốt có trên thị trường như Sensodyne Rapid, Colgate
Sensitive, …[23]
Một số sản phẩm khác dùng để chống ê buốt răng như: Verni Fluor bôi
tại chỗ gồm Sodium Fluoride 5% có tác dụng kết tủa CaF2 ở bề mặt ngà răng
bị lộ; Ferric Oxalat 6% và Potassium Oxalate 3% tạo tinh thể Oxalat bịt ống
ngà; Glutaraldehyde có tác dụng kết tủa protein trong ống ngà; Casein


×