Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, TĂNG HUYẾT áp và một số yếu tố LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH tại THỊ TRẤN HUYỆN PHÙ yên, TỈNH sơn LA năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.81 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TÊ

ĐINH THỊ THÙY LINH

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, TĂNG HUYÊT ÁP VÀ
MỘT SỐ YÊU TỐ LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
TẠI THỊ TRẤN HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ DINH DƯỠNG

HÀ NỘI –2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TÊ

ĐINH THỊ THÙY LINH

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, TĂNG HUYÊT ÁP VÀ
MỘT SỐ YÊU TỐ LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
TẠI THỊ TRẤN HUYỆN PHÙ YÊN, TỈNH SƠN LA NĂM 2018

Chuyên ngành : Dinh dưỡng
Mã sô
: 60720303


LUẬN VĂN THẠC SĨ DINH DƯỠNG
Chủ tịch hội đồng

Người hướng dẫn khoa học

Lê Thị Hương

PGS.TS. Nguyễn Quang Dũng

HÀ NỘI –2019


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Nguyễn Quang Dũng đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cặn kẽ cho
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban Lãnh đạo và Phòng ĐT QLKH - HTQT của Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng đã tạo
điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng quản lý Đào
tạo Sau Đại học Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo môi trường học tập thuận
lợi cho em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Dinh dưỡng &An toàn
thực phẩm – Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng đã đóng góp
nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh Sơn La và Khoa phòng chống bệnh không lây nhiễm đã hỗ trợ, tạo điều
kiện cho em trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, người
thân và bạn bè đã luôn ở bên động viên, khích lệ để em không ngừng học tập
và phấn đấu trưởng thành như ngày hôm nay.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Học viên

Đinh Thị Thùy Linh


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội.
- Phòng quản lý Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Y Hà Nội.
- Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng - Trường Đại học
Y Hà Nội.
- Bộ môn Dinh dưỡng & An toàn thực phẩm.
- Hội đồng chấm Khóa luận tôt nghiệp thạc sĩ năm học 2017 – 2019.
Em xin cam đoan đây là nghiên cứu của em. Các số liệu, cách xử lý,
phân tích số liệu là hoàn toàn trung thực và khách quan. Các kết quả nghiên
cứu này chưa được công bố trên bất kỳ tài liệu nào.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019


Học viên

Đinh Thị Thùy Linh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................3
1.1. Tình trạng dinh dưỡng và phương pháp đánh giá tình trạng dinh
dưỡng....................................................................................................3
1.1.1. Tình trạng dinh dưỡng....................................................................3
1.1.2. Nguyên nhân, hậu quả của thiếu năng lượng trường diễn.............4
1.1.3. Nguyên nhân, hậu quả của thừa cân và béo phì.............................4
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ thừa cân – béo phì...........................................5
1.1.5. Đặc điểm dịch tễ học tình trạng dinh dưỡng..................................7
1.1.6. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng...............................9
1.2. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp.............................................12
1.2.1. Định nghĩa....................................................................................12
1.2.2. Phân độ tăng huyết áp..................................................................13
1.3. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới...............................................14
1.4. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam..............................................15
1.5. Một sô yếu tô liên quan đến tăng huyết áp.......................................18
1.5.1. Tuổi...............................................................................................18
1.5.2. Di truyền.......................................................................................19
1.5.3.Thừa cân, béo phì..........................................................................19
1.5.4. Thói quen ăn uống........................................................................21
1.5.5. Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia.........................................22
1.5.6. Hoạt động thể lực..........................................................................23
1.6. Đặc điểm tình hình địa bàn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La..............24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........26

2.1. Đôi tượng nghiên cứu.........................................................................26
2.2. Thời gian thu thập sô liệu và địa điểm nghiên cứu.........................26


2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................26
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.......................................................................26
2.4. Phương pháp thu thập sô liệu và tiêu chuẩn đánh giá....................27
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................27
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá......................................................................28
2.4.3. Kỹ thuật thu thập số liệu...............................................................30
2.5. Các biến sô nghiên cứu theo mục tiêu..............................................32
2.6. Quy trình thu thập sô liệu..................................................................34
2.7. Phân tích sô liệu..................................................................................35
2.8. Sai sô và biện pháp khắc phục..........................................................36
2.9. Đạo đức nghiên cứu............................................................................36
CHƯƠNG 3: KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................39
3.1. Thông tin chung đôi tượng nghiên cứu:...........................................39
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của đôi tượng nghiên cứu..........................40
3.3. Tình trạng tăng huyết áp của đôi tượng nghiên cứu.......................43
3.4. Một sô môi liên quan đến tình trạng dinh dưỡng............................45
3.5. Một sô yếu tô liên quan đến tăng huyết áp.......................................49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................56
4.1. Đặc điểm chung của đôi tượng nghiên cứu......................................56
4.2. Tình trạng dinh dưỡng, tăng huyết áp.............................................58
4.2.1.Tình trạng dinh dưỡng...................................................................58
4.2.2. Tình trạng tăng huyết áp...............................................................60
4.2. Một sô yếu tô liên quan đến tới tình trạng dinh dưỡng, tăng huyết
áp.........................................................................................................61
4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng......................61

4.2.2. Một số mối liên quan với tình trạng tăng huyết áp.......................65


KÊT LUẬN 70
1. Tình trạng dinh dưỡng, tăng huyết áp................................................70
1.1. Tình trạng dinh dưỡng.....................................................................70
1.2. Tình trạng tăng huyết áp..................................................................70
2. Một sô yếu tô liên quan với tình trạng dinh dưỡng và tăng huyết áp
.............................................................................................................70
2.1. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng.........................70
2.2. Một số mối liên quan với tình trạng tăng huyết áp..........................71
KHUYÊN NGHỊ............................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................73
PHỤ LỤC

74


DANH MỤC VIÊT TẮT
BMI
CED
ESH/ESC

Body mass index (Chỉ số khối cơ thể)
Chronic Enrgy Deficiency (Thiếu năng lượng trường diễn)
European Society of Hypertension/Eutropean Society of

HATT
HATTr
TC-BP

THA
TTDD
JNC
WHO
WHR

Cardiology (Hội tăng huyết áp/Hội tim mạch Châu Âu)
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương
Thừa cân béo phì
Tăng huyết áp
Tình trạng dinh dưỡng
Joint National Committee (Ủy ban liên quốc gia)
World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)
Waist-to-Hip Ratio (Tỷ lệ vòng eo/vòng mông)


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 1.1.

Tỷ lệ thừa cân - béo phì của người trưởng thành tại các nước
trên thế giới năm 2010 và 2014.................................................7

Biểu đồ 1.2.

Tỷ lệ tăng huyết áp tại Việt Nam.............................................16


Biểu đồ 1.3.

Số mắc tăng huyết áp tính trên 100.000 dân trong các năm
2000-2013...............................................................................17


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa cân – béo phì hiện nay đang được xem là một “ đại dịch ” mới của
thế kỷ 21, Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2014 có khoảng 2 tỷ người
lớn thừa cân, trong số đó 670 triệu người bị coi là béo phì (chỉ số khối cơ thể
(BMI) ≥30 kg/m²) và 98 triệu người bị béo phì độ 3 (BMI ≥35 kg/m²). Ước
tính có 2,7 tỷ người trưởng thành sẽ thừa cân, hơn 1 tỷ người bị béo phì và
177 triệu người trưởng thành bị ảnh hưởng nặng bởi béo phì vào năm 2025 .
Tình trạng dinh dưỡng là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng lớn đến các bệnh không
lây nhiễm. Đặc biệt béo phì, biểu hiện qua chỉ số khối cơ thể là một yếu tố
nguy cơ của tăng huyết áp (THA), góp phần làm biến cố tim mạch nặng hơn.
Béo phì theo BMI làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 5,9 lần. Béo phì theo vòng
eo làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 4,3 lần . Theo báo cáo của WHO năm 2014
thừa cân béo phì, ăn quá nhiều muối, nhiều chất béo, chế độ ăn ít chất xơ, sử
dụng rượu bia, ít vận động thể lực… là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ
lệ mắc bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng .
Ngày nay, ngoài BMI, vòng eo, chỉ số vòng eo/vòng mông biểu hiện cho
béo phì trung tâm được quan tâm trong bệnh lý tim mạch đặc biệt là bệnh
tăng huyết áp. Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính có liên quan chặt chẽ
tới lối sống của người bệnh . Năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố tỷ
lệ THA chung trên toàn thế giới là 22%, có xu hướng tăng ở các nước đang
phát triển . Tỷ lệ THA ở người trên 25 tuổi là 40% .
Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị THA, đến năm

2009 tỷ lệ THA ở người lớn là 25,4% và năm 2016 tỷ lệ người lớn bị THA ở
mức báo động đỏ là 48%. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học
Việt Nam, người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu
người tại 8 tỉnh, thành phố trên toàn quốc có 47,3% người Việt Nam (20,8


2

triệu người) bị tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp:
Có 39,1% (8,1 triệu người) không được phát hiện bị tăng huyết áp; có 7,2%
(0,9 triệu người) bị tăng huyết áp không được điều trị; có 69,0% (8,1 triệu
người) bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được .
Tại tỉnh Sơn La qua số liệu thống kê bệnh THA có xu hướng gia tăng,
đặc biệt là những năm gần đây theo số liệu báo cáo năm 2017 số bệnh nhân
THA trên toàn tỉnh được phát hiện 16.369 người . Trên thực tế ở cộng đồng,
có rất nhiều người không biết họ mắc bệnh THA mà việc phát hiện chỉ là sự
tình cờ do các đợt khám đại trà tại cộng đồng hoặc đến khám tại các Trạm Y
tế xã do một bệnh khác. Số bệnh nhân THA được quản lý trong năm 2017:
458 người . Bên cạnh đó tại Sơn La chưa có số liệu về tình trạng dinh dưỡng
ở người trưởng thành. Trong khi đó còn có rất nhiều bệnh nhân bị THA ở
cộng đồng chưa được phát hiện quản lý và điều trị, tình trạng dinh dưỡng trên
người trưởng thành chưa được quan tâm. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài
“Tình trạng dinh dưỡng, tăng huyết áp và một sô yếu tô liên quan trên
người trưởng thành tại thị trấn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La năm 2018”
được thực hiện với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng, tăng huyết áp của người trưởng thành
tại thị trấn huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và
tăng huyết áp của người trưởng thành tại thị trấn huyện Phù Yên,
tỉnh Sơn La năm 2018.



3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình trạng dinh dưỡng và phương pháp đánh giá tình trạng dinh
dưỡng.
1.1.1. Tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu
trúc và hóa sinh phản ảnh các mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các
chất dinh dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức
ăn ăn vào vào tình trạng sức khỏe, khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không
tốt (thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng) là biểu hiện có vấn đề về sức khỏe hoặc
dinh dưỡng hoặc cả hai. Tình trạng dinh dưỡng của một quần thể dân cư được
thể hiện bằng tỷ lệ các cá thể bị tác động bởi các vấn đề dinh dưỡng .
Đánh TTDD là quá trình thu thập và phân tích thông tin, số liệu về
TTDD và nhận định tình hình dựa trên cơ sở các thông tin số liệu đó .
Mục đích của quá trình đánh giá TTDD là xác định thực trạng dinh
dưỡng, xác định các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, tìm ra những yếu tố liên
quan đến TTDD là xác định thực trạng dinh dưỡng, trên cơ sở đó dự báo tình
hình dinh dưỡng trong tương lai và đề ra các giải pháp can thiệp nhằm cải
thiện tình trạng dinh dưỡng hiện tại ,.
Tình trạng gầy hay thiếu năng lượng trường diễn là khi cơ thể bị suy
dinh dưỡng do thiếu ăn sẽ có cân nặng thấp, lớp mỡ dưới da giảm, các đầu
xương lồi to ra so với bình thường, da mất chun giãn và tinh thần thể chất mệt
mỏi, uể oải .
Béo phì là hiện tượng tích lũy lipid trong tổ chức mỡ, có thể cục bộ hay
toàn thể. Thừa cân là tình trạng cận nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với
chiều cao .



4

Ngoài ra béo phì còn được xác định: Béo phì vùng bụng hay béo phì
trung tâm được định nghĩa khi tỷ số vòng eo/vòng mông ≥ 0,90 ở nam và ≥
0,80 ở nữ , .
1.1.2. Nguyên nhân, hậu quả của thiếu năng lượng trường diễn
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiếu nặng lượng trường diễn là hậu quả
của thiếu ăn và bệnh tật. Các nguy cơ dẫn đến thiếu năng lượng trường diễn ở
người trưởng thành diễn ra theo chu kỳ vòng đời, các giai đoạn có quan hệ
mật thiết với nhau và mỗi giai đoạn có ý nghĩa nhất định đối với tình trạng
thiếu nặng lượng trường diễn ở người trưởng thành đặc biệt là phụ nữ ở tuổi
sinh đẻ: Việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và thức ăn bổ sung không đầy
đủ; Thiếu sự chăm sóc từ người lớn và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng; Thiếu
ăn về cả số lượng và chất lượng, vấn đề an ninh lương thực …
Hậu quả của thiếu năng lượng trường diễn: Tình trạng dinh dưỡng của
bà mẹ trước khi có thai có liên quan chặt chẽ tới cân nặng và chiều dài của trẻ
sơ sinh. Gánh nặng bệnh tật đặc biệt là bệnh nhiễm trùng như sốt rét, tiêu
chảy, nhiễm giun, nhiễm khuẩn hô hấp…vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả
gây ra tình trạng thiếu nặng lượng trường diễn. Bên cạnh đó nó cũng làm
giảm khả nặng lao động chân tay và trí óc, dẫn đến giảm thu nhập cho bản
thân gia đình và xã hội .
1.1.3. Nguyên nhân, hậu quả của thừa cân và béo phì
Nguyên nhân của thừa cân, béo phì do bữa ăn cung cấp quá thừa năng
lượng so với nhu cầu, ăn nhiều bữa, lượng các chất béo khẩu phần quá nhiều
với các món ăn xào, rán. Những tập quán ăn uống thay đổi, ít ăn chất xơ, ít
rau quả. Do lối sống trong thời kỳ khoa học công nghệ mới, lao động thể lực
ít, ít luyện tập.
Hậu quả của thừa cân béo phì: Béo phì là một bệnh dinh dưỡng đồng

thời là một trong nguy cơ chính của bệnh mạn tính không lây như tăng huyết


5

áp, đái tháo đường, đột quỵ…Béo phì còn làm tăng nguy cơ sỏi mật ở mọi lứa
tuổi và các giới so với người có cân nặng bình thường đặc biệt là những người
béo bụng .
1.1.4. Các yếu tô nguy cơ thừa cân – béo phì
Béo phì là hậu quả của tình trạng mất cân bằng năng lượng trong đó
năng lượng ăn vào vượt quá năng lượng tiêu hao trong một thời gian khá dài .
Cân nặng cơ thể tăng lên có thể do chế độ ăn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc
do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lượng. Một số nghiên cứu cho
rằng nguyên nhân còn có thể do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu
đã chỉ ra một số nguy cơ chủ yếu sau:
Khẩu phần và thói quen ăn uông
Nguyên nhân cơ bản của bệnh thừa cân – béo phì là do sự mất cân bằng
giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao .
Cân nặng không đổi: Năng lượng ăn vào = năng lượng tiêu hao
Cân nặng tăng lên: Năng lượng ăn vào > năng lượng tiêu hao
Cân nặng giảm đi: Năng lượng ăn vào = năng lượng tiêu hao
Nguồn cung cấp nhiệt năng: Cơ thể sử dụng năng lượng từ thức ăn
chứa các loại lipid, glucid và protein, chính vì vậy mọi người thường coi ba
chất trên là những chất sinh nhiệt hoặc chất dinh dưỡng sinh nhiệt trong cơ
thể. Sau khi hấp thu thức ăn được tiêu hóa trong cơ thể nhờ sự phân giải của
các men, sẽ xảy ra hàng loạt quá trình oxi hóa, sau đó nhiệt năng mới được
giải phóng dần dần từ 3 chất dinh dưỡng chính, đáp ứng cho những nhu cầu
sinh lý khác nhau của cơ thể. Nếu nhiệt năng còn thừa cơ thể sẽ trữ lại. Hình
thức tích trữ chủ yếu của nhiệt năng là dưới dạng mỡ
Do vậy khi chế độ ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu, nếp sống

làm việc tĩnh tại, ít tiêu hao nặng lượng sẽ làm cân nặng cơ thể tăng lên. Vì ăn
uống vốn là sự thích thú nên con người thường khó kiểm soát chế độ ăn của


6

mình. Ăn nhiều chất béo là một thói quen quan trọng đối với người thừa cân –
béo phì. Các thức ăn giàu chất béo thường ngon miệng nên người ta dễ bị ăn
thừa mà không biết. Mỡ có đậm độ năng lượng cao gấp 2 lần đường, lại cần ít
calo hơn để dự trữ dưới dạng triglyxerit, trong khi đường cần năng lượng để
chuyển thành axits béo tự do trước khi dự trữ. Vì vậy khẩu phần ăn có chứ
nhiều mỡ dễ dẫn đến thừa calo và tăng cân. Khi vào trong cơ thể, các chất
protein, lipid, glucid đều có thể trở thành chất béo dự trữ. Vì vậy không nên
coi ăn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo mà ăn quá thừa chất bột, đường, đồ
ngọt đều có thể gây béo .
Các thói quen ăn như ăn nhiều cơm (>3 bát/bữa), ăn nhiều vào bữa tối,
thích ăn thức ăn chứa nhiều nặng lượng (đường mật, nước ngọt, thịt mỡ, dầu
mỡ), thích ăn các món xào rán đã được nhiều tác giả nhận thấy khi nghiên cứu
trên những đối tượng là người lớn bị thừa cân – béo phì .
Hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực là yếu tố hết sức quan trọng đối với tình trạng thừa
cân – béo phì, tham gia vào quá trình thiết lập cân bằng năng lượng tiêu hao
và năng lượng ăn vào. Mặt khác, hoạt động thể lực còn giúp cơ thể chuyển
hóa tích cực. Do phương thức lao động và điều kiện sống thay đổi nên hoạt
động thể lực có xu hướng giảm đi. Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỷ lệ
béo phì đi song song với sự giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh
tại. Một số nghiên cứu nhận thấy nhóm người thừa cân béo phì thường dành
thời gian xem ti vi, giải trí nhiều hơn và hoạt động thể dục thể thao ít hơn so
với những người có tình trạng dinh dưỡng bình thường. Những người nghề
nghiệp làm việc tĩnh tại có nguy cơ bị thừa cân và béo phì gấp 5,4 lần so với

những người làm công việc lao động thể lực .


7

1.1.5. Đặc điểm dịch tễ học tình trạng dinh dưỡng
*Trên Thế giới
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2014), có khoảng 2 tỷ người lớn thừa cân,
trong số đó 670 triệu người bị coi là bị béo phì (BMI ≥30 kg/m²) và 98 triệu
người bị ảnh hưởng nặng (BMI ≥35 kg /m²). Ứớc tính có 2,7 tỷ người trưởng
thành sẽ thừa cân, hơn 1 tỷ người bị béo phì và 177 triệu người trưởng thành
bị ảnh hưởng nặng bởi béo phì vào năm 2025 . Ở các nước phát triển và đang
phát triển tỷ lệ béo phì đạt mức cao vì 2/3 số người trưởng trưởng thành đang
bị thừa cân .

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ thừa cân - béo phì của người trưởng thành tại các châu
lục thế giới năm 2010 và 2014
Tỷ lệ thừa cân – béo phì tại các nước trong khu vực trong 2 năm 2010
và 2014 đều tăng. Đặc biệt ở các nước Bắc Mỹ tỷ lệ thừa cân béo phì 65%
năm 2010 và 67% năm 2014 chiếm tỷ lệ cao nhất tiếp đến các nước khu vực
châu Đại dương chiếm tỷ lệ 64% .
Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và các bệnh không lây nhiễm
được chứng minh qua các nghiên cứu: Nghiên cứu tại vùng nông thôn Tehri –


8

Garhwwal của tác giả Praveer Saxena cho thấy khi chỉ số BMI tăng tỷ lệ THA
cũng tăng lên. Trong tổng số các đối tượng nghiên cứu có BMI<18,5, tỷ lệ
THA 16,2%. Đối tượng có BMI bình thường = 18,5-22,9 tỷ lệ THA 21,1%.

Nhóm đối tượng BMI = 23,0 - 24,9 tỷ lệ THA 19,9%. Nhóm đối tượng BMI >
24,9 tỷ lệ THA tăng lên 31,9%. Ở nam giới với vòng eo > 102 cm tỷ lệ bị
THA 66,7% cao hơn so với vòng eo < 94 cm chỉ có 10,9% đối tượng bị THA.
Ở nữ có vòng eo > 88 cm có tỷ lệ bị THA 69,2% cao hơn so với nữ vòng eo <
80 cm chỉ 11,9% đối tượng bị THA. Sự khác biệt này được tìm thấy có ý
nghĩa thống kê với p < 0,01 . Trong nghiên cứu về mối liên quan giữa BMI và
đái tháo đường và các biến chứng của nó ở người lớn tuổi ở Hoa Kỳ cũng
chứng minh rằng BMI tăng cao có liên quan đến nguy cơ biến chứng cao hơn
từ đái tháo đường. Đối với phụ nữ có BMI ≥40, nguy cơ phụ thuộc insulin
(95% CI: 2,3-5,4) gấp hai lần đối với phụ nữ có 25 ≤ BMI <27,5 (95% CI:
1,3-2,3). Trong nguy cơ tim mạch tai biến mạch máu não, thận với BMI ≥40
có nguy cơ cao gấp 2 lần (khoảng tin cậy 95% CI: 1,9-3,1) .
* Tại Việt Nam
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2005 trên 17.213 đối tượng tuổi
từ 25 đến 64 tại 64 tỉnh/thành phố đại diện cho 8 vùng sinh thái toàn quốc cho
thấy tỷ lệ thừa cân- béo phì (BMI > 23) là 16,3%, trong đó tỷ lệ béo phì là
9,7% và tỷ lệ béo phì độ I và II là 6,2% và 0,4% và có 20,9% đối tượng bị
thiếu năng lượng trường diễn. Tỷ lệ thừa cân - béo phì đang gia tăng theo tuổi,
ở nữ giới cao hơn so với nam giới, ở thành thị cao hơn ở nông thôn (32,5% và
13,8%). Tỷ lệ béo bụng là 39,8% và tăng theo tuổi trên cả nam và nữ. Một số
yếu tố liên quan đối với thừa cân - béo phì là khẩu phần ăn giàu thức ăn động
vật, thói quen ăn ngoài gia đình, tăng sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu
bia và ít vận động. Tỷ lệ mắc hội chưng chuyển hóa là 13,1% tăng theo tuổi .


9

Theo kết quả điều tra STEPS năm 2015 có 15,6% số người dân Việt
Nam hiện tại bị thừa cân béo phì (BMI ≥25) và không có sự khác biệt giữa
nam và nữ, tuy nhiên tỷ lệ này cao hơn ở thành thị (21,3%) so với nông thôn

(12,6%). Tỷ lệ thừa cân béo phì có xu hướng tăng nhanh theo thời gian .
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra TTDD có mối liên quan với các yếu tố:
tuổi, giới, hút thuốc lá, thuốc lào, sử dụng rượu bia… Theo nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Nhật Cảm năm 2016 tại Hà Nội: Một số yếu tố liên quan làm tăng
nguy cơ thiếu năng lượng trường diễn bao gồm: Ăn < 5 suất rau/trái cây trong
1 ngày (OR=1,63), làm trong cơ quan tổ chức ngoài nhà nước và người làm
nghề tự do (so với người nội trợ) (OR=2,2 và OR=1,7). Một số yếu tố liên quan
làm tăng nguy cơ thừa cân-béo phì bao gồm: sống ở thành thị (OR= 2,5), ăn
lượng muối ≥12 gam/ngày (OR=3,6) . Theo nghiên cứu về tình trạng dinh
dưỡng và xác định một số yếu tố liên quan người trưởng thành dân tộc Tày tại
hai xã thuộc huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang năm 2017 cho thấycó 10,7%
người dân thiếu nặng lượng trường diễn (CED), 30,5% thừa cân béo phì,
45,3% bị béo bụng. Các yếu tố: Tuổi, giới, hút thuốc lá, thuốc lào, sử dụng
rượu bia có liên quan với tình trạng béo bụng là tuổi OR= 2,4 (95% CI: 1,4 4,1); giới tính OR = 10,5 (95% CI: 5,0 - 21,9); hút thuốc lá OR= 16,2 (95% CI:
5,3 - 49,8); uống rượu bia OR = 8,4 (95% CI: 3,6 - 18,9) .
1.1.6. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Phương pháp đánh giá TTDD ngày càng được hoàn thiện và trở thành
chuyên ngành sâu của dinh dưỡng học. Để đánh giá TTDD người ta thường
dùng các phương pháp sau:
- Các phương pháp nhân trắc học
- Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống
- Các thăm khám thực thể/dấu hiệu lâm sàng
- Các xét nghiêm lâm sàng (hóa sinh, huyết học, các chất bài tiết)


10

- Các kiểm nghiệm chức phận để xác định các rối loạn chức phận do
thiếu hụt dinh dưỡng
- Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong

- Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến TTDD và sức khỏe , .
Phương pháp định lượng thường được sử dụng để đánh giá TTDD tại
cộng đồng phương pháp nhân trắc học:
+ Cân nặng là số đo thường dùng nhất và cũng là chỉ số đánh giá
TTDD sát thực nhất, tính bằng kilogam (kg). Thời gian cân vào buổi sáng sau
khi ngủ dậy, đã đi đại tiện và chưa ăn gì hoặc cân vào những giờ thống nhất
trong những điều kiện tương tự, vì cân nặng của một người trong ngày không
giống nhau.
+ Chiều cao đứng: Sử dụng thước đo chiều cao, tính bằng centimet (cm).
Có nhiều công thức tính cân nặng “nên có” như một số công thức sau:
+ Công thức Broca: Cân nặng “nên có” (kg) =cao (cm) -100
+ Công thức Lorentz: Cân nặng “nên có” (kg) =cao (cm) -100-((cao150)/4)
+ Công thức tính của cơ quan bảo hiểm Mỹ:
Cân nặng “nên có” (kg) = 50 + 0,75 (cao -150)
+ Tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng BMI để nhận định tình trạng dinh
dưỡng
BMI = cân nặng (kg)/[chiều cao (m)]2
* Chỉ số BMI (WHO, 1995)
Thường được biết đến bởi chữ viết tắt BMI theo tên tiếng Anh Body
Mass Index – được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Chỉ
số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832 . Năm
1998, Jame W.P.T, Ferro – Luzzi A và Waterlow J.C đã đưa ra chỉ số BMI
bình thường là từ 18,5 -24,9 .


11

Theo công bố chuẩn của WHO người trưởng thành :
• Thiếu năng lượng trường diễn độ 3: BMI <16 kg/m2











Thiếu năng lượng trường diễn độ 2: 16 ≤ BMI ≤16,99 kg/m2
Thiếu năng lượng trường diễn độ 1: 17,0 ≤ BMI ≤ 18,49 kg/m2
Thiếu năng lượng trường diễn: BMI <18,5 kg/m2
Bình thường: 18,5 kg/m2 ≤ BMI <25 kg/m2
Thừa cân: 25 ≤ BMI ≤30 kg/m2
Béo phì: BMI >30 kg/m2
Béo phì độ 1: BMI từ 30- ≤ 30kg/m2
Béo phì độ 2: BMI từ 30 - ≤ 40kg/m2
Béo phì độ 3: BMI ≥ 40 kg/m2

* Ưu điểm của phương pháp: Các bước tiến hành đơn giản, an toàn có
thể điều tra được trên diện rộng. Trang thiết bị rẻ, có khả năng mang vác
được. Không yêu cầu cán bộ có trình độ cao. Số liệu có độ tin cậy. Có thể
đánh giá được tình trạng dinh dưỡng trong quá khứ. Có thể xác định được
mức độ suy dinh dưỡng. Có thể dùng để đánh giá biến đổi tình trạng dinh
dưỡng. Các test sàng lọc nhằm mục đích xác định cá thể có nguy cơ cao.
* Hạn chế: Không thể dùng để phát hiện các trường hợp có sự thiếu hụt
dinh dưỡng trong một thời gian ngắn, hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng đặc
biệt. Những yếu tố không phải là dinh dưỡng như bệnh tật, di truyền, giảm
tiêu hao năng lượng, có thể làm giảm độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp.
Ngày nay người ta đã thấy rõ vị trí và số lượng của tổ trức mỡ trong cơ

thể đều do có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe. Béo bụng hay béo nội tạng
có liên quan đến nguy cơ tim mạch. Để tìm hiểu sự phân bố của mỡ trong cơ
thể người ta dùng các kỹ thuật hình ảnh như siêu âm, cộng hưởng tử, hấp thụ
tia X năng lượng kép, tuy nhiên các phương pháp này đắt tiền nên chỉ dùng
các nghiên cứu lâm sàng. Các kỹ thuật nhân trắc (tỷ số vòng eo/vòng mông
(WHR), vòng eo) cũng có giá trị để đánh giá sự phân bố của mỡ. Có nhiều tác
giả sử dụng ngưỡng WHR khác nhau (>1,0 ở nam và>0,8 ở nữ) được dùng để


12

xác định các đối tượng béo bụng. Người ta còn thấy vòng eo thường không
liên quan đến chiều cao mà có liên quan chặt chẽ đến chỉ số BMI và tỷ số
WHR do đó thường được coi là chỉ tiêu đơn giản để đánh giá khối lượng mỡ
bụng và mỡ toàn bộ cơ thể .
Số đo vòng eo: Tổ chức Y tế thế giới cho rằng số đo vòng eo >102 cm
ở nam và >88 cm ở nữ là có nguy cơ cao và số đo vòng eo >90 cm ở nam và
> 80 cm ở nữ là có nguy cơ mắc tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo
đường,.
Chỉ số vòng eo/vòng mông (WHR):Tỷ số ngày cũng có giá trị để đánh
giá sự phân bố mỡ. Khi tỷ lệ WHR vượt quá 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới
thì được coi là béo trung tâm . Một số điểm lưu ý là bệnh béo phì, mỡ tập
trung nhiều ở vùng quanh eo lưng thường được gọi là béo kiểu “trung tâm”
(béo phần trên, béo hình quả táo, béo kiểu đàn ông) có nhiều nguy cơ dối với
bệnh tật hơn là mỡ tập chung ở phần đùi (béo phần thấp, béo hình quả lê, béo
đàn bà) . Tỷ số này vượt quá 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới thì các nguy cơ
tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường đều tăng rõ rệt .
1.2. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp
1.2.1. Định nghĩa
Theo tổ chức Y tế thế giới: Một người lớn được gọi là THA khi HA tối đa,

HA tâm thu (HATT) ≥140 mmHg và/ hoặc HA tối thiểu, HA tâm trương
(HATTr) ) ≥ 90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hoặc có ít
nhất 2 lần được bác sĩ chẩn đoán là THA ,.
Huyết áp tối đa hay còn được gọi là huyết áp tâm thu (HATT): Tượng
trưng cho áp lực máu trong động mạch lúc tim co bóp. HATT được gọi là bình
thường khi có trị số bằng hay nhỏ hơn 120mmHg.


13

Huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương (HATTr): Tượng
trưng cho áp lực máu trong động mạch lúc tim dãn ra. HATTr được gọi là
bình thường khi có trị số bằng hay nhỏ hơn 80mmHg.
Huyết áp trung bình là áp suất tạo ra với dòng máu chảy liên tục và có lưu
lượng bằng với cung lượng tim.
1.2.2. Phân độ tăng huyết áp
Hiện nay có 2 phân độ THA thường được sử dụng phân độ THA theo
JNC 8 (Joint National Conmittee 7) năm 2014 và phân bộ THA theo
ESH/ESC (Eutropean Society of Hypertension/Eutropean Society of
Cardiology) năm 2013 , .
Bảng 1. 1. Phân loại HA theo ESH/ESC (2013)
Phân độ THA

Huyết áp (mmHg)
Tâm thu

Tâm trương

<120


<80

Bình thường

120-129

80-84

Bình thường cao

130-139

85=89

THA độ I

140 – 159

90 - 99

THA độ II

160 – 179

100 - 109

THA độ III

≥180


≥ 110

THA tâm thu đơn độc

≥140

<90

Lý tưởng

Bảng 1.2. Phân độ THA theo JNC 8(2014)
Phân độ THA

Huyết áp (mmHg)
Tâm thu

Tâm trương


14

Bình thường

<120

<80

Tiền THA

120 - 139


80 - 89

THA độ I

140 - 159

90 - 99

THA độ II

≥160

≥ 100

Cách phân loại THA tại Việt nam năm 2010, Bộ Y tế đã ban hành Quyết
định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 về hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị
tăng huyết áp trong đó phân loại tăng huyết áp như sau:
Bảng 1.3. Phân loại huyết áp tại Việt Nam
Phân loại

Huyết áp (mmHg)
Tâm thu

HA tối ưu

Tâm trương

<120


<80

HA bình thường

120 – 129

80 – 84

Tiền Tăng HA

130 – 139

85 – 89

THA độ 1

140 – 159

90 – 99

THA độ 2

160 – 179

100 – 109

THA độ 3

≥ 180


≥ 110

Nếu huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương không cùng mức độ thì chọn
mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được phân độ theo các
mức biến động của huyết áp tâm thu.
1.3. Tình hình tăng huyết áp trên thế giới
Năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố tỷ lệ THA chung trên toàn
thế giới là 22%, có xu hướng tăng ở các nước đang phát triển, tỷ lệ THA ở
người da đen cao hơn so với các sắc tộc khác . Tỷ lệ THA ở người trên 25
tuổi là 40% . THA ảnh hưởng sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới,


15

là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành,
suy tim, tai biến mạch máu não .
Tỷ lệ THA được nghiên cứu nhiều ở các nước với các vùng địa lý khác
nhau và dân tộc khác nhau trên toàn thế giới. Theo WHO, Châu Phi là nơi có
tỷ lệ THA chiến cao nhất là 46% trong đó tỷ lệ nam và nữ bằng nhau, tỷ lệ
THA thấp nhất ở khu vực Châu Mỹ chiếm 35% trong đó nam chiếm 39% và
nữ 32%. Tại Hoa Kì THA ở người từ 18 tuổi trở lên tăng dần theo năm: Giai
đoạn 2007-2008 là 28,6%, giai đoạn 2009-2010 là 29,7% .
Theo số liệu báo cáo của CDC – Hoa Kỳ từ năm 2003-2010. Tỷ lệ THA
ở người trưởng thành ở Mỹ (từ 18 tuổi) là 30,4% . Còn trong nghiên cứu
26.349 người từ 30 tuổi trở lên ở Mỹ cho thấy tỷ lệ THA cao hơn ở cả nam và
nữ so với số liệu báo cáo của CDC, cụ thể con số trên tương ứng 37,6% ở
nam và 40,1% ở nữ . Kết quả này phản ánh xu hướng mắc bệnh THA tăng
theo độ tuổi của người dân.
Nghiên cứu của tác giả Kaur P năm 2012 tại khu vực nông thôn miền
nam Ấn Độ cho thấy tỷ lệ THA tại đây là 21,4% . Năm 2015, nghiên cứu của

Mozaffarian D và cộng sự cũng chỉ ra tỷ lệ mắc THA có sự khác biệt theo tuổi
và giới, với nhóm tuổi từ 20-34, tỷ lệ của nữ và nam tương ứng là 6,2%-8,6%,
nhóm tuổi 35-44 tăng lên 18,3%-22,6%, từ trên 65 tuổi tỷ lệ à 62,0% và
67,8%. Ở tuổi từ 75 trở lên, tỷ lệ THA xấp xỉ 80% ,,.
Năm 2017, Lin H và cộng sự trong nghiên cứu đánh giá về tỷ lệ mắc
các bệnh không lây nhiễm trong nhóm tuổi trung niên và người già tại Trung
Quốc đã chỉ ra rằng THA chiếm tỷ lệ cao nhất (55,3%), tiếp theo rối loạn lipid
máu (33,5%), tiểu đường (21,9%), béo phì (12,4%) .
1.4. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam
Theo báo cáo thống kê của viện tim mạch Việt Nam và từ các nghiên
cứu tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành đang tăng nhanh theo thời gian .


×