Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Điều trị bệnh tim bẩm sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy (từ 1-2017 đến 8-2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.33 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Điều trị bệnh tim bẩm sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy
(từ 1-2017 đến 8-2017)
Lê Thành Khánh Vân, Trần Quyết Tiến và cộng sự
Bệnh Viện Chợ Rẫy

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí
Minh bắt đầu triển khai phẫu thuật tim bẩm sinh từ
năm 2000, là một trong những trung tâm mổ tim
lớn của cả nước4. Từ kết quả thống kê trong 10 năm
(2005 – 1015) điều trị bệnh tim bẩm sinh chúng
tôi thấy số lượng khá lớn bệnh nhân tim bẩm sinh
được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (2019 ca) và
đến năm 2016 là 2250 ca. Để phát triển chuyên sâu
và đáp ứng được nhu cầu điều trị bệnh tim bẩm sinh
trẻ em tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã thành lập Khoa
Hồi sức - Phẫu thuật tim trẻ em vào tháng 3-2017.
Chúng tôi nghiên cứu cập nhật 8 tháng đầu năm
2017 nhằm đánh giá tổng quan tình hình phẫu
thuật tim trẻ em tại đây sau 6 tháng thành lập khoa.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh lý tim bẩm sinh,
phương pháp và hiệu quả điều trị trong tổng số bệnh
nhân mắc bệnh điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ
1-2017 đến 8-2017. Từ mô hình bệnh tật cụ thể này,
đề ra phương hướng phát triển, nâng cao chất lượng
điều trị tim bẩm sinh trẻ em tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu dữ liệu
bệnh nhân nhập viện điều trị tại Khoa Hồi sức
Phẫu thuật Tim Trẻ em, Bệnh viện Chợ Rẫy từ


01/01/2017 đến 31/08/2017, được chẩn đoán xác
định mắc bệnh tim bẩm sinh.

Kết quả: Khảo sát tất cả 90 bệnh nhân timbẩm sinh trẻ em điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ
01/2017 đến 08/2017. Kết quả thu được bao gồm:
tổng số bệnh nhân tim bẩm sinh 90 ca,độ tuổi trung
bình: 5,21±2,17tuổi; giới tính: nam 40 (44,44%);
cân nặng nhỏ nhất= 4kg. Một số loại bệnh tim bẩm
sinh phổ biến: thông liên nhĩ (17 ca, 18,8%), thông
liên thất (32 ca, 35,5%), còn ống động mạch (6 ca,
6,6%), tứ chứng Fallot (10 ca, 11%); gần đây các
bệnh lý phức tạp ngày càng nhiều: hẹp đường ra
thất phải (12 ca, 13,3%), thất phải 2 đường ra (1 ca,
1,1%), bất sản động mạch phổi (5 ca, 5,55%), hoán
vị đại động mạch (2 ca, 2,22%),… Biến chứng:
Tràn dịch màng tim và màng phổi (5 ca = 5,5%). Tỷ
lệ tử vong: 3,33%.
Kết luận: Bệnh tim bẩm sinh rất đa dạng, từ
đơn giản đến phức tạp, một số loại bệnh phổ biến
tại Bệnh viện Chợ Rẫy: còn ống động mạch, thông
liên nhĩ, thông liên thất và tứ chứng Fallot, gần đây
có tăng nhiều bệnh lý nặng và phức tạp hơn: Bất sản
đm phổi, hoán vị đại động mạch,...
Tỷ lệ tử vong trong phẫu thuật tim bẩm sinh
chiếm tỷ lệ thấp. Vì vậy, việc phát triển, nâng cao
chất lượng điều trị, can thiệp sớm tim bẩm sinh khi
chưa có biến chứng đóng một vai trò quan trọng.
Từ khóa: Tim bẩm sinh, phẫu thuật tim.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 80.2017


115


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim bẩm sinh là những bất thường trong
cấu trúc tim và các mạch máu lớn được hình thành
trong giai đoạn bào thai và biểu hiện ngay khi trẻ
được sinh ra, bệnh lý mang đặc điểm riêng, khuynh
hướng phát hiện bệnh, điều trị ngày càng sớm. Theo
thống kê chung của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, bệnh
tim bẩm sinh có tần suất khoảng 8/10001,2 và không
có sự khác biệt về giới, chủng tộc. Ở Việt Nam, bệnh
tim bẩm sinh chiếm một tỷ lệ khá cao 54% ở trẻ em
(Bệnh viện Nhi Đồng I và II). Tuy nhiên, cho đến
nay vẫn chưa có kết quả thống kê cụ thể 3.
Bệnh Viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh bắt đầu
triển khai phẫu thuật tim bẩm sinh từ năm 2000,
là một trong những trung tâm mổ tim lớn của cả
nước4. Từ kết quả thống kê được của quá trình 10
năm (2005 – 1015) điều trị bệnh tim bẩm sinh
trong báo cáo nghiên cứu trước đây4, chúng tôi thấy
số lượng khá lớn bệnh nhân tim bẩm sinh được điều
trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (2019 ca) và đến năm
2016 = 2250 ca. Để phát triển chuyên sâu và đáp
ứng được nhu cầu điều trị bệnh tim bẩm sinh trẻ
em: Bệnh viện Đại học Tsukuba (Nhật), Bệnh viện
Sevarance, Bệnh viện Sejong (Hàn Quốc) nên Bệnh

viện Chợ Rẫy thành lập khoa Hồi sức Phẫu thuật
tim trẻ em, Trung tâm tim mạch tháng 3-2017.
Chúng tôi nghiên cứu và thống kê cập nhật 8 tháng
đầu năm 2017 với mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh
lý tim bẩm sinh, phương phápvà hiệu quả điều trị
trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh điều trị tại Bệnh
viện Chợ Rẫy từ 1-2017 đến 8-2017. Từ mô hình
bệnh tật cụ thể này, đề ra phương hướng phát triển,
nâng cao chất lượng điều trị tim bẩm sinh trẻ em tại
Bệnh viện Chợ Rẫy.

01/01/2017 đến 31-08-2017, được chẩn đoán xác
định mắc bệnh tim bẩm sinh. Số liệu được thống
kê về tuổi(trẻ em <17 tuổi), giới tính (nam, nữ), tỷ
lệ phần trăm loại bệnh tim bẩm sinh điều trịphẫu
thuật, can thiệp và tỷ lệ biến chứng, tử vongtại.
Phương pháp
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu.
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft®
Office Excel, SPSS. Xác định tổng số ca bệnh tim
bẩm sinh, tỷ lệ, trung bình như các tiêu chí đã đưa ra.

KẾT QUẢ
Trong 8 tháng đầu năm 2017, chúng tôi có 90
bệnh nhân trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh điều trị
tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Phân theo nhóm tuổi
41%


41%

2 - 5 tuổi

5 -17 tuổi

18%

≤ 1 tuổi

Độ tuổi trung bình là 5,21±2,17 tuổi, bệnh nhân
nhỏ nhất là 3,5 tháng, lớn nhất là 17 tuổi. Cân nặng
trung bình của bệnh nhân được phẫu thuật tim
12,59± 4,84, nhẹ nhất là 4 Kg.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Hồi cứu dữ liệu tất cả các bệnh nhân nhập viện
điều trị tại Khoa Hồi sức Phẫu thuật Tim trẻ em, từ
116 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 80.2017

Giới tính
Nam
56%

44%

Nữ



NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Tiền sử bệnh

5,55
3,33
B-T shunt

1,1

Glenn shunt

Biến chứng: tràn dịch màng tim và màng phổi: 5
ca= 5,55%, chủ yếu điều trị nội khoa và chọc hút, 1
trường hợp (1,1%) dẫn lưu màng tim.
Thời gian hậu phẫu: 11±3,1ngày.

Sửa chửa hoàn toàn
TOF

Tỷ lệ tử vong: 3,3%.
Các loại bệnh tim bẩm sinh, số lượng và tỷ lệ
phần trăm từng loại bệnh được liệt kê trong biểu đồ
dưới đây.

Tỷ lệ các loại bệnh bẩm sinh tím

13,3

11

5,6
1,1

2,2

3,3

Bất sản Hoán vị đại Tâm thất
Tứ chứng Thất phải 2
đường ra động mạch dộng mạch độc nhất
Fallot
phổi

Hẹp đường
ra thất phải
đơn thuần

Tỷ lệ loại bệnh bẩm sinh không tím

35,5
18,9
6,6
Thông liên nhĩ

Thông liên thất

Còn ống động
mạch

2,22

Van tim

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 80.2017

117


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Các phương pháp phẫu thuật
- PT vá TLN,
TLT: Vá TLT, TLN
bằng màng tim.
- PT BT-Shunt:
Cầu nối chủ-phổi =
ống ghép nhân tạo
(Gortex).
- PT Glenn: Nối
trực tiếp tm chủ
trên vào đm phổi
phải hoặc trái.
- PT sửa chữa triệt để tứ chứng Fallot: Vá TLT và
mở rộng đường ra thất phải = màng tim
- PT Rastelli: Nối ống có van nhân tạo từ thất
phải đến chổ chia đm phổi phải và trái.
- PT Fontan: Tách rời hoàn toàn tuần hoàn tim
phải và tim trái.
- Phẫu thuật tái tạo đường ra thất phải, các
nhánh đm phổi,... bằng màng tim, có van nhân tạo
một cánh (Monocusp).

- Phẫu thuật hợp lưu các nhánh đm phổi hay
tuần hoàn bàng hệ.
Thông tim can thiệp tim bẩm sinh
- Đóng OĐM bằng dụng cụ
- Đóng thông liên nhĩ bằng
dụng cụ
- Thông tim chẩn đoán

BÀN LUẬN
Bệnh tim bẩm sinh là những bất thường trong
cấu trúc tim và các mạch máu lớn được hình thành
trong giai đoạn bào thai và xuất hiện ngay khi trẻ
được sinh ra, bệnh nhân gánh chịu hậu quả thiếu
oxy mạn tính lâu dài, suy tim nặng, ảnh hưởng đến
sự phát triển thể chất, tinh thần, tuổi thọ, mang đặc
điểm đặc biệt riêng; do đó, chẩn đoán, phẫu thuật,
thông tim can thiệp timsớm đóng một vai trò quan

trọng trong điều trị bệnh lý tim bẩm sinh. Vì vậy,
Bệnh viện Chợ Rẫy đã bắt đầu triễn khai phẫu
thuật tim bẩm sinh từ năm 2000 có kết quả thống
kê được của quá trình đến năm 2016 điều trị bệnh
tim bẩm sinh(2250 ca); đồng thời, bệnh tim bẩm
sinh rất đa dạng, từ những dị tật đơn giản đến phức
tạp và kèm theo những bệnh lý phối hợp. Chúng tôi
đang bàn luận và cập nhật tình hình và sự đa dạng
của nhóm bệnh tim bẩm sinh trong 8 tháng đầu
năm 2017 với n=90.
Phân theo độ tuổi bệnh nhân tim bẩm sinh
cho thấy bệnh nhân tập trung nhiều nhất ở nhóm

tuổi trên 2-5 tuổi (41%), <1 tuổi (18%), tuổi trung
bình=5,21± 2,17, bệnh nhân đến khoa chúng tôi
ngày càng nhỏ, sớm hơn trước đây, từ việc gia đình
ý thức được về bệnh, điều trị và chăm sóc bệnh tim
bẩm sinh ngày càng tốt hơn.
Số cân nặng chúng tôi thực hiện được 4 kg,
trong hoàn cảnh suy tim nặng, suy dinh dưỡng do
thông liên thất lớn kèm ống đm. Cân nặng nhỏ hơn
so với trước đây tại chính trung tâm của chúng tôi4,
trung bình= 12,59± 4,84; nghĩa là chúng tôi đang
phát triển theo hướng phù hợp với các trung tâm
tim mạch khác trên Thế giới và Việt Nam đã và đang
hình thành điều trị chuyên sâu phẫu thuật tim nhi
và trẻ sơ sinh.
Trong thống kê, tỷ lệ nữ (56%) nhiều hơn so với
nam (44%), không có gì đặc biệt, tương đồng với
nghiên cứu của các trung tâm khác 9.
Tỷ lệ bệnh lý nhiều nhất là thông liên thất (35%)
và thông liên nhĩ (18%), kết quả này gần giống với
những thống kê trước đây của những trung tâm
tim mạch khác ở Việt Nam tập trung nhiều nhất ở
nhóm bệnh thông liên thất 1,2,8,9. Đặc biệt, một số
loại bệnh tim bẩm sinh phức tạp hơn như bất sản
đm phổi (5,55%), tâm thất độc nhất (3,33%), hẹp
đường ra thất phải (13,3%) ngày càng tăng và nhiều
hơn so với trước đây 4, tuy nhiên số bệnh phức tạp
ở sơ sinh chưa có nhiều: thân chung động mạch,

118 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 80.2017



NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

chuyển vị đại động mạch không sửa chữa, kênh nhĩ
thất toàn phần,….
Đặc điểm lâm sàng tiền sử bệnh, chúng tôi phải
thực hiện các ca nặng, mổ tiếp thì hai hay mổ lại
khá nhiều với tổngtỷ lệ khoảng 12%. Rõ ràng chúng
tôi phát triển tập trung phù hợp theo sự phát triển
chung của khu vực và thế giới: phẫu thuật và thông
tim can thiệp điều trị tim bẩm sinh sớm, bệnh nặng
cần phẫu thuật nhiều thì và sẽ điều trị phối hợp
(hybrid).
Biến chứng tràn dịch màng tim và màng phổi:
5,55%, mức độ nhẹ, một phần vì can thiệp sớm từ
khi chưa co biến chứng trước mổ nên chủ yếu điều
trị nội khoa: kháng viêm, lợi tiểu, suy tim, vật lý
trị liệu, bệnh nhân hồi phục tốt, có 1 trường hợp
(1,1%) đặt dẫn lưu màng tim. Vai trò của điều trị
hỗ trợ trước và sau mổ; đặc biệt vật lý trị liệu rất
quan trọng và hiệu quả giúp bệnh nhân phục hồi
nhanh, đạt được mục đích thời gian hậu phẫu ngắn
lại,không quá kéo dài, trung bình 11 ngày, giống
như các bệnh lý tim mạch khác, mặc dù có 1 bệnh
nhân mổ phối hợp phẫu thuật Glenn và tái tạo khí
quản, sau đó mở khí quản, nên nằm hậu phẫu lâu
dài (6 tuần).
Tỷ lệ tử vong trong điều trị tim bẩm sinh chung
là 3,3 %. Tỷ lệ này khá thấp như so với những trung
tâm tim mạch khác trong cả nước và trên thế giới


khoảng từ 3-5% 7,8,9. Vì thực tế chúng tôi phẫu
thuật số cân nặng còn cao (≥4kg), chưa thực hiện
ở trẻ sơ sinh, số lượng thống kê cũng còn ít (n=90).
Những lý do trên có thể một phần giải thích tỷ lệ tử
vong trong điều trị tim bẩm sinh ở Bệnh viện Chợ
Rẫy khá thấp so với những trung tâm khác.
Các loại phẫu thuật chúng tôi đã thực hiện cũng
phù hợp và đáp ứng được các loại bệnh tật tim bẩm
sinh.Vì vậy, để ngày càng nâng cao chất lượng điều
trị tim bẩm sinh, hạn chế những biến chứng phẫu
thuật và đồng thời phù hợp với mô hình phát triển
chuyên sâu tại các trung tâm tim mạch, chúng tôi sẽ
tập trung phát triễn phẫu thuật tim nhi nhỏ ký, điều
trị sớm các bệnh lý tim bẩm sinh tại Trung tâm tim
mạch Bệnh viện Chợ Rẫy.

KẾT LUẬN
Bệnh tim bẩm sinh rất đa dạng, từ đơn giản
đến phức tạp, một số loại bệnh phổ biến tại Bệnh
viện Chợ Rẫy: Còn ống động mạch, thông liên nhĩ,
thông liên thất và tứ chứng Fallot, gần đây có tăng
nhiều bệnh lý nặng và phức tạp hơn: Bất sản đm
phổi, hoán vị đại động mạch,...
Tỷ lệ tử vong trong phẫu thuật tim bẩm sinh
chiếm tỷ lệ thấp. Vì vậy, việc phát triển, nâng cao
chất lượng điều trị, can thiệp sớm tim bẩm sinh khi
chưa có biến chứng đóng một vai trò quan trọng.

ABSTRACT

TREATMENT OF CONGENITAL HEART DISEASE IN CHO RAY HOSPITAL (01-2017 to 08-2017)
Le Thanh Khanh Van*, Tran Quyet Tien* and et al
* Derpartment Of Pediatric Cardiac Surgery, Cho Ray Hospital
Background: Congenital heart diseases are characterized by abnormalities of the heart or great vessel
structure that occur before birth and present in newborns. According to the general statistics of WHO, the
prevalence of congenital heart diseases is approximalitiy 8/1000. Cho Ray Hospital has performed heart
surgery from 2000. Wepresentedand researched the ratio of congenital heart diseases in Cho Ray Hospital
from 2005 to 2015 = 1019 case, and to 2016= 2050 case.Therefore Choray Hospital established a new
TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 80.2017

119


NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Department of pediatric cardiac surgery at 3-2017 to improve the treatment quality of congenital heart
diseases and to serve the demand the big number of congenital heart diseasein Cho Ray Hospital. We update
to the research begin 8 months, 2017 with
Object: To asscess the results of the treatment. From this population, we plan the way to improve the
treatment quality of congenital heart diseases in Cho Ray Hospital.
Methods: Review patients data in Cho Ray Hospital was treated in Department of pediatric cardiac
urgery from 01/01/2017 to 31/08/2017.
Results: We asscess allpediatric congenital heart diseases patients in Cho Ray Hospital. The results:
total of congenital heart diseases patients:90 cases, mean age:5,21±2,17 years, sex: male (44,44 %). Some
kind of congenital heart diseases: ASD (17 cases, 18,88%), VSD (32 cases, 35,5%), Tetralogy of Fallot (10
cases, 11%), PDA (6 cases, 6,6%), DORV (1 cases, 1,1%), Pulmonary Atrsia (5 cases, 5,55%), TGA (2
cases, 0,10%),... Mortality rate 3,3%.
Conclusion: There are many kind of congenital heart diseases, from simple defect to complex defect.
Some congenital heart diseases are common in Cho Ray Hospital: PDA, ASD, VSD, and Fallot. Now more
complex congenital heart disease come to choray Hospital with mortality ratioincardiac surgery of

congenital heart diseases islow. Therefore, the developmentandimprovement the quality oftreatmentof
congenital heartplaysaveryimportantrole.
Keywords: Congenital heart disease, heart surgery.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoffman JIE, Kaplan S. The incidence of congenital heart disease. J Am Coll Cardiol2002; 39(12):1890-900.
2. Rosenthal G (1998). "Prevalence of Congenital Heart Disease". The science and practice of pediatric
cardiology. Lippincott Williams & Wilkins. Second edition, pp. 1983-2107.
3. Lê Thành Khánh Vân, Trần Quyết Tiến (2015),“ Điều trị bệnh tim bẩm sinh tại BV Chợ Rẫy (20052015), Y học Việt Nam 2015, tập 423, số 1/ tháng 7, trang 144.
4. Phạm Nguyễn Vinh, Đào Hữu Trung (2008). “Bệnh tim bẩm sinh”. Bệnh học tim mạch. Nhà Xuất bản
Y học. Tr. 389-538.
5. Trần Quyết Tiến. Phẫu thuật tim bẩm sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2000 đến 12/2002. Y Học TP.
Hồ Chí Minh 2003; tập 7(1).
6. Danielle S. Burstein, Jeffrey P.Jacobs, Jennifer S. Li, Shubin Sheng, Sean M., et al, (2011), “Care
models and Associated Outcomes in Congenital Heart Surgery”, Pediatrics,pp:1482-1489.
7. Edward L.,H., Michael R., Rae-Ellen K., Jan M.Q., and Roberta W., (1998) “Pediatric Cardiac
Surgery: The effect of hospital and surgeon Volume on in-hospital mortality”, Pediatrics, 101:963-6.
8. Nguyễn Thị Thanh Hương, Vũ Minh Phúc. Đặc điểm bệnh lý tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện
Nhi đồng I. 2010. Y Học TP. Hồ Chí Minh. Tập 14(1).
9. Trương Bích Thủy, Văng Kiến Được. Đặc điểm bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa
Kiên Giang. 2012. Y Học TP. Hồ Chí Minh. Tập 16(2).
120 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 80.2017



×