Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Quy định của FDA về Nutrition Facts Lable

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 25 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TPHCM
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM


BÀI TẬP 1
MÔN: ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM
BÀI TẬP: QUY ĐỊNH CỦA FDA LIÊN QUAN ĐẾN
“NUTRITION FACTS LABEL”

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Bình
Lớp: ĐHTP12A

Sinh viên

MSSV

1. Trần Thị Nhung

16018891

2. Phạm Thị Thu Thảo

16020541

3. Nguyễn Thị Ngọc Ánh

16027631

4. Huỳnh Nguyễn Thị Ngọc Trâm


16071921

5. Bùi Thị Thu Vân

16018401

1|Page


MỤC LỤC
1) Các đặc điểm chung của FDA........................................................................................3
1.1)

Định nghĩa FDA...............................................................................................3

1.2)

Lịch sử về FDA................................................................................................3

1.3)

Qui định của FDA về hàng thực phẩm và dược phẩm nhập khẩu vào Mĩ. .4

2) Những quy định của FDA liên quan đến “Nutrition Facts Label”..............................5
2.1)

Đặc trưng với thiết kế mới..............................................................................6

2.2)


Phản ánh thông tin cập nhật về Nutrition Science (khoa học dinh dưỡng).8

2.3)

Cập nhật Serving Size (Kích thước khẩu phần) và các yêu cầu in nhãn với

những kích cỡ bao bì nhất định................................................................................12
2.4)

Ví dụ về hình thức của nhãn mới..................................................................14

3) So sánh các qui tắc về Nutrition Facts Labels giữa FDA và quy định chung châu Âu
(EU)............................................................................................................................ 18
3.1)

Sự khác nhau về quy định các thông tin khoa học dinh dưỡng (Nutrtion

Science)....................................................................................................................... 20
3.2)

Sự khác nhau về quy định Serving Size (kích thước khẩu phần)...............21

3.3)

Chi tiết sự khác nhau giữa qui định của FDA và EU..................................22

4) Nhận xét, kiến nghị........................................................................................................24
5) Tài liệu tham khảo.........................................................................................................26

2|Page



QUY ĐỊNH CỦA US FDA LIÊN QUAN ĐẾN “NUTRITION FACTS LABEL”
1) CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA FDA
1.1)

Định nghĩa FDA
FDA là viết tắt của Food and Drug Administration- Cục quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Hoa Kỳ. Đây là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ với
sứ mệnh bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng thông qua các quy định và giám sát an
toàn thực phẩm, các sản phẩm thuốc lá, sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống, dược phẩm
phải theo toa và không cần kê toa, vắc xin, dược sinh học, truyền máu, các thiết bị y tế,
bức xạ điện từ các thiết bị phát, và các sản phẩm thú y.
Ngoài trụ sở chính tại White Oak, Maryland, FDA có 223 văn phòng và 13 phòng
thí nghiệm khác trên các tiểu bang cùng với các văn phòng taị Trung Quốc, Ấn Độ,
Costa Rica, Chile, Bỉ, và Vương quốc Anh.
FDA Mỹ yêu cầu phải tiến hành đăng kí cho tất cả các công ty sản xuất, chế biến, đóng
gói hoặc lưu trữ thực phẩm, thức uống hay thực phẩm chức năng sẽ được tiêu thụ tại Mỹ.
Những công ty trụ sở đặt ngoài quốc gia này phải chỉ định một đại diện tại Mỹ dành cho
việc liên lạc với FDA.
(Tham khảo tại: )

Hình 1.1 Biểu tượng của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ

1.2)

Lịch sử về FDA
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm là cơ quan bảo vệ người tiêu dùng toàn

diện lâu đời nhất trong chính phủ liên bang U.S. Từ năm 1848, chính phủ liên bang đã sử

3|Page


dụng phân tích hóa học để theo dõi sự an toàn của các sản phẩm nông nghiệp,một trách
nhiệm được Bộ Nông nghiệp thừa kế vào năm 1862 và sau đó bởi FDA.
Mặc dù nó không được biết đến với tên hiện tại cho đến năm 1930, các chức năng
của FDA đã bắt đầu thông qua Đạo luật về Thực phẩm và Ma túy nguyên chất năm 1906,
một đạo luật trong một phần tư thế kỷ trong việc đưa ra thương mại giữa các quốc gia bị
cấm và bán sai nhãn hiệu , đó là động lực của đạo luật này và đứng đầu việc thực thi nó
trong những năm đầu, cung cấp các yếu tố bảo vệ cơ bản mà người tiêu dùng chưa từng
biết trước đó.
Kể từ đó, FDA đã thay đổi cùng với những thay đổi xã hội, kinh tế, chính trị và
pháp lý tại Hoa Kỳ. Việc xem xét lịch sử của những thay đổi này cho thấy vai trò ngày
càng phát triển của FDA trong việc thúc đẩy sức khỏe cộng đồng và đưa ra những bài
học để xem xét khi chúng tôi đánh giá các thách thức pháp lý hiện tại. (Tham khảo tại:
/>fbclid=IwAR0CshrfwqGCGA7iNSnnjmVsNXe47NO8FGU_qAKBzb6SSBjke7xlU9nM
N8U )
1.3)

Qui định của FDA về hàng thực phẩm và dược phẩm nhập khẩu vào Mĩ
Tất cả các mặt hàng được coi là thực phẩm muốn vận chuyển sang Mỹ, bất cứ nhà
nhà xuất khẩu nào cũng phải phải tuân thủ tất cả những yêu cầu, tiêu chuẩn rất khắt khe
của FDA, và phải có được chứng nhận của FDA.
Về bao bì và thành phần sản phẩm thực phẩm, thức uống và thực phẩm chức năng
Luật nhãn mác dinh dưỡng và đạo luật giáo dục ( NLEA ) yêu cầu hầu hết những
thực phẩm có nhãn đặc biệt về dinh dưỡng và nguyên liệu và yêu cầu nhãn thực phẩm,
thức uống và thực phẩm chức năng có nội dụng cảnh báo về dinh dưỡng và những thông
điệp về sức khỏe nhất định phải đáp ứng những yêu cầu đặc biệt của FFDCA. Đặc biệt
lưu ý với thực phẩm chức năng.
Những hàng hoá được FDA coi là thực phẩm:

Cá và hải sản
Sản phẩm từ sữa và trứng còn nguyên vỏ
Động vật để làm thực phẩm còn sống

4|Page


Rau quả
Hàng hoá nông sản thô được dùng làm thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm
Thực phẩm đóng hộp và đông lại
Nước giải khát bao gồm nước giải khát có cồn và nước đóng chai
Các loại bánh nướng, thức ăn nhẹ, kẹo và kẹo cao su
Sản phẩm bổ trợ ăn kiêng và gia vị ăn kiêng
Sữa công thức cho trẻ nhỏ (thức ăn trẻ em)
Thức ăn cho động vật và vật nuôi
(Tham khảo tại:
)
2) NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA FDA LIÊN QUAN ĐẾN “NUTRITION FACTS LABEL”
Cục FDA đã kéo dài ngày tuân thủ quy định cuối cùng về nhãn Nutrition Facts
(Thông tin Dinh dưỡng) và nhãn Supplement Facts (Thông tin Bổ sung) cùng với quy
định cuối cùng về Serving Size (Kích thước khẩu phần), từ 26/07/2018 đến 01/01/2020,
với những nhà sản xuất có doanh số thực phẩm hàng năm bán ra từ 10 triệu đô la Mỹ trở
lên, những nhà sản xuất có doanh số thực phẩm hàng năm dưới 10 triệu đô la Mỹ sẽ có
thêm một năm để tuân thủ – cho đến 01/01/2021.Vào tháng 5/2016, Cục Quản lý Dược
Thực phẩm Hoa Kỳ (the U.S. Food and Drug Administration) đã đưa ra quy định cuối
cùng đối với Nutrition Facts (Nhãn thông tin dinh dưỡng) và Supplement Facts Label
(Nhãn thông tin bổ sung) cùng với Serving Size (Kích thước khẩu phần) và định ra ngày
tuân thủ là 26/07/2018 kèm thêm một năm để các nhà sản xuất có doanh số thực phẩm
bán ra hàng năm dưới 10 triệu đô la Mỹ tuân thủ thực hiện. Sau khi hoàn thành những
quy định cuối cùng đó, các nhóm ngành công nghiệp và người tiêu dùng cung cấp cho

cục FDA phản hồi về ngày tuân thủ. Sau khi cân nhắc kỹ càng, cục FDA quyết định rằng
khoảng thời gian kéo dài sẽ cung cấp đủ hướng dẫn cần thiết từ cục FDA cho các nhà sản
xuất thuộc diện phải thực hiện quy định, và sẽ giúp họ có khả năng hoàn thành và in ấn
những bảng mẫu thông tin dinh dưỡng cập nhật lên sản phẩm của họ trước khi đến ngày

5|Page


họ phải tuân thủ quy định. (tham khảo tại: , có tham khảo bản dịch của page Hạ Mến).
2.1)

Đặc trưng với thiết kế mới

Hình 2.1 Các đặc trưng thiết kế mới của Nutrition Facts Label theo FDA (hình ảnh tham khảo
tại page Hạ Mến: />fbclid=IwAR3Z0Fgoe2po5ZEGA2YA5eLgNneHdxnde8nQBrMNUBZa7J-kLgnTsbcdDr4 )

Hình thức “biểu tượng” của nhãn vẫn giữ nguyên, nhưng chúng tôi (FDA) đang
tạo thêm những cập nhật quan trọng để đảm bảo người tiêu dùng tiếp cận đến được
những thông tin họ cần để đưa ra được những quyết định sáng suốt về những thực phẩm
mà họ ăn. Những sửa đổi này bao gồm tăng kích cỡ chữ phần thông tin tuyên bố của
“Calories” (Calo), “servings per container,” (khẩu phần trong một gói thực phẩm) và
“Serving size” (kích thước khẩu phần), và in đậm số calo và nội dung mục “Serving
size” (kích thước khẩu phần) để nêu bật thông tin này.
Các nhà sản xuất phải công bố số lượng thực tế, bên cạnh phần trăm Daily Value
(Giá trị Dinh dưỡng hàng ngày) của vitamin D, canxi, sắt và kali. Họ có thể tự nguyện
công bố lượng gam của những vitamin và khoáng chất khác.
Bổ sung “Includes X g Added Sugars” (Gồm X gam đường bổ sung) trực tiếp
dưới thông tin liệt kê của mục “Total Sugars” (Tổng lượng đường).
Chú thích được sửa đổi để giải thích rõ hơn ý nghĩa của percent Daily Value (phần
trăm Giá trị Dinh dưỡng hàng ngày). Chú thích sẽ in như thế này: “*The % Daily Value

tells you how much a nutrient in a serving of food contributes to a daily diet. 2,000
calories a day is used for general nutrition advice.” (* % Giá trị Dinh dưỡng hàng ngày
cho bạn biết một dưỡng chất trong một khẩu phần thực phẩm đóng góp bao nhiêu vào
6|Page


một chế độ ăn uống 2.000 calo một ngày áp dụng cho khuyến nghị dinh dưỡng tổng
quát).

(Tham

khảo

tại:

/>
nutrition-facts-label , có tham khảo bản dịch của page Hạ Mến).
Nhận xét về sự đổi mới trong quy định
Qua những đặc trưng về thiết kế mới ta nhận thấy rằng nhãn Thông tin Dinh
dưỡng được thiết kế để cung cấp thông tin mà có thể giúp người tiêu dùng đưa ra những
lựa chọn sáng suốt về thực phẩm họ mua và tiêu thụ. Người tiêu dùng tùy ý quyết định
xem loại thực phẩm nào là thích hợp với họ và tùy theo nhu cầu cũng như sở thích của
gia đình họ.Việc cung cấp những thông tin về hàm lượng và giá trị dinh dưỡng hằng
ngày giúp ta điều chỉnh về lượng ăn hằng ngày để đảm bảo cung cấp đủ calo, hàm lượng
các chất dinh dưỡng mà chúng ta đang thiếu. Với đặc trưng thiết mới là :"Đường bổ
sung",điều đó được thể hiện qua bằng chứng khoa học mà là cơ sở cho hướng dẫn ăn
uống dành cho người Mỹ 2010 và 2015-2020 ủng hộ cắt giảm lượng calo hấp thu từ
đường bổ sung; và các nhóm chuyên gia như là Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American
Heart Association), Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), Viện Y
học (Institute of Medicine) và Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) cũng

khuyến cáo nên giảm lượng đường bổ sung nạp vào cơ thể.Ngoài ra, khó mà đồng thời
đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất và duy trì hấp thu trong giới hạn calo nếu bạn tiêu thụ
hơn 10% tổng calo hàng ngày từ đường bổ sung (nghĩa là nếu bạn tiêu thụ nhiều calo từ
đường bổ sung, bạn sẽ bị bớt calo từ các thực phẩm khác và điều này dẫn đến mất dưỡng
chất từ các thực phẩm). Trung bình, người Mỹ nạp khoảng 13% trong tổng số calo từ
đường bổ sung, với các nguồn đường bổ sung chính là trong các loại đồ uống bổ sung
chất tạo ngọt là đường (bao gồm đồ uống nhẹ, nước trái cây, trà và cà phê, thức uống
năng lượng và thể thao) cùng với đồ ăn vặt và đồ ngọt (gồm đồ tráng miệng làm từ ngũ
cốc, đồ tráng miệng từ sữa, kẹo, đường, mứt, siro và các loại nhân ngọt).Cục FDA thừa
nhận rằng đường bổ sung có thể là một phần trong mô hình ăn uống lành mạnh. Nhưng
nếu tiêu thụ quá nhiều, thì sẽ khó để mà có đủ chất xơ thực phẩm và các vitamin cùng
với các khoáng chất thiết yếu mà vẫn duy trì trong giới hạn calo cho phép. Những cập
nhật trên nhãn cũng giúp gia tăng nhận thức của người tiêu dùng về lượng đường bổ
sung có trong các loại thực phẩm. Người tiêu dùng có thể đưa ra hoặc có thể không đưa
ra quyết định giảm tiêu thụ những loại thực phẩm nhất định có chứa đường bổ sung, căn

7|Page


cứ theo nhu cầu hoặc sở thích cá nhân của họ, giúp người tiêu dùng biết được lượng
đường đã được bổ sung vào sản phẩm đó và lượng chiếm bao nhiêu.
2.2)

Phản ánh thông tin cập nhật về Nutrition Science (khoa học dinh dưỡng)
Trong nhãn mới sẽ có “Added sugars” (đường bổ sung) tính bằng gam và quy
theo % Daily Value (phần trăm giá trị dinh dưỡng hàng ngày). Dữ liệu khoa học chứng
minh rằng khó đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất cùng lúc với việc duy trì hấp thu trong
giới hạn calo nếu bạn tiêu thụ hơn 10% tổng calo hàng ngày từ đường bổ sung và điều
này nhất quán với hướng dẫn ăn uống dành cho người Mỹ 2015-2020.
Khái niệm đường bổ sung bao gồm các loại đường mà hoặc được cho thêm vào

trong giai đoạn chế biến thực phẩm, hoặc được đóng gói nguyên dạng vào cùng sản
phẩm, và gồm có các loại đường (đường tự do/free sugar, đường đơn/monosaccharide và
đường đôi/disaccharide), đường từ siro và mật ong, và đường từ nước ép trái cây hoặc
rau củ cô đặc mà nhiều hơn lượng đường từ cùng một thể tích nước ép 100% từ rau củ
hoặc trái cây cùng loại.
Định nghĩa này loại trừ nước ép trái cây hoặc rau củ cô đặc từ nước ép 100% từ
trái cây mà được bán cho người tiêu dùng (ví dụ cô đặc nước ép trái cây 100% đông
lạnh) cũng như là một số loại đường có trong trái cây và rau củ, thạch, mứt, trái cây bảo
quản và mứt trái cây.
Bằng chứng khoa học mà là cơ sở cho hướng dẫn ăn uống dành cho người Mỹ
2010 và 2015-2020 ủng hộ cắt giảm lượng calo hấp thu từ đường bổ sung; và các nhóm
chuyên gia như là Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association), Viện Nhi
khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), Viện Y học (Institute of Medicine) và
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) cũng khuyến cáo nên giảm lượng
đường bổ sung nạp vào cơ thể.
Ngoài ra, khó mà đồng thời đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất và duy trì hấp thu
trong giới hạn calo nếu bạn tiêu thụ hơn 10% tổng calo hàng ngày từ đường bổ sung
(nghĩa là nếu bạn tiêu thụ nhiều calo từ đường bổ sung, bạn sẽ bị bớt calo từ các thực
phẩm khác và điều này dẫn đến mất dưỡng chất từ các thực phẩm đấy – BT). Trung bình,
người Mỹ nạp khoảng 13% trong tổng số calo từ đường bổ sung, với các nguồn đường
bổ sung chính là trong các loại đồ uống bổ sung chất tạo ngọt là đường (bao gồm đồ
uống nhẹ, nước trái cây, trà và cà phê, thức uống năng lượng và thể thao) cùng với đồ ăn
8|Page


vặt và đồ ngọt (gồm đồ tráng miệng làm từ ngũ cốc, đồ tráng miệng từ sữa, kẹo, đường,
mứt, siro và các loại nhân ngọt).
Cục FDA thừa nhận rằng đường bổ sung có thể là một phần trong mô hình ăn
uống lành mạnh. Nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều, thì sẽ khó để mà cũng ăn được những
thực phẩm có đủ chất xơ thực phẩm và các vitamin cùng với các khoáng chất thiết yếu

mà vẫn duy trì trong giới hạn calo cho phép. Những cập nhật trên nhãn cũng giúp gia
tăng nhận thức của người tiêu dùng về lượng đường bổ sung có trong các loại thực phẩm.
Người tiêu dùng có thể đưa ra hoặc có thể không đưa ra quyết định giảm tiêu thụ những
loại thực phẩm nhất định có chứa đường bổ sung, căn cứ theo nhu cầu hoặc sở thích cá
nhân của họ.
Quy định cuối cùng bắt buộc phải đưa “Includes X g Added Sugars” (bao gồm X
g đường bổ sung) vào dưới mục “Total Sugars” (Tổng lượng đường) để giúp người tiêu
dùng biết được lượng đường đã được bổ sung vào sản phẩm đó (và lượng chiếm bao
nhiêu).
Danh sách các dưỡng chất bắt buộc hoặc được phép công bố cũng đang được cập
nhật. Bắt buộc phải có thông tin về Vitamin D và Kali trong nhãn. Canxi và sắt sẽ tiếp
tục phải xuất hiện trên nhãn. Không còn cần phải in Vitamin A và C nhưng có thể công
bố trên cơ sở tự nguyện của nhà sản xuất.
Vitamin D và Kali là các dưỡng chất mà người luôn không hấp thu đủ, theo khảo
sát tiêu thụ thực phẩm toàn quốc và thiếu những chất này có liên quan đến gia tăng nguy
cơ mắc bệnh mãn tính. Vitamin D quan trọng vì có vai trò trong việc duy trì xương khỏe
mạnh và Kali giúp hạ huyết áp. Canxi và sắt đã và sẽ vẫn tiếp tục bắt buộc phải có trên
nhãn.
Vào đầu những năm 1990, người Mỹ thiếu hụt vitamin A và C, nhưng giờ đây hiếm thấy
tình trạng thiếu hụt hai loại vitamin này trong nhóm dân số chung. Các nhà sản xuất vẫn
có thể liệt kê các vitamin này trên cơ sở tự nguyện.
Trong khi vẫn tiếp tục cần có “Total Fat,” (Tổng chất béo) “Saturated Fat,”
(Chất béo bão hòa) và “Trans Fat” (chất béo chuyển hóa) trên nhãn, thì “Calories from
Fat” (Calo từ chất béo) được bỏ ra khỏi nhãn vì nghiên cứu chứng minh rằng loại chất
béo quan trọng hơn lượng chất béo.

9|Page


Trans fat sẽ được giảm đi nhưng không bị loại bỏ ra khỏi thực phẩm, vì thế cục

FDA sẽ tiếp tục yêu cầu in thông tin về chất này trên nhãn thực phẩm. Vào năm 2015,
cục FDA đã công bố quyết định cuối cùng là dầu chưa bão hòa một phần (partially
hydrogenated oils/PHOs), nguồn chất béo chuyển hóa nhân tạo (artificial trans fat) nhìn
chung không được thừa nhận là an toàn, nhưng quyết định này sẽ không ảnh hưởng đến
những chất béo chuyển hóa xuất hiện tự nhiên, mà vẫn tồn tại trong thực phẩm.
Trans fat (chất béo chuyển hóa) xuất hiện tự nhiên trong thực phẩm có nguồn gốc
từ một số động vật, chủ yếu là những động vật nhai lại như là bò và dê. Tương tự, ngành
công nghiệp hiện có thể sử dụng một số loại dầu mà được phê duyệt là các chất phụ gia
thực phẩm (food additives) và vẫn có thể kiến nghị với cục FDA để được sử dụng những
PHO nhất định.

Hình 2.2 Sự khác nhau về thiết kế giữa nhãn mới và nhãn cũ ((hình ảnh tham khảo tại page Hạ
Mến: />fbclid=IwAR3Z0Fgoe2po5ZEGA2YA5eLgNneHdxnde8nQBrMNUBZa7J-kLgnTsbcdDr4 )

Các giá trị hàng ngày của các dưỡng chất như là natri (sodium), chất xơ thực
phẩm (dietary fiber) và vitamin D đang được cập nhật dựa trên bằng chứng khoa học
mới hơn từ Viện Y học (Institute of Medicine) và các báo cáo khác như là Báo cáo Ủy
Ban Khuyến cáo Hướng dẫn ăn uống 2015 (2015 Dietary Guidelines Advisory
Committee Report), được dùng để phát triển Hướng dẫn ăn uống dành cho người Mỹ
2015-2020 (2015-2020 Dietary Guidelines for Americans). Các giá trị dinh dưỡng hàng
ngày là lượng dưỡng chất tham khảo nên tiêu thụ hoặc tối đa tiêu thụ và được dùng để
tính percent Daily Value (% DV/Phần trăm giá trị dinh dưỡng hàng ngày) mà nhà sản
10 | P a g e


xuất có đưa vào nhãn. %DV giúp người tiêu dùng hiểu được thông tin dinh dưỡng trong
bối

cảnh




một

chế

độ

ăn

uống

tổng

thể.

(Tham

khảo

tại:

, có tham
khảo bản dịch của page Hạ Mến).

Nhận xét về sự đổi mới trong qui định
Phản ánh các thông tin khoa học kĩ lưỡng hơn, bao gồm mối quan hệ giữa ăn uống
và các bệnh mãn tính, béo phì, tìm mạch… nhãn dinh dưỡng bắt buộc phải có những sự
điều chỉnh để giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng các sản phẩm phù hợp và có lợi cho
sức khỏe.

Nhãn bao bì phải khai báo thêm hàm lượng đường bổ sung ( Added sugars), đồng
thời ghi rõ thành phần các chất dinh dưỡng. Sở dĩ có quy định này là vì, theo FDA các dữ
liệu khoa học đã cho thấy rằng khó đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong khi giới hạn lượng
calo cho phép nếu bạn tiêu thụ nhiều hơn 10% tổng lượng calo hàng ngày từ lượng
đường bổ sung.
Nhãn bao bì sản phẩm mới sẽ bỏ mục hàm lượng calo từ chất béo ( Calories from
Fat) vì nguyên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chỉ số về loại chất béo quan trọng hơn chỉ số
về hàm lượng chất béo.
Nhãn bao bì mới sẽ phải ghi bổ sung mục Vitamin D và Kali cùng với các thành
phần dinh dưỡng khác như sắt và canxi, trong khi mục ghi đối với Vitamin C và Vitamin
A ( những thành phần bắt buộc phải ghi trên nhãn cũ) thì không cần thiết phải ghi , hoặc
có thể vẫn được liệt kê nếu nhà sản xuất muốn.
Hàm lượng dinh dưỡng hàng ngày ( như natri, chất xơ và Vitamin D) là lượng
chất dinh dưỡng tham chiếu để tiêu thụ hoặc không tiêu thụ vượt mức và được sử dụng
để tính phần trăm hàm lượng tiêu thụ hàng ngày, giúp người tiêu dùng hiểu được thông
tin dinh dưỡng dựa trên toàn bộ chế độ ăn uống hàng ngày.
2.3)

Cập nhật Serving Size (Kích thước khẩu phần) và các yêu cầu in nhãn với những
kích cỡ bao bì nhất định
Theo luật thì Serving Sizes (kích thước khẩu phần) phải căn cứ trên lượng đồ
ăn và thức uống mà mọi người thực tế tiêu thụ, chứ không phải là lượng mà họ nên
tiêu thụ. Nhà sản xuất sẽ phải tính toán khẩu phần dựa trên lượng thức ăn một
11 | P a g e


người thường ăn trong một bữa, thay vì chỉ dựa trên lượng thức ăn trong một bữa một
người nên ăn như trước đây. Vì vậy bây giờ kích thước phục vụ sẽ thực tế hơn để phản
ánh số lượng người thường ăn 1 lần. Lượng đồ ăn thức uống của mọi người đã thay đổi
kể từ những yêu cầu đối với kích thước khẩu phần trước đây công bố năm 1993. Ví dụ,

lượng tham khảo được dùng để định ra một serving (khẩu phần) kem trước đó là 1/2 cup
(cốc) nhưng giờ chuyển thành 2/3 cup. Lượng tham khảo được dùng để định 1 serving
soda đổi từ 8 ounces (~237ml) lên thành 12 ounces (~356ml). Những quy định mới này
của FDA sẽ giúp những người muốn theo dõi lượng calorie và thành phần dinh dưỡng,
thông tin trên nhãn sẽ phản ánh chính xác lượng thực phẩm họ thực sự tiêu thụ, thay vì

lượng mà nhà sản xuất cho
Hình 2.3 Kiểm tra thực tế về khẩu phần thực phẩm. (hình ảnh tham khảo tại:
)

rằng họ nên ăn.So với thời điểm 20 năm trước, khẩu phần ăn của mỗi người đã thay đổi.
Ví dụ, với một sản phẩm dành cho 4 người ăn trước đây, bây giờ chỉ có thể sử dụng cho
3 người với lượng calo tiêu thụ tăng từ 200 đến 270 calo.
Kích cỡ bao bì (package size) cũng ảnh hưởng đến thứ mọi người ăn. Với những
sản phẩm cho một đến hai phần ăn, các nhà sản xuất phải chỉ ra lượng calo và dưỡng
chất
cho một phần ăn vì thông thường, mọi người có thể sẽ ăn vượt quá số lượng dành cho
một người.

12 | P a g e


Hình 2.4 Bao bì ảnh hưởng đến khẩu phần (hình ảnh tham khảo tại:
)

Vì thế với những bao bì nằm giữa một và hai serving (khẩu phần), như là 20 ounce
(~592ml) soda hoặc một lon súp dung tích 15 ounce (~444ml), nhà sản xuất sẽ phải in
calo và các dưỡng chất khác là một serving (khẩu phần) vì mọi người thường tiêu thụ
chúng trong một lần (điều này giúp tránh cho người tiêu dùng nhầm lẫn là họ đang tiêu
thụ số lượng calo ít, trong khi thực tế lại nạp nhiều). Với những sản phẩm nhất định mà

lớn hơn một single serving (khẩu phần đơn) nhưng có thể tiêu thụ trong một lần hoặc
trong nhiều lần, thì các nhà sản xuất sẽ phải cung cấp “dual column” label (nhãn cột kép)
để đưa ra lượng calo và dưỡng chất trên cả cơ sở “per serving” (trên mỗi khẩu phần) và
“per package”(trong mỗi gói)/“per unit”(trên mỗi đơn vị). Ví dụ sẽ là một chai soda dung
tích 24 ounce (~710ml) hay một pint (~473ml) kem. Với các nhãn cột kép sẵn có, mọi
người sẽ có thể dễ dàng hiểu được mình sẽ hấp thu bao nhiêu calo và dưỡng chất vào cơ
thể nếu họ ăn hoặc uống toàn bộ gói sản phẩm (package)/ đơn vị sản phẩm (unit) vào
một lần. (Tham khảo tại: , có tham khảo bản dịch của page Hạ Mến).

Nhận xét về các ưu điểm của việc đổi mới qui định

13 | P a g e


Nhãn mới Servings: kiểu chữ in to và đậm hơn. Điểm mới: đường bổ sung; Sửa
đổi những dưỡng chất bắt buộc phải có thông tin được in trên nhãn; Serving sizes đã cập
nhật;Calo: kiểu chữ in to hơn. % Daily Value (giá trị nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của
cơ thể) đã được cập nhật; Lượng thực tế công bố; Chú thích mới. Giúp có thể dễ dàng
hiểu được mình sẽ hấp thu bao nhiêu calo và dưỡng chất vào cơ thể nếu họ ăn hoặc uống
toàn bộ gói sản phẩm (package)/ đơn vị sản phẩm (unit) vào một lần.
2.4)

Ví dụ về hình thức của nhãn mới
Standard Vertical/ Chuẩn dọc và Standard Vertical (Side-by-Side Display)/Chuẩn
dọc (bố cục liền kề), cùng với dạng Standard Vertical (w/ Voluntary)/Chuẩn dọc
(có một số dưỡng chất không bắt buộc)

Tabular Format/Dạng bảng
14 | P a g e



Aggregate Display/Bố cục tổng hợp

Dual Column Display/Bố cục cột kép và Simplified Display/Bố cục giản hóa

15 | P a g e


Infants through 12 Months of Age/Trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi và Children 1-3
Years/Trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Tabular Dual Column Display/Bố cục cột kép thành bảng
Tabular Display for Small Packages/Bố cục bảng cho bao bì cỡ nhỏ

16 | P a g e


Linear Display for Small Packages/Bố cục liệt kê theo dòng cho bao bì cỡ nhỏ
Dual Columns, Two Forms of the Same Food/Cột kép, hai mẫu của cùng loại thực phẩm
và Dual Columns, Per Serving and Per Unit/Cột kép, trên một khẩu phần và trên một đơn
vị

Nhãn song ngữ
(Các hình ảnh tham khảo tại: ).
3) SO SÁNH CÁC QUI TẮC VỀ NUTRITION FACTS LABELS GIỮA FDA VÀ QUY
ĐỊNH CHUNG CHÂU ÂU (EU)

17 | P a g e



Hình 3.1 Nutrition Facts Labels dạng tiêu chuẩn của FDA

Hình 3.2 Nutrition Facts Labels dạng tiêu chuẩn
của EU

hình 3.3 Nutrition Facts Label dạng cột kép của FDA

hình 3.4 Nutrition Facts Label dạng cột kép của EU
(các hình ảnh tham khảo tại: : và
)

18 | P a g e


3.1)

Sự khác nhau về quy định các thông tin khoa học dinh dưỡng (Nutrtion Science)
Quy định của FDA

Quy định của EU

Tên gọi

Nutrition Facts

Nutrition Information

Thông tin về “Added
Sugars”


Ghi rõ lượng Added Sugars và
thành phần % trong tổng
lượng đường trong 1 khẩu
phẩn

Không có quy định

Các dưỡng chất bắt buộc
công bố

Vitamin D
Calcium
Sắt
Kali

Protein
Salt
Vitamin C

Các dưỡng chất công bố
trên tinh thần tự nguyện
của doanh nghiệp

Vitamin C
Vitamin A

Thông tin về các loại chất
béo

Công bố hàm lượng và thành

phần % của các loại chất béo
gồm: Total Fat (chất béo
tổng), Saturated Fat (chất béo
bão hòa) và Trans Fat (chất
béo chuyển hóa) trong một
khẩu phần

Chỉ bao gồm chất béo tổng
(Fat) và chất béo bão hòa
(Saturated Fat) trong một
khẩu phần

Các chỉ số

% DV – Giá trị nhu cầu dinh
dưỡng hằng ngày của cơ thể

% RI – Lượng tiêu thụ
khuyến nghị

(Tham khảo tại: , cùng với ).

3.2)

Sự khác nhau về quy định Serving Size (kích thước khẩu phần)
(Tham

khảo

nutrition-facts-label


tại:
,

cùng

/>
/>
software/global-nutrition-labeling/ ).
19 | P a g e


FDA

EU

Serving sizes (kích thước khẩu
phần) phải căn cứ trên lượng đồ ăn
và thức uống mà mọi người thực
tế tiêu thụ, chứ không phải là
lượng mà họ nên tiêu thụ
Quy định của FDA, các thông số
được công bố trên nhãn đều được
quy về lượng sản phẩm trong 1 đơn
vị chứa , ví dụ: serving size của sản
phẩm dưới đây được quy định là
140g, các thông số về các dưỡng
chất đều thể hiện cho 140g sản
phẩm này


Serving size được quy định là 100g mỗi sản phẩm và
có kèm chỉ số % RI hoặc có kèm thông tin dinh dưỡng
của một đơn vị chứa, ví dụ: serving size của sản phẩm
dưới là 240g, các thông số về các dưỡng chất được thể
hiện cho 100g sản phẩm hoặc 240 sản phẩm

Có thể hiện số đơn vị sản phẩm
trong một đơn vị chứa
Không thể hiện

3.3)

Chi tiết sự khác nhau giữa qui định của FDA và EU
FDA

EU

20 | P a g e


Nhãn dinh dưỡng phải dựa trên lượng Nhãn dinh dưỡng dựa trên kích thước phục
calo, nhãn dinh dưỡng phải chỉ ra số vụ, số lượng khẩu phần trên mỗi container là
lượng khẩu phần trên một thùng chứa
không bắt buộc trên bất kỳ nhãn thực phẩm
nào.
Người tiêu dùng Mỹ đã quen với việc EU cho phép người tiêu dùng so sánh toàn bộ
lượng calo của một gói bánh quy với, ví dụ,
đếm các phần ăn
một hộp bánh quy hoặc khoai tây chiên.
Nhãn thực phẩm Hoa Kỳ xác định

Nhãn EU liệt kê hàm lượng muối tính bằng
miligam natri trong thực phẩm
gam
 natri là một khoáng chất, trong khi muối ăn (hoặc natri clorua) có chứa natri (khoảng
40% trọng lượng
Điều này không đúng ở Mỹ

Tại EU, dầu ô liu và dầu cọ phải được tuyên
bố là dầu thực vật trên nhãn thực phẩm

Các chất phụ gia thực phẩm phải được Chất phụ gia được gán một số nhận dạng - mã
liệt kê theo tên trên nhãn thực phẩm
ba hoặc bốn chữ số - được gọi là số E.
Nhãn Mỹ có xu hướng dễ đọc và dễ
hiểu hơn. Nhiều thông tin được đặt
trong văn bản in đậm, phông chữ lớn
hơn và có nhiều khoảng cách hơn.

Nhãn EU có xu hướng sử dụng một phông
chữ nhỏ hơn nhiều; các dòng được đặt cách
nhau chặt chẽ hơn; và không có yêu cầu cho
văn bản in đậm.

Nhãn phải bắt buộc phải liệt kê nhiều Không bắt buộc phải liệt kê nhiều thông tin về
thông tin về chất dinh dưỡng trong sản chất dinh dưỡng trong sản phẩm, thường bỏ
phẩm
qua các chất như chất béo bão hòa, chất xơ và
đường.
Nhãn thực tế dinh dưỡng, bao gồm kích
thước khẩu phần, lượng calo trên mỗi

khẩu phần, lượng calo từ chất béo cũng
như tỷ lệ phần trăm giá trị được đề nghị
hàng ngày cho chất béo dựa trên chế độ
ăn 2.000 calo, cholesterol, natri, tổng
carbohydrate (với các dòng chất xơ và
đường), protein, cộng với hàm lượng
vitamin và khoáng chất, được biểu thị
theo tỷ lệ phần trăm của các giá trị
được đề nghị hàng ngày (%DV)
(Tham

khảo

tại:

nutrition-facts-label#highlights

Trình bày tiêu chuẩn về chất gây dị ứng và
thông tin dinh dưỡng cần thiết. Thông tin rõ
ràng hơn về một số đặc điểm dinh dưỡng quan
trọng của thực phẩm chế biến - năng lượng,
chất béo, chất béo bão hòa, carbohydrate,
đường, protein và muối.
Tính theo %RI: REFERENCE INTAKES
FOR
ENERGY
AND
SELECTED
NUTRIENTS (ADULTS)


/>
với

/>
labeling-software/global-nutrition-labeling , và
)
21 | P a g e


Nhận xét về sự khác nhau của các qui định của FDA và EU
Ở Mỹ, nhãn dinh dưỡng phải dựa trên lượng calo. Nhãn thực phẩm của Mỹ trên
hộp bánh quy có thểchỉ ra rằng một khẩu phần năm bánh quy có 100 calo.
Ở EU, lượng calo được xác định theo trọng lượng - thường tính bằng gam - của
toàn bộ gói thực phẩm được chọn. Với phương pháp này, người tiêu dùng EU có thể
được cho biết, ví dụ, tất cả các loại bánh quy trong gói đó chứa 1.000 calo.
Có lẽ sự khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống về cách chúng truyền đạt lượng calo
và thông tin dinh dưỡng khác đến người tiêu dùng. Ở Mỹ, nhãn dinh dưỡng phải chỉ ra
số lượng khẩu phần trên một thùng chứa - vì vậy lượng calo được chia nhỏ dựa trên số
lượng lát bánh mì trong một gói, hoặc bao nhiêu phần 12 chip trong một túi. Tại EU, tất
cả các danh sách calo được dựa trên 100g (3,5 ounces) hoặc mL.
Người tiêu dùng Mỹ đã quen với việc đếm các phần ăn, kích thước phần được
nghiên cứu kỹ lưỡng có nghĩa là để loại bỏ sự cần thiết phải làm toán. Nhưng hệ thống
EU cho phép người tiêu dùng so sánh toàn bộ lượng calo của một gói bánh quy với, ví
dụ, một hộp bánh quy hoặc khoai tây chiên.
Ở EU, vì lượng calo của tất cả các mặt hàng đóng gói được đo bằng 100g hoặc
mL, các số liệu đều giống nhau, giúp dễ dàng so sánh hàm lượng dinh dưỡng của các mặt
hàng thực phẩm (ví dụ như chip và bánh quy giòn). Bên cạnh đó, cho biết tỷ lệ phần
trăm. Hiện nay, mọi ngưởi đều biết rằng đường là vấn đề lớn nhất, vì vậy biết rằng (ví
dụ) ngũ cốc ăn sáng A là 8% đường trong khi B là 4%, có thể xác định được chế độ ăn
phù hợp với mỗi người.

Trong quy định của Mỹ có những ưu việt hơn châu Âu: Ghi rõ lượng Added
Sugars và thành phần % trong tổng lượng đường trong 1 khẩu phẩn, thông tin về các loại
chất béo có công bố hàm lượng và thành phần % của các loại chất béo gồm: Total Fat
(chất béo tổng), Saturated Fat (chất béo bão hòa) và Trans Fat (chất béo chuyển hóa)
trong một khẩu phần, các chỉ số thể hiện theo % DV – Giá trị nhu cầu dinh dưỡng hằng
ngày của cơ thể, nhãn thực phẩm Hoa Kỳ xác định miligam natri trong thực phẩm. Các
chất phụ gia thực phẩm phải được liệt kê theo tên trên nhãn thực phẩm điều này giúp
người tiêu dùng dễ dàng biết được trong sản phẩm có chứa thành phần phụ gia nào. Nhãn
Mỹ có xu hướng dễ đọc và dễ hiểu hơn. Nhãn dinh dưỡng, bao gồm kích thước khẩu
phần, lượng calo trên mỗi khẩu phần, lượng calo từ chất béo cũng như tỷ lệ phần trăm giá
22 | P a g e


trị được đề nghị hàng ngày cho chất béo dựa trên chế độ ăn, cholesterol, natri, tổng
carbohydrate (với các dòng chất xơ và đường), protein, cộng với hàm lượng vitamin và
khoáng chất, được biểu thị theo tỷ lệ phần trăm của các giá trị được đề nghị hàng ngày
(%DV)
4) NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ
Chủ đề được đưa ra – Sự thay đổi qui định Nutrition Facts Label của FDA là một
chủ để hay và mới lạ, thông tin mà chủ đề này cung cấp gắn liền với các sản phẩm thực
phẩm chúng ta sử dụng mỗi ngày nhưng dễ bị phớt lờ. Hiểu biết về chủ đề này và sự thay
đổi trong qui định của FDA giúp cho bản thân các doanh nghiệp thực phẩm có thể kịp thời
thay đổi để phù hợp với xu hướng và sự đổi mới toàn diện hơn cho sản phẩm của mình,
bên cạnh đó, cũng giúp cho người tiêu dùng sử dụng triệt để giá trị của sản phẩm. Ví dụ
như liều lượng, tần suất sử dụng sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu cơ thể và sức khỏe,
cung cấp các thông tin về hàm lượng các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp người tiêu
dùng có sự lựa chọn phù hợp.
Cục FDA công bố các quy định cuối cùng trong Công báo Liên Bang (Federal
Register) vào ngày 27/05/2016. Kéo dài ngày tuân thủ từ 26/07/2018 đến 01/01/2020,
với những nhà sản xuất có doanh số thực phẩm hàng năm bán ra từ 10 triệu đô la Mỹ trở

lên, những nhà sản xuất có doanh số thực phẩm hàng năm dưới 10 triệu đô la Mỹ sẽ có
thêm một năm để tuân thủ – cho đến 01/01/2021. Việc kéo dài ngày tuân thủ của FDA
giúp cho các nhà sản xuất có thể gian điều chỉnh, lên kế hoạch phù hợp nhất cho sản
xuất, chiến lược thay đổi bổ sung thành phần sau cho phù hợp với qui định.
“NUTRITION FACTS LABEL” mới nhằm cung cấp thông tin giúp người dùng
đưa ra quyết định chính xác về loại thực phẩm họ sẽ mua. Người tiêu dùng có thể hiểu
được về thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm để chọn các loại thực phẩm phù hợp với
sở thích và nhu cầu của gia đình, nhằm đảm bảo sức khỏe và đầy đủ giá trị dinh dưỡng.
Hàm lượng dinh dưỡng hàng ngày (như natri, chất xơ và Vitamin D) giúp người
tiêu dùng hiểu được thông tin dinh dưỡng dựa trên toàn bộ chế độ ăn uống hàng ngày,
lựa chọn sản phẩm có chất dinh dưỡng mình cần thiết.
Việc khai báo thêm hàm lượng đường bổ sung ( Added sugars) đây cũng là một
yếu tố tăng tính cạnh tranh cho nhà sản xuất. Tạo ra xu hướng mới giảm lượng đường
đưa vào sản xuất, tăng tính thận trọng trong quá trình chế biến. Nhờ vào việc khai báo
23 | P a g e


này giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn thực phẩm căn cứ theo nhu cầu hoặc sở thích
cá nhân của họ, giúp người tiêu dùng biết thêm bản chất đường có trong sản phẩm là từ
bản thân nguyên liệu có đường hay có bổ sung hay không bổ sung đường vào. Thông tin
added sugars giúp người tiêu dùng nhìn thấy được mà chọn lựa sản phẩm có added
sugars thấp. Nó còn tăng tính cạnh tranh cho nhà sản xuất mặc dù hàm lượng đường cao
nhưng added sugars trong quá trình chế biến họ không bổ sung thêm đường vì vậy sản
phẩm tốt. Xu hướng hay nhu cầu thị trường không muốn sản phẩm bố sung quá nhiều
đường. Nhãn mới có ưu điểm thể hiện được xu hướng mới trong việc sử dụng đường,
nhược điểm là hạn chế các nhà sản xuất, buộc nhà sản xuất phải đổi mới nghiên cứu phát
triển các dòng sản phẩm giảm được lượng đường.
Đối với quản lý chất lượng, xu hướng về dinh dưỡng là giảm đường và giảm béo,
… thông qua việc ghi nhãn thì bộ phận quản lý chất lượng của công ty sản xuất phải có
hoạt động để thích ứng. Định hướng quản lý chất lượng cũng phải đi theo định hướng

chung của chất lượng sản phẩm khi quan tâm đến hàm lượng đường trong sản phẩm. Quá
trình kiểm soát sản xuất hay quản lý chất lượng của một sản phẩm nào đó được sản xuất
ra sẽ phải có tiêu chí đường thêm vào.
5) TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trang web của FDA: />[2] Trang web của FDA về các dạng mới của Nutrition Facts Label:
/>[3] Trang web của FDA về lịch sử hình thành: />fbclid=IwAR0CshrfwqGCGA7iNSnnjmVsNXe47NO8FGU_qAKBzb6SSBjke7xlU9nM
N8U
[4] Trang web của Esha về các nhãn thông tin dinh dưỡng toàn cầu:
.
[5] Trang web về giấy chứng nhận FDA hàng thực phẩm: />24 | P a g e


[6] Trang web của DayMark Safety về sự khác biệt giữa nhãn dinh dưỡng châu Âu và
Mĩ: />[7] Tham khảo bản dịch của tác giả Hạ Mến: />[8] Bài báo về sự khác biệt giữa nhãn dinh dưỡng châu Âu và Mĩ của tờ The Guardian:
/>
25 | P a g e


×