Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Biện pháp thi công dự thầu cho nhà cao tầng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.67 KB, 39 trang )

BIỆN PHÁP THI CÔNG DỰ THẦU CHO NHÀ CAO TẦNG
I. CƠ SỞ LẬP BIÊN PHÁP THI CÔNG
 Hồ sơ mời thầu xây lắp công trình .
 Các tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN.
 Điều kiện và năng lực nhà thầu .
 Kết hợp với tham quan thực tế tại hiện trường.
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GÓI THẦU:
1. Khái quát chung:
Công trình cấp II ,5 tầng kết cấu khung chịu lực trên nền móng cọc ép tổng diện tích nhà làm
việc 1759 m2.Bậc chiụ lửa: bậc II – tiêu chuẩn 2622-78.
Trước khi thi công công trình chính là nhà làm việc 5 tầng thì cần phá dỡ giải phóng mặt bằng
một số nhà cũ nằm trong khu vực thi công. Biện pháp phá dỡ cụ thể được chúng tôi trình bày ở
phần thuyết minh phá dỡ.
Công trình được xây dựng nằm trong trung tâm thành phố Nam Định mặt chính tiếp giáp đường
Trần Nhật Duật chiều rộng lòng đường rộng 12m chiều rộng vỉa hè 7m .Nên điều kiện hạ tầng kĩ
thuật tương đối thuận lợi như:
Hệ thống điện bao gồm các cột và dây cáp trên trục hè đường, tại khu vực hè có trạm biến áp rất
thuận tiện cho việc cung cấp điện.
Hệ thống cung cấp nước sạch thành phố dọc theo hè đường.
Hệ thống tông tin liên lạc thuận lợi, các đường trục thông tin nằm trên vị trí hè đường.
2. Đặc điểm của gói thầu
Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu cộng với tham quan thực tế, nhà thầu rút ra những đặc điểm
chính của gói thầu như sau:


Gói thầu xây lắp trung tâm Hội Nghị của tỉnh Nam Định là công trình nhà cao tầng nằm trong
lòng thành phố, điều kiện thi công chật hẹp. Nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh lao động,
phòng chống cháy nổ và vệ sinh chung của thành phố. Do vậy để đảm bảo chất lượng và tiến độ
công trình, chúng tôi đã lập biện pháp thi công chi tiết cùng các yêu cầu kĩ thuật kèm theo trong
thuyết minh biện pháp thi công.
3. Kết luận


Nhà thầu chúng tôi là đơn vị có bề dày nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công nhà cao
tầng với đội ngũ cán bộ kĩ sư, kĩ thuật giàu kinh nghiệm, công nhân lành nghề. Hệ thống máy
móc phục vụ thi công đồng bộ tiên tiến hiện đại như máy ép cọc thuỷ lực, máy xúc, vận thăng
…Nhà thầu chúng tôi tự tin khẳng định có đủ năng lực và kinh nghiệm để thi công gói thầu này.
III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CHUNG
1. Quản lý chung của Công ty.
Tất cả mọi hoạt động của công trường được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Công ty.
Tiến độ và biện pháp thi công chi tiết, biện pháp về An toàn lao động phải được Công ty phê
duyệt trước khi tiến hành thi công. Công ty sẽ giám sát toàn bộ quá trình thi công qua các báo
cáo hàng tuần, hàng tháng gửi về, đồng thời cử cán bộ xuống công trường theo dõi, kiểm tra
thực tế quá trình thi công & cùng với Ban chỉ huy công trường giải quyết những vấn đề vướng
mắc phát sinh với Chủ đầu tư & Tư vấn thiết kế.
2. Tổ chức thi công ngoài hiện trường: Ban chỉ huy công trường: Gồm có Cán bộ của
Công ty & các cán bộ giúp việc chỉ đạo thi công công trình.
'Chỉ huy trưởng công trường': Đại diện cho nhà thầu ở công trường, có trách nhiệm điều hành
toàn bộ dự án - điều tiết các đơn vị thi công về tiến độ, quan hệ trực tiếp với chủ đầu tư để giải
quyết các vấn đề liên quan đến việc thi công.
Bộ phận vật tư: Bộ phận vật tư cho dự án này là rất quan trọng, bởi dự án có nhiều chủng loại
vật tư . Bộ phận này đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ vật tư cho công trình, không được làm
ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình. Nhiệm vụ chính của cơ quan cung ứng vật tư là đặt và
nhận hàng như: (Các chủng loại vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, các chi tiết, cấu kiện, trang


thiết bị phục vụ thi công công trình). Sau đó căn cứ vào tiến độ thi công cấp phát vật tư, trang
thiết bị cho việc thi công (Đáp ứng theo bản tiến độ cung cấp vật tư và thiết bị cho công trình).
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật: Gồm 2 kĩ sư có kinh nghiệm chuyên ngành phụ trách khi công
trình lên cao sẽ có 1 người phụ trách ở trên và 1 người chịu trách nhiệm tổng thể đều có thâm
niên nhiều năm thi công công trình tương tự trực tiếp thi công các hạng mục công việc. Chỉ đạo
thi công hạng mục của mình. Chịu trách nhiệm trước chỉ huy trưởng, chủ đầu tư về các vấn đề
liên quan đến việc thi công như: Thay đổi thiết kế, phát sinh công việc, thay đổi vật tư, vật

liệu đưa vào thi công công trình, tổ chức kiểm tra kỹ thuật v.v... thống nhất chương trình nghiệm
thu, bàn giao với Chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán
theo giai đoạn và toàn bộ công trình.ngoài ra còn có các 3 kĩ thuật viên phụ trách chi tiết công
việc
Đội ngũ công nhân: Các đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có tay nghề cao, đủ số lượng
tham gia thi công xây dựng công trình như: Các đội thợ bê tông, thợ cốt thép, thợ côp pha, thợ
xây, thợ trang trí nội thất, thợ điện, thợ nước... Trong mỗi giai đoạn, được điều đến công trường
để kịp tiến độ thi công.
Sơ đồ tổ chức thi công của nhà thầu
3. Bố trí tổng mặt bằng thi công:
Bố trí tổng mặt bằng thi công dựa trên tổng mặt bằng xây dựng bản vẽ thiết kế kĩ thuật thi công,
trình tự thi công các hạng mục đề ra, có chú ý đến các yêu cầu và các quy định về an toàn thi
công, vệ sinh môi trường, chống bụi, chống ồn, chống cháy, an ninh, đảm bảo không gây ảnh
hưởng đến hoạt động của các khu vực xung quanh.
Trên tổng mặt bằng thể hiện được vị trí xây dựng các hạng mục, vị trí các thiết bị máy móc, các
bãi tập kết cát đá sỏi, bãi gia công cốp pha, cốt thép, các kho xi măng, cốt thép, dụng cụ thi
công, các tuyến đường tạm thi công, hệ thống đường điện, nước phục vụ thi công, hệ thống nhà
ở, lán trại tạm cho cán bộ, công nhân viên(Xem bố trí trên tổng mặt bằng xây dựng).


Vị trí đặt máy móc thiết bị:Vị trí đặt các loại thiết bị như cần vận thăng, máy trộn vữa phải phù
hợp, nhằm tận dụng tối đa khả năng máy móc thiết bị, dễ ràng tiếp nhận vật liệu, dễ di chuyển.
Bãi để cát đá, sỏi, gạch:Vị trí các bãi cát, đá, sỏi là cơ động trong quá trình thi công nhằm giảm
khoảng cách tới các máy trộn, máy vận chuyển.
Bãi gia công cốp pha, cốt thép: Cốp pha được dùng là cốp pha thép kết hợp cốp pha gỗ. Các bãi
này được tôn cao hơn xung quanh 10-15cm, rải 1 lớp đá mạt cho sach sẽ, thoát nước. Tại các bãi
này cốp pha gỗ được gia công sơ bộ, tạo khuôn. Cốp pha thép được kiểm tra làm sạch, nắn
thẳng, bôi dầu mỡ, loại bỏ các tấm bị hư hỏng. Bãi gia công cốt thép được làm lán che mưa hoặc
có bạt che khi trời mưa.
Kho tàng: Dùng để chứa xi măng, vật tư qúy hiếm, phụ gia. Các kho này được bố trí ở các khu

đất trống sao cho thuận tiện cho việc xuất vật tư cho thi công, chúng có cấu tạo từ nhà
khung thép, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển.
Nhà ban chỉ huy công trường: Được bố trí ở vị trí trung tâm để thuận tiện cho việc chỉ đạo thi
công của công trường, Cấu tạo từ nhà khung thép, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di
chuyển.
Nhà ở cho cán bộ, công nhân viên: Được bố trí xung quanh công trường ở các khu đất trống, các
nhà này bố trí sao cho an toàn ít bị ảnh hưởng quá trình thi công, cấu tạo từ nhà khung thép hoặc
gỗ, lợp tôn thuận lợi cho việc lắp dựng, di chuyển.Do công trình nằm ở vị trí chật hẹp nên trên
công trường chỉ bố trí nơi nghỉ trưa cho công nhân nơi ăn ở sẽ được bố trí ở khu đất khác.
Điện phục vụ thi công: Nhà thầu chủ động làm việc với Chủ đầu tư, cơ quan chức năng sở tại để
xin đấu điện thi công (làm các thủ tục, hợp đồng mua điện). Dây điện phục vụ thi công được lấy
từ nguồn điện đến cầu dao tổng đặt tại phòng trực là loại dây cáp mềm bọc cao su có kích thước
3x16+1x10. Dây dẫn từ cầu dao tổng đến các phụ tải như máy trộn bê tông, thăng tải ....là loại
cáp mềm bọc cao su có kích thước 3x10+1x6. Hệ thống cáp mềm cao su nếu đi qua đường xe
chạy phải đặt trong ống thép bảo vệ và chôn sâu ít nhất 0,7m. Ngoài ra còn bố trí 03 máy phát
điện dự phòng 250kVA phục vụ cho thi công khi mất điện.


Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng điện, tại cầu dao tổng bố trí tại nhà trực công trường
có lắp aptômát để ngắt điện khi bị chập, quá tải.
Nước phục vụ thi công: Nhà thầu chủ động làm việc với Chủ đầu tư và Cơ quan chủ quản để xin
cấp nước thi công. Nước được lấy từ nguồn nước gần công công trường , đầu họng nước nhà
thầu lắp đồng hồ đo để xác định lượng nước sử dụng. Nước từ nguồn cấp được dẫn đến chứa tại
các bể chứa tạm trên công trường.Trong trường hợp nguồn nước sinh hoạt có sẵn tại công
trường không đủ để phục vụ thi công, chúng tôi tiến hành khoan giếng, xây dựng bể lọc nước,
dàn mưa, tiến hành kiểm định chất lượng nước đảm bảo các quy định về nước thi công theo qui
phạm.
Thoát nước thi công: Trong quá trình tổ chức thi công, nước sinh hoạt, nước mưa và nước dư
trong quá trình thi công (nước ngâm chống thấm sàn, nước rửa cốt liệu) được thu về ga và thoát
vào mạng thoát nước của khu vực qua hệ thống rãnh tạm. Toàn bộ rác thải trong sinh hoạt và thi

công được thu gom vận chuyển đi đổ đúng nơi quy định để đảm bảo vệ sinh chung và mỹ quan
khu vực công trường.
IV. BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
1. Vật liệu đưa công trình
Các vật tư đưa vào công trình phải có nguồn gốc rõ ràng, có nhãn mác và trong thời hạn sử
dụng, đảm bảo chất lượng và TCVN. Trước khi đưa vào công trình phải trình mẫu cho cán bộ
Tư vấn giám sát, cán bộ chủ đầu tư để xét duyệt.
Một số loại vật tư chủ yếu dự kiến dùng cho công trình:
 Cát: sông Hồng ,sông lô.
 Đá: 1x2 đạt tiêu chuẩn quy định.
 Xi măng: Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Nghi Sơn..
 Cốt thép: Thép Thái Nguyên hoặc loại tương đương trở lên.
2. Các qui phạm kỹ thuật áp dụng


Khi thi công dự án này, chúng tôi cAM kết sẽ tuân thủ theo đúng bản vẽ thiết kế, các quy phạm
và tiêu chuẩn Việt Nam đang có hiệu lực thi hành.
CÁC TIÊU CHUẨN, QUY PHẠM CỦA VIỆT NAM MÀ CHÚNG TÔI CAM KẾT ÁP
DỤNG KHI THI CÔNG DỰ ÁN NÀY:
1 Tổ chức thi công

TCVN 4055:1985

2 Ngiệm thu công trình xây dựng

TCVN 4091:1985

3 Cọc - Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng ép dọc trục

TCXD 269: 2002


4 Thi công và nghiệm thu công tác bê tông nền móng

TCVN 79:1980

5 Kết cấu gạch đá, qui phạm thi công và nghiệm thu

TCVN 4085:1985

6 Gạch ốp lát – Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 4055:1985

7 Kết cấu bê tống cốt thép toàn khối

TCVN 6414:1998

8 Công tác hoàn thiện trong xây dựng

TCVN 5674:1992

9 Bê tông, kiểm tra đánh giá độ bền

TCVN 5440:1991

10 Xi măng Poóclăng

TCVN 2682:1992

11 Xi măng – Các tiêu chuẩn kỹ thuật


TCVN 139:1991

12 Cát xây dựng, yêu cầu kỹ thuật

TCVN 1770:1986

13 Đá dăm, sỏi dùng trong xây dựng, yêu cầu kỹ thuật

TCVN 1771:1987

14 Bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm

TCVN 5592:1991

15 Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 4314:1986

16 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng

TCVN 4459:1987

17 Hệ thống cấp nước bên trong, qui phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4519:1988
18 Hệ thống điện chiếu sáng trong nhà

TCVN 4125:1985

19 Tiêu chuẩn nhà nước về gỗ và các sản phẩm từ gỗ


TCVN 1231:1979

20 Hệ thống tiêu chuẩn An toàn lao động

TCVN 2287:1978

21 Kết cấu thép - Gia công lắp ráp và nghiệm thu-yêu cầu kỹ thuật TCXD 170: 1989
3. Qui trình thực hiện, kiểm tra từng công việc


Để đảm bảo thi công các hạng mục công trình đúng kỹ thuật, mỹ thuật, giảm bớt sai sót, nhà
thầu đề ra Qui trình thực hiện, kiêm tra từng công việc như sau:
 Bộ phận kỹ thuật của Ban chỉ huy công trường xem xét kiểm tra bản vẽ để triển khai thi
công. Đề ra biện pháp thi công, kế hoạch thi công. Nếu phát hiện bản vẽ bị sai sót, bất
hợp lý hoặc các cấu kiện cần phải triển khai chi tiết thì phải báo cáo lên Ban chỉ huy công
trường Công ty để giải quyết.
 Sau khi nhận được báo cáo, Ban chỉ huy công trường công ty sẽ tiến hành triển khai chi
tiết các cấu kiện, đề ra phương hướng sử lý các sai sót và trình duyệt với Chủ đầu tư và
Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát để xem xét giải quyết. Các loại vật tư đưa vào thi
công (đặc biệt là vật tư quí hiếm) cũng phải trình duyệt.
 Khi đã được phê duyệt bản vẽ, biện pháp, các mẫu vật tư nhà thầu tiến hành triển khai thi
công trong sự kiểm tra giám sát của Ban chỉ huy công trường công ty, của kỹ thuật bên A,
Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế.
 Trước khi chuyển bước thi công, nhà thầu sẽ tiến hành kiểm tra nghiệm thu nội bộ. Nội
dung kiểm tra là kích thước hình học, tim trục, cốt cao độ, độ chắc chắn kín khít của cốp
pha, vị trí số lượng, đường kính, kích thước hình học của cốt thép, kiểm tra cốt liệu
cho bê tông, nước thi công, các chhi tiết chôn sẵn.
 Sau khi kiểm tra, nghiệm thu nội bộ hoàn tất mới tiến hành nghiệm thu với Chủ đầu tư,
Tư vấn giám sát.
V. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT CỦA CÔNG TRÌNH

1. Công tác trắc địa công trình
Công tác trắc đạc đóng vai trò hết sức quan trọng, nó giúp cho việc thi công xây dựng được
chính xác hình dáng, kích thước về hình học của công trình, đảm bảo độ thẳng đứng, độ
nghiêng kết cấu, xác định đúng vị trí tim trục của các công trình, của các cấu kiện và hệ thống
kỹ thuật, đường ống, loại trừ tối thiểu những sai sót cho công tác thi công. Công tác trắc đạc
phải tuân thủ theo TCVN 3972-85.


Định vị công trình: Sau khi nhận bàn giao của Bên A về mặt bằng, mốc và cốt của khu vực. Dựa
vào bản vẽ mặt bằng định vị, tiến hành đo đạc bằng máy.
Định vị vị trí và cốt cao ± 0,000 của các hạng mục công trình dựa vào tổng mặt bằng khu vực,
sau đó làm văn bản xác nhận với Ban quản lý dự án trên cơ sở tác giả thiết kế chịu trách nhiệm
về giải pháp kỹ thuật vị trí, cốt cao ± 0,000. Định vị công trình trong phạm vi đất theo thiết kế.
Thành lập lưới khống chế thi công làm phương tiện cho toàn bộ công tác trắc đạc.Tiến hành đặt
mốc quan trắc cho công trình. Các quan trắc này nhằm theo dõi ảnh hưởng của quá trình thi
công đến biến dạng của bản thân công trình.
Các mốc quan trắc, thiết bị quan trắc phải được bảo vệ quản lý chặt chẽ, sử dụng trên công
trình phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư. Thiết bị đo phải được kiểm định hiệu chỉnh, phải
trong thời hạn sử dụng cho phép.
Công trình được đóng ít nhất là 2 cọc mốc chính, các cọc mốc cách xa mép công trình ít nhất là
3 mét. Khi thi công dựa vào cọc mốc triển khai đo chi tiết các trục định vị của nhà.
Lập hồ sơ các mốc quan trắc và báo cáo quan trắc thường xuyên theo từng giai đoạn thi
công công trình để theo dõi biến dạng và những sai lệch vị trí, kịp thời có giải pháp giải quyết.'
2)công tác ép cọc 2.1Công tác chuẩn bị:
a. Chuẩn bị mặt bằng thi công:
+Khu vực xếp cọc phải nằm ngoài khu vực ép cọc,đường đi từ chỗ xếp cọc đến chỗ ép cọc phải
bằng phẳng không ghồ ghề lồi,lõm.
+ Cọc phải vạch sẵn đường tâm để khi ép tiện lợi cho việc cân ,chỉnh .
+Loại bỏ những cọc không đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật.
+Chuẩn bị đầy đủ các báo cáo kĩ thuật của công tác khảo sát địa chất,kết quả xuyên tĩnh….

+ Định vị và giác móng công trình
b. Thiết bị thi công


 Thiết bị ép cọc:
Thiết bị ép cọc phải có các chứng chỉ , có lý lịch máy do nơi sản xuất cấp và cơ quan thẩm
quyền kiểm tra xác nhận đặc tính kỹ thuật của thiết bị.
Đối với thiết bị ép cọc bằng hệ kích thuỷ lực cần ghi các đặc tính kỹ thuật cơ bản sau:
+ Lưu lượng bơm dầu
+ áp lực bơm dầu lớn nhất
+ Diện tích đáy pittông
+ Hành trình hữu hiệu của pittông
+ Phiếu kiểm định chất lượng đồng hồ đo áp lực đầu và van chịu áp do cơ quan có thẩm quyền
cấp.
Thiết bị ép cọc được lựa chọn để sử dụng vào công trình phải thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Lực ép lớn nhất của thiết bị không nhỏ hơn 1.4 lần lực ép lớn nhất (P ep)max tác động
lên cọc do thiết kế quy định
+ Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục cọc khi ép đỉnh hoặc tác dụng đều
trên các mặt bên cọc khi ép ôm.
+ Quá trình ép không gây ra lực ngang tác động vào cọc
+ Chuyển động của pittông kích hoặc tời cá phải đều và khống chế được tốc độ ép cọc.
+ Đồng hồ đo áp lực phải phù hợp với khoảng lực đo.
+ Thiết bị ép cọc phải có van giữ được áp lực khi tắt máy.
+ Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện vận hành theo đúng các quy định về an toàn lao
động khi thi công.
Giá trị áp lực đo lớn nhất của đồng hồ không vượt quá hai lần áp lực đo khi ép cọc. Chỉ nên huy
động khoảng 0,7 – 0,8 khả năng tối đa của thiết bị .


* chọn máy ép cọc:

- Cọc có tiết diện là: 30 ´ 30 (cm) chiều dài mỗi đoạn 8.0 (m).
- Sức chịu tải của cọc: P = 49,34 (KN) = 49,34 (T)
- Để đảm bảo cọc được ép đến độ sâu thiết kế, lực ép của máy phải thoả mãn điều kiện: P ép min >
1.5 ´ 49,34 = 74,01 (T).
- Ta chọn máy ép thuỷ lực có lức nén lớn nhất là: Pép = 150 (T).
- Trọng lượng đối trọng của mỗi bên dàn ép:
Pép > Pép min/ 2 = 74,01/ 2 = 37,05 (T).
 Dùng các khối bêtông có kích thước 1.0 ´ 1.0 ´ 2.0 (m) có trọng lượng 5 (T) làm đối
trọng, mỗi bên dàn ép đặt 9 khối bêtông có tổng trọng lượng là 45 (T)
- Đặc biệt khi ép cọc trục 1 của công trình do vướng bờ tường của công trình bên cạnh nên
không thể chất tải đối xứng trên dàn ép mà ta phải chất tải bất đối xứng nên có điều kiện dự
phòng số khối bê tông có thể nhiều hơn so với tính toán.
2. Công tác chuẩn bị:
Chuẩn bị mặt bằng,dọn dẹp và san bằng các chướng ngại vật.
Vận chuyển cọc bêtông đến công trình. Đối với cọc bêtông cần lưu ý: Độ vênh cho phép của
vành thép nối không lớn hơn 1% so với mặt phẳng vuông góc trục cọc. Bề mặt bê tông đầu cọc
phải phẳng. Trục của đoạn cọc phải đi qua tâm và vuông góc với 2 tiết diện đầu cọc. Mặt phẳng
bê tông đầu cọc và mặt phẳng chứa các mép vành thép nối phải trùng nhau. Chỉ chấp nhận
trường hợp mặt phẳng bê tông song song và nhô cao hơn mặt phẳng mép vành thép nối không
quá 1 mm
3. Trình tự thi công.
Quá trình ép cọc trong hố móng gồm các bước sau:
a.Chuẩn bị:


- Xác định chính xác vị trí các cọc cần ép qua công tác định vị và giác móng.
-Nếu đất lún thì phải dùng gỗ chèn lót xuống trước để đảm bảo chân đế ổn định và phẳng ngang
trong suốt quá trình ép cọc.
-Cẩu lắp khung đế vào đúng vị trí thiết kế.
-Chất đối trọng lên khung đế.

-Cẩu lắp giá ép vào khung đế,dịnh vị chính xác và điều chỉnh cho giá ép đứng thẳng.
b. Quá trình thi công ép cọc:
Bước 1: Ép đoạn cọc đầu tiên C1, cẩu dựng cọc vào giá ép,điều chỉnh mũi cọc vào đúng vị
trí thiết kế và điều chỉnh trục cọc thẳng đứng.
Độ thẳng đứng của đoạn cọc đầu tiên ảnh hưởng lớn đến độ thẳng đứng của toàn bộ cọc do đó
đoạn cọc đầu tiên C1 phải được dựng lắp cẩn thận, phải căn chỉnh để trục của C 1 trùng ví đường
trục của kích đi qua điểm định vị cọc. Độ sai lệch tâm không quá 1 cm.
Đầu trên của C1 phải được gắn chặt vào thanh định hướng của khung máy.. Nếu máy không có
thanh định hướng thì đáy kích ( hoặc đầu pittong ) phải có thanh định hướng. Khi đó
đầu cọc phải tiếp xúc chặt với chúng.
Khi 2 mặt masát tiếp xúc chặt với mặt bên cọc C1 thì điều khiển van tăng dần áp lực. Những
giây đầu tiên áp lực đầu tăng chậm đều, để đoạn C 1 cắm sâu dần vào đất một cách nhẹ nhàng với
vận tốc xuyên không quá 1 cm/ s.
Khi phát hiện thấy nghiêng phải dừng lại, căn chỉnh ngay.
Bước2:Tiến hành ép đến độ sâu thiết kế (ép đoạn cọc trung gian C2):
Khi đã ép đoạn cọc đầu tiên C1 xuống độ sâu theo thiết kế thì tiến hành lắp nối và ép các đoạn
cọc trung gian C2 .
Kiểm tra bề mặt hai đầu của đoạn C2 , sửa chữa cho thật phẳng.
Kiểm tra các chi tiết mối nối đoạn cọc và chuẩn bị máy hàn.


Lắp đặt đoạn C2 vào vị trí ép. Căn chỉnh để đường trục của C 2 trùng với trục kích và đường trục
C1. Độ nghiêng của C2 không quá 1 %.Trước và sau khi hàn phải kiểm tra độ thẳng đứng
của cọc bằng ni vô .Gia lên cọc một lực tạo tiếp xúc sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc khoảng 3 – 4
KG/cm2 rồi mới tiến hành hàn nối cọc theo quy định của thiết kế.
Tiến hành ép đoạn cọc C2. Tăng dần áp lực nén để máy ép có đủ thời gian cần thiết tạo đủ lực ép
thắng lực masát và lực kháng của đất ở mũi cọc để cọc chuyển động.
Thời điểm đầu C2 đi sâu vào lòng đất với vận tốc xuyên không quá 1 cm/s.
Khi đoạn C2 chuyển động đều thì mới cho cọc chuyển động với vận tốc xuyên không quá 2
cm/s.

Khi lực nén tăng đột ngột tức là mũi cọc đã gặp lớp đất cứng hơn ( hoặc gặp dị vật cục bộ ) cần
phải giảm tốc độ nén để cọc có đủ khả năng vào đất cứng hơn ( hoặc phải kiểm tra dị vật để xử
lý ) và giữ để lực ép không vượt quá giá trị tối đa cho phép.
Trong quá trình ép cọc, phải chất thêm đối trọng lên khung sườn đồng thời với quá trình gia tăng
lực ép.Theo yêu cầu,trọng lượng đối trọng lên khung sườn đồng thời với quá trính gia tăng lực
ép.Theo yêu cầu,trọng lượng đối trọng phải tăng 1,5 lần lực ép .Do cọc gồm nhiều đoạn nên khi
ép xong mỗi đoạn cọc phải tiến hành nối cọc bằng cách nâng khung di động của giá ép lên,cẩu
dựng đoạn kế tiếp vào giá ép.
Yêu cầu đối với việc hàn nối cọc:
 Trục của đoạn cọc được nối trùng với phương nén.
 Bề mặt bê tông ở 2 đầu đọc cọc phải tiếp xúc khít với nhau, trường hợp tiếp xúc không
khít phải có biện pháp làm khít.
 Kích thước đường hàn phải đảm bảo so với thiết kế.
 Đường hàn nối các đoạn cọc phải có đều trên cả 4 mặt của cọc theo thiết kế.
 Bề mặt các chỗ tiếp xúc phải phẳng, sai lệch không quá 1% và không có ba via.


Bước 3: ép âm Khi ép đoạn cọc cuối cùng(đoạn thứ 4)đến mặt đất,cẩu dựng đoạn cọc lõi
(bằng thép) chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép lõi cọc để đầu cọc cắm đến độ sâu thiết kế.đoạn lõi
này sẽ được kéo lên để tiếp tục cho cọc khác.
Bước 4:Sau khi ép xong một cọc,trượt hệ giá ép trên khung đế đến vị trí tiếp theo để tiếp tục
ép.Trong quá trình ép cọc trên móng thứ nhất ,dùng cần trục cẩu dàn đế thứ 2 vào vị trí hố móng
thứ hai.
Sau khi ép xong một móng , di chuyển cả hệ khung ép đến dàn đế thứ 2 đã được đặt trước ở hố
móng thứ 2.Sau đó cẩu đối trọng từ dàn đế 1 đến dàn đế 2.
Kết thúc việc ép xong một cọc:
Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn hai điều kiện sau:
+ Chiều dài cọc được ép sâu trong lòng đất không nhỏ hơn chiều dài ngắn nhất do thiết kế quy
định.
+ Lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên lớn

hơn ba lần đường kính hoặc cạnh cọc. Trong khoảng đó vận tốc xuyên không quá 1 cm/s.
Trường hợp không đạt hai điều kiện trên , phải báo cho chủ công trình và cơ quan thiết kế để xử
lý. Khi cần thiết làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở kết luận xử lý.
Cọc nghiêng qúa quy định ( lớn hơn 1% ) , cọc ép dở dang do gặp dị vật ổ cát, vỉa sét cứng bất
thường, cọc bị vỡ... đều phải xử lý bằng cách nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết
kế chỉ định ).
Dùng phương pháp khoan thích hợp để phá dị vật, xuyên qua ổ cát , vỉa sét cứng...
Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tác động lên
cọc tiếp tục tăng vượt quá lực ép lớn nhất (Pep)max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực
duy trì (Pep)max trong thời gian 5 phút.
Trường hợp máy ép không có van giữ thì phải ép nháy từ ba đến năm lần với lực ép (P ep)max .


c. Sai số cho phép:
Tại vị trí cao đáy đài đầu cọc không được sai số quá 75mm so với vị trí thiết kế , độ nghiêng của
cọc không quá 1% .
d.Thời điểm khoá đầu cọc:''
Thời điểm khoá đầu cọc từng phần hoặc đồng loạt do thiết kế quy định.
Mục đích khoá đầu cọc để
Huy động cọc vào làm việc ở thời điểm thích hợp trong quá trình tăng tải của công trình. Đảm
bảo cho công trình không chịu những độ lún lớn hoặc lún không đều.
- Việc khoá đầu cọc phải thực hiện đầy đủ:
+ Sửa đầu cọc cho đúng cao độ thiết kế .
+ Trường hợp lỗ ép cọc không đảm bảo độ côn theo quy định cần phải sửa chữa độ côn, đánh
nhám các mặt bên của lỗ cọc.
+ Đổ bù xung quanh cọc bằng cát hạt trung, đầm chặt cho tới cao độ của lớp bê tông lót.
+ Đặt lưới thép cho đầu cọc.
- Bê tông khoá đầu cọc phải có mác không nhỏ hơn mác bê tông của đài móng và phải có phụ
gia trương nở, đảm bảo độ trương nở 0,02
- Cho cọc ngàm vào đài 10 cm thì đầu cọc phải nằm ở cao độ – 1,55 m.

e. Báo cáo lý lịch ép cọc .
Lý lịch ép cọc phải được ghi chép ngay trong quá trình thi công gồm các nội dung sau:
 Ngày đúc cọc .
 Số hiệu cọc , vị trí và kích thước cọc .
 Chiều sâu ép cọc , số đốt cọc và mối nối cọc .


 Thiết bị ép coc, khả năng kích ép, hành trình kích,diện tích pítông, lưu lượng dầu, áp lực
bơm dầu lớn nhất.
 Áp lực hoặc tải trọng ép cọc trong từng đoạn 1m hoặc trong một đốt cọc -lưu ý khi cọc
tiếp xúc với lớp đất lót (áp lực kích hoặc tải trọng nén tăng dần ) thì giảm tốc độ ép cọc ,
đồng thời đọc áp lực hoặc lực nén cọc trong từng đoạn 20 cm.
 Áp lực dừng ép cọc.
 Loại đệm đầu cọc.
 Trình tự ép cọc trong nhóm.
 Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác ép cọc theo thiết kế , các sai số về vị trí và độ
nghiêng.
 Tên cán bộ giám sát tổ trưởng thi công.
* Trên đây là toàn bộ kĩ thuật ép cọc cho phần cọc thí nghiệm cũng như thi công cọc đại trà.lưu
ý phần cọc thí nghiệm phải tiến hành theo đúng tiêu chuẩn cọc thí nghiêm như thiết kế quy định
và TCXD 269-2002 .Sau khi cọc thí nghiệm đạt tiêu chuẩn thiết kế và được đơn vị tư vấn thiết
kế giám sát cho phép thì mới tiến hành thi công cọc đại trà.
4. Biện pháp thi công đào đất, lấp đất hố móng
a.Công tác đào đất hố móng:
Do thiết kế toàn bộ móng của các hạng mục công trình là móng cọc ép, cốt nền đặt móng –
1,75m, khối lượng đào đất lớn, nền nhà thầu chọn giải pháp đào đất bằng máy kết hợp với sửa
thủ công. Đất đào 1 phần được vận chuyển ra khỏi côngtrường đổ về bãi thải, một phần để lại
xung quanh hố móng và các khu đất chưa khởi công để sau này lấp đất hố móng, tôn nền.
Máy đào sẽ đào đến cách cao độ thiết kế của hố móng (các đầu cọc) khoảng 50 cm thì dừng lại
và cho thủ công sửa đến cao độ thiết kế .

Móng được đào theo độ vát thiết kế để tránh sạt lở


Trong quá trình thi công luôn có bộ phận trắc đạc theo dõi để kiểm tra cao độ hố móng.
b.Công tác lấp đất hố móng:
Công tác lấp đất hố móng được thực hiện sau khi bê tông đài móng và giằng móng đã được
nghiệm thu và cho phép chuyển bước thi công. Thi công lấp đất hố móng bằng máy kết hợp với
thủ công. Đất được lấp theo từng đợt và đầm chặt bằng máy đầm cóc Mikasa đến độ chặt thiết
kế.
Đất lấp móng và cát tôn nền được chia thành từng lớp dày từ 20-25cm, đầm chặt bằng máy đầm
cóc đến độ chặt ,kết hợp đầm thủ công ở các góc cạnh.
5. Biện pháp, yêu cầu cho công tác lắp dựng, tháo dỡ cốp pha.
Giải pháp cốp pha, dàn giáo cho dự án là cốp pha, dàn giáo thép định hình. Ngoài ra còn kết hợp
với cốp pha và cây chống gỗ để lắp dựng cho các kết cấu nhỏ, lẻ.
Yêu cầu kỹ thuật của cốp pha:
Cốp pha và đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không
gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước ximăng khi đổ và đầm bê tông, đồng
thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
Cốp pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt
thép.
Lắp đặt ván khuôn móng cột.
- Ván khuôn đài cọc và dầm móng được lắp sau khi đã lắp dựng cốt thép
- Căng dây theo trục tim cột theo 2 phương để làm chuẩn .
- Ghép vàn khuôn theo đúng kích thước của từng móng cụ thể .
- Xác định trung điểm của từng cạnh ván khuôn, qua các vị trí đó đóng các nẹp gỗ vuông góc
với nhau để gia cường.


- Cố định ván khuôn bằng các thanh chống cọc cừ .

Ván khuôn cột.
- Trước tiên phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo dưỡng dựng ván khuôn. Lưu ý đặt sẵn
các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha cột.
- Gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột.
- Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.
- Dùng gông (bằng thép hoặc gỗ cố định ), khoảng cách các gông khoảng 50 cm .
- Chú ý: phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có trừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông.
 Cách lắp ghép:
-Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền .
- Ghim khung cố định chân cột bằng các đệm gỗ đặt sẵn trong lòng khối móng để làm cữ .
- Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi đóng đinh liên kết 4 mảng
với nhau , lắp gông và nêm chặt.
- Dùng dọi kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột.
- Cố định ván khuôn cột bằng các neo hoặc cây chống.
Ván khuôn dầm.
Gồm 2 ván khuôn thành và 1 ván khuôn đáy. Cách lắp dựng như sau:
- Xác định tim dầm .
- Rải ván lót để đặt chân cột .
- Đặt cây chống chữ T , đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống, đặt thêm một số cột dọc
theo tim dầm .
- Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T , cố định 2 đầu bằng


các giằng .
- Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các
gông , cây chống xiên , bu lông .
- Kiểm tra tim dầm , chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế .
Ván khuôn sàn .
- Dùng ván khuôn thép đặt trên hệ dàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và hệ xà gồ bằng gỗ, dùng
tối đa diện tích ván khuôn thép định hình, với các diện tích còn lại thì dùng kết hợp ván khuôn

gỗ.
- Theo chu vi sàn có ván diềm ván diềm được liên kết đinh con đỉa vào thành ván khuôn dầm và
dầm đỡ ván khuôn dầm.
Chú ý: Sau khi tiến hành xong công tác ván khuôn thì phải kiểm tra , nghiệm thu ván khuôn theo
nội dung sau:
- Kiểm tra hình dáng kích thước theo Bảng 2-TCVN 4453: 1995
- Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống.
- Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông).
- Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau.
- Kiểm tra chi tiết chôn ngầm.
- Kiểm tra tim cốt , kích thước kết cấu.
- Khoảng cách ván khuôn với cốt thép.
- Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốp pha.
Công tác tháo dỡ ván khuôn:


Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kết cấu chịu được
trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ
cốp pha, đà giáo tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh đến kết cấu bê tông.
Các bộ phận cốp pha, đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (cốp pha thành
dầm, tường, cột) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50%daN/cm 2.
Kết cấu ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê
tông đủ mác thiết kế.
Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực
hiện như sau:
-Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông
-Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn dưới nữa và giữ lại cột chống “an toàn”
cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.
Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của kết cấu ( đáy dầm, sàn, cột chống) nếu không có các chỉ
dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ là 50% (7 ngày) với bản

dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m, đạt cường độ 70% (10 ngày) với bản, dầm, vòm có khẩu độ
từ 2-8m, đạt cường độ 90% với bản dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m.
6. Biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật công tác cốt thép.
a . Các yêu cầu của kỹ thuật.
Cốt thép đưa vào thi công là thép đạt được các yêu cầu của thiết kế, có chứng chỉ kỹ thuật kèm
theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 197: 1985
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
-Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ


-Các thanh thép không bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc các nguyên nhân khác không
vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giơi hạn này thì loại thép đó được
sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.
-Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng
-Cốt thép sau khi gia công lắp dựng vẫn phải đảm bảo đúng hình dạng kích thước, đảm bảo
chiều dầy lớp bảo vệ.
b . Gia công cốt thép .
- Sử dụng bàn nắn, vam nắn để nắn thẳng cốt thép (với D =< 16) với D>= D16 thì dùng máy nắn
cốt thép.
- Cạo gỉ tất cả các thanh bị gỉ.
- Với các thép D<=20 thì dùng dao, xấn, trạm để cắt. Với thép D> 20 thì dùng máy để cắt.
- Uốn cốt thép theo đúng hình dạng và kích thước thiết kế ( với thép D = 12 thì uốn bằng máy).
b.1. Bảo quản cốt thép sau khi gia công .
- Sau khi gia công, cốt thép được bó thành bó có đánh số và xếp thành từng đống theo từng loại
riêng biệt để tiện sử dụng .
- Các đống được để ở cao 30 cm so với mặt nền kho để tránh bị gỉ. Chiều cao mỗi đống thời
gian trộn + thời gian vận chuyển + thời gian thi công .
b.2. Trộn bê tông bằng máy đặt tại công trường:
Bê tông cho tất cả các kết cấu của công trình đều được trộn bằng máy trộn bê tông 500lít đặt tại
hiện trường.

Cấp phối (Xi măng, cát, đá ) phải đúng theo thiết kế – cấp phối được nhà thầu xây dựng, kiểm
tra, đệ trình bên A phê duyệt. Thời gian phải đủ để vật liệu được trộn đều (khoảng 2,5 phút với
máy trôn 500lít)


Trình tự đổ vật liệu vào máy trộn: Trước hết đổ 15-20% lượng nước, sau đó đổ ximăng và cốt
liệu cùng một lúc, đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại. Khi dùng phụ gia thì việc trộn
phụ gia phải theo chỉ dẫn của người sản xuất phụ gia.
Trong qua trình trộn để tránh hỗn hợp bê tông bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm việc
cần đổ vào thùng trộn cốt liệu lớn và nước của một mẻ trôn và quay máy trộn khoảng 5 phút, sau
đó cho cát và xi măng vào trộn tiếp theo thời gian qui định.
b.3. Vận chuyển vật liệu:
- Bê tông đổ bằng máy trộn tại chỗ sẽ được vận chuyển theo phương thẳng đứng bằng vận thăng
và tời, vận chuyển ngang bằng xe cải tiến, xe cút kít. '
- Các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo bê tông không bị phân tầng, kín khít để đảm bảo
không làm mất nước xi măng trong khi vận chuyển.
- Đường vận chuyển phải bằng phẳng tiện lợi.
c . Đổ bê tông:
-Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra
cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác .
- Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m - 2m để tránh phân tầng bê tông.
- Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ
thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.
- Dùng đầm bàn cho sàn, đầm dùi cho cột, dầm, tường.
- Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN4453: 1995 để phù hợp với bán kính tác
dụng của đầm.
- Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở
những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ.



- Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ
bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995.
- Bê tông móng chỉ được đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng.
- Đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục.
- Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dầy nhỏ hơn15cm và các cột bất kì
nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m.
- Cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu
tạo mạch ngừng thi công hợp lí
Bê tông dầm và bản sàn được tiến hành đồng thời, khi dầm có kích thước lớn hơn 80cm có thể
đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công hợp lý.
d. Đầm bê tông:
Đầm bê tông là nhằm làm cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, bên trong không bị các lỗ rỗng,
bên mặt ngoài không bị rỗ, và làm cho bê tông bám chặt vào cốt thép. Yêu cầu của đầm là phải
đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian, nếu chưa đầm đủ thời gian thì bê tông không được
lèn chặt, không bị rỗng, lỗ. Ngược lại, nếu đầm quá lâu, bê tông sẽ nhão ra, đá sỏi to sẽ lắng
xuống, vữa ximăng sẽ nổi lên trên, bê tông sẽ không được đồng nhất.
Đối với sàn, nền, mái thì dùng đầm bàn để đầm, khi đầm mặt phải kéo từ từ, các dải chồng lên
nhau 5-10cm. Thời gian đầm ở 1 chỗ khoảng 30-50s
Đối với cột, dầm thì dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 3050cm, khoảng cách di chuyển đầm dùi không quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm. Thời gian đầm
khoảng 20-40s. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép.
e. Bảo dưỡng bê tông:
Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi
măng-quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông. Trong điều kiện bình thường.Ngay sau khi đổ
4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê


tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15 oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường
xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới
3 lần. Tưới nước dùng cách phun (phun mưa nhân tạo), không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê
tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước

dùng trộn bê tông. Với sàn mái có thể bảo dưỡng bằng cách xây be, bơm 1 đan nước để bảo
dưỡng. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.
g. Đổ bê tông một số kết cấu cụ thể:
Đổ bê tông cột:
- Dùng máng tôn đưa bê tông vào khối đổ qua các cửa sổ.
- Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m để bê tông không bi phân tầng do vậy phải dùng
các cửa đổ.
- Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, khi đầm chú ý đầm kỹ các góc , khi
đầm không được để chạm cốt thép.
- Khi đổ đến cử sổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên.
- Khi đổ bê tông cột lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy nên để
khắc phục hiện tượng này trước khi đổ bê tông ta đổ 1 lớp vữa XM có thành phần 1/2 hoặc 1/3
dày khoảng 10 - 20 cm.
Đổ bê tông sàn:
- Bê tông được lên bằng vận thăng chuyển ra sàn bằng xe cải tiến, xe cút kít.
- Đầm bê tông bằng đầm dùi kết hợp đầm mặt. Đầm dùi để đầm kết cấu dầm, đầm mặt để đầm
bản sàn.
Đổ bê tông móng:
- Bê tông được đổ trực tiếp vào khối đổ hoặc qua máng .
- Đầm bê tông bằng đầm dùi.


7. Biện pháp thi công xây.
7.1 Chỉ tiêu kỹ thuật cho công tác xây.
a. Vữa xây.
- Chiều rộng mạch vữa ngang: 15 – 20mm.
- Chiều rộng mạch vữa đứng: 5 – 10mm.
- Thời gian cho phép sử dụng vữa sau khi trộn không quá 1h.
- Gạch được tưới đủ nước trước khi xây.
- Vữa xây sẽ được trộn đúng theo tỷ lệ và đảo kỹ.

b. Khối xây.
- Để đảm bảo liên kết kết cấu bê tông: trước khi xây khoan vào bê tông hai lỗ fi 8 sâu 7cm, cắm
2 thanh fi 10 dài 20cm làm râu cho tường xây. Khoảng cách có râu thép là 3,4m/3 = 1.1m (5
hàng gạch).
- Gạch xây trình tự theo chiều ngang và sẽ không được xây quá 1.5m chênh lệch theo chiều cao.
- Độ nghiêng cho phép đối với tường xây trong một tầng đảm bảo theo quy phạm.
7.2 Biện pháp thi công.
a. Chuẩn bị mặt bằng.
- Vệ sinh làm sạch vị trí xây trước khi xây.
- Chuẩn bị chỗ để vật liệu: gạch, vữa xây
- Chuẩn bị dụng cụ chứa vữa xây: hộc gỗ hoặc hộc tôn.
- Chuẩn bị hộc 0.1m3 để đong vật liệu ( kích thước 50 x 50 x 40 cm ).
- Dọn đường vận chuyển vật liệu, từ vận thăng vào, từ máy trộn ra.
- Bố trí các vị trí đặt máy trộn cho các tầng xây khối lượng lớn.


- Chuẩn bị chỗ trộn vữa xây ướt, chuẩn bị nguồn nước thi công.
b. Phương pháp trộn vữa.
- Đong cát, xi măng theo cấp phối khối lượng hoặc cấp phối để tính được Ban quản lý công
trình đồng ý và giám sát.
- Dùng máy trộn vữa loại B 251 trộn khô theo tỷ lệ quy định sau đó chuyển đến vị trí xây rồi
mới trộn nước để xây.
c. Trình tự thi công.
- Làm sạch bề mặt.
- Lấy mốc, trải vữa lớp dưới dày 15 – 20mm, miết mạch đứng dày 5 – 10mm .
- Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì
dừng lại để chờ lắp lanh tô.
- Xây tiếp phần tường phía trên lanh tô.
- Đối với các phần xây nhỡ các kích thước gạch sẽ được cắt gạch cho phù hợp kích thước khối
xây.

8. Biện pháp thi công lát nền, láng.
8.1 Công tác lát nền
8.1.1 Yêu cầu kỹ thuật:
- Vật liệu lát bằng gạch Ceramic 300x300 cho các phòng, gạch chống trơn 200 x 200 cho khu vệ
sinh là loại gạch lát cao cấp, yêu cầu kỹ thuật như sau:
a. Sai số cho phép
- Cao độ theo phương ngang trên bề mặt sai số cho phép 2 ~ 3 mm.
- Không nhìn thấy bằng mắt thường. Mặt lát phải phẳng không gồ ghề lồi lõm cục bộ, kiểm tra
bằng thước nhôm có chiều dài 2m, khe hở giữa mặt lát và thước không vượt quá 3mm. Độ dốc


×