Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI độ và THỰC HÀNH rửa TAY của học SINH TRƯỜNG TRUNG học cơ sở TRẦN MAI NINH, THÀNH PHỐ THANH hóa, TỈNH THANH hóa năm 2020 và một số yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.84 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN ĐỨC MINH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH
RỬA TAY CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRẦN MAI NINH, THÀNH PHỐ THANH HÓA,
TỈNH THANH HÓA NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN ĐỨC MINH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH
RỬA TAY CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN MAI
NINH, THÀNH PHỐ THANH HÓA, TỈNH THANH HÓA NĂM
2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN


Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số

: 8720163

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Người hướng dẫn khoa học:
1.PGS.TS. Nguyễn Đăng Vững
2.TS. Lương Ngọc Trương

HÀ NỘI – 2020


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐTNC:

Đối tượng nghiên cứu

HS :

Học sinh

NKBV:

Nhiễm khuẩn bệnh viện

NVSCC:

Nhà vệ sinh công cộng


NVYT:

Nhân viên y tế

RT:

Rửa tay

RTBXP :

Rửa tay bằng xà phòng

RTPB :

Rửa tay phòng bệnh

RTTQ :

Rửa tay thường quy

TCYTTG: Tổ chức Y tế thế giới
THCS:

Trung học cơ sở

VK:

Vi khuẩn


VST:

Vệ sinh tay

XP :

Xà phòng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3
1.1 Một số khái niệm về vệ sinh tay.............................................................3
1.1.1 Một số thuật ngữ liên quan tới vệ sinh tay.......................................3
1.1.2. Vi khuẩn gây bệnh qua bàn tay........................................................3
1.1.3 Vi rút gây bệnh qua bàn tay..............................................................5
1.1.4. Bằng chứng lan truyền tác nhân gây bệnh qua bàn tay...................6
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả loại bỏ vi sinh vật trên tay.......7
1.2 Lợi ích của việc rửa tay phòng bệnh.......................................................8
1.3. Các nghiên cứu về kiến thức và thực hành rửa tay phòng bệnh..........12
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới.........................................................12
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam.........................................................15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............19
2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................19
2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................19
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................19
2.3.2. Cỡ mẫu..........................................................................................20
3.2.3. Cách chọn mẫu..............................................................................20
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu........................................................21

2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu...................................................................21
2.4.1. Nhóm biến số về rửa tay................................................................26
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức.......................................................27
2.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành......................................................27
2.5. Công cụ và kỹ thuật thu thập số liệu....................................................28
2.6. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu......................................................28
2.7. Sai số và cách khắc phục sai số...........................................................30
2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu.................................................................30


CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................31
3.1. Thông tin chung về học sinh tham gia nghiên cứu..............................31
3.2. Kiến thức, thực hành rửa tay xà phòng của học sinh...........................34
3.2.1. Kiến thức về rửa tay xà phòng của học sinh.................................34
3.2.2 Thực hành của HS về rửa tay xà phòng..........................................37
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN............................................................47
4.1. MỤC TIÊU 1........................................................................................47
4.2. MỤC TIÊU 2........................................................................................47
4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU........................................................47
DỰ KIẾN KẾT LUẬN....................................................................................48
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ...........................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1:

Kết quả chương trình rửa tay qua nghiên cứu của Pittet......9


Bảng 1.2:

Tỷ lệ RTBXP của các bà mẹ, người chăm sóc trẻ tại những
thời điểm quan trọng ở 11 nước đang phát triển..................13

Bảng 2.1.

Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu.......................................21

Bảng 3.1

Đặc điểm chung của học sinh.........................................................31

Bảng 3.2

Nơi ở hiện tại của học sinh.............................................................32

Bảng 3.3.

Nguồn cung cấp thông tin về rửa tay..........................................33

Bảng 3.4.

Điều kiện chỗ rửa tay tại nơi ở của học sinh..........................33

Bảng 3.5

Sự hiểu biết của học sinh về kỹ thuật RTBXP.........................34


Bảng 3.6.

Sự hiểu biết của HS về thời điểm RTBXP.................................35

Bảng 3.7.

Sự hiểu biết của học sinh về mục đích RTBXP.......................35

Bảng 3.8.

Kiến thức chung của học sinh về RTBXP...................................36

Bảng 3.9.

Tỷ lệ thực hành RT của học sinh ở nhà và ở trường.............37

Bảng 3.10.

Tỷ lệ thực hành rửa tay ở các thời điểm cần thiết khác.....37

Bảng 3.11.

Tỷ lệ thực hành rửa tay bằng xà phòng......................................38

Bảng 3.12.

Tỷ lệ cách thức rửa tay ở học sinh...............................................38

Bảng 3.13.


Tỷ lệ RTBXP trong các thời điểm cần thiết ngày hôm qua 38

Bảng 3.14.

Thực hành VST tại nhà theo giới....................................................39

Bảng 3.15.

Thực hành VST tại trường theo giới.............................................39

Bảng 3.16.

Tỷ lệ thực hành rửa tay đạt ở học sinh......................................40

Bảng 3.17.

Mối liên quan giữa giới với việc thường xuyên RT ở trường 41

Bảng 3.18.

Mối liên quan giữa giới với việc thường xuyên RT ở nhà...41

Bảng 3.19.

Mối liên quan giữa kiến thức với kỹ thuật thực hành 6 bước rửa tay
...................................................................................................................... 42

Bảng 3.20.

Mối liên quan giữa thói quen thực hành RT với kỹ thuật

thực hành 6 bước rửa tay..................................................................42


Bảng 3.21.

Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành rửa tay bằng xà
phòng ở trường..................................................................................... 43

Bảng 3.22.

Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành rửa tay bằng xà
phòng ở nhà............................................................................................ 43

Bảng 3.23.

Lý do việc không RTBXP thường xuyên ở trường và ở nhà 44

Bảng 3.24.

Mức độ nhắc những người xung quanh RTBXP của HS.......44

Bảng 3.25.

Mối liên quan giữa một số đặc điểm của ĐTNC và kiến
thức rửa tay............................................................................................. 45

Bảng 3.26.

Mối liên quan giữa một số đặc điểm của ĐTNC và th ực
hành rửa tay............................................................................................ 46



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Phân bố học sinh theo giới...............................................................31
Biểu đồ 3.2 Phân bố học sinh theo nơi ở hiện tại..........................................32
Biểu đồ 3.3: Sự hiểu biết của HS về thời điểm RTBXP.................................34
Biểu đồ 3.4 Kiến thức chung của HS về RTBXP...............................................36
Biểu đồ 3.5: So sánh tỷ lệ thường xuyên/luôn luôn rửa tay của học sinh
ở trường và ở nhà................................................................................. 40


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, ẢNH

Sơ đồ 1.1.

Sơ đồ lây truyền bệnh đường phân-miệng..............................10

Hình 1.1:

Khung lý thuyết nghiên cứu.............................................................18

Ảnh 1.1.

Vi rút và vi khuẩn lây bệnh qua bàn tay........................................6


1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Bàn tay của chúng ta là bộ phận chính để chúng ta lao động, để sinh
hoạt, để tiếp xúc với đồ vật, có thể nói hầu hết các hành động hằng ngày
của chúng ta có liên qua tới bàn tay; vì thế đồng thời với sự quan trọng của
bàn tay là rất nhiều bệnh truyền nhiễm gây bệnh nguy hiểm với sự lây
nhiễm có liên quan tới bàn tay (bệnh tả, thương hàn, tay chân miệng, bại
liệt, sởi, bạch hầu, ho gà…), mà bàn tay được coi như là yếu tố trung gian
truyền bệnh [3]. Các đợt dịch do căn nguyên mới bùng phát trong những
năm gần đây đem đến những hậu quả hết sức nặng nề về con người cũng
như kinh tế. Dịch SAR năm 2005 làm 8422 người nhiễm 774 người chết
trong vòng 09 tháng, mới đây nhất là dịch Covid 19 tính đến ngày 02 tháng 4
năm 2020 đã gây nhiễm hơn 1.008.000 người và hơn 51.724 người tử vong.
[44] Trong khuyến cáo phòng lây nhiễm bệnh của hai đợt dịch trên đều có
khuyến cáo và hướng dẫn của TCYTTG cũng như của Bộ Y tế Việt Nam
nhấn mạnh vấn đề rửa tay bằng xà phòng Vì vậy r ửa tay bằng xà phòng
được hiểu như liều “vắc-xin” hiệu quả, giúp phòng ngừa hữu hiệu các
bệnh lây qua đường dịch tiết hô hấp và đường tiêu hóa [41].
Ở Việt Nam, rửa tay là một thực hành vệ sinh quan trọng và thiết
yếu được giới thiệu đến học sinh từ lứa tuổi mầm non. Th ực hành r ửa
tay cần phải được duy trì thường xuyên, đúng thời điểm, đúng cách m ới
thực sự đạt mục đích bảo vệ sức khỏe, dự phòng bệnh tật, đặc biệt là
các bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa và hô h ấp. Đối v ới l ứa tu ổi
học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT), việc
hình thành và duy trì các hành vi tốt cho sức khỏe, nh ư th ực hành r ửa tay,
là rất cần thiết [8]. Mặc dù giáo dục vệ sinh cá nhân được đưa vào sách
giáo khoa giảng dạy trong nhà trường về việc khuy ến khích r ửa tay v ới
xà phòng sau khi đi tiểu tiện và đại tiện, chỉ có 36% tr ường h ọc có khu


2

rửa tay và chỉ có 5% có sẵn xà phòng cho việc r ửa tay [1]. Con số này cho
thấy nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở nước ta rất lớn.
Theo nhiều báo cáo của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn
trong và ngoài nước thì các bệnh truyền nhiễm đã và đang di ễn ra trong
cộng đồng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách rửa tay bằng xà
phòng [1].
Năm 2007 TCYTTG đã đưa ra khuyến cáo : Vệ sinh tay thường xuyên
là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất và cũng hiệu quả nhất trong kiểm
soát nhiễm khuẩn.
Năm 2008 Liên hợp quốc chọn ngày 15-10 hằng năm là ngày :” Thế
giới rửa tay với xà phòng” [45].
Năm 2009 TCYTTG đã lấy ngày 5-5 hàng năm là ngày phát động chiến
dịch:” bảo vệ sự sống: hãy vệ sinh tay” [4].
Từ đó tới này, hàng năm Bộ Y tế đã phát động phong trào vệ sinh bàn
tay ở cả bệnh viện và cộng đồng nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng và nâng
cao ý thức vệ sinh tay ở cộng đồng.
Trẻ em là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy s ự thay đổi hành vi,
là thành phần năng động, nhiệt tình và cởi mở nhất trong xã hội khi tiếp
thu ý tưởng mới. Việc các em có thói quen thực hành vệ sinh tay tốt sẽ bảo
vệ sức khỏe chính bản thân các em và những người xung quanh. Và hiện nay
các em học sinh đã và đang được trang bị những kiến thức về vệ sinh tay
như thế nào…
Với những lí do nêu trên, nghiên cứu về kiến thức và th ực hành
rửa tay phòng bệnh của các em học sinh lứa tuổi THCS là hết sức c ần
thiết, từ đó góp phần đề xuất những giải pháp nâng cao ý th ức, th ực
hành vệ sinh tay cho các công dân tương lai của đất n ước. Vì th ế, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu:


3

1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành rửa tay của học
sinh trường trung học cơ sở Trần Mai Ninh , thành phố Thanh Hóa năm
2020.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực
hành rửa tay của học sinh trung học cơ sở Trần Mai Ninh , thành phố
Thanh Hóa

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số khái niệm về vệ sinh tay
1.1.1 Một số thuật ngữ liên quan tới vệ sinh tay
- Vệ sinh tay ( VST) là một thuật ngữ chung để chỉ việc rửa tay
bằng xà phòng thường (RTBXP), hoặc chà tay bằng dung dịch vệ sinh
chứa cồn hoặc rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn.
- Rửa tay bằng xà phòng thường là các việc rửa tay sạch đúng cách
bằng xà phòng thường và nước, tại đúng các thời điểm quan trọng và cần
thiết nhằm loại trừ các bụi bẩn các chất vô cơ, hữu cơ và các vi sinh vật.
- Xà phòng thường (Normal/Plain soap): Là h ợp ch ất có ho ạt tính
làm sạch, không chứa chất khử khuẩn
- Xà phòng khử khuẩn (Antimicrobial soap): Là xà phòng ở d ạng
bánh hoặc dung dịch có chứa chất khử khuẩn.
- Dung dịch vệ sinh tay chứa cồn (Alcohol-based handrub): Là chế
phẩm vệ sinh tay dạng dung dịch, dạng gel hoặc dạng bọt ch ứa c ồn


4
isopropanol, ethanol hoặc n-propanol, hoặc kết hợp hai trong những
thành phần này hoặc với một chất khử khuẩn và được bổ sung ch ất làm
ẩm, dưỡng da; được sử dụng bằng cách chà tay cho tới khi cồn bay h ơi

hết, không sử dụng nước. [2]
1.1.2. Vi khuẩn gây bệnh qua bàn tay
- Năm 1938, Price P.B chia vi khuẩn trên da bàn tay làm 2 nhóm:Vi
khuẩn vãng lai và vi khuẩn định cư.
+ Vi khuẩn định cư: Gồm các cầu khuẩn gram (+): S. epidermidis, S.
aurers, S. hominis, v.v. và các vi khuẩn gram (-): Acinetobacter,
Enterobacter... Phổ vi khuẩn định cư thường cư trú ở lớp sâu c ủa bi ểu bì
da. VST bằng xà phòng thường không loại bỏ được các vi khuẩn này kh ỏi
bàn tay nhưng VST thường xuyên có thể làm giảm mức độ định cư của vi
khuẩn trên tay. Để loại bỏ các vi khuẩn này trên da tay trong VST ngo ại
khoa, các thành viên kíp phẫu thuật cần VST bằng dung d ịch VST ch ứa
cồn hoặc dung dịch xà phòng chứa chlorhexidine 4% trong th ời gian t ối
thiểu 3 phút.[2]
+ Vi khuẩn vãng lai: Loại vi khuẩn này gồm các vi khuẩn gây bệnh
trên da NB hoặc trên các bề mặt môi trường quanh người bệnh hay
bệnh viện (chăn, ga giường, dụng cụ phương tiện phục vụ NB) và làm ô
nhiễm bàn tay trong quá trình chăm sóc và điều trị. Mức độ ô nhiễm bàn
tay phụ thuộc vào loại thao tác sạch/bẩn, thời gian th ực hiện thao tác và
tần suất VST của người tiếp xúc.
- Phổ vi khuẩn vãng lai là thủ phạm chính gây các bệnh truy ền
nhiễm, chúng lây lan và làm ô nhiễm bàn tay qua bề mặt môi trường dễ
bị nhiễm vi khuẩn ( nhà vệ sinh, tay nắm cửa…) môi trường quanh
người bệnh hay bệnh viện ( chăn, ga, giường, dụng cụ sinh hoạt hàng


5
ngày của người nhiễm vi khuẩn…) Lớp VK này có m ặt ngay trên b ề m ặt
da bàn tay và dễ dàng gây bệnh cho vật chủ. Chúng thường là nh ững VK
gây


bệnh

truyền

nhiễm

như:

Enterobacteries,

E.coliKlebsiella,

Pneudomonas acruginosa, Clostridium difficile, Samonela…[5]
Nếu chúng ta không VST để loại bỏ lớp VK này thì đôi bàn tay
chúng ta sẽ là môi trường sinh sôi của VK, là nguồn lây truy ền bệnh d ịch
cho bản thân, những người xung quanh và làm gia tăng tỷ lệ các bệnh
nhiễm trùng .
Tuy nhiên lớp vi khuẩn này có thể loại bỏ dễ dàng bằng VST
thường quy (rửa tay với nước và xà phòng thường hoặc chà tay b ằng
dung dịch VST chứa cồn trong thời gian 20 giây-30 giây). [4]
1.1.3 Vi rút gây bệnh qua bàn tay
Vi rút không sống lâu ở môi trường ngoài vật ch ủ nh ưng có kh ả
năng lan truyền nhanh và có thể phát triển thành dịch rất nhanh chóng.
Vi rút lây nhiễm bệnh ở người theo chiều ngang là cơ ch ể lây lan vi rút
phổ biến nhất trong quần thể, thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của
người bệnh. Các vi rút có thể lây bệnh qua bàn tay do việc d ịch ti ết c ủa
người bệnh ho và hắt hơi, hay bắt tay có th ể khiến mọi ng ười xung
quanh bị phơi nhiễm. Vi rút cũng có thể lây lan qua bàn tay ch ạm vào bề
mặt đồ vật mà người bệnh chạm vào rồi đưa lên mũi miệng, mắt.
Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị nhiễm vi rút khi x ử lý

các chất thải của người bệnh. Vi rút gây bệnh qua bàn tay ch ủ y ếu liên
quan tới nhóm vi rút gây bệnh qua đường tiêu hóa và hô h ấp.[18]
Các vi rút gây bệnh qua đường hô hấp như: Vi rút cúm A B, sởi,
Adenovirus


6
Các vi rút gây bệnh qua đường tiêu hóa như: Rotavirus, vi rút viêm gan
A,D,E
Cũng như vi khuẩn, một trong những cách hạn chế sự lây nhiễm
của vi rút là VSTTQ. Do vậy, VSTTQ là vô cùng quan trọng trong sinh hoạt
hàng ngày để ngăn ngừa mắc các bệnh truyền nhiễm. [2]

Ảnh 1.1. Vi rút và vi khuẩn lây bệnh qua bàn tay
1.1.4. Bằng chứng lan truyền tác nhân gây bệnh qua bàn tay
- Lan truyền tác nhân nhiễm bệnh từ NB sang người lành qua bàn
tay cần một chuỗi các yếu tố, gồm: (1) VK, vi rút có trên da NB ho ặc
trong các giọt dịch tiết qua việc ho, hắt hơi, khạc nhổ, ch ạm tay gây lây
nhiễm trên bề mặt đồ dùng, vật dụng xung quanh NB (2) Tiếp theo, bàn
tay người lành tiếp xúc với tay người bệnh hoặc các bề mặt đồ dùng, vật
dụng nhiễm bệnh; (3) Bàn tay người lành nhiễm bệnh không th ực hi ện


7
vệ sinh tay mà trực tiếp cầm nắm, chế biến thức ăn hoặc trực tiếp đưa
lên mũi miệng của bản thân.[11][7]
- Xung quanh người mắc bệnh truyền nhiễm, mọi nơi bàn tay
đụng chạm vào đều có vi khuẩn, vi rút trên đó. Các tác nhân gây BTN
không chỉ có ở các vết thương nhiễm khuẩn, ở chất thải và dịch ti ết của
NB mà thường xuyên có trên da lành của NB. Lượng vi khuẩn (ví d ụ: S.

epiderminis, Proteus mirabilis, Klebsiella spp. và Acinetobacter spp.) có ở
1 cm2 da lành của NB thay đổi từ 102 đến 106 vi khuẩn, nhi ều nh ất là ở
vùng bẹn, vùng hố nách, vùng nếp khuỷu tay, bàn tay. [11]
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả loại bỏ vi sinh v ật trên
tay:
Xà phòng thường không có khả năng khử khuẩn nh ưng VST bằng
xà phòng thường giúp rửa trôi các chất vô cơ và hữu cơ bám trên bề m ặt
da tay trong quá trình sinh hoạt, làm việc đồng th ời làm s ạch các vi
khuẩn vãng lai có trên bề mặt da tay.
Theo Rotter (1999), VST bằng nước và xà phòng thường trong 30
giây loại bỏ được 1,8- 2,8 log vi khuẩn ở bàn tay. Đánh giá hiệu qu ả VST
tại bệnh viện Bạch Mai (2007) cho thấy VST bằng xà phòng hoặc chà tay
bằng dung dịch VST chứa cồn trong 30 giây có thể loại bỏ được > 90% vi
khuẩn ở các đầu ngón tay NVYT.[5] Hiệu quả loại bỏ VSV trên bàn tay
của thực hành VST phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Kỹ thuật vệ sinh tay VST không đúng quy trình sẽ không lo ại b ỏ
hết được VSV trên tay. Một số vị trí như đầu ngón tay, kẽ móng tay, kẽ
ngón tay, mu ngón cái và mu bàn tay là những vùng NVYT th ường bỏ
quên không chà tay, do vậy đã VSV không được loại bỏ ở nh ững n ơi này.
VST đúng quy trình giúp loại bỏ VSV ở bàn tay hiệu quả hơn. Nghiên c ứu
tại bệnh viện Bạch Mai (2007) cho thấy số lượng VSV ở tay NVYT th ực


8
hiện đúng kỹ thuật VST (0,2 log), thấp hơn so v ới NVYT th ực hiện VST
không đúng kỹ thuật (1,0 log). Thời gian vệ sinh tay Th ời gian VST ảnh
hưởng tới mức độ loại bỏ vi khuẩn trên bàn tay. VST bằng n ước và xà
phòng thường trong 15 giây, lượng vi khuẩn giảm 0,6 log - 1,1 log, trong
30 giây lượng vi khuẩn giảm 1,8 log- 2,8 log. L ượng vi khu ẩn ở bàn tay
giảm 3,5 log khi chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn trong 30 giây;

giảm 4 log - 5 log nếu chà tay trong 1 phút. Th ực tế nghiên c ứu t ại Bệnh
viện Bạch Mai, lượng vi khuẩn ở 5 đầu ngón tay NVYT sau VST ≥ 20 giây
(0,7 log), giảm hơn nhóm VST < 20 giây (1,1 log). Theo các khuy ến cáo
hiện nay, thời gian chà tay với hóa chất trong VST th ường quy là 20 giây 30 giây
- Mang đồ trang sức và móng tay giả Vùng da ngón tay dưới chỗ
mang nhẫn chứa nhiều VSV gây bệnh hơn vùng da không mang nhẫn.
Mang nhẫn là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng mang tr ực khu ẩn gram
(-) và tụ cầu vàng.[11]
1.2 Lợi ích của việc rửa tay phòng bệnh
Trong suốt thế kỷ thứ XIX, ở châu Âu và Mỹ, 25% bà mẹ sinh con
tại bệnh viện đã tử vong do sốt hậu sản. Nguyên nhân mà sau này mãi
sau này, nhờ tiến bộ của khoa học mới phát hiện ra là do vi khu ẩn
Streptococcus pyogenes. Năm 1843, Oliver Wendell Holmes (Mỹ) yêu cầu
một bác sĩ của khoa sản (nơi ông làm việc) nghỉ việc một tháng sau 2
trường hợp bà mẹ tử vong mà ông cho rằng liên quan đến vệ sinh bàn
tay của bác sĩ đó. Ý kiến của ông đã bị nhiều bác sĩ cùng th ời ph ản đ ối.
Một trong những nghiên c ứu n ổi ti ếng cho th ấy l ợi ích c ủa vi ệc
tuân thủ rửa tay được tiến hành t ừ năm 1995-1998 (có h ồi c ứu) là
nghiên cứu của Didier Pittet t ại BV th ực hành Genever, Th ụy Sỹ. Ông và
cộng sự đã tiến hành nhiều nghiên c ứu v ề v ệ sinh bàn tay. Trong


9
nghiên cứu này Pittet đã đ ưa ra khái ni ệm là t ất c ả nh ững l ần r ửa tay
với nước và xà phòng, r ửa tay v ới dung d ịch sát khu ẩn t ại nh ững th ời
điểm khuyến cáo rửa tay đều đ ược tính là s ự tuân th ủ r ửa tay. Đ ối
tượng được giám sát là tất cả cán bộ y tế ở các khoa lâm sàng. Th ời
điểm giám sát là tất cả các ngày trong tu ần, 20 phút đ ầu tiên c ủa m ột
ca làm việc. Th ời gian giám sát đ ược tính đ ến khi nào th ỏa mãn c ỡ
mẫu cần thiết. Nh ững điều d ưỡng chuyên ngành ki ểm soát nhi ễm

khuẩn thực hiện giám sát s ự tuân th ủ r ửa tay. Đ ể đánh giá hi ệu qu ả
của chương trình r ửa tay, nhóm nghiên c ứu đã đ ưa ra các ch ỉ s ố đánh
giá: tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, t ỷ l ệ MRSA (t ỷ l ệ vi khu ẩn kháng
thuốc) và mức độ tiêu th ụ dung d ịch r ửa tay ch ứa c ồn.[19]
Bảng 1.1: Kết quả chương trình r ửa tay qua nghiên c ứu c ủa Pittet
và cộng sự
TT
1

2

Nội dung

199
3

> 20.000 lượt rửa tay từ năm
1995 đến 1997
Sự tuân thủ rửa tay
- Điều dưỡng và trợ lý điều
dưỡng
- Bác sĩ

3

Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện

4

Tỷ lệ MRSA


5

Mức tiêu thụ dung dịch sát khuẩn
tay/1000 ngày điều trị bệnh nhân

1994

1997

48%

66%
Tăng
Không
tăng

17.9
%
2.17
%
3.5
lít

1998

9.9%
0.93%
15.4
lít


Bảng trên cho thấy: từ năm 1995-1997, trên 20.000 th ời điểm
khuyến cáo rửa tay đã được quan sát, sự tuân thủ rửa tay tăng lên từ


10
48% đến 66%. Tuy nhiên tỷ lệ tuân thủ rửa tay được cải thiện rõ rệt ở
điều dưỡng, hộ sinh nhưng tỷ lệ này không được cải thiện ở các bác sĩ.
Tỷ lệ NKBV giảm từ 17,9 % (1994) xuống còn 9,9% (1997). S ự lan
truyền vi khuẩn kháng Methicilin giảm từ 2,17 % (1994) xuống còn
0,93% (1997) nhưng lượng tiêu thụ dung dịch sát khuẩn tay ch ứa c ồn l ại
tăng từ 3,5 lít (1993) lên 15,4 lít (1997). Năm 2002, trong một báo cáo,
Pittet đã tuyên bố là từ năm 1999-2001, tỷ lệ NKBV duy trì ở mức 10%
(giảm 6% so với trước khi có chương trình rửa tay), trong khi kinh phí đầu
tư cho chương trình rửa tay chỉ là 290.000 USD, tính ra là đã tiết kiệm chi
phí cho điều trị nhiễm khuẩn trong 3 năm là 12 triệu đô la Mỹ [17].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rất rõ lợi ích c ủa RTBXP.
Theo Luby và cộng sự, việc khuyến khích RTBXP và tăng cường giáo dục
cho trẻ em nghèo tại Karachi, Pakistan đã làm giảm 40% tỷ lệ chết, giảm
53% tỷ lệ tiêu chảy, và giảm 50% tỷ lệ viêm phổi. Tỷ lệ trẻ em tới bác sĩ
vì tiêu chảy giảm 56% và giảm 26% số trẻ cần được nhập viện [20].
Theo nghiên cứu phân tích của Aiello và nhóm nghiên c ứu (2002), 90%
bệnh lây lan qua đường tiếp xúc mà bàn tay là cầu nối ch ủ yếu, việc tăng
cường RTBXP giúp làm giảm 31% bệnh đường tiêu hóa và giảm 21%
bệnh hô hấp. RTBXP là một phương pháp có tính khả thi và hiệu qu ả về
chi phí, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở các n ước đang phát tri ển [21],
[32].
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, chỉ một động tác RT sạch với
nước và xà phòng đã làm giảm tới 35% khả năng lây truy ền vi khuẩn
Shigella, giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, nhiễm khuẩn

đường hô hấp tới 19-45% [ 35]. Quan trọng là tạo được thói quen RTBXP
thường xuyên, đúng cách, nhất là tại các thời điểm trước khi ăn và sau


11
khi đi vệ sinh. Sau khi đi vệ sinh, khi lau chùi phân/n ước tiểu – n ơi ch ứa
nhiều vi khuẩn dễ dính vào bàn tay và từ đó xâm nhập vào c ơ th ể ho ặc
lây lan sang người khác thông qua tiếp xúc với bàn tay bẩn (s ơ đ ồ 1.1).

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ lây truyền bệnh đường phân-miệng
Kết quả xét nghiệm bàn tay người tại 11 tỉnh của Việt Nam cũng cho
thấy, tỷ lệ đối tượng có bàn tay nhiễm E.coli từ phân rất cao. Do đó sau
khi đi vệ sinh, cần phải rửa tay ngay với xà phòng. Điều này không
những giúp giữ gìn thân thể sạch sẽ mà còn phòng chống lây nhi ễm
bệnh tật và còn tạo được thói quen vệ sinh. Và cũng cần phải RTBXP
trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn để loại tr ừ các VK bám trên
tay có thể lây lan vào thức ăn và vào miệng.[26],[29]
Ngành y tế đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích RTBXP, v ận
động thực hành thường xuyên RTBXP trong cộng đồng , đặc biệt đây
cũng là một cách hữu hiệu trong phòng chống đại dịch Covid 19 đang
bùng phát hiện nay . Vi rút Sars-CoV-2 (Covid 19) là một loại vi rút có
khả năng lây từ người sang người. Đường lây truyền chủ yếu của Cúm là


12
qua các giọt bắn khi chúng ta nói chuyện, hắt hơi hoặc ho, do tay ng ười
bệnh chứa virus sau khi lau mũi miệng rồi ch ạm vào các v ật d ụng. Các
giọt bắn và tay người bệnh mang mầm bệnh, chúng có th ể lây tr ực tiếp
qua đường hô hấp hay qua đường tiếp xúc với bề mặt các vật dụng dùng
chung (nhưng bàn ghế, cốc chén, tay nắm cửa, nút bấm thang máy...)[44].

Việc tăng cường RTBXP hoặc sát trùng tay với dung dịch có chứa cồn mọi
lúc, mọi nơi khi có tiếp xúc với bề mặt nguy cơ và khi chăm sóc người bệnh
tại gia đình, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, chùi mũi….sẽ làm hạn
chế tối đa việc mắc cúm và giảm thiểu sự lây lan, bùng phát dịch cúm [31].
Rất nhiều quốc gia trên thế giới sau khi phát động chiến d ịch tăng
cường RT ngoài cộng đồng, trường học, đã làm giảm trên 40% t ần su ất
BN bị nhiễm trùng đường hô hấp (bao gồm cả cúm mùa), bị viêm phổi ở
cộng đồng và trẻ dưới 5 tuổi [ 23]. Hiệu quả RTBXP rất rõ, quan trọng
để việc RTBXP trở thành một thói quen của mỗi người dân là m ột thách
thức lớn. Ngày 15/10/2008 cùng với 20 quốc gia trên kh ắp thế gi ới,
“Ngày thế giới rửa tay với xà phòng” lần đầu tiên được tổ ch ức tại Vi ệt
Nam, gần 500 trường học thuộc hơn 20 tỉnh thành ph ố trên cả n ước
hưởng ứng với sự tham gia của hàng chục nghìn em học sinh và ng ười
dân. Mục đích của hoạt động này là đẩy mạnh việc tuyên truy ền nâng
cao nhận thức, thay đổi hành vi của toàn xã hội, của mỗi người dân, đặc
biệt là trẻ em trong việc thực hiện thường xuyên RTBXP để phòng chống
dịch bệnh [30][6].
1.3. Các nghiên cứu về kiến thức và thực hành rửa tay phòng b ệnh
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu nổi tiếng của Pitte và cộng sự [16], [18], tại Thụy Sĩ thì
48% điều dưỡng tuân thủ VST và sau 3 năm có ch ương trình can thi ệp
thì tỷ lệ tuân thủ RTTQ đã tăng lên tới 66%. Còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, khi


13
được hỏi về VST đa số các y tá lâm sàng không đạt kiến th ức liên quan
tới việc VST. Phần lớn các y tá đều báo cáo rằng h ọ luôn luôn RT sau khi
tiếp xúc với BN hay các chất thải, máu/dịch cơ thể. Các y tá đ ều tán
thành việc phải VST một cách thường xuyên nhưng thực tế họ không th ể
làm được điều này vì thiếu các cơ sở vật chất [25]. Một nghiên c ứu khác

nhằm thu thập các thông tin về thực hành VST để từ đó đưa ra các bi ện
pháp kiểm soát lây nhiễm. Trong số các sinh viên điều dưỡng (Th ổ Nhĩ
Kỳ) được hỏi theo bộ câu hỏi có 80,2% sinh viên (SV) trả lời có RTTQ
trước và sau mỗi lần làm thủ thuật cho BN. Th ời gian trung bình 1 l ần
RTTQ từ 1 phút trở lên chiếm 71,9%. Kết luận từ nghiên c ứu cho th ấy
tất cả các sinh viên đều được học về rửa tay nhưng họ vẫn chưa th ực sự
quan tâm tới RT và chưa thực hành được những kiến thức đã học [24].
Một chương trình nghiên cứu lớn tại 11 quốc gia đang phát triển
được tiến hành năm 2007 với mục đích nhằm cung cấp những hiểu biết
cần thiết để phát triển các chiến lược cho việc thay đổi hành vi rửa tay.
Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào đối tượng các bà mẹ hay những người
đang chăm sóc trẻ nhỏ, sử dụng phương pháp phỏng vấn và quan sát để
đánh giá về các hành vi rửa tay.[23]
Bảng 1.2: Tỷ lệ RTBXP của các bà m ẹ, ng ười chăm sóc tr ẻ t ại
những thời điểm quan trọng ở 11 nước đang phát tri ển.

Địa điểm
nghiên cứu
Ghana

RTBXP
n

sau đi
VS (%)

500

3.0


RTBXP

RTBXP

RTBXP

Chỉ RT

sau VS

trước

trước

với

cho trẻ

cho trẻ

nấu ăn

nước

(%)
-

ăn (%)
1.0


(%)
-

(%)
39.0


14

Kerola,

350

42.0

25.0

-

-

-

India
Madagascar
Kyrgyzta
Senegal
Peru
Sichuan,


40
65
450
500
78

4.0
18.0
23.0
18.0
17.0

17.0

12.0
6.0
6.0

18.0
-

10.0
49.0
87.0

China
Shaanxi,

64


12.0

-

17.0

-

18.0

China
Tanzania
30
17.0
17.0
4.0
33.0
Uganda
500
18.0
11.0
6.0
8.0
44.0
Việt Nam
720
23.0
5.0
51.0
Kenya

802
29.0
38.0
17.0
15.0
57.0
Trung bình
18.0
19.0
5.0
17.0
45.0
Rửa tay bằng xà phòng có thể là một trong nh ững biện pháp ngăn
ngừa về nhiễm trùng có hiệu quả về chi phí nhất ở những n ước đang
phát triển. Tuy nhiên tỷ lệ thực hành RTBXP lại rất th ấp. Kết lu ận c ủa
nghiên cứu cho thấy chỉ có 18% RTBXP và 45% chỉ RT v ới n ước sau khi
đi vệ sinh. Tỷ lệ chỉ rửa tay với nước cao gấp 3 lần so v ới RTBXP. T ỷ l ệ
RTBXP tại các thời điểm trước khi cho trẻ ăn và trước khi nấu ăn rất
thấp [23],[25].
Nghiên cứu của Yalcin SS, Yalsin S, Altin S (2004) v ề "R ửa tay c ủa
thanh thiếu niên" đ ược ti ến hành t ại 7 tr ường h ọc t ại Konya, Th ổ Nhĩ
Kỳ. Hơn 1000 học sinh tham gia tr ả l ời các câu h ỏi nh ư “b ạn RT khi
nào”, “trong bao lâu”, “RT nh ư th ế nào” và “t ại sao”. K ết qu ả cho th ấy
phần lớn thanh thi ếu niên v ẫn có ki ến th ức h ạn ch ế v ề RTBXP, có
42,4% số thanh niên có RT đúng nguyên t ắc. Các cách v ệ sinh tay c ủa
học sinh gồm rửa tay v ới n ước và xà phòng (99,2%), v ệ sinh tay b ằng


15
dung dịch có ch ứa cồn (0,2%), s ử d ụng khăn gi ấy đ ể lau tay (0,6%).

Thời gian trung bình 1 lần RTBXP là 41,8 – 39,1 giây [24].
Tại Hàn Quốc một khảo sát về hành vi rửa tay và nâng cao nh ận
thức về tầm quan trọng của rửa tay, số liệu được thu thập bằng cách
quan sát 2.800 lượt người RT sau khi sử dụng nhà vệ sinh công c ộng
(NVSCC) tại 7 thành phố trong cả nước và phỏng vấn 1.000 ng ười trên
14 tuổi qua điện thoại. Kết quả cho thấy: 94% số người tr ả l ời ph ỏng
vấn tuyên bố thường xuyên RT sau khi sử dụng NVSCC nhưng con số
thực tế khi quan sát tại NVSCC chỉ là 63,4% số người quan sát đã RT. Đặc
biệt nữ giới RT nhiều hơn nam giới. Trong những người ph ỏng v ấn có
73% RTXP trước khi nấu ăn và 67% RT khi từ ngoài trở về nhà. Và m ặc
dù phần đông mọi người trả lời phỏng vấn (chiếm 77,6%) biết rằng RT
là hữu ích trong việc ngăn chặn truyền bệnh; nhưng 39,6% số người tr ả
lời phỏng vấn đã không làm như vậy vì họ không có thói quen RT và
30,2% nghĩ rằng việc RT bất tiện [46].
Tại Colombia theo điều tra tại 25 trường học ở Bogota qua bảng
câu hỏi thấy có 33,6% tổng số học sinh là th ường xuyên RTBXP tr ước
khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Khoảng 7% học sinh có ý th ức cập nh ật
thông tin thường xuyên về các vấn đề liên quan tới nhiễm trùng và r ửa
tay [47].
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu về việc tuân thủ VST tại BV Saint Paul và Thanh Nhàn
năm 2007 cho thấy, tỷ lệ bác sĩ và điều dưỡng không RT l ần nào chiếm
tỷ lệ 58,3%. Tỷ lệ NVYT RT khi có cơ hội chỉ là 12,2% [6].


16
Kết quả khảo sát trong năm 2009 tại 29 khoa lâm sàng thuộc kh ối
ngoại, sản, cấp cứu của 9 BV tuyến Trung ương và tỉnh của khu v ực phía
Bắc cho thấy: hơn 58% NVYT không trả lời đúng các câu h ỏi về VST [15].
Còn trong lễ phát động “Bàn tay sạch” được tổ chức tại BV Nhi Trung

ương, 300 NVYT có mặt đều không nắm được quy trình VST-R ửa tay
thường quy do bộ Y tế quy định. Những NVYT thao tác sai quy trình đ ều
không cảm thấy gò bó khi được yêu cầu thực hiện lại [4].
Tại cộng đồng, Cục Y tế dự phòng Việt Nam, Bộ Y tế công bố sau
một loạt nghiên cứu đánh giá "Hiện trạng về RT bằng xà phòng tại cộng
đồng dân cư của 10 xã khu vực phía Bắc". Cuộc điều tra được tiến hành
hết sức công phu với việc các cán bộ tham gia điều tra đã ở tại các hộ gia
đình từ 5h sáng đến 20h tối và tiến hành quan sát về thực hành vệ sinh cá
nhân của 1.180 người dân. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ người dân
trong cộng đồng RTBXP rất thấp. Chỉ có 6,1% số đối tượng được quan sát
có RTBXP trước khi ăn; 0,8% số người RTBXP sau tiểu tiện; 18,6% có thực
hiện hành vi RTBXP sau khi đại tiện. Tỷ lệ các bà mẹ đang nuôi con dưới
5 tuổi có 2,6% RTBXP trước khi cho trẻ ăn, 10,5% sau khi cho trẻ đi
tiểu/đại tiện và 17,1% có RTBXP sau dọn phân cho trẻ [29].
Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Ngân và cộng sự về kiến th ức,
thực hành VST của người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi cho thấy tỷ lệ người
chăm sóc chính của trẻ dưới 5 tuổi có kiến thức đạt về rửa tay bằng xà
phòng là 89,8% và 40,9% người chăm sóc chính c ủa tr ẻ d ưới 5 tu ổi có
thực hành đạt về rửa tay bằng xà phòng.[12]
Trong nghiên cứu “Vệ sinh môi trường nông thôn Việt Nam”
(2006) được tiến hành 8 vùng trên toàn quốc, phỏng v ấn và quan sát
37.000 hộ gia đình cho thấy: tỷ lệ RTBXP rất thấp ở cả 3 th ời điểm 12%


×