Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Phát triển sản xuất rau của các hộ nông dân tại thôn an lộc xã trung an, huyện vũ thư, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.54 KB, 90 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
được sử dụng trong khóa luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa
từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 16 tháng 11năm 2017
Sinh viên
Võ Thị Tố Uyên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện bài khóa luận tốt
nghiệp này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều thầy cô giáo, cá
nhân và các tổ chức.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam nói chung và khoa Kinh tế và PTNT nói riêng đã truyền dạy
cho tôi những kiến thức cơ bản, cũng như chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn thầy giáo PGS.TS Quyền Đình Hà đã trực tiếp hướng
dẫn và tận tình giúp đỡ về chuyên môn cho tôi trong quá trình thực hiện đề
tài, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ Ủy ban nhân dân xã Trung
An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ và cung cấp cho tôi những số
liệu cần thiết, tạo điều kiện trong quá trình tôi thực tập tại cơ sở. Và hơn nữa
là những người dân đã tham gia các cuộc phỏng vấn, cung cấp cho tôi những
số liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã


chia sẻ cùng tôi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2017
Sinh viên
Võ Thị Tố Uyên

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài : “ Phát triển sản xuất rau của các hộ nông dân tại thôn An Lộc
xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.”
Họ và tên : Võ Thị Tố Uyên
Lớp: K59-KTPT
GVHD: PGS.TS Quyền Đình Hà
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng để đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất rau của các hộ
nông dân tại thôn An Lộc, xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Để hiểu rõ vấn đề nghiên cứu, chúng ta cần nắm rõ được cơ sở lí luận ,
cơ sở thực tiễn của đề tài . Phần cơ sở lý luận đề tài đưa ra các khái niệm ,
phân loại, vai trò, ý nghĩa , đặc điểm , nội dung và các yếu tố ảnh hưởng liên
quan tới phát triển sản xuất rau của các hộ nông dân tại thôn An Lộc, xã
Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình . Phần cơ sở thực tiễn là phất triển
sản xuất rau của một số nước trên thế giới: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn độ,...,
một số địa phương trong nước Hà Nội, Nam Định, Đà Lạt, Tiền Giang...Từ đó
rút ra được kinh nghiệm cho sản xuất rau.
Để tiến hành nghiên cứu , đề tài đã tiến hành thu thập số liệu sơ cấp
thông qua phỏng vấn và sử dụng phiếu điều tra. Gồm 40 hộ. Nguồn thông tin
thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có thời gian từ năm 20132017. Dữ liệu thu thâp đươc tổng hợp trên phân mềm excel, sử dụng các
phương pháp thống kê mô tả , phương pháp tính bình quân.

Những nội dung kết quả nghiên cứu bao gồm:
Điều tra tình hình sản xuất rau màu của các hộ nông dân, độ tuổi trung
bình, giới tính và số nhân khầu, trình độ của hộ nông dân. Trình độ văm hóa
và kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ phần nào có tác động đến nhận thức và

iii


khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất và kết quả sản xuất của
các nông hộ.
Tình hình sản xuất rau ở An Lộc: thôn có điều kiện thuận lợi cho phát
triển sản xuất rau màu. Nhằm khai thác tốt tiềm năng về đất đai, nguồn nước ,
khí hậu, điều kiện ,khí hậu, điều kiện giao thông và phát huy truyền thống
trồng rau lâu đời của nông dân nơi đây. Thực hiện những chủ trương sản xuất
nông nghiệp của huyện và lãnh đạo xã có những bước đi đúng đắn trong việc
định hướng đề ra các chiến lược phát triển sản xuất theo hướng phát triển
mạnh cây rau màu các vụ, trong đó chú trọng và phát triển mạnh cây rau đã
thu được nhiều thành công lớn.
Chi phí sản xuất rau là một yếu tố quan trọng trong việc tính hiệu quả
sản xuất rau. Để có được sản lượng rau lớn các hộ dân cần bỏ ra nhiều tiền
của, công sức, thời gian chăm sóc trong một gia đoạn nhất định.
Tình hình tiêu thụ rau của hộ nông dân xã An Lộc: thị trường là một
trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất, đặc biệt
là trong sản xuất rau hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và công nghệ chế
biến. Nếu thị trường tiêu thụ rau hàng hóa ổn định với giá cả hợp lý sẽ khuyến
khích phát triển vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Và ngược lại, nếu thị
trường tiêu thụ bấp bênh sẽ kìm hãm sự phát triển.
Kết quả và hiệu quả sản xuất rau ở thôn An Lộc: diện tích trồng rau chủ
yếu tập chung vào 3 loại rau: xà lách, cải chíp, rau mùi. Chi phí bỏ ra để trồng
ba loại cây trên chỉ ở mức trung bình nhưng lợi nhuận đem lại thì khá cao.

doanh thu từ rau xà lách đem lại là cao nhất 9320,193 nghìn đồng/ sào đó là
do năng suất cao và giá bán cao, cải chíp có sản lượng cao hơn rau mùi nhưng
giá bán lại thấp hơn nên, doanh thu từ rau mùi cao hơn so với cải chíp là
901,4 nghìn đồng/ sào.Từ đó cho ta thấy sản xuất xà lách đang là một lợi thế
và có hiệu quả cao trong sản xuất.

iv


Từ quá trình tìm hiểu nghiên cứu trên địa bàn đề tài đưa ra những mặt
hạn chế, còn tồn tại trong phát sản xuất rau và phân tích được các yếu tố ảnh
hưởng đến việc sản xuất rau bao gồm: điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất
của người dân, kỹ thuậ canh tác, ...
Thông qua việc đánh giá vai trò của sản xuất rau trên địa bàn thôn An
Lộc , phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, đề tài đã đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau trên địa bàn thôn.
Trên cơ sở đó đề tài đưa ra kết luận và một số kiến nghị với cán bộ địa
phương và đặc biệt là các hộ sản xuất rau.

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP....................................................iii
MỤC LỤC.......................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP........................................................................x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................xi

PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................3

1.2.1 Mục tiêu chung......................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................3
1.3

Đối tượng nghiên cứu............................................................................3

1.4

Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................4

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................5
2.

Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển sản xuất rau của hộ nông dân.....5

2.1

Cơ sở lý luận của phát triển sản xuất rau...............................................5

2.1.1 Những định nghĩa, khái niệm có liên quan phát triển sản xuất rau của
hộ nông dân............................................................................................5

2.1.2 Vai trò của phát triển sản xuất rau..........................................................9
2.1.3 Đặc điểm của phát triển sản xuất rau...................................................10
2.1.4 Nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất rau của các hộ nông dân.12
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triểnsản xuất rau của các hộ nông dân....15
2.2

Cơ sở thực tiễn của phát triển sản xuất rau..........................................18

2.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau ở nước ngoài..............................18
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau của hộ nông dân ở một số địa
phương trong nước...............................................................................21

vi


2.2.3 Những nghiên cứu có liên quan đến phát triển sản xuất rau của hộ
nông dân...............................................................................................22
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. .23
3.1

Đặc điểm địa bàn xã Trung An, huyệnVũ Thư, tỉnh Thái Bình...........23

3.1.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................23
3.1.2 Điều kiện kinh tế - Xã hội....................................................................26
3.2

Phương pháp nghiên cứu.....................................................................33

3.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, chọn điển điêu tra , mẫu điều
tra mang tính đại diện của vấn đề nghiên cứu.....................................33

3.2.2 Phương pháp điều tra thông tin............................................................34
3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin.........................................................35
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu...............................................................35
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................37
4.1

Thực trạng sản xuất rau tại thôn An Lộc xã Trung An, huyện Vũ Thư,
tỉnh Thái Bình......................................................................................37

4.1.1 Thông tin chung của các hộ trồng rau tại thôn An Lộc.......................37
4.1.2 Tình hình sản xuất rau.........................................................................40
4.1.3 Chi phí sản xuất rau của các hộ nông dân............................................45
4.1.4 Tình hình tiêu thụ rau của hộ nông dânxã An Lộc...............................47
4.1.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của hộ nông dân thôn An Lộc.........51
4.1.6 Ma trận SWOT.....................................................................................54
4.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến đến phát triểnsản xuất rau của các hộ nông
dân thôn An Lộc...................................................................................57

4.2.1 Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến đến phát triểnsản xuất rau của các
hộ nông dân..........................................................................................57
4.2.2 Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến đến phát triểnsản xuất rau của các hộ
nông dân...............................................................................................60

vii


4.3


Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất rau tại thôn An Lộc,
xã Vũ Thư , tỉnh Thái Bình..................................................................63

4.3.1 Quy hoạch vùng sản xuất rau hàng hóa tập chung...............................63
4.3.2 Tổ chức tốt công tác cung ứng vật tư...................................................64
4.3.3 Giải pháp về thông tin thị trường.........................................................65
4.3.4 Giải pháp về thị trường tiêu thụ...........................................................65
4.3.5 Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng........................................................66
4.3.6 Giải pháp về vốn..................................................................................66
4.3.7 Giải pháp về kỹ thuật sản xuất.............................................................67
4.3.8 Giải pháp về khoa học kĩ thuật trong sản xuất rau ..............................68
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................69
5.1

Kết luận................................................................................................69

5.2

Kiến nghị..............................................................................................70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................72
PHỤ LỤC.......................................................................................................74

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Dân số và số hộ xã Trung An........................................................27
Bảng 3.2. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của xã An Lộc qua 3
năm( 2013-2015)..........................................................................30

Bảng 3.3

Tổng hợp số hộ được làm khảo sát...............................................35

Bảng 4.1

Quy mô sản xuất rau của người dân tại thôn An Lộc...................38

Bảng 4.2

Đặc điểm nông hộ sản xuất rau tại thôn An Lộc...........................39

Bảng 4.3

Diện tích một số loại rau của thôn An Lộc giai đoạn 2014 – 2016....42

Bảng 4.4

Năng suất, sản lượng sản suất các loại của hộ nông dân..............43

Bảng 4.5

Một số tư liệu chủ yếu sử dụng cho sản xuất rau của các nhóm hộ...45

Bảng 4.6

Chi phí cho 1 sào xà lách, cải chíp ,rau mùi của các hộ điều tra. .47

Bảng 4.7


Tỷ lệ hộ và tỷ lệ rau tiêu thụ theo các hình thức...........................48

Bảng 4.8

Phương thức thanh toán của các hộ nông dân..............................50

Bảng 4.9

Năng suất, giá bán, doanh thu trung bình sản xuất trên 1 sào các
loại rau..........................................................................................52

Bảng 4.10 Kết quả và hiệu quả sản xuất rau xà lách năm 2016( tính bình
quân cho 1 xào).............................................................................52
Bảng 4.11 Kết quả và hiệu quả sản xuất rau cải chíp năm 2016( tính bình
quân cho 1 xào).............................................................................52
Bảng 4.12 Kết quả và hiệu quả sản xuất rau mùi năm 2016( tính bình quân
cho 1 xào).....................................................................................53
Bảng 4.13 Các yếu tố của ma trận SWOT trong tình hình sản xuất rau của hộ
nông dân........................................................................................55
Bảng 4.14 Ma trận SWOT.............................................................................55
Bảng 4.15 Mức độ ảnh hưởng của thị trường................................................59
Bảng 4.16 Kinh nhiệm trồng rau của hộ........................................................61
Bảng 4.17 Mức độ ảnh hưởng của các hộ nông dân......................................62

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP
Biểu đồ 4.1 : Số năm kinh nghiệm trồng rau của các hộ điều tra..................40
Hộp 4.1


: Ý kiến của người dân về thời tiết trồng rau.............................44

Hộp 4.2

: Ý kiến của hộ về ảnh hưởng của thời tiết đến sản xuất rau.....57

x


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CP

Chi phí

CPSX

Chi phí sản xuất


DN

Doanh nghiệp

DT

Diện tích

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

HTXDVNN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

KHKT


Khoa học kỹ thuật

SX

Sản xuất

TMDV –

Thương mại dịch vụ - Tiểu thủ công

TTCN

nghiệp

TNHH

Thu nhập hỗn hợp

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Uỷ ban nhân dân

VietGAP

Quy trình thực hành nông nghiệp tốt


xi


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Rau là loại thực phẩm rất cần thiết và không thể thiếu trong bữa ăn

hàng ngày của con người trên toàn thế giới, cây rau cung cấp rất nhiều chất
dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người như các loại
vitamin, chất khoáng , chất vi lượng thiết yếu... đồng thời cũng là một nguồn
dược liệu quý, góp phần bảo vệ sức khỏe cho con người. Không những thế
rau cũng là sản phẩm giúp làm đẹp cho phái nữ, chị em luôn quan tâm đến làn
da của mình và ăn nhiều rau làm cho cơ thể không bị nóng trong dẫn đến
không còn mụn, sẽ giúp phái nữ luôn có một làn da đẹp để tự tin hơn trong
cuộc sống. Ngoài giá trị dinh dưỡng cây rau còn mang lại giá trị kinh tế rất
cao. Trong những năm trước đây trồng rau chỉ mang tính chất tự cấp tự túc
nên phần lớn sản phẩm làm ra chỉ đủ tiêu dùng tại gia đình. Hiện nay khi nền
kinh tế phát triển, đô thị hoá tăng nhanh thì rau lại trở thành hàng hoá quan
trọng. Rau có vai trò rất lớn về mặt kinh tế cụ thể là trồng rau tạo thêm thu
nhập cho người nông dân (Theo Tô Thị Thu Hà và Nguyễn Văn Hiên (2005)
việc trồng rau mang lại thu nhập cao gấp 4 lần và lợi nhuận cao hơn 14 lần so
với trồng cây lương thực), việc xuất khẩu rau thì mang lại nguồn ngoại tệ lớn
cho đất nước, rau còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp
dược liệu và cũng là nguồn thức ăn cho gia súc. Về mặt xã hội nghề trồng rau
tạo thêm công ăn việc làm, góp phần sắp xếp lao động hợp lý, phát triển nghề
trồng rau giúp bà con nông dân tiếp cận với khoa học kĩ thuật từ đó giúp nâng

cao dân trí, thay đổi các tập tục lạc hậu.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ cuộc sống con người đầy đủ
hiện đại hơn nhưng chúng ta lại phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi
trường, ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng, thuốc bảo vệ
thực vật… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là sự

1


xuất hiện của những vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng nhiều . Theo thống kê
của bộ y tế trong năm 2015, toàn quốc ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm
với 4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong, so với năm 2014. Có lẽ phần
lớn xuất phát từ các thực phẩm ăn uống hàng ngày trong gia đình và trong có
món rau mua ngoài chợ đã được sử dụng các thuốc kích thích, chứa nhiều kim
loại nặng, dư thừa hàm lượng Nitrat, hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trên mức
cho phép, đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng . Vì vậy thời gian
gần đây sản xuất và tiêu thụ rau đang phải đối mặt với vấn đề hết sức nghiêm
trọng, đó là sự mất an toàn trong các sản phẩm rau. Nhìn chung, phát triển sản
xuất rau thời gian qua vẫn mang nặng tính tự phát, quan tâm nhiều tới lợi ích
kinh tế mà chưa có sự kết hợp hài hòa với mục tiêu xã hội và bảo vệ môi
trường. Diện tích trồng rau mỗi hộ rất nhỏ, khó áp dụng tiến bộ kỹ thuật và tổ
chức sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn, năng suất rau thấp, tỷ lệ hao hụt
cao; kết quả chọn tạo giống còn hạn chế nên sản xuất phải phụ thuộc một
lượng lớn giống nước ngoài với giá cao và chất lượng nhiều khi không đảm
bảo; dịch bệnh, thiên tai xảy ra triền miên, giá cả bấp bênh thường xuyên ảnh
hưởng xấu tới cuộc sống của người nông dân.
Thôn An Lộc xã Trung An ,huyện Vũ Thư,tỉnh Thái Bình có hơn 500
hộ gia đình, trên 80% số hộ sống nhờ sản xuất nông nghiệp, số còn lại làm
nghề chạy chợ, buôn bán. Kinh tế các hộ gia đình tại thôn An Lộc mấy năm
gần đây khá giả hơn nhiều,tất cả cũng nhờ vào trồng rau quanh năm. Cánh

đồng rau của thôn nổi tiếng với giá trị kinh tế đạt hơn 400 triệu đồng/ha/năm.
Một năm 6 vụ, nông dân An Lộc cung cấp cho thị trường khoảng 6.000 tấn
rau các loại. Hơn chục hộ dân trong thôn đứng ra thu mua tại ruộng rồi đưa đi
tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, doanh thu hơn 12 tỷ đồng mỗi
năm. Nhận thấy cơ hội làm giàu từ cây rau, để phát triển nghề trồng cây màu,
thời gian qua, Trung An đã tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước do
chương trình xây dựng nông thôn mới đầu tư cứng hóa hệ thống kênh mương

2


và bê tông hóa đường giao thông nội đồng. Trước mắt, địa phương tập trung
đầu tư hơn 2 tỷ đồng làm 1,6km máng cứng cấp 1 và 800m đường nội đồng
đủ rộng để ô tô thuận tiện vận chuyển nông sản từ cánh đồng mẫu ở thôn An
Lộc. Trên cơ sở đó, em tiến hành nghiên cứu đề tài “ Phát triển sản xuất rau
của các hộ nông dân tại thôn An Lộc xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình.”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để đề
xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất rau của các hộ nông dân tại
thôn An Lộc, xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau cuả
hộ nông dân.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau của các hộ nông dân tại
thôn An Lộc, xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau của các hộ
nông dân tại thôn An Lộc, xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất các giải pháp giải quyết phát triển sản xuất rau của các hộ

nông dân tại thôn An Lộc, xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
1.3

Đối tượng nghiên cứu
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế có ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau

của hộ nông dân tại thôn An Lộc, xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Thôn An Lộc có điều kiện thổ nhưỡng phù sa vô cùng màu mỡ, khí
hậu vô cùng thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp, nhất là trồng rau.
- Xã Trung An đã nỗ lực tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thực hiện tốt
các cơ chế, chính sách để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp và các
thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Một số doanh nghiệp

3


đã liên kết với nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới quy trình công
nghệ, đổi mới mô hình tổ chức sản xuất, khai thác tối đa tiềm năng đất đai và
lao động của địa phương, trên cơ sở đó đổi mới toàn diện nền nông nghiệp
huyện theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Các chính sách, các kết quả hoạt động có liên quan đến phát triển sản
xuất rau của hộ nông dân tại thôn An Lộc, xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình.
- Các tác nhân liên quan đến phát triển sản xuất rau của hộ nông dân tại
thôn An Lộc, xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là người dân tại xã
tham gia sản xuất rau , hộ nông dân trồng rau , cán bộ địa phương xã Trung An.
1.4

Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu : Đề tài được thực hiện trên


địa bàn thôn An Lộc, xã Trung An, huyện Vũ Thư , tỉnh Thái Bình.
- Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận
và thực tiễn về phát triển sản xuất rau , thực trạng kết quả phát triển sản xuất
rau cũng như những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất rau của hộ nông dân,
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau của hộ nông dân
tại thôn An Lộc, xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu: từ ngày 18/6-11/10/2017

4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.

Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển sản xuất rau của hộ nông dân

2.1 Cơ sở lý luận của phát triển sản xuất rau
2.1.1

Những định nghĩa, khái niệm có liên quan phát triển sản xuất rau

của hộ nông dân
2.1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng
Tăng trưởng là quá trình tăng lên về quy mô ,kích thước , khối lượng
của sự vật hiện tượng trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng phản ánh sự
thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu thập quốc dân và sản phẩm quốc

dân tính theo đầu người ( David Colman & Tre Vor Yong,1994)
Các chỉ tiêu dùng tính toán sự tăng trưởng kinh tế: Gồm 2 chỉ tiêu cơ bản
là tổng sản phẩm quốc dân (GNP và tổng sản phẩn quốc nội (GDP)
GNP = GDP + thu nhập tài sản ròng
( Thu nhập tài sản ròng: là phần chênh lệch giữa nước ngoài gửi về với
thu nhập gửi ra nước ngoài)
2.1.1.2 Khái niệm về phát triển
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản
ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo ngân hàng thế giới (WB): “ Phát triển trước hết là sự tăng trưởng
về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,
đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội sự tự do về chính trị và các quyền tự do của
con người” ( Word Bank, 1992).
Theo MalcomGills - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương :
“ Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền
kinh tế, sự tăng lên của sản phẩn quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự

5


đô thị hóa , sự tham gia của một dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo
ra các thay đổi trên”.
Còn theo quan điểm triết học Mác – Lênin: “Phát triển là khuynh
hướng đi từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hòan thiện hơn...”
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều
cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá
trị trong cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các
quyền lợi về kinh tế , chính trị , văn hóa, xã hội ở mỗi quốc gia( Vũ Thị Ngọc
Phùng, 2006).
Tóm lại phát triển là quá trình gia tăng về qui mô, sản lượng , số lượng

nhằm cải thiện về chất lượng mẫu mã chủng loại của sản phẩm để đạt đến
đích cuối cùng là tăng hiệu quả kinh tế.
2.1.1.3

Khái niệm phát triển sản xất

* Khái niệm về sản xuất
Theo giáo trình triết học Mác - Lênin (2005): Sản xuất là hoạt động đặc
trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất
vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó
gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, trong đó sản xuất vật
chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Sản xuất vật chất là quá
trình con người sử dụng công cụ lao động tác động và tự nhiên, cải biến các
dạng vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
Theo giáo trình Nguyên lý kinh tế nông nghiệp thì sản xuất là quá trình
phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất)
để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đầu ra (David Colman & Tre Vor
Young, 1994).
Theo giáo trình Phân tích kinh tế nông nghiệp: Sản xuất là quá trình tạo
ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong sản xuất, con người là lực lượng chủ yếu
đóng vai trò quyết định (Phạm Thị Mỹ Dung, Bùi Bằng Đoàn, 1996).

6


Như vậy, sản xuất là quá trình kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động
để tạo ra sản phẩm, do vậy phát triển sản xuất được coi như quá trình tăng lên
về quy mô và hoàn thiện về cơ cấu sản xuất.
Trong thực tế, muốn thúc đẩy sản xuất phát triển, chúng ta luôn đứng
trước ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào?

Sản xuất cho ai? Tức là để sản xuất phát triển thì việc xác định thị trường tiêu
thụ và cách phân phối sản phẩm như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến sản
xuất. Vì vậy, phát triển sản xuất cũng được coi là quá trình tái sản xuất mở
rộng, trong đó quy mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở
thị trường chấp nhận (Bùi Thị Thu Hương, 2004).
Có hai phương thức sản xuất là:
- Sản xuất cho tiêu dùng, tức là tạo ra sản phẩm mang tính chất tự cung
tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản
phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu các nhu cầu của chính
họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hóa,
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất
trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản phẩm này mang tính tập
chung chuyên canh cao, tỷ lệ hàng hóa cao.
* Phát triển sản xuất
Từ những khái niệm về phát triển và sản xuất trên, ta có thể hiểu một
cách chung nhất về phát triển sản xuất như sau:
Phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng tác động của con
người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô
về số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ
đời sống ngày càng cao của con người.
Có thể thấy phát triển sản xuất được nhìn nhận n dưới 2 góc độ: Thứ
nhất đây là quá trình tăng quy mô về số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

7


Thứ hai là quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm , hàng hóa, dịch vụ. Cả hai
quá trình đều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống con người.
Như vậy phát triển sản xuất là một qúa trình lớn lên về mọi mặt của quá

trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên
về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu. Phát triển sản xuất bao gồm
phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
2.1.1.4 Khái niệm về rau
Rau là một loại cây có thể ăn được và thường là mọng nước, ngon và
bổ được sử dụng như là món ăn chính hoặc đồ phụ gia để nấu hoặc ăn
sống.
2.1.1.5

Khái niệm về hộ nông dân
Về hộ nông dân, tác giả Frank Ellis định nghĩa "Hộ nông dân là các hộ

gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình,
sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ
thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các
thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao"
Nhà khoa học Traianốp cho rằng "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn
định" và ông coi "hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển
nông nghiệp" [28, 8-12].
Luận điểm trên của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách
nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển.
Đồng tình với quan điểm trên của Traianốp, hai tác giả Mats Lundahl
và Tommy Bengtsson bổ sung và nhấn mạnh thêm "Hộ nông dân là đơn vị sản
xuất cơ bản". Chính vì vậy, cải cách kinh tế ở một số nước những thập kỷ gần
đây đã thực sự coi hộ nông dân là đơn vị sản xuất tự chủ và cơ bản, từ đó đã
đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển
nông thôn.

8



Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo
nhà khoa học Lê Đình Thắng (năm 1993) cho rằng: "Nông hộ là tế bào kinh tế
xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn". Đào Thế
Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông
nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi
nông nghiệp ở nông thôn”. Còn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc, trong
phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng: "Hộ nông nghiệp là những
hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất,
thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và thông thường nguồn sống
chính của hộ dựa vào nông nghiệp".
Nghiên cứu những khái niệm trên đây về hộ nông dân của các tác giả,
chúng tôi cho rằng:
- Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất
chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông.
Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi
nông nghiệp (như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ...) ở các mức độ
khác nhau.
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất
vừa là một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị
kinh tế độc lập tuyệt đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ
thống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên
mức cao của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thị trường, xã hội càng mở rộng
và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ
thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước. Điều
này càng có ý nghĩa đối với các hộ nông dân nước ta trong tình hình hiện nay.
2.1.2 Vai trò của phát triển sản xuất rau

9



Phát triển sản xuất rau đem lại rất nhiều lợi ích như: đem lại lợi nhuận
cho người dân, cung cấp rau cho người tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế
của vùng sản xuất rau và của đất nước. Do vậy từ lâu các nhà khoa học đã
luôn tìm cách để nâng cao chất lượng và độ an toàn của rau nhờ vào kỹ thuật
tiến tiến hiện đại, sự học hỏi và truyền đạt cho nhau đã giúp các nước có được
công nghệ sản suất rau hiện đại an toàn hơn và mang lại những mẻ rau có chất
lượng phục vụ cho người tiêu dùng. Từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng
của phát triển sản xuất rau.
2.1.3 Đặc điểm của phát triển sản xuất rau
Sản xuất rau là một bộ phận của sản xuất nông nghiệp. Ngoài những
đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp nó còn mang những đặc điểm riêng.
Sản xuất rau là ngành mang tính hàng hoá cao, điều này được thể hiện là sau khi
thu hoạch thì phần lớn lượng rau đó được đem ra thị trường buôn bán .
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt
và không thể thay thế được. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn
rộng lớn và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Hàng hóa nông sản mang tính
thời vụ cao, vừa được tiêu dùng tại chỗ vừa được trao đổi trên thị trường. Sản
xuất rau ở các địa phương nói chung và ở thôn An Lộc nói riêng mang nhiều
đặc điểm khác nhau. Tuy vậy, khi tiến hành sản xuất rau hàng hóa cần chú ý
những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, sản xuất rau có rất nhiều tiềm năng, nếu được khai thác đúng
đắn, hợp lý sẽ đóng góp đáng kể vào chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất
hàng hóa. Tuy nhiên, sản xuất rau cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sản xuất rau có rất nhiều tiềm năng: tiềm năng về diện tích, tiềm năng
về lao động, tiềm năng giá trị sản xuất do từng cây trồng có giá trị kinh tế
mang lại. Tuy nhiên, sản xuất rau còn tiềm ẩn nhiều rủi ro: rủi ro do thời tiết,
rủi ro do thị trường.


10


Thứ hai, sản xuất rau đòi hỏi trình độ tổ chức sản xuất và trình độ thâm
canh cao, đồng thời mang tính thời vụ cao.
Rau có nhiều loại, nhiều giống, chủng khác nhau. Mỗi loại đều có một
đặc tính sinh học khác biệt và yêu cầu điều kiện nhất định để sinh trưởng và
phát triển, do đó tiến trình sản xuất cây rau rất phong phú và đa dạng. Nhiều
phương pháp được sử dụng trong ngành trồng rau mà ít khi được sử dụng
trong ngành trồng trọt khác ví dụ như : phương pháp gieo ương cây con ở họ
rau cải, phương pháp cải tạo giống củ bi trên khoai tây, phương pháp ức chế
sinh trưởng của cây vào mùa đông trong điều kiện bảo vệ.Rau có thời gian
sinh trưởng ngắn do đó một năm có thể trồng từ 2-3 vụ và 4-5 vụ. Do đó, rau
cần nhiều công lao động trên đơn vị diện tích và đòi hỏi chăm sóc tỉ mỉ của
người dân lao động.
Rau là loại thực phẩm sản xuất ra chủ yếu để tiêu dùng hàng ngày và là
sản phẩm hàng hóa thiết yếu cung cấp cho thị trường. Do đó, đòi hỏi tính kịp
thời trong thời vụ sản xuất cũng như cung ứng kịp thời cho thị trường là yêu
cầu cấp thiết. Mặt khác, quy trình sản xuất rau rất phức tạp và đa dạng bao
gồm các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật nhất định, nên cần phải sử dụng một lực
lượng lao động ở nông thôn có kiến thức khoa học và kỹ thuật trong hầu hết
các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng và hiệu quả.
Thứ ba, sản xuất rau có khối lượng sản phẩm lớn, cồng kềnh, khó vận
chuyển, hàm lượng nước trong sản phẩm cao, nhiều loại dễ hư hỏng đòi hỏi
phải tổ chức có tính hệ thống, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm trong từng tiểu
vùng và toàn vùng mới có hiệu quả.
Sản xuất rau đòi hỏi phải tổ chức tốt hệ thống sau thu hoạch, bảo quản,
chế biến, tiêu thụ nhanh chóng, kịp thời mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nếu không tiêu thụ được ngay cần tổ chức tốt công tác bảo quản, chế biến. Do

đặc điểm về sản phẩm riêng của từng cây trồng và do đặc điểm sinh học cũng

11


như kinh tế - kỹ thuật của chúng mà đòi hỏi các hộ trồng rau cần áp dụng
công nghệ một cách hiệu quả và triệt để thì phát triển sản xuất rau sẽ cho hiệu
quả cao.

2.1.4

Nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất rau của các hộ nông dân

2.1.4.1 Thông tin chung về các hộ điều tra
Điều tra tình hình sản xuất rau màu của các hộ nông dân, độ tuổi trung
bình, giới tính và số nhân khầu, trình độ của hộ nông dân. Trình độ văm hóa
và kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ phần nào có tác động đến nhận thức và
khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất và kết quả sản xuất của
các nông hộ. Đây cũng là điều kiện cho công tác tuyên truyền, mở lớp tập
huấn, trao đổi kinh nhiệm cho các hộ trong việc chuyển đổi cây trồng theo
hướng sản xuất tập chung quy mô lớn.
2.1.4.2

Tình hình sản xuất rau

Nghiên cứu về thực trạng quá trình sản xuất các sản phẩm rau của các
hộ sản xuất. Việc nắm rõ về thực trạng sản xuất là một yếu tố cần thiết để
phân tích hiệu quả kinh tế cho phát triển sản xuất rau của các hộ nông dân
trên địa bàn.Việc quy hoạch thành các nhóm tập chung và cùng sản xuất một
số các loại rau là rất quan trọng, trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản

xuất rau nói riêng thì công tác quy hoạch có vai trò quan trọng thúc đẩy sản
xuất phát triển. Quy hoạch hợp lý, kịp thời sẽ tạo ổn định về quỹ đất, tâm lý
yên tâm của hộ nông dân trồng rau. Qua đó, thúc đẩy phát triển lâu dài và bền
vững trong sản xuất rau. Ngược lại nếu công tác quy hoạch không được tính
toán cẩn thận có thể dẫn đến tình trạng đầu tư không hiệu quả, kém bền vững.
Quy hoạch sản xuất rau bao gồm: Quy hoạch /đất đai, quy hoạch vùng sản
xuất, quy hoạch sử dụng công nghệ, quy hoạch theo chủng loại rau…Để sản
xuất và tiêu thụ rau trong thời gian tới được bền vững hơn đòi hỏi phải có kế
hoạch quy hoạch cụ thể các vùng trồng rau và thực hiện tốt các quy trình; phát

12


triển các giống rau có chất lượng cao, chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện
sinh thái của mô hình nhà kính để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế; mở rộng
diện tích rau để tạo sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, số lượng lớn đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ hiện nay của người dân và nhu cầu xuất khẩu .
Thời điểm gieo trồng: Thời gian gieo trồng cũng là một yếu tố rất quan
trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của cây rau. Nếu bố trí thời gian hợp
lý thì có những loại rau có thể trồng và cho thu hoạch tăng cao và sẽ làm cho
hiệu quả kinh tế tăng cao.
Quy trình sản xuất mà các hộ áp dụng: Hoạt động sản xuất rau ở địa
phương được thực hiện theo quy trình sản xuất nào. Hiện nay các hộ nông dân
ở các vùng chuyên canh sản xuất rau thường sản xuất theo ba hướng chính là:
sản xuất rau thường, sản xuất rau an toàn và ViệtGap. Trong đó sản xuất
thông thường là sản xuất theo quy trình, phương pháp truyền thống, có sử
dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cho các sản phẩm rau thông
thường. Sản xuất rau an toàn là hoạt động sản xuất theo quy trình kỹ thuật
nhất định, dùng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định, cho ra
những sản phẩm rau an toàn chất lượng. Sản xuất rau an toàn ViệtGap là hình

thức sản xuất nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật. Khi áp dụng
quy trình này có sự truy nguyên nguần gốc từ sản xuất đến bàn ăn. Việc hộ
nông dân áp dụng theo quy trình nào sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả và việc
phát triển sản xuất rau của hộ nông dân.
2.1.4.3

Chi phí sản xuất rau của hộ nông dân

Chi phí sản xuất rau là chi phí mà người nông dân phải bỏ ra sau quá
trình sản xuất. Nghiên cứ sẽ tìm hiểu về chi phí sản xuất rau theo những vấn
đề sau:
-Đầu tư về giống: Giống là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng
xuất và sản lượng cũng như chất lượng của các giống cây rau.

13


-Chi phí thuê lao động: Lao động là yếu tố chính quyết định phương
thức sản xuất, năng suất hiệu quả hay không cũng một phần phụ thuộc vào
trình độ và số lượng lao động tham gia sản xuất.
-Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất: Phân bón là yếu tố vô cùng
quan trọng đối với sản xuất cây trồng nói chung và sản xuất rau nói riêng.
Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của rau, nếu
sử dụng phân bón hợp lý sẽ cho nsarn lượng hớn, nâng suất đạt hiệu quả hơn.
-Thuốc bảo vệ thực vật: Hộ nông dân cẩn hạn chế sử dụng thuốc
BVTV , do nó có tác hại xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng.
-Tài sản phục vụ cho sản xuất: Tài sản cố định là yếu tố vô cùng quan
trọng phục vụ cho quá trình sản xuất rau của các hộ nông dân.
2.1.4.4


Tình hình tiêu thụ rau của hộ nông dân

Tiêu thụ rau là hoạt động bán các sản phẩm rau cảu người nông dân ra thị
trường. Biết được tình hình tiêu thụ là yếu tố quan trọng va khiến cho việc
nghiên cứu để sản xuất rau cho các lứa rau trồng tiếp theo được chính xác hơn.
Nghiên cứu quá trình tiêu thụ rau của hộ nông dân cần biết được sản
phẩm rau của các hộ nông dân được bán ở thị trường nào. Nội dung này thể
hiện được những thuân lợi và khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản
phẩm rau của người nông dân.
Sản lượng rau bán được của các hộ sản xuất chính là khối lượng các
sản phẩm rau được bán hết trên thị trường sau khi hoạt động tiêu thụ diễn
ra.Số lượng rau bán được là yếu tố góp phần phản ánh chất lượng của hoạt
động tiêu thụ rau của các hộ nông dân trên thị trường.
2.1.4.5

Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của hộ nông dân

Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của hộ nông dân là là những gì mà
người nông dân thu được. Nghiên cứu sẽ tìm hiểu về kết quả và hiệu quả sản
xuất của từng loại rau theo những vấn đề : diện tích, chi phí, sản lượng, giá
bán, doanh thu, năng suất, sản lượng,....Để đánh giá hiệu quả sản xuất của hộ

14


×