Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 154 trang )

1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN




NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HẢO


ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TĂNG GIÁ ĐẦU VÀO
ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ CỦA CÁC HỘ
NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN





NÔNG NGHIỆP















THÁI NGUYÊN – 2014
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN









NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HẢO




ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TĂNG GIÁ ĐẦU VÀO
ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ CỦA CÁC HỘ
NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN



NÔNG NGHIỆP

: Kinh tế nông nghiệp
: 62.62.01.15



:
1. TS. Đoàn Quang Thiệu
2. PGS.TS. Nguyễn Đình Long






THÁI NGUYÊN – 2014

3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế dài, trồng một lần có
thể cho thu hoạch 30 - 40 năm hoặc lâu hơn nữa. Cây chè rất thích hợp trồng ở
vùng đồi núi, trung du. Vì thế, một quốc gia với ¾ diện tích là đồi núi nhƣ Việt
Nam thì cây chè rất phù hợp để phát triển. Hiện nay, trong khoảng 40 quốc gia

trồng chè, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 thế giới về diện tích và xuất khẩu
chè. Đối với ngƣời dân miền núi, cây chè còn là nguồn sống, nguồn thu nhập
chính, góp phần ổn định đời sống cho ngƣời dân miền núi, xóa đói giảm nghèo.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, với điều kiện thiên
nhiên ƣu đãi về khí hậu và đất đai rất thích hợp cho cây chè phát triển. Chè là cây
công nghiệp truyền thống có giá trị kinh tế cao ở Thái Nguyên, đƣợc thị trƣờng
trong nƣớc và nhiều nƣớc trên thế giới biết đến. Nhân dân Thái Nguyên có nhiều
kinh nghiệm về trồng và chế biến chè. Họ đã biết tận dụng lợi thế đất đai, khí hậu
tạo nên hƣơng vị chè Thái đặc trƣng không thể lẫn với các loại chè khác. Vì thế,
chè Thái Nguyên đã nổi tiếng từ lâu, đặc biệt chè Tân Cƣơng là sản phẩm nổi
tiếng trong cả nƣớc. Cục Sở hữu trí tuệ đã chính thức cấp giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm chè Thái Nguyên. Với diện tích 18.605 ha,
năng suất bình quân đạt 80 tạ chè búp tƣơi/ha, Thái Nguyên đứng thứ hai toàn
quốc sau Lâm Đồng cả về diện tích và sản lƣợng. Chè Thái Nguyên đƣợc tiêu thụ
cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, trong đó thị trƣờng nội tiêu chiếm trên 70%
sản lƣợng chè toàn tỉnh. Hiện nay, sản lƣợng chè tăng bình quân 9,4%/năm. (Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên 2012) [38]
Hiệu quả kinh tế cây chè ở Thái Nguyên đã đem lại cho các hộ nông dân
và cho tỉnh nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay ngành chè
vẫn gặp nhiều khó khăn nhƣ giá cả biến động thất thƣờng, nhà máy thiếu nguyên
liệu, sản xuất manh mún, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ mất thị trƣờng xuất
khẩu chè… Không chỉ có doanh nghiệp gặp khó khăn mà ngƣời trồng chè cũng
lao đao không kém, hầu hết các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, giá cả
phụ thuộc vào tƣ thƣơng. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả
kinh tế của cây chè còn thấp và chƣa ổn định là giá các yếu tố đầu vào để sản
xuất chè liên tục biến động tăng chƣa ổn định.
4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Đối với sản xuất chè, các yếu tố đầu vào có vai trò rất quan trọng, nó ảnh
hƣởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông
dân. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, thị trƣờng đầu vào của sản xuất chè biến
động rất bất lợi cho các hộ nông dân. Giá các yếu tố đầu vào nhƣ phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc kích thích, công lao động, nhiên liệu… liên tục tăng cao
làm cho một bộ phận nông dân gặp không ít khó khăn, đặc biệt là nông dân
nghèo, đồng thời gây ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ
nông dân. Trong bối cảnh hiện nay, đứng trƣớc những khó khăn chung của ngành
chè Thái Nguyên và của các hộ nông dân trồng chè trên địa bàn Tỉnh, việc
nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng của sự biến động tăng giá đầu vào đến tình hình
sản xuất, kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân từ đó đƣa
ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè cho các
hộ nông dân Thái Nguyên là hết sức cần thiết và thiết thực.
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi lựa chọn vấn đề: "Ảnh hưởng của biến
động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ nhằm góp
phần thúc đẩy việc sản xuất và xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn ảnh hƣởng của biến động tăng
giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khuyến cáo
chính phủ và hộ nông dân có những ứng xử phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất chè của các hộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
* Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa những vấn đề mang tính tổng quan về hiệu quả kinh tế, giá
và biến động giá trong sản xuất chè, ảnh hƣởng của biến động giá đầu vào đến
hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân.
- Phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hƣởng của biến động tăng giá đầu vào
đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên.

- Phân tích ảnh hƣởng của các loại yếu tố đầu vào tới năng suất và hiệu
quả kỹ thuật trong sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn Tỉnh.
5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Phân tích ảnh hƣởng của việc tăng chi phí đầu vào tới hiệu quả kinh tế
sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.
- Đƣa ra một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của tăng giá
đầu vào sản xuất chè và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè cho các hộ nông
dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về hiệu quả kinh tế sản xuất
chè của các hộ nông dân, ảnh hƣởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả
kinh tế sản xuất chè của các hộ, ảnh hƣởng của các loại đầu vào đến năng suất và
hiệu quả kỹ thuật sản xuất chè của của hộ và ảnh hƣởng của việc tăng chi phí sản
xuất chè tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các
hộ nông dân trƣớc và sau khi có biến động tăng giá đầu vào; ảnh hƣởng biến
động tăng giá các yếu tố đầu vào chính trong sản xuất chè nhƣ giá các vật tƣ
phân bón, nhiên liệu, công lao động đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ
nông dân trên địa bàn Tỉnh; phân tích tác động của các loại yếu tố đầu vào tới
hiệu quả kỹ thuật sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu; tác
động của việc tăng chi phí sản xuất chè tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi về thời gian:

Giới hạn thời gian để phân tích biến động giá: Luận án chọn mốc trƣớc
khi biến động giá là năm 2007, đây là năm giá các đầu vào sản xuất chè chƣa
tăng cao, giá các đầu vào sản xuất chè không có biến động gì đặc biệt. Nghiên
cứu chọn mốc sau biến động giá năm 2011, đây là năm sau khi giá các đầu vào
sản xuất chè đã tăng cao và đi vào ổn định, không có biến động gì bất thƣờng, lãi
suất vay ổn định, lạm phát không đáng kể, thời tiết biến động không đáng kể.
6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Đối với nghiên cứu tổng quan, các thông tin đƣợc thu thập thông qua các
tài liệu đã công bố trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay. Các số liệu đánh
giá thực trạng ở tỉnh Thái Nguyên đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ 2006
đến 2012. Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ năm
2008 và năm 2012.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là
tài liệu giúp hộ nông dân, xã, huyện và tỉnh đánh giá ảnh hƣởng của biến động
tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của các hộ nông dân,
đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của các loại yếu tố đầu vào tới năng suất và hiệu quả
kỹ thuật sản xuất chè của các hộ và đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của việc tăng chi
phí sản xuất chè tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, đƣa ra đƣợc các giải pháp làm giảm thiểu tác động
không tốt của việc tăng giá đầu vào tới sản xuất chè của các hộ nông hộ dân,
khuyến cáo các hộ nông dân có những ứng xử phù hợp để sản xuất chè của các
hộ nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao, có cơ sở khoa học.
Đề tài giúp cho các hộ nông dân sản xuất chè có giải pháp để phát triển
kinh tế cây chè, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng năng suất và hiệu quả kỹ thuật
trong sản xuất chè, giúp cho nhà quản lý địa phƣơng có giải pháp phát triển kinh
tế xã hội và là tài liệu có giá trị cho những nhà nghiên cứu, những ngƣời giảng

dạy và những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
5. Đóng góp của luận án
Luận án nghiên cứu, thảo luận vấn đề về ảnh hƣởng của biến động tăng
giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở đó có những đóng góp mới về mặt lý luận, thực
tiễn, phƣơng pháp nghiên cứu và giải pháp can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân.
Về mặt lý luận, luận án đã hệ thống hoá lý thuyết về hiệu quả kinh tế của
các hộ nông dân sản xuất chè, phƣơng pháp đánh giá hiệu quả kinh tế và khung
phân tích làm cơ sở đánh giá ảnh hƣởng của biến động tăng giá đầu vào tới hiệu
quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Về phƣơng pháp nghiên cứu, luận án áp dụng thành công các mô hình
toán: Mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích tác động của biến động
tăng các yếu tố giá tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ, mô hình hàm giới
hạn sản xuất (Frontier function) để phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào
tới năng suất và hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè của hộ, xác định đƣợc mức
đầu tƣ tối ƣu trong sản xuất chè củao hộ để đạt lợi nhuận tối đa, mô hình hồi quy
gãy khúc để đánh giá tác động của sự gia tăng các yếu tố chi phí đến hiệu quả
kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn Tỉnh. Sử dụng các mô hình dự
báo để thấy đƣợc sự biến động giá các yếu tố đầu vào trong sản xuất chè của hộ.
Về mặt thực tiễn, luận án đã đánh giá đƣợc thực trạng hiệu quả kinh tế sản
xuất chè của hộ trƣớc và sau khi có biến động tăng giá đầu vào. Phân tích đƣợc
ảnh hƣởng của biến động tăng các yếu tố giá đầu vào, đầu ra tới hiệu quả kinh tế
sản xuất chè của hộ. Đánh giá đƣợc tác động của việc tăng chi phí trong sản xuất
chè tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ. Phân tích đƣợc ảnh hƣởng của các
loại yếu tố đầu vào tới năng suất và hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè của hộ.

Luận án chỉ ra đƣợc việc tăng giá các yếu tố đầu vào gây cản trở tới việc
nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè cho các hộ nông dân, từ đó có các giải
pháp nhằm hạn chế tác động không tốt của các yếu tố này, khuyến cáo các hộ có
ứng xử phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án đƣợc kết cấu gồm 04 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về ảnh hƣởng của biến động tăng giá đầu vào đến
hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Phân tích thực trạng ảnh hƣởng của tăng giá đầu vào đến hiệu quả
kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Chƣơng 4: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè
của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện tăng giá đầu vào.

8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG
TĂNG GIÁ ĐẦU VÀO TỚI HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ
CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN
1.1 Cơ sở lý luận về giá, biến động giá và hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè
của hộ nông dân
1.1.1 Đặc điểm kỹ thuật và kinh tế của cây chè
1.1.1.1 Đặc điểm sinh vật học
Theo Willson, K.C (1992), Cây chè có tên khoa học là Cmaellia sinesis, là
loài cây mà lá và chồi của chúng đƣợc sử dụng để sản xuất chè. Chè là loại cây
xanh lâu năm đƣợc mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thƣờng đƣợc xén tỉa
thấp hơn 2m khi đƣợc trồng để lấy lá. Lá chè có chiều dài từ 4 - 15cm, lá non có
màu xanh lục nhạt, lá già có màu lục sẫm. Các độ tuổi khác nhau của lá chè tạo

ra các sản phẩm chè khác nhau về chất lƣợng do thành phần hóa học trong các lá
này là khác nhau. Thông thƣờng, chỉ có lá chồi và 2 đến 3 lá mọc gần thời gian
đó đƣợc thu hoạch để chế biến. Việc thu hoạch thủ công bằng tay diễn ra đều đặn
sau khoảng 1 đến 2 tuần.
* Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây chè
Cây chè là cây lâu năm tính từ khi gieo trồng phải mất thời gian từ 3 đến 5
năm kiến thiết cơ bản. Sau thời kỳ kiến thiết cơ bản cây chè mới cho kinh doanh.
(Lê Tất Khương, 1999) [25]
1.1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè
* Các nhân tố về điều kiện tự nhiên
- Đất đai và địa hình: Muốn chè có chất lƣợng cao và hƣơng vị đặc biệt
cần phải trồng chè ở độ cao nhất định. Đa số những nơi trồng chè trên thế giới
thƣờng có độ cao cách mặt nƣớc biển từ 500-800m. So với một số cây trồng
khác, cây chè yêu cầu về đất không nghiêm ngặt, nhƣng để sinh trƣởng tốt, có
tiềm năng năng suất cao thì đất trồng chè phải đạt yêu cầu đất tốt, có nhiều mùn,
có độ sâu, chua và thoát nƣớc.
- Thời tiết, khí hậu: Cây chè sinh trƣởng và phát triển tốt nhất trong điều
kiện nhiệt độ từ 15 – 23 độ C. Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trƣởng, mùa
xuân cây chè sinh trƣởng trở lại. Do cây chè là cây thu hoạch lấy núp non và lá
9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

non nên cây ƣa ẩm, cần nhiều nƣớc. Cây chè yêu cầu độ ẩm cao trong suốt thời
kỳ sinh trƣởng là khoảng 85 %. Ở nƣớc ta, các vùng trồng chè có điều kiện thích
hợp nhất cho cây chè phát triển cho năng suất và chất lƣợng cao vào các tháng 5,
6, 7, 8, 9 và 10.
* Nhóm nhân tố về kỹ thuật
- Giống chè: Giống chè ảnh hƣởng tới năng suất búp, chất lƣợng nguyên
liệu do đó cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm chè, đến hiệu quả kinh

doanh và cạnh tranh trên thị trƣờng.
- Kỹ thuật chăm sóc gồm tƣới nƣớc cho chè, đốn chè, bón phân. Bón phân
là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng năng suất và chất lƣợng chè. Nhiều
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc cho thấy hiệu
quả của bón phân cho chè chiếm từ 50 – 60%. Trong các loại phân bón cho chè
thì đạm có vai trò hàng đầu, sau đó đến lân và kali. Do vậy, khi giá phân bón
tăng cao có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất chè của
các hộ.
- Kỹ thuật thu hái và bảo quản: Nguyên liệu chè sau khi thu hái có thể đƣa
thẳng vào chế biến, có thể để một thời gian nhƣng không quá 10 giờ, do vậy khi
thu hái không để dập nát búp chè.
- Kỹ thuật chế biến. (Cao Ngọc Lân, 1992), [26]
1.1.1.3 Đặc điểm của thị trường tiêu thụ sản phẩm chè
- Tính ổn định và tính ít co dãn về mặt cung cầu: Trong thị trƣờng tiêu thụ
chè, quan hệ cung cầu thay đổi chậm, độ co dãn của cung cầu thấp hơn các sản
phẩm khác. Vì sản phẩm chè là đồ uống hàng ngày nhƣng không phải là mặt
hàng thiết yếu nhƣ các loại lƣơng thực, thực phẩm khác. Khi có sự biến động về
giá thì cung - cầu thay đổi chậm, không vì sản phẩm chè trên thị trƣờng nhiều và
rẻ mà ngƣời tiêu dùng cần nhiều sản phẩm hơn. Khối lƣợng sản phẩm chè đƣa ra
thị trƣờng tuy có thay đổi nhƣng không thể có biến đổi lớn trong một thời gian
nhất định. Không phải vì có nhu cầu tiêu dùng lớn, giá cao mà ngƣời sản xuất có
thể cung ngay một khối lƣợng lớn cho thị trƣờng do đặc điểm của sản xuất nông
nghiệp cần phải có thời gian sản xuất nhất định. Do vậy, muốn ổn định và mở
rộng thị trƣờng tiêu thụ chè cần nghiên cứu đƣợc nhu cầu thị trƣờng để đẩy mạnh
sản xuất, tăng cung đáp ứng cầu một cách chủ động.
10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Thị trƣờng tiêu thụ chè gắn với tính thời vụ: Do đặc điểm này mà ngƣời

trồng chè không chỉ phải đối phó với sự tác động của điều kiện tự nhiên mà còn
phải đối phó với những vấn đề khách quan khác xuất phát từ thị trƣờng. Muốn
hạn chế sự biến động của thị trƣờng chè theo thời vụ ngƣời sản xuất cần cải tiến
công nghệ chế biến, bảo quản, dự trữ để điều hòa cung cầu. Nhà nƣớc cũng cần
có những chính sách hỗ trợ cho ngƣời trồng chè để có thể sản xuất chè vụ đông
nhƣ tƣới nƣớc cho chè vụ đông, chế biến sản phẩm vào những tháng chính vụ
- Thị trƣờng tiêu thụ chè gắn liền với việc khai thác và sử dụng lợi thế so
sánh các điều kiện tự nhiên và những điều kiện sản xuất khác: chè là cây trồng
chỉ có thể sinh trƣởng, phát triển và cho sản phẩm kinh tế trong những điều kiện
tự nhiên nhất định. Chính vì vậy, thị trƣờng chè hình thành nguồn cung theo
luồng, tuyến hay khu vực và có thể phát sinh hiện tƣợng cạnh tranh không hoàn
hảo, trong khi đó bất kỳ ngƣời sản xuất nào cũng muốn đƣa ra thị trƣờng sản
phẩm chè mà mình có ƣu thế nhất. Điều này đòi hỏi ngƣời sản xuất phải biết tận
dụng đất đai, thời tiết, khí hậu, lao động cũng nhƣ phải biết ứng dụng những
thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất để nâng cao
năng suất, hạ giá thành sản phẩm để tạo lợi thế trong cạnh tranh.
1.1.2 Kinh tế hộ nông dân sản xuất chè
1.1.2.1 Khái niệm về hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng nhƣ một số từ điển chuyên
ngành kinh tế, ngƣời ta định nghĩa về “hộ” nhƣ sau: “Hộ” là tất cả những ngƣời
sống chung trong một ngôi nhà và nhóm ngƣời đó có cùng chung huyết tộc và
ngƣời làm công, ngƣời cùng ăn chung. Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái
niệm về “Hộ” gồm những ngƣời sống chung dƣới một ngôi nhà, cùng ăn chung,
làm chung và cùng có chung một ngân quỹ.
Giáo sƣ Mc Gê (1989) - Đại học tổng hợp Colombia (Canada) cho rằng:
“Hộ” là một nhóm ngƣời có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyết
tộc ở trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm.
Nhóm “hệ thống thế giới” gồm các đại biểu Wallerstan (1982), Wood
(1982), Smith (1985), Martin và BellHel (1987) cho rằng: “Hộ là một nhóm
ngƣời có cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là

một đơn vị kinh tế giống nhƣ các công ty, xí nghiệp khác”.
11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Theo lý thuyết về hệ thống nông nghiệp (FAO, 1999), hộ nông dân là đơn
vị cơ bản cho các phân tích KTXH, là hệ thống sản xuất có cấu trúc phức hợp,
quan hệ chặt chẽ với các hệ thống khác ở mức độ cao hơn.

Hình 1.1 Hộ nông dân trong mối quan hệ với các hệ thống sản xuất
(Nguồn: FAO(1999), Guidelines for Agrarian Systems Diagnosis, Rome)
Theo Frank Ellis (1993) “Hộ nông dân là hộ có phƣơng tiện kiếm sống
dựa trên ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm
trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhƣng về cơ bản đƣợc đặc trƣng bởi sự tham gia
từng phần vào thị trƣờng với mức độ không hoàn hảo”. Theo ông các đặc trƣng
của đơn vị kinh tế để phân biệt gia đình nông dân với những ngƣời làm kinh tế
khác trong một nền kinh tế thị trƣờng là: Thứ nhất, đất đai: Ngƣời nông dân với
ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó;
nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống của gia đình nông dân trƣớc những thiên
tai. Thứ hai, lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính
kinh tế nổi bật của ngƣời nông dân. Ngƣời “lao động gia đình” là cơ sở của các
nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tƣ bản. Thứ ba, tiền vốn và
sự tiêu dùng: Ngƣời ta cho rằng: “ngƣời nông dân làm công việc của gia đình
chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần túy” (Woly, 1966) nó khác với
12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

đặc điểm chủ yếu của nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa là làm chủ vốn đầu tƣ vào
tích lũy cũng nhƣ khái niệm hoàn vốn đầu tƣ dƣới dạng lợi nhuận.

Theo “Kinh tế hộ nông dân” của Đào Thế Tuấn (1995) thì Hộ nông dân là
một nhóm ngƣời cùng chung huyết tộc, sống chung hay không sống chung với
ngƣời khác huyết tộc trong cùng mái nhà, ăn chung và có cùng chung ngân quỹ.
Khái niệm này chƣa hoàn toàn phản ánh chính xác về hộ nông dân. Tuy nhiên,
Ông cũng xác định hộ nông dân là những hộ làm nông nghiệp mà ở đó họ vừa là
ngƣời sản xuất, vừa là ngƣời tiêu thụ nông sản.
Theo Nguyễn Văn Huân (1995) “Kinh tế hộ nông dân là một hình thức
sản xuất đặc biệt, tồn tại trong mọi chế độ xã hội. Kinh tế hộ nông dân có những
quy luật phát triển của nó, trong mọi chế độ nó luôn thích ứng với thực tế cuộc
sống, cơ chế kinh tế hiện hành”.
Có nhiều quan niệm khác nhau về hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân,
qua tham khảo các tài liệu luận án đƣa ra khái niệm về hộ và kinh tế hộ. Hộ nông
dân là hộ gia đình đƣợc xem nhƣ một đơn vị kinh tế có đất đai, tƣ liệu sản xuất,
vốn sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia
đình để sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Các thành viên trong hộ đều hƣởng
phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là
ngƣời lớn trong hộ gia đình. Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế trong đó các
hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào lao động gia đình và mục đích của loạt hình
kinh tế này trƣớc hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình (không phải mục
đích chính là sản xuất hàng hoá để bán). Tuy nhiên cũng cần có sự chú ý ở đây là
các hộ gia đình cũng có thể sản xuất để trao đổi nhƣng ở mức độ hạn chế.
1.1.2.2 Đặc điểm kinh tế hộ nông dân và hộ nông dân sản xuất chè
Kinh tế hộ nông dân tồn tại ở các xã hội khác nhau, ở các giai đoạn khác
nhau có sự khác nhau về hình thức sở hữu tƣ liệu sản xuất, quy mô sản xuất và
hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau
nhƣng tựu trung lại, kinh tế hộ nông dân mang một số đặc điểm cơ bản sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là
đơn vị tiêu dùng.
- Hộ nông dân có khả năng tự duy trì đƣợc tái sản xuất giản đơn do hộ
nông dân có tƣ liệu sản xuất của riêng họ, đó là đất đai và lao động.

13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Việc tối đa hóa lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất và không phải
mục tiêu chủ yếu của sản xuất trong hộ nông dân.
- Hộ nông dân có thể vƣợt qua áp lực của thị trƣờng bằng việc sử dụng lao
động của gia đình.
- Lao động quản lý và lao động trực tiếp trong hộ nông dân có sự gắn bó
chặt chẽ với nhau theo quan hệ huyết thống. Tính thống nhất giữa lao động quản
lý và lao động trực tiếp rất cao.
- Hộ nông dân có khả năng đa dạng hóa các hoạt động kinh tế của hộ, do
đó họ có thể giảm thiểu bớt rủi ro.
- Hộ nông dân là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhƣng hiệu quả, có khả
năng thích nghi và sự điều chỉnh rất cao. (Chu Văn Vũ, 1995) [58]
Hộ nông dân sản xuất chè ở Thái Nguyên ngoài mang những đặc điểm
chung của hộ nông dân nêu trên còn mang một số đặc điểm:
- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.
- Tiềm lực, nguồn lực (nhƣ vốn, lao động…) để sản xuất yếu nên các hộ
nông dân sản xuất chè không dự trữ đƣợc các vật tƣ, yếu tố đầu vào cho sản xuất
chè. Do đó, khi có biến động tăng giá đầu vào các hộ chịu sự tác động lớn.
- Trình độ dân trí thấp, vì thế cho dù có đủ nguồn lực để đầu tƣ cho sản
xuất chè thì hộ nông dân cũng không đủ kiến thức để tính đoán đƣợc mức dự trữ
tối ƣu.
- Hộ nông dân sản xuất chè ở vùng cao của Thái Nguyên có địa hình đồi
núi phức tạp, sản xuất của các hộ chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện tự nhiên, nhất
là vào mùa mƣa.
- Điều kiện sản xuất của hộ nông dân vùng cao còn nghèo nàn, giao thông
đi lại khó khăn, khả năng tiếp cận thị trƣờng kém, nguồn thông tin bị hạn chế dấn
đến kinh tế chậm phát triển.

Để hộ nông dân trồng chè ở Thái Nguyên phát triển đƣợc thì ngoài sự cố
gắng của bản than ngƣời dân, họ cần có sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nƣớc, của
các ban ngành, cộng đồng để có những định hƣớng và các giải pháp cho từng
vùng cụ thể.
14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.1.2.3 Các nguồn lực của hộ nông dân
Trong hộ nông dân, các nguồn lực chủ yếu của hộ là đất đai, lao động và
vốn cho sản xuất. Đất đai của hộ nông dân bao gồm: đất đƣợc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, đất thuê (theo vụ hay lâu dài), đất khoán, thầu bên
ngoài. Việc sử dụng đất đai của hộ nông dân phụ thuộc vào độ phì, quy mô diện
tích và vị trí thửa ruộng. Mặt khác, việc sử dụng đất đai của hộ nông dân còn phụ
thuộc vào chính sách đất đai của Nhà nƣớc, địa phƣơng. Đặc trƣng nổi bật của hộ
nông dân nƣớc ta hiện nay là quy mô diện tích đất canh tác rất nhỏ bé, biểu hiện
rõ nét một nền kinh tế tiểu nông. Quy mô đất đai của một hộ nông dân ở các tỉnh
đồng bằng sông Hồng rất nhỏ và manh mún, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
và một số tỉnh miền núi và Tây Nguyên có diện tích lớn hơn nhƣng so với các
nƣớc trong khu vực vẫn thuộc loại nhỏ bé (Nguyễn Văn Huân, 1995) [21]. Điều
này ảnh hƣởng rất lớn tới việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có tính cạnh
tranh cao trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay. Quy mô diện tích đất đai của hộ
có ảnh hƣởng tới ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ của KHCN, các hộ có quy mô
nhỏ ngại thay đổi công nghệ, các hộ có diện tích lớn thì hiệu quả kinh tế cao hơn
hộ có diện tích nhỏ. Vì thế, để khuyến khích các hộ nông dân trồng chè ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật thì việc dồn điền đổi thửa cũng là một yêu cầu đặt ra.
Một nguồn lực rất quan trọng khác của hộ nông dân đó là nguồn lao động
trong gia đình. Nguồn lao động này gồm lao động chính và lao động quy của hộ.
Trong sản xuất nông nghiệp, các hộ chủ yếu dựa vào nguồn lao động này và
thƣờng đƣợc sử dụng linh hoạt theo nhiều chiều một cách hiệu quả. Đây là sự

khác biệt cơ bản giữa lao động hộ nông dân và các thành phần kinh tế khác. Sức
lao động trong hộ nông dân có đặc trƣng là họ không đƣợc coi là hàng hóa. Lao
động này chủ yếu đƣợc sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sự nghỉ ngơi
của gia đình họ. Ở những gia đình có tỷ lệ số lao động trên số nhân khẩu thấp thì
thời gian nghỉ giảm đi hay nói cách khác là họ phải làm việc vất vả hơn và ngƣợc
lại. Lao động trong hộ nông dân ở Việt Nam hiện nay có một số đặc điểm: đa
dạng nhƣng ít chuyên sâu, mang tính thời vụ; dƣ thừa nên việc tìm kiếm việc làm
trong nông thôn gặp nhiều khó khăn mà thu nhập lại thấp; trình độ học vấn và kỹ
năng của ngƣời lao động thấp, ít đƣợc đào tạo, chủ yếu là tự đào tạo và truyền
nghề, tôn sùng kinh nghiệm. Điều này hạn chế đến việc tiếp thu kỹ thuật và công
nghệ mới, nhất là ứng dụng các tiến bộ trong sản xuất của các hộ trồng chè trên
15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Thực tế hiện nay ở các vùng nông thôn cho thấy, hầu
hết các lao động trẻ khỏe, có học vấn đều dời các làng quê thuần nông lên các
thành phố tìm kiếm cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho hộ. Mặc dù vậy, một hệ
lụy đang diễn ra trong vùng là lao động còn lại cho sản xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất của các hộ trồng chè nói riêng chủ yếu lại là lao động nữ. Việc
sử dụng nhiều lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp phần nào có ảnh hƣởng
tới khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Để sử dụng và nâng cao
nguồn nhân lực trong hộ nông dân cần đẩy mạnh đào tạo kỹ năng lao động thông
qua các hoạt động khuyến nông. Xét về lâu dài, việc đầu tƣ cho giáo dục và công
tác khuyến nông là những phƣơng tiện hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cho
nguồn lao động này, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả
sản xuất và cải thiện thu nhập cho hộ nông dân.
Nguồn vốn cho sản xuất là nguồn lực không thể thiếu của hộ. Nguồn vốn
trong hộ nông dân bao gồm tiền và hiện vật mà hộ có hoặc đi vay để phục vụ sản
xuất. Ở nƣớc ta, do quy mô sản xuất của hộ nông dân nhỏ, lẻ, năng suất lao động

thấp nên khả năng tích tụ vốn của đại đa số hộ nông dân còn rất thấp. Theo số
liệu tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn của Tổng cục thống kê (2012), vốn tích
lũy của các hộ nông nghiệp nƣớc ta năm 20012 ở mức thấp, trung bình khoảng
6,8 trđ/hộ, trong khi vốn tích lũy của các loại hộ khác cao hơn (hộ vận tải là 16,8
trđ/hộ, hộ thƣơng mại là 14,21 trđ/hộ và hộ thủy sản là 11,3 trđ/hộ).
Sản xuất của các hộ nông dân trồng chè cũng cần đầu tƣ thâm canh, do
vậy cần nguồn vốn lớn hơn, đặc biệt là phân đạm, NPK, tƣới tiêu. Với nguồn vốn
rất hạn chế nhƣ trên để đảm bảo cho các hộ nông dân sản xuất chè đạt hiệu quả
kinh tế cao cần có sự đầu tƣ giúp đỡ tiền mua phân bón, tƣới tiêu thông qua hình
thức cho vay, hỗ trợ lãi suất vv
1.1.3 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của hộ nông dân
1.1.3.1 Một số khái niệm
* Khái niệm về Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency - TE)
Hiệu quả kỹ thuật là khả năng cực tiểu hóa sử dụng đầu vào để sản xuất
một đầu ra cho trƣớc. Theo Colman và Young (1990) [65], hiệu quả kỹ thuật
đƣợc định nghĩa là khả năng của ngƣời sản xuất có thể sản xuất mức đầu ra tối đa
với một tập hợp các đầu vào và công nghệ cho trƣớc. Theo Koopman (1991)
16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

[69], một nhà sản xuất đƣợc xem là có hiệu quả kỹ thuật nếu một sự gia tăng
trong bất kỳ đầu ra đòi hỏi một sự giảm xuống của ít nhất một đầu ra khác hoặc
một sự gia tăng ít nhất một đầu vào.
Cần phân biệt hiệu quả kỹ thuật với thay đổi công nghệ. Sự thay đổi công
nghệ làm dịch chuyển hàm sản xuất (dịch chuyển lên trên) hay dịch chuyển
đƣờng đồng lƣợng xuống phía dƣới. Hiệu quả kỹ thuật đƣợc đo bằng số lƣợng
sản phẩm có thể đạt đƣợc trên chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản
xuất trong điều kiện cụ thể áp dụng kỹ thuật hay công nghệ. Hiệu quả kỹ thuật
thƣờng đƣợc phản ánh và biểu hiện trong mối quan hệ giữa các yếu tố trong hàm

sản xuất và liên quan đến phƣơng diện sản xuất vật chất. Nó phản ánh mối quan
hệ giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, giữa các yếu tố đầu ra với nhau và giữa
các sản phẩm khi nhà sản xuất quyết định sản xuất. Vì thế, nó đƣợc áp dụng phổ
biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào cụ thể.
Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị chi phí nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao
nhiêu đơn vị sản phẩm.
* Khái niệm về Hiệu quả phân bổ (Allocative Efficiency - AE)
Hiệu quả phân bổ liên quan đến việc lựa chọn đầu vào (vốn, lao động,
công nghệ ) tạo ra đầu ra ở mức chi phí thấp nhất. Hiệu quả phân bổ là thƣớc
đo phản ánh mức độ thành công của ngƣời sản xuất trong việc lựa chọn tổ hợp
các đầu vào tối ƣu, nghĩa là tỷ số giữa sản phẩm biên của yếu tố đầu vào nào đó
sẽ bằng tỷ số giá cả giữa chúng.
Hiệu quả phân bổ là hiệu quả do giá các yếu tố đầu vào và đầu ra đƣợc
tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu
vào hay nguồn lực. Thực chất, hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến
yếu tố giá của đầu vào và giá của đầu ra. Việc xác định hiệu quả phân bổ giống
nhƣ xác định các điều kiện về lý thuyết để tối đa hóa lợi nhuận.
* Khái niệm về Hiệu quả kinh tế (Economic Efficiency - EE)
Xuất phát từ các góc độ xem xét, các nhà kinh tế đã đƣa ra nhiều quan
điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo Kar Marx, hiệu quả là việc “tiết kiệm
và phân phối một các hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa
các ngành” và hiệu quả cũng là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động”.
Kar Marx cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá
17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nhân của người lao động là sơ sở tiết kiệm của hết thảy mọi xã hội” (K.Marx,
1962) [24].
Theo David Begg (1992) [8], “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không

thể tăng sản lượng một loại hàng hóa này mà không cắt giảm một loại hàng hóa
khác” và Ông còn khẳng định “Hiệu quả nghĩa là không lãng phí”. Các quan
điểm này đúng trong nền kinh tế thị trƣờng ở các nƣớc phát triển nhƣng khó xác
định vì chƣa đề cập đến chi phí để tạo ra sản phẩm, nhất là ở các nƣớc đang phát
triển hay chậm phát triển.
Theo Nguyễn Nhƣ Ý (1999) [60] “Hiệu quả được hiểu như một hiệu số
giữa kết quả với chi phí, tuy nhiên trong thực tế đã có trường hợp không thực
hiện được phép trừ hoặc phép trừ không có ý nghĩa”.
Các nhà kinh tế học thị trƣờng nhƣ Samuelson, Nordhaus (2002) [29] cho
rằng “Hiệu quả là một tình trạng mà trong đó các nguồn lực của xã hội được sử
dụng hết để mang lại sự thỏa mãn tối đa cho người tiêu dùng” và “Hiệu quả kinh
tế xảy ra khi không thể tăng thêm mức độ thỏa mãn của người này mà không làm
phương hại cho người khác”.
Theo Phạm Ngọc Kiểm (2009) [23] “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một
phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu. Nó phản ánh
trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó
trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh”. Quan điểm
này ƣu việt hơn trong đánh giá hiệu quả đầu tƣ theo chiều sâu, hoặc hiệu quả của
việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật.
Theo Begg và CVT (1992) [8]. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà
trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa
là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các
nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt một trong hai chỉ tiêu hiệu quả nói trên
(hoặc là hiệu quả kỹ thuật, hoặc là hiệu quả phân bổ) mới là điều kiện cần, chƣa
phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Vì thế, chỉ khi nào sử dụng nguồn
lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất
mới đạt hiệu quả kinh tế. Trong sản xuất chè, khi xét đến hiệu quả kinh tế cần
chú ý hiệu quả kinh tế tuân theo quy luật năng suất cận biên giảm dần, nghĩa là
sự phản ứng của năng suất cây chè với mức đầu tƣ sẽ bị giảm dần kể từ một thời
điểm nào đó, điểm đó gọi là điểm tối ƣu sinh học.

18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Hiện nay, theo quan điểm mới, hiệu quả kinh tế (EE) gồm hai bộ phận là
hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân bổ (AE). Theo Colman và Young (1990)
[65], hiệu quả kinh tế đƣợc tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quản
phân bổ. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ kết hợp tạo ra hiệu quả kinh tế
toàn bộ hay hiệu quả tiết kiệm chi phí (Overall Economic Efficiency/Cost
Efficiency).
Nhƣ vậy, có rất nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế, tuy nhiên trong đề tài
này chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu và tổng hợp thành khái niệm: Hiệu quả
kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất
lượng của quá trình sản xuất chè được xác định bằng cách so sánh kết quả đầu ra
của sản xuất chè với các chi phí đầu vào sản xuất chè.
* Nội dung và bản chất hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân
Nội dung của hiệu quả: Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh giữa kết quả
thu đƣợc với toàn bộ chi phí các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai,
vốn, lao động, kỹ thuật, quản lý ). Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù
kinh tế khác nhau nhƣng có quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả thể hiện quy mô,
khối lƣợng của một sản phẩm cụ thể và đƣợc thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tùy
thuộc vào từng trƣờng hợp. Hiệu quả là đại lƣợng để đánh giá kết quả đó đƣợc tạo
ra nhƣ thế nào, mức chi phí cho một đơn vị kết quả đó có chấp nhận đƣợc không.
Hiệu quả luôn gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể. Trong sản
xuất một sản phẩm cụ thể luôn có mối quan hệ sử dụng yếu tố đầu vào và kết quả
đầu ra. Từ đó, chúng ta xác định đƣợc hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm là
bao nhiêu? Mức chi phí nhƣ vậy có hiệu quả không? Tuy nhiên, hiệu quả và kết
quả phụ thuộc vào từng ngành, từng hoạt động ở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội, môi trƣờng (Phạm Ngọc Kiểm, 2009) [23]
Hiệu quả kinh tế khi tính toán gắn liền với việc lƣợng hóa các yếu tố đầu

vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm). Việc lƣợng hóa hết và cụ thể các yếu
tố này để tính toán hiệu quả thƣờng gặp khó khăn nhất là trong sản xuất nông
nghiệp. Chẳng hạn, đối với các yếu tố đầu vào nhƣ tài sản cố định (đất nông
nghiệp, vƣờn cấy lâu năm…) đƣợc sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều
năm nhƣng không đồng đều. Mặt khác, giá trị hao mòn khó xác định chính xác nên
việc tính khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất
tƣơng đối. Một số chi phí chung nhƣ chi phí đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí
19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

thông tin, khuyến cáo khoa học kỹ thuật cần thiết phải hạch toán vào chi phí,
nhƣng trên thực tế khó có thể tính toán cụ thể và chính xác những chi phí này. Sự
biến động của giá cả và mức độ trƣợt giá trên thị trƣờng gây khó khăn cho việc xác
định chính xác các loại chi phí sản xuất chè. Điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng
thuận lợi và gây khó khăn cho sản xuất, nhƣng mức độ tác động là bao nhiêu đến
nay vẫn chƣa có phƣơng pháp nào xác định chuẩn xác nên cũng ảnh hƣởng tới
việc tính đúng, tính đủ các yếu tố đầu vào. Đối với các yếu tố đầu ra, chỉ lƣợng hóa
đƣợc kết quả thể hiện bằng vật chất, còn kết quả thể hiện dƣới dạng phi vật chất
nhƣ tạo công ăn việc làm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, tái sản xuất,
bảo vệ môi trƣờng thƣờng không thể lƣợng hóa đƣợc ngay. Vì vậy, việc xác
định đúng, đủ lƣợng kết quả này cũng gặp khó khăn.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè:
Bản chất của nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè là nâng cao năng
suất chè và tiết kiệm chi phí sản xuất chè trên một đơn vị sản phẩm đƣợc sản xuất
ra. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè cũng bao gồm hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân bổ. Hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè chính là hiệu quả của ngƣời
nông dân bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình sử dụng một lƣợng đầu vào
thích hợp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) để sản xuất ra một khối lƣợng chè
lớn hơn trên cùng một đơn vị diện tích, trong cùng một khoảng thời gian của vụ

của năm. Hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè của nông hộ là mức giảm lƣợng đầu
tƣ cho một đơn vị sản phẩm sản xuất ra. Sản xuất chè đạt hiệu quả phân bổ khi
giảm đƣợc chi phí trên một đơn vị sản phẩm hoặc tăng giá bán trên một đơn vị sản
phẩm đầu ra.
1.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân
- Nhóm yếu tố về kỹ thuật trong sản xuất chè
Giống: Giống có ảnh hƣởng tới năng suất cũng nhƣ chất lƣợng của chè
thành phẩm. Vì vậy, đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè cần quan tâm
đến nguồn gốc giống và chất lƣợng loại giống mà hộ nông dân sử dụng. Hiện
nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giống chè mà các hộ nông dân sử dụng vẫn
là giống chè Trung du (năm 2010 chiếm 65,43% diện tích trồng chè của cả tỉnh).
Các giống chè mới nhập nội và các giống chè trong nƣớc chọn lai tạo có năng
suất là chất lƣợng cao vẫn còn chiếm tỷ lệ hạn chế (năm 2010 chiếm 34,57 %).
20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Phân bón: Phân bón liên quan đến yếu tố đầu vào, việc biến động tăng giá
đầu vào phân bón trong giai đoạn hiện nay ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh
tế của sản xuất chè. Do đó, khi đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của
hộ cần chú ý tới lƣợng phân bón mà các hộ sử dụng.
Biện pháp canh tác: Sản xuất chè không chỉ có đầu tƣ phân bón mà cần
phải áp dụng các biện pháp quản lý canh tác tổng hợp, bao gồm quản lý dinh
dƣỡng (phân bón: sử dụng phân bón cân đối, áp dụng biện pháp canh tác hữu cơ,
hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa chất trừ sâu), nƣớc (tƣới tiết kiệm), áp dụng
quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), áp dụng quy trình thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt GAP Khi nghiên cứu, đánh giá cần tìm hiểu biện pháp canh tác
mà các hộ áp dụng so với biện pháp canh tác đã đƣợc khuyến cáo, từ đó xây
dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh
tế của các hộ nông dân trồng chè.

- Nhóm yếu tố điều kiện kinh tế và tổ chức sản xuất
Quy mô sản xuất: Các hộ nông dân có diện tích đất canh tác, diện tích
trồng chè khác nhau, diện tích chuyển đổi các giống chè mới khác nhau, khả
năng đầu tƣ thâm canh cũng khác nhau. Diện tích của hộ càng lớn thì các công
việc nhƣ tổ chức chăm sóc, thu hoạch, chi phí cũng tiết kiệm hơn.
Trình độ của chủ hộ: Trình độ văn hóa, am hiểu khoa học kỹ thuật, tổ
chức quản lý và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của lao động trong hộ nông dân
có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lƣợng chè. Vì vậy, tập
huấn kỹ thuật cho nông dân áp dụng kỹ thuật tiến bộ là rất cần thiết. Mỗi một
nông dân có khả năng tiếp thu ở mức độ nhất định, do vậy năng suất cây trồng
nói chung và chè nói riêng luôn có sự khác biệt giữa các hộ.
Môi trường chính sách: Mỗi địa phƣơng thƣờng có những chính sách hỗ
trợ khác nhau cho sản xuất chè, điều này có ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất chè
giữa các địa phƣơng. Hệ thống khuyến nông có một vai trò rất quan trọng trong
việc thúc đẩy việc áp dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của nông hộ. Tuy
nhiên, hoạt động của hệ thống khuyến nông trong sản xuất chè còn những điều
bất cập nhƣ nặng về phong trào, chƣa chú trọng đến việc xây dựng các mô hình
phát triển bền vững. Ngoài ra, sự quan tâm của các HTX, các tổ chức chính trị xã
hội (hội nông dân, hội phụ nữ), các ban, ngành có ảnh hƣởng rất lớn đến kết
quả cũng nhƣ hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân.
21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các nhân tố khác nhƣ: Trình độ chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất
chè của vùng, cơ sở hạ tầng, vốn sản xuất, hợp tác trong sản xuất và các hình
thức tổ chức sản xuất chè.
- Nhóm yếu tố xã hội
Tập quán canh tác: Mỗi vùng có tập quán canh tác khác nhau, vùng thì sử
dụng trồng bằng chè cành, vùng thì trồng chè bằng hạt, tập quán sử dụng phân

đạm, tƣới tiêu cũng khác nhau, điều đó ảnh hƣởng tới hiệu quả kỹ thuật trong
sản xuất chè của nông hộ.
Dân tộc, giới tính: Trên thực tế, mỗi dân tộc, giới tính có khả năng ứng
dụng các kỹ thuật tiến bộ khác nhau dẫn đến kết quả sản xuất cũng khác nhau.
Thương nhân, tổ hợp tác đây là yếu tố ảnh hƣởng tới việc tiêu thụ và giá tiêu
thụ của sản phẩm chè, nó ảnh hƣởng tới hiệu quả phân bổ trong sản xuất chè của
nông hộ.
- Nhóm các yếu tố về giá
+ Giá các yếu tố đầu vào:
Giá của giống. Để để có diện tích chè cho thu hoạch thì thời gian kiến
thiết cơ bản mất nhiều năm (3 đến 5 năm). Thực tế hiện nay giống chè đƣợc
trồng chủ yếu trên địa bàn nghiên cứu là giống chè Trung du cho năng suất, chất
lƣợng chè không cao, muốn chuyển đổi sang các giống chè mới cho năng suất,
chất lƣợng cao thì mất nhiều thời gian. Trong khoảng thời gian chuyển đổi đó các
hộ nông dân không có nguồn thu. Đây là hạn chế lớn cho việc mở rộng diện tích
giống chè mới của địa phƣơng, nó làm giảm tốc độ thay thế giống chè cũ. Mỗi
loại giống cũng có yêu cầu về kỹ thuật và đầu tƣ chi phí riêng, vì vậy đòi hỏi khi
đánh giá hiệu quả kinh tế nên xem xét nguồn gốc của từng loại chè.
Giá vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Nhu cầu bón phân cho chè
cao, đặc biệt là phân đạm, NPK. Giá phân bón tăng cao trong những năm gần
đây, nhất là giá đạm và kali đã ảnh hƣởng không nhỏ đến khả năng và mức độ
đầu tƣ của các hộ trồng chè. Vì thế, trong đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất
chè đặc biệt chú ý đến hiệu quả của việc đầu tƣ phân bón cho sản xuất chè của
nông hộ. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến hiệu quả sử dụng thuốc BVTV trong
sản xuất chè của nông hộ vì nó liên quan đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
bổ trong trồng chè.
22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Giá công lao động. Công lao động cho sản xuất chè chủ yếu là lao động
gia đình với kỹ thuật thủ công, đa năng và không đƣợc trả công. Thực tế sản xuất
chè, cứ đến thời vụ các hộ thiếu công lao động thì thực hiện đổi công từ anh, em,
hàng xóm hoặc thuê bên ngoài. Vì vậy, khi tính giá công lao động thƣờng xác
định theo giá công lao động phổ thông tại thời điểm trên thị trƣờng.
Giá dịch vụ. Giá dịch vụ bao gồm dịch vụ làm đất, tƣới tiêu, dịch vụ
BVTV…
+ Giá bán chè búp tươi, chè khô. Giá bán chè búp tƣơi, chè búp khô phụ
thuộc vào chất lƣợng, cung cầu của thị trƣờng và mùa vụ. Do vậy, khi nghiên cứu
hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè cần xem xét giá chè theo giống và theo các vụ
sản xuất.
1.1.3.3 Nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè cho các nông hộ nông dân
Biến động giá nói chung và biến động giá nông nghiệp nói riêng là hiện
tƣợng bình thƣờng của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng. Tuy nhiên,
sự biến động của giá lớn sẽ gây ảnh hƣởng lớn đến cả ngƣời sản xuất lẫn ngƣời
tiêu dùng. Đối với các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, biến động giá
đầu vào ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm chè, khả năng cạnh tranh của sản
phẩm chè và ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập, hiệu quả kinh tế sản xuất chè và
các quyết định sản xuất chè của hộ.
Biến động giá đầu vào lớn sẽ làm giảm mức đầu tƣ cho sản xuất, vì thế
làm giảm sản lƣợng đầu ra, do các nông hộ không dự báo đƣợc lợi nhuận đầu tƣ
của mình và họ lo sợ rủi ro trong đầu tƣ. Biến động giá vật tƣ đầu vào diễn ra liên
tục trong vài năm trở lại đây đã có những ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả
kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân. Trong những năm gần đây, thời kỳ
biến động giá mạnh đã ảnh hƣởng rất lớn đến phản ứng của nông hộ trong sản
xuất. Khi giá đầu vào tăng cao, một số bộ phận nông dân không thiết tha với việc
đầu tƣ trên diện tích trồng chè của mình, họ cắt giảm mức đầu tƣ, đi làm thuê cho
bên ngoài. Một số khác lại tìm cách thay đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi.
Chính vì thế, việc tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè
cho các nông hộ trong điều kiện biến động giá đầu vào có ý nghĩa thiết thực

trong việc ổn định sản xuất cho nông hộ, nâng cao thu nhập, tạo việc làm ổn định
cho lao động nông thôn.
23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất các hộ nông dân cần quân tâm
và điều chỉnh theo các hƣớng: một là, mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng kết
quả thu đƣợc, tuy nhiên tốc độ tăng của kết quả đầu ra phải lớn hơn tốc độ tăng
của các chi phí đầu vào. Hai là, tăng kết quả thu đƣợc với chi phí đầu vào không
đổi. Ba là, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các chi phí đầu vào cho sản xuất nhằm
giảm chi phí bỏ ra trong khi kết quả thu đƣợc không đổi.
1.1.4 Giá và biến động giá trong sản xuất chè
1.1.4.1 Khái niệm về giá và các loại giá trong sản xuất chè
Giá trong sản xuất chè bao gồm: Giá sản phẩm đầu vào và Giá các sản
phẩm đầu ra. Trong tiếng Việt “giá” đƣợc một số từ điển kinh tế sử dụng bao
gồm cả 2 nghĩa: Chi phí (the cost) và Giá cả (the price). Theo nghĩa chi phí, giá
là các khoản chi thƣờng xuyên phải trả bằng hiện vật hoặc tiền mặt trong suốt
quá trình sản xuất chè (vật tƣ, giống, phân bón, vận chuyển ). Còn giá cả là biểu
hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm đƣợc hiểu là giá trị đo bằng tiền các vật tƣ,
dịch vụ của các nhân tố đầu vào của sản xuất chè.
Nhƣ vậy, khái niệm chi phí gắn chặt với quá trình hoạt động sản xuất, giá
cả dùng để đo giá trị của một sản phẩm, một dịch vụ hàng hoá cụ thể. Trong
nghiên cứu này, khái niệm chi phí gắn với quá trình sản xuất chè, còn giá cả đo
giá trị của sản phẩm chè.
Theo các học thuyết kinh tế, giá cả luôn biến động quanh giá trị trung
bình, bao gồm giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá. Vì thế một sản phẩm, hay
dịch vụ sẽ đƣợc gắn với giá nhất định khi sản phẩm và dịch vụ đó trở hành hàng
hoá. Trong quá trình lƣu thông hàng hóa, giá sẽ thay đổi ở từng công đoạn lƣu
thông, từng thị trƣờng khác nhau. Giá luôn biến động và nguyên nhân của sự

biến động giá trên thị trƣờng rất phức tạp và khó xác định.
Đối với chi phí và giá, tuy khác nhau về khái niệm, nhƣng chúng có mối
quan hệ hữu cơ với nhau. Khi giá của các yếu tố tham gia quá trình sản xuất (giá
đầu vào) thay đổi sẽ làm cho chi phí sản xuất hay chi phí cung cấp một dịch vụ
(giá đầu ra) cũng biến đổi theo (do giá thành thay đổi). Nếu sản phẩm đầu ra là
sản phẩm cuối cùng phục vụ tiêu dùng thì việc tăng giá sẽ ảnh hƣởng tới thu
nhập của ngƣời tiêu dùng. Khi chi phí tái sản xuất sức lao động trở nên đắt đỏ
hơn thì bản thân giá của hàng hóa sức lao động cũng sẽ thay đổi. Còn nếu sản
24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

phẩm sản xuất ra lại là yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất khác, viêc tăng giá
ở quá trình sản xuất trƣớc kéo theo sự tăng giá ở quá trình tiếp theo. Nhƣ vậy, tác
động tăng giá là tác động lan toả, kéo theo và phức tạp. Rất ít có sự biến động giá
đơn lẻ đối với một mặt hàng hay dịch vụ này mà không ảnh hƣởng đến giá cả các
mặt hàng khác. Vì vậy, cần nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động giá và sự
thay đổi kết quả kinh tế của một số hoạt động sản xuất nông nghiệp và thu nhập
của ngƣời nông dân.
Trong sản xuất chè, khi giá các yếu tố đầu vào tăng lên sẽ làm cho chi phí
sản xuất chè tăng lên, giá bán sản phẩm chè cũng tăng theo. Tuy nhiên, tốc độ
tăng của giá trị kết quả sản phẩm chè đầu ra và chi phí các yếu tố đầu vào sản
xuất chè khác nhau. Tốc độ tăng của kết quả đầu ra có thể bằng, hoặc lớn hơn,
hoặc thấp hơn tốc độ tăng của chi phí đầu vào, hiệu quả sản xuất chè của hộ vì
thế cũng thay đổi khác nhau. Vì vậy, cần xem xét sự ảnh hƣởng của biến động
giá các yếu tố đầu vào tới kết quả và hiệu quả sản xuất chè của hộ nông dân.
Có nhiều loại giá đƣợc sử dụng trên thị trƣờng tùy thuộc vào mục đích và
quan hệ trao đổi. Trong nghiên cứu này với mục đích xem xét ảnh hƣởng của
biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân chúng
tôi đề cập đến các loại giá sau:

(1) Giá đầu vào sản xuất chè: Gồm giá của giống chè, giá vật tƣ, giá dịch
vụ và giá thuê lao động (lao động phải thuê).
(a) Giá vật tƣ bao gồm phân bón (chủ yếu là phân vô cơ nhƣ đạm, lân,
kali), thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích và các loại phân khác…
(b) Giá dịch vụ bao gồm dịch vụ làm đất, tƣới tiêu, dịch vụ BVTV …
(c) Giá công lao động chỉ tính giá công gia đình phải thuê thêm.
Đối với giá cả vật tƣ phân bón đầu vào, nhiều nhà nghiên cứu có chung ý
kiến rằng: nếu giá vật tƣ phân bón đầu vào biến động tăng sẽ làm tăng chi phí sản
xuất và có thể dẫn đến việc nông dân hoặc sẽ hạn chế đầu tƣ thâm canh, hoặc sẽ
chuyển đổi hệ thống sản xuất lựa chọn những cây trồng khác, ít phải đầu tƣ hơn
nhằm giảm sức ép về vốn. Hệ quả là năng suất chè có thể giảm xuống và thu
nhập của ngƣời nông dân cũng bị giảm theo (F. Ellis, 1995) [16]. Cơ cấu sản
lƣợng cung cấp ra thị trƣờng vì thế có thể bị thay đổi.
25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Tuy nhiên, do đặc thù của sản xuất nông nghiệp là mang tính mùa vụ nên
sự tác động của giá có những điểm đặc thù. Ngƣời ta nói nhiều đến “tính trễ” của
sự thay đổi về sản lƣợng nông nghiệp khi có sự thay đổi về giá. Mỗi khi có sự
biến động giá (ví dụ giá tăng), do tính mùa vụ trong nông nghiệp nên phải đợi
đến vụ tiếp sau nông dân mới tăng diện tích gieo trồng lên đƣợc. Và nhƣ vậy phải
đợi thêm một chu kỳ sản xuất nữa sản lƣợng nông nghiệp mới tăng, khi đó giá lại
bắt đầu giảm xuống. Tƣơng tự nhƣ vậy phải mất một chu kỳ sản xuất tiếp theo khi
nông dân không đầu tƣ sản xuất nữa thì sản lƣợng mới giảm xuống và giá lúc đó lại
tăng lên.
(2) Giá đầu ra của sản xuất chè là giá bán sản phẩm chè (giá chè búp tƣơi
và giá chè búp khô).
Giá cả đầu ra ảnh hƣởng lớn đến kết quả sản xuất, thu nhập và hiệu quả
của ngƣời sản xuất chè. Một số tác giả cho rằng giá sản phẩm chè cao không chỉ

làm tăng thu nhập cho ngƣời sản xuất chè mà còn góp phần điều chỉnh thu nhập
giữa các khu vực nông thôn và thành thị. Nói cách khác là giá cao góp phần
chuyển một phần thu nhập từ thành phố, nơi đa phần là ngƣời tiêu dùng sản
phẩm chè về nông thôn. Tuy nhiên một số ngƣời khác lại cho rằng vấn đề không
đơn giản nhƣ vậy. Sự phân bổ này ngoài sự phụ thuộc vào cơ cấu sản lƣợng tự
tiêu của chính nông hộ, còn phụ thuộc vào tỷ lệ ngƣời dân không có đất ở nông
thôn là nhiều hay ít. Những ngƣời dân nông thôn không có đất canh tác phải mua
giá nông sản cao sẽ làm gia tăng tỷ lệ nghèo ở nông thôn (F.Ellis, 1995) [16].
Tƣơng tự, theo Nakajima, 1986 sự tăng giá đầu ra có thể dẫn đến tăng thu nhập
cho các nông hộ. Nhƣng do thu nhập tăng có thể có sự tăng tiêu dùng trong chính
các nông hộ khiến sản lƣợng bán ra thị trƣờng không tăng. Do vậy, phản ứng
cung cho thị trƣờng đối với các hộ nửa tự cung, nửa tự cấp là rất khó xác định về
lí thuyết. Kết luận này trái với quan điểm thứ nhất và càng không đúng với kết
luận của Timmer, 1983 rằng: Đối với nền kinh tế nông dân phản ứng cung cho
thị trƣờng luôn dƣơng, có nghĩa là khi giá tăng thì nông dân sẽ tăng sản lƣợng
bán ra thị trƣờng. Ngoài ra còn một tác giả khác cũng cho rằng, tác động của giá
đến Cung là thƣờng xuyên. Nhƣng việc sản lƣợng cung có tăng hay không còn
phụ thuộc vào quy mô sản xuất của các hộ nông dân. Nếu quy mô sản xuất của
các hộ nông dân quá bé, manh mún, phản ứng Cung từ các hộ này bị hạn chế hơn
rất nhiều. Mặt khác, giá đầu ra tăng sẽ khuyến khích các hộ đầu tƣ, thâm canh.

×