Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Bài giảng nguyên lý thống kê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.77 KB, 77 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thống kê là một môn khoa học xã hội,
ra đời và phát triển theo nhu cầu hoạt động
thực tiễn của xã hội. Trong đó, Nguyên lý
thống kê là môn học cơ bản và là cơ sở
để thống kê trong hầu hết tất cả các
ngành đào tạo.
Trong những năm gần đây, với chính sách
mở cửa và sự phát triển của nền kinh tế
thò trường, trong đó thò trường sức lao động,
dưới sự điều tiết của Nhà nước, kinh tế
nước ta đã có nhiều thay đổi. Hơn nữa,
nghiên cứu thống kê đã có những bước
phát triển lớn lao và hiện đang được ứng
dụng rộng rãi trong thực tiễn. Trong bối cảnh
đó, yêu cầu đổi mới cập nhật kiến thức
để trang bò cho sinh viên được đặt ra gay gắt.
Để đáp ứng tài liệu phục vụ cho việc
giảng dạy và học tập của giáo viên và
sinh viên, Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội
(Cơ sở II), tổ Bộ môn Toán _ Thống kê đã
tổ chức biên soạn Bài giảng “Nguyên lý
thống kê ”.
Nội dung Bài giảng gồm 07 chương, thời lượng
45 tiết.
_Chương I

: Đối tượng nghiên cứu của thống kê

học.
_Chương II : Điều tra thống kê.


_Chương III : Tổng hợp thống kê.
_Chương IV : Mức độ của hiện tượng kinh tế xã
hội.
_Chương V : Chỉ số.
_Chương VI : Dãy số thời gian.
_Chương VII : Phân tích hồi qui và tương quan.

1


Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã
rất cố gắng, song không thể tránh khỏi
những sai sót, rất mong nhận được ý kiến
trao đổi và đóng góp xây dựng của bạn đọc
để Bài giảng được hoàn thiện hơn.
TP.HCM, tháng 04 năm 2008
Tổ bộ môn
Toán – Thống kê

CHƯƠNG I
ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ
HỌC
I . ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU CỦA THỐNG KÊ
HỌC
1. Sơ lược sự ra đời và phát triển của thống
kê học
Thống kê là một môn khoa học xã hội, ra đời
và phát triển theo nhu cầu hoạt động thực tiễn của
xã hội. Thống kê đã có nguồn gốc phát triển khá
lâu. Đó là một quá trình tích luỹ kinh nghiệm từ đơn

giản đến phức tạp, từ thực tiễn đúc kết thành lý
luận khoa học và ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, các chủ nô
thường ghi chép tính toán để nắm bắt số tài sản
của mình (số nô lệ, số súc vật, số diện tích đất
đai…). Người ta đã tìm thấy một số di tích cổ đại Trung
Quốc, cổ Hi Lạp, La Mã, Ai Cập … có liên quan đến
việc ghi chép đó. Nhưng trong thời kỳ này công việc
thống kê còn đơn giản, tiến hành trong phạm vi nhỏ
hẹp, chưa mang tính chất thống kê rõ rệt.
Dưới chế độ phong kiến, công tác thống kê đã
phát triển. Hầu hết các Quốc gia đều đã tổ chức
việc đăng ký, kê khai với phạm vi rộng, nội dung
phong phu,ù có tính chất thống kê rõ rệt như đăng
ký hộ khẩu, kê khai ruộng đất và tài sản khác …
Các việc đăng ký và kê khai này thường phục vụ cho
việc thu thuế và bắt lính của giai cấp thống trò.
Thống kê tuy đã tiến bộ nhưng chưa đúc kết thành
lý luận.
Cuối thế kỷ thứ XVII, lực lượng sản xuất phát
triển mạnh, phương thức sản xuất Tư Bản Chủ Nghiõa
ra đời. Kinh tế hàng hoá phát triển, thò trường được
2


mở rộng không chỉ trong phạm vi một nước mà còn
trên phạm vi thế giới. Hoạt động kinh tế ngày càng
phức tạp, các giai cấp trong xã hội phân hoá nhanh,
đấu tranh giai cấp trở nên gay gắt. Để phục vụ cho
các mục đích kinh tế, chính trò và quân sự, nhà nươc Tư

Bản và các chủ tư bản cần rất nhiều thông tin
thường xuyên về thò trường, giá cả, sản xuất,
nguyên liệu, dân số, … Do đó công tác thống kê
phát triển nhanh chóng. Đòi hỏi người làm công tác
khoa học, quản lý Nhà nước, quản lý kinh doanh đi
vào nghiên cứu lý luận và phương pháp thống kê.
Các tài liệu về thống kê bắt đầu được xuất bản.
Trường học bắt đầu giảng dạy lý luận thống kê.
2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học
Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt
lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của
các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn,
trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
Mọi hiện tượng đều có hai mặt chất và lượng –
không tách rời nhau. Chất của hiện tượng giúp ta
phân biệt hiện tượng này với hiện tượng khác. Nó
biểu hiện tính chất trừu tượng của hiện tượng. Lượng
của hiện tượng giúp ta thấy được mức độ, trình độ
phát triển của hiện tượng. Nó biểu hiện tính chất cụ
thể của hiện tượng. Trong nghiên cứu lý luận cũng
như trong hoạt động thưc tiễn, việc tìm hiểu cả hai mặt
của hiện tượng đều quan trọng như nhau. Mặt chất của
hiện tượng kinh tế xã hội là đối tượng nghiên cứu
của nhiều môn học. Mặït lượng của hiện tượng kinh
tế xã hội là đối tượng nghiên cứu của môn thống
kê. Thống kê học trình bày những phương pháp luận
để biểu hiện, phân tích qui mô, kết cấu, quan hệ so
sánh, trình độ phổ biến, tốc độ và xu hướng phát
triển của hiện tượng kinh tế xã hội.
Thống kê nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã

hội và ảnh hưởng của các hiện tượng tự nhiên đến
các hiện tượng kinh tế xã hội như : Đòa lý, thời tiết,
khí hậu và các yếu tố kỹ thuật mới...
Mỗi đơn vò cá biệt chòu tác động của nhiều
nhân tố trong đó có nhân tố tất nhiên và nhân tố
ngẫu nhiên. Mức độ và phương hướng tác động của
các nhân tố này trên từng đơn vò cá biệt rất khác
nhau. Cho nên nó không phản ánh được bản chất và
3


tính qui luật của hiện tượng nghiên cứu, mà phải
nghiên cứu mặt lượng của số lớn đơn vò. Vì chỉ có
thông qua tổng hợp mặt lượng của số lớn đơn vò, tác
động của nhân tố ngẫu nhiên sẽ được san bằng, bù
trừ và triệt tiêu lẫn nhau, nhân tố
tất nhiên sẽ
nổi lên và nó sẽ phản ánh được bản chất và tính
qui luật của hiện tượng nghiên cứu.
Các hiện tượng kinh tế xã hội luôn vận động
theo không gian và thời gian. Trong những điều kiện
lòch sử khác nhau, hiện tượng kinh tế xã hội có đặc
điểm về chất và biểu hiện về lượng cũng khác
nhau. Vì vậy thống kê nghiên cứu các hiện tượng kinh
tế xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ
thể để rút ra những kết luận chính xác về bản chất
và tính qui luật của hiện tượng nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ của thống kê học
_ Nghiên cứu và xây dựng có căn cứ khoa học
hệ thống chỉ tiêu thống kê về các hiện tượng và

quá trình kinh tế xã hội.
_ Xây dựng, đổi mới và hoàn thiện hệ thống
biểu mẫu báo cáo thống kê phù hợp với quá trình
kinh tế xã hội, nhằm phục vụ cho công tác nghiên
cứu thực tiễn
_ Cung cấp số liệu một cách nhanh nhất, nhằm
phục vụ cho việc phân tích hoạt động kinh tế xã hội
và xây dựng kế hoạch .
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA
THỐNG KÊ
1. Cơ sở lý luận của thống kê
Chủ nghóa duy vật lòch sử của chủ nghóa MácLênin, Kinh tế chính trò học và Kinh tế học là cơ sở lý
luận của thống kê học. Chủ nghóa duy vật lòch sử
của chủ nghóa Mác- Lênin, Kinh tế chính trò học và
Kinh tế học nghiên cứu các khái niệm, các phạm trù
kinh tế, bản chất và tính quy luật chung về phát triển
kinh tế –xã hội …là cơ sở lý luận cho việc nghiên
cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt
chất của các hiện tượng kinh tế xã hội.
2. Phương pháp luận của thống kê
Chủ nghóa duy vật biện chứng của chủ nghóa
Mác-Lênin, lý thuyết xác suất, lý thuyết thống kê
là phương pháp luận của thống kê học. Chủ nghóa
4


duy vật biện chứng của chủ nghóa Mác-Lênin đề ra
phương pháp quan sát và nhận thức sự vật tồn tại
một cách thực tế khách quan trong mối liên hệ biện
chứng ràng buộc lẫn nhau như một thể thống nhất ở

trạng thái vận động không ngừng. Lý thuyết xác
suất, lý thuyết thống kê đề ra phương pháp thu thập
dữ liệu (tình hình và số liệu), phương pháp tính toán
các chỉ tiêu, phương pháp phân tích thống kê các
hiện tượng kinh tế – xã hội, phương pháp đánh giá
tình hình, phương pháp dự báo thống kê …
III. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG
THỐNG KÊ
1. Tổng thể thống kê và đơn vò tổng thể
Thống kê nghiên cứu mặt lượng của hiện tượng
kinh tế xã hội số lớn nên phải xác đònh phạm vi
nghiên cứu cụ thể .
1.1. Tổng thể thống kê
Tổng thể thống kê là tập hợp những đơn vò
(hoặc phần tử, hiện tượng) cá biệt kết hợp với nhau
trên cơ sở một số các đặc điểm chung. Ví dụ: Toàn
bộ nhân khẩu của nước ta vào một thời điểm nào
đó. Toàn bộ các trường đại học của nước ta vào
một thời gian xác đònh …
_ Tổng thể bộc lộ và tổng thể tiềm ẩn
Tổng thể bộc lộ là tổng thể gồm các đơn vò có
thể quan sát được bằng trực quan.
Ví dụ: đếm số học sinh hiện diện trong lớp, số
cán bộ công nhân viên trong buổi họp…
Tổng thể tiềm ẩn là tổng thể gồm các đơn vò
không thể quan sát được bằng trực quan mà chỉ biết
được qua điều tra, khảo sát, phỏng vấn mới thu thập
được số liệu.
Ví dụ: số học sinh thích ca nhạc, số cán bộ công
nhân viên thích thể thao…..

_ Tổng thể đồng chất và tổng thể không đồng
chất
Tổng thể đồng chất là tổng thể gồm các đơn vò
giống nhau về một số đặc điểm chủ yếu có liên
quan đến mục đích nghiên cứu.
Ví dụ: Xét về đặc điểm dân tộc, toàn bộ học
sinh trong lớp có quốc tòch Việt Nam ….

5


Tổng thể không đồng chất là tổng thể gồm các
đơn vò khác nhau về một số đặc điểm chủ yếu có
liên quan đến mục đích nghiên cứu.
Ví dụ: Xét về đặc điểm giới tính, toàn bộ học sinh
trong lớp gồm có nam và nữ ……
_ Tổng thể chung và tổng thể bộ phận
Tổng thể chung gồm tất cả các phần tử thuộc
phạm vi nghiên cứu.
Ví dụ: Toàn bộ cán bộ công nhân viên trong cơ
quan…………
Tổng thể bộ phận gồm một bộ phận đơn vò trong
tổng thể chung.
Ví dụ: số nhân viên ở bộ phận kế tóan, số
nhân viên ở bộ phận thống kê trong cơ quan…
Xác đònh tổng thể thống kê chính xác không
những tiết kiệm các khoản chi phí mà còn có đủ cơ
sở để hiểu đúng bản chất cụ thể của hiện tượng
nghiên cứu .
1.2. Đơn vò tổng thể

Đơn vò tổng thể là những đơn vò (hoặc phần tử,
hiện tượng) cá biệt cấu thành nên tổng thể. Mỗi đơn
vò có nhiều đặc điểm. Tất cả các đơn vò trong tổng
thể chỉ giống nhau trên một số đặc điểm cấu thành
tổng thể.
2. Tiêu thức thống kê
Nghiên cứu thống kê phải dựa vào các đặc
điểm của đơn vò tổng thể. Tùy theo mục đích nghiên
cứu, một số các đặc điểm của đơn vò tổng thể được
chọn ra để nghiên cứu. Các đặc điểm này gọi là
tiêu thức.
Ví dụ : Mỗi người trong tổng thể nhân khẩu có
các tiêu thức : tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa,
hôn nhân, nghề nghiệp…Mỗi doanh nghiệp trong tổng
thể các doanh nghiệp công nghiệp có các tiêu thức :
tên, đòa chỉ, hình thức sở hữu, số lượng công nhân
viên, tài sản cố đònh, năng suất lao động, giá thành
đơn vò sản phẩm ….
2.1. Tiêu thức thực thể
Tiêu thức thực thể có 2 loại : tiêu thức thuộc tính
và tiêu thức số lượng .
Tiêu thức thuộc tính (Tiêu thức phi lượng hóa):
không biểu hiện bằng các con số.
6


Ví dụ : giới tính, trình độ văn hoá, hình thức sở
hữu…
Tiêu thức số lượng (Tiêu thức lượng hóa hoặc
lượng biến): biểu hiện bằng các con số .

Ví dụ : Số lượng công nhân, năng suất lao động,
tiền lương …
* Tiêu thức thực thể khi chỉ có hai biểu hiện
không trùng nhau trên một đơn vò tổng thể được gọi
là tiêu thức thay phiên
như tiêu thức giới tính
(nam/nữ) .
2.2. Tiêu thức thời gian và tiêu thức không gian
Tiêu thức thời gian: hiện tượng kinh tế xã hội
xuất hiện vào thời điểm: phút, giờ, ngày, tháng,
năm.
Ví dụ: Dân số nước ta vào 0 giờ ngày 01/04/1999
là 76.324.753 người .
Tiêu thức không gian : hiện tượng kinh tế xã hội
xuất hiện trên phạm vi lãnh thổ bao trùm đối tượng
nghiên cứu và sự xuất hiện theo đòa điểm của các
đơn vò tổng thể.
Ví dụ : Người ta không chỉ quan tâm đến số lượng
và cơ cấu tuổi của người lao động mà còn phải chỉ
ra lực lượng lao động này ở đâu.
3. Chỉ tiêu thống kê
3.1. Khái niệm chỉ tiêu thống kê
Chỉ tiêu thống kê phản ánh mặt lượng trong mối
quan hệ mật thiết với mặt chất về một mặt hoặc
một tính chất cơ bản của hiện tượng kinh tế xã hội
số lớn trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
Chỉ tiêu thống kê có hai mặt : khái niệm và con
số.
Ví dụ : Dân số nước ta vào 0 giờ ngày 01/04/1999
là 76.324.753 người. Trong đó : Dân số nước ta vào 0

giờ ngày 01/04/1999 là mặt khái niệm của chỉ tiêu,
76.324.753 người là mặt con số của chỉ tiêu .
3.2. Các loại chỉ tiêu
3.2.1. Căn cứ nội dung kinh tế: chỉ tiêu số lượng,
và chỉ tiêu chất lượng.
_ Chỉ tiêu số lượng: biểu hiện qui mô của tổng
thể.
Ví dụ: chỉ tiêu sản lượng (Q), số công nhân (T),
quỹ lương (F), diện tích đất đai (S)….
7


_ Chỉ tiêu chất lượng: biểu hiện trtình độ phổ
biến, mối quan hệ của tổng thể.
Ví dụ : chỉ tiêu năng suất lao động (W), mức chi
phí tiền lương cho 1 đơn vò sản phẩm (M TL), giá thành 1
đơn vò sản phẩm (Z) …
3.2.2. Căn cứ hình thức biểu hiện: chỉ tiêu hiện
vật và chỉ tiêu giá trò.
_ Chỉ tiêu hiện vật : biểu hiện bằng những dạng
vật chất cụ thể, có đơn vò đo lường bằng hiện vật.
Ví dụ : chỉ tiêu sản lượng biểu hiện bằng hiện
vật (Qhv), năng suất lao động biểu hiện bằng hiện
vật (Whv)…
_ Chỉ tiêu giá trò : biểu hiện bằng giá trò, là đơn
vò đo lường chung cho các loại sản phẩm khác nhau.
Ví dụ : chỉ tiêu sản lượng biểu hiện bằng giá trò
(Qgt), năng suất lao động biểu hiện bằng giá trò (W gt)…
4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê
Để nghiên cứu toàn diện sâu sắc nhằm rút ra

kết luận đúng đắn về bản chất và tính qui luật của
hiện tượng nghiên cứu, ta không thể dùng một chỉ
tiêu mà phải sử dụng nhiều chỉ tiêu có mối liên
hệ và bổ sung cho nhau tạo thành một hệ thống chỉ
tiêu thống kê.
Hệ thống chỉ tiêu có thể xây dựng cho từng đơn
vò sản xuất kinh doanh, từng ngành và toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.
Ví dụ : Đối với đơn vò sản xuất kinh doanh, hệ
thống chỉ tiêu bao gồm: Giá trò tổng sản lượng, tổng
chi phí, lao động, tiền lương, giá thành, lợi nhuận…. Đối
với nền kinh tế quốc dân, hệ thống chỉ tiêu bao
gồm : tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân,
dân số, lực lượng lao động, mức sống của dân cư…
Hệ thống chỉ tiêu có tác dụng lượng hóa các
mặt quan trọng nhất, cơ cấu khách quan, mối liên hệ
cơ bản của đối tượng nghiên cứu. Đó là tiền đề
nhận thức được bản chất cụ thể, tính qui luật và xu
hướng phát triển của hiện tượng số lớn .
5. Biểu mẫu báo cáo thống kê
Biểu mẫu báo cáo thống kê là loại bảng được
lập sẵn theo qui đònh để các đơn vò báo cáo ghi số
liệu vào và gửi lên cấp trên nhằm phản ánh tình
hình hoạt động của đơn vò, tổ chức .

8


5.1. Căn cứ vào phạm vi ban hành ta có: Biểu mẫu
báo cáo thống kê nhà nước, biểu mẫu báo cáo

thống kê ngành và biểu mẫu báo cáo thống kê đòa
phương.
5.2. Căn cứ thời kỳ ban hành ta có: Biểu mẫu
báo cáo thống kê dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
Các chi tiết chủ yếu của một biểu mẫu báo
cáo thống kê :
+ Tên biểu mẫu báo cáo thống kê.
+ Cơ quan lập biểu mẫu báo cáo thống kê.
+ Số hiệu biểu mẫu báo cáo thống kê.
+ Nội dung của biểu mẫu báo cáo thống kê bao
gồm các chỉ tiêu được xếp thành hàng, thành cột
và có chỗ trống để ghi số liệu vào.
+ Ngày tháng quyết đònh phê chuẩn biểu mẫu
báo cáo thống kê.
+ Chữ ký người có trách nhiệm đối với biểu
mẫu báo cáo thống kê….
IV. THANG ĐO
Để lượng hóa hiện tượng nghiên cứu thống kê
phải tiến hành đo lường bằng thang đo. Tùy theo tính
chất của việc đo lường để chọn loại thang đo cho phù
hợp. Có các loại thang đo sau:
1. Thang đo đònh danh
Thang đo đònh danh được áp dụng đối với tiêu
thức thuộc tính. Nó phân biệt các biểu hiện cùng
loại của tiêu thức thuộc tính bằng cách đánh số theo
quy ước . Ví dụ theo tiêu thức giới tính, biểu hiện nam
đánh số 1, biểu hiện nữ đánh số 2 ; theo tiêu thức
dân tộc, biểu hiện Kinh đánh số 1, Tày đánh số 2,
Mường đánh số 3 …. Giữa các con số ở đây không
có quan hệ hơn kém , cho nên các phép tính với

chúng đều vô nghóa.
Thang đo này dùng để đếm tần số của biểu
hiện tiêu thức .
2. Thang đo thứ bậc
Thang đo thứ bậc là thang đo đònh danh nhưng giữa
các biểu hiện tiêu thức có mối quan hệ hơn kém. Sự
hơn kém giữa các biểu hiện không nhất thiết phải
bằng nhau. Ví dụ : học lực có 7 loại: xuất sắc, giỏi,
khá, trung bình – khá, trung bình, yếu, kém. Ta có thể
đánh số biểu hiện loại học lực này là: 1; 2; 3; 4; 5; 6;
9


7. Giữa các loại hạng ở đây có quan hệ hơn kém . Khi
sử dụng thang đo này, con số có trò số lớn hơn không
có nghóa là bậc cao hơn và ngược lại, mà do sự qui
ước.
Thang đo này dùng để đếm tần số của biểu
hiện tiêu thức đồng thời để tính đặc trưng chung của
tổng thể. Ví dụ : trong doanh nghiệp xét theo tiêu thức
bậc thợ thì mỗi loại bậc thợ có bao nhiêu công nhân
đồng thời có thể tính được bậc thợ bình quân của cả
doanh nghiệp .
3. Thang đo khoảng
Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có các
khoảng cách đều nhau . Có thể đánh giá sự khác
biệt giữa các biểu hiện bằng thang đo này. Ví dụ : đo
tuổi, đo năng suất lao động…. Việc cộng trừ các con
số có ý nghóa và có thể tính các đặc trưng chung như
số bình quân, phương sai.

Khoảng cách giữa các thứ bậc trong thang đo này
phải bằng nhau, còn đối với biểu hiện của tiêu thức
được đo không nhất thiết phải bằng nhau
4. Thang đo tỉ lệ
Thang đo tỉ lệ là thang đo khoảng với một điểm
không (0) tuyệt đối (điểm gốc) để có thể so sánh
được tỉ lệ giữa các trò số đo. Với thang đo này ta có
thể đo lường các biểu hiện của tiêu thức như các
đơn vò đo lường vật lý thông thường (kg, m, l …) và
thực hiện được tất cả các phép tính với trò số đo.
Về chất lượng đo lường thì thang đo sau cao hơn
thang đo trước, nhưng việc xây dựng thang đo cũng
phức tạp hơn (xác đònh trò số cụ thể cho biểu hiện
của tiêu thức phức tạp hơn)
V. TỔ CHỨC THỐNG KÊ Ở VIỆT NAM
Luật thống kê ở Việt Nam được Quốc hội Khoá
XI thông qua ngày 17/06/2003 và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2004 và Nghò đònh 40/2004/NĐ-CP, ngày
13/02/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật
thống kê.
Việt Nam, hoạt động thống kê là điều tra, báo
cáo, tổng hợp, phân tích và công bố các thông tin
…….
Hoạt động thống kê ở Việt Nam tuân theo 7
nguyên tắc cơ bản :
10


(1)Đảm bảo tính trung thực, khách quan, đầy đủ,
chính xác, kòp thời.

(2)Đảm bảo tính độc lập về chuyên môn, nghiệp
vụ thống kê.
(3)Thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, nội dung,
phương pháp, đơn vò đo lường, niên độ thống
kê và tính so sánh quốc tế.
(4)Không trùng lặp, chồng chéo giữa các cuộc
điều trathống kê, các chế độ báo cáo thống
kê.
(5)Công khai về phương pháp thống kê, công bố
thông tin thống kê
(6)Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong việc tiếp
cận và sử dụng thông tin thống kê nhà nước
đã được công bố công khai.
(7)Những thông tin thống kê về từng tổ chức,
cá nhân chỉ được sử dụng cho mục đích tổng
hợp thống kê.
Luật thống kê qui đònh 5 hành vi bò nghiêm cấm
trong hoạt động thống kê
(1)Không thực hiện hoặc cản trở việc thực hiện
chế độ báo cáo, điều tra thống kê
(2)Tự thực hiện hoặc ép buộc người khác khai
man.
(3)Thông báo sai thông tin.
(4)Tiết lộ thông tin sai quy đònh.
(5)Thực hiện các hoạt động thống kê trái pháp
luật.
Tổ chức thống kê ở Việt Nam gồm có 02 hệ
thống :
1. Hệ thống tổ chức thống kê Nhà nước
Tổng cục thống kê

Tổng cục thống kê là cơ quan thống kê cao nhất
cả nước, trực thuộc chính phủ có chức năng hướng
dẫn và quản lý nghiệp vụ thống kê cho các cơ quan
thống kê cấp dưới (tỉnh thành phố trực thuộc trung
ương)
Cục thống kê
Cục thống kê là cơ quan thống kê cao nhất của
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chức năng chủ
yếu của nó là hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan
thống kê quận, huyện thò xã.
Phòng thống kê quận, huyện
11


Phòng thống kê quận, huyện là cơ quan thống
kê cao nhất của quận, huyện thò xã, chức năng chủ
yếu là hướng dẫn nghiệp vụ thống kê cho các cơ
quan phường, xã .
Nhân viên thống kê phường, xã
Nhân viên thống kê phường, xã kiêm nhiệm
các công việc như thống kê, kế toán , kế hoạch…
2. Hệ thống tổ chức thống kê ngành
nghiệp vụ
Hệ thống tổ chức thống kê ngành nghiệp vụ là
hệ thống tổ chức thống kê theo ngành chuyên môn
bao gồm :
Bộ phận thống kê trong các Bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Bộ phận thống kê trong các Bộ, cơ quan ngang

bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan thống
kê cao nhất của Bộ hoặc ngành chức năng chủ yếu
là hướng dẫn nghiệp vụ thống kê cho các tổng công
ty, công ty trực thuộc bộ, ngành và thống kê cho các
cơ sở .
Bộ phận thống kê trong các Sở chuyên ngành
Bộ phận thống kê trong các Sở chuyên ngành
là cơ quan thống kê cao nhất của các sở, nhiệm vụ
chính của nó là hướng dẫn nghiệp vụ thống kê cho
các tổng công ty , công ty , các doanh nghiệp thuộc
sở mình quản lý .
Bộ phận thống kê trong các phòng chức năng
Bộ phận thống kê trong các phòng chức năng
của tổng công ty hay công ty là quan trọng nhất vì nó
trực tiếp tiếp xúc với các hiện tượng kinh tế xã hội,
số liệu thống kê có chính xác hay không phải phụ
thuộc vào thống kê của tổng công ty, công ty.
Bộ phận thống kê trong các doanh nghiệp, đơn vò
Bộ phận thống kê trong các doanh nghiệp, đơn vò
nhằm xây dựng, kiểm tra, đánh gía kế hoạch hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vò .
Hai hệ thống tổ chức thống kê trên có mối quan
hệ với nhau qua sơ đồ dưới đây
Chính Phủ

12


Tổng cục Thống Kê (Trung

Ương)

Bộ …………..

(Bộ Phận Thống Kê)

Cục Thống Kê (Tỉnh,
Thành Phố)

(Bộ Phận Thống Kê)

Phòng Thống Kê (Quận,
Huyện)

Phòng chức năng (Quận,
Huyện)

Nhân viên Thống Kê
(Phường, Xã)

Ghi chú :

Sở (Tỉnh, Thành Phố)

(Bộ Phận Thống Kê)
Doanh nghiệp, tổ chức

(Bộ Phận Thống Kê)

Quan hệ chỉ đạo

Quan hệ báo cáo

VI. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
1. Điều tra thống kê
Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học
và theo một kế hoạch thống nhất để thu thập tài
liệu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội
gắn liền với điều kiện thời gian và không gian cụ
thể.
2. Tổng hợp thống kê
Tổng hợp thống kê là sự tập trung, chỉnh lý, hệ
thống hoá một cách khoa học các tài liệu thu thập
được qua điều tra thống kê. Đây là giai đoạn chuyển
từ hiện tượng sang bản chất, từ cái riêng sang cái
chung, từ ngẫu nhiên sang tất nhiên. Cũng chính ở giai
đoạn này các mối liên hệ nội tại của tổng tể được
xác lập .
3. Phân tích và dự đoán thống kê
Phân tích và dự đoán thống kê là xác đònh các
mức độ, nêu lên sự biến động của hiện tượng kinh
tế xã hội, thông qua việc tính các chỉ tiêu lấy từ
tài liệu đã tổng hợp. Từ đó đánh giá phân tích số
liệu để rút ra kết luận chung về bản chất, tính qui
luật và dự đoán mức độ của hiện tượng kinh tế xã
hội cần nghiên cứu, nhằm phục vụ cho công tác
quản lý kinh tế xã hội.

13



CHƯƠNG II
ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ ĐIỀU TRA
THỐNG KÊ
1. Khái niệm điều tra thống kê
Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học
và theo một kế hoạch thống nhất để thu thập tài
liệu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội
gắn liền với điều kiện thời gian và không gian cụ
thể.
2. Ý nghóa điều tra thống kê
Điều tra thống kê là căn cứ đáng tin cậy giúp
cho việc đánh giá tình hình kinh tế xã hội, thấy được
tiềm năng của nền kinh tế quốc dân. Nó là căn cứ
không thể thiếu được cho công tác kế hoạch hóa và
quản lý nền kinh tế quốc dân.
3. Nhiệm vụ điều tra thống kê
Điều tra thống kê để thu thập và cung cấp tài
liệu cần thiết cho các giai đoạn tiếp theo của quá
trình nghiên cứu thống kê. Yêu cầu tài liệu ban đầu
phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, đầy đủ,
chính xác, kòp thời.
II. CÁC LOẠI ĐIỀU TRA, CÁC PHƯƠNG PHÁP THU
THẬP TÀI LIỆU VÀ CÁC HÌNH THƯC TỔ CHỨC
ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
1. Các loại điều tra thống kê
1.1. Căn cứ theo tính chất liên tục hay không
liên tục của quá trình đăng ký, ghi chép tài liệu ban
đầu ta có hai loại điều tra: điều tra thường xuyên và
điều tra không thường xuyên.

14


Điều tra thường xuyên là tiến hành thu thập
ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng nghiên cứu
một cách liên tục, có hệ thống, theo sát với quá
trình phát sinh và phát triển của nó.
Ví dụ: trong đơn vò sản xuất ghi chép hàng ngày
về số lượng công nhân đi làm. Số nguyên vật liệu
đã sử dụng, số sản phẩm sản xuất ra …, ghi chép
tình hình biến động nhân khẩu của một đòa phương
(sinh, tử, đi, đến)…Những tài liệu của điều tra thường
xuyên là cơ sở chủ yếu để lọc các báo cáo thống
kê đònh kỳ.
Điều tra không thường xuyên là tiến hành thu
thập, ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng
nghiên cứu một cách không liên tục, không gắn liền
với quá trình phát sinh và phát triển của hiện tượng.
Tài liệu điều tra không thường xuyên phản ánh trạng
thái hiện tượng tại một thời điểm nhất đònh.
Ví dụ: điều tra dân số, điều tra đất đai nông
nghiệp, điều tra gia súc, điều tra năng suất thu hoạch
cây trồng… Có nhiều cuộc điều tra không thường
xuyên được tiến hành lập đi lập lại theo chu kỳ nhất
đònh.
Ví dụ: điều tra chăn nuôi, điều tra hàng tồn kho…
1.2. Căn cứ theo phạm vi của đối tượng điều
tra ta có hai loại điều tra: điều tra toàn bộ và điều tra
không toàn bộ.
Điều tra toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu

toàn thể các đơn vò của tổng thể hiện tượng nghiên
cứu, không bỏ xót bất kỳ một đơn vò nào.
Ví dụ: tổng điều tra dân số, tổng điều tra tồn kho
vật tư hàng hoá của xí nghiệp…
Điều tra toàn bộ giúp ta tính các chỉ tiêu về qui
mô, khối lượng của hiện tượng một cách chính xác,
đồng thời nó còn giúp ta nghiên cứu tình hình phát
triển và kết quả sản xuất, kinh doanh của từng đơn
vò cụ thể, việc đoán xu hướng về trình độ phát triển
tương lai của hiện tượng nghiên cứu.
Điều tra không toàn bộ là tiến hành thu thập,
ghi chép tài liệu ban đầu trên một số đơn vò được
chọn ra từ toàn bộ các đơn vò của tổng thể hiện
tượng nghiên cứu.

15


Điều tra không toàn bộ để có tài liệu làm cơ
sở cho việc tính toán suy rộng thành đặc trưng chung
cho toàn bộ tổng thể hiện tượng nghiên cứu.
Ví dụ: điều tra ngân sách quỹ gia đình, điều tra
năng suất cây trồng, điều tra giá cả thò trường,
nghiên cứu nhu cầu về mua… Đều thuộc điều tra
không toàn bộ.
Điều tra không toàn bộ được dùng nhiều nhất
trong nghiên cứu thống kê, vì phạm vi rộng lớn của
đối tượng nghiên cứu thống kê và có nhiều trường
hợp người ta không biết được tất cả các đơn vò tổng
thể. Mặt khác so với điều tra toàn bộ nó có một

số ưu điểm rõ rệt. Vì chỉ tiến hành điều tra một số
đơn vò của tổng thể nên thu hút được tài liệu nhanh
chóng, đảm bảo yêu cầu kòp thời mà tiết kiệm được
nhiều kinh phí do phạm vi điều tra thu hẹp, nên có thể
mở rộng nội dung điều tra, để đi sâu và nhiều chi
tiết của hiện tương nghiên cứu. Đối với khu vực ngoài
quốc gia và điều tra xã hội thì điều tra không toàn
bộ đóng vai trò chủ yếu.
Các loại điều tra không toàn bộ: điều tra chọn
mẫu, điều tra trọng điểm và điều tra chuyên đề.
Điều tra chọn mẫu chỉ tiến hành một số đơn vò
được chọn ra từ tổng thể chung. Số đơn vò được chọn
phải có tính chất đại biểu cho tổng thể chung. Tài
liệu thu thập được sử dụng để suy rộng thành đặc
điểm chung của toàn bộ tổng thể.
Ví dụ: điều tra năng suất cây trồng, điều tra đời
sống công nhân viên chức…
Điều tra trọng điểm chỉ điều tra ở bộ phận chủ
yếu nhất trong toàn bộ tổng thể nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu điều tra giúp ta nhận thức được tình
hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu, không được
dùng để suy ra đặc điểm của tổng thể chung.
Ví dụ : muốn nắm tình hình cơ bản về sản xuất
lúa ở nước ta, người ta chỉ cần điều tra sản xuất
lúa ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông
Cửu Long.
Điều tra chuyên đề chỉ tiến hành trên một số
rất ít, thậm chí chỉ trên một đơn vò của tổng thể
nghiên cứu, nhưng lại đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều
khía cạnh khác nhau của đơn vò đó. Mục đích của điều

tra chuyên đề là để nghiên cứu các nhân tố mới
16


trong xu hướng phát triển của hiện tượng, nhằm rút
kinh nghiệm để chỉ đạo, quản lý. Cũng có thể điều
tra chuyên đề để nghiên cứu thiếu xót của một đơn
vò cụ thể nào đó. Tài liệu thu thập được qua điều tra
này không dùng để quy rộng hoặc làm căn cứ để
đánh giá tình hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu.
2. Các phương pháp thu thập số liệu ban đầu
Có hai phương pháp thu thập tài liệu điều tra : trực
tiếp và gián tiếp
2.1. Thu thập trực tiếp : người điều tra tự mình
quan sát hay trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra
và tự ghi chép tài liệu. Phương pháp này chính xác ,
kòp thời , nhưng chi phí cao.
Ví dụ : điều tra dân số, điều tra chăn nuôi…..
2.2. Thu thập gián tiếp : người điều tra thu thập
tài liệu qua các văn bản, khai báo, điện thoại, thư từ,
chứng từ sổ sách. Phương pháp này chi phí thấp
nhưng tình chính xác không cao.
Ví dụ : điều tra thăm dò dư luận, điều tra chất
lượng sản phẩm, điều tra sự tín nhiệm của quần
chúng…..
3. Các hình thức tổ chức điều tra thống kê
3.1. Điều tra thống kê đònh kỳ
Điều tra thống kê đònh kỳ là một hình thức tổ
chức điều tra thống kê thường xuyên có đònh kỳ,
được tiến hành theo một nội dung, phương pháp thống

nhất do các cơ quan có thẩm quyền qui đònh. Nó được
áp dụng chủ yếu đối với các đơn vò quốc doanh, các
cơ quan nhà nước và mang tính chất bắt buộc.
Ví dụ : Điều tra tình hình kết quả sản xuất, báo
cáo về doanh thu, về lợi nhuận, về gía thành…
3.2. Điều tra chuyên môn
Điều tra chuyên môn là một hình thức tổ chức
điều tra thống kê không thường xuyên, được tiến
hành theo một nội dung, phương pháp quy đònh riêng
cho mỗi lần điều tra. Nó được áp dụng đối với các
đối tượng không mang tính chất bắt buộc .
Ví dụ : Điều tra về xã hội học, điều tra về nhu
cầu nhà ở của dân cư, kiểm kê kho đột xuất ….
III. NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU CỦA ĐIỀU TRA
THỐNG KÊ
1. Xác đònh mục đích điều tra
17


Xác đònh mục đích điều tra nhằm tìm hiểu vấn đề
gì, phục vụ cho yêu cầu nghiên cứu nào. Việc xác
đònh mục đích điều tra có quan hệ tới việc xác đònh
đối tượng điều tra. Mục đích điều tra rõ ràng tạo điều
kiện cho thu thập tài liệu đầy đủ hợp lý, tránh lãng
phí và đáp ứng yêu cầu nghiên cứu .
Ví dụ : Mục đích điều tra tồn kho vật tư trong một
doanh nghiệp là thu thập, tổng hợp và cung cấp
những số liệu về số lượng của từng loại vật tư hiện
có trong kho một cách có hệ thống, chính xác làm
căn cứ cho việc :

_ Xây dựng kế hoạch, kiểm tra tình hình thực hiện
kế hoạch vật tư ở doanh nghiệp .
_ Đối chiếu với đònh mức, với kết quả sản xuất
để phát hiện những sai sót trong quá trình sử dụng
vật tư .
2. Xác đònh đối tượng điều tra
Xác đònh đối tượng điều tra là toàn thể các đơn
vò của hiện tượng nghiên cứu cần được thu thập tài
liệu. Xác đònh rõ đối tượng điều tra là qui đònh rõ
phạm vi giữa những hiện tượng cần điều tra và hiện
tượng không cần điều tra. Dựa vào mục đích điều tra
để xác đònh đối tượng điều tra .
Ví dụ : đối tượng điều tra dân số là toàn bộ dân
số của đòa phương có hộ khẩu thường trú và hộ
khẩu tạm trú và là người Việt Nam .
3. Xác đònh đơn vò điều tra
Xác đònh đơn vò điều tra là đơn vò thuộc đối tượng
điều tra và được thu thập tài liệu. Muốn xác đònh đơn
vò điều tra cụ thể phải căn cứ vào đối tượng điều tra
và mục đích điều tra.
Ví dụ : điều tra một doanh nghiệp đơn vò điều tra
có thể là từng công nhân, từng tổ , từng đội, từng
phân xưởng….; điều tra dân số đơn vò điều tra có thể
là từng người, từng hộ gia đình…..
4. Nội dung điều tra
Nội dung điều tra là danh mục các tiêu thức cần
thu thập trên các đơn vò điều tra. Các tiêu thức này
cần được diễn đạt bằng những câu hỏi ngắn gọn, rõ
ràng. Nội dung điều tra chỉ nên bao gồm những tiêu
thức quan trọng nhất, có quan hệ trực tiếp với mục

đích điều tra và có mối liên hệ với nhau.

18


Ví dụ : Điều tra về máy móc thiết bò ta có các
tiêu thức : tên máy, nơi sản xuất, nguyên giá, đã
khấu hao, giá trò còn lại….
5. Thời điểm và thời kỳ điều tra.
+ Thời điểm điều tra: Là mốc thời gian qui đònh
để ghi chép thống nhất tài liệu của tất cả các đơn
vò điều tra tránh tình trạng tính trùng hoặc bỏ sót đơn
vò điều tra trong thu thập tài liệu. Người ta thường
chọn thời điểm điều tra vào lúc hiện tượng biến
động ít nhất, nghóa là vào lúc tónh nhất trong quá
trình vận động của hiện tượng. Vì thế các cuộc điều
tra dân số thường chọn thời điểm vào lúc “0 giờ
ngày 1/4”
+ Thời kỳ điều tra : Là độ dài thời gian được qui
đònh để thu thập tài liệu của tất cả các đơn vò điều
tra, được tính từ thời điểm điều tra đến lúc kết thúc
cuộc điều tra. Thời kỳ điều tra dài hay ngắn phụ
thuộc vào mục đích và điều kiện nghiên cứu .
6. Phiếu điều tra và bản giải thích cách ghi
phiếu
Phiếu điều tra là loại bảng in sẵn theo mẫu qui
đònh trong văn kiện điều tra, để ghi tài liệu của điều
tra.
Phiếu điều tra phải đảm bảo chứa đựng đầy đủ
nội dung điều tra, đồng thời thuận tiện cho việc ghi

chép và kiểm tra tài liệu của đơn vò điều tra.
Bản giải thích cách ghi phiếu giúp cho người điều
tra nắm được phương pháp ghi chép tài liệu. Những
vần đề phức tạp cần có gợi ý và ví dụ cụ thể.
7. Tổ chức và tiến hành điều tra
_ Thành lập ban chỉ đạo điều tra và qui đònh
nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan điều tra các cấp.
_ Chuẩn bò lực lượng cán bộ điều tra, phân công
trách nhiệm, đòa bàn cho từng cán bộ và tiến hành
tập huấn nghiệp vụ cho họ.
_ Lựa chọn phương pháp điều tra thích hợp.
_ Đònh các bước tiến hành điều tra.
_ Phân chia khu vục và đòa bàn điều tra.
_ Tổ chức các cuộc hội nghò chuẩn bò.
_ Tiến hành điều tra thử để rút kinh nghiệm,
nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ điều travà
hoàn thiện phương án điều tra, phiếu điều tra.

19


_ Xây dựng phương án tài chính và chuẩn bò các
phương tiện vật chất.
_ Tuyên truyền mục đích, ý nghóa của cuộc điều
tra.
IV. PHIẾU ĐIỀU TRA (bảng hỏi)
1. Khái niệm : Phiếu điều tra (bảng hỏi) là hệ
thống các câu hỏi được sắp xếp logic thể hiện toàn
bộ nội dung nghiên cứu, giúp người điều tra có thể
thu được đầy đủ thông tin, đáp ứng mục tiêu nghiên

cứu.
2. Các loại câu hỏi
2.1. Câu hỏi theo nội dung : về kinh tế, chính
trò, văn hoá, xã hội; Kinh tế về công nghiệp, nông
nghiệp, xây dựng cơ bản ….. Kinh tế về công nghiệp
nặng, nhẹ, khai thác, chế biến …. Câu hỏi theo nội
dung có hai loại :
2.1.1. Câu hỏi về sự kiện: là những câu
hỏi về sự kiện hiện thực nào đó đã và đang tồn tại
trong không gian và thời gian, nhằm nắm tình hình hiện
thực khách quan bao gồm cả tình hình về đối tượng
điều tra. Đặc điểm dễ hỏi, dễ trả lời, độ tin cậy và
độ chính xác cao; thường hỏi khi bắt đầu phỏng vấn.
Ví dụ : hỏi về họ tên, độ tuổi, giới tính, trình độ
văn hoá, nghề nghiệp……
2.1.2. Câu hỏi đo lường mức độ của vấn
đề nghiên cứu: loại câu hỏi này phụ thuộc vào
trình độ, khả năng, nhận thức, đánh giá, mong muốn
của người trả lời. Đặc điểm khó hỏi, khó trả lời,
độ chính xác không cao.
Ví dụ : “ Bạn hiểu biết gì về chuyên ngành đào
tạo bạn đang học?”
“ Trình độ tiếng Anh của Bạn ở mức độ
nào?”
2.2. Câu hỏi chức năng : là những câu hỏi
có tính chất kỹ thuật gồm : câu hỏi tâm lý, câu
hỏi lọc, câu hỏi kiểm tra
2.2.1. Câu hỏi tâm lý : là những câu hỏi để
tiếp xúc, để gạt bớt nghi ngờ, để giảm bớt sự căng
thẳng, để chuyển từ chủ đề này sang chủ đề

khác… Đặc điểm dễ hỏi, dễ trả lời, thậm chí biết
trước câu trả lời.
Ví dụ : “Tóc Bạn đẹp quá hình như Bạn mới cắt ?”
20


“Bạn có thích đi siêu thò không”
2.2.1. Câu hỏi lọc : là những câu hỏi để phân
chia những người tham gia trả lời thành các nhóm
khác nhau, để sau đó sẽ có các câu hỏi dành riêng
cho mỗi nhóm.
Ví dụ : ng (Bà) có theo Tôn giáo nào không?

Không
2.2.2. Câu hỏi kiểm tra : là những câu hỏi để
kiểm tra mức độ chính xác, mức độ liên quan chặt
chẽ của những thông tin thu thập được
Ví dụ : ng (Bà) có theo Tôn giáo, vậy ng
(Bà)theo Tôn giáo nào sau đây ?
_ Phật giáo
_ Công giáo
_ Tin lành
_ Cao đài
_ Hòa hảo
2.3. Câu hỏi theo cách biểu hiện :
2.3.1. Theo biểu hiện của câu trả lời người
ta chia thành : câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi
kết hợp.
_ Câu hỏi đóng : là câu hỏi đã có trước
những phương án trả lời cụ thể mà người trả lời

chỉ việc chọn 1 hoặc một số phương án phù hợp
nhất. Đặc điểm : dễ trả lời, xử lý thông tin thuận
lợi, nhưng hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của
người trả lời. Khi sử dụng câu hỏi đóng phải đặt
mình vào vò trí người trả lời, phải lường trước các
phương án trả lời, các phương án trả lời không quá
ít hoặc quá nhiều.
Ví dụ : Tình trạng hôn nhân hiện nay của ng
(Bà) ?
_ Chưa vợ/chồng
_ Có vợ/chồng
_ Ly thân
_ Ly hôn
_ Góa
Ví dụ : ng (Bà) có khả năng tư vấn cho các lónh
vực nào sau đây ?
_ Kinh tế
21


_ Kỹ thuật
_ Tài chính
_ Y tế
_ Giáo dục
_ Xã hội
_ Pháp luật
_ Câu hỏi mở : là câu hỏi không có trước
những phương án trả lời mà hoàn toàn do người trả
lời tự nghó ra. Đặc điểm : người nghiên cứu không
lường trước được câu trả lời, xử lý thông tin khó

khăn, nhưng phát huy khả năng tư duy sáng tạo của
người trả lời. Câu hỏi mở ít được sử dụng trong các
cuộc điều tra thống kê thuần tuý.
Ví dụ : Vấn đề này có liên hệ đến tình hình tại
đòa phương, nơi công tác của ng (Bà) như thế nào ?
_ Câu hỏi hỗn hợp : là câu hỏi kết hợp giữa
câu hỏi đóng và câu hỏi mở . Câu hỏi hỗn hợp
được sử dụng khi có quá nhiều hoặc không biết hết
các phương án trả lời, không để người trả lời bò rơi
vào thế bí, hụt hẫng.
Ví dụ : Bạn có những năng khiếu về ?
_ m nhạc
_ Hội họa
_ Văn chương
_ Thể thao
_ Năng khiếu khác
2.3.2. Theo biểu hiện của câu hỏi người ta
chia thành : câu hỏi trực tiếp, câu hỏi gián tiếp.
_ Câu hỏi trực tiếp : là cách hỏi thẳng ngay
vào nội dung vấn đề.
Ví dụ : Cô bao nhiêu tuổi ?
_ Câu hỏi gián tiếp : là cách hỏi vòng vo
không đi thẳng ngay vào nội dung vấn đề.
Ví dụ : Cô tốt nghiệp đại học năm nào ?
V. SAI SỐ TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
1. Khái niệm : Sai số trong điều tra thống kê là
sự chênh lệch giữa số liệu thu thập được so với số
liệu thực tế. Có 2 loại sai số trong điều tra thống kê :
sai số do ghi chép tài liệu và sai số do tính chất đại
biểu.

_ Sai số do ghi chép tài liệu không chính xác có
nhiều nguyên nhân : do người điều tra vô tình khi quan
22


sát, cân đong, đo đếm, ghi chép sai, chưa hiểu ý nghóa
câu hỏi nên trả lời sai, có khi do người điều tra hoặc
đơn vò được điều tra cố tình ghi chép hoặc trả lời
không đúng sự thật .
_ Sai số do tính chất đại biểu xảy ra trong cuộc
điều tra chọn mẫu. Nguyên nhân là do chọn số đơn vò
điều tra không đủ tính chất đại biểu cho tổng thể
chung.
2. Một số biện pháp hạn chế sai số
_ Làm tốt công tác chuẩn bò điều tra.
_ Tiến hành kiểm tra một cách có hệ thống
toàn bộ cuộc điều tra (kiểm tra tài liệu thu thập và
kiểm tra tính chất đại biểu của mẫu điều tra)
_ Kiểm tra về mặt logic (đòi hỏi người điều tra
phải có kinh nghiệm, hiểu biết thực tế và nhạy cảm
với những nội dung còn nghi ngờ).
_ Kiểm tra về mặt tính toán.

CHƯƠNG III
TỔNG HP THỐNG KÊ
I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ TỔNG
HP THỐNG KÊ
1. Khái niệm tổng hợp thống kê
Tổng hợp thống kê là sự tập trung, chỉnh lý, hệ
thống hoá một cách khoa học các tài liệu thu thập

được qua điều tra thống kê. Đây là giai đoạn chuyển
từ hiện tượng sang bản chất, từ cái riêng sang cái
chung, từ ngẫu nhiên sang tất nhiên. Cũng chính ở giai
đoạn này các mối liên hệ nội tại của tổng thể được
xác lập .

23


Ví dụ : tài liệu điều tra về tồn kho vật tư của
doanh nghiệp sau khi được tổng hợp sẽ cho biết tổng
giá trò vật tư vào thời điểm điều tra, hoặc tổng khối
lượng vật tư từng loại .
2 . Ý nghóa tổng hợp thống kê
Tổng hợp thống kê đúng đắn làm cho kết quả
điều tra trở nên có giá trò, tạo điều kiện thuận lợi
cho phân tích và dự đoán thống kê.
3. Nhiệm vụ tổng hợp thống kê
Tổng hợp thống kê làm cho các đặc trưng riêng
của đơn vò tổng thể bước đầu chuyển thành các đặc
trưng chung của toàn bộ tổng thể.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU CỦA TỔNG HP
THỐNG KÊ
1. Mục đích tổng hợp thống kê: Khái quát hóa
những đặc trưng chung, những cơ cấu tồn tại khách
quan theo các mặt của tổng thể nghiên cứu bằng
các chỉ tiêu thống kê.
2. Nội dung tổng hợp: Là danh mục các biểu hiện
của những tiêu thức mà chúng xác đònh trong nội
dung điều tra. Phải chọn lọc các biểu hiện của tiêu

thức điều tra để đưa vào nội dung tổng hợp vừa đủ
để đáp ứng mục đích nghiên cứu.
Ví dụ : Một trong nội dung điều tra tồn kho vật tư
là số lượng và giá trò vật tư của từng loại, trên cơ
sở đó tổng hợp được tổng giá trò vật tư hiện có của
doanh nghiệp tại thời điểm điều tra….
3. Kiểm tra tài liệu: Kiểm tra tài liệu đã được thực
hiện trong khâu điều tra. Tuy nhiên, khi tổng hợp vẫn
phải kiểm tra lại một lần nữa, để đảm bảo tính chính
xác của tài liệu, loại bỏ hết hoặc một phần nội
dung của những phiếu điều tra không đúng nếu
không có điều kiện điều tra lại.
Đối với những cuộc điều tra lớn khối lượng điều
tra nhiều không thể kiểm tra toàn bộ được, người ta
chọn mẫu một số phiếu điều tra để kiểm tra.
4. Tổ chức và kỹ thuật tổng hợp
4.1. Chuẩn bò tài liệu để tổng hợp
_ Tập trung đầy đủ số phiếu điều tra hoặc tài
liệu khác.
_ Đóng câu hỏi mở và mã hóa chúng để thuận
lợi cho tổng hợp.
24


_ Lượng hoá các biểu hiện của các tiêu thức
thuộc tính bằng thang đo.
4.2. Hình thức tổ chức tổng hợp
_ Tổng hợp từng cấp
_ Tổng hợp tập trung
4.3. Trình bày kết quả tổng hợp

4.3.1. Bảng thống kê
_ Khái niệm bảng thống kê
Bảng thống kê là một hình thức biểu hiện các
tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và
rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng
của hiện tượng nghiên cứu.
_ Cấu thành bảng thống kê
Đơn vò :….
Tên bảng thống kê
Phần giải thích
Phần chủ đề

Các chỉ tiêu giải thích
(tên cột)
(1)
(2)
(n)

Tên chủ đề
(tên hàng)

_ Các loại bảng thống kê
+ Căn cứ theo cách xây dựng phần chủ đề
ta có 3 loại : giản đơn, phân tổ, kết hợp.
Bảng giản đơn : phần chủ đề bao gồm danh mục
các đơn vò tổng thể hoặc các thời gian khác nhau
của quá trình nghiên cứu.
Ví dụ : Doanh thu của các doanh nghiệp trong cùng
một ngành
Các doanh nghiệp

Doanh thu (tỷ đồng)
A
100
B
95
C
85
D
75
E
65

Ví dụ : Doanh thu của doanh nghiệp A qua các năm.
Năm
Doanh thu (tỷ đồng)
2002
65
25


×