Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt từ vựng tiếng Anh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 21 trang )

Mã số:…../TH/TQT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trà Dương , ngày 30 tháng 3 năm 2019

BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến ngành GD&ĐT huyện.
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt từ vựng
tiếng Anh.
2. Lĩnh vực hoạt động của Cơ quan/ đơn vị : Giáo dục
3. Nội dung :
3.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết
Trong những năm gần đây môn tiếng Anh có được rất nhiều sự quan tâm từ
các cấp lãnh đạo, các bậc phụ huynh và các em học sinh. Vì trong thời đại ngày
nay, thời đại của công nghệ thông tin thì tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng
rộng rãi, là ngôn ngữ thứ hai của nhiều nước trên thế giới và là công cụ để hòa
nhập với thế giới. Sau một thời gian triển khai theo đề án dạy ngoại ngữ, nhờ sự
nỗ lực không ngừng của các cấp, các nghành và nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn
của các giáo viên tiếng Anh, thì bước đầu môn tiếng Anh đã được các em học sinh
đón chào và học tập rất sôi nổi. Các bậc phụ huynh luôn chăm chú dõi theo và
động viên khuyến khích.
Luật Giáo dục – 2005 (điều 5) quy định “ Phương pháp giáo dục phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng
cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên.”
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá


nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ
quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện
từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.”
Là một giáo viên tiếng Anh, tôi rất vui khi thấy các em rất háo hức khi đến
giờ học tiếng Anh. Các em không còn sợ học tiếng Anh nữa mà chỉ sợ không
được học tiếng Anh. Vậy làm thế nào để kéo dài mãi tinh thần học tập, sự hấp dẫn
say mê của các em dành cho môn tiếng Anh đó là trách nhiệm, là lòng yêu nghề,
là sự đổi mới, sáng tạo không ngừng trong các tiết dạy của mỗi giáo viên tiếng
Anh chúng ta.


Dạy học là một công việc có rất nhiều thử thách, cứ mỗi năm trôi qua lại
xuất hiện những thử thách mới và giáo viên phải luôn sẵn sàng tiếp nhận và
truyền tải lại những kiến thức mới cho học sinh của mình. Một vấn đề khiến nhiều
giáo viên đau đầu đó là làm sao để giới thiệu được các từ vựng để các em không
những hiểu mà còn cảm thấy thú vị. Những bộ não non nớt của các em sẽ vô cùng
áp lực trước những phương pháp giới thiệu và kiểm tra từ vựng theo cách ghi
chép, nhồi nhét và bắt học thuộc lòng. Nếu không có những cách dạy và kiểm tra
từ vựng gây hứng thú thì các em sẽ coi việc học từ vựng là để đối phó với những
lần kiểm tra.
Trong một Theme (Unit) của môn tiếng Anh, hầu hết các tiết học nào cũng
có phần giới thiệu từ vựng. Để bài học đạt kết quả cao, học sinh phải nắm rõ cách
phát âm cũng như cách sử dụng từ. Muốn đạt được hiệu quả như vậy giáo viên

phải lựa chọn phương pháp giảng dạy hợp lý làm sao để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ,
dễ sử dụng.
Qua một thời gian giảng dạy, bản thân tôi được Phòng Giáo dục huyện và
nhà trường tạo điều kiện để học tập nâng cao năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tham
gia những buổi sinh hoạt về chuyên môn nghiệp vụ do Phòng Giáo dục tổ chức,
tôi đã học tập và đổi mới rất nhiều trong phong cách giảng dạy của mình. Có rất
nhiều cái mới tôi cũng như các bạn đồng nghiệp của tôi đang áp dụng và mang lại
hiệu quả.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh trong thời gian qua
ở trường tiểu học Trần Quốc Toản, tôi rất hiểu và thông cảm với những khó khăn
mà các em thường gặp trong việc học tập và sử dụng vốn từ vựng tiếng Anh. Tôi
muốn bằng cách nào đó để giúp các em khắc phục những khó khăn trên, phần nào
dễ dàng và thuận lợi trong việc sử dụng tiếng Anh thành thạo khi nói, viết.
Trong bài viết này bản thân tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra một số chỉ
dẫn trong cách học từ vựng tiếng Anh qua nghiên cứu và tìm tòi tài liệu và một số
kinh nghiệm của bản thân. Tuy nhiên với quy mô của đề tài này tôi không có tham
vọng và không đủ để đưa ra hết tất cả những phương pháp dạy và học từ vựng
tiếng Anh, với những phương pháp này tôi hy vọng phần nào giúp cho các em học
sinh học tập và trau dồi thêm cho mình một số từ vựng cần thiết. Qua đó các em
có thêm kinh nghiệm dễ dàng hơn trong việc học tập và rèn luyện từ vựng của
mình. Hôm nay tôi xin được trình bày tham luận của mình về “ Một số biện pháp
giúp học sinh lớp 4 học tốt từ vựng tiếng Anh.”
+ Ưu điểm:
Tiếng Anh được xếp vào một trong các môn chính của hệ thống giáo dục,
thuộc loại kỹ năng mềm cần phải có sau khi tốt nghiệp trung cấp hay cao đẳng và
đại học. Hiện nay, môn tiếng Anh đã được đưa vào dạy học ở các cấp học. Mục
tiêu của bộ môn là giúp học sinh sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở
mức độ cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết; có kiến thức cơ bản, tương đối
hệ thống và hoàn chỉnh về tiếng Anh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lý lứa
tuổi. Chương trình và sách giáo khoa đổi mới rất hay, tranh ảnh sinh động, rất thu

hút với các bậc phụ huynh và học sinh.
Hầu hết giáo viên đều yêu nghề , nhiệt tình trong công tác cố gắng đổi mới
phương pháp giảng dạy phù hợp với các đối tượng học sinh. Liên tiếp trong nhiều


năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam và Phòng Giáo dục Đào tạo huyện
Bắc Trà My đã tổ chức các đợt tập huấn thay sách giáo khoa cũng như bồi dưỡng
phương pháp giảng dạy cho giáo viên tiếng Anh toàn tỉnh, toàn huyện nên tất cả
giáo viên đều được tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực, cùng với các thiết
bị, đồ dùng dạy học hiện đại đã được trang bị, khả năng dạy học của giáo viên
ngày càng được nâng lên về chất.
Về phía học sinh, tiếng Anh là một môn học khó đối với đa phần học sinh.
Song do nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn này đối với xã hội, đối với
bản thân, các em đã cố gắng nhiều và có thái độ động cơ học tập đúng đắn. Việc
học tiếng Anh ngày càng được sự quan tâm ủng hộ của gia đình và xã hội. Chất
lượng học tập đại trà ngày càng được cải thiện rõ rệt.
Trong các kỳ thi quốc gia chọn học sinh giỏi, đội tuyển học sinh tiếng Anh
của huyện nhà đã đạt được những thành tích rất đáng khen ngợi. Năm nào cũng
đạt được giải và những năm sau này số giải càng nhiều so với tổng số học sinh
tham gia.
Về cơ sở vật chất: Một số trường trọng điểm đã được cung cấp bảng tương
tác để thuận lợi cho việc dạy học tiếng Anh. Tất cả các trường đều đảm bảo thiết
bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn tiếng Anh.
+ Tồn tại:
Đối với học sinh, lần đầu được tiếp xúc với bộ môn mới mẻ này các em
không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Nếu như một số em có năng khiếu, hay một số
em nhà có điều kiện được học ở các trung tâm thì không nói làm gì. Còn lại đa
phần các em chỉ học trên lớp (4 tiết/tuần). Thầy cô giảng gì thì nghe đó, lớp học
thì đông mà băng đĩa đôi khi lại kém chất lượng. Chính vì vậy khả năng nghe, nói
của các em học còn hạn chế.

Học sinh chúng ta phần lớn học chưa sâu, chưa có được một vốn từ vựng
cần thiết để sử dụng cho việc học tập và giao tiếp hằng ngày của mình. Từ vựng là
một trong những phần quan trọng nhất của việc học ngoại ngữ. Nếu muốn giỏi
tiếng Anh thì dù ở bất kỳ khả năng nào : nghe , nói , đọc hay viết ta cũng cần một
vốn từ vựng tương đối lớn. Vốn từ này không phải tự dưng hay ngày một ngày hai
mà có , nó phải là một quá trình ôn luyện, học tập và tích lũy lâu dài mới hình
thành nên.
Nhìn chung học sinh rất “sợ” và “ngại” học từ mới , việc sử dụng từ còn
nhiều hạn chế: viết sai chính tả, sử dụng từ sai, phát âm sai, sử dụng từ không
chính xác, không phù hợp với ngữ cảnh . Đa số các em có thói quen học thuộc
nghĩa của từ. Một số em chỉ học vẹt mang tính chất đối phó để xung phong lên
bảng hoặc khi giáo viên kiểm tra, rồi sau đó khi cần sử dụng thì quên mất hoặc
không biết sử dụng từ như thế nào. Có nhiều em cố học thuộc hết từ mới mà các
em gặp nên thấy bài nào từ mới cũng nhiều dẫn đến tâm lý sợ và ngại học từ mới.
Tất cả những điều nêu trên là do các em học sinh chưa biết cách học từ vựng,
chưa tìm ra cho mình một phương pháp học từ vựng thích hợp
Qua dạy học thực tế những năm qua, tôi nhận thấy phương pháp cũ dạy và
học từ vựng thường diễn ra theo kiểu : Giáo viên đọc bài rồi liệt kê ra những từ
theo giáo viên chưa từng xuất hiện trong quá trình dạy học gọi là từ mới ( new
words ) sau đó giáo viên ghi tất cả những từ mới đó lên bảng, giải thích nghĩa


bằng tiếng Việt rồi cho các em đọc vài lần. Bắt các em học thuộc lòng từ mới để
kiểm tra trong tiết học sau đó, như vậy khiến các em nhàm chán và áp lực.
Bên cạnh đó, việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường còn diễn ra trong
môi trường giao tiếp của thầy và trò có rất nhiều hạn chế: phương tiện hỗ trợ
giảng dạy chưa đồng bộ, không được thực hành với người bản ngữ, phụ huynh
không am hiểu về Tiếng anh. Những điều này làm phân tán sự tập chung của học
sinh, tác động rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, làm chậm quá trình
tiếp thu kiến thức của học sinh và sự phân bố thời gian cho từng phần nội dung

bài sao cho phù hợp với từng loại bài giảng (thực hành, kĩ năng) cũng là một tác
động tới việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng kĩ năng dạy từ vựng sao cho thích
hợp.
Về phía học sinh, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít
học sinh chỉ học sơ sài, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không tập
đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều. Đến khi giáo viên kiểm
tra các em không hoàn thành được.
Ngoài ra, cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm,
học sinh thường học từ vựng bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh và cố nhớ nghĩa
bằng tiếng Việt, có viết trong tập viết cũng là để đối phó với giáo viên, chứ chưa
có ý thức tự kiểm tra lại mình, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có. Vì thế cho
nên, các em rất mau quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này với từ khác.
3.2 Các bước thực hiện giải pháp và cách thực hiện giải pháp
3.2.1 Bước 1: Khẳng định vai trò của từ vựng tiếng Anh
Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hết sức quan
trọng. Có thể thấy một ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu
ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng điều
đó không đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với
nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng
giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng
từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói
chung và tiếng Anh nói riêng.
Vì từ vựng là một đơn vị ngôn ngữ nên nó được thể hiện dưới hai hình
thức: Lời nói và chữ viết. Muốn sử dụng được ngôn ngữ đó, tức là phải nắm vững
hình thức biểu đạt của từ bằng lời nói và chữ viết. Song do có mối liên quan của
từ vựng với các yếu tố khác trong ngôn ngữ (ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu ...) hoặc
trong tình huống giao tiếp cụ thể, ta thấy từ vựng là các “viên gạch”còn ngữ pháp
và các yếu tố ngôn ngữ khác được coi như các “mạch vữa”để xây lên thành một
ngôi nhà ngôn ngữ.
Từ vựng là một công cụ, phương tiện quan trọng nhất trong việc học tiếng

Anh. Ở bất kỳ một kỹ năng nào của việc học ngoại ngữ đều phải sử dụng đến từ
vựng. Vì vậy từ vựng tiếng Anh là nguồn vốn, là công cụ chính cho người học
tiếng Anh. Từ vựng là một trong những phần quan trọng nhất khi học ngoại ngữ,
nếu muốn giỏi tiếng Anh thì dù ở bất kỳ kỹ năng nào : nghe, nói, đọc , viết ta đều
cần vốn từ vựng càng nhiều càng tốt.
3.2.2 Bước 2: Kỹ năng dạy từ vựng


Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện những từ mới, xong không
phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy. Để chọn từ cần dạy, giáo viên cần xem
xét những vấn đề:
- Từ chủ động (active vocabulary)
- Từ bị động (passive vocabulary)
Chúng ta đều biết cách dạy hai loại từ này khác nhau. Từ chủ động có liên
quan đến bốn kỹ năng (nghe – nói – đọc – viết). Đối với loại từ này giáo viên cần
đầu tư thời gian để giới thiệu và cho học sinh tập nhiều hơn.
Với từ bị động giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư
thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định
xem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động.
Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là:
+ Form.
+ Meaning.
+ Use.
Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ
điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên
cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát âm
đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ.
Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ của
học sinh. Không bao giờ dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thời gian thực
hiện các hoạt động khác. Tuy nhiên, trong một tiết học chỉ nên dạy tối đa là 6 từ.

Trong khi lựa chọn từ để dạy, bạn nên xem xét đến hai điều kiện sau:
+ Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản không ?
+ Từ đó có khó so với trình độ học sinh không ?
Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của học
sinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn phải dạy cho học sinh. Nếu từ đó
cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ của học sinh, thì nó
không thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn nên giải thích rồi cho học sinh hiểu
nghĩa từ đó ngay. Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không
khó lắm thì bạn nên yêu cầu học sinh đoán.
Giai đoạn đầu trong việc dạy từ vựng là phần giới thiệu từ mới với học
sinh. Giới thiệu từ mới có vai trò rất quan trọng trong một giờ học tiếng Anh. Nó
có thể giúp học sinh nắm được bao quát nội dung bài học, nắm được nghĩa của từ,
cách sử dụng qua phần giới thiệu ban đầu của giáo viên. Thông thường để giới
thiệu một từ mới, giáo viên thường thực hiện các bước sau:
- Gợi mở từ dạy bằng tranh vẽ, vật thật, ví dụ, tình huống......
- Giới thiệu từ dạy bằng tiếng Anh
- Cho học sinh nghe 3 lần
- Học sinh lặp lại từ mới (đồng thanh 2-3 lần)
- Học sinh lặp lại cá nhân (2-3 học sinh)
- Giáo viên trình bày từ dạy lên bảng
- Khi dạy xong tất cả từ mới, học sinh viết vào vở.
Song tất nhiên không phải từ mới nào xuất hiện trong quá trình giảng bài
cho học sinh cũng được đưa vào phần giới thiệu từ mới. Người giáo viên phải biết


lựa chọn, xác định từ tích cực, chủ động trong quá trình để giảng dạy và cố gắng
phát huy hết khả năng tự học hỏi của học sinh đối với những loại từ không tích
cực. Bên cạnh đó giáo viên còn phải biết sắp xếp các từ vựng sẽ dạy trong bài
theo một trình tự hợp lý, hoặc tạo các lời dẫn gợi mở theo chủ điểm bài học.
3.2.3 Bước 3: Kỹ năng kiểm tra từ vựng

Kiểm tra từ vựng của học sinh cũng là một phần quan trọng trong quá trình
dạy học. Nó xác định xem học sinh nắm được từ ở mức độ nào. Việc kiểm tra
thường diễn ra dưới hai cấp độ; Đơn giản và hoàn thiện.
Kiểm tra đơn giản là việc kiểm tra từ vựng riêng lẻ, kiểm tra ngay sau khi
hoàn thành việc giới thiệu từ vựng. Các hoạt động kiểm tra ở từng bài giảng
thường được giáo viên nêu ra dưới dạng các trò chơi khiến học sinh thích thú, say
mê với bài học, kích thích sự ganh đua trong học tập.
Ví dụ :
- Rub out and remember: Xóa phần từ đã giới thiệu trên bảng và yêu cầu
học sinh tái tạo lại ở trên bảng
- Slap the board: Viết phần từ vừa giới thiệu hoặc dán tranh thể hiện từ trên
bảng. Yêu cầu học sinh vỗ vào phần từ hoặc tranh khi nghe giáo viên đọc từ đó
(từ trên bảng bằng tiếng Anh thì đọc bằng tiếng Việt và ngược lại)
- What and Where: Viết từ vừa giới thiệu vào các vòng tròn trên bảng, cho
học sinh đọc và xóa dần các từ, sau đó yêu cầu học sinh viết lại từ đúng vị trí cũ
của nó.
- Jumbled words: Giáo viên viết các từ với các chữ cái xáo trộn, sau yêu
cầu học sinh viết lại từ cho đúng.
Các kĩ năng kiểm tra được thực hiện ở mỗi giờ dạy khác nhau để tạo ra sự
mới mẻ, không gây nhàm chán cho học sinh. Song ta cũng cần chú ý đến đối
tượng học sinh, hay chính là trình độ nhận thức của học sinh nhanh hay chậm để
đảm bảo việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên và với mọi học sinh. Đối với
các học sinh khá, tiếp thu nhanh giáo viên sử dụng các kĩ năng thường mang tính
chất yêu cầu học sinh tái tạo lại phần từ đã học như ; Rubout and remember, slap
the board, what and where, net word ... Đối với học sinh yếu, tiếp thu chậm hơn
thì sử dụng các cách kiểm tra mang tính gợi mở từ như: jumbled words,
wordsquare, matching, ordering ...
Bên cạnh việc kiểm tra đơn giản, còn có kiểm tra hoàn thiện. Kiểm tra hoàn
thiện được thực hiện sau khi phần từ vựng được thực hành, ôn luyện và củng cố
trong các giờ thực hành nói – viết, giờ luyện kĩ năng nghe, đọc, viết. Loại kiểm

tra này thường diễn ra dưới dạng kiểm tra nói hoặc viết. Giáo viên có thể thực
hiện ngay trong phần “warm up” của bài dạy hoặc dưới dạng kiểm tra bài cũ,
kiểm tra 15 phút, 45 phút hoặc kiểm tra học kỳ.
Ví dụ:
- Gap fill: Học sinh điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện một câu hoặc một
đoạn văn.
- Choose the best anwser: Học sinh chọn đáp án đúng nhất trong các đáp
án gợi ý.
- Put words in the right order: Học sinh sắp xếp các từ xáo trộn thành
câu hoàn chỉnh.


- Write sentence from the words given: Học sinh viết câu từ các từ gợi ý.
Mục đích của việc kiểm tra hoàn thiện này nhằm kiểm tra học sinh có hiểu
và sử dụng đúng từ trong các tình huống giao tiếp cụ thể không, và bên cạnh đó
còn nhằm giúp học sinh xây dựng được vốn từ vựng đầy đủ và phong phú, việc
kiểm tra có thể thực hiện theo từng yêu cầu cụ thể hoặc tổng hợp chung trong bài
kiểm tra 45 phút hoặc kiểm tra học kỳ.
- Kiểm tra nghe: Gap fill, Choose the best answer, dictation.
- Kiểm tra nói : Chain game, nought and crosses
- Kiểm tra đọc: Gap fill, choose the best answer.
- Kiểm tra viết: Put words in the right order, write sentence from the words
given, pyramid.
3.2.4 Bước 4: Một số phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng
* Phương pháp dạy
(1) Sử dụng hình ảnh để dạy từ vựng
Đây là một cách thông dụng nhưng lại đem lại hiệu quả rất cao trong việc
giới thiệu và học từ vựng. Giúp học sinh học được từ, nhớ từ thông qua tranh ảnh.
Example : Theme 7: Lesson 1 - Grade 4 ( Smart start)
Australia

Canada
The UK
Vietnam

TheUSA

(2)Dạy từ vựng qua bài hát, chant , video clip
Sử dụng video clip, các bài hát, bài chant rất hiệu quả trong việc học và
giới thiệu từ vựng. Nhiều khi các em chỉ cần thuộc bài hát, bài chant là các em đã
có một vốn từ vựng tương đối. Phương pháp này giúp các em học từ một cách tự
nhiên, thoải mái mà không bị ép là mình phải học.
Với phương pháp này giáo viên cần đầu tư thời gian để tìm trên các trang
mạng những bài hát , chant, những video clip phù hợp với nội dung bài học, phù
hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em . Tôi thấy sử dụng phương pháp này để dạy và
củng cố từ vựng rất hiệu quả.
Example 1: Theme 5: Song – What time is it? - Grade 4 ( I learn smart start)
In the morning, in the morning,
What do you do in the morning?
In the morning, in the morning,
What do you do ?
I get up at half past six
I must not be late.
I eat breakfast and go to school I’m at school by 8:00.............................


(3) Phương pháp dạy từ vựng bằng TPR
TPR là một loại hình học từ vựng mà các em rất thích nhẹ nhàng,thu hút ,
dễ tiếp thu cho trò. Các em có thể TPR theo bài hát , chant ( xem video clip và
làm theo các hoạt động ). Hoặc giáo viên vừa đọc từ vừa diễn tả từ đó bằng hành
động, các em nói và làm theo.

Example :
- clap your hand – clap, clap ,clap : vỗ tay
- Stand up : đứng lên
- sit down : ngồi xuống
- run : chạy
- swim : bơi
- fly : bay
- ride a bike : đi xe đạp
- sing a song : hát
- read a book : đọc sách
Có rất nhiều từ và cụm từ chúng ta có thể dạy và học thông qua hình thức
TPR giúp các tiết học Tiếng Anh trở lên sôi nổi hấp dẫn.
(4) Đưa ra từ trái nghĩa
Example :
Like - hate
Fat – thin
Black- white
Funny – boring...
tall
short big
small long
short weak
young
old
strong

(5) Sử dụng đồ vật thật


Giáo viên có thể chỉ vào các đồ vật thật có ở trong lớp và giới thiệu : “ a

book” ,“ a pen” ,“ a ruler” ........
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa của từ.
Phương pháp này cho các em hứng thú học tập và sự tập trung cao vì các từ giáo
viên giới thiệu là những đồ vật rất gần gũi với các em hằng ngày và dễ đoán nghĩa
đối với các em. Đồ vật thật có thể ở xung quanh lớp hoặc giáo viên có thể chuẩn
bị ở nhà.
Example 1 :Theme 2: Lesson 2- Grade 4 ( I learn smart start)
Maths, Vietnamese, P.E, English, Music, Art
Example 2 : Theme 3: Body and Face- Grade 4 ( I learn smart start)
Head, nose, arm, hand, led........................
* Phương pháp kiểm tra
(1) Kiểm tra và học từ theo chủ điểm
Example:
- Clothes: jeans, jacket, hat, cap.........
- Subjects : English, Art , Music, Science, Maths, Vietnamese......
-Countries : Vietnam, The UK.....
- Sports : voleyball, football, table-tennis, badminton ...........

(2) Vẽ tranh
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ những hình đơn giản để học sinh
có thể nhớ từ lâu hơn. Với cách học này học sinh rất dễ học, dễ nhớ và rất hứng
thú.
Example

a flower

a cat

a bike


a book

(3) Kiểm tra từ vựng qua trò chơi
Trò chơi không phải lúc nào cũng là một loại hình giải trí . Thực ra nó có
thể sử dụng để củng cố từ vựng đã giới thiệu trong bài học theo một phương pháp
hấp dẫn học sinh một cách có tổ chức và vui vẻ. Vì vậy giáo viên cần phải biết
vận dụng các trò chơi trong các bài dạy để cho học sinh vừa học vừa chơi để bài
học được diễn ra nhẹ nhàng bớt căng thẳng. Tuy nhiên tuỳ vào bài cụ thể mà giáo
viên có thể chọn ra trò chơi phù hợp với mục đích của bài học.


a. Game : Bingo
Example
badminton
football

volleyball
chat

chess
hide and seek

b. Game : Network
Example
volleyball

football

Sports


tennis

basketball

c.Trò chơi vòng tròn : Học sinh nói theo chủ điểm hoặc nói lại các từ đã học
trong tiết học trước.
Example : Theme 4: Clothes – Grade 4 (Smart start)
Pupil 1 : shirt
Pupil 2 : dress
Pupil 3 : skirt
Pupil 4 : blouse
d.Game : Crossword

e. Slap the board


f.Jumbled words

Ngoài ra còn một số trò chơi khác nữa tôi đã từng áp dụng để kiểm tra từ
vựng của học sinh cũng rất hứng thú và hiệu quả : Rub out and remember , What
and where , Matching , Guessing game ......
(4) Kiểm tra từ vựng qua tranh
- Matching
- Lip reading
- Magic eyes
- What’s missing?


3.2.5 Bước 5: Hướng dẫn học sinh học từ vựng ở nhà
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập,

thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của
người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức
đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự
học bằng chính các hoạt động của mình.
Hơn nữa thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian còn lại ở
gia đình các em phải tổ chức cho được hoạt động học tập của mình. Làm được
điều đó, thì chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.
Cho nên ngay từ đầu từ năm học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng hoạt
động học tập ở nhà và chia sẻ những cách hay giúp học sinh dễ dàng thuộc từ
vựng tiếng Anh.
+ Ghi từ vào mẩu giấy nhỏ
Sau khi học từ trên lớp, học sinh có thể làm những tấm thẻ bìa, một mặt
dùng để viết từ, mặt còn lại viết nghĩa của từ hoặc vẽ đồ vật minh họa cho từ đó.
Học sinh có thể dán những tấm thẻ ở góc học tập, bỏ vào túi, hoặc trong cặp sách
của mình, học được mọi lúc mọi nơi. Cách này, học sinh có thể học và ôn từ theo
cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm.
+ Học từ vựng thông qua một số bài hát
Học sinh nhớ từ thông qua bài hát do giáo viên sáng tác, sưu tầm hoặc các
bài hát trong sách giáo khoa. Ví dụ: Khi ôn các từ về phụ nữ, giáo viên cùng học
sinh tìm các bài hát liên quan hoặc tự sáng tác cho dễ nhớ.
+ Học từ vựng theo chủ đề
Học sinh có thể hệ thống lại các từ mà mình đã được học theo chủ đề, từ đó
củng cố và nhớ từ sau hơn và lâu hơn
+ Sử dụng từ để dịch
Thông qua bài học trên lớp ở các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết, giáo viên
yêu cầu học sinh dịch một số từ chủ chốt trong bài sang tiếng việt. Đây là cách
hay giúp học sinh học thuộc từ vựng.
+Đưa ra từ gốc
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát triển từ vựng bằng cách đưa ra từ gốc
và phát triển từ đó thành những từ mới có nghĩa khác. Phương pháp này giúp học

sinh tư duy và có nhiều vốn từ hơn.
+ Học từ hàng ngày
Học sinh dành thời gian khoảng 5 - 10 phút hằng ngày để học, viết lại 1 từ
vựng khoảng 5 đến 10 lần. Giáo viên kiểm tra các em thực hiện có thường xuyên
hay không, hoặc học sinh kiểm tra chéo với bạn và cùng nhắc nhở nhau.
3.3 Các điều kiện, phương tiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
* Về phía giáo viên
Để học sinh học tập hứng thú, tích cực với giờ học tiếng Anh, tôi cho rằng,
giáo viên phải chuẩn bị bài thật kỹ và chi tiết trước khi đến lớp. Đầu tư nhiều cho
việc soạn giảng, tìm kiếm tài liệu, hình ảnh liên quan đến chủ đề, tự học và học
hỏi từ các đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn.
Giáo viên cũng cần tìm tòi, học hỏi, thiết kế nhiều dạng hoạt động phong
phú trong tiết học, trong đó có các phương pháp giới thiệu từ vựng, giúp học sinh


tìm thấy hứng thú trong học tập. Đồng thời thường xuyên có các dạng bài tập
luyện tập từ vựng hiệu quả; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy.
Một số thủ thuật giáo viên có thể áp dụng rất hiệu quả như: Picture drill
(dùng trang ảnh); visual (nhìn hình vẽ phác họa); mine (thể hiện qua nét mặt, điệu
bộ); realia (vật thật - dùng những dụng cụ trực quan thực tế có được); situation
(ngữ cảnh); synonym/ antonym (đồng nghĩa/ trái nghĩa); translation (dịch trực
tiếp); example (đưa ra ví dụ).
Một số bài tập ôn từ vựng giáo viên có thể sử dụng như: List/ group the
words acording to their topics (liệt kê từ vựng theo chủ đề); circle the word which
doesn’t belong to the group (khoanh từ khác loại); fill the correct word into the
blank (điền từ thích hợp vào chổ trống); match the word with its meaning ( nối từ
vựng với nghĩa của nó).
Ngoài ra thường xuyên theo dõi và cập nhật các giáo trình hoặc các phương
pháp đổi mới về giảng dạy của các trường trên thế giới để có cách giảng dạy phù

hợp hơn; tổ chức các giờ ngoại khóa về môn học như: tổ chức các hoạt động theo
các ngày lễ, tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh. (Mục Lục: Hình ảnh hoạt động ngoại
khóa tiếng Anh) .
Thông qua đó hình thành ở học sinh niềm yêu thích môn học; tổ chức trao
đổi giữa học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém để các em yếu kém hình thành
phương pháp học tập đúng đắn. Bên cạnh đó sử dụng phương pháp dạy học tích
cực phù hợp với đặc trưng bộ môn nhằm giúp các em hiểu bài và khắc sâu kiến
thức; thường xuyên trao đổi với gia đình học sinh về tình hình học tập của các em.
Dưới đây là một số phương pháp mà tôi đã từng áp dụng trong giảng dạy:
Buổi học đầu tiên bao giờ cũng rất quan trọng, giáo viên hãy tiếp xúc với học sinh
bằng một nụ cười thân thiện, hãy coi mình như một người anh (chị) hay một
người bạn chân tình, người đi trước chỉ bảo lại cho người đi sau với thái độ cởi
mở và động viên, có thể giao lưu bằng một vài câu chuyện hài về cách học tiếng
Anh; đồng thời cũng không quên nâng cao vai trò của tiếng Anh trong cuộc sống
hiện đại (có thể đưa ra vài ví dụ về những người đã thành danh ngoài khả năng
chuyên môn nhưng vẫn nổi trội là nhờ vào ngoại ngữ). Nhận biết sớm những
nhược điểm của học sinh và có phương pháp để khắc phục. Giáo viên phát hiện
những nhược điểm này thông qua các bài kiểm tra và các buổi phỏng vấn vào
những tuần đầu của khóa học. Giáo viên hãy lắng nghe một cách chân thành và
chú ý vào các phản hồi của học sinh , hãy lắng nghe và thể hiện sự chú ý đối với
những vấn đề mà các em đang trình bày. Xác định các tài liệu cung cấp sao cho
phù hợp với trình độ của học sinh, giáo viên nên tìm hiểu nguồn kiến thức nào có
thể giúp các em trong quá trình học tập...
* Về phía học sinh
Để học tốt từ vựng, học sinh cần chăm chỉ học bài (từ vựng, mẫu câu), soạn
bài và làm bài trước khi đến lớp; sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến các bài
giảng cùng giáo viên.
Học sinh nên tìm ra các từ mới trước khi đến lớp; tích cực tham gia vào quá
trình học; có phương pháp học từ vựng hiệu quả; luyện cách phát âm thường
xuyên; tích cực trong giao tiếp bằng tiếng Anh…



Học ngoại ngữ phải tích lũy dần, không thể học trong thời gian ngắn mà
khá lên được. Đã học đuối môn ngoại ngữ từ đầu thì sẽ đuối mãi. Chính vì vậy,
học sinh cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của môn tiếng Anh. Từ đó hình
thành động cơ, hứng thú học tập. Học sinh cần phải: Trong lớp chú ý nghe giảng,
khắc sâu kiến thức; về nhà nghiêm túc thực hiện giờ tự học, làm đầy đủ bài tập
được giao, học ôn lại bài cũ, chuẩn bị bài mới; biết liên hệ thực tế với những bài
đã học; tự tạo thành nhóm để thực hành bài giảng ở trường. Cố gắng nghe thường
xuyên (tối thiểu mỗi ngày nửa giờ hay 1 giờ) các bài nhạc ngắn lời, từ đơn giản để
tăng cường kỹ năng nghe.
*Về phía phụ huynh: Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, giáo
viên bộ môn để nắm vững tình hình học tập của con em mình; tạo điều kiện về
thời gian, cơ sở vật chất, đồ dùng học tập, sách học, sách tham khảo để giúp các
em học tốt hơn.
*Về phía nhà trường: Cần tăng cường dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm sau
mỗi bài. Thảo luận cụ thể, chi tiết mục tiêu cụ thể, tiến trình và nội dung bài dạy,
tính hiệu quả của từng hoạt động, cách tổ chức hoạt động, việc sử dụng đồ dùng
dạy học, và hiệu quả bài dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức
các lớp ngoại ngữ và tin học cho tất cả giáo viên, ngoài tác dụng nâng cao trình độ
nhiều mặt của giáo viên còn có ý nghĩa nêu gương cho học sinh noi theo. Tăng
cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, xây phòng chức năng phục vụ bộ
môn...
3.4 Nội dung sáng kiến
Sáng kiến được nghiên cứu và triển khai nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy bộ môn tiếng Anh cho học sinh tại đơn vị, đặc biệt giúp học sinh lớp 4 tại
trường và các trường trong huyện học tốt từ vựng tiếng Anh. Bên cạnh đó, sáng
kiến cũng rút ra kinh nghiệm cho bản thân và làm tài liệu tham khảo hữu ích cho
đồng nghiệp cùng bộ môn.
Sáng kiến đã đưa ra được sự quan trọng của từ vựng tiếng Anh trong quá

trình học tiếng Anh. Đồng thời chỉ ra được cơ sở lý luận áp dụng vào thực tiễn
dạy học ở trường tiểu học Trần Quốc Toản. Từ thực trạng của quá trình dạy và
học tiếng Anh tại đơn vị, sáng kiến đã đưa ra một số giải pháp khắc phục những
hạn chế của phương pháp giảng dạy trước đây, giải quyết khó khăn mà học sinh
đang vướng mắc, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Vấn đề nảy sinh từ thực tiễn dạy học bộ môn tiếng Anh ở trường tiểu học
Trần Quốc Toản là học sinh gặp nhiều khó khăn với việc học từ vựng. Đề giải
quyết vấn đề này, tôi đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát và đề xuất một số biện
pháp đã được trình bày với những nội dung chính cơ bản sau:
Biện pháp 1: Khẳng định vai trò của từ vựng tiếng Anh
Từ vựng là một công cụ, phương tiện quan trọng nhất trong việc học tiếng
Anh.
Biện pháp 2: Kỹ năng dạy từ vựng
Người giáo viên phải biết lựa chọn, xác định từ tích cực, chủ động trong quá
trình để giảng dạy và cố gắng phát huy hết khả năng tự học hỏi của học sinh đối
với những loại từ không tích cực. Bên cạnh đó giáo viên còn phải biết sắp xếp các


từ vựng sẽ dạy trong bài theo một trình tự hợp lý, hoặc tạo các lời dẫn gợi mở
theo chủ điểm bài học.
Biện pháp 3: Kỹ năng kiểm tra từ vựng
Kiểm tra từ vựng của học sinh cũng là một phần quan trọng trong quá trình
dạy học. Nó xác định xem học sinh nắm được từ ở mức độ nào. Việc kiểm tra
thường diễn ra dưới hai cấp độ; Đơn giản và hoàn thiện.
Biện pháp 4: Một số phương pháp dạy và kiểm tra từ vựng
* Phương pháp dạy
(1) Sử dụng hình ảnh để dạy từ vựng
(2)Dạy từ vựng qua bài hát, chant , video clip
(3) Phương pháp dạy từ vựng bằng TPR
(4) Đưa ra từ trái nghĩa

(5) Sử dụng đồ vật thật
* Phương pháp kiểm tra
(1) Kiểm tra và học từ theo chủ điểm
(2) Vẽ tranh
(3) Kiểm tra từ vựng qua trò chơi
(4) Kiểm tra từ vựng qua tranh
Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh học từ vựng ở nhà
+Ghi từ vào mẩu giấy nhỏ
+Học từ vựng thông qua một số bài hát
+ Học từ vựng theo chủ đề
+ Sử dụng từ để dịch
+ Đưa ra từ gốc
+ Học từ hàng ngày
3.5 Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến đã và đang được áp dụng vào giảng dạy tiếng Anh tại trường tiểu
học Trần Quốc Toản. Bước đầu đã thu được những kết quả có tính khả thi và tiếp
tục nghiên cứu sâu hơn rộng hơn để có thể áp dụng ở những cấp bậc học cao hơn.
Sáng kiến có thể áp dụng vào việc giảng dạy ở trường tiểu học Trần Quốc
Toản đối với các khối lớp 3, 4, 5 và các trường tiểu học khác trên địa bàn huyện
Bắc Trà My. Bên cạnh đó, cần có những phương pháp mới, biện pháp mới để cải
tiến đề tài, giúp đề tài phù hợp với từng đối tượng học sinh.
4. Hiệu quả , lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến
Với việc áp dụng các kĩ năng trên trong các giờ giảng nhằm nâng cao kết
quả học tập của học sinh, chất lượng bộ môn đã được nâng cao. Qua quá trình
nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt
từ vựng tiếng Anh” tôi đã thu được những kết quả như sau:
Dựa vào kết quả kiểm tra học sinh, kết quả dự giờ trên lớp và áp dụng đề
tài theo từng Theme ( sách I learn Smart) cụ thể. Kết quả thống kê cho thấy: các
em đã ghi nhớ từ vựng tốt hơn, phụ huynh có sự đầu tư cho môn học này hơn.
Cụ thể các bài khảo sát được tiến hành ở các lớp tôi trực tiếp giảng dạy

trong năm học 2018 – 2019 . Số học sinh khảo sát: 47 học sinh (lớp 4/1 +4/2
+4/3) theo mẫu khảo sát học từ vựng dễ hay khó :


Thời gian

Đầu học kì
1
Đầu học kì
2

Khó

Dễ

Bình thường

SL

%

SL

%

SL

%

30


63,8

5

10,6

12

25,6

15

31,9

18

38,3

14

29,8

Và chất
lượng
hoàn
thành
môn học
cũng tăng lên với các mốc khá giỏi cao hơn. Dựa vào thống kê chất lượng giữa kì
1, cuối kì 1 và giữa kì 2. Tôi nhận thấy rằng học sinh : có tự tin hơn khi trình bày

quan điểm trước lớp; thích nói tiếng Anh khi chào hỏi , yêu cầu , nhờ bạn một
việc gì đó; xin phép khi muốn ra ngoài, vào lớp, xin uống nước; phản ứng rất
nhanh, nhớ từ nhiều; hát thành thạo các bài tiếng Anh trong chương trình. Số
lượng tham gia xây dựng bài ngày càng tăng từ 60% - lên 90%. 70% học sinh
hiểu bài ngay tại lớp và khả năng thực hành tốt các yêu cầu của giáo viên.
Nhìn chung, qua việc áp dụng đề tài vào giảng dạy, học sinh đã nhận biết
được sự quan trọng của tiếng Anh trong học tập và đời sống. Học sinh yêu thích
môn học, chủ động nắm bắt kiến thức, ham thích tìm tòi để học tiếng Anh tốt hơn.
Tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo là trung thực, đúng sự thật và xin
chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...........................................................................................................................
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

MỤC LỤC


Hình ảnh hoạt động sinh hoạt ngoại khóa tiếng Anh
tại trường TH Trần Quốc Toản năm học 2018 – 2019
* Tổ chức Halloween

* Các bạn học sinh lớp 4/3 đang trang trí mặt nạ cho ngày Halloween


*Tổ chức làm thiệp mừng Giáng sinh



*Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ tiếng Anh





×