Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến xã và nhu cầu đào tạo của nhân viên y tế xã về truyền thông phòng chống bệnh không lây nhiễm tại huyện lục nam, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 117 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

VŨ VĂN HUẤN

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE TUYẾN XÃ VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO
CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ XÃ VỀ TRUYỀN THÔNG
PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM
TẠI HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
THÁI BÌNH, 2017


2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

VŨ VĂN HUẤN

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG GIÁO


DỤC SỨC KHỎE TUYẾN XÃ VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO CỦA
NHÂN VIÊN Y TẾ XÃ VỀ TRUYỀN THÔNG PHÒNG
CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM TẠI HUYỆN LỤC
NAM, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số : 60 72 03 01
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Thị Hiên
2. TS. Đặng Bích Thủy
THÁI BÌNH, 2017


3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVSK

Bảo vệ sức khỏe

CBYT

Cán bộ y tế

COPD


Chronic

Obstructive

Pulmonary

Disease
(Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CTMTQ

Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về

GYT

y tế
GDSK

Giáo dục sức khỏe

KLN


Không lây nhiễm

NCSK

Nâng cao sức khỏe

NVYT

Nhân viên y tế

TT-

Truyền thông giáo dục sức khỏe

GDSK
TYT

Trạm Y tế

WHO

World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)


4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, đầu tư

cho sức khỏe chính là đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội. Trong những năm
vừa qua, hệ thống truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) đã có những
đóng góp không nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân bằng việc
nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức, kỹ năng và thực hành có lợi cho sức
khỏe cá nhân và cho cộng đồng. TT-GDSK góp phần phổ biến sâu rộng
những kiến thức phòng chống bệnh tật nói chung và các bệnh không lây
nhiễm nói riêng.
Bệnh không lây nhiễm (KLN), thường là các bệnh mạn tính, bao gồm
những bệnh không có khả năng lây truyền, có thời gian bị bệnh dài và nhìn
chung tiến triển chậm. Có bốn loại bệnh không lây nhiễm chính được quan
tâm hiện nay là các bệnh tim mạch, ung thư, hô hấp mạn tính (như bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản) và đái tháo đường.Tử vong do các bệnh
KLN luôn chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng lên ở hầu hết các quốc gia.
Theo nghiên cứu gánh nặng về bệnh tật toàn cầu cho biết: trong tổng số
52,7 triệu ca tử vong năm 2010, có 65,5% là do các bệnh KLN. Điều đáng
báo động là các ca tử vong do các bệnh KLN ở các nước đang phát triển xảy
ra ở nhóm tuổi trẻ hơn. Theo WHO, năm 2011 ước tính ở các nước có thu
nhập cao, tỷ lệ tử vong do bệnh KLN đối với người dưới 70 tuổi khoảng 26%,
trong khi ở các nước thu nhập thấp và trung bình tại Đông Nam Á là 56% và
Tây Thái Bình Dương là 40%. Dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho
thấy trên toàn cầu tỷ lệ tử vong do bệnh KLN sẽ tăng 15% trong khoảng thời
gian từ 2010-2020 (khoảng 44 triệu ca tử vong). Tỷ lệ tăng cao nhất (khoảng
20%) là ở châu Phi, Đông Nam Á, Đông Âu[33].


5

Tại Việt Nam, ước tính trong năm 2008 có 430.000 trường hợp tử vong
do bệnh KLN, chiếm 75% tổng số tử vong. Trong số này các bệnh tim mạch
chiếm 40%, ung thư chiếm 14%, bệnh phổi mạn tính chiếm 8% và bệnh đái

tháo đường chiếm 3% [57]. Hiện nay, Chiến lược Quốc gia phòng, chống
bệnh các bệnh KLN giai đoạn 2015-2025 đã được Chính phủ phê duyệt, với
mục tiêu nêu rõ “Khống chế tốc độ gia tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc
bệnh tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và tử vong sớm do mắc các bệnh KLN…”.
Trong chiến lược cũng đã đưa ra các giải pháp trọng tâm trong đó có giải
pháp về truyền thông và vận động xã hội,
Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu (chủ yếu là trạm y tế xã/phường)
đóng vai trò chính trong thực hiện hoạt động y tế tuyến xã/phường. Tuyến
chăm sóc sức khỏe ban đầu cần được nâng cao năng lực cả về chuyên môn và
TT- GDSK để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, nhưng thực tế
tình hình hoạt động về truyền thông của nhân viên y tế tuyến cơ sở hiện nay
như thế nào? Để có cở khoa học và cung cấp những thông tin chính xác
chocác nhàhoạch địnhxây dựng các chương trình hành động về TT-GDSK nói
chung và phòng chống bệnh KLN nói riêng chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực
trạnghoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến xã và nhu cầu đào
tạo của nhân viên y tế xã về truyền thôngphòng chống bệnh không lây
nhiễm tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang” với 02 mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại các
trạm y tế xã của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang năm 2016.

2.

Xác định nhu cầu đào tạo truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống
bệnh không lây nhiễm của nhân viên y tế tại địa bàn nghiên cứu.


6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe
1.1.1.Một số khái niệm
* Giáo dục sức khỏe
Truyền thông - Giáo dục sức khỏe (TT- GDSK) là một trong những
nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe, góp phần giúp mọi
người đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất. TT-GDSK giống như giáo dục
chung, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến suy nghĩvàtìnhcảm
của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay đổi thái độ và thực hành các
hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và
cộng đồng[19].
* Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe
TT- GDSK là nội dung số một trong các nội dung chăm sóc sức khỏe
ban đầu mà Hội nghị quốc tế về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Alma Ata năm
1978 đã nêu ra. Tất cả các nội dung khác của chăm sóc sức khỏe ban đầu đều
có nội dung quan trọng cần TT-GDSK. Hoạt động TT-GDSK không thay thế
được các hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác, nhưng nó góp phần
quan trọng nâng cao hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác.
Giáo dục sức khỏe (GDSK)là một bộ phận hữu cơ, không thể tách rời
của hệ thống y tế là một chức năng nghề nghiệp bắt buộc của mọi cán bộ y tế
và của mọi cơ quan y tế từ Trung ương đến cơ sở. GDSK cũng là một chỉ tiêu
hoạt động quan trọng của cơ sở y tế;đồng thời nó là một hệ thống các biện
pháp Nhà nước, xã hội và y tế, nghĩa là phải xã hội hoá công tác này, nhằm
lôi cuốn mọi ngành, mọi giới, mọi tổ chức xã hội cùng tham gia, trong đó
ngành y tế làm nòng cốt và tham mưu [15],[19].


7


* Vị trí của truyền thông giáo dục sức khỏe
Ngành Y tế Việt Nam đã có những sự thay đổi sau hội nghị Alma Ata và
đã xác định để TT- GDSK ở vị trí số1 trong 10 nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe
ban đầu của tuyến y tế cơ sở. TT- GDSK có liên quan mật thiết với tất cả các
nội dung của các chương trình y tế. Chính TT- GDSK đã tạo ra điều kiện
thuận lợi cho các bước chuẩn bị, thực hiện và củng cố các kết quả của các mặt
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Do đó cần phải được thực hiện trước,
trong và sau khi triển khai mọi kế hoạch, chương trình y tế.
Mặc dù không thể thay thế được các dịch vụ y tế khác nhưng TT- GDSK
bao giờ cũng góp phần thúc đẩy hoạt động của các dịch vụy tế đó đạt kết quả
vững bền hơn.Thực tế đã cho thấy rõ, nếu không có TT- GDSK thì nhiều
chương trình y tế đạt kết quả thấp và về lâu dài có nguy cơ thất bại. So với
các giải pháp dịch vụ y tế khác, TT- GDSK là một công tác khó làm và khó
đánh giá, nhưng nếu làm tốt thì sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí ít
nhất, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở, nơi cần được áp dụng các kỹ thuật thích hợp
chữ không phải là các kỹ thuật hiện đại đắt tiền [19].
* Bệnh không lây nhiễm
Bệnh KLN là bệnh không truyền từ người này sang người khác hoặc từ
động vật sang người. Hầu hết bệnh KLN là bệnh mạn tính, khó chữa khỏi.
Phần lớn bệnh KLN có chung 4 yếu tố nguy cơ là thuốc lá, rượu, bia, ít hoạt
động

thể

lực



chế


độ

ăn

không

hợp

lý.

Cónhiềuloạibệnh

KLNkhácnhau,tuynhiênhiệnnaynhiềuchínhsáchcủaLiênHợpQuốc
(UN),WHOtậptrungvào4nhómbệnhchính,gồmbệnhtimmạch(tănghuyếtáp,độtq
uỵ,suy tim, bệnh mạch vành,…), đái tháo đường (chủ yếu là týp 2), ung thư,
bệnh đường hô hấp mạn tính(bệnhphổitắcnghẽnmạntínhvàhensuyễn).
Bệnhtimmạchlàmộtthuậtngữđểchỉmộtnhómbệnhpháttriểnkhông chỉ do
tình trạng bệnh lý của tim, mạch, cơ và van tim… mà còn do tình trạng cao


8

huyết áp, bệnh lý của não bộ và hệ thống mạch ngoại vi. Hiện nay ở Việt
Nam, Chương trình mục tiêu quốc gia chủ yếu can thiệp để xử lý tăng huyết
áp, tức là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch. Chưa có nguồn
số liệutoànquốcvềtỷlệhiệnmắcvàtỷlệmớimắccácbệnhtimmạch[33].
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một
cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng di căn. Hiện có khoảng 200
loại ung thư. Nhiều loại ung thư có thể phòng được bằng tránh tiếp cận với yếu
tố nguy cơ như thuốc lá, rượu, hoá chất gây ung thư trong nơi làm việc hoặc

trong thực phẩm. Một số loại ung thư có thể phòng bằng vắc xin như ung thư
gan (tiêm phòng vi rút gây viêm gan B), ung thư cổ tử cung (tiêm phòng vi rút
Papilloma ở người) hoặc bằng điều trị bệnh H. pylori để phòng ung thư dạ dày.
Một số loại ung thư nếu được phát hiện sớm có khả năng điều trị khỏi[33].
Đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng
glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin,
hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường sẽgây tổn
thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần
kinh, tim và mạch máu”. Đái tháo đường cũng là yếu tố nguy cơ của những
bệnh

khác

như

bệnh

tăng

huyết

áp



bệnh

thận.KếtquảđiềutravềđáitháođườngởViệtNamchothấy,tỷlệmắcbệnhđáitháođườn
glứa


tuổi30-

69tuổitoànquốclà2,7%vàonăm2002,đãtănggấpđôilên5,4%năm2012.
Đâylàđiềuđángbáođộngkhitỷlệđáitháođườnggiatăngnhanhhơndựbáo[33].
Bệnh đường hô hấp mạn tính là các bệnh mạn tính ảnh hưởng tới
đườngthởvàcáccơcấucủaphổi.Nhữngbệnhphổbiếnnhấttrongnhómbệnhnàylàbệ
nhphổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn (hen phế quản), dị ứng đường hô hấp,
bệnh phổi nghề nghiệp. Tỷ lệ hiện mắc hen phế quản ở Việt Nam là 3,9%; ở
trẻ em là 3,3% và ở người lớn là 4,4%. Hen phế quản thường gặp hơn ở nam
so với nữ, với tỷ sốgiữa nam và nữ là 1,63 và 1,24 ở người lớn. Ước tính tỷ lệ


9

hiện mắc hen phế quản ở các tỉnh dao động từ 1,5% đến 6,9%[33].
1.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ truyền thông giáo
dục sức khỏe ở các cở y tế
Để thực hiện được các nhiệm vụ được giao, các phòng TT-GDSK cần
có các điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị nhất định. Ngay từ năm 2010,
Bộ Y tế đã ban hành danh mục trang thiết bị và phương tiện làm việc của
Trung tâm truyền thông – giáo dục sức khỏe để thực hiện được các nhiệm vụ
được giao [4]. Trên thực tế, tùy thuộc theo khả năng mà từng địa phương, đơn
vị tự trang bị hoặc khai thác các trang thiết bị sẵn có. Tuy nhiên, hiện nay hầu
hết các trạm y tế đều thiếu về cả cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện
hoạt động.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Tài và cộng sự về thực
trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của phòng truyền thông giáo dục sức khỏe
thuộc trung tâm y tế huyện thì đa số phòng TT-GDSK thiếu các điều kiện cơ
sở vật chất, trang thiết bị được coi là tối thiểu cho hoạt động của phòng TTGDSK, trên 50% thiếu phòng làm việc độc lập cho phòng TT-GDSK, tủ sách
chuyên môn, tủ trưng bày các ấn phẩm truyền thông, bảng ghi lịch công tác

vàtrên 70% số phòng TT-GDSK thiếu các trang thiết bị nhưmáy ảnh; máy
cassette loại có chức năng thu, phát; bộ truyền thông hỗn hợp, đèn chiếu, bộ
truyền thông lưu động, máy tính, máy in, ti vi màu 15 inch trở lên, đầu đĩa
hoặc đầu băng, loa tay dùng pin, máy phát điện công suất nhỏ. Trên cơ sở đó
tác giả cũng chỉ ra nhu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị của các phòng
truyền thông GDSK bao gồm: Cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên môn cần
cho hoạt động TT-GDSK nhưng chưa có chiếm tỷ lệ 9,6-55,8%trong đó
những trang thiết bị cần thiết nhưng chưa có chiếm tỷ lệ cao (50-74%) ở hai
tỉnh đồng bằng và hai thành phố tương đối giống nhau, gồm đèn chiếu, máy
ảnh, máy vi tính để bàn, bộ truyền thông hỗn hợp. Ở hai tỉnh miền núi những
trang thiết bị cần thiết chiếm tỷ lệ cao (50-55%) là: máy ảnh, bộ truyền thông


10

hỗn hợp, loa tay dùng pin và bộ truyền thông lưu động[25].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện năm 2013 nhằm đánh giá thực
trạng cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện, nhân lực, hoạt động của phòng
TT- GDSK tại Hải Phòng kết quả cho thấy tất cả các phòng TT- GDSK đều
được bố trí phòng làm việc với diện tích trung bình 1 phòng là 15,1m2, nhưng
có tới 5/10 ghép với các phòng khác;các phòng có bàn ghế ngồi và tủ tài liệu
nhưng chỉ ở mức tối thiểu; có 9/10 phòng được trang bị máy tính bàn, 10/10
phòng chỉ có <50% trong 11 phương tiện truyền thông; cán bộ làm truyền
thông chiếm 12.9% (38/295), 63,1% chuyên tránh (25/28), cán bộ nữ chiếm
64%, trình độ trung học chiếm cao nhất (52,6%), sau đại học thấp nhất (8%),
không có bác sĩ y học dự phòng làm truyền thông, 100% cán bộ chưa được
đào tạo bài bản về truyền thông .… Nghiên cứu cho thấy phần lớn các phòng
TT-GDSK chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
Hoạt động của các phòng TT-GDSK chủ yếu dựa vào kế hoạch của cấp trên,
hiệu quả không được như mong muốn và cần phải đầu tư cơ sở vật chất, nâng

cao năng lực cho cán bộ làm công tác truyền thông [11].
Theo kết quả nghiên cứu đánh giá tổ chức mạng lưới, nhân lực, cơ sở vật
chất, trang thiết bị của hệ thống truyền thông tuyến tỉnh, huyện tại Hà Tĩnh
của tác giả Bùi Quang Tâm và cộng sự cho thấy hệ thống tổ chức, mạng lưới
TT-GDSK từ tỉnh đến huyện của tỉnh Hà Tĩnh đã được kiện toàn và tương đối
đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những bất cập về nhân lực, cơ sở vật chất,
trang thiết bị và cơ chế hoạt động. Công tác truyền thông tại các đơn vị cán bộ
truyền thông chỉ làm kiêm nhiệm, kinh phí dành cho truyền thông quá ít, nội
dung truyền thông chủ yếu tập trung vào các hình thức cấp phát tờ rơi, áp
phích, làm các phóng sự, bài viết trên báo đài tỉnh. Trang thiết bị phục vụ
công tác truyền thông của các đơn vị tuyến huyện chưa được quan tâm đầu tư
đúng mực, còn thiếu nhiều phương tiện truyền thông cần thiết để phục vụ việc


11

TTGDSK tại cộng đồng.Số cán bộ làm công tác truyền thông được trang bị
các kỹ năng truyền thông hiện nay đạt ở mức trung bình. Các tài liệu truyền
thông tại tuyến huyện chủ yếu lấy từ các Chương trình mục tiêu Y tế quốc
gia. Có một số huyện tự sản xuất nhưng rất ít, chủ yếu khi có dịch bệnh xảy
ra. Việc thiết kế in ấn tài liệu còn rất hạn chế và vấn đề kinh phí dành cho
mục này hầu như không có vì vậy khi in ấn tài liệu chủ yếu lấy mẫu từ trung
ương và sửa đổi cho phù hợp với phong tục tập quán và đặc điểm từng vùng,
miền [26].
Nghiên cứu cắt ngang, kết hợp định tính và định lượng của tác giả
Nguyễn Nhật Cảm và Trần Thị Phương Thảo được thực hiện nhằm mô tả thực
trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện truyền thông giáo dục sức
khỏe của trạm y tế xã về phòng chống bệnh truyền nhiễm, thành phố Hà Nội
năm 2015kết quả cho thấy về cơ sở vật chất trang thiết bị cho truyền thông
giáo dục sức khỏe ở các trạm y tế xã vẫn còn thiếu. Đối chiếu với quyết định

2420/QĐ-BYT, không có trạm y tế xã nào có đủ 100% trang thiết bị, chưa
đầy 1/3 xã, phường có đủ trang thiết bị TT- GDSK cho nhân viên y tế thôn
bản, chỉ có 0,35% trạm y tế xã có đủ 100%, 1,39% trạm y tế xã có đủ 75%
trang thiết bị cho nhân viên y tế thôn bản. Vì vậy, cần thiết có chính sách bổ
sung, cung cấp trang thiết bị và phương tiện một cách đầy đủ và kịp thời cho
trạm y tế xã để thực hiện tốt công tác TT- GDSK phòng chống bệnh truyền
nhiễm [10].
1.2. Nhu cầu đào tạo về truyền thông giáo dục sức khỏecủa nhân viên y tế
TT-GDSK là 1 trong 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt
Nam, đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân. Quyết định số 89/QĐ-BYT ngày 11/01/2008 của Bộ Y tế về việc
việc ban hành điều lệ của đơn vị đã chỉ ra rằng đào tạo nâng cao trình độ


12

chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác TT-GDSK các cấp là một
trong những nhiệm vụ của Trung tâm Truyền thông GDSK [17].
Kết quả tự đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động cho thấy công việc
mà các Trung tâm truyền thông GDSK thực hiện thường xuyên là quản lý,
chỉđạo các hoạt động truyền thông (95,2% ), lập kếhoạch (83,9%), thực hiện
các hoạt động truyền thông (88,7%). Các hoạt động khác như phát triển tài
liệu và các ấn phẩm truyền thông; đào tạo tập huấn được thực hiện ở mức độ
thường xuyên thấp hơn với tỷ lệ tương ứng là 54,8% và 46,8%. Kết quả này
đã phản ánh phần nào các chức năng nhiệm vụ của các Trung tâm truyền
thông GDSK theo Quyết định số 911/1999/QĐ-BYT ngày 31/2/1999 của Bộ
trưởng Bộ Y tế. Mặc dù nghiên cứu khoa học (NCKH) cũng là 1 trong các
chức năng nhiệm vụ của Trung tâm TT- GDSK thành phố Hồ Chí Minh
nhưng 48,4% đơn vị mới chỉ thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng và có đến hơn
25% số đơn vị rất ít làm nghiên cứu khoa học. Điều này cũng được thể hiện

trong nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến công tác nghiên
cứu khoa học của trung tâm Truyền thông GDSK các tỉnh Miền Bắc Năm
2011” trong 3 năm (2008-2010) trung bình Trung tâm TT- GDSK các tỉnh
miền bắc chỉ thực hiện 1,44 đề tài, có một số tỉnh không thực hiện bất cứ đề
tài nào. Tự đánh giá về khả năng đáp ứng của cán bộ với yêu cầu công việc,
lãnh đạo các Trung tâm truyền thông GDSK cho rằng năng lực quản lý, chỉ
đạo và thực hiện hoạt động TT của cán bộ đơn vị tốt (72,6%) bởi đây cũng là
những hoạt động mà các trung tâm thực hiện thường xuyên nhất. Tuy nhiên,
năng lực về NCKH của cán bộ trung tâm truyền thông tuyến tỉnh chỉ ở mức
độ đáp ứng một phần (66,1%) hoặc chưa đáp ứng (21,0%) [17].
Nghiên cứu phân tić h tương tác giữa nhân lực y tế và chấ t lươ ̣ng dich
̣ vu ̣
y tế dựa trên mô ̣t số khung lý thuyế t và phân tić h sự tương tác này đố i vớ

i hê ̣

thố ng y tế Viê ̣t Nam . Chất lượng dịch vụ y tế cần gắn bó chặt chẽ với chất


13

lượng nhân lực y tế và đào tạo nhân lực y tế. Để nâng cao chất lượng dịch vụ
y tế, cần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế không chỉ dạy kiến thức
mà còn đào tạo liên tục, nâng cao kinh nghiệm ứng dụng lý thuyết trong thực
hành [14].
Nhân lực là yếu tố quyết định giúp cho cơ sở y tế hoàn thành được các
yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực của các cơ sở
y tế dự phòng là một việc làm cần thiết giúp cho hoạt động của các cơ sở y tế
trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang kết quả nghiên
cứu cho thấy nhu cầu về nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Thái

Nguyên giai đoạn 2014 – 2020 như sau, về số lượng đến năm 2020, tổng số
cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh cần tuyển thêm là 229 cán bộ;về trình độ,nhu
cầu đào tạo lại của cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh thì đào tạo, tập huấn
chiếm tỷ lệ cao nhất 35,6% ở tuyến tỉnh và 44,4% ở tuyến huyện, xét nghiệm
đứng thứ hai với 28,8% ở tuyến tỉnh và 35% ở tuyến huyện, trong đó đào tạo
ngắn hạn về chuyên môn chiếm tỷ lệ cao nhất[37].
Trong kết quả nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực trung tâm y tế
huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang của tác giả Đàm Thị Tuyết và Bùi Huy Tuân
đã cho rằng củng cố mạng lưới y tế cơ sở là điều kiện tiên quyết để làm tốt
công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân,kết quả nghiên cứu cho thấysố lượng
cán bộ y tế trong biên chế của Trung tâm Y tế huyện Sơn Độngnăm 2013 là
171 người, năm 2014 là 170 người. Tỷ lệ bác sỹ chiếm 15,9%, dược sỹ đại
học chiếm 0,6%, cao đẳng điều dưỡng chiếm 0,6%, dược sỹ trung cấp chiếm
9,4%,nữ hộ sinh chiếm 10,5%. Nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015 – 2020 cần
bổ sung05 bác sỹ, 10 nữ hộ sinh trung học, 8 trung cấp dược[38].
Từ nội dung của cuộc khảo sát về nhân lực y tế bảo đảm chăm sóc sức
khỏe toàn dân cho kết quả CSSK toàn dân gặp khó khăn về nhân lực y tế do
sự phân bổ không đều giữa các vùng miền; những chính sách hiện nay chưa


14

đủ để thu hút và lưu giữ nhân lực y tế y ở lại tuyến dưới; lý do nhân lực y tế
không chịu ở lại tuyến dưới và ở lại các vùng khó là thu nhập thấp, thiếu điều
kiện làm việc và thiếu cơ hội thăng tiến nghề nghiệp. Chất lượng dịch vụ y tế
gắn bó chặt chẽ với chất lượng nhân lực y tế và đào tạo nhân lực y tế. Để
nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, cần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y
tế không chỉ dạy kiến thức mà còn đào tạo liên tục, nâng cao kinh nghiệm ứng
dụng lý thuyết trong thực hành [12],[14].
Khi phân tích yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, cơ cấu và trình độ cán bộ

của các cơ sở y tế dự phòng là một việc làm cần thiết giúp cho hoạt động của
các cơ sở y tế trong thời gian tới được tốt hơn,kết quả nghiên cứu cho thấy đa
số cán bộ thích và muốn tiếp tục công việc đang làm, tuyến tỉnh là 93,2% và
tuyến huyện là 97,7%. Lý do không muốn tiếp tục công việc chủ yếu là chế
độ đãi ngộ không thỏa đáng và công việc không phù hợp, tuyến tỉnh là 87,5%
và tuyến huyện là 100%. Tỷ lệ không đáp ứng về cơ cấu và trình độ cao
53,1% vàlý do không đáp ứng chủ yếu là thiếu cán bộ 88,2%;về những công
việc cần hỗ trợ từ tuyến trên cần có chính sách ưu đãi nhân lực tại chỗ và nơi
khác về chiếm tỷ lệ cao nhất là 87,5%, tiếp đến cần bổ sung nhân lực phù hợp
cơ cấu và trình độ là 78,1%;về những công việc cần làm tại đơn vị cần có chế
độ khuyến khích học tập và nghiên cứu ứng dụng khoa học chiếm tỷ lệ cao
nhất là 81,3%, tiếp đến là bố trí nhân lực hợp lý 75%[36].
Nghiên cứu của tác giả Phạm Hồng Hải sử du ̣ng số liê ̣u thứ cấ p của
thố ng kê y tế Viê ̣t Nam và các tài liê ̣u của Bô ̣ y tế để phân tić h thực tr

ạng

nhân lực y tế và tin
̀ h hin
̀ h sức khỏe của người dân khu vực miề n núi phiá Bắ c
so sánh với các chỉ số cả nước và các vùng miề n khác nhằ m tim
̀ ra mô ̣t số bấ t
câ ̣p giữa nhân lực y tế và kế t quả chăm sóc sức khỏe cho ng ười dân. Với kết
quả thu được là số lượng bác sĩ tại vùng Trung du miền núi phía Bắc cao
(7,1bác sĩ/10.000 dân) hơn so với cả nước (5,3) nhưng hiê ̣u suấ t khám chữa


15

bệnh lại thấp hơn (2411 lầ n khám /năm/1 bác sĩ so với cả nước 4123 lầ n), các

chỉ số về tử vong trẻ em (35,2‰) cao hơn cả nước (23,1‰)[13].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang về thực trạng hoạt động của nhân viên y tế
thôn bản tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La năm 2013-2014 cho thấycó 11,1%
nhân viên y tế thôn bản chưa được qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ; có
54,8% NVYT thôn bản được đào tạo lại 1 lần; số nhân viên y tế thôn bản
được đào tạo lại 2 lần là 11,9%; số chưa được đào tạo lại là 33,3%. Nội dung
đào tạo chủ yếu là về chức năng nhiệm vụ của NVYT thôn bản, kỹ năng
truyền thông, giáo dục sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh, dinh dưỡng và an toàn
thực phẩm, cấp cứu chấn thương. Các hoạt động mà NVYT đã làm là sơ cứu
ban đầu và cấp cứu các tai nạn (60,3%); phát hiện, chăm sóc bệnh thông
thường (83,3%); và chăm sóc bệnh xã hội tại nhà theo quy định của TYT xã
(22,8%) [35].
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là việc làm cần thiết đặc biệt là ở
tuyến y tế cơ sở nguồn nhân lực thiếu cả về số lượng và chất lượng. Củng cố
mạng lưới y tế cơ sở là điều kiện tiên quyết để làm tốt công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân. Trong đó nhân lực là yếu tố quyết định giúp cho Trung tâm y
tế hoàn thành được các yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đánh giá thực trạng
nguồn nhân lực của Trung tâm y tế, để có các giải pháp khắc phục là việc làm
cần thiết giúp cho hoạt động của Trung tâm y tế trong thời gian tới. Phương
pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng cán
bộ y tế của Trung tâm Y tế huyện Thuận Châu năm 2013 là 221 người, trong
đó: Tuyến huyện là 38 người, trạm Y tế xã là 183 người kể cả chuyên trách
dân số xã, NVYT thôn bản là 559 đang hoạt động tại các thôn bản. Cán bộ có
trình độ đại học trở lên là chiếm 12,3%, bình quân cán bộ y tế đạt 13,4 cán
bộ/10.000 dân [39].


16

Nghiên cứu cắt ngang sử dụng số liệu sẵn có được thực hiện tại các cơ sở

y tế nhằm mô tả thực trạng nguồn nhân lực y tế của Bình Lục, tỉnh Hà Nam
vào năm 2014, kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh viện đa khoa huyện thiếu 8
nhân viên y tế, không có dược sĩ đại học, tỷ lệ bộ phận cận lâm sàng, dược
thấp hơn 7-11%, tỷ lệ bộ phận quản lý hành chính cao hơn 8,3-10,3% so với
quy định; trung tâm y tế huyện thiếu 7-11 nhân viên y tế, tỷ lệ bộ phận chuyên
môn vượt 7,4-12,4%, tỷ lệ bộ phận xét nghiệm thấp hơn 2,8% và tỷ lệ bộ
phận quản lý-hành chính thấp hơn 4,7-9,7% so với quy định; 84,2% trạm y tế
xã có đủ biên chế, 68,4% trạm y tế xã có bác sĩ, 1/19 trạm y tế xã có 2 bác sĩ,
6/19 trạm y tế xã không có bác sĩ. Từ đó khuyến cáo các nhà lãnh đạo huyện
Bình Lục cần có những chính sách đãi ngộ nhằm thu hút, duy trì cán bộ, đồng
thời có kế hoạch phân bổ nguồn nhân lực hợp lí góp phần đáp ứng tốt cho
công tác CSSK nhân dân [28].
Để đáp ứng cho nhu cầu nhân lực y tế dự phòng trên toàn quốc, với
truyền thống đào tạo của các nhà trường y – dược hơn 60 năm qua, đặc biệt
trong vòng 10 năm gần đây, chúng ta đã thành lập một mạng lưới các trường
đại học, cao đẳng và trung cấp y, dược học trên cả ba miền và ở hầu hết các
tỉnh, thành phố. Thực trạng hiện nay về đào tạo đại họccả nước có 26 cơ sở
đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học trong đó có 18 cơ sở công lập. Hiện có
5 trường đại học đào tạo cử nhân y tế công cộng và 7 trường đào tạo Bác sỹ y
học dự phòng;đào tạo cao đẳng thì tính đến năm 2010, có 74 trường cao đẳng,
trong đó có 3 trường trực thuộc Bộ Y tế, các trường còn lại trực thuộc tỉnh,
thành phố. Số trường cao đẳng y tế được nâng cấp từ trường trung cấp y tăng
rất nhanh trong 2 năm gần đây. Đào tạo trung cấp,có 44 trường trực thuộc các
tỉnh, thành phố hoặc trực thuộc trung ương và Bộ Y tế quản lý. Hầu hết các
tỉnh thành trong cả nước đều đã có một cơ sở đào tạo nhân lực y tế bậc trung
cấp chuyên nghiệp và dạy nghề (dược tá, công nhân kỹ thuật dược).


17


Hiện chúng ta đang duy trì 8 phương thức đào tạo cho cán bộ y tế dự
phòng tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp trên cả nước bao gồm:
đào tạo chính quy; đào tạo hợp đồng theo địa chỉ; đào tạo liên thông; đào tạo
cử tuyển; đào tạo vừa làm vừa học; đào tạo văn bằng hai; đào tạo cấp chứng
chỉ cho người học có yêu cầu và đào tạo liên tục. Với mạng lưới các nhà
trường y – dược rộng khắp và phương phức đào tạo khá đa dạng, phong phú
như trên, trong những năm qua hệ đào tạo đã cơ bản cung cấp đầy đủ cán bộ
cho lĩnh vực y tế dự phòng theo trình độ văn bằng cũng loại hình văn bằng
chuyên môn như hiện nay. Tuy nhiên so với nhu cầu nhân lực quy định tại
Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về định mức
biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước thì khả năng đáp ứng của
các cơ sở đào tạo y - dược trên cả nước cũng cần phải tăng lên khoảng gấp 2
lần so với khả năng đào tạo hiện nay [22].
Theo quyết định số 26/QĐ-BYT quy định việc triển khai thực hiện các
hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về phòng, chống dịch bệnh, HIV/AIDS, các
bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khoẻ lao động và bệnh nghề nghiệp,
chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ môi trường, sức khoẻ trường học, dinh
dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, TT- GDSK theo phân cấp và
theo quy định của pháp luật. Từ đó hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ
thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách đối với các trạm y tế xã,
phường, thị trấn, các cơ sở y tế trên địa bàn. Tham gia đào tạo, đào tạo lại, tập
huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách
cho cán bộ y tế cấp xã, nhân viên y tế thôn, bản và các cán bộ khác [6].
Tỷ lệ dược sĩ/vạn dân trung bình tại 5 tỉnh rất thấp (0,56). Để bảo đảm
đạt được mục tiêu 2,5 dược sĩ/vạn dân trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 30%
theo chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tại 5 tỉnh khu vực biển đảo phía Bắc của


18


nước ta thiếu khoảng 2208 dược sĩ đại học: số lượng thiếu nhiều gấp 3,5 lần
số lượng dược sĩ hiện có và phân bố không đều, tập trung ở các khu đô thị.
Phần lớn dược sĩ có trình độ đại học và chưa được đào tạo chuyên sâu về
dược lâm sàng. Vì vậy đây là một hướng đi mới đầy triển vọng cho các
trường đào tạo dược đặc biệt theo định hướng dược lâm sàng [23].
Nhân lực ngành y tế, đặc biệt là nhân lực tại tuyến y tế cơ sở trong
những năm gần đây luôn trong tình trạng thiếu hụt, nhất là cán bộ có trình độ
bác sĩ và dược sĩ đại học. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng
nhân lực tại tuyến y tế cơ sở năm 2010 và mô tả một số giải pháp đã được
triển khai nhằm thu hút nhân lực cho các cơ sở y tế công lập tại tỉnh Hòa
Bìnhkết quả cho thấy tỷ lệ cán bộ y tế/giường bệnh thấp hơn so với quy
định;tỷ lệ bác sĩ/chức danh chuyên môn khác tại bệnh viện (đạt 19%) còn thấp
so với yêu cầu (≥ 31%). Tỷ lệ này tại trung tâm y tế dự phòng đạt 13% (yêu
cầu ≥ 26%). Tất cả các trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện đều thiếu kỹ
thuật viên xét nghiệm. Chỉ có 45,3% số trạm y tế xã có bác sĩ và 32% trạm y
tế xã có cán bộ dược. Cần có các đề án can thiệp nhằm từng bước cải thiện cả
về số lượng và chất lượng của cán bộ công tác tại tuyến y tế cơ sở [18].
1.3. Các nghiên cứu về truyền thông giáo dục sức khỏe và các vấn đề liên
quan đến phòng chống bệnh bệnh không lây nhiễm
Hiện nay, các nghiên cứu về thực trạng nguồn lực, tổ chức và hoạt động
TT-GDSK cũng như về hiệu quả,ưu, nhược điểm của các mô hình thực hiện
TT-GDSK ở các nước trên thế giới còn rất ít. Lý do là mỗi nước trên thế giới
có cấu trúc tổ chức hệ thống y tế khác nhau, các báo cáo thường chỉ mang tính
chất quốc gia, thậm chí chỉ bó hẹp trong một khu vực nào đó của một nước, vì
vậy ít được phổ biến trên thế giới [15].


19


1.3.1. Trên thế giới
Dựa trên kinh nghiệm toàn cầu và các khuyến nghị hiện đại để làm rõ
các hướng ưu tiên của cuộc chiến chống lại các bệnh không lây nhiễm mãn
tính. Định hướng phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm cần dựa trên động cơ
thúc đẩy sức khoẻ, của chính họ và cộng sự, tổ chức các chương trình kiểm
tra quần chúng trong các nhóm đối tượng đích và định hướng lại chăm sóc
sức khoẻ để làm việc với người khỏe mạnh [55].
Các bệnh KLN mãn tính ở Ghana đã gây ra bệnh nặng và tử vong ở
Ghana trong nhiều năm. Tuy nhiên, cho đến gần đây, họ đã bị bỏ rơi và không
được coi là ưu tiên về sức khoẻ. Báo cáo này xem xét lại chính sách quốc gia
và chương trình ứng phó với bệnh KLN mãn tính trong giai đoạn 19922009.Một số sáng kiến của chính sách và chương trình đã được theo đuổi với
sự thành công còn hạn chế. Một chương trình kiểm soát quốc gia đã được
thành lập, các bệnh KLN hiện đang là một ưu tiên chính sách quốc gia, dự
thảo luật về kiểm soát thuốc lá, các chiến dịch giáo dục công cộng về lối sống
lành mạnh, sàng lọc ung thư cổ tử cung và một hệ thống bảo hiểm y tế quốc
gia để giảm chi phí y tế cho chăm sóc bệnh KLN mãn tính. Những thách thức
chính bao gồm quản lý chương trình không hiệu quả, kinh phí thấp, ít quan
tâm về chính trị, sự hiểu biết của cộng đồng thấp, chi phí thuốc cao và không
có các chương trình kiểm tra có cấu trúc. Các cơ hội đang nổi lên bao gồm cải
thiện ý chí chính trị, tài trợ của chính phủ cho chương trình kiểm tra ung thư
quốc gia, sử dụng các quỹ từ các chương trình sức khoẻ có nguồn lực để tăng
cường hệ thống y tế tổng thể. Việc phân phối dịch vụ phân chia với sự thiếu
hiệu quả trong các hệ thống y tế là một trong những mối quan tâm chính được
nâng lên khi mở rộng các chương trình cụ thể về bệnh tật trong hai thập kỷ
qua[49],[56].


20

Theo nghiên cứu của tác giả Unwin N và cộng sự về các bệnh mạn

tính không lây nhiễm thu được kết quả là Một phần tư số người tử vong - gần
9 triệu người vào năm 2005 - ở nam giới và phụ nữ <60 tuổi. Cùng với nhau,
bệnh không lây nhiễm đại diện cho toàn cầu là nguyên nhân lớn nhất gây tử
vong ở người trong độ tuổi lao động, và tỷ lệ mắc của họ ở người trẻ tuổi cao
hơn đáng kể ở các nước nghèo trên thế giới so với người giàu
[48].Các bệnh KLN là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu và
trong khu vực Đông Địa Trung Hải của Tổ chức Y tế Thế giới. Báo cáo này
báo cáo về sự hợp tác nghiên cứu giữa Văn phòng Địa Trung Hải Địa Trung
Hải của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Y tế Quốc gia và Luật Y tế Toàn cầu
O'Neill tại Đại học Georgetown. Các yếu tố chính hỗ trợ cho các luật liên
quan đến bệnh KLN có hiệu quả bao gồm năng lực quản lý; Các cơ chế quản
trị thúc đẩy sự hợp tác đa dạng và trách nhiệm giải trình; Và điều chỉnh các
can thiệp vào các bối cảnh luật pháp, kinh tế và xã hội địa phương. Kết quả
nghiên cứu ngăn chặn không truyền nhiễm bệnh ở Oman cho rằng gánh nặng
của bệnh bệnh KLN là một mối quan tâm lớn toàn cầu và dự kiến sẽ tăng 15%
trong 10 năm tiếp theo. Bệnh KLN là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở
Oman và các nước khác trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh [45],[50].
Nhóm nghiên cứu củaCaretto A và cộng sự cho rằng các bệnh KLN còn
được gọi là bệnh mãn tính kéo dài trong thời gian dài và sự tiến triển chậm,
lối sống không lành mạnh và hành vi ăn uống đóng một vai trò quan trọng để
xác định các bệnh như vậy. Duy trì lối sống lành mạnh có giá trị rất lớn trong
việc giảm bệnh và tuổi thọ dài hơn không chỉ ở cấp độ cá nhân mà còn đối với
cộng đồng nói chung [52].
Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ thừa cân đang tăng lên trong khi tỷ lệ
hiện mắc thừa cân vẫn còn cao. Tình trạng này được gọi là gánh nặng dinh
dưỡng gấp đôi. Cả thiếu cân và thừa cân liên quan đến tăng nguy cơ bệnh mạn


21


tính không truyền nhiễm, giảm phúc lợi và chất lượng cuộc sống…Cư dân đô
thị có nhiều khả năng bị thừa cân và ít bị suy dinh dưỡng hơn so với người
dân nông thôn trong cả hai năm. Sự thay đổi từ thừa cân sang thừa cân rõ ràng
hơn trong số các mức chi tiêu lương thực cao hơn[51].Trên toàn cầu, có bằng
chứng về gánh nặng bệnh tật không lây nhiễm, đặc biệt ở các nước đang phát
triển bao gồm Tanzania. Quá trình chuyển đổi kinh tế xã hội và nhân khẩu
học có một vai trò lớn trong sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm ở
Tanzania. Có những sáng kiến để kiểm soát gánh nặng của các bệnh không
lây nhiễm trong nước [54].
Theo kết quả nghiên cứu của Robinson H. M và cộng sự năm 2012 cho
rằng có nhiều bằng chứng cho thấy các bệnh KLN là vấn đề sức khoẻ và kinh
tế xã hội ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Theo Tổ chức Y tế
Thế giới ước tính, tử vong do bệnh tim mạch, ung thư, bệnh hô hấp mãn tính
và đái tháo đường chiếm 63% tỷ lệ tử vong toàn cầu trong năm 2008, trong đó
80% là ở nhóm có thu nhập thấp và trung bình [53].
Báo cáo về các bệnh KLN ở các nước có thu nhập thấp và trung bình:
bối cảnh, các yếu tố quyết định và chính sách y tế của tác giả Miranda J.
J nhấn mạnh rằng sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm và tác động của
họ ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ngày càng được chú ý nhiều
trong những năm gần đây. Cuối cùng, nhu cầu cải cách hệ thống y tế để tăng
cường chăm sóc ban đầu được nhấn mạnh như là một chính sách chính để
giảm số lượng bệnh dịch đang gia tăng này[40].
Theo quan điểm của Siegel K. R và cộng sự cho rằng gánh nặng của
bệnh KLN ở Nam Á đang tăng lên với tốc độ vượt quá mức tăng toàn cầu của
các điều kiện này. Thay đổi các nhân tố nguy cơ hàng đầu - đặc biệt là thói
quen ăn kiêng, sử dụng thuốc lá và cao huyết áp - được cho là cơ sở gánh
nặng chết người và tàn tật do bệnh KLN. Cải thiện tuổi thọ, tăng sự phát triển


22


kinh tế xã hội và đô thị hóa ở Nam Á dự kiến sẽ dẫn tới sự leo thang thêm của
bệnh KLN [41].
Theo kết quả nghiên cứu của các bệnh KLN dẫn đến tử vong và bệnh
tật đáng kể trên toàn thế giới. Các bệnh bệnh KLN phổ biến nhất là các bệnh
tim mạch (CVD), tiểu đường, ung thư và các bệnh hô hấp mãn tính. Với sự
gia tăng nhanh chóng số ca tử vong liên quan đến bệnh KLN ở các nước Châu
Á Thái Bình Dương, các bệnh KLN hiện là nguyên nhân chính gây tử vong và
gánh nặng bệnh tật trong khu vực. Các bệnh KLN cản trở việc thực hiện các
mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG). Người thuộc nhóm kinh tế xã hội
thấp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các bệnh bệnh KLN do họ không tiếp cận
chính sách, pháp luật, các quy định và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ kém để đối
phó với bệnh KLN. Điều này làm giảm năng suất lao động của một lực lượng
lao động đang giảm với hàm ý ở cấp độ kinh tế vĩ mô, các bệnh bệnh KLN
chủ yếu ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là CVD, ung thư và tiểu đường
do sự gia tăng số năm sống bị mất của người khuyết tật (DALYs), 4 yếu tố
nguy cơ hành vi chính đối với bệnh KLN là: sử dụng thuốc lá, uống rượu,
hoạt động thể chất không đầy đủ và chế độ ăn uống không lành mạnh. Các
yếu tố nguy cơ tiềm ẩn là đô thị hoá, toàn cầu hóa, lối sống định canh, béo phì
và cao huyết áp. Các chiến lược chống lại bệnh KLN ở khu vực Châu Á Thái
Bình Dương như sau: Giảm muối ăn kiêng chế độ ăn uống, giáo dục sức
khoẻ, can thiệp tâm lý, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức và phỏng
vấn tạo động lực, đánh thuế và cấm quảng cáo thuốc lá, thực hiện các khu vực
không khói thuốc và giám sát bởi WHO. Các biện pháp kiểm soát phải tập
trung vào việc ngăn ngừa và tăng cường hợp tác liên ngành. Một cam kết
quốc gia về hành động hợp tác và thực dụng là cần thiết để tận dụng các cơ
hội để tiến bộ hơn nữa trong công tác phòng ngừa và kiểm soát bệnh KLN ở
New Zealand[42],[47].



23

Ali M. K và cộng sự đã thu thập số liệu về tử vong do các cơ quan có
thẩm quyền tại 43 quốc gia đưa ra cho các bệnh tim mạch; bệnh tiểu
đường; bệnh hô hấp mãn tính; bệnh ung thư phổi, ung thư vú, ung thư cổ tử
cung, gan và ung thư dạ dày. Từ năm 1980 đến năm 2012, trung bình ở tất cả
các nước, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, và ung thư cổ tử
cung giảm, trong khi tỷ lệ tử vong do bệnh tiểu đường, ung thư gan, cải thiện
cả phạm vi bảo hiểm và tính chính xác của các tài liệu về tử vong ở các nước
có thu nhập thấp và trung bình là một ưu tiên, cũng như nhu cầu đánh giá chặt
chẽ các mức độ can thiệp ở cấp xã hội[43].
Mukanu M. M và cộng sự đã phân tích chính sách của chính phủ là kết
quả của các chiến lược quốc tế của WHO, bằng chứng về việc gia tăng gánh
nặng bệnh tật từ bệnh KLN và áp lực từ các nhóm lợi ích. Chính phủ đã xây
dựng kế hoạch chiến lược cho bệnh KLN dựa trên Kế hoạch hành động toàn
cầu của WHO cho các Bệnh bệnh KLN 2013-2030. Quá trình xây dựng chính
sách là dài và điều này ảnh hưởng đến tính nhất quán trong thành phần của
các bên liên quan và đà phát triển chính sách. Thiếu bằng chứng nghiên cứu
đại diện cho một số bệnh KLN ưu tiên và sử dụng các mục tiêu chung và các
chỉ số dẫn đến kế hoạch chiến lược bệnh KLN không đầy đủ đối với bối cảnh
Zambia. Các can thiệp trong kế hoạch chiến lược cũng không tận dụng được
tiềm năng ngăn ngừa bệnh KLN thông qua giáo dục sức khoẻ [46].
Các chính sách và chiến lược quốc gia mạnh mẽ do các cơ quan quốc gia
xây dựng và sở hữu là căn bản để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh
KLN. Mục tiêu của bài báo này là nhằm vào các lĩnh vực chính sách rộng rãi
liên quan đến công tác phòng ngừa và kiểm soát bệnh bệnh KLN từ quan
điểm y tế công cộng, đặc biệt chú trọng đến các quốc gia có thu nhập thấp và
trung bình. Báo cáo này là bản báo cáo của WHO trong lĩnh vực này được hỗ
trợ bởi các tài liệu có liên quan thu được từ một cuộc tìm kiếm cho giai đoạn



24

2000-2010. Có một cơ sở bằng chứng mạnh mẽ là nền tảng của chương trình
nghị sự về chính sách bệnh KLN. Các chính sách bệnh KLN quốc gia có thể
tạo ra một tác động đáng kể đến sức khoẻ cộng đồng nếu chúng được hướng
tới việc phòng ngừa và công bằng chính của các hệ thống y tế. Các chính sách
quốc gia về bệnh KLN giúp thúc đẩy và kết hợp chặt chẽ các quy định, hành
động lập pháp và đa ngành đối với các lĩnh vực y tế và các lĩnh vực liên quan
đến y tế khác là không thể tách rời để tạo ra những môi trường thuận lợi để hỗ
trợ các hành vi lành mạnh [44].
1.3.2. Tại Việt Nam
Số liệu thống kê của Bộ Y tế trong những năm gần đây cho thấy Việt
Nam cũng như các nước khác trong khu vực đang có sự thay đổi về mô hình
bệnh tật từ bệnh lây nhiễm sang bệnh KLN.
Các bệnh ung thư, bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước do số người mắc bệnh nhiều, bệnh gây tàn tật và tử vong cao. Phòng,
chống các bệnh KLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh này trong cộng
đồng, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải tại các bệnh viện.
Phòng, chống các bệnh KLN là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của
mỗi người dân, trong đó các cấp chính quyền trực tiếp chỉ đạo, ngành Y tế là
nòng cốt. Kiểm soát nguy cơ gây bệnh như hút thuốc lá, lạm dụng đồ uống có
cồn, dinh dưỡng không hợp lý, thực phẩm không an toàn, thiếu hoạt động thể
lực, cùng với chủ động giám sát, phát hiện bệnh sớm, điều trị, quản lý liên tục
và lâu dài tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu là yếu tố quyết định hiệu quả
trong phòng, chống các bệnh không lây nhiễm. Nguồn lực đầu tư cho hoạt
động phòng, chống các bệnh KLN được huy động từ nhi ều nguồn, trong đó



25

ngân sách nhà nước tập trung vào kiểm soát yếu tố nguy cơ, dự phòng, giám
sát, phát hiện bệnh sớm[32].
Theo nghiên cứu của tác giả Phan Thanh Bình và cộng sự tiến hành tại 4
tỉnh phía nam về nguồn lực và thực trạng công tác truyền thông giáo dục sức
khỏe tuyến y tế xã, kết quả cho thấy: 95,8 % (69/72 trạm y tế xã) tuyến xã có
thành lập phòng tư vấn sức khỏe, có 88,7% tuyến xã chưa được cung cấp đủ
nguồn lực cho hoạt động TT-GDSK, trên 62,5% cán bộ truyền thông tuyến xã
kiêm nhiệm. Công tác đào tạo, tập huấn có 70% cán bộ truyền thông tuyến xã
được tập huấn 1 lần trong năm, 30% chưa được tập huấn [3]. Theo một
nghiên cứu của tác giả Lê Trung Quân về thực trạng truyền thông ở tuyến xã,
phường cho thấy tỷ lệ cán bộ y tế có thái độ rất đúng chiếm 67,7% nhưng tỷ
lệ thực hành tốt chỉ chiếm 14,3% và không có cán bộ y tế (CBYT) nào có
kiến thức loại tốt; vẫn còn thiếu hụt về kiến thức: chỉ 7,9% CBYT biết các
dấu hiệu cơn sốt rét điển hình, 5,0% biết được đầy đủ các bước chế biến của
một bữa ăn bổ sung [24]. Chất lượng hoạt động TT-GDSK ở tuyến huyện vẫn
còn rất nhiều hạn chế, cụ thể 1/3 số huyện không có phòng làm việc riêng cho
phòng TT-GDSK; hoạt động chủ yếu là tư vấn, truyền thông tại cộng đồng;
hoạt động viết bài truyền thanh chỉ chiếm 40%. 82,9% nhận định thiếu trang
thiết bị cho hoạt động TT-GDSK; 51,4% thiếu kiến thức, kỹ năng; 42,6%
thiếu điều kiện làm việc [21].
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một trong những bệnh KLN
đang ngày càng phổ biến và trở thành một trong những nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu trên toàn cầu và ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch
tễ học của bệnh này ở nước ta còn hạn chế và ít được cập nhật, nhất là ở
người cao tuổi sống ở cộng đồng nông thôn. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện là vấn đề đáng
quan tâm [1],[20].



×