Tải bản đầy đủ (.pdf) (250 trang)

Dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ em cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.15 MB, 250 trang )


TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

DINH DƢỠNG VÀ SỨC KHỎE
TRẺ EM CỘNG ĐỒNG

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
Hà Nội, 1999


CHỦ BIÊN:
PTS. Phạm Ngọc Khái
THAM GIA BIÊN SOẠN:
TẬP THỂ TÁC GIẢ CỦA:
Trƣờng Đại học Y Thái Bình,
Trƣờng Đại học Y Hà Nội
Viện Dinh dƣỡng Quốc Gia
UB Bảo vệ & Chăm sóc trẻ em Việt Nam
UNICEP Việt Nam
Bệnh viện nội tiết Trung Ƣơng
1- ThS. Nguyễn Trọng An
2- PTS. Nguyễn Trí Dũng
3- PTS. Trần Minh Hậu
4- ThS. Lƣu Ngọc Hoạt
5- ThS. Phạm Thảo Hƣơng
6- PTS. Phạm Ngọc Khái
7- ThS. Vũ Trung Kiên
8- ThS. Trần Thị Lụa

THƢ KÝ BIÊN SOẠN:
TS. Tạ Xuân Ninh



9- PTS. Nguyễn Thị Thanh Mai
10- BS CKI. Đặng Văn Nghiễm
11- TS. Tạ Xuân Ninh
12- BS. Nguyễn Vinh Quang
13- BS.NCS. Hoàng Năng Trọng
14- BS. Nguyễn Quang Trung
15- ThS. Nguyễn Thúy Vân.


LỜI GIỚI THIỆU

Trong Chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dinh dƣỡng hợp lý đƣợc coi là nền móng
của ngôi nhà sức khoẻ, hiện nay vấn đề dinh dƣỡng hợp lý cho trẻ em đang là một
trong những hoạt động trọng tâm trong chăm sóc sức khoẻ trẻ em, nó đang đƣợc
lồng ghép với nhiều chƣơng trình quốc gia và quốc tế giành cho trẻ em.
Trong những năm vừa qua, bên cạnh sự hợp tác giúp đỡ của các cán bộ
trong Bộ môn Vệ sinh dịch tễ, sự cộng tác của cán bộ từ nhiều bộ môn có liên quan,
tuy lực lƣợng còn trẻ, còn mỏng nhƣng Tổ bộ môn Dinh dƣơng đã không ngừng
học tập vƣơn lên, vừa tham gia đào tạo đại học, đào tạo sau đại học đạt kết quả tốt
vừa thực hiện thành công các công trình nghiên cứu đƣợc Nhà trƣờng và Bộ Y tế
giao cho.
Với sự giúp đỡ của nhiều Giáo sƣ đầu ngành ở Viện Dinh dƣỡng, Trƣờng
Đại học Y Hà Nội, Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em,... đến nay Tổ bộ môn Dinh dƣỡng
đã hoàn thành một số công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, nhánh cấp Nhà nƣớc,
hợp tác quốc tế về Dinh dƣỡng cộng đồng có ý nghĩa thực tiễn và có giá trị khoa
học. Trong đó đáng kể là những nghiên cứu phòng chống thiếu dinh dƣỡng cho trẻ
em cộng đồng luôn luôn đƣợc các địa phƣơng là địa bàn thực nghiệm hoan nghênh.
Để cung cấp tài liệu giảng dậy cho các lớp đào tạo, đào tạo lại, tập huấn về
dinh dƣỡng do Nhà trƣờng đảm nhiệm, đồng thời góp phần cung cấp tài liệu tham

khảo cho cán bộ, sinh viên trong và ngoài trƣờng khi tham gia các chƣơng trình có
liên quan đến dinh dƣỡng và sức khoẻ trẻ em; các tác giả đã có nhiều cố gắng để
biên soạn cuốn "Dinh dƣỡng và sức khoẻ trẻ em cộng đồng".
Cuốn sách là sản phẩm của tập thể tác giả có tinh thần thái độ lao động khoa
học miệt mài, nghiêm túc. Các tác giả đã có cố gắng để lồng ghép nhiều nội dung
hoạt động chăm sóc sức khoẻ trẻ em với dinh dƣỡng hợp lý. Chúng tôi xin trân
trọng giới thiệu cuốn sách này cùng bạn đọc. Với những kiến thức cập nhật đƣợc
trong quá trình giảng dậy, học tập, nghiên cứu khoa học và phục vụ thực tế chăm
sóc sức khoẻ trẻ em có liên quan đến dinh dƣỡng, hy vọng rằng cuốn sách sẽ phần
nào làm vừa lòng bạn đọc.
Lần đầu tiên xuất bản, chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi thiếu sót,
chúng tôi cũng nhƣ các tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các
bạn đồng nghiệp gần xa. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.
PGS. PTS. Trần Văn Quế Hiệu trưởng
Chủ tịch Hội đồng KH-GD Trường ĐHY Thái Bình


MỤC LỤC

Phương pháp xây dựng kế hoạch hành động và dự án về dinh dưỡng - sức khoẻ trẻ em.
ThS. Nguyễn Trọng An,
PTS. Phạm Ngọc Khái
2- Giám sát dinh dưỡng trong chăm sóc sức khoẻ trẻ em
PTS. Phạm Ngọc Khái
3- Kỹ thuật chọn mẫu trong nghiên cứu dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ em
ThS. Lưu Ngọc Hoạt PTS. Phạm Ngọc Khái
4- Giáo dục dinh dưỡng để phòng chống thiếu dinh dưỡng cho trẻ em
ThS. Nguyễn Trọng An PTS. Phạm Ngọc Khái
5- Theo dõi biểủ đồ phát triển trẻ em
PTS. Phạm Ngọc Khái

6- Xây dựng khẩu phần hợp lý cho trẻ em
ThS. Trần Thị Lụa PTS. Phạm Ngọc Khái
7- Hướng tiếp cận ba chữ A trong hoạt động phòng chống thiếu dinh dưõng cho trẻ em
BS. Nguyễn Quang Trung
8- Thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng ở trẻ em
PTS. Phạm Ngọc Khái
9- Thiếu máu dinh dưỡng ờ trẻ em
PTS. Trần Minh Hậu TS. Nguyễn Xuân Ninh
10- Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt ở trẻ em
BS. Hoàng Năng Trọng
TS. Nguyễn Xuân Ninh
11- BS. Hoàng Năng Trọng TS. Nguyễn Xuân Ninh 11 - Thiếu i-ốt và bệnh bướu cổ ở trẻ em
BS. Nguyễn Vinh Quang
PTS. Nguyên Trí Dũng
12- Kẽm và sức khoẻ trẻ em
TS. Nguyễn Xuân Ninh
13- Nhiễm giun đường ruột và thiếu dinh dưỡng ồ trẻ em
ThS. Phạm Thảo Hương
PTS. Phạm Ngọc Khái

Trang

1-

7

23
37
54
68

79
96
105
123
139

154

165
176


MỤC LỤC
14-

Bệnh tiêu chảy và thiếu dinh dưỡng ở trẻ em

Trang

188

ThS. Nguyễn Thúy Vân PTS. Phạm Ngọc Khái
15-

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và thiếu dinh dưỡng ở trẻ em

206

BS. Đặng Văn Nghiêm PTS. Phạm Ngọc Khái
16-


Nhiễm khuẩn Tai - Mũi - Họng và thiếu dinh dưỡng ở trẻ em

224

ThS. Vũ Trung Kiên PTS. Phạm Ngọc Khái
17-

Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và nuôi con bằng sữa mẹ

235

PTS. Nguyễn Thị Thanh Mai
18-

Bệnh béo phì ở trẻ em

257


PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ DỰ ÁN VỀ
DINH DƢỠNG - SỨC KHOẺ TRẺ EM
1- PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
1.1- BƢỚC 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
1.1.1. Thu thập các số liệu
- Cần thu thập các số liệu có liên quan đến trẻ em và phụ nữ, xác định các số liệu ƣu
tiên có liên quan đến các mục tiêu của chƣơng trình, kế hoạch về sức khoẻ và dinh
dƣỡng, kinh tế, xã hội.
- Nguồn thu thập dựa vào hành chính, số liệu của các cuộc điều tra khảo sát ở các

địa phƣơng, số liệu củ các nghiên cứu khoa học trong vùng và số liệu của các đánh giá
cá nhân.
1.1.2. Trình bầy các số liệu
Trình bầy các số liệu thu đƣợc theo bảng, sơ đồ, đồ thị hoặc bản đồ dữ kiện.
1.1.3. Phản tích các số liệu
- Dựa trên các số liệu đã có ta cần phân tích sự ảnh hƣờng và xu hƣớng phát triển
của các dự kiện tới tình hình thực tại của tỉnh, huyện, xã.
- Từ đó xác định mức độ các nhu cầu của nhân dân trong tỉnh, trong vùng, mối liên
quan giữa nhu cầu và cung cấp các dịch vụ y tế, can thiệp dinh dƣỡng cho trẻ em sự thiếu
hụt về tài chính, nhân lực, phƣơng tiện trang thiết bị và các cơ sở xây dựng cơ bản để đáp
ứng cho nhu cầu cải thiện tình trạng dinh dƣỡng và sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em trong
vùng.
- Phân tích các ảnh hƣởng của kinh tế xã hội, phong tục tập quán địa phƣơng .v.v.
tới quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch.
1.2- BƢỚC 2: XÁC ĐỊNH CÁC KHÓ KHẢN VÀ NHU CẦU
1.2.1- Những khó khản có thể gặp:
- Dựa trên phân tích tình hình, ngƣời lập kế hoạch cần xác định đƣợc những vấn đế
đang tồn tại của địa phƣơng và nhu cầu cần phải giải quyết.
+ Những tồn tại về dinh dƣỡng, sức khoẻ, phong tục tập quán v.v
+ Những tồn tại về nhân lực, tài chính, đội ngũ lãnh đạo, quản lý.
+ So sánh tình hình hiện tại với quá khứ và nhu cầu trong tƣơng lai đối với các dịch
vụ y tế, can thiệp dinh dƣỡng cho trẻ em trong vùng.
+ Xác định những khó khăn sẽ gặp phải (nếu có) do sự áp đặt của cơ quan tài trợ.
1.2.2- Tổ chức thảo luận
a) Mục tiêu
Các thành viên tham gia hội thảo cần:
- Nêu đƣợc những số liệu, dữ kiện có liên quan tới tình trạng dinh dƣỡng, sức


trẻ em trong tỉnh, huyện của mình.

- Dựa trên các số liệu này hãy xác định vấn đề nào cần ƣu tiên giải quyết và những
khó khăn nào có nguy cơ gây ảnh hƣởng tới tình sức khoẻ của trẻ em trong tỉnh, huyện.
b) Viết báo cáo thảo luận
Mỗi thành viên tham gia hội thảo đƣợc sử dụng 30 phút để trả lời vào 2 mẫu sau:
Mẫu 1 : Số liệu về sức khoẻ dinh dƣỡng của phụ nữ và trẻ em
Những số liệu, chỉ số cần phải thu Nguồn thu thập
Mức độ thƣờng xuyên
thâp ở tỉnh, huyện

Mẫu 2: Xác định vấn đề ảnh hƣởng của tình hình dinh dƣỡng - sức khoẻ phụ nữ và
trẻ em trong vùng cũng nhƣ các nhu cầu cần giải quyết.
STT
Những vấn đề, khó khăn đang
Nhu cầu cần giải quyết
tồn tại

1.3- BƢỚC 3: XÂY DỰNG CÁC MỤC TIÊU ƢU TIÊN, MỤC ĐÍCH CỦA
CHƢƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH
Các mục tiêu đề ra ở đây cần có liên quan chặt chẽ với các vấn đề tồn tại phải giải
quyết ngay của tỉnh, huyện mình trong lĩnh vực sức khoẻ và dinh dƣỡng của phụ nữ và
trẻ em.
1.3.1. Yêu cầu của việc xây dựng mục tiêu
Đảm bảo đủ 5 chữ SMART (Thông minh)
S - Specific (phải đặc trƣng)
M- Measurable (Đo đếm đƣợc, đánh giá đƣợc)
A- Attainable (Phải có thể thực hiện đƣợc)
R- Realistic (Phải thực tế)
T- Time Bounded (Phải bảo đảm giới hạn thời gian)
1.3.2. Các dạng mục tiêu cần đề ra
- Kế hoạch hành động cần đề ra các mục tiêu tống quát, mục tiêu cụ thể hoặc mục

tiêu đầu vào, mục tiêu đầu ra.
Ví dụ:
* Mục tiêu tổng quát:
Hạ tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuối bị SDD (Chí số cân nạng/ tuổi)
* Muc tiêu cụ thể
Phấn đấu 80% số xã đƣợc bao phủ chƣơng trình Quốc gia phòng chống
SDD trẻ em vào năm 1999.


Nâng tỷ lệ trẻ em của địa phƣơng đƣợc tiêm chủng đầy đủ từ 90 % hiện tại lên
95% vào năm 1999.
* Mục tiêu đầu vào:
Hỗ trợ ngân sách hàng tháng (X đồng) cho 1 cán bộ chuyên trách, 5 thành viên
của ban chỉ đạo và 10 cộng tác viên của mỗi xã có chƣơng trình
* Mục tiêu đầu ra:
100% số xã có đầy đủ cán bộ chuyên trách, ban chỉ đạo và đội ngũ cộng tác
viên dinh dƣỡng.
1.3.3. Các thông tin cần thiết để xáy dựng mục tiêu
- Dựa trên các số liệu ƣu tiên và các nhu cầu cấp bách của vấn đề cần giải quyết.
- Dựa trên mức độ đầu tƣ, nguồn lực.
- Các thông tin, ƣu tiên về địa lý, nhóm tuổi, giới tính.
- Dựa vào yêu cầu thời gian để đạt đƣợc các mục tiêu.
- Dựa vào khả năng hiện có của tỉnh, huyện mình về nguồn nhân lực, tài
chính bộ máy quản lý v.v. Có thể ảnh hƣởng tới kế hoạch.
1.4- BƢỚC 4: XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
1.4.1. Chiến lƣợc
Là một đƣờng hƣớng lớn mang tính chỉ đạo của các hoạt động nhằm đạt
đƣợc các mục tiêu, mục đích của chƣơng trình kế hoạch.
1.4.1
Phƣơng pháp xây dựng một chiến lƣợc

Kiểm điểm các chính sách có liên quan.
Xác định những yếu tố phát triển nào, cơ quan nào, vùng nào cần sự tập trung các
hoạt động vào đó.
Phân tích các vấn đề chính cần phải giải quyết và các vấn đề đó.
Xác định rõ cơ quan nào hoặc dự án gì có thể giải quyết vấn đề đang tồn tại,
có thể đóng góp đƣợc bao nhiêu.
Dự kiến đƣợc khoảng bao nhiêu ngƣời trong tỉnh, huyện đƣợc tá c động bởi
chƣơng trình dự án này.
1.4.3- Tổ chức thảo luận
a. Xác định các mục tiêu và đề ra các chỉ tiêu
Dựa trên phân tích tình hình và các vấn đề đã xác định muc tiêu cụ thể và
các chỉ tiêu của kế hoạch chƣơng trình :
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
Chỉ tiêu (mục tiêu đầu ra)
2 - Xác định các chiến lược và đề ra chương trình dự án
Dựa trên các mục tiêu, chỉ tiêu đã xác định hãy nêu ra đƣợc các chiến lƣơc
và đề ra đƣợc những chƣơng trình, dự án cần triển khai.
Mục tiêu, chỉ tiêu
Các chỉ tiêu
Chƣơng trình dự án


1.5- BƢỚC 5: XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRONG KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG
1.5.1 Xác định chƣơng trình gì
Khi xây dựng chƣơng trình, dự án chúng ta cần trả lời xem:
Dự án nào cần phải triển khai ở địa phƣơng mình nhằm giải quyết các vấn đề dựa
trên xem xét, nghiên cứu về khả năng đầu tƣ và giải pháp thực hiện.
1.5.2. Các chƣơng trình/dự án

Hành động cụ thể huy động mọi nguồn nhân lực, vật lực để thiết kế đƣợc sản, phấm
đầu ra nhằm đạt đƣợc các mục tiêu, chi tiêu đề ra trong kế hoạch.
1.5.3. Chƣơng trình có mức độ cao hơn và rộng hơn dự án
Một chƣơng trình có thể có nhiều dự án, trong mỗi một dự án có nhiều hoạt động.
Ví dụ:
Chƣơng trình ―Cải thiện tình trạng dinh dƣỡng cho trẻ em và bà mẹ‖ trong đó có
các dự án :
- Dự án truyền thông giáo đục dinh:|dƣỡng cho phụ nữ đang mang thai.
- Dự án theo dõi phát triển trẻ em bằng biểu đổ phát triển trẻ em.
- Dự án hỗ trợ phục hồi dinh dƣỡng cho bà mẹ và trẻ em bị suy dinh dƣỡng
1.5.4. Các nguồn thông tin cho việc xây dựng chƣơng trình/dự án
- Các kế hoạch của các Bộ, các ban ngành, chính quyền địa phƣơng, các đơn vị trực
thuộc, các cơ quan tài trợ.
- Các tài liệu, các dự án đề nghị của các Bộ, các ban ngành, chính quyền địa
phƣơng có liên quan đến kế hoạch hành động.
- Các nội dung, ý kiến của đội ngũ cán bộ lãnh đạo địa phƣơng, lãnh đạo các Bộ
ngành và các tổ chức tài trợ.
- Các đóng góp về nhân lực, tài chính và ý kiến của nhân dân trong vùng, đặc biệt là
những ngƣời đƣợc trực tiếp hƣởng dự án.
1.5.5. Nội dung cần có trong một chƣơng trình/dự án
(Sẽ trình bày cụ thể trong phần sau)
1.5.6. Tổ chức thảo luận
Xác định các chiến lƣợc và chƣơng trình/dự án
- Dựa trên các vấn đề đã xác định, các mục tiêu và chỉ tiêu đã nêu, hãy xác định các
chiến lƣợc, chƣơng trình và dự án liên quan để đạt tới các mục tiêu và chỉ tiêu.
Mục tiêu\chỉ tiêu

Các chiến lƣợc

Chƣơng trình\dự án


- Dựa trên các chƣơng trình dự án đã đƣợc xác định, hãy chỉ rõ các cơ quan
tham gia thực hiện và chức năng trách nhiệm của từng cơ quan.


Chƣơng trình/dự án

Các cơ quan thực hiện

Chức năng/trách nhiệm

1.6.- BƢỚC 6- QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1.6.1. Điều gì đƣợc coi là quan trọng để quản lý và thực hiện kế hoạch
Đó là nguồn lực - gồm 6 yêu cầu sau: (Đám bảo đủ chữ M).
M - Tài chính, ngân sách (Money).
M - Nhân lực, con ngƣời (Manpower).
M - Kỹ thuật và phƣơng pháp (Methods).
M - Phƣơng tiện máy móc (Machines).
M - Vật tƣ, trang thiết bị (Materials).
M- Cơ chế thực hiện (Mechanism).
1.6.2. Cần có nguồn ngân sách phù hợp
Một kế hoạch chƣơng trình, dự án muốn thực hiện đƣợc cần nguồn ngân sách phù
hợp. Để dự trù ngân sách cho phù hợp cần thực hiện các bƣớc sau
a)- Kiểm điểm hoặc xác định đƣợc khả năng tài chính từ các nguồn trong tỉnh,
huyện mình cho kế hoạch, chƣơng trình.
b)-Xác định hoặc lƣợng giá đƣợc các chi phí trƣớc đây cho các hoạt động tƣơng tự.
c)- Cân đối đƣợc ngân sách sẽ phải chi dùng so với ngân sách thu thập đƣợc từ các
nguồn trong năm của tỉnh, huyện mình dựa trên sự phân tích :
d)- Các dịch vụ của kế hoạch/chƣơng trình (xây dựng cơ bản mua sắm phƣơng tiện,
tập huấn, v.v)

Chi phí cho đất, thuê nhà, điện, nƣớc, trả lƣơng cán bộ v.v.
Chi phí (giá chuẩn) cho các hoạt động phục vụ cho nhóm đối tƣợng đƣợc hƣởng dự án.
Xác định rõ nguồn hỗ trợ hoặc cung cấp tài chính cho các hoạt động của kế hoạch,
chƣơng trình, dƣ án:
Ví dụ: Kế hoạch triển khai chƣơng trình phòng chống SDD cho trẻ em dƣới 2 tuổi
trong tỉnh
- Cần xác định các vấn đề có liên quan đến tài chính.
- Trả lƣơng: Chi bao nhiêu cho cán bộ chuyên trách, cán bộ cộng tác viên, tình
nguyện viên.
- Tập huấn: Giá đào tạo tập huấn cho 1 cộng tác viên nhân với số ngƣời cần đào tạo,
và số ngày cần đào tạo tập huấn.
- Trang thiết bị: Giá chi cho mua sắm trang thiết bị: máy móc, cân trẻ em, thƣớc đo
chiều cao,...
- Vật tƣ : Bột dinh dƣỡng, lƣơng thực phẩm bổ sung, in ấn biểu đổ phát triển trẻ em,
dụng cụ, tranh ảnh truyền thông v.v.
- Theo dõi, đánh giá: Chi phí cho in ấn biểu mẫu, phƣơng tiện đi lại, báo cáo, mít
tinh, tống kết.


- Các chi phí khác: Chi cho các vấn đề có liên quan tới các hoạt động nhƣ truyền
thông giáo dục dinh dƣỡng, trình diễn thức ăn, hội thi nuôi con khoẻ..
Nguồn cung cấp:
+ Cơ quan tài trợ chính.
+ Cơ quan hỗ trợ.
Sau khi đã xác định toàn bộ các vấn đề trên, ngƣời lập kế hoạch cần có một văn bản
dự trù ngân sách chi tiết, đảm bảo cho các hoạt động của kế hoạch, chƣơng trình, dự án
có khả năng thực hiện.
1.7 BƢỚC 7: THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ
(Xin tham khảo thêm bài cùng này: ―Giám sát dinh dƣỡng trong chăm sóc sức khoẻ
trẻ em‖).

1.7.1 Đánh giá
Là một quá trình nhằm xác định tính thích hợp, tính hiệu quả, tính thiết thực và sự
tác động của chƣơng trình, dự án và các hoạt động trong mối liên hệ với các mục tiêu
mong muốn.
- Theo dõi, đánh giá đƣợc thực hiện theo phƣơng thức khách quan và chủ quan có
hệ thống.
- Hoạt động theo dõi đánh giá nhằm thúc đẩy và cải thiện các hoạt động hiện tại của
việc lập kế hoạch, triển khai chƣơng trình dự án và ra những quyết định kịp thời trong
tƣơng lai.
- Hoạt động này là một quá trình mô tả và xét đoán những hoại động của chƣơng
trình, dự án có thể đáp ứng đƣợc mục tiêu trong 1 thời gian đã giới hạn hay không.
1.7.2.Các chỉ tiêu, chi số
Là một ―công cụ đo đếm‖ đƣợc sử dụng để biểu thị sự thay đổi hoặc kết qủa của các
hoạt động của chƣơng trình/dự án.
1,7.3- Xây dựng hệ thống theo dõi đánh giá
a)- Mục đích
- Phục vụ cho việc lập kế hoạch, quản lý chƣơng trình.
- Đế đánh giá sự tiến bộ và hiệu quả của chƣơng trình/dự án, từ đó có thể so sánh
đƣợc các thông tin, kết quả giữa các tỉnh với nhau hoặc trên phạm vi toàn quốc, quốc tế.
b) Yêu cầu
- Xây dựng một mạng lƣới thu thập thông tin từ cấp cơ sở đến tỉnh, Trung ƣơng.
- Tổ chức tổng hợp, xử lý phân tích thông tin từ các báo cáo và biểu mẫu thống kê
của cơ sở theo bộ chi tiêu của tỉnh, quốc gia hoặc các chỉ tiêu của chƣơng trình, dự án.
c)- Những thành tố của hệ thống
- Theo dõi thƣờng xuyên.
- Đánh giá định kỳ.
- Đánh giá nhanh


1.7.4- Phƣơng pháp đánh giá

- Xác định những chỉ tiêu đơn giản, có liên quan đến mục tiêu
+ Sử dụng những số liệu ban đầu để so sánh sự tiến triển
+ Thu thập số liệu: chú ý thời gian và phƣơng pháp thu thập
+ Trình bày, biểu diễn số liệu
+ Xử lý phân tích các số liệu
+ Chuẩn bị báo cáo (báo cáo cho ai, báo cáo nhƣ thế nào).
- Sử dụng báo cáo (sử dụng để điều chỉnh kế hoạch, thay đổi chính sách, thay đổi
hoạt động v.v)
1.7.5. Yêu cầu của các chỉ tiêu lựa chọn khi tiến hành theo dõi đánh giá
- Chỉ tiêu đề ra phải có giá trị sử dụng.
- Phải sẵn có
- Có thể thu thập tƣ nhiều nguồn
- Có thể so sánh đƣợc
- Phải dễ hiểu
- Mang tính đại diện
- Có độ tin cậy
- Gắn liền với thời gian thực hiện.
2- PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG DỰ ÁN
2.1- TÓM TẮT DỰ ÁN
a- Tên dự án
b - Cơ quan chủ trì dự án
c - Các cơ quan hỗ trợ
d Vùng triển khai dự án
e - Thời gian, giai đoạn triển khai dự án
f - Nhu cầu tài chính
g - Nguồn tài trợ
h - Các thành phần của dự án
2.2. CƠ SỞ/LUẬN CỨ XÂY DỰNG DỰ ÁN
2.2.1 - Phƣơng pháp đặt vấn đề
Mô tả bối cảnh của vấn đề cần có dự án và cần nêu ra một vài con số thống kê có

tính chất minh họa.
Yêu cầu ngƣời chuẩn bị dự án cần định nghĩa và phân tích đƣợc hiện trạng ở địa
phƣơng sẽ triển khai dự án về :
Các vấn đề xã hội có liên quan đến dinh dƣỡng, sức khoẻ của trẻ em và phụ nữ tại
địa phƣơng (gia đình, cộng đồng, phong tực tập quán ...)


Các thông tin về vấn đề dân số, sức khoẻ và những yếu tố ảnh hƣởng của nó, thể
loại thiếu dinh dƣỡng phổ biến, mô hình bệnh tật, nhóm tuổi nào hoặc đối tƣợng nào bị
ảnh hƣởng nhiều nhất, xu hƣớng tiến triển của những vấn đề này...
Phân tích những nguyên nhân chính có liên quan:
- Sự nghèo đói, thiếu kiến thức chăm sóc phụ nữ, trẻ em, bệnh tật.
- Nguồn lực, môi trƣờng vệ sinh, phong tục tập quán...
Nguồn thông tin: Dựa vào các báo cáo hành chính, từ các cuộc điều tra, nghiên cứu
đã thực hiện tại miền có liên quan.
2.2.2. Tóm tắt các đầu tƣ trƣớc đó (nếu có):
Cần phải mô tả tóm tắt các đầu tƣ trƣớc đó do trong nƣớc (Nhà nƣớc và địa phƣơng,
nhân dân đóng góp) hoặc do nƣớc ngoài mà chúng có liên quan đến vấn đề dự kiến đầu
tƣ. Nếu là các biện pháp can thiệp ( đã đƣợc nghiên cứu thì nêu rõ kết quả, lý do nghiên
cứu tiếp? Trong đó cần nêu cả những nhƣợc điểm, những điểm còn bỏ ngỏ từ các giai
đoạn trƣớc dó.
2.2.3. Sự cần thiết, tầm quan trọng của dự án
Mô tả đầy đủ bản chất của vấn đề, tầm cỡ của vấn đề (phạm vi có rộng không? Có
quan trọng không Có hiệu quả nhƣ thế nào?).
Mô tả sự phân bố của vấn đề (Ai, ở đâu chịu ảnh hƣởng? Khi nào? Bao lâu? Hậu
quả của ảnh hƣởng? Liên hệ với hệ thống y tế nhƣ thế rào?).
a) Nếu có dự án
Khả năng sẽ giải quyết đƣợc bao nhiêu trẻ em, phụ nữ, (tỷ lệ phần trăm so với tổng
số trẻ theo nhóm tuổi), trong thời gian bao lâu, sử dụng các hoạt động can thiệp hoặc giải
pháp gì.

b)- Nếu không có dự án
Khả năng gia tăng mức độ trầm trọng của vấn đề (tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết tỷ lệ
SDD...)> những xu hƣớng/ảnh hƣởng của vấn đề.
2.2.4. Nêu vấn đề cần gải quyết
Phân tích các yếu tố liên quan chính, để thuyết phục ngƣời đọc rằng việc triển khai
dự án này là cấp thiết, là quan trọng.
2.2.5. Mô tả loại kết quả
Nêu tóm tắt những kết quả dự kiến dự án sẽ thu đƣợc, cách sử dụng kết quả này để
giải quyết vấn đề.
2.3- MỤC TIÊU CỦA DỰ.ÁN
Dự án cần đƣa ra đƣợc mục tiêu cụ thể/mục tiêu trƣớc mắt của dự án và mục tiêu
tổng thể/mục tiêu lâu dài của dự án.
Yêu cầu của các mục tiêu đề ra phải phù hợp với mức độ của vấn đề/thực trạng dinh
dƣỡng ở địa phƣơng, đảm bảo tính khả thi.
- Hài hòa với nhu cầu nguồn ngân sách.


- Đảm bảo thời gian ấn định, có lựa chọn ƣu tiên.
- Có khả năng lƣợng giá, mang tính thực tế.
2.3.1;. Mục tiêu dự án là gì?
Mục tiêu của một dự án chính là phần tóm tắt nhất những gì mà dự án mong muốn
đạt đƣợc.
Mục tiêu cần liên quan chặt chẽ với phần đặt vấn đề. Mục tiêu phải phù hợp với tên
dự án với nhiệm vụ của công trình. Tuy nhiên, chung ta đều biết triển khai dự án là một
quá trình khó khăn phức tạp, không phải muốn sao đƣợc vậy. Cho nên ta cũng phải điều
chỉnh mục tiêu cho thích hợp khi có vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện nhƣng
muốn điều chỉnh mục tiêu dự án thì cần có sự đồng ý của các cơ quan có liên quan.
Mục tiêu phải đƣợc xác định sao cho phù hợp với nội dung và khả năng thực tế của
cơ quan chủ trì dự án, không thể nêu ra mục tiêu theo ý muốn chủ quan một nội dung và
khả năng của dự án không thể giải quyết đƣợc.

Mỗi dự án bao giờ cũng cần đƣa ra đƣợc:
a)- Mục tiêu chung
Mục tiêu chung còn đƣợc coi là mục tiêu tổng quát của dự án, nên nêu khái quát
điều mà dự án mong muốn đạt đƣợc. Có thể tách mục tiêu tổng quát thành các phần nhỏ
hơn, liên quan với nhau một cách logic và đƣợc coi là các mục tiêu cụ thể.
b)- Các mục tiêu cụ thể:
Các mục tiêu cụ thể cần đề cập một cách có hệ thống, đầy đủ những khía cạnh khác
nhau của vấn đề và các yếu tố chủ yếu đƣợc cho là ảnh hƣờng đến hoặc gây ra vấn đề đó
nhƣ đã xác định trong phần đặt vấn đề
2.3.2- Cách nêu mục tiêu dự án
Cần chú ý đảm bảo cho mục tiêu dự án có thể:
- Đề cập đến tất cả các khía cạnh của vấn đề và các yếu tố liên quan một cách ngắn
gọn, mạch lạc và logic.
- Dùng các thuật ngữ rõ ràng, cụ thể, chỉ rõ ta sắp làm gì, ở đâu, và đế làm gì...
- Căn cứ vào tình hình thực tế của cơ sở triển khai và áp dụng kết quả dự án
- Bao giờ cũng sử dụng các động từ hành động trong câu (VD: xác định, so sánh,
tính toán, mô tả, thiết lập, đánh giá,...), tránh các từ chung chung, trừu tƣợng nhƣ tìm
hiểu, nghiên cứu,
2.4- XÁC ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN CÁC PHƢƠNG ÁN CAN THIỆP
Sau khi đã phân tích rõ các khó khăn, các vấn đề thực trạng của tình hình thiếu dinh
dƣỡng của trẻ em trong tỉnh, huyện, địa phƣơng mình, dựa trên các mục tiêu ƣu tiên, mục
tiêu cụ thể đã đề ra. Ngƣời chuẩn bị dự án cần xác định đƣợc những phƣơng án can thiệp
và lựa chọn phƣơng án tốt nhất để thực hiện. Muốn vậy cần:
Đặt ra các giả thiết của phƣơng án can thiệt để đạt đƣợc mục tiêu.


Nêu ra khả năng có thể thực hiện và các hoạt động phối hợp hỗ trợ đế thực hiện các
mục tiêu dự án.
Lựa chọn phƣơng án và giải pháp tối ƣu.
Biện pháp phối hợp các nguồn lực, kết hợp các hoạt động nhằm đạt đƣợc hiệu quả

cao nhất của giải pháp đã chọn. Đƣa ra các biện pháp phối hợp về tài chính, nhân lực kết
hợp nguồn lực từ Chính phủ, địa phƣơng, cộng đồng và các tổ chức quốc tế, V.V..
Phân tích rõ tính khả thi của phƣơng án/giải pháp đã lựa chọn :
- Về phƣơng diện kinh tế.
- Về phƣơng diện xã hội.
- Về phƣơng diện kỹ thuật.
- Về phƣơng diện gia đầu tƣ và hiệu quả thu đƣợc.
- Về các phƣơng diện khác.
2 ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI, ĐỔI TƢỢNG HƢỞNG
2.5.1- Địa điểm
Cần ghi rõ số lƣợng xã, phƣờng, huyện thuộc vùng nào
2.5.2- Đối tƣợng
-Đối tƣợng trực tiếp hƣởng dự án (phân tích lý do)
-Đối tƣợng gián tiếp
2.6- KỂ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.6.1- Mục đích của xây dựng kế hoạch dự án
Là nhằm cụ thể hoá nội dung dự án thành các công việc cụ thể theo lịch trình thực
hiện dự án, có sự phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng cho các thành viên tham gia dự
án, trong đó mỗi công việc cụ thể đều có dự kiến kết quả cụ thể phải đạt đƣợc trong một
khoảng thời gian đã đƣợc ấn định theo lịch trình thực hiện dự án.
2.6.2- Ý nghĩa của xây dựng kế hoạch dự án
- Giúp cho thành viên tham gia dự án dự kiến đƣợc các hoạt động cần thiết, các
nguồn lực cần thiết cho dự án, bao gồm cả nguồn nhân lực, kinh phí, phƣơng tiện, trang
thiết bị và thời gian dự án.
- Tạo cở sở cho việc dự toán kinh phí một cách phù hợp với nội dung dự án.
- Lƣờng trƣớc đƣợc những khó khăn, thuận lợi khi triển khai dự án, tạo thế chủ
động trong dự án.
- Thống nhất các hoạt động giữa từng ngƣời, từng nhóm, tiết kiệm các nguồn lực,
đồng thời phát huy tối đa khả năng của mỗi cán bộ tham gia dự án.
2.6.3 Xác định chủ nhỉệm, cố vấn, cán bộ tham gia chính

Để thực hiện dự án, trƣớc hết phải xác định chủ nhiệm dự án, những ngƣời cộng tác
và nơi thực hiện. Trong đó cán phải xác định rõ trách nhiệm của ngƣời chù trì và của
từng cộng tác viên.


Cần hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của ngƣời chủ trì khác với ngƣời cố vấn. Ngƣời
chủ trì là linh hồn của quá trình triển khai dự án, có trách nhiệm đối với thành công hay
thất bại của dự án. Ngƣời chủ nhiệm dự án phải khởi thảo ra bản đề cƣơng dự án, phải
trực tiếp chỉ đạo các cộng tác viên hoặc trợ lý của mình trong từng phần việc cụ thể và
phải điều hoà phối hợp một cách nhịp nhàng ăn khớp với nhau.
Trƣớc các cơ quan quản lý Nhà nƣớc thì Chủ nhiệm dự án là ngƣời trực tiếp chịu
trách nhiệm về mọi phƣơng diện có liên quan đến dự án.
Uy tín và kinh nghiệm là điều rất cần thiết của một chủ nhiệm dự án, nhƣng nếu chỉ
có thế thì chƣa đủ để làm nhiệm vụ chủ nhiệm một dự án. Ngƣời chủ nhiệm phải tổng
hợp nhũng tƣ liệu khoa học của các phần việc đã thu nhập đƣợc và phải trực tiếp viết bản
tổng kết dự án.
Còn cố vấn dự án có thể đƣa ra những gợi ý hoặc những lời khuyên và không có
hoặc có rất ít trách nhiệm về dự án. Vì vậy ngƣời chủ nhiệm dự án phải là ngƣời am hiểu
vấn đề mà dự án dự định thực hiện, phải có những hiểu biết vững vàng về phƣơng pháp
và biết cách điều hành một dự án.
Các cán bộ tham gia chính trong mỗi dự án cần đƣợc lựa chọn kỹ và thƣờng phải
ổn định nhân sự trong quá trình thực hiện dự án. Cần hạn chế việc thay đổi nhân sự để
đảm bảo tính đồng nhất về kỹ thuật trong dự án.
Nếu dự án có liên quan tới nhiều chuyên ngành thì trong số các cán bộ tham gia
chính phải đủ đại diện cho các chuyên ngành mà dự án đang quan tâm.
Khi lựa chọn kỹ để có một đội ngũ cán bộ có chất lƣợng trong quá trình triển khai
dự án sẽ làm tăng độ tin cậy của các kết quả mà dự án thu đƣợc.
2.6.4. Dự kiến các cơ quan phối hợp chính
Dự án có thể do các cán bộ của nhiều đơn vị tham gia, do đó phải phân công cụ thể
cho từng đơn vị đó. Các cơ sở tham gia dự án cũng phải đƣợc xem xét về cơ sở vật chất,

kỹ thuật và khả năng cụ thể, không thể giao cho những cơ quan nào đó tham gia dự án mà
các cơ sở này không đủ điều kiện thực hiện, mặc dù họ có nguyện vọng tha thiết đƣợc
tham gia thực hiện dự án.
2.6.5. Dự kiến tiến độ dự án
Để thực hiện một dự án, phải dự kiến đƣợc tiến độ của quá trình triển khai dự án.
Việc dự báo tiến độ này chỉ là tƣơng đối nhƣng cần thiết. Nếu không dự báo tiến độ thì có
thể sẩy ra hiện tuợng tuỳ tiện trong các cán bộ tham gia dự án, nhƣng trong quá trình triển
khai dự án có thế nảy sinh nhiều vấn đề mà trƣớc đó chƣa lƣờng hết đƣợc, cho nên tiến
độ thời gian không phải là một quy định máy móc.
Để xây dựng tiến độ dự án cần phải chia quá trình tiến hành dự án thành các phần
việc nhỏ, từ đó dự kiến khung thời gian bắt đầu và lúc kết thúc, phân công trách nhiệm
chính cho các cán bộ và cơ quan thực hiện, đồng thời dự kiến kết quả đạt đƣợc của phần
việc đó là gì.


Tiến độ thực hiện dự án thƣờng đƣợc trình bầy bằng 2 cách dƣới đây:
a)- Bảng trình bầy tiến độ thực hiện dự án ,
.
Số
TT

Nội dung
việc

công Thời gian tiến hành Ngƣời,cơ quan
(Từ ... đến ... )
thực hiện

Dự kiến kết quả
đạt đƣợc


1
2
…..
Hiện nay, mẫu bảng tiến độ thực hiện dự án trên đây thƣờng đƣợc dùng trong các đề
cƣơng của các dự án trong nƣớc, và đã đƣợc trình bầy trong nhiều tài liệu tập huấn cho
cán bộ làm công tác quản lý trong ngành Y tế và ngành Giáo dục & Đào tạo.
b)- Biểu đồ về kế hoạch thực hiện dự án
Ngƣời ta cũng có thể trình bầy kế hoạch dự án dƣới dạng biểu đồ GRANNT
(GRANNT chart). Đây là một công cụ của việc lập kế hoạch mà đƣợc biếu thị dƣới dạng
biểu đồ của các hoạt động theo một trình tự nhất định và trong một khoảng thời gian
tƣơng ứng với mối hoạt động đó.
Số Nội dungNgƣời,
Thời gian tƣơng ứng
TT công việc cơ quan
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
thực hiện

2 . 7 - D Ự T O ÁN K I N H P H Í D Ự Á N
2.7.1- Ý nghĩa của công tác dự toán
- Ƣớc tính đƣợc chi phí cho dự án để lo liệu tìm nguồn vốn.
- Phát hiện những công việc chƣa đƣợc ghi trong kế hoạch triển khai dự án
(dựa vào tính logic trong chi tiêu).
- Tìm các cách để chi phí cho dự án thấp nhất.
2.7.2- Những điểm chú ý khi dự toán kinh phí dự án
Muốn thực hiện dự án, không thế không tính toán một cách nghiêm túc về những
điều kiện vật chất kỹ thuật và tài chính vì không có những điều kiện này thì không thể


nào tiến hành dự án đƣợc. Những điều kiện này phải đƣợc tính toán một cách nghiêm túc,

càng cụ thể càng tốt..
Phải xem xét, tính toán đầy đủ các khoản chi phí, hoá chất, súc vật thí nghiệm , đối
tƣợng đƣợc hƣởng dự án, máy móc chuyên dùng, kể cả cơ sở điện nƣóe, phòng thí
nghiệm ...
Cũng không nên quên những khoản sử dụng bất thƣờng khác và cuối cùng là phải
tìm nguồn và khả năng cung cấp các điều kiện kỹ thuật khác, phải tìm từ nhiều nguồn vì
nhiều khi một nguồn thƣờng không đủ đáp ứng cho dự án.
Việc dự toán kinh phí dự án cần phải diễn giải 1 cách cụ thể cho từng nội dung
công việc, cho từng giai đoạn dự án và phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính của
Nhà nƣớc hiện hành.
2.7.3 Dự toán kinh phí nhƣ thế nào
-Dựa vào các hoạt động đƣợc liệt kê trong bản kế hoạch triển khai dự án.
- Tính giá thành cho mỗi hoạt động theo ngày công đã dự trù.
- Tính giá thành cho các chi phí hỗ trợ đế thực hiện đƣợc các nhiệm vụ đề ra (nhƣ đi
lại, trang thiết bị cần thiết, thuốc men, hoá chất, giấy bút,...)
- Dự kiến nguồn kinh phí hỗ trợ cho từng hoạt động (tại chỗ, tuyến trên cấp, xin tài
trợ từ các tổ chức,...)
- Nên có một khoản dự trữ phát sinh (khoảng 5% kinh phí dự trù).
- Cân nhắc các giải pháp khác nhau để triển khai sao cho có hiệu quả cao nhất.
- Cần có phần giải thích cho việc dự trù trên để ngƣời đọc hiểu rõ hơn.
2.7.4- Cân nhắc để hạ giá thành dự án
Việc lựa chọn để đƣa ra những giải pháp nhằm hạ giá thành dự án là vấn đề rất đáng
quan tâm của nhà quản lý dự án, nó làm tăng tính khả thi cho các dự án. Chính vì vậy mà
nó luồn luôn thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ và của cơ quan quản lý dự án.
Có thể cân nhắc để hạ giá thành dự án với một số giải pháp dƣới đây:
- Chọn đối tƣợng hợp tác trong dự án: Ngƣời ta thƣờng lựa chọn để hợp tác với
những cơ quan có khả đầy đủ những phƣơng tiện kỹ thuật có thể phục vụ cho dự án để
hạn chế những mua sắm mới. Việc lựa chọn cán bộ tham gia dự án (nhƣ điều tra viên,
giám sát viên, trợ lý nghiên cứu, ...) cũng đƣợc ƣu tiên hợp tác với những ngƣời đã có
kinh nghiệm trong những dự án trƣớc đó, đã qua những lớp tập huấn, đào tào từ một số

dự án trƣớc có liên quan tới dự án này.
Tăng cƣờng sử dụng các nguồn lực sẵn có từ địa phƣơng: nhƣ vậy có thể tiết kiệm
đƣợc các chi phí đi đƣờng, số ngày công cũng giảm xuống (không phải tính công trong
thời gian đi đƣờng),...
- Kiểm tra chặt chẽ các chi phí trong dự án, đảm bảo chi đúng nội dung công việc
phục vụ cho dự án. Chủ nhiệm dự án kiên quyết xuất toán những khoản chi tiêu của cán
bộ tham gia dự án mà không phục vụ cho mục đích dự án


2.7.5 Những nội dung chi cần diễn giải
a -Chi thù lao và thuê khoán chuyên môn
Phần này (cột 1) cần dự tính cụ thể ra số ngƣời tham ra rồi tính ra số ngày công để
nhân với số tiền chi cho 1 ngày công.
Chi thù lao đƣợc tính cho những ngƣời không có lƣơng: ngƣời làm hợp đồng, các
cộng tác viên địa phƣơng, ngƣời dẫn đƣờng, phiên dịch,...
Chi thuê khoán chuyên môn đƣợc tính cho các cán bộ dự án đã hƣởng lƣơng.
b)-Chi mua nguyên, nhiên vật liệu, dụng cụ, phụ tùng, năng lượng, tài liệu,...
Phần này (cột 2) cần tính cụ thể cho từng loại mặt hàng, qui cách chất lƣợng, giá
đơn vị, số lƣợng, thành tiền của từng mặt hàng.
c)- Dự trù thiết bị, máy móc chuyên đùng
Phần này bao gồm mua thiết bị công nghệ, mua thiết bị thử nghiệm, đo lƣờng, khấu
hao thiết bị, thuê thiết bị, vận chuyển lắp đặt,....
Ở đây cũng cần tính cụ thể cho từng loại mặt hàng, qui cách chất lƣợng, giá đơn vị,
số lƣợng, thành tiền của từng mặt hàng.
Nhƣng cũng cần lƣu ý đến một thực tế rằng để giảm giá thành dự án, các nhà đầu
tƣ, quản lý thƣờng lựa chọn để giao đề tài cho những đơn vị, cơ quan nào đã có đầy đủ
thiết bị, máy móc hoặc có thể tự góp vốn để mua thiết bị, máy móc.
d- Xây dựng, sửa chữa nhỏ
Cần tính cụ thế diện tích xây dựng, sửa chữa, đơn giá,....
e)- Chi phí khác

Các chi phí khác bao gồm cồng tác phí, quản lý phí cơ sở, văn phòng phẩm, dịch
thuật, phí bƣu điện, chi cho kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu
2.8- QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH VÀ THEO DÕI ĐÁNH GIÁ:
-Sơ đồ hệ thống bộ máy quản lý thực hiện dự án
- Nêu các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá chung và riêng cho hoạt động của dự án.
Các thông tin và hệ thống thu thập thông tin cho các hoạt động của dự án.
- Phƣơng pháp sử dụng để thu thập, xử lý thông tin.
Yêu cầu :
Đánh giá đƣợc các hoạt động của dự án, trong đó nêu đƣợc những điểm mạnh,yếu
của hoạt động. Đồng thời phải đánh giá mức độ chi tiêu và hiệu quả công việc.
Lập bảng theo dõi đánh giá
Các hoạt động
của dƣ án

Đầu vào

Quá trình thực hiện

Đầu ra

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hiệu quả


1. Nguyễn Trọng An. Trẻ em trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Đảng
và Nhà nƣớc ta. Chƣơng trình hành động vì trẻ em Việt Nam. Học viện CTQG
Hồ Chí Minh 1999, Trl08-128,
2. Phạm Ngọc Khái. Phƣơng pháp chuẩn bị đề cƣơng nghiên cứu khoa học. Dịch
tễ và thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Y học. Hà

Nội. 1999.
3. ZOPP. Planning methology. GTZ. 1996
4. Josefa s. Eusebio and Rolando G. Corcolon. Food and Nutrition
Planning UP LosBanos, College, Laguna, 1996.
5. Ivan Beghin. Field guide on Comprehensive Plaming, Monitoring and
Evaluation Oriented Rural Development Program at Local levels IMT,
Antwerp,Belgium, 1991.


GIÁM SÁT DINH DƢỠNG
TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TRẺ EM
1- KHÁI NIỆM VỀ GIÁM SÁT DINH DƢỠNG
1 . 1 - GIÁM SÁT DINH DƢỠNG L À G Ì

Trƣớc đây ngƣời ta thƣờng mới chú ý đến vấn đề giám sát trong phòng các bệnh
truyền nhiễm. Trong quá trình phát triển của dịch tễ học, càng ngày ngƣời ta càng thấy rõ
vai trò quan trọng của hoạt động giám sát không chỉ đối với các bệnh nhiễm trùng mà
ngay cả với những bệnh không lây. Thực tiễn đã cho thấy rằng hoạt động giám sát là một
nội dung đặc biệt quan trọng và không thể thiếu đƣợc trong mọi chƣơng trình can thiệp
tại cộng đồng.
Để đạt đƣợc hiệu quả mong muốn nhằm nâng cao tình trạng dinh dƣỡng và sức
khoẻ trẻ em thì hoạt động giám sát dinh dƣỡng cũng cần đƣợc đặt ra trong các chƣơng
trình can thiệp dinh dƣỡng cho trẻ em cộng đồng.
Từ những nghiên cứu can thiệp tại cộng đồng, nhiều tác giả đã tổng kết và đƣa ra
những ý kiến mô tả về đặc điểm của giám sát dinh dƣỡng (nutrition surveillance). Có thể
nêu khái quát về giám sát dinh dƣỡng nhƣ sau:
Giám sát dinh dƣỡng là một quá trình theo dõi liên tục, mang tính định kỳ thu
nhận những dẫn liệu cần thiết nhằm:
. Đánh giá thực trạng của tình trạng dinh dưỡng.
. Xác định những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh do dinh dưỡng không

hợp lý
. Tìm ra những nhóm đối tượng có nguy cơ nhất trong dinh dưỡng không hợp lý
. Dự báo tình hình
. Đê xuất những biện pháp can thiệp để cải thiện tình hình.
Nhƣ vậy giám sát dinh dƣỡng có 5 mục đích rất quan trọng, vì thế mà nó không thể
thiếu đƣợc trong mọi chƣơng trình can thiệp dinh dƣỡng tại cộng đồng.
1.2- PHÂN BIỆT GIÁM SÁT DINH DƢỠNG VỚI ĐIỂU TRA DINH DƢỠNG
Với quan niệm nhƣ trên thì giám sát dinh dƣỡng có giá trị khoa học và giá trị thực
tiễn cao hơn nhiều so với những cuộc điều tra dinh dƣỡng.
Giám sát dinh dƣỡng diễn ra liên tục từ tháng này qua tháng khác, từ năm này qua
năm khác, nhƣng không phải ngày nào cũng có thể làm đƣợc mà phải có tính định kỳ.
Tính định kỳ ở đây có thể tính theo tháng: chẳng hạn nhƣ trong Chƣơng trình quốc
gia phòng chống thiếu dinh dƣỡng protein - năng lƣợng cho trẻ em, ngƣời ta đã quy định
mỗi tháng kiểm tra cân nặng cho trẻ em 1 lần đế ghi vào biểu đổ phát triển. Trong
chƣơng trình này, nếu tháng trƣớc trẻ em đƣợc cân vào ngày nào thì tháng sau cũng phải
tổ chức cân trẻ em đúng vào ngày đó.


Tính định kỳ trong giám sát dinh dƣỡng cũng có thể tính theo mùa trong năm: trong
nhiều trƣờng hợp chúng ta thƣờng chỉ thu thập số liệu mỗi năm 1 hoặc 2 lần, nhƣng nếu
năm trƣớc tổ chức điều tra vào tháng nào thì những năm sau cũng phải điều tra vào đúng
tháng đó. Sở dĩ cần phải theo đúng lịch nhƣ vậy bởi vì hiện nay bệnh nhiễm trùng còn phổ
biến ở trẻ em và có ảnh hƣởng rõ rệt tới tỷ lệ suy dinh dƣỡng, những bệnh này thƣờng biến
đổi theo mùa. Mặt khác, vấn đề sản xuất và cung cấp nhiều loại cây lƣơng thực và thực
phẩm cũng biến đổi theo thời vụ. Vì vậy các số liệu của năm trƣớc sẽ không so sánh đƣợc
với năm sau nếu chúng không đƣợc thực hiện trong những tháng, mùa nhƣ nhau.
Thông qua một cuộc điều tra dinh dƣỡng'theo phƣơng pháp cắt ngang chúng ta cũng có
thể xác định đƣợc tỷ lệ hiện mắc nhƣ giám sát dinh dƣỡng. Nhƣng một cuộc điều tra dinh
dƣỡng thì không thể tính đƣợc tỷ lệ mắc mới, không xác định đƣợc hiệu quả các can thiệp
Từ điều tra dinh dƣỡng cắt ngang hoặc hồi cứu, đôi khi cũng có thể tìm đƣợc một số

yếu tố nguy cơ và nhóm đối tƣợng có nguy cơ nhất. Nhƣng nhiều khi kết luận không chắc
chắn nhƣ trong giám sát dinh dƣỡng.
Thực tế cho thấy rằng quá trình thu thập dần liệu trong giám sát dinh dƣỡng là một
quá trình lao động hết sức công phu, cần nhiều công sức, nhƣng tất cả sẽ trở nên vô nghĩa
nếu không đạt đƣợc 2 mục tiêu cuối cùng là dự báo và đề xuất biện pháp can thiệp. Đặc
biệt là trong các can thiệp dinh dƣỡng tại cộng đồng thì chỉ có từ những dẫn liệu của quá
trình giám sát dinh dƣỡng mới có thể đánh giá đƣợc hiệu quả qua các giai đoạn áp dụng
các biện pháp can thiệp, dự báo đƣợc tiến triển của tình hình. Từ đó mà có thể điều chỉnh
kế hoạch can thiệp cho phù hợp và có hiệu quả cao hơn.
2- NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁM SÁT DINH DƢỠNG TRONG
CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TRẺ EM
Để đạt đƣợc những mục tiêu của giám sát dinh dƣỡng thì hoạt động của giám sát
dinh dƣỡng bao gồm: đánh giá, phân tích trên cơ sở đó dự báo đề xuất. Dƣới đây chúng
tôi xin trình bày lồng ghép nội dung dự báo và đề xuất của giám sát dinh dƣỡng trong các
hoạt động đánh giá phân tích.
2.1- ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG HIỆN TẠI CỦA TRẺ EM
Trong quá trình giám sát dinh dƣỡng, trƣớc hết cần phải trả lời đƣợc một số
câu hỏi sau đây:
- Hiện nay ở trẻ em có những bệnh gì do dinh dƣỡng không hợp lý gây nên?
- Tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ đã phục hồi của các bệnh đó là bao nhiêu?
- Diễn biến theo thời gian của các bệnh đó nhƣ thế nào?
2.1.1- Xác định tý lệ trẻ em hiện mắc (Prevalence rate) các bệnh do dinh dƣỡng
không hợp lý
a)- Các bệnh do dinh dưỡng không hợp lý gây nên ở trẻ em
Các bệnh do dinh dƣỡng không hợp lý ở trẻ em bao gồm cả những bệnh do thiếu
dinh dƣỡng và những bệnh do thừa dinh dƣỡng gây nên. Theo thống kê của WHO cũng


nhƣ từ các cuộc điều tra quốc gia của nhiều tác giả đều cho thấy rằng ở các nƣớc đang
phát triển cũng nhƣ ở Việt Nam hiện nay vẫn còn khá phổ biến 4 nhóm bệnh do thiếu

dinh dƣỡng gây nên:
- Thiếu dinh dƣỡng protein - năng lƣợng
- Thiếu sắt và thiếu máu dinh dƣỡng.
- Thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt.
- Thiếu i-ốt và bệnh bƣớu cố
,
Nghiên cứu của nhiều tác giả đã lƣu rằng tình trạng thiếu dinh dƣỡng ở trẻ em Việt
Nam hiện nay thƣờng là thiếu phối hợp nhiều chất dinh dƣỡng cùng lúc. Đồng thời ngƣời
ta cũng cảnh báo rằng trong quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội cũng đã xuất hiện
một bộ phận trẻ em ở thành thị có hiện tƣợng thừa cân.
Tuỳ theo điều kiện kinh tế văn hoá xã hội mà tỷ lệ trẻ em thiếu dinh dƣỡng ở mỗi
vùng sinh thái có khác nhau. Đồng thời cơ cấu bệnh và mức độ xuất hiện của mỗi nhóm
bệnh do thiếu dinh dƣỡng cũng khác nhau tuỳ theo mỗi vùng, tuỳ theo từng thời điểm
trong quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Ngoài bốn nhóm bệnh phố biến kể trên
thì trẻ em ở một số vùng sinh thái có thể còn kèm theo tình trạng thiếu viatmin C, vitamin
B1,kẽm, ... Chính vì vậy mà chúng ta cần phải tìm xem có những bệnh gì do dinh dƣỡng
không hợp lý gây nên ở mỗi quần thể trẻ em đang đƣợc giám sát dinh dƣỡng.
b)- Cách tính tỷ lệ hiện mắc bệnh do dinh dưỡng không họp lý gây nên là trẻ em
* Công thức tính tỷ lệ hiện mắc
Tỷ lệ hiện mắc thƣờng đƣợc ký hiệu là p. Ngƣời ta còn gọi tý lệ hiên mắc bằng một
thuật ngữ khác là tỷ số hiện mắc. Tỷ lệ hiện mắc đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Tổng số các trƣờng hợp bệnh /thời điểm / quần thể
p=
Tổng dân số của quần thể đó trong thời điếm đó
Để xác định tỷ lệ trẻ em hiện mắc bệnh (p) tại mỗi thời điểm trong giám sát dinh
dƣỡng ở một quẩn thể, ngƣời ta thƣờng tính tỷ lệ % trẻ em hiện mắc bệnh trên tổng số trẻ
em đƣợc điều tra. Khi xử lý số liệu ngƣời ta thƣờng làm một phép tính đơn giản:
Tử số
P=


Số lƣợng trẻ em hiện mắc thiếu dinh dƣỡng x 100

=
Mẫu số
Tổng số trẻ em đƣợc kiểm tra
c)- Y nghĩa của tỷ lệ hiện mắc trong giám sát dinh dưỡng trẻ em
- Xác định diễn biến theo thời gian: Từ tỷ lệ hiện mắc cho phép chúng ta nhận định
về diễn biến theo thòi gian của thực trạng tình hình thiếu dinh dƣỡng và bệnh tật ở trẻ em
qua từng giai đoạn thu nhận dẫn liệu. Để đánh giá diễn biến của tình hình so với trƣớc đó,
chúng ta cần làm phép so sánh giữa 2 tỷ lê hiện mắc tại 2 thời điểm để xem sự khác biệt
đó là có ý nghĩa thống kê hay là không có ý nghĩa thống kê bằng test χ2 , nếu kết quả tính


toán cho thấy p < 0,05 thì cho phép ta kết luận rằng tỷ lệ hiện mắc bệnh do dinh dƣỡng
không hợp lý ở trẻ em hiện nay đã khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trƣớc đó.
- Xác định hiệu quả; Từ tỷ lệ hiện mắc tại các thời điểm qua điều tra định kỳ của
giám sát dinh dƣỡng ngƣời ta có thể tính đƣợc hiệu quả của can thiệp dinh dƣỡng, dự báo
đƣợc tiến triển của tình hình từ đó mà điều chỉnh kế hoạch can thiệp tiếp theo.
Giả sử ta thu đƣợc tỷ lệ trẻ em hiện mắc tại 2 thời điểm trƣớc và sau một thời gian
can thiệp là A % và B%. Hiệu quả của can thiệp sẽ đƣợc tính nhƣ sau:
HIỆU QUẢ = (A - B) x 100 /A

Nhƣ vậy, từ tỷ lệ trẻ em hiện mắc các bệnh do dinh dƣỡng không hợp lý thu
đƣợc tại các thời điểm khác nhau của giám sát dinh dƣỡng chúng ta vừa có thể nhận định
đƣợc tình hình hiện tại, vừa có thể dự báo đƣợc tình hình.
2.1.2- Xác định tỷ lệ trẻ em mới mắc (Incidence rate) bệnh do dinh dƣỡng
không hợp lý
a, Cách tính tỷ lệ mới mắc các bệnh do dinh dưỡng không hợp lý gây nên ở trẻ em
Để tính đƣợc tỷ lệ trẻ em mới mắc bệnh do dinh dƣỡng không hợp lý nguời ta dựa
vào kết quả theo dõi dọc trên một quần thể trẻ em có nguy cơ, trong một khoảng thời gian

nhất định. Tuy chƣa có những đề xuất về khoảng thời gian theo dõi nên có là bao lâu cho
từng loại bệnh, nhƣng nhiều nghiên cứu thƣờng đƣa ra tỷ lệ mới mắc trong khoảng 6
tháng, hoặc theo mùa.
Tại thời điểm của nghiên cứu tỷ lệ mới mắc, tất cả những trẻ em đƣợc đƣa vào theo
dõi đều là những trƣờng hợp chƣa phát hiện thấy có mắc bệnh do dinh dƣỡng không hợp
lý gây nên. Trong số trẻ em đƣợc theo dõi, nếu có cháu nào mới mắc thiếu dinh dƣỡng
trong khoảng thời gian đó thì đều đƣợc ghi lại, số trẻ em này gọi là "Số mới mắc". Từ đó
mà tỷ lệ trẻ em mới mắc bệnh đƣợc tính nhƣ sau:
Số mới mắc
Tỷ lệ mới mắc =


Tổng số trẻ em có nguy cơ/1 khoảng thời gian
b)- ý nghĩa của tỷ lệ mới mắc
Tỷ lệ trẻ em mới mắc bệnh ở mỗi địa phƣơng trong một giai đoạn nào đó đã phản
ánh tình hình địa phƣơng đó không bảo vệ đƣợc cho nhóm trẻ em bình thƣờng (không
thiếu dinh dƣỡng) trong giai đoạn đó nên đã để trẻ em mắc bệnh.
Để giảm tỷ lệ trẻ em thiếu dinh dƣỡng tại cộng đồng một cách bền vững, hiện nay
chúng ta cần chú trọng các giải pháp chiến lƣợc nhằm phòng bệnh cho trẻ em. Nhƣng
muốn đánh giá đƣợc hiệu quả của quá trình triển khai các biện pháp phòng bệnh thì cần
dựa vào tỷ lệ mới mắc.
2.1.3- Xác định tỷ lệ trẻ em thiếu dinh dƣỡng đã phục hồi


×