Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Kiến thức, thực hành của nhân viên y tế và sự hài lòng của người bệnh về công tác xã hội tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh bình, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN TIẾN NAM

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI BỆNH
VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH NINH BÌNH NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

THÁI BÌNH - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN TIẾN NAM

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI BỆNH
VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TỈNH NINH BÌNH NĂM 2018


LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 8720701
Hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Vũ Phong Túc
PGS.TS. Đỗ Văn Dung

THÁI BÌNH - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn nghiên cứu này là công trình do bản thân
tôi chủ trì thực hiện việc điều tra thu thập thông tin. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong báo cáo này hoàn toàn trung thực theo kết quả điều tra và
chƣa từng đƣợc công bố tại các công trình khoa học nào khác./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Nam


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi đƣợc trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám
hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng cùng các thầy,
cô giáo của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình đã tận tình hƣớng dẫn và tạo
điều kiện thuân lợi để tôi hoàn thành khoá học.
Với lòng kính trọng và biết ơn chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn
PGS.TS. Vũ Phong Túc và PGS.TS. Đỗ Văn Dung, những ngƣời Thầy đã
trực tiếp và tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành bản
luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và tập thể cán bộ viên chức của

Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình; Tập thể cán bộ, viên chức của Phòng Công
tác xã hội của Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình, đã tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình thu thập số liệu để tôi có thể hoàn thành bản luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn những ngƣời bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Ninh Bình, những ngƣời đã đồng ý tham gia nghiên cứu để
tôi có đƣợc số liệu báo cáo trong bản luận văn này.
Xin đƣợc cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên tôi chia sẻ
kinh nghiệm học tập, động viên, khuyến khích tôi trong học tập và công tác.
Xin trân trọng cảm ơn.
Thái Bình, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

CBCCVC

Cán bộ công chức viên chức

CSSK

Chăm sóc sức khỏe


CTXH

Công tác xã hội

HIV

Human Immunodeficiency Virus

KCB

Khám chữa bệnh

LĐTBXH

Lao động thƣơng binh xã hội

TTDSKHHGĐ Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình
TTYTDP

Trung tâm y tế dự phòng

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu. ............................ 3
1.1.1. Công tác xã hội ............................................................................... 3
1.1.2. Nhân viên công tác xã hội............................................................... 3
1.1.3. Y tế................................................................................................... 4
1.1.4. Bệnh Viện ........................................................................................ 4
1.2. Tổng quan về công tác xã hội trong lĩnh vực y tế. ............................... 5
1.2.1. Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế trên Thế giới và Việt Nam ...... 5
1.2.2. Lịch sử phát triển công tác xã hội trong bệnh viện. ....................... 9
1.3. Nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện............................................ 16
1.3.1. Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về CTXH cho người bệnh và
người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh. ............. 16
1.3.2. Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật: ........... 16
1.3.3. Vận động tiếp nhận tài trợ:........................................................... 17
1.3.4. Hỗ trợ nhân viên y tế: ................................................................... 17
1.3.5. Đào tạo, bồi dưỡng: ...................................................................... 17
1.3.6. Tổ chức đội ngũ cộng tác viên làm CTXH của bệnh viện. ........... 18
1.3.7. Tổ chức các hoạt động từ thiện, công tác xã hội của bệnh viện tại
cộng đồng (nếu có). ................................................................................. 18
1.4. Một số nghiên cứu về công tác xã hội. ............................................... 18
1.4.1. Một số nghiên cứu về vấn đề chung của CTXH trong bệnh viện: 18
1.4.2. Một số nghiên cứu về thực trạng CTXH trong bệnh viện: ........... 19


1.5. Sự hài lòng đối với dịch vụ khám chữa bệnh ..................................... 22
1.5.1. Sự hài lòng. ................................................................................... 22
1.5.2. Sự hài lòng của bệnh nhân. .......................................................... 22

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 24
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................... 24
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 24
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 26
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 26
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 27
2.2.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu ........................................................................ 27
2.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ................................................. 28
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin ................................................... 30
2.2.5. Phân tích xử lý số liệu................................................................... 30
2.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu................................................. 30
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 31
3.1. Kiến thức và thực hành của nhân viên y tế về công tác xã hội............. 31
3.2. Sự hài lòng của ngƣời bệnh đối với công tác xã hội của bệnh viện ..... 41
Chƣơng 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 47
4.1. Kiến thức và thực hành của nhân viên y tế về công tác xã hội............. 47
4.2. Sự hài lòng của ngƣời bệnh đối với công tác xã hội của bệnh viện ..... 55
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 62
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm về nhóm tuổi và giới của nhân viên y tế ........................ 31
Bảng 3.2. Đặc điểm về trình độ chuyên môn của đối tƣợng nghiên cứu........ 32
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhân viên y tế biết bệnh viện có phòng công tác xã hội ....... 32
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhân viên y tế biết bệnh viện có đội ngũ cộng tác viên tham

gia các hoạt động công tác xã hội ................................................. 33
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhân viên y tế biết bệnh viện có thực hiện hoạt động từ thiện
và vận động, tiếp nhận tài trợ về kinh phí, vật chất ...................... 33
Bảng 3.6. Đánh giá của nhân viên y tế về việc hỗ trợ, tƣ vấn giải quyết các
vấn đề về công tác xã hội của bệnh viện ...................................... 34
Bảng 3.7. Đánh giá của nhân viên y tế về mức độ cung cấp dịch vụ công tác
xã hội tại bệnh viện ....................................................................... 34
Bảng 3.8. Kiến thức của nhân viên y tế về việc cử nhân viên của bệnh viện đi
tập huấn kiến thức về CTXH ........................................................ 35
Bảng 3.9. Kiến thức của nhân viên y tế về việc phối hợp đào tạo, bồi dƣỡng
kiến thức cơ bản cho ngƣời làm việc về công tác xã hội.............. 35
Bảng 3.10. Ý kiến chủ quan của nhân viên y tế về mức độ cần thiết của các
hoạt động hỗ trợ, tƣ vấn giải quyết các vấn đề công tác xã hội ... 36
Bảng 3.11. Ý kiến chủ quan của NVYT về mức độ cần thiết của các hoạt
động thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật ..... 37
Bảng 3.12. Ý kiến chủ quan của nhân viên y tế về mức độ cần thiết của các
hoạt động vận động tiếp nhận tài trợ và hỗ trợ nhân viên y tế ..... 38
Bảng 3.13. Kiến thức của nhân viên y tế về các hoạt động công tác xã hội của
bệnh viện đã thực hiện .................................................................. 39
Bảng 3.14. Đặc điểm tuổi và giới của đối tƣợng nghiên cứu ......................... 41


Bảng 3.15. Đánh giá của ngƣời bệnh về thủ tục xử lý tiếp nhận hồ sơ ban đầu
của nhân viên y tế ......................................................................... 42
Bảng 3.16. Tỷ lệ ngƣời bệnh đƣợc đón tiếp, chỉ dẫn và cung cấp thông tin giới
thiệu về dịch vụ khám bệnh tại bệnh viện .................................... 42
Bảng 3.17. Tỷ lệ ngƣời bệnh đƣợc tƣ vấn, hỗ trợ tiếp cận các chƣơng trình,
chính sách về BHYT, trợ cấp xã hội trong khám chữa bệnh........ 43
Bảng 3.18. Tỷ lệ ngƣời bệnh nhận đƣợc sự quan tâm của bác sĩ về tình trạng
sức khỏe của mình trong quá trình khám và điều trị .................... 43

Bảng 3.19. Tỷ lệ ngƣời bệnh biết bệnh viện có thực hiện chính sách hỗ trợ
cho ngƣời bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn .......................... 44
Bảng 3.20. Tỷ lệ ngƣời bệnh biết BV có hỗ trợ khẩn cấp cho ngƣời bệnh là
nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bị tai nạn, thảm họa .... 44
Bảng 3.21. Mức độ hài lòng của ngƣời bệnh về thái độ đón tiếp của NVYT 45
Bảng 3.22. Đánh giá của ngƣời bệnh về bác sĩ điều trị trực tiếp cho mình .... 45
Bảng 3.23. Đánh giá của ngƣời bệnh về mức độ tận tâm phục vụ của nhân
viên y tế khi tƣ vấn, khám và điều trị ........................................... 46
Bảng 3.24. Đánh giá của ngƣời bệnh về sự đáp ứng trang thiết bị cho việc
khám và điều trị tại bệnh viện....................................................... 46


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, trong lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời ở bất cứ
thời kỳ nào, với bất kể trình độ phát triển ra sao bao giờ cũng nảy sinh các vấn
đề xã hội cần phải đƣợc quan tâm giải quyết. Các vấn đề xã hội trong mọi thời
đại là hậu quả trực tiếp của quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Kinh nghiệm
toàn cầu cho thấy, các vấn đề xã hội nảy sinh cũng giống nhƣ các căn bệnh
của một thực thể xã hội. Các vấn đề đó chỉ có thể giải quyết đƣợc bằng những
tri thức và phƣơng pháp khoa học. Bởi vậy ngành công tác xã hội (CTXH) đã
ra đời và phát triển nhƣ một ngành khoa học với việc ứng dụng các môn khoa
học xã hội nhƣ: Tâm lý học, Xã hội học, Nhân chủng học, Kinh tế học… vào
những hoạt động cụ thể với từng cá nhân, từng nhóm xã hội để khắc phục các
vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội.
Hơn một thế kỷ qua, khoa học về chuyên môn công tác xã hội đã hình
thành và phát triển đem lại những lợi ích đáng kể thông qua việc cung cấp các
dịch vụ hữu ích cho con ngƣời. Đến nay, công tác xã hội có mặt tại 80 nƣớc
trên thế giới, đã và đang hỗ trợ cho những ngƣời yếu thế, góp phần nâng cao
chất lƣợng cuộc sống, mang lại bình đẳng và công bằng xã hội. Với ý nghĩa

quan trọng đó, công tác xã hội đã đƣợc đƣa vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau,
nhƣ: Chăm sóc hỗ trợ những đối tƣợng thiệt thòi, yếu thế (trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt, ngƣời khuyết tật,…) trong toà án, trƣờng học và nhất là trong
lĩnh vực y tế [29].
Trong những năm gần đây, thực trạng quá tải bệnh viện, đặc biệt là các
bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến Trung ƣơng đã đặt ra cho ngành Y tế nhiều vấn
đề cần phải đƣợc đổi mới. Tại nhiều bệnh viện tuyến Trung ƣơng và tuyến
tỉnh và tuyến huyện đã triển khai hoạt động CTXH với sự tham gia của đội
ngũ nhân viên y tế kiêm nhiệm và tình nguyện viên nhằm hỗ trợ thầy thuốc


2
trong phân loại ngƣời bệnh, tƣ vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ
chăm sóc ngƣời bệnh… góp phần làm giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp
cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh. Một số mô hình tổ chức hoạt động
CTXH trong bệnh viện và tại cộng đồng cũng đã đƣợc hình thành trong thực
tiễn nhƣ: phòng CTXH, phòng Chăm sóc khách hàng, tổ Từ thiện xã hội…
thuộc bệnh viện hay nhóm công tác xã hội tham gia hỗ trợ ngƣời có
HIV/AIDS, bệnh nhân tâm thần, giúp phục hồi chức năng tại xã/phƣờng [15],
[20], [28]…
Tuy nhiên, hoạt động CTXH trong Ngành Y nói chung và tại Bệnh viện
đa khoa tỉnh Ninh Bình nói riêng còn chƣa thực sự đạt đƣợc yêu cầu mong
đợi. Đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động chủ yếu mới chỉ có nhiệt huyết và
kinh nghiệm, chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về kiến thức, kỹ năng nên thƣờng
thiếu tính chuyên nghiệp [18], [26].
Bởi vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Kiến thức, thực hành của nhân
viên y tế và sự hài lòng của người bệnh về công tác xã hội tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Ninh Bình năm 2018” nhằm các mục tiêu sau đây:
1. Mô tả kiến thức và thực hành của nhân viên y tế về công tác xã hội
tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình năm 2018.

2. Đánh giá sự hài lòng của người bệnh đối với công tác xã hội tại địa
bàn nghiên cứu.


3
Chƣơng 1.
TỔNG QUAN

1.1.

Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

1.1.1. Công tác xã hội
Theo khái niệm đƣợc Liên đoàn Công tác xã hội Quốc tế và Hiệp hội
Quốc tế các trƣờng Công tác xã hội chính thức thông qua năm 2014: “Công
tác xã hội là một nghề mang tính chất thực hành và là một ngành khoa học
thúc đẩy sự thay đổi và phát triển xã hội, gắn kết xã hội, tăng năng lực và giải
phóng con người. Các nguyên tắc về công bằng xã hội, quyền con người,
trách nhiệm tập thể và tôn trọng sự đa dạng là trọng tâm của công tác xã hội.
Dựa trên cơ sở các lý thuyết về công tác xã hội, khoa học xã hội, nhân văn và
kiến thức bản địa, CTXH thu hút con người và cơ cấu xã hội nhằm giải quyết
những khó khăn trong cuộc sống và nâng cao an sinh” (IFSW, 2014) [39].
CTXH là một ngành khoa học, một lĩnh vực hoạt động chuyên môn
phát triển hƣớng đến các đối tƣợng yếu thế (ngƣời nghèo, ngƣời cao tuổi,
ngƣời khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, ngƣời di cƣ, ngƣời dân tộc
thiểu số, nhiễm HIV/AIDS...) trong xã hội để giải quyết các vấn đề đang nảy
sinh trong cộng đồng, theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con ngƣời và tiến
bộ xã hội, góp phần phát triển bền vững [3].
1.1.2. Nhân viên công tác xã hội
Đó là những ngƣời đƣợc đào tạo một cách chuyên nghiệp về CTXH có

bằng cấp chuyên môn. Đó là những cán bộ, những chuyên gia có khả năng
phân tích các vấn đề xã hội, biết tổ chức, vận động, giáo dục, biết cách thức
hành động nhằm mục đích tối ƣu hoá sự thực hiện vai trò chủ thể của con
ngƣời trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, góp phần tích cực vào quá trình
cải thiện, tăng cƣờng chất lƣợng sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội.


4
1.1.3. Y tế
Theo từ điển Tiếng Việt thì “Y tế là một ngành y học ứng dụng, chuyên
việc phòng, chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ”.
Khoa học sức khỏe là một ngành thuộc khoa học ứng dụng nhằm mục
đích chăm sóc sức khỏe cho con ngƣời và động vật. Khoa học sức khỏe đƣợc
chia là hai ngành: sức khỏe công cộng (dự phòng) và sức khỏe lâm sàng.
Nghiên cứu, khảo sát và kiến thức, thái độ, kỹ năng về sức khỏe; và cách vận
dụng kiến thức đó vào việc giữ gìn sức khỏe, ngừa bệnh, chữa bệnh và hiểu
biết những chức năng tâm sinh lý, tâm lý, sinh lý, sinh hóa trong cơ thể con
ngƣời và động vật. Nghiên cứu dựa vào các môn khoa học thuần túy: sinh vật
học, sinh hóa học, vật lý học, tâm thần học, xã hội học, hành vi học, tâm lý
học, giáo dục và nâng cao sức khỏe.
1.1.4. Bệnh Viện
Bệnh viện hay nhà thƣơng là cơ sở để khám và chữa trị cho ngƣời
bệnh khi bệnh của họ không thể chữa ở nhà hay nơi nào khác. Đây là nơi tập
trung các chuyên viên y tế gồm các bác sĩ nội và ngoại khoa, các y tá, các kỹ
thuật viên xét nghiệm cận lâm sàng.
BVĐK là những bệnh viện lớn, có thể xét nghiệm và chữa trị hầu hết
các loại chứng bệnh. Tại đây bác sĩ chuyên khoa mỗi ngành làm việc tại một
khu riêng của ngành mình nhƣng vẫn có thể liên lạc với những bác sĩ của
ngành khác để cộng tác chữa trị công hiệu - nhất là nghiên cứu những bệnh
khó chẩn đoán hay chữa trị. Các bệnh viện này thƣờng có phòng cấp cứu,

phòng xét nghiệm máu và quang tuyến và phòng điều trị tăng cƣờng.
Bệnh xá hay trạm xá là nơi chẩn đoán và chữa trị tạm thời ngƣời bệnh
địa phƣơng thƣờng do y tá quản lý. Nếu bệnh trầm trọng sẽ đƣợc gửi lên bệnh
viện lớn.


5
1.2.

Tổng quan về công tác xã hội trong lĩnh vực y tế.

1.2.1. Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Trên thế giới
Công tác xã hội (CTXH) trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, công tác
xã hội trong các cơ sở y tế, công tác xã hội trong bệnh viện,... là những cách
gọi thƣờng đƣợc dùng để chỉ công việc của ngƣời nhân viên xã hội trong
bệnh viện. Công tác xã hội trong bệnh viện có một lịch sử phát triển lâu đời
trên thế giới, từ cuối thế kỷ 19, từ những năm 1880 ở Anh khi có một nhóm
tình nguyện viên làm việc tại một bệnh viện tâm thần của Anh đã có những
cuộc thăm viếng thân thiện nhằm tìm hiểu và giúp đỡ ngƣời bệnh sau khi
xuất viện trở lại trạng thái cân bằng trong điều kiện nhà ở hiện tại của họ.
Sau đó, ở Mỹ, CTXH lần đầu tiên đƣợc đƣa vào bệnh viện năm 1905 tại
Boston và đến nay hầu hết các bệnh viện đều có phòng CTXH và đây là một
trong những điều kiện để các bệnh viện đƣợc công nhận là hội viên của Hội
các bệnh viện Mỹ [19].
Tại bệnh viện, nhân viên xã hội là một thành phần trong công tác trị
liệu. Nhân viên xã hội có nhiệm vụ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, phƣơng
pháp chữa trị thích hợp trên cơ sở thu thập thông tin về điều kiện sống, thói
quen, cá tính, đặc điểm tâm lý của ngƣời bệnh. Nhân viên xã hội còn thực
hiện các trợ giúp về tâm lý đối với ngƣời bệnh nhƣ: trấn an, giảm áp lực,

tránh xấu hổ, tƣ vấn về điều trị… Nhân viên xã hội cũng có thể tham mƣu
về kế hoạch xuất viện của ngƣời bệnh và theo dõi ngƣời bệnh sau khi ra
viện. CSSK tại gia đình và cộng đồng cũng rất cần có sự tham gia của nhân
viên xã hội. Họ có thể tham dự vào các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban
đầu tại cộng đồng nhƣ: truyền thông, giáo dục sức khoẻ, giúp các nhóm đặc
thù phục hồi, phát triển thể chất và tinh thần… Sự xuất hiện của nhân viên
xã hội trong CSSK tại cộng đồng là phƣơng thức để mở rộng mạng lƣới


6
CSSK đến với ngƣời dân ở mọi nơi, mọi lúc, nhằm khuyến khích họ tích
cực tham gia giải quyết những vấn đề sức khoẻ bằng chính khả năng của
mình và với các phƣơng pháp thích hợp. Đồng thời, CTXH còn cần thiết
phải đƣợc ứng dụng ở cấp hoạch định chính sách về CSSK. Ở nhiều nƣớc,
đặc biệt là các nƣớc đang phát triển, CSSK đƣợc xác định là một trong
những lĩnh vực của an sinh xã hội. Do đó, khi hoạch định những chính sách
về CSSK cần phải ứng dụng những tri thức của CTXH sao cho mọi ngƣời
dân đều có cơ hội đƣợc hƣởng lợi.
Ở Singapore, Philippines tại hầu hết ở các bệnh viện đều thành lập một
đơn vị chuyên đảm nhận hoạt động thực hành CTXH trong bệnh viện. Về cơ
cấu tổ chức có thể là một bộ phận trực thuộc bệnh viện do ngành y tế quản lý,
cũng có thể là một bộ phận độc lập hoạt động tại bệnh viện nhƣng do ngành
chủ quản (nhƣ ngành Lao động – thƣơng binh và xã hội ở nƣớc ta) quản lý.
Kinh phí để duy trì hoạt động có thể từ kinh phí Nhà nƣớc, song cũng có thể
huy động từ quỹ của ngƣời bệnh hoặc quỹ KCB tại bệnh viện do cộng đồng
quyên góp [50].
Hội CTXH Úc hiện có khoảng 6.000 thành viên và số nhân viên CTXH
trong cả nƣớc ƣớc tính khoảng 19.300 ngƣời; ở Mỹ, hiện có khoảng 500.000
nhân viên CTXH. Tại Úc, nhân viên CTXH đƣợc đào tạo 04 năm đại học và ít
nhất 980 giờ thực hành; nhân viên CTXH ở Mỹ đƣợc trang bị kiến thức tốt để

làm việc trong bệnh viện. Tại Đức, muốn trở thành nhân viên CTXH trong
bệnh viện, các ứng viên phải đƣợc rèn luyện qua rất nhiều khóa tập huấn
chuyên môn. Tại bệnh viện Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, nhân viên
CTXH đƣợc đào tạo từ chính bộ môn CTXH của trƣờng [29].
1.2.1.2. Tại Việt Nam
Gần đây, Chính phủ đã chọn ngày 25/3 hàng năm là “Ngày Công tác xã
hội Việt Nam”, ghi nhận vai trò to lớn của nghề Công tác xã hội trong đời


7
sống dân sinh tại Việt Nam. Bên cạnh việc công nhận “Ngày công tác xã hội
Việt Nam” là ngày 25/3 hàng năm, Thủ tƣớng Chính phủ yêu cầu Bộ LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và các địa
phƣơng hƣớng dẫn, tổ chức “Ngày Công tác xã hội Việt Nam” bảo đảm thiết
thực, hiệu quả với mục đích tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của
Nghề. “Ngày công tác xã hội Việt Nam” còn là sự kiện tôn vinh vai trò và
đóng góp của ngƣời làm công tác xã hội trong việc tham gia giải quyết các
vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, góp phần bảo đảm thực
hiện quyền con ngƣời, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân.
Theo thống kê của ngành y tế, hiện nay cả nƣớc có hơn 1.000 bệnh
viện, với gần 300.000 giƣờng bệnh. Trong số đó, có 42 bệnh viện Trung ƣơng
với gần 22.000 giƣờng bệnh, 348 bệnh viện tuyến tỉnh với 199.342 giƣờng
bệnh... Tuy nhiên, hiện tại, ở cả 3 cấp độ hoạt động của ngành y tế (tại cộng
đồng, trong bệnh viện và ở cấp hoạch định chính sách) đều thiếu hoặc ít có sự
tham gia của CTXH [5].
Những năm gần đây, tại một số bệnh viện tuyến Trung ƣơng cũng đã
triển khai hoạt động CTXH với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế kiêm
nhiệm và tình nguyện viên nhằm hỗ trợ thầy thuốc trong phân loại ngƣời
bệnh, tƣ vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc cho ngƣời
bệnh… góp phần làm giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng
dịch vụ khám chữa bệnh. Một số mô hình tổ chức của hoạt động CTXH

trong bệnh viện và tại cộng đồng cũng đã đƣợc hình thành trong thực tiễn
nhƣ: phòng CTXH, phòng Chăm sóc khách hàng, tổ Từ thiện xã hội…thuộc
bệnh viện hay nhóm CTXH tham gia hỗ trợ ngƣời có HIV/AIDS, nghiện ma
túy, trẻ tự kỷ, ngƣời cao tuổi, ngƣời bệnh tâm thần, giúp phục hồi chức năng
tại xã/phƣờng [9], [11], [12], [13]…


8
Sau khi đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, ngày 15/7/2011, Bộ Y tế
đã chính thức triển khai Đề án “Phát triển nghề công tác xã hội trong ngành y
tế giai đoạn 2011 – 2020”, nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề y tế nảy
sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hiện mô hình CTXH đang
đƣợc triển khai thí điểm ở bệnh viện Nhi Trung ƣơng (Hà Nội) và bệnh viện
Nhân dân 115 (TP Hồ Chí Minh) [3], [6].
Bệnh viện Nhi Trung ƣơng là một trong những bệnh viện đã thành lập
tổ CTXH sớm nhất ở nƣớc ta. Năm 2008, Tổ CTXH của bệnh viện đƣợc
thành lập. Với hoạt động giúp đỡ, chia sẻ với ngƣời bệnh; trợ giúp bác sỹ
trong KCB; theo dõi, chăm sóc ngƣời bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo; gây
quỹ; tổ chức các sự kiện… Tổ CTXH đã góp phần xoa dịu nỗi đau bệnh tật
của bệnh nhi, trợ giúp đắc lực cho bác sỹ, tạo ra mối thiện cảm, sự gắn kết
giữa bệnh nhân - cơ sở y tế - ngƣời nhà bệnh nhân.
Việc triển khai thí điểm Đề án ở bệnh viện Nhân dân 115 cho thấy
CTXH thực sự mang lại hiệu quả: Các nhân viên CTXH có vai trò tích cực
trong giải thích cho ngƣời dân về BHYT, về cơ sở vật chất của bệnh viện,
giải thích những thắc mắc của bệnh nhân trong quá trình điều trị và báo cáo
kịp thời diễn biến tâm tƣ của ngƣời bệnh với thầy thuốc để có hƣớng điều trị
tối ƣu [26].
Thực tế, tại hầu hết các bệnh viện, hoạt động KCB chỉ đƣợc thực hiện
bởi các nhân viên có trình độ chuyên môn về y. Các biện pháp trị liệu về xã
hội chƣa đƣợc quan tâm. Do vậy, chƣa có chức danh chuyên môn về CTXH

trong cơ cấu nhân sự và chƣa có phòng CTXH trong tổ chức bộ máy của bệnh
viện. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi Đồng 1 đã tổ chức các hoạt động
CTXH hỗ trợ cho cán bộ y tế và bệnh nhân, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ và
vƣợt qua những lo lắng bệnh tật [8], [10].


9
Tuy nhiên, hoạt động CTXH trong Ngành hiện mới chỉ mang tính tự
phát, chƣa đƣợc điều chỉnh bởi các văn bản mang tính pháp lý. Đội ngũ cán
bộ tham gia hoạt động chủ yếu mới chỉ có nhiệt huyết và kinh nghiệm, chƣa
đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về kiến thức, kỹ năng nên thƣờng thiếu tính chuyên
nghiệp, hiệu quả hoạt động chƣa đƣợc nhƣ mong đợi. Theo phản ánh của đại
diện Sở Y tế tỉnh Bình Thuận, Đồng Tháp, hiện nay, trong các bệnh viện tại
tỉnh chƣa có cán bộ làm CTXH, cán bộ y tế ngƣời Kinh ít biết tiếng dân tộc,
thiếu kỹ năng về công tác xã hội [23], [24].
Từ đòi hỏi thực tế và bản chất quan trọng của CTXH trong lĩnh vực y
tế, công tác này đã đƣợc xác định là một nhân tố quan trọng góp phần thúc
đẩy phát triển bền vững trong công tác CSSK nhân dân.
Tại Hội thảo “Phát triển CTXH trong lĩnh vực y tế”, Bộ trƣởng Bộ Y tế
đã nhấn mạnh, Bộ Y tế sẽ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo phát triển CTXH trong
Ngành. Bộ trƣởng đã giao Trung tâm Đào tạo Bồi dƣỡng cán bộ Dân số - Y
tế, Bộ Y tế thƣờng trực báo cáo để triển khai lĩnh vực này [3].
Nhƣ vậy, ngành CTXH trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam đã có một
hƣớng đi rõ ràng. Thực hiện thành công việc đƣa CTXH vào lĩnh vực y tế sẽ
góp phần đáng kể cải thiện năng lực của hệ thống Y tế Việt Nam [22].
Có thể nói, CTXH trong ngành Y tế là một nội dung hoạt động rất quan
trọng trong quá trình chuyên nghiệp hoá lĩnh vực CTXH, góp phần không nhỏ
vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân [27].
1.2.2. Lịch sử phát triển công tác xã hội trong bệnh viện.
Công tác xã hội trong bệnh viện là các hoạt động hỗ trợ ngƣời bệnh,

ngƣời nhà ngƣời bệnh và các nhân viên y tế trong bệnh viện nhằm giải quyết
các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến bệnh tật và quá trình khám chữa
bệnh. Mục đích là hỗ trợ các nhóm đối tƣợng khắc phục những khó khăn về


10
xã hội để đạt đƣợc hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Nhân viên công tác
xã hội trong bệnh viện là cầu nối để giải quyết các mâu thuẫn giữa bệnh nhân
và nhân viên y tế, giữa bệnh nhân và bệnh nhân, bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh
nhân [32], [36],…Do đó, công tác xã hội trong bệnh viện thực sự có vai trò rất
quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh. Công tác xã hội
không đơn thuần chỉ là công tác từ thiện trong bệnh viện, nhƣ các bữa ăn, nồi
cháo từ thiện cho bệnh nhân nghèo, tặng quà cho các bệnh nhân có hoàn cảnh
khó khăn,… Ngoài ra, công tác xã hội trong bệnh viện là một nội dung hoạt
động rất quan trọng trong quá trình chuyên nghiệp hoá lĩnh vực công tác xã
hội, góp phần không nhỏ vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức
khoẻ nhân dân [43].
Ngay từ cuối thế kỷ XVII, với cuộc cách mạng công nghiệp; xã hội
phƣơng Tây đã bắt đầu phải chứng kiến nhiều vấn đề phức tạp mới với quy
mô rộng lớn. Trƣớc những vấn đề này, đã có nhiều hoạt động từ thiện của các
cá nhân, các tổ chức đƣợc thực hiện nhằm hỗ trợ nạn nhân vƣợt qua khó khăn.
Song, không những không thay đổi đƣợc tình hình mà còn tạo ra thói quen ỷ
lại trong các nhóm đối tƣợng yếu thế. Các hoạt động từ thiện chỉ có tác dụng
xoa dịu nỗi đau nhất thời, không tìm ra căn nguyên của vấn đề mà đối tƣợng
đang gặp phải cũng nhƣ không giúp đối tƣợng tìm ra cách tháo gỡ. Vào giữa
những năm 20 của thế kỷ trƣớc, những nhà hoạt động xã hội ở Anh, Mỹ từ
chỗ thấu hiểu sâu sắc những tác hại của cách làm từ thiện theo kiểu ban phát
đã bắt đầu mở các khóa đào tạo ngắn hạn đầu tiên về công tác xã hội và vận
dụng các môn Tâm lý, Xã hội học, Kinh tế học,… vào chƣơng trình đào tạo.
Cho đến giữa thế kỷ XX, công tác xã hội đã trở thành một ngành học đƣợc

đào tạo chính quy ở hầu hết các nƣớc trên thế giới, có cả ở châu Âu, châu Á,
châu Phi, châu Mỹ,… cả ở các nƣớc tƣ bản cũng nhƣ ở các nƣớc xã hội chủ
nghĩa. Ngày nay, trên thế giới đã hình thành mạng lƣới quốc tế về công tác xã


11
hội với nhiều tổ chức nhƣ: Hiệp hội các trƣờng CTXH, Liên đoàn chuyên
nghiệp xã hội, Các tổ chức và bảo vệ an sinh nhi đồng, dịch vụ gia đình,…
Nhiều tổ chức Liên hiệp quốc nhƣ UNDP, UNICEP, ESCAP,… đã đặc biệt
đề cao công tác xã hội nhƣ một cách tiếp cận khoa học và thích hợp nhằm
thúc đẩy quá trình phát triển xã hội ở những nƣớc chậm phát triển. công tác xã
hội vì vậy mà đã trở thành một ngành nghề đƣợc xã hội trọng dụng tại nhiều
nƣớc trên thế giới [29].
Đầu thế kỷ XIX, dạng công tác xã hội sơ khai đƣợc thực hiện bởi các
nhà truyền giáo và các tình nguyện viên (ở Mỹ). Những tình nguyện viên
thƣờng xuyên đƣợc tuyển chọn và đƣợc phân công giúp đỡ những ngƣời
nghèo đói, ốm yếu, bệnh tật, trẻ em mồ côi, ngƣời già không nơi nƣơng tựa,…
Họ đƣợc gọi là “những vị khách thân thiện”. Các nhà tình nguyện còn thông
qua các “Ủy ban cải thiện hình thức vệ sinh” và “Vụ giải phóng nô lệ” giúp
đỡ chăm sóc những nô lệ vừa đƣợc giải phóng nhanh chóng hòa nhập vào
cộng đồng xã hội [46].
Năm 1877, “Tổ chức từ thiện xã hội” đƣợc thành lập ở Mỹ đã chú ý tới
việc tổ chức các tình nguyện viên. Cũng từ đó “các tình nguyện viên” của
những năm 1880-1890 đã trở thành những nhân viên công tác xã hội.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, công tác xã hội với mục đích thực
hiện sự điều chỉnh xã hội giúp thân chủ vƣợt qua hoàn cảnh để hòa nhập và
phát triển. Do vậy, công tác xã hội có một vai trò quan trọng trong việc tạo
nên sức khỏe cho mỗi ngƣời. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe bao gồm:
hoàn cảnh và điều kiện sống (mức sống, vệ sinh, môi trƣờng,…); trình độ
học vấn và văn hóa; bùng nổ dân số - gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe;

trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật,… Các giải pháp nhằm tăng cƣờng
chăm sóc sức khỏe gồm có: nâng cao nhận thức của ngƣời dân về chăm sóc
sức khỏe; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào những hoạt động


12
chăm sóc sức khỏe; tôn trọng sự tự quyết và tự lực của cộng đồng đối với
các hoạt động chăm sóc sức khỏe; phổ cập các kỹ thuật thích hợp, thích ứng
với khả năng chi trả của ngƣời dân để tăng khả năng tiếp cận cho tất cả mọi
ngƣời. Cả bốn giải pháp này đều cần có sự ứng dụng của công tác xã hội.
Song, công tác xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mối
quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của ngƣời bệnh, giữa ngƣời bệnh
với ngƣời thân, giữa ngƣời bệnh với những ngƣời xung quanh, giữa ngƣời
bệnh với cơ sở y tế,… Để làm đƣợc điều này, ngƣời làm công tác xã hội
phải tìm hiểu đặc điểm tâm lý, xã hội của ngƣời bệnh, hoàn cảnh thực tế mà
họ đang phải đối mặt cùng những mong muốn của họ. Từ đó tìm ra sự hỗ trợ
thích hợp dành cho thân chủ. Vì lẽ đó, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe,
bệnh viện là nơi cần có sự xuất hiện của công tác xã hội nhất. Ở Mỹ, công
tác xã hội lần đầu tiên đƣợc đƣa vào bệnh viện năm 1905 tại Boston và đến
nay hầu hết các bệnh viện đều có phòng công tác xã hội và đây là một trong
những điều kiện để các bệnh viện đƣợc công nhận là hội viên của Hội các
bệnh viện Mỹ [46].
Tại châu Á, hoạt động xã hội đƣợc công nhận đầu tiên tại Trung Quốc
là hoạt động xã hội về y tế tại khoa công tác xã hội bệnh viện tại Bắc Kinh,
thành lập năm 1921 bởi một nhân viên làm công tác xã hội Hoa Kỳ, Ida
Pruitt. Bộ phận này cung cấp các dịch vụ nghiên cứu xã hội, công tác thích
ứng, tái định cƣ; bên cạnh đó, đào tạo dịch vụ đƣợc tổ chức cho các nhân viên
xã hội - có thể đây là công việc đào tạo đầu tiên tại Trung Quốc.
Tại bệnh viện, nhân viên xã hội là một thành phần trong ê kíp trị liệu.
Nhân viên xã hội có nhiệm vụ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, phƣơng pháp

chữa trị thích hợp trên cơ sở thu thập thông tin về điều kiện sống, thói quen,
cá tính, đặc điểm tâm lý của ngƣời bệnh. Nhân viên xã hội còn thực hiện các
trợ giúp về tâm lý đối với ngƣời bệnh nhƣ: trấn an, giảm áp lực, tránh xấu hổ,


13
tƣ vấn về điều trị,… Nhân viên xã hội cũng có thể tham mƣu về kế hoạch xuất
viện của ngƣời bệnh và theo dõi ngƣời bệnh sau khi ra viện. Chăm sóc sức
khỏe tại gia đình và cộng đồng cũng rất cần có sự tham gia của nhân viên xã
hội. Họ có thể tham dự vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng
đồng nhƣ: truyền thông, giáo dục sức khỏe, giúp các nhóm đặc thù phục hồi,
phát triển thể chất và tinh thần,… Ngoài ra, sau khi điều trị bệnh, nhân viên
công tác xã hội còn giúp ngƣời bệnh hồi phục và tái hòa nhập đời sống bình
thƣờng của gia đình và cộng đồng.
Sự xuất hiện của nhân viên xã hội trong chăm sóc sức khỏe tại cộng
đồng là phƣơng thức để mở rộng mạng lƣới chăm sóc sức khỏe đến với ngƣời
dân ở mọi nơi, mọi lúc, nhằm khuyến khích họ tích cực tham gia giải quyết
những vấn đề sức khỏe bằng chính khả năng của mình và với các phƣơng
pháp thích hợp. Đồng thời, công tác xã hội còn cần thiết phải đƣợc ứng dụng
ở cấp hoạch định chính sách về chăm sóc sức khỏe. Ở nhiều nƣớc, đặc biệt là
các nƣớc đang phát triển, chăm sóc sức khỏe đƣợc xác định là một trong
những lĩnh vực của an ninh xã hội. Do đó, khi hoạch định những chính sách
về chăm sóc sức khỏe, cần phải ứng dụng những tri thức của công tác xã hội
sao cho mọi ngƣời dân đều có cơ hội đƣợc hƣởng lợi,…
Nghề công tác xã hội ở Việt Nam có thể đƣợc coi là chính thức đƣợc
công nhận từ năm 2010 sau khi Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số
32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 [6]. Công tác xã hội trong ngành y tế cũng
đã đƣợc hình thành ngay sau đó khi mà Bộ Y tế ban hành Đề án “Phát triển
nghề công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020” [3]. Trong
những năm gần đây, tại một số bệnh viện tuyến Trung ƣơng cũng đã triển

khai hoạt động công tác xã hội với sự tham gia của đội ngũ nhân viên y tế
kiêm nhiệm và tình nguyện viên nhằm hỗ trợ thầy thuốc trong phân loại ngƣời
bệnh, tƣ vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc ngƣời bệnh,…


14
góp phần làm giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ
khám chữa bệnh. Một số mô hình tổ chức hoạt động công tác xã hội trong
bệnh viện và tại cộng đồng cũng đã đƣợc hình thành trong thực tiễn nhƣ:
phòng công tác xã hội, phòng Chăm sóc khách hàng, tổ Từ thiện xã hội,…
thuộc bệnh viện hay nhóm công tác xã hội tham gia hỗ trợ ngƣời có
HIV/AIDS, bệnh nhân tâm thần, giúp phục hồi chức năng tại xã/phƣờng,…
Tuy nhiên, hoạt động công tác xã hội trong ngành hiện mới chỉ mang tính tự
phát, chƣa đƣợc điều chỉnh bởi các văn bản mang tính pháp lý. Đội ngũ cán
bộ tham gia hoạt động chủ yếu mới chỉ có nhiệt huyết và kinh nghiệm, chƣa
đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về kiến thức, kỹ năng nên thƣờng thiếu tính chuyên
nghiệp, hiệu quả hoạt động chƣa đƣợc nhƣ mong đợi.
Hiện nay, ở cả 3 cấp độ hoạt động của ngành Y tế đều chƣa có sự tham
gia của công tác xã hội. Trƣớc hết, tại các bệnh viện ở tất cả các tuyến của
khu vực công lập cũng nhƣ ngoài công lập, hoạt động khám chữa bệnh mới
chỉ đƣợc thực hiện bởi các nhân viên có trình độ chuyên môn về y, dƣợc. Các
biện pháp trị liệu về xã hội chƣa đƣợc quan tâm. Do vậy, chƣa có văn bản quy
định về chức danh chuyên môn về công tác xã hội trong cơ cấu nhân sự cũng
nhƣ chƣa có phòng công tác xã hội trong tổ chức bộ máy của bệnh viện. Hiện
một số bệnh viện, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam có duy trì hoạt động xã hội
mang tính từ thiện để trợ giúp ngƣời bệnh song vẫn chỉ là những việc làm tự
phát do một số cá nhân hoặc tổ chức tự nguyện tham gia. Các hoạt động này
còn thiếu tính chuyên nghiệp, mang nặng tính ban phát, chỉ giúp ngƣời bệnh
giải quyết đƣợc một số nhu cầu bức thiết nhƣ: bếp ăn từ thiện, gây quỹ từ
thiện,… Trong khi đó tại hầu hết các bệnh viện của cả nƣớc, nhất là các bệnh

viện tuyến trên thƣờng xuyên ở trong tình trạng quá tải. Nhân viên y tế không
có đủ thời gian và khả năng để giải quyết nhiều nhu cầu bức xúc của ngƣời
bệnh nhƣ: khai thác thông tin về đặc điểm nhân khẩu xã hội của ngƣời bệnh,


15
cung cấp thông tin về giá cả, chất lƣợng, địa điểm của các loại dịch vụ, tƣ vấn
về phác đồ điều trị, tƣ vấn cách phòng ngừa, trấn an tinh thần cho ngƣời
bệnh,… Do vậy, hiện đang có nhiều vấn đề nảy sinh tại các bệnh viện nhƣ:
“cò bệnh viện”, sự thiếu hụt thông tin khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám
chữa bệnh, sự không hài lòng của ngƣời bệnh đối với các cơ sở y tế, sự căng
thẳng trong mối quan hệ giữa ngƣời bệnh và thầy thuốc,… Theo niên giám
thống kê năm 2013, cả nƣớc có khoảng 1.125 bệnh viện với 215.640 giƣờng
bệnh. Trong số này có 46 bệnh viện Trung ƣơng với 26.756 giƣờng bệnh, 447
bệnh viện tuyến tỉnh với 110.549 giƣờng bệnh, 1.214 bệnh viện huyện với
77.134 giƣờng bệnh và 155 bệnh viện ngoài công lập với 9.501 giƣờng
bệnh1. Nếu hình thành một mạng lƣới hoạt động công tác xã hội tại hàng trăm
bệnh viện nêu trên thì cũng có nghĩa là sẽ cần đến hàng nghìn nhân viên xã
hội. Hoạt động công tác xã hội ở bệnh viện sẽ không chỉ có vai trò trong hỗ
trợ ngƣời bệnh mà còn có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ thầy thuốc giảm bớt
áp lực công việc cũng nhƣ nâng cao hiệu quả điều trị [5].
Tại cộng đồng, nhiều chƣơng trình mục tiêu y tế quốc gia đang triển
khai và rất cần có sự tham dự của nhân viên công tác xã hội, đặc biệt là các
chƣơng trình liên quan đến những nhóm xã hội đặc thù nhƣ: quản lý, chăm
sóc, tƣ vấn cho ngƣời nhiễm HIV tại cộng đồng, phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng, phòng chống lao, chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng,
quản lý sức khỏe hộ gia đình, sức khỏe sinh sản, dân số kế hoạch hóa gia
đình, phòng chống tai nạn thƣơng tích,…Tại tuyến xã/phƣờng, các chƣơng
trình này từ trƣớc đến nay thƣờng do nhân viên y tế thôn bản và các cán bộ
đoàn thể đảm nhận theo tinh thần tự nguyện, chƣa đƣợc đào tạo một cách

chuyên nghiệp. Nếu hình thành mạng lƣới công tác xã hội trong chăm sóc sức
khỏe tại cộng đồng thì cũng có nghĩa là cần phải có đến hàng nghìn nhân viên
đƣợc đào tạo qua trƣờng lớp về lĩnh vực này [1], [2].


16
1.3.

Nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện
Thông tƣ số 43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 của Bộ Y tế quy định

về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của
bệnh viện có quy định nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện gồm [4]:
1.3.1. Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về CTXH cho người bệnh và
người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
- Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho ngƣời bệnh ngay từ khi ngƣời bệnh vào
khoa khám bệnh hoặc phòng khám bệnh;
- Tổ chức hỏi thăm ngƣời bệnh và ngƣời nhà ngƣời bệnh để nắm bắt
thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn của ngƣời bệnh, xác định
mức độ và có phƣơng án hỗ trợ về tâm lý, xã hội và tổ chức thực hiện;
- Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động công tác xã hội cho ngƣời bệnh là nạn
nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới, tai nạn, thảm họa nhằm bảo
đảm an toàn cho ngƣời bệnh: hỗ trợ về tâm lý, xã hội, tƣ vấn về pháp lý, giám
định pháp y, pháp y tâm thần và các dịch vụ phù hợp khác;
- Hỗ trợ, tƣ vấn cho ngƣời bệnh về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ
của ngƣời bệnh, các chƣơng trình, chính sách xã hội về bảo hiểm y tế, trợ cấp
xã hội trong khám bệnh, chữa bệnh;
- Cung cấp thông tin, tƣ vấn cho ngƣời bệnh có chỉ định chuyển cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh hoặc xuất viện; Hỗ trợ thủ tục xuất viện và giới thiệu

ngƣời bệnh đến các địa điểm hỗ trợ tại cộng đồng (nếu có);
- Phối hợp, hƣớng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên có nhu cầu thực
hiện, hỗ trợ về công tác xã hội của bệnh viện;
1.3.2. Thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục pháp luật:
- Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;


×