Di sản thừa kế theo pháp luật dán sự Việt Nam..
Phần III
THANH TOÁN
VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Nếu việc xác định di sản thừa kế là khâu đầu tiên cần
thiết và quan trọng, là việc làm có ý nghĩa quyết định cho
các bước tiếp theo trong quan hệ pháp luật về thừa kế, thì
thanh toán và phân chia di sản là khâu cuốỉ cùng, và
cũng là kết quả của quá trình thực hiện các nội dung đó.
Bản thân nó cũng đòi hỏi, những yêu cầu riêng biệt, đồng
thời nó cũng có tính quyết định thể hiện kết quả đạt ở
mức nào trong việc thực hiện các nội dung của quan hệ
thừa kế trên thực tế. Trước khi thực hiện việc phân chia
di sản thừa kế là một loạt các công việc phải làm của
những người thừa kế.
•
•
•
•
A
I. THANH TOÁN DI SẢN THỪA KẾ
Khi trong gia đình có người nằm xuống thì việc đầu tiên
của những ngưòi thân, họ mạc là việc lo mai táng “mồ yên,
mả đẹp ” cho ngưòi đã mất, tiếp đến là những công việc
khác liên quan đến di sản thừa kế mà ngưòi chết để lại.
Những ngưòi thừa kế cần có sự bàn bạc,thoả thuận trong
việc quản lý di sản, ngưòi phân chia di sản, cách thức phân
252
Phần III. Thanh toán và phán chia di sấn thừa kế
chia di sản... Bởi vậy, họ thưòng họp mặt nhũng ngưòi thừa
kế để thông nhất các vấn đề cần thiết nêu trên.
1. Họp mặt những người thừa kế
Họp mặt những người thừa kế hay không là phụ thuộc
vào ý chí của ngưòi thừa kế, điều đó có nghĩa là pháp luật
không buộc phải thực hiện việc họp mặt này. Tuy nhiên,
nếu những người thừa kế xét thấy cần phải họp mặt để dễ
dàng đi đến thống nhất về việc cử người quản lý di sản,
ngưòi phân chia di sản; nghĩa vụ của từng người thừa kế
nếu người để lại di sản không định đoạt trong di chúc và cơ
bản nhất là thống nhất cách phân chia di sản(1>.
Để cho những thoả thuận đó là bằng chứng pháp lý
trong việc xem xét và giải quyết những tranh chấp có thể
xảy ra, thì mọi thoả thuận trong buổi họp mặt những ngưòi
thừa kế phải được lập thành văn bản, trong văn bản này
phải có đầy đủ chữ ký của những người thừa kế. Đối với
những người không có, hạn chế hoặc chưa có năng lực hành
vi dân sự thì người đại diện theo pháp luạt của họ thay mặt
họ ký vào văn bản họp mặt những người thừa kế.
Nếu trong một gia đình hoà thuận, thương yêu, gắn bó
thì vấn đề chia thừa kế cho ai và họ được hưởng bao nhiêu,
ai là người quản lý di sản dùng vào việc thò cúng... sẽ
không mấy khó khăn. Trên thực tế việc quản lý di sản cũng
(UĐiều 648
Bộ luật Dân sự năm 2005.
253
Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự ViệtNam...
như phân chia di sản thưòng được những người tlừa kê
thoả thuận phân chia một cách hoà thuận và nhường nhịn
lẫn nhau. Bỏi vậy những tranh chấp về thừa kế sẽ không
xảy ra đôi với những gia đình này.
Việc họp mặt những ngưòi thừa kế mà không đem đến
những kết quả của việc bàn bạc của những người tlừa kế
thì nguy cơ dẫn đến những tranh chấp về di sản thừa kế,
về những người được hưởng di sản thừa kế rất dễ xẻy ra.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà cuộc họp mặt ihững
người thừa kế cần bàn bạc, thoả thuận những vấn đề gì.
Nếu người để lại di sản không chỉ định ngưòi quản lý,
người phân chia di sản, ngưòi công bố di chúc... thì Tấn đề
quản lý di sản, người phân chia di sản phải được đưs ra để
bàn bạc, thống nhất đối với những vấn đề này để có ngưòi
quản lý di sản trong thòi gian di sản chưa được phân chia
nhằm tránh được mất mát, hư hỏng, tẩu tán, giấu diếm di
sản thừa kế... những ngưồi thừa kế có thể thống nhất cách
phân chia di sản nếu họ quyết định phân chia di sản trong
thời gian này.
Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản và người
phân chia di sản có thể do những người thừa kế cùng nhau
thoả thuận như: về thòi gian quản lý, thù lao được hưởng,
bảo quản di sản, bồi thưòng thiệt hại... Nếu không thoả
thuận thì quyền và nghĩa vụ của những ngưòi này được xác
định và thực hiện theo quy định tại Điều 638 và Điều 639
BLDS năm 2005.
^
254
Phần III. Thanh toán và phân chia di sản thừa kế
2. Người phân chia di sản
Là người trong thực tế đứng ra tổ chức, thực hiện việc
phân chia di sản cho những ngưòi thừa kế theo di chúc
hoặc theo sự thoả thuận của những người thừa kế.
Một trong những quyền của người lập di chúc được
Điều 648 BLDS năm 2005 quy định là chỉ định ngưòi giữ
di chúc, ngưòi quản lý di sản và ngưòi phân chia di sản.
Người phân chia di sản không bắt buộc phải nằm trong
diện thừa kế mà có thể là một người bất kỳ nào đó theo ý
chí của người lập di chúc hoặc do thoả thuận của những
người thừa kế. Người phân chia di sản có thể đồng thòi là
người quản lý di sản nhưng cũng có thể là hai ngưòi khác
nhau, mỗi người thực hiện một công việc.
Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng ý chí
của ngưòi để lại di sản đã thể hiện trong di chúc theo Điều
684 BLDS năm 2005.
Nếu người lập di chúc không xác định cách phân chia
di sản cho ai, bao nhiêu, tài sản nào, hoặc đôi với phần tài
sản không được định đoạt trong di chúc, phần tài sản liên
quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật, phần
tài sản bị từ chôl... được áp dụng chia thừa kế theo pháp
luật thì ngưòi phân chia di sản phải phân chia theo đúng
thoả thuận của những thừa kế viên.
Người phân chia di sản chỉ được hưởng thù lao đối với
công việc quản lý và phân chia di sản nếu được ngưòi lập
255
Di sẩn thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam...
di chúc cho phép. Mức thù lao được hưởng được xác định
theo ý chí của ngưòi để lại di sản. Nếu trong di chúc không
xác định việc hưởng thù lao và mức thù lao, nhưng nếu có
sự thoả thuận của những thừa kế viên thì ngưòi phân chia
di sản vẫn được hưởng thù lao theo sự thoả thuận đó.
Hiện nay, luật dân sự của nước ta mới chỉ quy định
ngưòi quản lý di sản là ngưòi phân chia di sản mà chưa quy
định thòi điểm bắt đầu kiểm kê di sản cho đến khi kết thúc
kiểm kê di sản thừa kế trong vòng bao nhiêu ngày.
Chúng tôi cho rằng, việc quy định này có ý nghĩa lớn
trong việc đánh giá tình hình di sản thừa kế của người để
lại di sản. Nếu để quá lâu thì khả năng thất lạc, mất mát,
hư hỏng, tẩu tán di sản xảy ra càng lớn. Hơn nữa, có nhiều
trưòng hợp di sản của ngưòi quá cố thuộc về rất nhiều
người thừa kế mà chưa được xác định tài sản nào thuộc về
ai, bởi vậy ý thức bảo quản di sản của họ bị hạn chế nhiều
so với việc đã xác định kiểm kê di sản và trao quyền cho
ngưòi đó đó quản lý khối di sản đó.
Bộ luật Dân sự của đa sô" các nước trên thế giới đều
quy định về vấn đề thanh toán di sản trước khi chia di
sản thừa kế.
Bộ luật Dân sự của Pháp tại Điều 870 quy định: “các
đồng thừa k ế cùng phải trả các món nợ và các nghĩa vụ
khác của di sản, mỗi người theo tỉ lệ phần mình được
hường’. Theo điều luật này thì những món nợ và nghĩa vụ
phát sinh trong các quan hệ pháp luật mà trưốc khi chết
256
Phần III. Thanh toán và phán chia di sản thừa kế
người để lại di sản thừa kế đã tham gia mà chưa kịp thực
hiện, thì các đồng thừa kế phải thực hiện trước những
ngưòi mang quyền trước khi chia di sản thừa kế. Điều 873
Bộ luật này còn quy định: “Những người thừa k ế phải chịu
trách nhiệm cá nhân về các món nợ trong di sản trong
phạm vi phần di sản của mình hưởng và chịu trách nhiệm
về mặt th ế chấp đối với toàn bộ di sản; trừ việc họ kiện các
đồng thừa k ế hoặc những người được hưởng”. Điều luật này
dự liệu trong trường hợp người thừa kế nhận một tài sản
mà người để lại di sản đã thế chấp cho chủ nợ để bảo đảm
nghĩa vụ thanh toán, thì người thừa kế này phải thanh
toán toàn bộ món nợ để giải trừ việc thế chấp. Sau khi trả
được nợ, thì ngưòi thừa kế này được quyền yêu cầu các
thừa kế viên khác hoàn trả phần nợ vượt quá phần di sản
mà người này đã thanh toán.
Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan từ Điều 1734
đến Điều 1744 cũng quy định về vấn đề thanh toán di sản:
“Người thừa k ế có nghĩa vụ tiết lộ cho người quản lý tất cà
và nợ nần của người chết mà mình biết; các chủ nợ của khối
tài sản có quyền được trả nợ từ các tài sản trong khối tài sản
đó; trong trường hợp người thừa k ế đã trả nợ cho người chủ
vượt quá phần tỷ lệ tương ứng của mình trong nghĩa vụ trả
nỢ đó, có quyền kiện lại những người thừa k ế khác,...”a\
Các quy định này thể hiện rất cụ thể phần nghĩa vụ mà
,l) BLDS và Thương mại Thái Lan, Điều 1734,1735 và Điều 1738.
257
Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam...
mỗi ngưòi thừa kế phải gánh chịu và buộc phải thựĩ hiện
trước những người chủ nợ toàn bộ nghĩa vụ mà triíốc đó
ngưòi để lại di sản chưa thực hiện.
Điều 899 Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định: ‘Từng
đồng sở hữu chủ sẽ thừa k ế quyền và nghĩa vụ của ngibi đ ể
lại thừa k ế theo tỷ lệ phần trong thừa kế...”.
Bộ Dân luật Sài Gòn năm 1972 tại Điều 542 cũng thể
hiện tinh thần này.
Nhìn chung các Bộ luật Dân sự nêu trên đều quy định
việc thanh toán di sản thừa kế khi phân chia di sản của
người chết cho những ngưòi thừa kế.
Luật Dân sự nưốc ta tại Điều 34 PLTK và các Điều 636,
637, 683 BLDS năm 2005 quy định việc thanh toán di sản
thừa kế. “K ể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa k ế
có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết đ ể lại”. Quyền
và nghĩa vụ của người thừa kế là những quyền và nghĩa vụ
về tài sản từ khôi di sản mà người chết để lại. Kể từ thời
điểm người để lại di sản chết, thì xác định quyền sở hữu đó
và tài sản đó thuộc về những người thừa kế, đồng thòi cũng
phát sinh nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
“Người hưởng thừa k ế có trách nhiệm thực hiện nghĩa
vụ tài sản do người chết đ ể lại”n\ Khi thực hiện nghĩa vụ
tài sản xảy ra hai trường hợp:
258
phần Iil. Thanh toán và phán chia di sản thừa kế
- Trường hợp 1: Di sản chưa chìa
Theo quy định tại khoản 2 Điều 637 BLDS năm 2005:
“Trong trường hợp di sản chưa chia, thì nghĩa vụ tài sản do
người chết đ ể lại được người quản lý di sản thực hiện theo
thoả thuận của những người thừa k ể ’. Theo quy định này,
người quản lý di sản phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại. Họ phải thanh toán tất cả các khoản nợ
của người chết để lại trước khi chia di sản. Các khoản
thanh toán này phải theo thứ tự được quy định tại Điều
686 BLDS năm 2005. Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
thưòng là phải thanh toán bằng tiền, nhưng cũng có trưòng
hợp thanh toán bằng hiện vật.
+ Nếu phải thanh toán bằng tiền mà di sản đ ể lại bằng
hiện vật
•
♦
Thực tế cho tài sản bằng tiền mà ngưòi chết để lại thì
ngưòi quản lý di sản phải bán bớt hoặc bán toàn bộ (trong
trưòng hợp sô' nợ bằng hoặc lốn hơn di sản mà ngưòi chết
để lại) để thanh toán các khoản nợ.
Tuy nhiên nếu được sự đồng ý của người chủ nợ (người
man g quyền) thì ngưòi quản lý di sản có thể thanh toán
bằng hiện vật.
+■Nếu phải thanh toán bằng hiện vật mà di sản thừa k ế
đ ể lạ i bằng tiền hoặc giấy tờ có giá
Trong trường hớp này thì ngưòi quản lý di sản và người
thừa kế phải dùng tiền để mua hiện vật thanh toán theo yêu
259
Di sắn thừa kế theo pháp luật dán sự Việt Nam...
cầu của người mang quyền nếu không có thoả thuận khác.
Nhìn chung, các khoản nợ và các chi phí do ngưòi chết
để lại thì ngưòi quản lý di sản thay mặt người thừa kế phải
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đó. Nghĩa vụ tài sản mà
người thừa kế phải thực hiện không vượt quá giá trị tài sản
mà ngưòi chết để lại. Nếu vượt quá khôi di sản thừa kế đó
thì họkhông có nghĩa vụ phải thanh toán.
Nếu ngưòi được hưởng thừa kế là nhà nước, cơ quan
hay tổ chức xã hội khác, thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ
về tài sản do người chết để lại như những ngưòi thừa kế là
cá nhân.
-
Trường hợp 2: Di sán đã được chia
Khác vài di sản chưa được chia, phương thức thanh
toán trong trưòng hợp này là mỗi ngưòi thừa kế thực hiện
nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại tương ứng với phần
mà mình đã nhận (Khoản 3 Điều 637 BLDS năm 2005).
Nếu di sản chia theo luật thì những ngưòi thừa kế cùng
hàng được hưởng di sản thừa kế bằng nhau. Bởi vậy mà
nghĩa vụ về tài sản của mỗi ngưòi đó do người chết để lại
được xác định bằng nhau.
Nếu di sản thừa kế được chia theo di chúc thì ngưòi
thừa kế có nghĩa vụ thanh toán các nghĩa vụ về tài sản và
các khoản chi phí liên quan đến người để lại di sản tương
ứng với phần tài sản mà mình đã được chỉ định trong di
chúc. Nhưng việc lập di chúc của ngưòi thừa kế để lại di
260
Phần III. Thanh toán và phân chia di sẩn thừa kế
sản giao nghĩa vụ cho những người thừa kế lại có thể xảy
ra nhiều tình thế khác nhau:
1. Trong trưòng hợp người chết để lại một nghĩa vụ về
tài sản và xác định một người thừa kế phải thực hiện nghĩa
vụ đó (nhưng thực hiện vối danh nghĩa đại diện), thì ngưòi
này có quyền trích từ khốỉ di sản để thực hiện nghĩa vụ,
những nghĩa vụ tài sản là nghĩa vụ của những người thừa
kế của người chết nếu có nhiều người thừa kế.
2. Trong trường hợp ngưòi để lại di sản, xác định một
ngưòi thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đó thì ngưòi
này phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đó trong phạm vi di
sản được nhận.
•
»
3. Trong trường hợp ngưòi để lại di sản không xác định
rõ ai phải thực hiện nghĩa vụ thì theo quy định tại Điều
637 BLDS năm 2005, ngưòi nào hưỏng thừa kế thì người đó
phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do ngưòi chết để lại.
4. Trường hợp người để lại di sản đã xác định rõ phần
nghĩa vụ mà mỗi ngưòi thừa kế phải thực hiện thì mỗi
ngưôi chỉ thực hiện phần được giao đó trong phạm vi di sản
mà jmình được hưởng. Nếu một trong sô" những người thừa
kế mày có nghĩa vụ vượt quá phần di sản được hưỏng, thì
ngưồi thừa kê khác phải thực hiện tương ứng với phần di
sản họ đã nhận được.
5. Trong trường hợp người để lại di sản chỉ giao cho một
hoặtc một sô' người trong số những người thừa kế, thì chỉ
261
Di sản thừa k ế theo pháp luật dân sự Việt Nam...
riêng nh-ững người được giao này phải thực hiện nghĩa vụ
đó. Khi có phần nghĩa vụ vượt quá sô" di sản mà người này
được hưỏng thì những ngưòi thừa kế còn lại phải thực hiện
tương ứng với phần di sản mà họ được hưởng.
Ví dụ: Bà M lập di chúc định đoạt khối di sản của mình
là 150 triệu đồng như sau: N được hưỏng 30 triệu đồng, Q
được hưởng 30 triệu đồng, G hưởng 60 triệu đồng và H
hưởng 30 triệu đồng. Bà M còn nợ Y 38 triệu, nợ ông X 34
triệu đồng. Nhưng bà M chỉ giao cho Q trả nợ ông Y và N
trả nợ cho ông X. Như vậy số di sản mà Q và N được hưởng
ít hơn phần nghĩa vụ phải thực hiện, nên trên thực tế là Q
và N không được hưởng di sản theo di chúc. Sau khi lấy hết
số di sản được hưởng để thanh toán nghĩa vụ thì khoản nợ
đầu còn thiếu 12 triệu đồng. Khoản nợ này do G và H phải
thực hiện tương đương vói phần G và H hưởng. Nên G phải
thực hiện là 8 triệu và H là 4 triệu đồng.
6. Nếu ngưòi để lại di sản chỉ định người được hưởng
thừa kê là nhà nưốc, cơ quan hay tổ chức xã hội, thì cũng
phải thực hiện nghĩa vụ tài sản như nhũng người thừa kế
là cá nhân. Tất nhiên cũng chỉ thực hiện nghĩa vụ tài sản
trong phạm vi di sản được hưỏng.
7. Trưòng hợp người để lại di chúc có để lại một phần di
sản dùng vào việc thò cúng, nếu di sản của ngưòi chết (còn
lại sau khi trừ đi di sản thò cúng) đủ để thanh toán nghĩa
vụ thì phần di sản thò cúng không bị khấu trừ vào. Nhưng
nếu toàn bộ di sản khổng đủ để thanh toán nghĩa vụ của
262
Phần HI. Thanh toán và phân chia di sản thừa kế
ngưòi đó thì di sản thờ cúng cũng sẽ được dùng để thanh
toán nghĩa vụ.
Ví dụ: Ông A lập di chúc định đoạt tài sản của ông có
ngôi nhà 3 gian như sau: cho B (con trưởng) một gian giữa
và gian đầu giao cho B quản lý, thò cúng, gian thứ ba cho
hưởng. Khi ông A chết còn nợ T 200 triệu và chưa trả tiền
công lao động cho công nhân là 100 triệu đồng. Nhưng giá
trị 3 gian nhà chỉ là 250 triệu. Như vậy cả ba gian nhà đó
phải dùng hết để thanh toán nghla vụ nêu trên, mà không
được dành gian giữa để làm nơi thò cúng.
c
8.
Nếu người lập di chúc dành một phần di sản để tặng
cho ngưòi khác thì ngưòi được di tặng không phải thực hiện
nghĩa vụ đốỉ vói tài sản được di tặng.
Nhưng nếu toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa
vụ tài sản của người di tặng, thì phần di tặng cũng được
dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.
Nhưng trong thực tế có trưồng hợp người để lại di sản vừa
dành một phần di sản cho thờ cúng, vừa dành phần di sản để
di tặng. Song khi thực hiện nghĩa vụ, di sản còn lại không đủ
để thanh toán thì sẽ dùng di sản thò cúng để thanh toán
nghĩa vụ hay di sản dùng cho di tặng để thanh toán.
Xét ví dụ: Ông A bằng di chúc định đoạt khôi di sản của
mình trị giá 200 triệu đồng như sau:
Cho B (con trưởng)
hưởng 50 triệu
c (con gái)
hưỏng 20 triệu
Cho
263
Di sẩn thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam...
Cho D (v ông)
hưởng 40 triệu
Cho E (cháu ông)
hưởng 30 triệu
Di tặng cho cụ F (chú ông)
hưỏng 20 triệu
Giao cho B 30 triệu để xây thêm miếu thò trên
đất dùng cho thờ cúng của chi họ và lo hương khói sau này.
Nhưng ông A chết còn nợ ngưòi khác là 170 triệu đồng,
như vậy nếu lấy sô" di sản còn lại (sau khi ông A dành cho
di tặng và cho thòi cúng) thanh toán nghĩa vụ thì vẫn còn
nợ là 20 triệu đồng. Vấn đề đặt ra là sẽ sử dụng di sản dành
cho di tặng cụ F 20 triệu hay dùng di sản dành cho thờ
cúng là 30 triệu đồng, hay dùng cả hai loại di sản này theo
tỷ lệ tương ứng để thanh toán.
Có ý kiến cho rằng, phải dùng di sản dùng cho di tặng
để thanh toán nghĩa vụ, vì theo quy định tại Điều 670
BLDS năm 2005: “..D i sản dùng vào việc thờ cúng là di
sản không được chia....”.
Ý kiến khác lại cho rằng, phải dùng di sản dành cho thờ
cúng để thanh toán nghĩa vụ, vì nếú dùng di sản dành cho
di tặng sẽ ảnh hưỏng trực tiếp đến đòi sống của ngưòi được
di tặng, với quan niệm, người này thưòng gặp khó khăn
trong đời sống kinh tế và quan hệ gia đình.
Ý kiến thứ ba thì dung hoà hai ý kiến trên. Tức là dùng
cả di sản thờ cúng và di sản dành cho di tặng để thanh
toán. Chúng tôi nhận thấy ý kiến này là hợp lý hơn cả. Vì:
Căn cứ vào Điều 670 và Điều 671 BLDS năm 2005 thì cơ sở
264
Phần III. Thanh toán và phân chia di sẩn thừa k ế
để dùng cả hai loại di sản trên đều là: “Toàn bộ di sản đều
không đủ đ ể thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết”,
mà không có một quy định ưu tiên nào cho di sản thờ cúng
hoặc di tặng. Như vậy, về mặt pháp lý là ở thế “cân bằng”
nhau. Còn về mặt thực tế thì cũng rất khó lý giải nên dùng
loại di sản nào để thanh toán trong trường hợp nêu trên.
Vì, tính đa dạng của quan hệ pháp luật thừa kế; về tình
trạng phân chia, hoàn cảnh của người được di tặng, về mức
chênh lệch giữa di sản dùng vào việc thờ cúng, di sản dành
cho di tặng,... mà không cho phép dùng di sản này mà
không dùng di sản kia để thanh toán nghĩa vụ của người
chết khi toàn bộ khối di sản không đủ để thanh toán nghĩa
vụ tài sản của ngưòi này.
Sau khi đã xác định được ai phải thực hiện, thực hiện
bao nhiêu đốì với nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại,
những ngưòi thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán
về tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kê theo
quy định tại Điều 686 BLDS năm 1995 hay Điều 683 BLDS
năm 2005.
Thứ nhất, Chi phí hợp lý cho việc mai táng theo tập quán
Là những chi phí trong nghi lễ đưa tang, chôn cất, điếu
phúng ngưòi chết như: tiền mua quan tài, khăn vải liệm,
chi phí cho chôn cất và các nghi lễ khác mà hiện đang được
tập quán địa phương của người chết thừa nhận. Nếu chi
phí mai táng được lấy từ tài sản của người chết thì di sản
thừa kê của người này là phần còn lại. Vấn đề thanh toán
265
Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Sam...
chi phí mai táng chỉ được đặt ra khi các khoản chỉ phí đó
là do một ngưòi thừa kế bỏ ra hoặc vay mượn của người
khác để lại cho việc mai táng. Tuy nhiên nếu những người
này tự nguyện (như con lo cho cha mẹ, vợ lo cho chồng)
không có yêu cầu phải thanh toán,, thì vấn đề thanh toán
trong trường hợp này cũng không đặt ra.
Thứ hai, Tiền cấp dưỡng còn thiếu
Đây là khoản tiền mà người để lại di sản khi côn sống
phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với những người
được cấp dưỡng theo quy định của pháp luật (như cấp
dưõng nuôi con khi vợ chồng ly hôn, cấp dưỡng cho ngưòi bị
người để lại di sản gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức
khoẻ...) nhưng chưa kịp cấp dưỡng thì đã chết.
Ví dụ : Ông Q phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho T mỗi tháng
là 100.000 đồng nhưng 6 tháng trước khi chết ông Q chưa
đưa tiền cấp dưỡng cho T thì (100.000 X 6 tháng) = 600.000
đồng ông Q chưa thực hiện đó phải được thanh toán cho T
trước khi những ngưòi thừa kế được hưởng di sản của ông.
Thứ ba, Tiền trợ cốp cho nguời sống nương nhờ
Thực tế trong xã hội ta còn một sô' ngưòi gặp nhiều khó
khăn mà bản thân họ không tự lao động để nuôi sống bản
thân. Đó là những người sống trong cảnh đơn côi, già yếu,
tàn tật, gặp ngưòi tốt bụng cưu mang, trợ giúp cho họ sống
nương nhò, như vậy cuộc sống của họ hoàn toàn phụ thuộc
(nương nhờ) vào ngưòi khác. Nếu người cho họ sống nương
266
Phần tỉ. Thanh toán và phán chia đi sản thừa kế
nhờ chết, họ sẽ lâm vào tình trạng hết sức khó khằn về mọi
mặt, dể giúp họ khắc phục được phần nào khó khăn đó phải
trích nột phần di sản của người chết cho họ.
Thứ tư, Tiến công lao động
Là khoản tiền công phải trả cho ngưòi lao động mà khi
còn scng người để lại di sản đã sử dụng sức lao động của
họ. Kli người sử dụng sức lao động chết chưa trả được tiền
công cho ngưòi lao động, thì phải trích một phần di sản
thừa kê để trả cho người lao động.
Thứnăm, Tiền bồi thường thiệt hại
Lồ khoản tiền mà ngưòi để lại di sản phải bồi thường
do xâu phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản mà gây ra thiệt hại cho người bị thiệt
hại. Khi ngưòi để lại di sản còn sông chưa kịp bồi thường
hoặc bồi thường chưa đủ thì khi ngưòi này chết phải trích
ra một phần để bồi thường cho người bị thiệt hại.
Ví dụ: Ông A khi còn sống có hành vi trái pháp luật
gây thiệt hại cho B về tài sản và sức khoẻ là 5 triệu đồng,
ông A mối bồi thường được 2 triệu cho B thì A bị tai nạn
chết. Sô' tiền 3 triệu đồng còn lại phải thanh toán cho B từ
di sản của A.
Thứsáu, Thuế và các khoản nợ khác đối VỚI nhà nước
Là các khoản tiền mà người để lại di sản khi còn sống
phải nộp thuế cho nhà nước (như thuế thu nhập, thuế kinh
267
Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam...
doanh, thuế chuyển quyền sử dụng đất...) và các khoản
tiền mà ngưòi này còn nợ của Nhà nưốc, mà họ chưa thực
hiện hoặc thực hiện chưa đủ thì chết.
Thứ bảy, Tiển phạt
Là khoản tiền mà một ngưòi phải nộp phạt, bao gồm
những khoản tiền do bị phạt hành chính, những khoản tiền
phạt do vi phạm hợp đồng, nhưng họ chưa nộp thì đã chết.
Thứ tám, Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân
hoặc một chủ thể khác
Là những khoản tiền mà người để lại di sản phải thực
hiện trưốc ngưòi khác, trước pháp nhân hoặc trưốc tổ chức
được xác lập thông qua các giao dịch dân sự hoặc thông qua
các hợp đồng kinh tế. Nếu ngưòi để lại di sản chết mà chưa
thực
• hiện *được các
• khoản nợ nói
• trên thì các chủ nợ được
• •
quyền thanh toán từ di sản của ngưòi chết.
Thứ chín, Chi phí cho việc báo quản di sản
Đó là nhũng khoản tiền mà người bảo quản di sản đã
chi dùng một cách hợp lý cho việc bảo quản giá trị cùa di
sản (như sửa chữa, bảo daỡng những hư hỏng tự nhiên,
tiền chi cho việc phòng ngừa, tránh mất mát, tẩu tán di
sản, tiền xây tường bao hàng rào... và các khoản thù lao
nếu có mà ngưòi đó được hưỏng.
268
Phần III. Thanh toán vồ phán chia di sản thừa kế
Thứ mười, Các chi phí khác
Sau khi đã thanh toán các khoản kể trên, trước khi
hưởng di sản, nếu có các chi phí khác liên quan đến di sản
mà ảnh hưởng đến lợi ích vật chất của một người nào đó
bất kỳ, thì ngưòi thừa kế cũng phải thanh toán các khoản
chi phí khác đó.
Qua quy định của Điều 683 BLDS năm 2005 về thứ tự
ưu tiên thanh toán, chúng tôi cho rằng việc quy định tại
các khoản 5, 6 và 8 là chưa hợp lý, gây bất lợi cho một số
cá nhân, pháp nhân hoặc các tổ chức đối vổi các khoản nợ
mà người thừa kế phải có trách nhiệm thanh toán.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhà nưóc
khuyến khích phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của
Nhà nước, thì mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng cho
nên họ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong giao dịch
dân sự về yêu cầu pháp luật bảo vệ quyền lợi hợp pháp; về
đòi nỢ, thanh toán. Nên họ phải có vị trí được đòi thanh
toán ngang nhau mà không thể trước sau như khoản 5, 6,
và 8 Điều 683 BLDS năm 2005.
II. PHẢN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Sau khi mở thừa kế thì bất cứ lúc nào những người
thừa kế cũng có quyền yêu cầu chia di sản, nhưng trong
thực Itế rất ít khi di sản được đem chia ngay, thường là qua
269
Di sản thừa kế theo pháp luật dán sự Việt Nam...
một thồi gian dài hay ngắn kể từ khi mỏ thừa kế, tuỳ thuộc
vào sự thoả thuận của những ngưòi thừa kế.
Việc di sản được chia ngay có rất nhiều lý do có thể là
sự vắng mặt các thừa kế viên, di sản rải rác nhiều nơi chưa
tập hợp được, hoặc là do ý muốn của người quá cố, hoặc do
thoả thuận của những người thừa kế... Bởi vậy, việc bảo
quản di sản diễn ra trước, trong và sau khi chia di sản lại
càng có ý nghĩa hơn trong việc bảo đảm, giữ nguyên giá trị
của di sản thừa kế.
Về thời điểm phân chia di sản, so sánh với luật cũ
chúng ta thấy Điều 369 Bộ dân luật Bắc kỳ và Điều 371 Bộ
luật Trung kỳ đều quy định rằng: “Không người thừa k ế
nào bị bó buộc phải đ ể lại di sản mà không chia. Tuy nhiên
những người thừa k ế củng có th ể thoả thuận nhaụ hoàn
thành việc phân chia trong một thời gian. Trong khi chưa
phân chm tài sản ấy vẫn cứ đăng ký nguyên tên người
mệnh một trong địa hộ".
Bộ luật dân sự Sài Gòn năm 1972 tại Điều 541 cũng
quy định về việc những ngưòi thừa kế có thể thoả thuận
hoàn việc chia thừa kế nhưng thời hạn không quả 5 năm.
Bộ luật Dân sự Pháp (phần sửa đểi) cũng quy định
rằng: “Không ai có thể bị bó buộc trong tình trạng vị phân
và lúc nào củng có thể yêu cầu chia di sản, trừ khi có tạm
hoãn do bản án hoặc
• thoả thuận, việc tạm hoãn mà
• *do •Toà•
quyết định với thời hạn không quá 2 năm, nếu việc phân
chia ngay có thể làm thiệt hại đến di sản vị phân." Bộ luật
270
Phẩn III. Thanh toán và phân chia di sản thừa kế
Dân sự Nhật Bản tại Điều 907 quy định: “Các đồng thừa
k ế có thể thoả thuận chia tài sản vào bất cứ lúc nào, trừ
trường hợp việc chia tài sản đã bị cấm bời di chúc của
người đ ể lại thừa kế. Nếu có lý do đặc biệt thì toà hôn nhân
gia đình có thể cấm chia một phần hoặc toàn bộ di sản”.
Như vậy, các Bộ luật dân sự của Việt Nam trước đây và
luật dân sự một số nước trên thế giới đã quy định ngưòi
thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế bất cứ lúc
nào, nhưng cũng đồng thòi quy định cho việc thoả thuận
hoãn việc phân chia trong một thời gian nhất định, quy
định cho Toà án có quyền hoãn việc phân chia di sản, hoặc
phân chia di sản sau một thời gian nhất định, thì chỉ khi
hết thòi hạn đó di sản mới được đem chia. Việc quy định
như vậy là hết sức cần thiết, sẽ tôn trọng ý chí định đoạt
của người để lại di sản, tôn trọng và bảo vệ sự thoả thuận
của những ngưòi thừa kê đồng thòi trong trường hợp cần
thiết (việc phân chia ngay gây thiệt hại đến giá trị của di
sản, hoặc không đảm bảo cho việc khai thác di sản...) Toà
án có quyền quyết định hoãn việc phân chia di sản.
Hiện nay, BLDS nước ta chỉ mới quy định thòi điểm
phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế từ thòi
điểm tứ thừa kế. Điểu đó có nghĩa là kể từ thời điểm mở
thừa kế thì người thừa kế có quyền kiểm kê, bảo quản,
phân chia di sản thừa kế. Việc phân chia di sản thừa kế bị
hạn chế theo quy định của Điều 686 BLDS năm 2005:
“Trorìụg trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc
271
Di sẩn thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam...
theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ
được phân chia sau một thời hạn nhất định, thì chỉ khi đã
hết thời hạn đó di sản mới được đem chia”. Nhưng thời hạn
đó là bao lâu thì lại không được dự liệu trong điều luật này.
Bởi vậy, người lập di chúc cũng như người thừa kê có thể
kéo dài thời hạn chia di sản của ngưòi chết ngày càng thiếu
chính xác, giá trị của khôi di sản dễ bị giảm, mâu thuẫn
của những ngưòi thừa kế kéo dài... gây khó khăn, phức
tạp cho việc làm rõ vụ án nếu có tranh chấp về thừa kế xảy
ra. Theo chúng tôi, Luật dân sự của chúng ta nên quy định
thòi hạn cho việc tạm hoãn chia di sản thừa kế với thời
gian không quá 3 năm; việc quy định cho Toà án quyết
định việc hoãn phân chia di sản thừa kế trong một thời hạn
nhất định khi có lý do đặc biệt cũng hết sức cần thiết.
1. Một số vân để cẩn lưu ỷ khi phân chia di sản thừa kế
*
Lưu ý 1: Có người thừa k ế theo Điều 669 BLDS
năm 2005
Khi người thừa kế không có quyền hưởng di sản theo
khoản 1 Điều 643 (Toà án tước quyền), hoặc khi người này
từ chối quyền hưởng di sản theo Điều 644 BLDS năm 2005,
thì pháp luật không bảo vệ cho họ hưởng một phầE di sản
bằng hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 669 BLDS năm 2005, thiì chỉ:
“những người sau đây vẫn được hường một phần đ i sấn
bằng hai phần ba suất của một người thừa k ế theo J)háp
272
Phần Ili. Thanh toán và phân chia di sản thừa kế
luật nếu như di sản được chi theo pháp luật, trong trường
hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc
cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đ ó.." .
Nội dung của Điều luật này, một mặt thể hiện bảo vệ
quyền lợi cho những người trong diện thừa kế có quan hệ gần
gũi, thân thích với người để lại di sản, theo đó ngưòi để lại di
sản cũng thực hiện được bổn phận nuôi dưỡng của mình.
Sau khi xác định được ai được hưởng và hai phần ba
của một suâ't thừa kế theo luật là bao nhiêu, thì bước tiếp
theo là sẽ lấy di sản của người nào và theo tỷ lệ bao nhiêu
để chia di sản cho những người được hưởng theo Điều 669.
Để dễ hơn khi xác định phần thừa kế này, trên thực tế
người ta tính hiện vật bằng tiền để chia, sau đây là một sô'
trường hợp.
+ Trưòng hợp những người thừa kế được hưởng suất
bằng nhau, thì sau khi lấy toàn bộ di sản của người chết
trừ đi phần của một hoặc một sô" người hưởng theo Điều
669-BLDS năm 2005 được bao nhiêu sẽ chia đều cho
những ngưồi thừa kế.
+ Trường hợp những ngưòi thừa kê được hưỏng suất
khôn g bằng nhau, thì phải lấy toàn bộ di sản của ngưòi
chết (Chia cho từng người được bao nhiêu sẽ trừ theo tỷ lệ ai
hưồnsg nhiều trừ nhiều, ai hưỏng ít trừ ít để chia cho người
được hưỏng theo Điểu 669 BLDS năm 2005.
VY dụ: Ông A có khối di sản là 120 triệu đồng, ông định
273
Di sản thừa kế theo pháp luật dãn sự Việt Nam...
đoạt bằng di chúc như sau: cho B hưởng 60 triệu, cho c
hưởng 15 triệu, D hưởng 45 triệu và ông A đã truất quyền
thừa kế của bà E (vợ ông); B, c, D đều là em ông. N
hưvậy
theo dữ kiện này thì bà E được'hưởng hai phần ba một suất
thừa kế theo luật (120:4)x2/3=20 triệu đồng.
20 triệu đồng này được lấy từ di sản được hưởng của B,
c , D theo tỷ lệ tương ứng với số di sản mà những ngưòi
này đã được hưỏng. Cụ thể là B = 60-10=50; c = 152,5=12,5; D=45-7,5=37, 5 triệu đồng, của bà E sẽ là
10+2.5+7.5 = 20 triệu đồng.
+ Trường hợp có cả thừa kế theo di chúc, và có ngưòi
thừa kế theo luật mà các thừa kế viên hưỏng suất bằng
nhau thì trừ rồi chia; còn nếu các thừa kế di chúc và theo
luật hưởng không bằng nhau, thì xác định tỷ lệ của mỗi
người như trên để chia cho người hưỏng theo Điều 669
BLDS năm 2005. Có ý kiến cho rằng trong trưòng hợp này
thì chỉ trích phần của người nào hưởng nhiều để chia cho
người hưởng theo suất hai phần ba suất thừa kế theo luật.
Như vậy, sẽ không hợp lý vì nó vừa không bảo đảm công
bằng về nghĩa vụ, vừa gây mâu thuẫn giữa những ngưòi
thừa kế.
* Lưu ý 2: Người hưởng di sản là thai nhi
Có thể nói đây là trưòng hợp ngoài lệ mà luật dân sự
bảo vệ quyền lợi cho cá nhân khi cá nhân này còn là thai
nhi “người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa k ế
274
Phần III. Thanh toán và phân chia di sản thừa kế
nhưng đã thành thai trước khi người đ ể lại di sản chết”a)
vẫn được hưởng di sản của ngưòi chết để lại. Như vậy, thai
nhi đã được bảo lưu quyền thừa kế nếu còn sống sau khi
sinh ra. Vấn đề này BLDS Pháp cũng quy định: “Đ ể hưởng
thừa kế, nhất thiết phải còn sống khi mở thừa kể'.
Do vậy, các trường hợp không được hưỏng thừa kế:
1. Người chưa thành thai khi mở thừa kế;
2. Đứa bé sinh ra không sống được.
Các bộ luật của nước ta trước đây, Bộ Dân luật Bắc kỳ
(Điều 313), Bộ Dân luật Trung kỳ (Điều 305) và Bộ Dân
luật Sài Gòn (Điều 501) đều quy định cho thai nhi đã có khi
mở thừa kế và sinh ra còn sống sau thời điểm mỏ thừa kế,
thì có quyền hưởng di sản.
Như vậy, theo quy định của các điều luật trên đây thì
mặc dù chưa là công dân thực thụ, nhưng thai nhi vẫn được
hưởng di sản như bất kỳ một người thừa kế khác. Nếu một
người chưa thành thai vào thòi điểm mở thừa kế hoặc
thành thai trước thời điểm mở thừa kế nhưng sinh ra
không còn sông, thì không được hưởng di sản thừa kế. Đây
là trưòng hợp bắt buộc phải dựa trên quan hệ huyết thông,
cho nên một ngưòi đã thành thai trước thòi điểm mở thừa
kế thì mặc nhiên người này được coi là con của ngưòi đã
chết nếu không chứng minh được không phải là con của
« Khoản 1 Điểu 638 BLDS năm 1995, và Điều 635 BLDS năm 2005.
275
Di sản thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam...
người này. Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986,
Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “con sinh ra
trong thời kỳ hôn nhăn hoặc do vợ có thai trong thời kỳ đó
là con chung của vợ chồng.,i Trong trường hợp cha mẹ
không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải do Toà
án xác định. Việc xác định cha mẹ cho con sinh ra được xác
định theo phương thức khoa học do Chính phủ quy định."
9
•
•
•
♦
Muốn xác định ngưòi con sinh ra sau khi bố nó chết nhưng
đã thành thai trước khi người để lại di sản chết hay chưa
thì phải căn cứ vào thòi gian thực tế tồn tại thai nhi là 300
ngày kể từ thời điểm mở thừa kế đến khi nó được sinh ra
thì mặc nhiên được coi là đã thành thai trưốc thời điểm mỏ
thừa kế và sẽ được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo
pháp luật của ngưòi để lại di sản.
Việc đòi hỏi của pháp luật là “đứa trẻ sinh ra phải còn
sông sau thời điểm mở thừa k ể ’ nhưng lại không quy định
là sống trong thời gian bao lâu mới được hưởng di sản.
Trong thực tế có nhiều trường hợp thai nhi chết trong bụng
mẹ nó, hoặc sinh ra sau một vài ngày, thậm chí một vài
tiếng đồng hồ mới bị chết, thì có xác định cho hưỏng di sản
thừa kê không?
Có ý kiến cho rằng chỉ cần đứa trẻ sinh ra còn sống
nghĩa là khi thai nhi không chết trong bụng mẹ nó và sống
trong một khoảng nào đó là được hưỏng di sản
Ý kiến khác lại cho rằng đứa trẻ đó sinh ra được coi là
còn sống để hưởng di sản phải có căn cứ pháp lý để xác định
I
276