Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.16 KB, 14 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ.
I. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TỪ PHÍA CÁC DOANH NGHIỆP:
Trong quá trình toàn cầu hoá, ngoài lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý là
những lợi thế do thiên nhiên ban tặng, chúng ta chỉ có một yếu tố được coi là lợi thế so sánh
đó là lao động rẻ. Tuy nhiên, lao động rẻ của ta bị cạnh tranh gay gắt từ phía Trung Quốc mặt
khác trong những năm tới, lao động có trình độ cao mới là loại lao động mà nền kinh tế tri
thức cần đến. Do vậy, rẻ và đông trong lực lượng lao động không còn lợi thế của chúng ta
nữa. Vấn đề doanh nghiệp đặt ra là ta phải tự tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình. Giải pháp
cho vấn đề này là phải nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp đặc biệt là đối
với DNVVN. Các giải pháp cần được đưa ra từ những khó khăn, yếu kém của DNVVN.
Thứ nhất, trước khi tìm ra những giải pháp cụ thể cần phải hiểu rằng một DNVVN
không thể đứng vững được trong một nền kinh tế chậm phát triển. Các DNVVN cần cố gắng
chạy nhanh hơn đồng đội, đồng thời cũng phải hỗ trợ nhau khi cần thiết. Làm được điều này
chúng ta sẽ tận dụng được hai ưu điểm của cạnh tranh và hợp tác: Cạnh tranh để có sản phẩm
tốt nhất và hạ giá nhất, hợp tác để tạo nên sự phát triển chung của hệ thống Doanh nghiệp.
Thứ hai, đầu tư cho chiến lược lâu chiến lược phát triển của DNVVN phải chú ý đến
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng, các chính sách khuyến khích, ưu tiên đối với
các DNVVN, đặc biệt là chiến lược phát triển xuất khẩu thời kỳ 2001-2010 được nêu ra
trong đại hội IX của Đảng. Nỗ lực tăng tốc độ xuất khẩu (phải đạt được mức tăng trưởng
xuất khẩu bình quân từ 15% trở lên)...
Cuối cùng, là đi vào giải quyết từng vướng mắc cụ thể của các DNVVN.
1. Giảm chi phí:
Hạ thấp chi phí là một chiến lược mà hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Một nghiệp có chi phí thấp có thể bán với giá thấp nhưng vẫn thu doanh nghiệp được lợi
nhuận. Trong trường hợp cạnh tranh trở nên gay gắt, các đối thủ bắt đầu cạnh tranh về giá thì
doanh nghiệp nào đứng đầu về giá cả sẽ chiến thắng. Các khâu cơ bản để có thể giảm giá đó
là: Tiếp thị, sản xuất, quản lý vật tư,…
1.1. Giảm chi phí trong khâu tiếp thị:
Chiến lược dẫn đầu với chi phí thấp thường áp dụng chiến lược tiếp thị không phân
biệt. Doanh nghiệp có thể không cần biết đến các nhóm khách hàng khác nhau với những


nhu cầu khác nhau mà chỉ cần áp dụng các phương pháp phục vụ khách hàng trung bình khá
nhạy cảm với gía cả của sản phẩm. Các DNVVN không cần quan tâm đến sự khác nhau giữa
các khúc thị trường, chỉ cần đưa ra một loại sản phẩm dùng chung cho mọi khách hàng với
nhu cầu tương đối đòng nhất, có tác dụng giảm chi phí trên từng đơn vị sản phẩm .
1.2. Khâu sản xuất:
Đây là quá trình gắn liền với lĩnh vực hoạt động chính của DNVVN, chế tạo ra sản
phẩm. Trong khâu này có hai con đường chính để giảm chi phí đó là học hỏi kinh nghiệm và
sự phù hợp của cấu trúc sản phẩm với quá trình sản xuất.
Kinh nghiệm được tích luỹ thông qua học hỏi và thông mở rộng quy mô sản xuất. Quy
mô càng lớn thì DNVVN có điều kiện sản xuất và lao động theo hướng phân công, chuyên biệt
hoá do đó năng xuất cao và chi phí giảm.
Cấu trúc sản phẩm phù hợp với quá trình sản xuất là giúp cho DNVVN giảm chi phí
thấp nhất.Trong số danh sách các sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng cần chú ý hơn
những sản phẩm phù hợp với năng lực, tay nghề của người lao động và dây truyền sản xuất.
1.3. Quản lý vật tư:
Các phương tiện cơ bản của quản lý vật tư đó là thu mua, sản xuất, phân phối được
nhìn nhận một cách tổng hợp. Sự phối và kiểm soát chặt chẽ luồng vật tư cho phép một
DNVVN tiết kiệm chi phí, giảm hàng tồn kho, và những cơ hội để cải thiện hiệu năng. Trong
đó, quản lý hệ thống hàng tồn kho đúng thời gian và số lượng là có tác dụng rất lớn.
1.4. Các giải pháp khác và việc cắt giảm chi phí không cần thiết:
- Đầu tư các thiết bị hiện đại để tăng năng xuất lao động và tiết kiệm định mức tiêu
hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm, giải pháp này đang được các DNVVN áp dụng bằng các
dự án đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất.
- Bộ phận chức năng R&D nghiên cứu cải tiến công nghệ và quy trình sản xuất để tiết
kiệm thời gian.
- Sự cố gắng cắt giảm chi phí được thực hiện như sau: Các nhà hoạch định chiến lược
sẽ đánh giá xem liệu có bất kỳ sự lãng phí nào, tình trạng dư thừa nào hoặc không có hiệu
quả trong quản lý thiết bị; liệu có các nguồn lực có thể loại trừ hoặc được sử dụng có hiệu
quả hơn.
2. Chiến lược sản phẩm:

Chiến lược phát triển sản phẩm bao gồm việc phát triển sản phẩm mới để tiêu thụ trên
thị trường hiện tại hoặc bán cho các khách hàng hiện tại. Chiến lược này có thể nhằm vào các
sản phẩm riêng biệt hoặc toàn bộ các mặt hàng của doanh nghiệp.
Có bốn cách phát triển các sản phẩm riêng biệt như sau:
- Cải tiến tính năng của sản phẩm: Có thể tạo ra các sản phẩm mới bằng cách sửa đổi,
bổ sung thêm các tính năng cho sản phẩm cũ. Phải đảm bảo cải tiến sản phẩm bằng cách mở
rộng tính năng, công dụng và tiện lợi của sản phẩm. Cách này có ưu thế là thực hiện một
cách nhanh chóng và gây được lòng nhiệt tình của người bán hàng, các đại lý và khách hàng.
- Cải tiến chất lượng: Mục đích của cách làm này là tăng độ tin cậy, tốc độ, độ bền
hay các tính năng khác của sản phẩm. Cũng có thể phát triển các phiên bản khác nhau của
sản phẩm với chất lượng khác nhau.
- Cải tiến hình dáng, mầu sắc, bao bì, kết cấu sản phẩm hợp lý hơn.
- Thêm mẫu mã: phát triển thêm các mẫu mã và kích thước sản phẩm khác nhau.
Kết quả của các phương án trên là tạo ra một sản phẩm mới. Bên cạnh đó các sản
phẩm mới còn được tạo ra bằng cách xem xét lại toàn bộ cơ cấu mặt hàng:
Thứ nhất, khi cơ cấu ngành hàng của DNVVN ở đỉnh điểm của thị trường, cần xem
xét việc tăng thêm các mặt hàng nhất định nhằm kéo giãn sản phẩm sang hai phía:
Khi kéo xuống phía dưới là nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thấp hơn để các đối thủ
cạnh tranh không có cơ hội thâm nhập thị trường.
Kéo giãn lên phía trên là bổ xung các sản phẩm phục vụ nhu cầu cao hơn, đây chỉ là
hình thức cải tiến về chất lượng và tính năng, nhưng nó gặp rất nhiều khó khăn vì phải cạnh
tranh với các sản phẩm chất lượng cao khác và khách hàng chưa tin vào sản phẩm mới.
Thứ hai, khi quyết định lấp kín cơ cấu mặt hàng tức là tăng thêm một số mặt hàng
trong cơ cấu mặt hàng hiện tại, phải đảm bảo cho khách hàng thực sự thấy được sự khác biệt
của sản phẩm.
-Thứ ba, kéo dài cơ cấu mặt hàng phải gắn liền với đổi mới hoặc ứng dụng các tiến bộ
kỹ thuật công nghệ.
Đối với từng giai đoạn khác nhau lại cần có chiến lược sản phẩm khác nhau. Trong
giai đoạn đưa sản phẩm vào thị trường thường định giá cao, tăng cường khuyến mãi. Trong
giai đoạn tăng trưởng cần mở rộng thị trường và đảm bảo các nguồn lực để tăng trưởng cùng

với thị trường. Trong giai đoạn suy thoái, lượng hàng hoá bán ra giảm, cần tìm nguyên nhân
và phương phấp cải tiến sản phẩm hoặc có thể loại bỏ sản phẩm ra khỏi quy trình sản xuất.
3. Chiến lược Marketing:
Để hoạt động marketing trong giai đoạn hiện nay có hiệu quả người ta sử dụng đồng
thời 5 phương pháp sau:
- Trước hết phải nhận dạng, đánh giá và phân tích các cơ hội Marketing thông qua
việc nguyên cứu môi trường Marketing đặc biệt là nguyên cứu thị trường.
Có hai loại môi trường Marketing đó là môi trường bên ngài và bên trong. Môi trường
bên ngoài là các nhân tố và tác nhân mang tính chất vi mô và vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của DNVVN về mặt cơ hội và thách thức; môi trường bên trong
nói nên điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
Nghiên cứu thị trường tập trung vào việc khảo sát khách hàng, đối thủ cạnh tranh và
tình hình cung cầu trên thị trường.
- Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm: ở nhóm giải
pháp này, DNVVN xác định thị trường mục tiêu thông qua việc thực hiện 3 công việc lớn:
(1). Phân khúc thị trường.
(2). Lựa chọn thị trường mục tiêu (nhóm khách hàng mục riêu).
(3). Định vị sản phẩm cho phù hợp với thị trường mục tiêu đã lựa chọn.
- Nhóm giải pháp tiếp theo là dựa vào hai nhóm giải pháp nêu trên, đặc biệt
là phân tích nhu cầu thị trường mục tiêu, phân tích độ hấp dẫn của thị trường đã lựa
chọn, đánh giá lợi thế cạnh tranh của DNVNN.
- DNVVN cần tổ chức các nguồn lực Marketing, cụ thể hoá các kế hoạch marketing
thành những nhiệm vụ, hành dộng.
- Tiến hành kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động marketing, đặc biệt là khả năng
sinh lời và hiệu suất của hoạt động của marketing.
Trước đây chủ chương của Đảng cho rằng có thể công nghiệp đất nước bằng những
xây dựng các nhà máy lớn. Thật ra không phải như thế, chỉ có một môi trường cạnh tranh
bình đẳng và sự am hiểu về thị trường mới có thể công nghiệp hoá được. Đối với các
DNVVN không nằm ngoài quy luật chung ấy.
4. Thương hiệu:

Không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của
thương hiệu nhất là các DNVVN. Trên thực tế thương hiệu đang là vấn đề phải tranh cãi đối
với các doanh nghiệp lớn, tiếp theo sẽ ảnh hưởng đến các DNVVN. Theo em có một số giải
pháp sau:
- Vấn đề lấy cắp thương hiệu đã diễn ra từ lâu nhưng trong nhận thức của các DNVVN
thì vẫn còn mới mẻ, một số doanh nghiệp còn không quan tâm đến nó. Cần xem xét lại, nhận
thức đúng đắn về thương hiệu, xem thương hiệu như là tài sản quý cần bảo vệ, quảng bá và
phát triển nó, coi đây là việc sống còn, động lực mang tính chiến lược của các DNVVN.
- Không ngừng đầu tư nâng cấp đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu
cầu về chất lượng, giá cả trên phân khúc thị trường nhằm tạo ra hình ảnh đẹp về thương hiệu
sản phẩm. Khi đã tạo được thương hiệu rồi cần đăng ký ngay thương hiệu ở thị trường trong
nước và thị trường quốc tế, cả thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp sắp hướng tới.
- Đào tạo đội ngũ chuyên gia về xây dựng thương hiệu, giỏi về kinh doanh và kiến thức,
về sở hữu công nghiệp, có óc thẩm mỹ trong thiết kế nhãn hiệu.
- Tích cực quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng bằng tham gia các hội
chợ thương mại trong và ngoài nước, không ngừng mở rộng mạng lưới bán hàng, bảo vệ
và nâng cao uy tín thương hiệu.

×