Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

MỘT ĐỔI MỚI MÔN SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.09 KB, 3 trang )

UBND HUYỆN CHIÊM HOÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS VINH QUANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 01/KH.CN
Vinh Quang ngày 25 tháng 9 năm 2009
KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP NẾU VẤN ĐỀ VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TRONG DẠY PHẦN DI TRUYỀN HỌC MÔN SINH HỌC 9

Họ và tên: NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ
Tổ chuyên môn: Ban chung
- Căn cứ vào văn bản số 15 của PGDĐT ngày 20 tháng 8 năm 2009 về
hướng dẫn việc thực hiện chuyên môn.
- Căn cứ số 08/HK- NCCLGG ngày 28 tháng 8 năm 2009 của trường
THCS Vinh Quang về việc nâng cao chất lượng năm học 2009 – 2010.
Tôi xin đăng ký một đổi mới trong dạy học với nội dung sau:
PHƯƠNG PHÁP NẾU VẤN ĐỀ VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TRONG DẠY PHẦN DI TRUYỀN BIẾN DỊ MÔN SINH HỌC 9
I. Mục đích, yêu cầu.
- Đổi mới phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề trong giờ học
nhằn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc
lĩnh hội kiến thức.
- Để nâng cao chất lượng dạy học trong giờ dạy cũng như chất lượng dạy
học trong môn sinh học, trong giờ dạy giáo viên cần chú ý đến phương
pháp dạy học đặc biệt là phương pháp nêu câu hỏi làm sao cho học sinh
hứng thú với việc tìm hiểu kiến thức mới trong giờ học.
- Việc nêu vấn đề và giải quyết vấn đề trong giờ học góp phần làm đổi
mới việc lĩnh hội và tiếp thu kiến thức của học sinh một cách chủ động,
thúc đẩy trí tò mò, khám phá kiến thức mới mà học sinh chưa biết. Giúp
các em hiểu và nắm vững kiến thức bài, làm cho giờ học sôi nổi hơn
thông qua cách đặt câu hỏi nêu vấn đề.
II. Nội dung, thời gian, đối tượng thực hiện.


1. Nội dung.
1.1. Cách nêu vấn đề.
- Việc đổi mới nêu vấn đề trong giờ dạy có thể thông qua nhiều hình thức như:
Đặt câu hỏi thông qua tranh ảnh, hiện tượng, sự vật... để từ đó học sinh
tư duy và đặt ra các vấn đề thắc mắc về vấn đề vừa nêu ra , từ đó học
sinh sẽ chủ động trong việc giải quyết vấn đề.
- Trong từng tiết học GV có thể sử dụng cách nêu vấn đề bằng câu hỏi
hoặc thông qua hình ảnh, sự vật, hiện tượng trên máy chiếu để học sinh
có hứng thú trong việc giải quyết vấn đề.
1.2. Cách giải quyết vấn đề.
- Để việc giải quyết vấn đề vừa đặt ra có hiệu quả giáo viên cho học sinh
làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn điều khiển
của giáo viên để học sinh tìm ra vấn đề và lĩnh hội kiến thức một cách
chủ động.
- HS sau khi đã chủ động giải quyết vấn đề, để lĩnh hội kiến thức còn
giúp nâng cao khả năng giao tiếp và khả năng trình bày ý kiến của bản
thân.
3. Thời gian.
- Thời gian để thực hiện: Từ tháng 10 năm 2009 cho đến tháng 5 năm
2010.
- Thực hiện trong 8 tiết học.( cụ thể là các bài 2,4,5,21,22,23,25,26)
- Trong đó mời gv trong tổ đi dự các tiết dạy gồm 4 tiết)
4. Đối tượng.
- Đối tượng nghiên cứu: Cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề trong giờ dạy.
- Đối tượng thực hiện: Giáo viên và học sinh.
III. Chỉ tiêu:
- Giờ dạy đạt giờ khá thở lên.
- Chất lượng học sinh cuối năm.
Môn sinh học khối 9 đạt tỷ lệ: Giỏi: 8 HS = 8%
Khá: 32 HS = 32%

TB: 55 HS = 55%
Yếu: 5 HS = 5%
IV. Giải pháp.
- Tự học hỏi đồng chí đồng nghiệp có kinh nhiệm trong giờ dạy.
- Sưu tầm các loại tài liệu về phương pháp cách nêu vấn đề và cách giải quyết
vấn đề thông qua các câu hỏi, hình ảnh, sự vật, hiện tượng…
- Trong giờ học tích cực đặt các câu hỏi nêu vấn đề để học sinh chủ động trong
việc tiếp thu kiến thức mới.
- Việc giải quyết vấn đề tránh không áp đặt kiến thức cho học sinh mà để học
sinh tự tìm ra câu trả lời bằng cách nêu các câu hỏi gợi mở để học sinh tìm ra
đáp án cuôí cùng.
- Tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận theo nhóm để giải quyết vấn đề vừa
nêu ra.
- Quan tâm đến từng đối tượng học sinh có cách giải quyết vấn đề khác nhau để
học sinh được bày tỏ hết ý kiến của mình và đặc biệt là các đối tượng học sinh
yếu ít có ý kiến cho các vấn đề nêu ra.

- Trên đây là bản kế hoạch một đổi mới trong năm học 2009- 2010
Người xây dựng kế hoạch
Nguyễn Thị Hồng Hà

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×