Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.48 KB, 51 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
SỞ GIAO THƠNG VẬN TẢI



DỰ ÁN
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH
GIAO THƠNG VẬN TẢI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN
NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
837GT1

CÔN G TY CỔ PHẦ N TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢ I PHÍA NAM
ĐC: 92 Nam Kỳ Khởi Nghóa, Quận 1, TP Hồ Chí Minh; ĐT: 38299988, 38242089;
Fax: (848)38292661; Email:;


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÍA NAM



DỰ ÁN
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH
GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN
NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Chủ nhiệm lập quy hoạch

: Hoàng Thị Niệp

QLCL


: Nguyễn Ngọc Lân

Phòng Tuyến - Ga

: Mạc Đăng Tùng

XNTVTK CTGT Sắt Bộ

: Phạm Quang Huy

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÍA NAM

TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 09 NĂM 2017


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU



1.1 TÊN DỰ ÁN QUY HOẠCH



1.2 SỰ CẦN THIẾT, TÍNH CẤP BÁCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA QUY
HOẠCH


1.2.1 Sự cần thiết, tính cấp bách của quy hoạch .................................................................. 4 
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn của quy hoạch ................................................................................. 5 
1.3 CĂN CỨ PHÁP LÝ



1.4 PHẠM VI, THỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH



1.5 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH



1.5.1 Mục tiêu....................................................................................................................... 7 
1.5.2 Nhiệm vụ quy hoạch ................................................................................................... 8 
PHẦN 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MẠNG LƯỚI VẬN
TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT VÀ BẾN THỦY NỘI ĐỊA
TỈNH NINH THUẬN

2.1 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN



2.1.1 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 9 
2.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội......................................................................................... 10 
2.2 HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE
BUÝT VÀ BẾN THỦY NỘI ĐỊA TỈNH NINH THUẬN
13 
2.2.1 Tổng quan về hệ thống giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận..................................... 13 

2.2.2 Hiện trạng mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt .......................... 14 
2.2.3 Hiện trạng mạng lưới bến thủy nội địa ..................................................................... 14 
2.2.4 Hiện trạng hoạt động khai thác vận tải...................................................................... 15 
2.2.5 Tình hình trật tự an toàn giao thông .......................................................................... 18 
2.2.6 Đánh giá chung.......................................................................................................... 19 
2.2.7 Những khó khăn, hạn chế.......................................................................................... 20 

TEDISOUTH

1


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

PHẦN 3: DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỘNG CỘNG BẰNG XE
BUÝT, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
21 
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN
NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
21 
3.1.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ...................................................................... 21 
3.1.2 Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội. ............................................................... 22 
3.1.3 Các quy hoạch, chiến lược có liên quan.................................................................... 23 
3.2 DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI CHI TIẾT CHO VẬN TẢI VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH CỘNG CỘNG BẰNG XE BUÝT, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
26 
3.2.1 Căn cứ lập dự báo...................................................................................................... 26 

3.2.2 Mô hình dự báo, phương pháp dự báo. ..................................................................... 26 
3.2.3 Dự báo nhu cầu vận tải hành khách hệ thống xe buýt . ............................................ 26 
PHẦN 4: ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
30 
4.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

30 

4.1.1 Quan điểm phát triển ................................................................................................. 30 
4.1.2 Mục tiêu phát triển .................................................................................................... 30 
4.2 ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
31 
4.2.1 Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ......... 31 
4.2.2 Quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ xe buýt, .............................................. 39 
4.2.3 Quy hoạch bến thủy nội địa ...................................................................................... 40 
4.2.4 Nhu cầu quỹ đất......................................................................................................... 41 
4.2.5 Nhu cầu vốn đầu tư ................................................................................................... 41 
4.2.6 Bảo vệ môi trường trong quy hoạch.......................................................................... 42 
PHẦN 5: CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
TEDISOUTH

2

46 



Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

5.1 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

46 

5.1.1 Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hành khách bằng xe
buýt, bến thủy nội địa: ........................................................................................................ 46 
5.1.2 Đẩy mạnh đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông: ............................................ 46 
5.1.3 Tăng cường, nâng cao chất lượng dịch vụ: ............................................................... 46 
5.1.4 Tăng cường quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng đối với đơn vị tham gia: .............. 47 
5.1.5 Giải pháp về thông tin truyền thông:......................................................................... 47 
5.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

47 

5.2.1 Sở Giao thông Vận tải: .............................................................................................. 47 
5.2.2 Sở Kế hoạch và Đầu tư và sở Tài Chính: .................................................................. 48 
5.2.3 UBND các huyện, thành phố: ................................................................................... 48 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TEDISOUTH

49 

3


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÍA NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------oOo-------

--------oOo------TP Hồ Chí Minh, ngày

tháng 9 năm 2017

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH NINH THUẬN
GIAI ĐOẠN 2011 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 TÊN DỰ ÁN QUY HOẠCH
Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh
Thuận giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.
1.2 SỰ CẦN THIẾT, TÍNH CẤP BÁCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA
QUY HOẠCH
1.2.1 Sự cần thiết, tính cấp bách của quy hoạch
Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phía bắc giáp tỉnh Khánh
Hòa, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía đông
giáp Biển Đông.
Hệ thống GTVT là một bộ phận cấu thành quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng.
Với chức năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách phục vụ cho

sự phát triển của các ngành kinh tế - xã hội và của nhân dân, GTVT giữ vai trò
quan trọng không chỉ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội mà còn là yếu tố quan
trọng để đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng.
Quy hoạch phát triển GTVT là một cơ sở, căn cứ quan trọng và được coi là
yêu cầu tất yếu khách quan để Nhà nước quản lý vĩ mô đối với toàn bộ hoạt động
của ngành GTVT trong sự cân đối với các ngành kinh tế khác. Ngoài ra, nó còn
phục vụ cho quá trình xây dựng các chương trình, kế hoạch trung hạn và ngắn hạn
của ngành, định hướng cho các chủ thể kinh tế trong và ngoài ngành lập dự án đầu
tư, là cơ sở triển khai các dự án hợp tác quốc tế, khu vực, thu hút vốn đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng GTVT từ bên ngoài.

TEDISOUTH

4


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

UBND tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày
02/7/2013 về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành GTVT tỉnh Ninh Thuận giai
đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 2944/QĐ-UBND
ngày 23/12/2015 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các tuyến đường
giao thông trong Quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận
giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm từng bước tạo ra một hệ
thống GTVT đồng bộ và liên thông có khả năng thỏa mãn bền vững, nhanh chóng,
thuận tiện và đạt hiệu quả cao nhu cầu vận chuyển ngày càng gia tăng và đa dạng
hóa phục vụ chiến lược phát triển về kinh tế - xã hội của Ninh Thuận là tỉnh “Nông
nghiệp – Ngư nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ, du lịch” có mức tăng trưởng tiên
tiến trong cả nước, đảm bảo kết hợp giữa kinh tế với an ninh và quốc phòng, chú

trọng vùng sâu, miền núi, vùng kinh tế sản xuất, phát triển du lịch.
Hiện nay, kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, do đó nhu cầu đi lại
để sinh hoạt, lao động hàng ngày của nhân dân ngày càng tăng cao, nhất là từ trung
tâm tỉnh lỵ đến các huyện và các trung tâm công nghiệp đang hình thành. Tuy
nhiên, đa số người dân đang sử dụng các phương tiện mô tô cá nhân, tiềm ẩn rất
nhiều nguy cơ mất an toàn và tốn kém cho cá nhân và xã hội. Vì vậy, rất cần có
một quy hoạch phát triển mạng lưới hàng khách công cộng trên địa bàn tỉnh nhằm
phục vụ sự đi lại thuận tiện, an toàn, với chi phí thấp, từ trung tâm tỉnh đến các
huyện cũng như nội thành Phan Rang – Tháp Chàm, hạn chế phương tiện cá nhân.
Về quy hoạch bến thủy nội địa, với chiều dài 105 km, tỉnh rất có điều kiện để
phát triển một số cảng, bến thủy nội địa để hòa vào hệ thống giao thông của tỉnh.
Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch của tỉnh có bước tăng trưởng cao,
lượng du khách đến tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng đông, trong đó
nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải thủy trên các vùng biển gần bờ để phục vụ du
khách ngắm san hô, câu cá, thưởng thức các món ăn hải sản trên biển, … phát triển
nhanh. Trước nhu cầu của thực tiễn, để hoạt động thủy nội địa trên địa bàn tỉnh vào
nề nếp, đúng quy định và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của nhà
nước đối với hoạt động thủy nội địa, đồng thời làm cơ sở định hướng cho việc phát
triển dịch vụ vận tải thủy nội địa đồng bộ, hiệu quả, khoa học, cần thiết bổ sung
quy hoạch tổng thể các bến thủy nội địa.
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn của quy hoạch
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động giao thông
vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
TEDISOUTH

5


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030


Nâng cao năng lực, chất lượng của hệ thống giao thông vận tải đáp ứng được
nhu cầu đi lại cũng như nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
1.3 CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Giao thông đường bộ (Luật số 23/2008/QH 12 ngày 13/11/2008);
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/6/2006 và Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
- Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh
và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
- Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09/7/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc trung
bộ và Duyên hải miền trung đến năm 2020;
- Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh
Thuận đến năm 2020;
- Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020;
- Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
điều chỉnh quy hoạch giao thông đường bộ đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030;
- Quyết định số 3446/QĐ-BGTVT ngày 04/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt đến năm 2020;
- Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày 02/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh
Ninh Thuận về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận
tải tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 2944/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh Ninh
Thuận về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các tuyến đường

giao thông trong Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh
Thuận giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 12/4/2017 của UBND tỉnh Ninh Thuận
về việc phê duyệt danh mục dự án quy hoạch năm 2017;
- Quyết định 1221/QĐ-UBND của tỉnh Ninh Thuận ngày 23/6/2017 về Phê
duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án điều chỉnh
TEDISOUTH

6


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

-

-

-

-

-

-

quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm
2020, định hướng đến năm 2030;
Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh
vực và sản xuất chủ yếu;
Thông tư liên tịch số 02/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17/01/2012 của Bộ
Giao thông vận tải và Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc Hướng dẫn nội
dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp
Tỉnh.
Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch
ngành, lĩnh vực sản phẩm chủ yếu.
Thông tư 63/2014/TT-BGTVT ngày 7/11/2014 của Bộ GTVT Quy định
về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng
xe ô tô đường bộ;
Công văn số 4428/UBND-KT ngày 01/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận về việc quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt
trên địa bàn tỉnh;
Công văn số 5131/UBND-KT ngày 19/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận về việc bổ sung quy hoạch bến thủy nội địa và tham mưu quy
định quản lý hoạt động nhà hàng nổi trên địa bàn tỉnh.

1.4 PHẠM VI, THỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH
- Phạm vi: Trên địa bàn thành tỉnh Ninh Thuận.
- Thời kỳ lập quy hoạch: Đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
1.5 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ QUY HOẠCH
1.5.1 Mục tiêu
Phát triển hợp lý mạng lưới giao thông vận tải.
Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
Phân kỳ đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
Phát triển mạng lưới vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, vận tải
hànhkhách công cộng bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng taxi.
- Xây dựng các nhóm giải pháp quản lý hệ thống giao thông vận tải.


-

TEDISOUTH

7


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

- Đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm môi trường và
phát triển bền vững.
1.5.2 Nhiệm vụ quy hoạch
- Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng mạng lưới vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt và các phương tiện giao thông khác (nếu có).
- Điều tra về cơ cấu các loại phương tiện vận tải, tỷ trọng đáp ứng nhu cầu
trong hiện tại.
- Điều tra về nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu các điều kiện, định hướng phát triển và dự báo nhu cầu vận
tải hành khách.
- Nghiên cứu đề xuất phương án Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển
mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và bến thủy nội địa
vào Quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận giai
đoạn đến 2020, định hướng đến năm 2030.
- Đề xuất các cơ chế, giải pháp để triển khai thực hiện quy hoạch phù với
điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.

TEDISOUTH


8


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

PHẦN 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MẠNG
LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
VÀ BẾN THỦY NỘI ĐỊA TỈNH NINH THUẬN
2.1 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, phía bắc giáp tỉnh Khánh
Hòa, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía đông
giáp biển Đông.
Diện tích tự nhiên 3.358 km2, có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6
huyện. Tp.Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh, trung tâm chính trị,
kinh tế và văn hóa của tỉnh, cách Tp.Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay Cam
Ranh 60 km, cách Tp.Nha Trang 105 km và cách Tp.Đà Lạt 110 km, thuận tiện
cho việc giao lưu phát triển kinh tế-xã hội.
2.1.1.2 Đất đai và địa hình
Tổng diện tích tự nhiên 3.358 km2, trong đó đất dùng vào sản xuất nông
nghiệp 69.698 ha; đất lâm nghiệp 185.955 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 1.825 ha; đất
làm muối 1.292 ha; đất chuyên dùng 16.069 ha; đất ở 3.820 ha; đất sông suối và
mặt nước chuyên dùng 5.676 ha; còn lại đất chưa sử dụng.
Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây bắc xuống Đông nam, với 3 dạng địa
hình: Núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển
chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
2.1.1.3 Khí hậu và thủy văn

Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khô nóng,
gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa
trung bình 700-800 mm ở Phan Rang và tăng dần đến trên 1.100 mm ở miền núi,
độ ẩm không khí từ 75-77%. Năng lượng bức xạ lớn 160 Kcl/cm2. Tổng lượng
nhiệt 9.500-10.000oC. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11;
mùa khô từ tháng 12-8 năm sau.
Nguồn nước ở Ninh Thuận phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực
phía bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả
nước.
TEDISOUTH

9


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

2.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Địa giới hành chính
Ninh Thuận đã tăng lên 7 đơn vị hành chính trực thuộc (1 thành phố: Phan Rang
– Tháp Chàm và 6 huyện: Bác Ái, Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Bắc,
Thuận Nam, với 65 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 15 phường, 3 thị trấn và 47
xã).
Thành
Huyện
Ðơn vị hành phố
chính cấp Phan Rang
Huyện
Bác Ái
- Tháp

Chàm
Diện
tích
78,9
1.030,90
(km²)
Dân
số(người)

Huyện

Huyện

Huyện

Huyện

Huyện

Ninh Hải

Ninh
Phước

Ninh
Sơn

Thuận
Bắc


Thuận
Nam

215,25

341,03

770,58

319.93

564,53

161.730

24.304

89.420

135.146

71.432

37.769

54.768

2050

24


415

396

93

118

97

Số đơn vị 15 phường
hành chính
và 1 xã

9 xã

1 thị trấn
và 8 xã

1 thị trấn
và 8 xã

1 thị trấn
và 7 xã

6 xã

8 xã


Năm được
công nhận

2000

1992

1992

1992

2005

2009

Mật độ dân
số
(người/km²)

2007

Nguồn: Website tỉnh Ninh Thuận

2.1.2.2 Dân số
Dân số trung bình năm 2016 có 601,32 ngàn người. Mật độ dân số trung bình
169 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển.
Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh chiếm 78%, dân tộc Chăm
chiếm 12%, dân tộc Răglây chiếm 9%, còn lại là các dân tộc khác.
Dân số trong độ tuổi lao động có 365.700 người, chiếm khoảng 64%; tỷ lệ lao
động qua đào tạo đạt khoảng 40%. Cơ cấu lao động hoạt động trong lĩnh vực nông,

lâm, thuỷ sản chiếm 51,99% , công nghiệp xây dựng chiếm 15%, khu vực dịch vụ
chiếm 33,01%.
Với nguồn lao động dồi dào trên sẽ đáp ứng nhu cầu lao động cho các dự án
đầu tư trên địa bàn tỉnh.

TEDISOUTH

10


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

2.1.2.3 Hiện trạng kinh tế - xã hội
Theo cục thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2016, hiện trạng kinh tế - xã hội của
tỉnh như sau:
 Về kinh tế
Nền kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì ổn định, một số ngành, lĩnh vực đạt kết
quả đáng ghi nhận; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 2.000 tỷ đồng,
trong đó thu nội địa 1.990 tỷ đồng, tăng 7,6% kế hoạch; giá trị kim ngạch xuất
khẩu đạt 80,2 triệu USD; 4/6 chỉ tiêu không đạt: tốc độ tăng trưởng GRDP đạt
8,6%; thu nhập bình quân đầu người 30,3 triệu đồng; cơ cấu kinh tế: nông, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm 38,6%, công nghiệp-xây dựng chiếm 20,4%, dịch vụ
chiếm 41%và tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 8.320 tỷ đồng.
Nông lâm, ngư nghiệp, trọng tâm chỉ đạo công tác chống hạn đạt mục tiêu đề
ra. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 8.994 tỷ đồng, tăng 6,2%, trong đó nông, lâm
nghiệp tăng 3,2%, thủy sản tăng 9,3%; sản xuất nông nghiệp được phục hồi và có
tăng trưởng, tổng diện tích gieo trồng 78.593 ha, vượt 1,6% kế hoạch, tăng 11,9%
cùng kỳ; chuyển đổi 2.038 ha đất lúa sang các cây trồng cạn, tiêu thụ ít nước, vượt
32,7% kế hoạch. Trong năm đã xảy ra 33 vụ, làm cháy 24,34 ha rừng, thiệt hại

không đáng kể; phát hiện 1.073 vụ vi phạm lâm luật, tăng 23,8%, đã xử lý 968 vụ,
tịch thu 334,7m3 và 357 phương tiện các loại, nộp ngân sách hơn 2.491 triệu
đồng. Trồng mới 94 ha rừng tập trung; chăm sóc 868,7 ha và giao khoán, bảo vệ
67.081 ha rừng. Về thủy sản, sản lượng khai thác tăng cao, đạt 83.800 tấn, tăng
11% so cùng kỳ; sản xuất tôm giống được phục hồi, sản lượng ước đạt 21,8 tỷ con,
tăng 11,8% so cùng kỳ.
Công nghiệp - xây dựng: Sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, tăng
trưởng thấp, giá trị sản xuất ước đạt 86,2% kế hoạch, tăng 4,2% so cùng kỳ.
Các ngành Dịch vụ: Giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 8.450 tỷ đồng, tăng
11,9% so cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 15.731
tỷ đồng, tăng 13,3% so cùng kỳ. Lượng du khách đến tỉnh tăng khá, đã thu hút trên
1,7 triệu lượt khách, tăng 13,3% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế tăng khá. Dịch
vụ vận tải hành khách công cộng được duy trì, năng lực vận tải được đầu tư mới,
đáp ứng tốt hơn nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân; khối lượng
luân chuyển hành khách tăng 19%, luân chuyển hàng hóa tăng 15%.

TEDISOUTH

11


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

Hoạt động xuất khẩu chuyển biến tích cực, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu
ước đạt 80,2 triệu USD, vượt 14,6% kế hoạch, tăng 33,4% so cùng kỳ, trong đó
xuất khẩu hạt nhân điều tăng mạnh, ước đạt 43,73 triệu USD, tăng 68,1%, thủy sản
đạt 35,16 triệu USD, tăng 18% cùng kỳ, nhờ giá tiêu thụ tăng, thị trường ổn định
và có nhiều hợp đồng mới.
Thu, chi ngân sách và hoạt động ngân hàng: Tổng thu ngân sách nhà nước

ước đạt 2.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 6,2% cùng kỳ, trong đó thu nội địa
ước đạt 1.990 tỷ đồng, vượt 7,6% kế hoạch năm và tăng 16,4% cùng kỳ, hầu hết
các khoản thu đều đạt và vượt kế hoạch.
Đầu tư phát triển: Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 8.320 tỷ đồng,
bằng 94,8% cùng kỳ, trong đó ngân sách nhà nước đạt 2.780 tỷ đồng, chiếm
33,4%, vốn các thành phần kinh tế và dân cư đạt 5.540 tỷ đồng, chiếm 66,6% tổng
vốn đầu tư toàn xã hội.
Phát triển doanh nghiệp và kinh tế tập thể: Hoạt động doanh nghiệp và kinh tế
tập thể tiếp tục có chuyển biến tích cực, số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn
đăng ký tăng khá; đã chuyển đổi 15 hợp tác xã, nâng tổng số 60/60 hợp tác xã đang
hoạt động đã hoàn thành việc chuyển đổi;giải quyết 184 hồ sơ doanh nghiệp đăng
ký qua mạng, đạt 12,7% số hồ sơ đăng ký, vượt 2,7% so với chỉ tiêu Chính phủ
quy định.
 Về xã hội
Đào tạo nghề cho 8.572 lao động; mức giảm tỷ lệ sinh ước 0,2%; mức giảm tỷ
lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ước 1%; giải quyết việc làm mới 16.040 lao
động; tỷ lệ hộ nghèo đạt mục tiêu đề ravà tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt
79,5%.
Giáo dục và Đào tạo: Năm học 2015-2016, quy mô học sinh các cấp được duy
trì; kết quả tốt nghiệp hệ THPT và giáo dục thường xuyên đều tăng. Công tác phổ
cập giáo dục được duy trì, có 63/65 xã, phường (96,9%) đạt chuẩn phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi; 63/65 xã phường và 5/7 huyện, thành phố được công
nhận đạt chuẩn mầm non cho trẻ 5 tuổi. Năm học mới 2016-2017 quy mô học sinh
các cấp được ổn định; huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 98,7%. Tổ chức đào tạo nghề
cho 8.572 học viên, tăng 5,6%; trong đó, trung cấp nghề và cao đẳng nghề 947 học
viên, sơ cấp và dạy nghề thường xuyên 7.625 học viên; đào tạo nghề cho lao động
nông thôn 2.622 người, bằng cùng kỳ năm trước; các trường Trung cấp chuyên
nghiệp đang đào tạo 1.033 học viên, trường Cao đẳng sư phạm đào tạo 1.061
TEDISOUTH


12


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

giáo sinh và Phân hiệu Đại học Nông lâm đang đào tạo 976 sinh viên, trong đó
tuyển mới 119 sinh viên.
Lao động, việc làm và các chính sách xã hội: Công tác giải quyết việc làm
triển khai đạt kết quả, đã giải quyết việc làm mới cho 16.040 lao động, đạt 103,5%
kế hoạch, trong đó lao động làm việc ngoài tỉnh 9.543 người, chiếm 59,4%. Xuất
khẩu lao động tuy có chuyển biến mạnh, có 103 người đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài, đạt 85,8% kế hoạch năm và tăng hơn 2 lần so cùng kỳ. Công tác bảo
vệ và chăm sóc trẻ em được quan tâm, đã tổ chức tặng 71.034 suất quà/1,9 tỷ đồng
cho trẻ em, trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật và trao 417 suất học bổng/338 triệu đồng cho
các em học sinh nghèo vượt khó.
2.2 HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
BẰNG XE BUÝT VÀ BẾN THỦY NỘI ĐỊA TỈNH NINH THUẬN
2.2.1 Tổng quan về hệ thống giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có các phương thức vận tải sau: vận
tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường biển. Trong đó vận tải đường bộ
chiếm 98%, vận tải đường sắt và đường biển chiếm 2% vận tải toàn tỉnh.
Mạng lưới giao thông tỉnh Ninh Thuận trong những năm gần đây đã dần được
hoàn chỉnh, các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 27 đã có đường tránh xuyên tâm vào
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
Tổng quan về mạng lưới giao thông tỉnh Ninh thuận:

 Đường bộ:
- Đường quốc lộ: có 3 tuyến đi qua là quốc lộ 1A, quốc lộ 27, quốc lộ 27B
với chiều dài 174,5km;

- Đường tỉnh: gồm 10 tuyến từ (701 – 710) với chiều dài là 322,54km;
- Đường đô thị: gồm có 191 tuyến với chiều dài 143,836km;
- Đường huyện: gồm 25 tuyến với tổng chiều dài 214,134km;
- Đường GTNT: có tổng chiều dài 345,134km.

 Đường sắt: có trục đường sắt thống nhất chạy qua với chiều dài 67km và
có 5 ga: Ca Rôm, Phước Nhơn, Tháp Chàm, Hòa Trinh, Cà Ná.

 Đường biển:gồm có 3 cảng cá, Đông Hải với cầu tàu dài 265m, Cà Ná dài
200m, cảng Ninh Chữ với cầu tàu dài 120m và bến cá Mỹ Tân. Các cảng
TEDISOUTH

13


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

này đều dùng để phục vụ tàu đánh bắt cá và tàu du lịch, các cảng đều có
quy mô nhỏ không đủ khả năng đón nhận tàu có công suất lớn.
2.2.2 Hiện trạng mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
2.2.2.1 Mạng lưới xe buýt
Hiện nay công ty TNHH vận tải Lộc Phát đã được UBND tỉnh cho phép thực
hiện đầu tư khai thác vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên 04 tuyến gồm:
- Tuyến số 01: Phan Rang – Ninh Sơn 07 xe.
- Tuyến số 03: Phan Rang – Vĩnh Hy 03 xe.
- Tuyến số 04: Phan Rang – Cà Ná 04 xe.
- Tuyến số 06: Phan Rang – Phước Dinh 01 xe.
Phương tiện tham gia hoạt động bằng xe buýt tính đến nay gồm có 16 xe
trong đó 15 xe hoạt động và 1 xe dự phòng.

Tổng số chuyến xe chạy của các tuyến trong ngày như sau:
- Tuyến số 01: 21 chuyến/ ngày so với Đề án 30 chuyến/ ngày.
- Tuyến số 03: 09 chuyến/ ngày so với Đề án 16 chuyến/ ngày.
- Tuyến số 04: 08 chuyến/ ngày so với Đề án 20 chuyến/ ngày.
- Tuyến số 06: 05 chuyến/ ngày so với QĐ 16 chuyến/ ngày.
2.2.2.2 Vận tải
Các tuyến xe buýt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chủ yếu vận chuyển hành
khách có nhu cầu đi lại từ các huyện như huyện Thuận Bắc, Ninh Sơn, Ninh
Phước... vào thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và ngược lại. Trước khi rời thành
phố đi tới các huyện, lộ trình các tuyến đều đi qua các tuyến đường chính và các
điểm thu hút lớn trong thành phố như bệnh viện Phan Rang, chợ Phan Rang... để
gom khách. Tuy nhiên do không được trợ giá từ nhà nước, giá vé cao, phương tiện
xuống cấp và do đường xá xấu... nên lượng hành khách sử dụng xe buýt ngày càng
giảm, không thu hút người dân đi xe buýt, có chuyến chỉ có khoảng từ 7 đến 10
hành khách trên xe. Trong năm 2016 tất cả các tuyến vận chuyển được 1.903.503
hành khách chỉ mới đáp ứng được 1% nhu cầu đi lại ở khu vực thu hút.
2.2.3 Hiện trạng mạng lưới bến thủy nội địa
Với chiều dài 105 km bờ biển, tỉnh rất có điều kiện để phát triển một số cảng,
bến thủy nội địa để hòa vào hệ thống giao thông của tỉnh, hệ thống giao thông
TEDISOUTH

14


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

đường thủy đã được đề cập nhiều lần nhưng vẫn chưa có điều kiện đầu tư phát
triển nên hầu như chưa thấy sự phát triển.
Tại khu vực Vĩnh Hy: Hiện có 03 cầu tàu nổi (trong đó có 01 cầu tàu làm

bằng gỗ đã xuống cấp với chiều dài 40m, rộng 1m do Doanh nghiệp tự xây dựng
và 02 cầu tàu bê tông cốt thép với chiều dài khoảng 50m, rộng 1.5m do Công ty
Phát Hoàng Long và Vườn Quốc gia Núi Chúa xây dựng, quản lý) phục vụ cho
việc neo đâu tàu thuyền (tàu đáy kính, tàu tuần tra, tàu cá, …) và khách du lịch
tham quan Vịnh Vĩnh Hy.
Tại khu vực Bãi Kinh: Hiện có 01 đường dẫn tạm (đường đất, đá) do Công ty
TNHH Thành Trung thực hiện (chiều dài khoảng 70m, rộng 8m, tọa lạc ngay trước
khu vực Trạm Biên phòng Bãi Kinh), công trình thực hiện chưa hoàn thiện nên
chưa đưa vào khai thác sử dụng để phục vụ cho việc neo đậu tàu thuyền.
Về hệ thống cảng, bến thủy nội địa hiện nay trên toàn tỉnh Ninh Thuận có 4
cảng chỉ phục vụ cho việc đánh bắt thủy sản, trong đó Cảng cá Ninh chữ (Khánh
hội) đang xin cấp lên cảng hàng hóa. Ngoài ra, còn có 1 cảng vận chuyển hàng hóa
– cảng muối Cà Ná do cục trưởng cục hàng hải Việt Nam ra Quyết định công bố,
01 Bến thủy nội địa mới hình thành của công ty TNHHTM & DL Hoàn cầu và
được sở GTVT cấp phép hoạt động, chủ yếu phục vụ khách du lịch tham quan
trong vùng Vịnh dọc biển Vĩnh Hy. Sông suối Ninh Thuận ít lại hay bị hạn không
có nước nên không có bến sông, cũng như bến khách ngân sông.
2.2.4 Hiện trạng hoạt động khai thác vận tải
2.2.4.1 Hoạt động khai thác vận tải đường bộ
Từ Ninh Thuận giao lưu được với các tỉnh phía Nam và các tỉnh miền trung,
miền bắc bằng đường quốc lộ 1, có thể giao lưu với tỉnh Lâm Đồng, với Tây
Nguyên bằng quốc lộ 27 và có quốc lộ 27B nối Ninh Thuận với Khánh Hòa.
Mạng lưới tuyến xe khách nội tỉnh và liên tỉnh của tỉnh Ninh Thuận được
trình bày cụ thể ở bảng dưới
Vận tải hành khách: đặc điểm nổi bật của các tuyến xe khách nội tỉnh cũng
như liên tỉnh của tỉnh Ninh Thuận là đều xuất phát tại trung tâm của tỉnh là thành
phố Phan Rang – Tháp Chàm.
Tổng khối lượng vận chuyển hành khách của tỉnh trong năm 2016 là:
2.615.000 hành khách với lượng luân chuyển là 366.572.000 HK.km
TEDISOUTH


15


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

Vận tải hàng hóa: đoàn phương tiện vận tải đường bộ của Ninh Thuận chủ
yếu là ô tô. Trong những năm qua ô tô tải có xu hướng tăng về số lượng để đáp
ứng nhu cầu vận chuyên hàng hóa ngày một tăng của tỉnh.
Vận tải bằng ô tô là một ưu thế hơn hẳn cá phương thức vận tải khác đó là
vận chuyển một cách triệt để, có thể vận chuyển từ cửa đến cửa, từ kho đến kho
nên mạng lưới vận tải bằng ô tô rộng khắp, ở đâu có đường cho ô tô chạy là ở đó
phương thức vận tải bằng ô tô được sử dụng.
Đặc điểm nổi bật nhất của công tác vậnt ải hàng hóa của tỉnh Ninh Thuận là
hầu hết hàng hóa vận chuyển trong tỉnh do các phương tiện vận tải đường bộ đảm
nhận, so với các phương thức vận tải khác trên thế giới nhu vận tải đường biển hay
vận tải đường sắt thì sản lượng của phương tiện vận tải ô tô không cao. Theo thống
kê năm 2011 khối lượng vận chuyển hàng hóa của ngành là 1.667.000 tấn hàng
hóa các loại, với 332.680.000 tấn km
2.2.4.2 Vận tải thủy nội địa
Do địa hình của tỉnh có chiều rộng hẹp từ Tây sang Đông nên độ dóc lớn, hầu
hết các sông suối của tỉnh đều không có khả năng sử dụng trong giao thông vận tải
thủy. Tuy nhiên lại có bờ biển dài 105km có tiềm năng để phát triển giao thông
thủy nội địa ven biển.
Qua điều tra thống kê cho thấy, hiện nay trong tỉnh một số doanh nghiệp có
nhu cầu hoạt động kinh doanh vận tải thủy nội địa phục vụ du lịch và đã hình thành
bến thủy nội địa đi vào hoạt động nhưng còn nhiều hạn chế.
1) Các phương tiện hoạt động đường thủy nội địa
a. Khu vực Vịnh Vĩnh Hy

Có 16 tàu du lịch đủ điều kiện hoạt động (có đầy đủ giấy tờ theo đúng quy
định của pháp luật).
Có 12 ca nô hoạt động (trong đó có 08 không có đủ giấy tờ theo quy định của
pháp luật. Cụ thể
- Công ty Phát Hoàng Long: 01 chiếc.
- Châu Thanh Hồng – Vĩnh Hy – Vĩnh Hải – Ninh Hải: 02 chiếc.
- Đào Văn Kháng – Vĩnh Hy – Vĩnh Hải – Ninh Hải: 02 chiếc.
- Châu Thanh Mỹ - Vĩnh Hy – Ninh Hải: 01 chiếc.
- Nông Việt Nam – Vĩnh Hy – Vĩnh Hải – Ninh Hải: 01 chiếc.
- Nguyễn Tấn Nguyện – Vĩnh Hy – Vĩnh Hải – Ninh Hải: 01 chiếc.
b. Khu vực tiếp giáp Bãi Kinh/Ninh Thuận và Bình Hưng/Khánh Hòa
TEDISOUTH

16


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

Tại khu vực tiếp giáp Bãi Kinh và Bình Hưng có 41 phương tiện (24 tàu gỗ và
17 tàu vỏ Composite), trong đó có 27 phương tiện (10 tàu gỗ và 17 tàu vỏ
Composite) thường xuyên hoạt động chở người dân, người thân của đại phương và
khách từ Bình Hưng sang Bãi Kinh; các chủ phương tiện trên đều là người dân của
tỉnh Khánh Hòa. Trong số 27 phương tiện không đủ điều kiện hoạt động (không có
đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật), 03 phương tiện đủ điều kiện hoạt động
(có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật).
Khu vực Bãi Kinh không có bến thủy nội địa nên các phương tiện không được
phép hoạt động. Đơn vị tiếp tục tuyên truyền vận động các chủ bè, phương tiện và
nhân dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật. Tuy nhiên do khách du lịch
đến khu vực Bãi Kinh và Bình Hưng tăng có ngày cao điểm từ 2.500 đến 3.000

người nhất là trong dịp lễ, ngày nghỉ và dịp hè; do vậy tình trạng đưa đón người
dân và khách từ các khu vực khác như Bãi Chuối, Bình Tiên, Bình Lập... sang Bè
và thôn Bình Hưng vẫn lén lút hoạt động.
c. Khu vực Cà Ná
Tại khu vực Cà Ná, có 02 phương tiện thuyền thúng hoạt động đưa đón học
sinh và công nhân qua lại tại khu vực bến tàu. Hiện tại có 01 thuyền thúng của hộ
bà Huỳnh Thị Phượng còn hoạt động, nhưng thuyền thúng này chưa được cấp phép
hoạt động.
2) Bến thủy nội địa
Trên khu vực Vịnh Vĩnh Hy có 3 bến thủy nội địa: 1 bến của Vườn quốc gia
Núi Chú; 01 bến của Công ty Phát Hoàng Long; 01 bến của Công ty TNHH du lịch
Vĩnh Hy Dicovery. Hiện nay 2 bến thủy nội địa Vườn Quốc Gia Núi Chúa và
Công ty Phát Hoàng Long đã được phép hoạt động, riêng bến thủy nội địa của
Công ty TNHH du lịch Vĩnh Hy Dicovery không được phép hoạt động (không đầy
đủ giấy tờ theo quy định).
2.2.4.3 Vận tải đường sắt
Hiện tại trên địa bàn tỉnh chỉ có một tuyến đường sắt hoạt động và chưa có số
liệu thống kê cụ thể về sản lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường
sắt của tỉnh.
Tuyến đường sắt thống nhất đi qua địa phận tỉnh Ninh Thuận với chiều dài 67
km, có 5 ga: Cà Rôm, Phước Nhơn, Tháp Chàm, Hòa Trinh, Cà Ná.
- Vận tải khách chỉ có ga Tháp Chàm đón và trả khách;
TEDISOUTH

17


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030


- Vận tải hàng hóa ga Tháp Chàm và ga Cà Ná, các ga còn lại chủ yếu phục
vụ tránh tàu.
Một khối lượng hàng hóa tương đối lớn của tỉnh được vận chuyển bằng
đường sắt là các loại hàng: nước mắm, muối, nông hải sản, phân bón, xăng dầu, vật
liệu xây dựng...
Tính đến năm 2011 thì khối lượng vận chuyển hàng hóa của tỉnh Ninh Thuận
đạt được:
- Về vận tải hàng hóa: số tấn xếp dỡ hàng đạt được năm 2011 là 164.198
tấn với mức tăng trưởng trung bình 5%/năm.
- Về vận tải hành khách: số lượng hành khách năm 2011 là 104.730 hành
khách tăng 3,6%/năm, số lượng tấn hành lý: năm 2011 là 605 tấn tăng
khoảng 3,5%/năm.
2.2.5 Tình hình trật tự an toàn giao thông
6 tháng đầu năm, lực lượng Công an đã triển khai đồng bộ các biện pháp nên
đã kiềm chế sự gia tăng của tội phạm; trật tự, an toàn xã hội có chuyển biến tích
cực (tội phạm về trật tự xã hội giảm 3,66% so với cùng kỳ năm 2016). Đã điều tra,
khám phá 20.595 vụ, bắt, xử lý 42.785 đối tượng (đạt 79,67%), cao hơn 1,2% so
với 6 tháng đầu năm 2016; triệt phá 843 băng, nhóm tội phạm... Phát hiện, xử lý
9.391 vụ phạm tội về kinh tế, tham nhũng, chức vụ; 2.053 vụ buôn lậu; 3.160 vụ
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, phát hiện, xử lý 11.324 vụ, bắt
17.210 đối tượng về ma túy, thu 379,423 kg heroin; 759,131 kg + 436.115 viên ma
túy tổng hợp; 251,306 kg cần sa. Giải quyết, xử lý tố giác, tin báo tội phạm và kiến
nghị khởi tố đạt 90,93%. Bắt, vận động đầu thú, thanh loại 4.163 đối tượng truy
nã...
Tình hình trật tự, an toàn giao thông được bảo đảm. Nhiều kế hoạch, phương
án tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân gây tai
nạn giao thông, ừn tắc gian thông, kiểm soát tải trọng phương tiện và xử lý xe hết
niên hạn sử dụng, quá hạn đăng kiểm, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường được triển
khai quyết liệt 6 tháng đầu năm 2017. Tai nạn giao thông giảm cả 03 tiêu chí (giảm
4,66% số vụ; giảm 2,85% số người tử vong; giảm (14,43% số người bị thương)...

Đã tổ chức lực lượng cứu hộ, cứu nạn 1.809 vụ; trong đó 1.167 vụ cứu hộ, cứu nạn
trong đám cháy, trực tiếp cứu được 256 người, hướng dẫn thoát nạn cho hàng
nghìn người.

TEDISOUTH

18


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

Công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và công tác
phối hợp giữa Bộ Công an với các bộ, ban, ngành, địa phương trong thực hiện
nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) ngày càng mở rộng, hiệu quả hơn. Bộ
Công an chủ động phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các bộ, ban, ngành,
đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội triển khai các giải pháp huy động được sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong phòng
ngừa, đấu tranh chống tội phạm, chú trọng làm tốt công tác dân vận trong CAND.
Cùng với đó, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp
luật về ANTT, nhất là chỉ đạo xây dựng hoàn thiện Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý, sử
dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự
năm 2015 vừa được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ hợp thứ 3, Quốc hội
khóa XIV.
Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế của lực lượng CAND đạt được những
kết quả quan trọng. Chủ động thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách đối
ngoại của Đảng, Nhà nước; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác trên tất cả
các lĩnh vực công tác Công an với các đối tác đi vào chiều sâu; thực chất, ổn định
và hiệu quả hơn.

2.2.6 Đánh giá chung
2.2.6.1 Về tiềm năng, lợi thế:
Ninh Thuận là một đầu mối giao thông của khu vực Nam Trung Bộ và là cửa
ngõ của một số tỉnh Tây Nguyên, từ trung tâm hành chính của tỉnh (thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm) tới sân bay quốc tế Cam Ranh chỉ có 50 km. Có tuyến
quốc lộ 1° đi qua địa bàn qua trung tâm hành chính tỉnh và các vùng đồng bằng
ven biển, tuyến Quốc lộ 27 nối Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng và thành phố Buôn Ma
Thuột – tỉnh Đắc Lắc, tuyến đường sắt Thống Nhất có ga Tháp Chàm là ga chính
trên tuyến đã tạo điều kiện rất thuận lợi để tỉnh Ninh Thuận hòa nhập chung vào
mạng lưới giao thông quốc gia và giao lưu với một số vùng phát triển trọng điểm
của miền Trung, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Với chiều dài 105km bờ biển, Ninh Thuận có điều kiện để phát triển một số
cảng hàng hóa và tuyến giao thông biển để hòa vào với hệ thống cảng biển quốc
gia.

TEDISOUTH

19


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

Giao thông đường bộ nội tỉnh đã có bước phát triển khá, năm 2004 tổng chiều
dài đường bộ là 894,77 km với mật độ đạt 0,27km/km2 và 1,6km/1000 dân và cho
đến năm 2011, tổng số km đường hiện có là 1.200,344km; mật độ đạt 0,36km/km2
và 2,1km/1000 dân đã góp phần phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới và phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hệ thống giao thông của tỉnh dần trở thành hệ thống
liên hoàn gắn kết giữa các vùng, miền với nhau. 100% số xã có đường ô tô đến
trung tâm; chất lượng kết cấu mặt đường và cầu cống các loại đã được cải thiện rõ

rệt, bộ mặt giao thông đô thị có phát triển và khởi sắc, đã góp phần vào việc đưa
thị xã Phan Rang – Tháp Chàm trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
2.2.7 Những khó khăn, hạn chế
Mật độ giao thông của tỉnh còn thấp so với một số tỉnh lân cận và cả nước,
giao lưu với bên ngoài tương đối thuận lợi nhưng giao thông nội tỉnh còn rất nhiều
khó khăn. Đặc biệt với các tuyến miền núi như Bác Ái.
Mạng lưới đường bộ trong tỉnh có phát triển mở rộng, đều khắp nhưng chiều
rộng nền đường đa số chưa vào cấp, mặt đường đầu tư chắp vá, manh mún nên
chất lượng phục vụ vận tải và đi lại chưa được đầu tư đồng bộ nên chất lượng sử
dụng thấp, cảnh quan xấu.
Phương tiện vận tải hàng hóa và hành khách tuy có phát triển về số lượng
nhưng việc sửa chữa lớn các phương tiện cũng gặp khó khăn. Hệ thống công trình
phục vụ vận tải (bến xe, nhà ga, bến tàu...) cũ kỹ, nhỏ hẹp, chưa được cải tạo nâng
cấp.
Hệ thống giao thông thủy nội địa đã được đề cập nhiều lần nhưng vẫn chưa có
điều kiện đầu tư phát triển nên hầu như chưa có gì đáng kể.

TEDISOUTH

20


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

PHẦN 3: DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỘNG CỘNG
BẰNG XE BUÝT, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN

ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
3.1.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
3.1.1.1 Các chỉ tiêu về kinh tế
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội tỉnh năm 2020 đạt 10-11%/năm, trong đó
giá trị gia tăng các ngành: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5-6%/năm;
công nghiệp - xây dựng tăng 14-15%/năm; dịch vụ tăng 11- 12%/năm;
- GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 58-60 triệu đồng/người;
- Giá trị sản xuất các ngành: Nông, lâm, thủy sản tăng 6-7%; Công nghiệp xây dựng tăng 15-16% và dịch vụ tăng 12-13%;
- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thủy sản chiếm 28-29%; Công nghiệp - xây
dựng chiếm 30-31%; dịch vụ chiếm 39-40% GRDP vào năm 2020;
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2020 đạt 2.800-3.000 tỷ đồng;
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2020 là 150 triệu USD;
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt 51-55 nghìn tỷ
đồng.
3.1.1.2 Các chỉ tiêu về xã hội
- Số lượng lao động được tạo việc làm mới cho 15,5 nghìn lao động/năm;
lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 60%, trong đó đào tạo nghề đạt
45%;
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,5-2%/năm (theo chuẩn
mới);
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 còn 1,12%, quy mô dân số trung
bình đến năm 2020 đạt 640 nghìn người;
- Đạt 10 bác sỹ/1 vạn dân và 70% trạm y tế xã, phường có bác sỹ; 90% xã,
phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng còn dưới 13% vào năm 2020;
TEDISOUTH

21



Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

- Đến năm 2020 có 50% số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia, 80% số
học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày; 20% số trường mầm non đạt chuẩn
quốc gia;
- Có 90% số thôn; khu phố và 100% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn về văn hóa
hàng năm;
- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 20m2 sàn/người vào năm 2020;
- Phấn đấu đến năm 2020, có 50% số xã và từ 1-2 huyện đạt tiêu chí xây
dựng nông thôn mới.
3.1.1.3 Các chỉ tiêu về môi trường
- Nâng độ che phủ rừng đạt 50% vào năm 2020;
- Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%;
số hộ nông thôn có nhà vệ sinh đạt 85%;
- Tỷ lệ thu gom rác thải đô thị đạt 95%.
3.1.1.4 Các chỉ tiêu về quốc phòng an ninh
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện đạt từ 70% trở lên;
- Dân quân, tự vệ đạt từ 1,4-1,5% so với dân số;
- Tỷ lệ đảng viên trong dân quân tự vệ đạt 22% trở lên;
- Có 85% xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp đạt loại khá trở lên
về an toàn, an ninh, trật tự.
3.1.2 Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai;
phát triển theo mô hình “tăng trưởng kinh tế gia tốc” dựa trên 4 giải pháp
trụ cột là nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng,
phát triển thương hiệu và tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt
động của bộ máy các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh.
- Xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, có tính cạnh tranh
cao, có môi trường sống tốt, thân thiện với môi trường, tăng cường khả

năng ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, trong đó tập trung triển
khai có hiệu quả chương trình phát triển nguồn năng lượng sạch, góp phần
thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ và Chương trình nghị sự toàn cầu về
môi trường.
TEDISOUTH

22


Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030

- Phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh bảo đảm tính cân đối chung giữa
tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững; giữa đô thị hóa nhanh với đầu
tư đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới; bảo đảm
kết hợp đan xen giữa tính hiện đại với phát huy văn hóa truyền thống.
- Ưu tiên phát triển 04 Chương trình kinh tế trọng điểm:
+ Phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm sản xuất năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo của cả nước, trung tâm sản xuất muối lớn nhất cả
nước.
+ Phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành trọng điểm của Quốc gia và
khu vực, với chất lượng cao, là điểm đến sang trọng, thu hút khách du
lịch thuộc tầng lớp giàu có của Việt Nam và du khách quốc tế.
+ Phát triển mạnh ngành sản xuất chế biến thực phẩm và đồ uống, có
thương hiệu mạnh và được ưa chuộng trên thế giới và khu vực Châu Á.
+ Xây dựng Ninh Thuận trở thành trung tâm đào tạo có chất lượng cao về
giáo dục khoa học - công nghệ, tập trung vào lĩnh vực năng lượng sạch.
3.1.3 Các quy hoạch, chiến lược có liên quan.
3.1.3.1 Đề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
năm 2020 theo quyết định duyệt số 3446/QĐ-BGTVT ngày 04/11/2016 của

Bộ Giao thông vận tải
- Nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe
buýt theo hướng tiện nghi, an toàn, nhanh chóng với chi phí hợp lý nhằm
đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
- Đảm bảo tính kết nối của VTHKCC bằng xe buýt với các loại hình vận tải
hành khách khác và các đầu mối vận tải. Tái cơ cấu mạng lưới VTHKCC
bằng xe buýt theo hướng mở rộng phạm vi phục vụ, giảm hệ số trùng
tuyến và phân loại chức năng phục vụ từng loại tuyến cụ thể.
- Hình thành các tuyến VTHKCC bằng xe buýt để thay thế các tuyến vận
tải hành khách tuyến cố định (nội tỉnh, liên tỉnh).
- Phát triển hệ thống VTHKCC bằng xe buýt tại các địa phương theo hướng
đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông và bảo vệ
môi trường.

TEDISOUTH

23


×