Tải bản đầy đủ (.doc) (164 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 164 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
---------***---------

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ
TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020
(Dự thảo)

Quảng Nam, tháng 3 năm 2013
1


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
---------***---------

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ
TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020
(Dự thảo)

CHỦ ĐẦU TƯ

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG

Quảng Nam, tháng 4 tháng 2013

2



PHẦN I
9
TỔNG QUAN XÂY DỰNG QUY HOẠCH

9

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH

9

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH 11
1. Các văn bản Trung ương
11
2. Các văn bản địa phương 13
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH 13
1. Mục tiêu: 13
2. Nhiệm vụ: 14

PHẦN II 15
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI

15

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 15
1. Vị trí địa lý
15
2. Địa hình

15


II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- VĂN HÓA - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN BÁO CHÍ
16
1. Dân số
16
2. Kinh tế

17

3. Văn hóa

17

PHẦN 3
19
HIỆN TRẠNG NGÀNH BÁO CHÍ – XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM 19
A. HIỆN TRẠNG CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ 19
- Sơ lược hiện trạng báo chí hiện nay ở nước ta:
I. CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ IN 22
1. Tổng quan về báo in
22
2. Nội dung, nhiệm vụ báo in

24

3. Phạm vi phục vụ của báo in

27

4. Nguồn nhân lực 28

5. Dịch vụ báo in

29

II. PHÁT THANH VÀ TRUYỀN THANH
1. Tổng quan về phát thanh 29
2. Nội dung chương trình

29

3. Hạ tầng kỹ thuật sản xuất chương trình 30
4. Truyền dẫn và phát sóng 30
5. Dịch vụ

30
3

29

19


6. Phương tiện thu nghe

31

III. PHÁT HÌNH VÀ TRUYỀN HÌNH 33
1. Tổng quan về truyền hình
33
2. Nội dung chương trình


33

3. Hạ tầng kỹ thuật sản xuất chương trình:

34

4. Truyền dẫn và phát sóng 35
5. Phương tiện thu xem

36

6. Hiện trạng nguồn nhân lực

37

7. Cơ chế tài chính và doanh thu 39
IV. TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN 39
V. TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
1. Các trang tin điện tử tại Quảng Nam
2.

Nội dung

3.

Hiện trạng nguồn nhân lực

4. Dịch vụ


40
40

41
42

43

VI. THỊ TRƯỜNG BÁO CHÍ

43

B. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN 44
I. XUẤT BẢN 44
II. HOẠT ĐỘNG IN 49
1. Cơ sở in 49
2. Cơ sở in thủ công 50
III. PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM 50
IV. NGUỒN NHÂN LỰC 51
V. THỊ TRƯỜNG XUẤT BẢN

51

C. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ- XUẤT BẢN
I. Công tác quản lý nhà nước ở Trung ương

51

II. Công tác quản lý nhà nước ở địa phương
1. Về báo chí:53


53

2. Về Xuất bản:

54

D. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG BÁO CHÍ – XUẤT BẢN
I. Kết quả đạt được 56
1. Báo in
56
2. Phát thanh 57
3. Truyền hình

57
4

56

51


4. Trang thông tin điện tử 57
5. Xuất bản 58
II. Tồn tại
1. Báo in

58
58


2. Phát thanh 58
3. Truyền hình

59

4. Trang thông tin điện tử 59
5. Xuất bản 59
III. Nguyên nhân kết quả đạt được
IV. Nguyên nhân tồn tại

60

60

E. TÁC ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ ĐẾN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
61
PHẦN IV 63
DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BÁO CHÍ - XUẤT BẢN
63
TỈNH QUẢNG NAM 63
I. CĂN CỨ DỰ BÁO
63
1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020
63
2. Định hướng về phát triển văn hóa, thông tin tại Quảng Nam 63
3. Định hướng phát triển ngành báo chí của cả nước
II. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO

64


65

III. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ QUẢNG NAM
1. Công nghiệp nội dung số trên nền tảng thông tin hội tụ
65

65

2. Các loại hình báo chí trong tương lai 65
3. Đa dạng hóa nguồn thông tin cho báo chí

66

4. Phát triển các tổ chức đa truyền thông 67
5. Số hóa phát thanh truyền hình, phân tách giữa phát triển nội dung và xây dựng
hạ tầng đối với hệ thống đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh 67

PHẦN V QUY HOẠCH BÁO CHÍ – XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM 68
A. QUY HOẠCH BÁO CHÍ

68

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

68

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu chung 68


68

2. Mục tiêu cụ thể

69

III. QUY HOẠCH
1. Báo in
71

71
5


1.2. Nội dung báo in 73
1.3. Phạm vi phục vụ

74

1.4. Phát triển nguồn nhân lực

74

1.5. Định hướng phát triển dịch vụ75
2. Phát thanh 76
3. Truyền hình
4.

77


Thông tin điện tử

83

B. QUY HOẠCH XUẤT BẢN
I. Quan điểm phát triển

86

II. Mục tiêu phát triển

86

III. Nội dung quy hoạch
1. Hoạt động xuất bản

88
88

2. Hoạt động in

86

89

3. Hoạt động phát hành

89

IV. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN

C. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ

91

93

PHẦN VI GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH BÁO
CHÍ – XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM 94
I. GIẢI PHÁP VỀ BÁO CHÍ
94
1. Xây dựng đổi mới cơ chế, chính sách 94
2. Đổi mới tổ chức bộ máy 95
3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực96
4. Công nghệ 97
5. Hợp tác trong nước và quốc tế trong báo chí 98
6. Nhóm giải pháp huy động nguồn vốn thực hiện quy hoạch 98
II. GIẢI PHÁP VỀ XUẤT BẢN 98
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của các tổ chức, các
công dân đối với hoạt động xuất bản-in-phát hành
98
2. Củng cố bộ máy tổ chức, triển khai đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán
bộ hoạt động xuất bản-in-phát hành
99
3. Đổi mới công nghệ thiết bị

99

4. Xác định rõ các nguồn lực đầu tư, mở rộng thị trường xuất bản-in-phát hành và
xây dựng sản phẩm chiến lược
99

5. Công tác quản lý nhà nước

100

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

101
6


1. Sở Thông tin và Truyền thông 101
2. Các sở, ban, ngành liên quan

101

3. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí 102
IV. DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM
IV. KIẾN NGHỊ
106
1. Với Bộ Thông tin và Truyền thông:

106

2. Với Tỉnh uỷ và Hội đồng Nhân dân tỉnh:
V. KẾT LUẬN

102

106


107

Bảng 1: Nội dung báo in Quảng Nam

108

Bảng 2: Sản lượng Báo Quảng Nam

109

Bảng 3: Doanh thu Báo Quảng Nam

110

Bảng 4: Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực Báo Quảng Nam theo trình độ
111
Bảng 5: Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực Báo Quảng Nam theo vị trí 112
Bảng 6: Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực Tạp chí Văn hóa Quảng Nam theo
trình độ
113
Bảng 7: Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực Tạp chí Văn hóa Quảng Nam theo
vị trí 114
Bảng 8: Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực Tạp chí Đất Quảng theo trình độ
115
Bảng 9: Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực Tạp chí Đất Quảng theo vị trí
116
Bảng 10: Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực Tạp chí Khoa học và Sáng tạo
theo trình độ
117
Bảng 11: Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực Tạp chí Khoa học theo vị trí

118
Bảng 12: Thống kê hệ thống kỹ thuật truyền hình

119

Bảng 13: Hệ thống kỹ thuật phát thanh 120
Bảng 14: Thống kê mạng lưới phát thanh cấp huyện 121
Bảng 15: Thống kê nội dung chương trình phát thanh

122

Bảng 16: Thống kê tổng thời lượng theo năm 123
Bảng 17: Thống kê thời lượng chương trình truyền hình

124

Bảng 18: Thống kê nội dung chương trình truyền hình

125

Bảng 19: Thống kê chỉ tiêu phát thanh huyện, thành phố

126

Bảng 20: Thống kê chỉ tiêu truyền hình huyện, thành phố

128

Bảng 21: Tổng hợp chỉ tiêu báo chí tỉnh Quảng Nam: 129
7



Bảng 22: Quy hoạch Báo Quảng Nam: 130
Bảng 24: Quy hoạch tạp chí Văn hóa Quảng Nam

132

Bảng 25: Quy hoạch tạp chí Khoa học và Sáng tạo

132

Bảng 26: Quy hoạch tạp chí Khoa học

133

Bảng 27: Quy hoạch nguồn nhân lực báo in theo trình độ

133

Bảng 28: Quy hoạch nguồn nhân lực báo in theo vị trí:

134

Bảng 29: Quy hoạch nội dung chương trình phát thanh:

135

Bảng 32: Quy hoạch nội dung chương trình truyền hình:

136


Bảng 33: Quy hoạch nguồn nhân lực phát thanh - truyền hình tỉnh Quảng Nam
đến 2015: 137
Bảng 34: Quy hoạch nguồn nhân lực PT-TH tỉnh Quảng Nam đến năm 2020:
139
Bảng 35: Mô hình phân cấp quyền làm việc toà soạn báo điện tử
Bảng 36: Mô hình kết nối và làm việc của toà soạn

8

141

140


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Quảng Nam, ngày

tháng 3 năm 2013

QUY HOẠCH
Phát triển báo chí- xuất bản tỉnh Quảng Nam đến năm 2020.
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-UBND ngày
/ /2013
của UBND tỉnh Quảng Nam)


PHẦN I
TỔNG QUAN XÂY DỰNG QUY HOẠCH
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH
Báo chí - xuất bản là lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác
tư tưởng, lý luận. Nghị quyết Trung ương 5 khóa X của Ban chấp hành Trung ương
Đảng đã nêu rõ công tác tư tưởng, lý luận và báo chí là một bộ phận cấu thành đặc
biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây
dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, tuyên truyền, giáo dục, động viên và
tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, khẳng định và nâng cao vai
trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hoá và đạo đức; thể hiện
vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Báo chí - xuất bản là một lĩnh vực quan trọng và phức tạp, thực hiện cùng
một lúc cả hai nhiệm vụ: chính trị và kinh doanh. Báo chí , xuất bản tác động mạnh
mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn
hóa – xã hội – an ninh quốc phòng.
Đối với các nhiệm vụ chính trị, báo chí góp phần truyền đạt và phổ biến
một cách toàn diện, kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân; thông tin về công tác xây dựng
Đảng, chính quyền, các đoàn thể một cách nhanh nhất; tham gia vào công cuộc làm
lành mạnh, dân chủ hóa trong đời sống chính trị, xã hội; động viên, phát động các
phong trào quần chúng nhân dân nhằm thực hiện tốt các cuộc vận động lớn của
Đảng; tích cực chống tham ô, lãng phí và các tiêu cực xã hội. Đối với kinh tế, báo
chí góp phần phản ánh kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh; cung cấp các loại
thông tin kịp thời cho phát triển kinh tế; định hướng và dự báo các thông tin kinh tế
cần thiết; chỉ ra những sai phạm và đề xuất những biện pháp giúp nền kinh tế phát
triển. Đối với văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng, báo chí góp phần nâng cao
dân trí, xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân; cung cấp các thông tin, tư liệu,
nguồn dữ liệu, các giá trị văn hóa, khoa học công nghệ cho người dân; tham gia
9



đấu tranh chống các biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc thực hiện các nhiệm vụ
xây dựng đời sống mới cho nhân dân; tham gia tích cực vào quá trình bảo vệ Tổ
quốc; chống lại các luận điệu xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách
mạng.
Ngành xuất bản vừa là ngành thuộc lĩnh vực văn hoá - tư tưởng vừa là
ngành kinh tế - kỹ thuật, chịu sự điều chỉnh chủ yếu của Luật Xuất bản và Luật
Doanh nghiệp, có mục tiêu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hàng hoá đặc biệt
gắn liền với phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
mới trong lĩnh vực báo chí, đồng thời đã chủ trương chỉ đạo các Sở Thông tin và
Truyền thông địa phương triển khai quy hoạch báo chí nhằm hoàn thiện các qui định
pháp lý; ổn định cơ cấu, tổ chức; sắp xếp, bố trí hợp lý các cơ quan báo chí phù hợp
với điều kiện phát triển mới theo Nghị quyết TW5 (Khóa X) về công tác tư tưởng, lý
luận và báo chí trước yêu cầu mới.
Thập niên vừa qua đánh dấu những thay đổi mang tính cách mạng trong lĩnh
vực khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự thay đổi công nghệ trong lĩnh vực truyền
thông. Sự thay đổi này tác động không nhỏ đến hoạt động báo chí. Có thể kể đến
như sự thu hẹp ranh giới giữa các loại hình báo chí, xuất hiện nhiều loại hình thông
tin đa chiều có tính chất báo chí, quy trình tác nghiệp báo chí thay đổi.
Từ khi tỉnh Quảng Nam được tái lập (1997) đến nay, hệ thống các cơ quan
báo chí của tỉnh đã có bước phát triển cả về hình thức, chất lượng và số lượng,
trong đó các cơ quan báo chí cũng đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, về công tác đối ngoại, về nhiệm vụ phát triển
kinh tế, xã hội của tỉnh và đặc biệt là lĩnh vực hoạt động của ngành; phản ánh tâm
tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; phát hiện biểu dương các nhân tố mới
trong các phong trào hành động cách mạng, đi đôi với việc đấu tranh kiên quyết,
chống mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và những biểu

hiện tham nhũng, tiêu cực, lãng phi, quan liêu và các tệ nạn xã hội khác; các tạp
chí cũng đã góp phần nâng cao dân trí, dân chủ hóa đời sống xã hội, củng cố lòng
tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đồng thời tích cực giúp bạn bè trong và
ngoài nước hiểu rõ về văn hóa, truyền thống và cách mạng, về công cuộc đổi mới
và phát triển của Quảng Nam, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.
Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm, tích cực, hoạt động của các tạp chí của
tỉnh vẫn còn một số mặt hạn chế, bất cập đó là: chất lượng thông tin còn hạn chế,
trên một số báo có vụ việc được đăng tải nhiều lần, trùng lắp làm “nóng lên” không
cần thiết; việc thông tin, phát hành có lúc, có nơi chưa đầy đủ, kịp thời, nhất là đối
với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số do đội ngũ
cán bộ, cộng tác viên còn mỏng; các tạp chí chưa có cán bộ chuyên trách mà hầu
như kiêm nhiệm; cơ sở vật chất, kỹ thuật và các phương tiện khác chưa đảm bảo
10


cho tạp chí hoạt động tốt; không đủ điều kiện để tự chủ về kinh phí mà phần lớn do
ngân sách Nhà nước cấp từ 70 -80%…với thực trạng của tình hình trên nên hoạt
động của các tạp chí chưa đáp ứng ngang tầm với yêu cầu đặt ra trong tình hình
mới.
Vì vậy, việc quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí- xuất bản trong tình
hình hiện nay là cần thiết và đúng đắn, nhằm không ngừng tăng cường hơn nữa sự
lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về báo chí- xuất bản, đảm bảo cho báo
chí- xuất bản hoạt động đúng định hướng, đúng pháp luật; hạn chế tình hình mất
cân đối hiện nay giữa việc phát triển báo chí- xuất bản với công tác quản lý báo
chí- xuất bản, giữa yêu cầu đặt ra trong công tác thông tin, tuyên truyền với điều
kiện hoạt động còn nhiều hạn chế, bất cập. Giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
quản lý lĩnh vực báo chí- xuất bản tỉnh Quảng Nam có được cái nhìn tổng thể về sự
phát triển của báo chí- xuất bản, đồng thời, là cơ sở để Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân
tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, quản lý thống nhất góp phần làm cho
báo chí- xuất bản trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã

hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh.
Hơn nữa, những quan điểm, định hướng, mục tiêu cụ thể trong Quy hoạch
sẽ giúp cho hoạt động báo chí- xuất bản trên địa bàn tỉnh hoạt động đúng định
hướng, đúng pháp luật và tiếp tục phát triển mạnh mẽ, vững chắc, phục vụ đắc lực
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội
tỉnh. Đồng thời, giúp cho hoạt động báo chí- xuất bản trên địa bàn tỉnh theo kịp sự
phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, sự phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt khẳng định hơn nữa về vai trò của báo chí đối với sự phát triển
kinh tế xã hội. Là cơ sở để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
báo chí- xuất bản tại địa phương.
Từ trước đến nay lĩnh vực báo chí – xuất bản tỉnh Quảng Nam chưa có quy
hoạch mang tính dài hạn do địa phương ban hành. Với nhu cầu phát triển như hiện
nay, việc có một quy hoạch dài hạn là vô cùng cấp thiết, để báo chí- xuất bản phát
huy được các lợi thế, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội tại địa phương. Vì vây, việc xây dựng quy hoạch phát triển báo chí- xuất bản
Quảng Nam là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo được định hướng chính trị và để báo
chí xuất bản phát huy được các lợi thế, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
Các văn bản Trung ương
- Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31/3/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa
VII) về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
công tác báo chí - xuất bản;

11


- Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17/10/1997 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng
(khóa VIII) về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí
- xuất bản;
- Chỉ thị 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về

nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản;
- Chỉ thị số 52/CT-TW ngày 22/7/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay;
- Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ngày 29/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo
và quản lý báo chí;
- Nghị quyết Hội nghị TW5 (Khoá X) ngày 14/7/2007 về công tác tư tưởng,
lý luận và báo chí trước yêu cầu mới.
- Thông báo số 41-TB/TW ngày 11/10/2006 của Bộ Chính trị về một số biện
pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí.
- Quy định số 338-QĐ/TW ngày 26/11/2010 của Ban Chấp hành Trung ương
Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo của Đảng bộ tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa dổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ
về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/12/1989;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí số 12/1999/QH10 ngày
12 tháng 6 năm 1999;
- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
- Luật xuất bản số 19/2012/QH11 ngày 20/11/2012;
- Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Nghị định số 51/2002/NĐ.CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành
Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
- Thông tư số 30/2006/TT-BVHTT ngày 22/02/2006 hướng dẫn thi hành
nghị định số 111/2005/ NĐ-CP;ônư
- Quy hoạch Phổ tần số vô tuyến điện quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt tại Quyết định số 336/2005/QĐ-TTg ngày 16/12/2005;
- Quy hoạch Truyền dẫn, Phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 do
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 22/2009/QĐ–TTg ngày
16/02/2009;
12


- Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đến
năm 2020;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020;
- Công văn số 4295/BTTTT-CBC ngày 30/12/2008 và Hướng dẫn số
4318/BTTTT-HD ngày 30/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn
công tác quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới báo chí in toàn quốc.
2. Các văn bản địa phương
- Nghị quyết Đại hộiđại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm
2020;
- Quyết định số 30/2008/QĐ-UBND ngày 29/8/2008 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Quảng Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy,
biên chế của Sở Thông tin và Truyền thông;
- Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh về việc Phê
duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Quảng
Nam đến năm 2020;
- Quy hoạch các ngành và địa phương của tỉnh Quảng Nam có liên quan.
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUY HOẠCH
1. Mục tiêu:
- Quy hoạch nhằm cụ thể hóa những mục tiêu chiến lược, định hướng phát
triển của Đảng về báo chí- xuất bản, về chiến lược phát triển thông tin Việt Nam đến

năm 2020; gắn kết phát triển báo chí trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Quảng Nam.
- Quy hoạch nhằm phát triển hoạt động báo chí- xuất bản của tỉnh đúng định
hướng, đúng pháp luật và tiếp tục phát triển mạnh mẽ, vững chắc, phục vụ đắc lực
cho sự phát triển chung của tỉnh.
- Góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí- xuất
bản tại địa phương, triển khai thực hiện tốt các định hướng, quan điểm, mục tiêu
phát triển báo chí- xuất bản.
2. Nhiệm vụ:
- Đánh giá một cách khoa học, đầy đủ, chính xác về hiện trạng phát triển báo
chí – xuất bản tỉnh Quảng Nam, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân những
tồn tại, hạn chế.

13


- Xác định rõ tiềm năng, lợi thế phát triển của báo chí- xuất bản, đưa ra dự
báo xu hướng phát triển báo chí – xuất bản tỉnh Quảng Nam, từ đó định hướng quy
hoạch lĩnh vực báo chí chí – xuất bản tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014 – 2020.
- Xây dựng các mục tiêu, quan điểm, phương hướng phát triển của báo chí –
xuất bản, giải pháp thực hiện nhằm đảm bảo báo chí – xuất bản trong tỉnh phát triển
đúng định hướng, đẩy mạnh phát triển hoạt động báo chí – xuất bản gắn liền với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2014 – 2020.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước một cách toàn diện về
hoạt động báo chí – xuất bản tại tỉnh Quảng Nam; nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ
sung một số văn bản pháp luật không còn phù hợp với thực tế; xây dựng các cơ chế,
chính sách về báo chí – xuất bản, tạo điều kiện cho hoạt động báo chí – xuất bản
trong tỉnh phát triển theo đúng định hướng.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí – xuất bản, đổi mới
chất lượng, nội dung, hình thức, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền các

nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, nâng cao dân
trí, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

PHẦN II
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng
điểm của Miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế,
phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, phía Tây giáp nước Lào, phía đông
là biển Đông.
Quảng Nam có diện tích tự nhiên 10.438,37 km 2., có hướng địa hình nghiên
dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao
14


phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72%
diện tích tự nhiên . Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài
cồn cát chạy dài từ Điện Nam, Điện Bàn đến Tam Quang, Núi Thành. Bề mặt địa
hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngoài khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông
Tam Kỳ và sông Trường Giang. Quảng Nam được chia thành 18 huyện, thành phố.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
2. Địa hình
Tỉnh Quảng Nam nằm trong chuỗi đô thị Vùng kinh tế trọng điểm Miền
Trung : Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam – Quảng Ngãi – Bình Định . Quảng Nam có
2 thành phố : Hội An (cách Đà Nẵng 25km), Tam Kỳ ( cách Đà Nẵng 70km). Dọc
theo trục quốc lộ 1A trên địa bàn Quảng Nam, khoảng 20km có một thị trấn . Hiện
nay Quảng Nam đang đầu tư và xây dựng những khu đô thị mới hiện đại như :
- Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc ( Huyện Điện Bàn ) : Được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung với diện tích 2.700ha. Hiện nay đã

đưa vào sử dụng nhiều hạng mục công trình như : Khu biệt thự cao cấp Bồng Lai ,
khu đô thị 1A,1B…
- Khu đô thị Tam Phú (Đông Tam Kỳ): quy mô sử dụng đất kêu gọi đầu tư
2.500ha ; diện tích tối thiểu mỗi dự án khu đô thị là 100ha. Sẽ là trung tâm hành
chính, tài chính, ngân hàng , đào tạo, thương mại dịch vụ , đô thị cao cấp .
- Khu đô thị Tam Anh (thuộc kinh tế mở Chu Lai): Khu đô thị sinh thái cao
cấp dành cho thương nhân, nhà đầu tư, chuyên gia trong và ngoài nước. Dự
kiến dự án sẽ sử dụng khoảng 200-300ha.
- Khu đô thị Quảng trường biển An Bàng (Tp.Hội An): quy mô 100ha mở
rộng không gian thành phố Hội An về phía biển.
- Khu đô thị Ái Nghĩa ( Huyện Đại Lộc ) : quy mô 200ha mở rộng thị trấn
Ái Nghĩa dành cho các thương nhân.
- Khu đô thị Nam Phước ( Huyện Duy Xuyên ) : quy mô 100ha mở rộng thị
trấn Nam Phước.
Đường bộ : Các tuyến đường quốc lộ huyết mạch đi qua địa phận tỉnh
Quảng Nam như quốc lộ 1A , đường Hồ Chí Minh , quốc lộ 14D thông suốt với
nước CHDCND Lào qua cửa khẩu Nam Giang , đường tỉnh lộ gồm 18 tuyến với
tổng chiều dài gần 500km . Đã xây dựng tuyến đường Đông Trường Sơn nối
Quảng Nam – Đà Lạt , đường ven biển nối Đà Nẵng – Hội An – Tam Kỳ - Núi
Thành và đang xây dựng đoạn còn lại Hội An – Duy Xuyên – Thăng Bình . Tuyến
đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi song song với quốc lộ 1A đi qua Quảng
Nam đang được thiết kế xây dựng.
Đường biển : Cảng biển quốc tế Đà Nẵng (đón tàu 30.000 DWT , công suất
thiết kế 20 triệu tấn / năm , 20 phút đi từ các khu , cụm công nghiệp thuộc Điện
Bàn , 40 phút đi từ các cụm công nghiệp thuộc huyện Đại Lộc ); Cảng Kỳ Hà tại
15


Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) đón tàu 7.000DWT, đang nạo vét luồng và
xây bến đề đón tàu 20.000DWT cảng Dung Quất tại khu kinh tế Dung Quất

( Quảng Ngãi ), tiếp giáp với Khu kinh tế mở Chu Lai ( đón tàu 20.000DWT , đang
xây bến để đón tàu 50.000DWT).
Đường sông : tỉnh Quảng Nam có 8 tuyến đường sông với tổng chiều dài
khoảng 200km phân bố tương đối đồng đều trên khắp địa bàn tỉnh , đảm bảo cho
phương tiện từ 5-25 tấn vận chuyển hàng hóa , hành khách thông suốt. Trong đó,
nhiều tuyến có cảnh quan rất thơ mộng phù hợp để khai thác các loại hình du lịch
song nước như tuyến sông Thu Bồn , Vu Gia , Cổ Cò , Trường Giang , Tam Kỳ …
Đường hàng không : Phía bắc là sân bay quốc tế Đà Nẵng ( đón các loại
Airbus A320, Boing 777; chỉ một giờ bay đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh ) , cách Hội An 20 phút và Tam kỳ 70 phút đường bộ ; sân bay Chu Lai ở
phía Nam ( năm tại Khu kinh tế mở Chu Lai ) đang đầu tư nâng cấp mở rộng đảm
bảo tiếp nhận máy bay A380 -800 , B777 -300 hoặc tương đương , quy mô công
suất phục vụ khoảng 4 triệu lượt khách/ năm , 5 triệu tấn hàng/năm và sẽ trở thành
trung tâm trung chuyển hàng hóa quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
và khu vực.
Đường sắt : Tuyến đường sắt Thống Nhất chạy ngang qua Quảng Nam, song
song với quốc lộ 1A , có ga hành khách – hàng hóa tại thành phố Tam Kỳ . Ngoài
ra còn dựa vào ga Đà Nẵng, một ga trung tâm của khu vực Miền Trung.
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- VĂN HÓA - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN BÁO
CHÍ
1. Dân số
Theo tài liệu tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 02.4.2009 tỉnh Quảng Nam. Kết quả điều
tra toàn bộ, tổng dân số toàn tỉnh là 1.422.319 người với các dân tộc Việt (Kinh), Hoa, Cơ Tu, Xê
Đăng, Giẻ Triêng, Cor. Trong đó, cư dân đô thị là 263.898 người, nông thôn là 1.158.421; tỷ lệ
dân số đô thị đạt 18,55%.

TT

Đơn vị hành chính


Dân số
(người)

TT

Đơn vị hành chính

Dân số
(người)

01

Thành phố Tam Kỳ

107.924

10

Huyện Phước Sơn

22.586

02

Thành phố Hội An

89.716

11


Huyện Hiệp Đức

38.001

03

Huyện Tây Giang

16.534

12

Huyện Thăng Bình

176.183

04

Huyện Đông Giang

23.428

13

Huyện Tiên Phước

68.877

05


Huyện Đại Lộc

145.935

14

Huyện Bắc Trà My

38.218

06

Huyện Điện Bàn

197.830

15

Huyện Nam Trà My

25.464

07

Huyện Duy Xuyên

120.948

16


Huyện Núi Thành

137.481

08

Huyện Quế Sơn

82.216

17

Huyện Phú Ninh

77.091

09

Huyện Nam Giang

22.417

18

Huyện Nông Sơn

31.470

16



Tổng cộng: 1.422.319 người
2. Kinh tế
Quảng Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đã và đang được khai thác,
mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh, trong đó phải kể đến: than đá ở Nông Sơn (trữ
lượng khoảng 10 triệu tấn), Ngọc Kinh (trữ lượng khoảng 10 triệu tấn); vàng gốc
và sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương; cát trắng công nghiệp với trữ
lượng lớn ở các huyện Thăng Bình, Núi Thành và các mỏ nước khoáng, nước ngọt
chất lượng tốt. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nguồn khí metan, uranium, đá
vôi, đá granít, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao lanh, mi ca và các loại nguyên liệu
cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thủy tinh...
3. Văn hóa
Trên địa bàn tỉnh có 20 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.280.587
người, chiếm 93,2%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Cơ Tu có 37.310 người,
chiếm 2,71%; dân tộc Xơ Ðăng có 30.231 người, chiếm 2,2%; dân tộc Mhnông có
13.685 người, chiếm 0,99%; dân tộc Giẻ Triêng có 4.546 người, chiếm 0,33%; dân
tộc Co có 4.607 người, chiếm 0,33%; dân tộc Hoa có 1.106 người, chiếm 0,08%;
dân tộc Tày có 509 người, chiếm 0,03%; dân tộc Mường có 364 người, chiếm
0,02%; dân tộc Nùng có 247 người, chiếm 0,01%; các dân tộc khác chiếm 0,1%.
Vì vậy nền văn hoá cũng mang nhiều sắc thái. Các lễ hội truyền thống của
cư dân địa phương thường được tổ chức vào sau Tết Nguyên đán với những trò
chơi mang đậm bản sắc dân tộc.
Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng để khai thác du lịch rất lớn. Có 2 di sản văn
hóa thế giới là Mỹ Sơn và Hội An tập trung nhiều thế mạnh phát triển du lịch văn
hoá, cảnh quan. Trong những năm gần đây, khi đô thị cổ Hội An và thánh địa Mỹ
Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, thì du lịch Quảng
Nam có nhiều cơ hội phát triển và thực tế đã có nhiều chuyển đổi trong xu thế phát
triển chung của Tỉnh. Lượng du khách, cả trong nước và nước ngoài, đến Quảng
Nam trong những năm qua liên tục tăng (từ khoảng 357.000 người năm 2006 đến
411.000 người năm 2007 và ước tính 627.000 người vào năm 2010), kéo theo sự

gia tăng các cơ sở du lịch và dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, số ngày lưu trú trung
bình của du khách cũng gia tăng từ 2,10 ngày cho mỗi du khách năm 2006 lên 2,17
ngày cho mỗi du khách vào năm 2010. Trong 8 năm qua, tốc độ tăng GDP của tỉnh
bình quân hàng năm là 9,3%/năm. Riêng năm 2004, chỉ tiêu này đạt 11,5% và là
năm thứ hai Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng GDP đạt hai con số.
* Thuận lợi
Kinh tế tỉnh phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hoá và là tỉnh có khả
năng về thu hút vốn đầu tư công nghiệp cao. Trong giai đoạn vừa qua, thu ngân sách
trên địa bàn tỉnh tăng mạnh nên có điều kiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn
lực cho lĩnh vực thông tin nói chung và cho các cơ quan báo chí nói riêng.
17


Vị trí địa lý thuận lợi cùng với nguồn tài nguyên, khoáng sản đa dạng mở ra
cho Quảng Nam tiềm năng to lớn để phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội trong
xu thế hội nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như
với các nước khác trên thế giới, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để phát triển báo
chí với các tỉnh trong nước, khu vực và quốc tế.
Quảng Nam là tỉnh có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, có lợi thế địa
-kinh tế đặc thù, có tài nguyên thông tin phong phú nên có nhiều đề tài cho báo chí
khai thác.
* Khó khăn
Tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng mức xuất phát điểm thấp nên Quảng Nam
vẫn là tỉnh nghèo, trình độ dân trí chưa cao, ảnh hưởng tới nhu cầu hưởng thụ thông
tin báo chí, đặc biệt là các trang thông tin điện tử.
Địa hình vùng núi và trung du, không thuận lợi cho sự phát triển của một số
loại hình báo chí như: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình.
Khi kinh tế xã hội phát triển, chuyển đổi cơ cấu lao động, tốc độ đô thị hoá
đặt ra cho báo chí yêu cầu cao hơn về chất lượng; đa dạng về loại hình, đòi hỏi báo
chí phải được đầu tư đúng mức, đội ngũ làm báo phải nâng lên về kỹ năng và trình

độ.

PHẦN 3
HIỆN TRẠNG NGÀNH BÁO CHÍ – XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM

A. HIỆN TRẠNG CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ
- Sơ lược hiện trạng báo chí hiện nay ở nước ta:
Tính đến tháng 02 năm 2013, số lượng cơ quan báo chí trên cả nước là 812
với 1.084 ấn phẩm. Trong đó, có 197 cơ quan báo in (84 báo Trung ương, ban, bộ,
ngành, đoàn thể, 113 báo địa phương); có 615 tạp chí (488 tạp chí Trung ương,
ngành, đoàn thể trung ương và 127 tạp chí địa phương). Trong lĩnh vực thông tin
điện tử, cả nước có 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin
điện tử tổng hợp.
Cả nước hiện có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương,
trong đó có 2 đài quốc gia là Đài Tiếngg nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam,
01 Đài của ngành (Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC); 64 đài phát thanh và truyền
hình địa phương; có 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng bá (99
18


kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh). Nhiều chương trình phát thanh, truyền hình
được truyền tải trên mạng Internet đã phục vụ tốt công tác thông tin đối nội, đối
ngoại.
Bên cạnh hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống tiền hình trả tiền ở nước
ta tiếp tục phát triển mạnh bằng nhiều loại công nghệ truyền dẫn như cáp, vệ tinh,
số mặt đất và đang bước đầu áp dụng công nghệ IPTV. Cả nước có 47 đơn vị được
cấp phép hoạt động truyền hình cáp, 09 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp.
Riêng 05 đài truyền hình: Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Kỹ thuật số
VTC, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí
Mình, Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Dương có 62 kênh truyền hình trả tiền.

Cả nước còn có 75 kênh truyền hình nước ngoài phục vụ 4,4 triệu thuê bao trên
toàn quốc. Các đài, nhất là đài địa phương, chủ yếu sử dụng công nghệ analog và
đang từng bước thử nghiệm công nghệ số truyền dẫn nhiều chương trình với nhiều
loại hình dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ truyền hình độ phân giải cao (HDTV).
Về đội ngũ cán bộ báo chí, cả nước hiện có gần 17.000 người làm báo
chuyên nghiệp được cấp thẻ nhà báo, số sắp được cấp thẻ do hội đủ các điều kiện
cần thiết lên tới hàng trăm người; có hơn 19.000 hội viên Hội Nhà báo sinh hoạt
trong các hội, liên chi hội và chi hội nhà báo.
Thời gian qua, báo chí cả nước đã thực hiện đúng sự chỉ đạo, định hướng
thông tin của Đảng, Nhà nước, thông tin nhanh nhạy, toàn diện mọi diễn biến của
đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế và là diễn đàn thực sự tin
cậy của nhân dân. Đáng chú ý là báo chí đã tuyên truyền sâu rộng về những sự
kiện nổi bật, những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của đất nước như Hội nghị lần
thứ 4,5,6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng; Kỳ họp thứ 3,4 Quốc hội khóa
XIII, công tác xây dựng Hiến pháp và pháp luật, nhất là việc lấy ý kiến của các
tầng lớp nhân dân xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992…
Báo chí cũng phát huy tính chủ động sáng tạo trong việc tuyên truyền các
giải pháp điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ, kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao niềm tin của nhân dân vào sự lãnh
đạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ; Tuyên truyền có hiệu quả Cuộc vận
động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đẩy mạnh tuyên
truyền quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, thành tựu đổi mới của
nước ta với bạn bè quốc tế.
Báo chí cũng góp phần đáng kể trong việc phát hiện, đấu tranh với những
hành vi tham nhũng lãng phí, những việc làm tiêu cực của một số cá nhân, tập thể
trong quá trình triển khai thực hiện chính sách pháp luật về đất đai, xây dựng…,
đấu tranh với những quan điểm, thông tin sai trái của các thế lực thù địch, tuyên
truyền nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ…

19



Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, thông tin trên báo chí trong năm qua cũng
có những tồn tại cần khắc phục như một số cơ quan báo chí thực hiện không
nghiêm túc các quy định về tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ đã được quy định
trong giấy phép. Vi phạm này làm cho một số báo, tạp chí có nội dung giống nhau,
sao chép, trùng lặp về thông tin, cách thức phản ánh thông tin; khi phản ánh thông
tin về mặt trái, mặt yếu kém thường sa đà, giật gân câu khách, tự nhiên chủ nghĩa;
Một số chương trình giải trí trên truyền hình, nhất là chương trình liên kết không
được kiểm tra thẩm định gây dư luận không tốt cho xã hội. Không ít bài viết trên
báo chí chính thống lại khai thác và sử dụng nguồn tin từ truyền thông xã hội
nhưng không được kiểm chứng dẫn đến tình trạng thông tin sai sót, lệch lạc; Một
số nhà báo (chủ yếu ở các báo ngành, đoàn thể, địa phương, đại diện, cơ quan
thường trú) vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng danh nghĩa nhà báo, cơ quan
báo chí dọa dẫm, sách nhiễu cá nhân, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp để vụ lợi.
- Hiện trạng báo chí tỉnh Quảng Nam
Đến nay, tỉnh Quảng Nam có 06 cơ quan báo chí, gồm Báo Quảng Nam (cơ
quan chủ quản là Tỉnh uỷ Quảng Nam), Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (cơ
quan chủ quản là UBND tỉnh Quảng Nam), Tạp chí Đất Quảng (cơ quan chủ quản
là Hội Văn học nghệ thuật tỉnh), Tạp chí Văn hóa Quảng Nam (cơ quan chủ quản
là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Tạp chí Khoa học và Sáng tạo (cơ quan chủ
quản là Sở Khoa học và Công nghệ), Tạp chí Khoa học (cơ quan chủ quản là
Trường Đại học quảng Nam).
Tỉnh có 18 Đài Truyền thanh, Đài Truyền thanh- Truyền hình huyện, thành
phố (gọi chung là cấp huyện) trực thuộc UBND cấp huyện quản lý về nội dung
chương trình hoạt động, tổ chức bộ máy và cán bộ, tài chính, cơ sở vật chất, thiết
bị kỹ thuật.
Số lượng cơ quan báo chí Quảng Nam ở mức quy định.
Tỉnh có 3 cơ quan và văn phòng đại diện báo chí Trung ương đóng trên địa
bàn, bao gồm: Báo Đại Đoàn Kết, Báo Thanh niên, Phân xã Thông tấn xã Việt

Nam tại Quảng Nam. Một số cơ quan báo chí chưa có cơ quan đại diện nhưng đã
có phóng viên chuyên trách theo dõi và đưa tin thường xuyên về Quảng Nam như
các báo: báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Vietnamnet, Đất Việt, Kinh tế nông
thôn, Lao động, Nông thôn ngày nay, Đất Việt, Dân Trí, VTC NEWS, Đại đoàn
kết, Thanh niên, Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, Tuổi trẻ, Pháp luật thành phố Hồ
Chí Minh…
Các trang thông tin điện tử và bản tin nội bộ:
Hiện nay, tỉnh Quảng Nam có cổng thông tin điện tử (portal) của tỉnh (http://
www.quangnam.gov.vn), chức năng chủ yếu cung cấp các dịch vụ công và các
thông tin nội bộ trong tỉnh. Báo Quảng Nam và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

20


có trang thông tin điện tử. Ngoài ra, còn có các trang thông tin điện tử của các Sở,
ngành, huyện, thành phố... được tích hợp lên trang thông tin điện tử của tỉnh.
Có 30 đơn vị đã được cấp phép hoạt động bản tin 05 năm; chủ yếu thông tin
các hoạt động nghiệp vụ, các thông tin nội bộ chuyên ngành.
Về loại hình: Các cơ quan báo chí hoạt động tại Quảng Nam hiện nay đã có
đủ 4 loại hình báo chí là báo in, báo hình, báo nói và trang thông tin điện tử.
Về lĩnh vực: Có đủ cơ quan báo chí thông tin tổng hợp trên tất cả các lĩnh
vực hoạt động của tỉnh.
I. CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ IN
1. Tổng quan về báo in
Báo Quảng Nam
Báo Quảng Nam là cơ quan của Đảng bộ Đảng cộ ng sản Việt Nam tỉnh
Quảng Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong
tỉnh. Đơn vị chủ quản là Tỉnh ủy Quảng Nam.Trong bối cảnh tình hình chính trị kinh tế - xã hội trong nước và thế giới có nhiều biến động, tác động lớn đến các
mặt đời sống của nhân dân trong tỉnh, các cơ quan báo chí đã thực hiện tốt nhiệm
vụ thông tin trung thực, kịp thời, đầy đủ mọi diễn biến của đời sống kinh tế - xã hội

trong tỉnh, trong nước và thế giới, phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân
dân. Báo Quảng Nam đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu văn hóa, khoa
học, kỹ thuật trong tỉnh, trong nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan
báo chí. Thực hiện tốt chức năng là diễn đàn của nhân dân, góp phần quan trọng
thực hiện chủ trương dân chủ hóa đời sống xã hội, kịp thời phát hiện và biểu dương
gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến; năng động, tích cực trong cuộc đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác. Báo Quảng
Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân mà còn góp phần phát
hiện, đề xuất, xây dựng và hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh. Trong công tác thông tin đối ngoại, báo chí Quảng Nam đã góp phần không
nhỏ trong việc giới thiệu hình ảnh Quảng Nam tới các địa phương trong nước và
quốc tế. Báo Quảng Nam đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, tuy
nhiên, để báo Quảng Nam đến được với đông đảo người dân trong tỉnh, thông tin
cần đa dạng hơn nữa, có chiều sâu hơn nữa, đáp ứng tốt hơn nữa những nhu cầu
thông tin, giải trí của người dân.
Hiện nay, Báo Quảng Nam phát hành 3 ấn phẩm là Báo Quảng Nam, ấn
phẩm Quảng Nam cuối tuần và trang thông tin điện tử Báo Quảng Nam.
Ấn phẩm Báo Quảng Nam xuất bản: 6 kỳ/tuần (thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ
6 và số cuối tuần).
Khuôn khổ: 42 x 29 cm.
Số trang: 08 trang.
21


Số lượng xuất bản mỗi kỳ: 4000 bản/kỳ.
Ấn phẩm Báo Quảng Nam cuối tuần.
Khuôn khổ: 42 x 29 cm.
Số trang: 12 trang.
Số lượng phát hành mỗi kỳ: 4.000 bản/kỳ.

Sản lượng Báo Quảng Nam phát hành năm 2012 là 1.254.300 bản.
Đối tượng phục vụ: Trong tỉnh và toàn quốc.
Tạp chí Đất Quảng
Cơ quan chủ quản là Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam.
Kỳ xuất bản: 1 số/tháng
Số lượng phát hành mỗi kỳ: 1000 bản.
Sản lượng phát hành năm 2012 đạt 12.000 bản.
Số trang: 100 trang.
Khuôn khổ 16 x 24cm.
Đối tượng phục vụ: Mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Tạp chí Văn hóa Quảng Nam
Cơ quan chủ quản là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam.
Kỳ xuất bản: 1 số/02 tháng
Số lượng phát hành mỗi kỳ: 1000 bản.
Sản lượng phát hành năm 2012 đạt 4800 bản. Số trang: 80 trang.
Khuôn khổ 19 x 27cm.
Đối tượng phục vụ: Mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Tạp chí Khoa học và Sáng tạo Quảng Nam
Cơ quan chủ quản là Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam.
Kỳ xuất bản: 1 số/tháng
Số lượng phát hành mỗi kỳ: 600 bản.
Sản lượng phát hành năm 2012 đạt 6000 bản.
Số trang: 44 trang.
Khuôn khổ 19 x 27cm.
Đối tượng phục vụ: Mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Tạp chí Khoa học
Cơ quan chủ quản là Trường Đại học Quảng Nam.
Kỳ xuất bản: 1 số/3 tháng
Số lượng phát hành mỗi kỳ: 150 bản.
Số trang: 132 trang.

22


Khuôn khổ 18,5 x 26,5cm.
Đối tượng phục vụ: Các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên trong tỉnh.
Tính cả báo và tạp chí, tổng sản lượng năm 2012 đạt 1.278.450 bản, bình
quân báo địa phương là 0,9 bản/người/năm. Đối tượng sử dụng báo in Quảng Nam
đa phần là đối tượng cơ quan nhà nước (những đối tượng quy định phải mua báo in
Quảng Nam).
2. Nội dung, nhiệm vụ báo in
Báo Quảng Nam
Kế thừa truyền thống của báo chí cách mạng Quảng Nam, qua hơn 15 năm
xuất bản báo kể từ ngày tỉnh Quảng Nam được chia tách, những người làm báo
Quảng Nam đã nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo, ra sức khắc phục khó khăn,
luôn thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đạt được những kết quả quan trọng trong
thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Với vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, tiếng nói của chính quyền và
nhân dân tỉnh Quảng Nam, Báo Quảng Nam đã làm tốt công tác tuyên truyền đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những chủ trương, quyết sách,
giải pháp cụ thể của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Nam trong xây dựng và
bảo vệ quê hương, phản ánh trung thực, kịp thời các sự kiện xảy ra trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong tỉnh, trong nước và thế giới đến với đông đảo
bạn đọc trong và ngoài tỉnh.
Đồng thời, tích cực phát hiện, tuyên truyền, cổ vũ các nhân tố mới, điển hình
tiên tiến; dự báo và nêu lên các kiến giải xác đáng cho những vấn đề thực tiễn đặt ra;
định hướng và hướng dẫn dư luận xã hội. Báo Quảng Nam đã thực sự góp tiếng nói
quan trọng vào công tác xây dựng Đảng, giáo dục truyền thống yêu nước, truyền
thống cách mạng của quê hương. Những sự kiện quan trọng của tỉnh được báo chú
trọng tập trung tuyên truyền có hệ thống theo từng chuyên đề, nội dung nhiều số báo
có chiều sâu, tác động sâu sắc trong lòng bạn đọc. Báo còn chú trọng phản ánh

những tâm tư, nguyện vọng, những kiến nghị của nhân dân. Nhiều vấn đề báo nêu
đã được các cấp, các ngành có trách nhiệm nghiêm túc tiếp thu và xem xét giải
quyết như: phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm, phòng
chống tệ nạn xã hội, những mặt trái, bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm, đấu tranh
chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác. Báo
Quảng Nam là kênh tuyên truyền hữu hiệu, đấu tranh, phản bác kịp thời những luận
điệu của các thế lực thù địch xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, chống lại những tác động tiêu cực của mặt trái văn hoá nước ngoài, lối sống
ngoại lai, bảo vệ nền tảng tinh thần, bản sắc văn hoá của dân tộc.
Năm 2012, Báo Quảng Nam đạt một số chỉ tiêu về nội dung như sau:
23


- Tổng số tác phẩm bình quân/số là 39 tin, bài. Trong đó chuyên mục chính trị
- xã hội chiếm 40%; kinh tế 25%; an ninh quốc phòng 10%; thể thao 5%, văn nghệ
10% và giải trí 2%.
- Thể loại tin chiếm 40%; bài chiếm 45%; phóng sự 3,9% và phỏng vấn chiếm
0,2%.
- Tỷ lệ tác phẩm do cơ quan báo thực hiện là: 53%, tỷ lệ tác phẩm do cộng tác
viên thực hiện là: 47%.
- Tỷ lệ tác phẩm viết về địa phương là: 95%.
Tạp chí Đất Quảng
Với tôn chỉ, mục đích là sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu truyền thống văn hóa
Quảng Nam; góp phần xây dựng sự nghiệp văn hóa văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, Tạp chí Các tạp chí đã giới thiệu những sáng tác văn học nghệ thuật của
địa phương và chọn lọc giới thiệu cho người đọc những tác phẩm văn học nghệ thuật
trong nước và thế giới theo định hướng giáo dục tư tưởng của Đảng.
Tạp chí Đất Quảng đã chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung và
hình thức thể hiện. Đội ngũ cán bộ, nhân viên Tạp chí, các hội viên văn học nghệ
thuật tỉnh cộng tác cho Tạp chí đã được quán triệt, học tập kịp thời các Chỉ thị, Nghị

quyết của Trung ương và của địa phương, đồng thời bám sát các yêu cầu nhiệm vụ
chính trị của tỉnh đặt ra, từ đó tạo được niềm tin và sinh khí mới trong lao động sáng
tạo nghệ thuật. Tạp chí đã đăng tải nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật và tư tưởng
cao, phản ánh bức tranh chân thực trong quá trình đổi mới trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam.
Tạp chí có các chuyên mục thường xuyên:
- Văn xuôi;
- Thơ;
- Nhạc;
- Nhịp sống văn nghệ – hộp thư;
- Theo dòng lịch sử;
- Nghiên cứu, lý luận, phê bình;
- Văn học, học văn.
Ngoài ra còn có những chuyên mục không thường xuyên như: Góc nhìn
người trong cuộc, Trà dư tửu hậu, Dòng chảy văn hóa và Văn học nước ngoài.
Năm 2012, Tạp chí Đất Quảng đạt một số chỉ tiêu về nội dung như sau:
- Tổng số tác phẩm bình quân/số là 50 tác phẩm (gồm khoảng 25 tác phẩm
thơ; 7 tác phẩm văn xuôi; 4 tác phẩm lý luận - phê bình; 02 tác phẩm âm nhạc; 10
tác phẩm mỹ thuật - nhiếp ảnh...).
24


- Tỷ lệ tác phẩm do cơ quan báo thực hiện là 10%; tác phẩm do cộng tác viên
thực hiện là 90%.
- Tổng số chuyên trang, chuyên mục trong tháng là 8.
Tạp chí Văn hóa Quảng Nam
Trên cơ sở tôn chỉ, mục đích, Tạp chí Văn hóa Quảng Nam đã bố trí dung
lượng cho nhiều bài viết tuyên truyền, phản ánh các sự kiện, các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; quảng bá các giá trị văn hóa, du lịch; giới thiệu
vùng đất, con người Quảng Nam truyền thống và đương (về danh nhân đất Quảng,

các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, lễ lệ, lễ hội truyền thống, nghệ thuật dân
gian); giới thiệu và cổ vũ các nhân tố điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”; hướng dẫn cơ sở thực hiện các
hoạt động văn hóa, văn nghệ… góp phần tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc theo đúng định hướng của Đảng.
Tạp chí có 12 chuyên mục thường xuyên:
- Sự kiện chính trị - xã hội trong tỉnh, trong nước;
- Đời sống Văn hóa;
- Nghiên cứu, trao đổi;
- Bảo tồn, bảo tàng;
- Đất nước - con người;
- Văn hóa Việt Nam;
- Văn hóa – du lịch;
- Nhìn ra thế giới;
- Làng quê xưa & nay;
- Thể thao;
- Văn hóa – văn nghệ.
- Diễn đàn văn hóa miền Trung.
Năm 2012, Tạp chí Văn hóa Quảng Nam đạt một số chỉ tiêu về nội dung như
sau:
- Tổng số tác phẩm bình quân/số là 30 tác phẩm.
- Tỷ lệ tác phẩm do cơ quan báo thực hiện là 25%; tác phẩm do cộng tác viên
thực hiện là 75%.
- Tổng số chuyên trang, chuyên mục trong tháng là 12.
Ngoài ra, Tạp chí Văn hóa Quảng Nam có chuyên mục truyền hình Văn hóa,
Thể thao và Du lịch. Năm 2013, thời lượng phát sóng: 15 phút/1 chương trình, số
kỳ: 02 chương trình/tháng.
Tạp chí khoa học và Sáng tạo
25



×