Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

mot so bai tham khao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.08 KB, 24 trang )

MỘT SỐ BÀI VĂN THAM KHẢO PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
***
1. Vai trò của cây cối đối với cuộc sống của con người.
Chúng ta luôn luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối – đó là cái
máy điều hòa khí hậu vĩ đại của chúng ta.
Những số liệu đáng tin cậy của các nhà vệ sinh học kết luận rằng ngồi
dưới tán cây bàng, ta bớt được bốn lần cái nóng cháy da buổi trưa hè trên đường
nhựa.
Diện tích vô cùng to lớn của các tầng lá trùng điệp đã cản 50% bụi đường,
tính ra trong một vụ hè, một hàng 100 cây ở đường phố đã giữ lại một lượng lớn
bụi bẩn, để giũ xuống mặt đường sau mỗi trận mưa.
Cây cối là hàng rào cách li tiếng động, hấp thụ và hắt lại những sóng âm
thanh hỗn tạp để khỏi làm chấn động thần kinh. Một vòng đai cây dày 17- 20m
đủ đảm bảo an toàn cho nhà ở trong tiếng ồn. Nếu cây trồng sát nhà ở hay đường
đi, nơi phát ra tiếng động, thì một vòng đai cây dày 7 – 10m là đủ.
Người ta ví rất đúng : cây xanh là lá phổi của hành tinh chúng ta. Tất cả
các sinh vật đều thở, và liên tục hút dưỡng khí, thải thán khí. Nhà máy lại tuôn ra
khí độc và khói làm ô nhiễm không khí. Đất cũng “thở”, nhất là đất tơi xốp, ẩm,
cành lá cây mục, các chất hữu cơ phân giải, nấm mốc và vi khuẩn hô hấp đã thải
ra rất nhiều thán khí.
Không có cây xanh thì chẳng mấy chốc muôn loài sẽ ngạt thở. Tuy ban
đêm cây cũng hô hấp nhưng ban ngày cây lại hấp thụ thán khí, kết hợp với ánh
nắng để trả lại dưỡng khí và tạo nên chất bột đường. Cho nên không khí ban
ngày ở nhà có cây xanh bao bọc chứa rất ít thán khí, chừng 0,02% (đạt tiêu
chuẩn vệ sinh). Mỗi năm tất cả cây cối trên mặt đất và dưới biển đã hấp thụ 175
tỉ tấn thán khí và mỗi tấn thán khí lại biến thành 2,7 tấn dưỡng khí.
Cây cối ngăn cản và lọc khí độc trong không khí. Trong rừng không, rừng
bá hương, không khí hầu như vô trùng. Lượng vi trùng gây bệnh trong không khí
ở nông thôn hay rừng ít hơn thành phố 10 lần. Chẳng hạn về mùa hè trên đường
phố Pa-ri, mỗi phân khối không khí chứa 5.500 vi khuẩn các loại, nhưng các
làng mạc ngoại ô chỉ có 550 vi khuẩn trong mỗi phân khối không khí. Điều đó


chứng minh rằng cây xanh đã thải ra các chất thanh trùng không khí để tự bảo
vệ, mà khoa học gọi là chất phi-tô-xít.
2. Bàn về tác dụng của sách.
Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung
quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những
quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra những vũ trụ vô tận với
những qui luật của nó, hiểu được Trái Đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất
nước khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con
người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn
hóa, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học, giúp ta hiểu biết về đời sống
bên trong của con người, qua các thời kì khác nhau, ở các dân tộc khác nhau,
những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu
tranh của họ.
Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa
vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác,
với tất cả mọi nguời trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách
giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi đau khổ của mỗi con
người và phải làm gì để sống cho đúng và để đi tới một cuộc đời thật sự. Sách
mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.
3. Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI.
Vài năm lại đây, ở phương Tây xuất hiện trào lưu sống mới gọi là sống
đơn giản : mọi người tự nguyện đơn giản hóa cuộc sống của mình.
Như thế nào gọi là sống đơn giản ? Theo quan niệm của những người đề
xướng ra trào lưu này, sống đơn giản không đồng nghĩa với cuộc sống khổ hạnh
và nghèo đói, mà là cuộc sống được lựa chọn sau một quá trình nghiên cứu kĩ
lưỡng ; một cuộc sống hòa đồng với thiên nhiên, tìm kiếm sự cân bằng trong mối
quan hệ động – tĩnh ; một cuộc sống hồn nhiên, vô tư, không lo lắng, siêu phàm
và thoát tục,…Sống đơn giản là tự mình lắng nghe tiếng nói của lòng mình, xem
rõ điều mình thật sự cần thiết là cái gì ? Là sống một cuộc sống thực sự của bản

thân mình chứ không phải là bắt chước theo lối sống của người khác hoặc sống
theo yêu cầu của người khác.
Để có thể sống đơn giản cần phải có sức sáng tạo và lòng quyết tâm lớn,
phải thực sự hòa mình vào cuộc sống để cảm nhận. nếu như bạn muốn mua một
căn nhà, bạn cần phải nghĩ đến cả cái lợi và cái hại của nó, có lợi ắt cũng sẽ có
hại, cái được và mất luôn đi liền với nhau, bất cứ lựa chọn nào cũng đều có mặt
trái của nó. Một căn nhà rộng rãi, đẹp đẽ tất sẽ đem đến sự thoải mái, dễ chịu cho
người ở và cả những lời khen ngợi của người khác ; nhưng để có tiền chi trả cho
nó, bạn buộc phải làm việc cật lực và có thể còn phải từ bỏ một số thứ khác
trong cuộc sống của bạn nữa. Sau khi mua nhà vài tháng hoặc vài năm, có thể sẽ
có lúc bạn nghĩ rằng không hiểu vì sao bạn phải sống cuộc sống khổ sở, vất vả,
một cuộc sống hết sức đơn điệu, nhàm chán chỉ để có tiền trả cho một căn nhà
như thế này nhỉ?
Muốn có được một cuộc sống thoải mái, sung sướng là một nhu cầu hoàn
toàn chính đáng của con người. Chúng ta cần phải ăn, ở, đi lại…Chúng ta cũng
cần phải có công việc và có thù lao và cả những công việc không có thù lao. Là
con người, chúng ta không thể không có thứ gì, chúng ta có nhu cầu theo đuổi
cái hay, cái đẹp ở một mức độ nhất định. Nhưng chúng ta lại thường không biết
dừng lại đúng lúc vì lòng tham của con người là vô đáy. Lòng tham đó sẽ đẩy
chúng ta vào cảnh nợ nần, mệt mỏi và cùng quẫn, từ đó tâm hồn chúng ta cũng
sẽ trở nên chai sạn, trơ lì.
Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với
nhau hơn. Cần phải thiết lập một mối quan hệ thân thiết, gần gũi với con người
và cảnh vật trong môi trường sống của chúng ta hơn. Trong cuộc sống hãy dành
một khoảng thời gian và không gian của mình để tìm hiểu, gần gũi và yêu quý
những con người sống xung quanh chúng ta. Hãy tự mình sống một cuộc sống
chân thực và tạo dựng xung quanh mình một cuộc sống hoàn toàn chân thực đối
với mình. Chỉ có khi nào bạn cảm thấy thực sự nhẹ nhàng, bắt đầu sống an nhàn,
có ý nghĩa thì bạn mới có thể phát hiện ra tinh hoa của cuộc sống này…
Dựa vào nguyên tắc của cuộc sống đơn giản, tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc

sống là : đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu của cộuc sống nưh ăn, mặc, ở,
đi lại. tất nhiên, để đạt được điều đó, bạn phải bỏ ra một số công sức và thời gian
nhất định. Nhưng, điều quan trọng ở đây là, ngoài tất cả những thứ đó, trong thời
gian còn lại, việc mà bạn cần làm là biến mình thành một con người nhàn nhã và
bình yên, không hao phí thời gian và công sức vào những việc làm vô bổ. Hiện
nay, xu hướng sống đơn giản vẫn chưa được nhiều người chúng ta chú ý. Nhưng
thực ra, lối sống này đã được cha ông chúng ta coi trọng từ xưa và đã trở thành
một trong những giá trị văn hóa của người Việt. Có thể kể ra ở đây rất nhiều
danh nhân của đất Việt đã từng có cuộc sống như vậy : Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Hồ Chí Minh,…
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người luôn trong trạng thái phải
chịu đựng một áp lực quá tải do cuộc sống mang lại. Ngay khi đang còn là một
đứa trẻ, người ta đã bị cuốn theo nhịp sống gấp gáp của thời đại. Chính vì vậy,
đã nảy sinh những căn bệnh mang tính thời đại như bệnh stress, làm tổn thương
đến cuộc sống của biết bao người. Trong một hoàn cảnh như vậy, việc xây dựng
cho mình một cuộc sống đơn giản – một cuộc sống nhàn nhã theo đúng nghĩa :
nhàn tâm, làm việc có khoa học, biết dừng lại ở mức đủ, biết mình, biết người,
có thái độ ứng xủ đúng đắn, văn hóa – là việc làm có ích cho mọi người. Điều
này không những phù hợp với xu thế văn minh của thời đại mà cũng rất phù hợp
với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam chúng ta.
4. Suy nghĩ của anh (chị) về căn bệnh vô cảm trong xã hội ngày nay.
Trải qua các cuộc chiến tranh chống xâm lược, những cuộc đọ sức với
thiên tai khắc nghiệt, nhân dân ta đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu, đùm
bọc lẫn nhau. Tình làng, nghĩa xóm, thương người như thể thương thân đã trở
thành đạo lí của dân tộc. Hiện nay, cuộc sống vật chất ngày càng được cải thiện
hơn, người ta dễ có xu hướng vun lo cho bản thân và gia đình mình, ít quan tâm
đến những vấn đề của xã hội. Từ đó dẫn đến một căn bệnh mới trong xã hội hiện
nay – bệnh vô cảm.
Trước kia, ông cha ta đã phê phán thói xấu chỉ biết thu vén cho riêng mình
“Đèn nhà ai nấy rạng”, “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”. Cuộc sống

quanh ta hiện nay không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc
đang diễn ra, nhà nào đóng cửa biết nhà ấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, con cái
bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết. Đi
đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cãi
nhau, đánh nhau học cũng làm ngơ. Trước những cảnh đau khổ của những người
tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động,…Bệnh vô cảm đã làm cho
con người như vô tri, vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng. Trong công
việc, bệnh vô cảm làm cho con người giống như một cái máy “sáng cắp ô đi, tối
cắp ô về” một cách đơn điệu và tẻ nhạt. Con người mắc bệnh vô cảm trong công
việc, chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không cao.
Là cán bộ, công chức Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân
dân, tắc trách trong công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương
người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Không thiếu những trường hợp vì
vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết
đáng tiếc. Một thầy giáo vô cảm chỉ giảnh bài cho xong chuyện, còn nói gì đến
tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò kém, gia đình khó
khăn. Cán bộ vô cảm sẽ không nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không
thấy những nỗi bức xúc trong khu dân cư để tìm cách tháo gỡ, quan liêu, xa rời
dân và dễ rơi và tệ “hành” dân.
Tình thương là cái quý giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm
chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng trở thành máu trắng. Trái tim mỗi
con người cần được thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự sáng tạo gắn bó
với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con
người có ý nghĩa hơn.
Bài tham khảo của bạn Nguyễn Đỗ Khánh Duy – 12CB2 2009 -2010
Ngày nay, nhiều người dân Việt Nam nói riêng và cả nhân dân thế giới
nói chung, trong đó nhất là lớp thanh niên thường mắc một căn bệnh, căn bệnh
đó mọi người vẫn thường gọi là bệnh vô cảm.
Căn bệnh này thể hiện ở chỗ, người ta không hề động lòng trước những
nỗi đau của người khác, cũng không hề phẫn nộ hay lên án những tệ nạn, những

thói xấu, những cái ác đang diễn ra hàng ngày. Đây là một căn bệnh cũng là lối
sống tiêu cực cần đáng phải bị lên án.
Vậy bệnh “vô cảm”là gì? Đó là một trạng thái tinh thần mà trong đó con
người không một tí cảm xúc, nhân tính cũng không, chỉ biết ngoảnh mặt làm ngơ
không thèm quan tâm đến ai, chỉ nghĩ đến bản thân mình,…Một căn bệnh không
hề có trong danh mục của ngành y học.
Có phải trái tim con người lúc nào cũng chỉ biết yêu thương không hạn?
Tôi thường tự hỏi? : Liệu trong số học trò chúng tôi, có mấy ai để ý thấy một bà
lão bán chuối nấu trước cổng trường giữa những ngày mùa đông lạnh lẽo, đôi
bàn tay bà có vẻ run rẩy vì lạnh giá và cũng vì tuổi già phải vất vả mưu sinh. Câu
trả lời có lẽ là rất ít. Trong hàng ngàn con người kia - họ không một chút bận
tâm, họ vẫn thờ ơ đưa cái nhìn lạnh lùng vô cảm trước lời mời của bà cụ. Đáng
buồn thay, giữa một con đường, trước một cổng trường với biết bao nhiêu là học
sinh như thế, bà lão vẫn lẽ loi, cô độc, cái Tết này liệu có đến với bà? Phải chăng
đó là bệnh vô cảm của con người? Trái tim không chút rung động trước số phận
nhọc nhằn kia.
Khi sự sống vận động, xã hội này, con người này, bon chen xô đẩy nhau
khi mà ta phải vất vả lo toan với bữa cơm, manh áo thì còn đâu những phút giây
của lòng nhân ái, vị tha. Và cũng có lẽ do con người hiện nay thật giả khó phân,
khiến người ta luôn nghi ngờ lẫn nhau, chính xã vô cảm đã sinh ra những con
người vô cảm, chính bản thân ta vô cảm ta lại vô tình tạo ra một xã hội vô cảm.
Rất nhiều người nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người khuyết tật thì
xua đuổi, đi đường gặp chuyện bất bình hay gặp một vụ tai nạn vẫn bỏ đi mà
không thèm cứu giúp, thậm chí có người còn vô nhân đạo hơn nhân cơ hội đó để
lượm đồ của người bị nạn. Hiếm ít người khi đi trên xe buýt hay nơi công cộng
nhường chỗ cho người già yếu, người tàn tật, phụ nữ mang thai, họ chỉ biết lo
cho mình. Có người còn độc ác hơn khi cười trên sự đau khổ của người khác.
Chính khoảng cách lâu ngày sinh ra căn bệnh vô cảm, vô cảm với chính
trách nhiệm của mình, vô cảm với những gì đang diễn ra xung quanh đời sống
cộng đồng. bệnh vô cảm này xảy ra là do những con người không biết tu dưỡng,

rèn luyện đạo đức, không có lòng nhân đạo, ý thức tập thể, ý thức cộng đòng quá
kém. Không những thế nó cón lqàm mất đi bản sắc dân tộc quý báu từ ngàn đời
“Thương người như thể thương thân” . Ai ai cũng đổ lỗi:cuộc đời này thật bất
công. Nhưng có ai đã từng nghĩ mình đã làm gì cho cuộc đời mà đòi được đền
đáp. Vì vậy mỗi người chúng ta cần phải khắc phục những nhược điểm của bản
thân để chữa đi căn bệnh vô cảm này.
Vô cảm là thứ đóng cánh cổng trái tim ta, chôn vùi vào băng giá, đóng kín
tình yêu thương,…Hãy nhìn nhận sự việc quanh ta bằng lòng yêu thương, hãy
thắp sáng những ước mơ cho cuộc đời vững trải, để tình yêu luôn tràn ngập, rộng
khắp thế gian và để cuộc sống luôn có ý nghĩa, con người luôn hạnh phúc không
hai từ “vô cảm” không còn hiện hữu trên cõi đời.
5. Suy nghĩ về tình trạng lãng phí nước sạch.
Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều
nhất là nước. Trong ý thức của nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng
“vô tư”, “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết! Nhưng đó là nhầm lẫn lớn của một
tầm mắt hạn hẹp.
Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng
số nước ngọt ước tính chỉ còn chưa đến một tỉ ki-lô-mét khối. Số nước đó chỉ có
thể đủ trong vài chục năm tới. Dự kiến đến năm 2050 nhân loại sẽ có khoảng 8 tỉ
người, như thế thì nguồn nước lấy đâu cho đủ?
Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn được trời phú cho đủ
nước ngọt để dùng. Nước Singapor hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua
nước của Malayxia về chế biến. Một số nước vùng Cận Đông cũng xảy ra tranh
chấp nước. Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong
công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngòi, ao hồ bị
ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt.
Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô
nhiễm,..Chúng ta hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nước cho chnúg ta và cho mai sau.
6. Bàn về vấn để tu dưỡng đạo đức của thanh niên trong xã hội hiện nay.
Tình thưong là cơ sở quan trọng nhất tạo nên cái đẹp của xã hội xã hội

chủ nghĩa. Tình thương là hạnh phúc của con người, là tình cảm cao đẹp thuộc
về bản chất của người lao động.
Dân tộc Việt Nam ta xây dựng đất nước trên tình thương và đấu tranh :
thương nước, thương nhà, thương người, thương mình ; đồng thời đấu tranh kiên
cường bất khuất chống cường quyền, chống xâm lược. Dân tộc ta có tinh thần
yêu nước rất cao, đồng thời là một dân tộc giàu lòng nhân ái. Ngày nay, trong
thời kì mới của đất nước, người thanh niên cần phải ra sức tu dưỡng và rèn luyện
những phẩm chất tốt đẹp ấy. Tất cả những phẩm chất tốt đẹp đó phải được thể
hiện thông qua những việc làm cụ thể, qua nếp sống, qua việc tiếp xúc với mọi
người xung quanh.
Đối với ông già, bà già, thanh niên phải có thái độ kính nhường và hết
lòng giúp đỡ, bởi vì một lẽ dễ hiểu là có ông già, bà già thì mới có chúng ta.
Trên đường đi, thanh niên phải nhường bước cho người cao tuổi, phải đỡ gánh
nặng cho cụ già, phải dìu bà lão qua cầu, qua suối. Những việc như thế thanh
niên không thể làm ngơ, và đó cũng không phải là việc gì quá khó đối với thanh
niên nếu như họ biết hết lòng kính yêu những ông gì, bà lão.
Khi đi tàu, đi xe, thanh niên không được chen lấn phụ nữ. Trong trường
hợp phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai, chưa có chỗ ngồi, thanh niên phải nhường
chỗ của mình cho họ. Như vậy là biết khiêm nhường và tôn trọng phụ nữ. Sỗ
sàng, thô bạo đối với phụ nữ là hành vi xấu, đáng chê trách.
Trong xã hội ta, nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu, quý mến nhân
dân bằng những hành động dũng cảm và hào hiệp ; lúc chiến tranh thì xông pha
lửa đạn ; lúc bình thường thì giúp trẻ em bị tai nạn, đỡ đần người đi đường bị
bệnh,… Những việc làm mang nội dung đạo đức tốt đẹp của người thanh niên
mới như thế rất đáng biểu dương, khuyến khích.
Thanh niên phải có tinh thần xung phong, gương mẫu ; bất cứ việc gì tập
thể cần thì thanh niên phải làm với tinh thần, trách nhiệm cao nhất; song phải
luôn luôn khiêm tốn, thật thà.
Thanh niên cũng phải dành thì giờ nhất định để giúp cha mẹ, chăm sóc
các em, làm những công việc nhà,..Những việc làm tuy nhỏ nhặt như thế nhưng

cũng đã chứng tỏ rằng mình biết quan tâm, yêu thương gia đình.
Tóm lại, người thanh niên trong xã hội ngày nay cần phải có lòng thương
yêu, giúp đỡ mọi người, kính trọng cha mẹ và người thân, sẵn sàng hi sinh lợi
ích cá nhân vì cộng đồng,.. thì đó mới thật sự là một người có bản lĩnh.
7. Suy nghĩ về tình trạng ô nhiễm môi trường sống hiện nay.
Hãy nhìn dòng người đang cuộn chảy trên đường phố trong cái ngột ngạt
của trưa hè nóng bức, ai cũng nghẹt thở vì chất thải của động cơ xe máy, ô tô,
cho dù khẩu trang che kín mũi miệng. Nhưng trước mắt thì vẫn cứ phải tồn tại
bằng cách hít vào phổi cái khói bụi độc hại để mà bươn chải với cuộc mưu sinh.
Ai đó mong có dịp về nông thôn để được hít thở không lành, sẽ khó tránh
khỏi cảm giác thất vọng. Sự “trong lành” mà họ đang trông đợi đang bị hủy hoại
nghiêm trọng bởi chất thải công nghiệp, chất thải vô tội vạ của các làng nghề,
chất thải từ “mạnh ai nấy được” trong nuôi trồng thủy sản,.. Sông Cầu tiếp nhện
thêm ít nhất 180.000 tấn thuốc trừ sâu. Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy bị nước
thải đô thị xối thẳng trực tiếp làm nước sông đen ngòm và đang bốc mùi. Sông
Thị Vải trong lưu vực sông Đồng Nai đã có đoạn bị chết kéo dài từ nhiều năm
nay do chất thải từ nhà máy sản xuất bột ngọt VeDan và các khu công nghiệp lân
cận thải chất thải xuống.
Trở lại với chuyện thường ngày ở cái vạch dừng xe trên phố. Trong cái
nóng thiêu đốt, tiếng gầm gào của các loại động cơ ô tô, xe máy làm cho bầu
không khí càng thêm ngột ngạt. Rồi đây, “dân giàu” lên thêm, ô tô càng nhiều
thêm, nơi cái vạch dừng xe của cái đường phố không thể mở rộng hơn để tương
thích với sự phát triển đó sẽ càng tăng thêm sự ngột ngạt và nghẹt thở.
ở một số nước nghèo, bức xúc là chuyện tăng trưởng kinh tế để giảm
nghèo cái đã, việc môi trường, tính sau. Người ta quên mất rằng, cái giá phải trả
cho sự hủy hoại môi trường sẽ cao hơn nhiều cho những sản phẩm có được của
sự tăng truởng kia. Không thể chỉ đơn thuần quan tâm thúc đẩy sự tăng trưởng
mà còn phải thường trực đặt ra câu hỏi tăng trưởng như thế nào. Từ những vấn
đề bức thiết đó, con người chúng ta cần nhìn nhận lại những tác hại khôn lường
từ việc gây ô nhiễm môi trường sống.

Trái Đất đang kêu cứu và con người cũng sẽ không thể sống nỗi nếu như
môi trường tiếp tục bị ô nhiễm. Vì vậy, tất cả chúng ta, ngay từ bây giờ, bằng
những việc làm thiết thực, hãy cùng chung ta góp sức bảo Trái Đất này, hãy
cùng nhau xây dựng một môi trường trong lành hơn, sạch đẹp hơn.
8. Suy nghĩ về tình hình giao thông ở nước ta hiện nay.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Bác Hồ đã chỉ ra rằng :
Cái đói, cái dốt là giặc. Trong suốt mấy chục năm qua, Nhà nước và nhân dân
Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đấu tranh diệt giặc đói, giặc dốt. Thành tựu
xóa đói giảm nghèo của Việt Nam được dư luận quốc tế đánh giá cao. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển đất nước cũng đã xuất hiện nhiều tiêu cực, mặt
trái, trong đó TNGT là một ví dụ.
Theo Quỹ Phòng chống thương vong châu Á, bình quân mỗi ngày tại Việt
Nam có khoảng 35 người chết vì TNGT. Mỗi năm, số người chết vì TNGT cả
chục ngàn người. Nhiều vụ TNGT thảm khốc càng khiến cho dư luận không
khỏi suy ngẫm về tình trạng “giặc’’ TNGT ở nước ta.
Nhiều người nước ngoài đến Việt Nam cũng bày tỏ sự lo ngại về tình
trạng mất an toàn giao thông mỗi khi ra khỏi nhà. Qua đó, đủ cho thấy, TNGT đã
khiến những người khách nước ngoài cảm thấy bất an. Khách du lịch nước ngoài
đến Việt Nam càng gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người chỉ đến một lần và không
hẹn ngày tái ngộ. Một trong những nguyên nhân khiến du lịch Việt Nam kém
phát triển là do tình trạng giao thông hỗn loạn. Một ngày “giặc” TNGT còn
hoành hành thì không chỉ ngành du kịch bị ảnh hưởng mà nó còn là hiểm họa
gieo rắc nỗi đau cho mỗi gia đình và cho cả xã hội.
9. Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu
TNGT.
Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề TNGT đang là điểm nóng thu hút
nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà nó gây ra. Vậy tuổi trẻ
học đường – thế hệ tương lai của đất nước – có suy nghĩ và có thể làm gì để góp
phần giảm thiểu TNGT?
Những thực tế đau buồn về tình hình TNGT đã phản ánh tầm quan trọng

của vấn đề : Mỗi ngày qua đi có tới hơn 30 người chết và bị thương do TNGT
gây ra. Từng ngày, từng giờ có hàng trăm vụ tai nạn, theo đó là hàng chục thiệt
hại,…Và đáng buồn thay, trong số những vụ tai nạn ấy, có nhiều vụ là hậu quả
của những học sinh, sinh viên gây ra. Mặt khác, cũng không ít học sinh – sinh
viên là nạn nhân đau thương của nhiều vụ TNGT thảm khốc.
TNGT gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Các gia đình mất đi những
người thân, xã hội mất đi những thành viên, những bàn tay lao động. Mất đi vì
bệnh tật, vì tuổi già đã đành một lẽ, nhưng mất đi vì TNGT - thì thật đau xót.
May mắn hơn có người chỉ bị thương. Nhưng trong số ấy cũng có người phải
mang bất hạnh suốt đời : bị mất một phần thân thể, bị liệt, phải sống đời sống
thực vật,…
TNGT có nhiều nguyên nhân phức tạp. Trước hết là do ý thức và khả
năng của người tham gia giao thông. Khi đi đường, nhiều người bất chấp đèn
báo, gặp đèn vàng, đèn đỏ vẫn ung dung “thẳng tiến”. Như vậy hỏi sao không tai
nạn, hỏi sao không nguy hiểm? Lại có những bác tài lái ô tô được mệnh danh là
“tổ lái” : lạng lách, vượt đèn đỏ,…là chuyện “cơm bữa”. Rồi uống rượu, ngủ gật
cũng không phải chuyện hiếm. Họ không ý thức được trách nhiệm phải đảm bảo
an toàn cho hàng chục con người đang ngồi phía sau “vô lăng” của họ. Cũng cần
chú ý đến số đối tượng không có bằng lái nhưng vẫn điều khiển xe máy, ô tô.
Trong đó phần nhiều là những thanh niên còn đang tuổi học sinh : tay lái yếu,
phản xạ kém nên việc tham gia giao thông còn nhiều hạn chế. Nguy hiểm hơn có
những học sinh tổ chức đua xe trái phép. Tai nạn không chỉ xảy ra đối với họ mà
còn cho cả những người vô tội khác.
Ở nước ta tai nạn còn do sự thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ,
cơ sở vật chất chưa được đảm bảo.
Luật giao thông chưa phổ biến sâu rộng đến người dân. Họ rất hồn nhiên
đem rơm rạ, thóc lúa rải lên đường quốc lộ để …phơi. Họ vô tư không kém khi
lái xe đạp sang phần đường dành cho xe ô tô, xe máy vì …rộng và thoáng hơn.
Cơ sở vật chật cho giao thông cũng là nguyên nhân quan trọng. Chất
lượng phương tiện giao thông của chúng ta còn kém. Cùng với đó là hệ thống

đường xá, cầu cống chưa đảm bảo. Có những quãng đường quốc lộ loang lỗ
những vết “may vá” đắp đổi, rồi hầm hố,…Chưa hết, báo chí vài năm nay còn
đưa những bài gây sốc vì bài ca “đào lên lấp xuống” của những con đường. Có
những con đường mùa nóng thì bụi ngất trời, mùa mưa thì như đi vào vùng đầm
lầy Châu Mỹ. Ôi, những con đường!
Trước thực tế đáng buồn ấy, tuổi trẻ học đường có thể làm gì để góp phần
giảm thiểu TNGT?
Trước hết, công việc vô cùng cần thiết là tham gia học tập luật giao thông
đường bộ ở trường, lớp và có sự tìm hiểu đầy đủ hơn về vấn đề này. Chúng ta là
thế hệ tương lai của đất nước, nên hơn ai hết chúng ta cần có sự hiểu biết về giao
thông để có thể làm chủ vấn đề ATGT, không để tai nạn xảy ra ngoài ý muốn.
Có hiểu biết về pháp luật, chúng ta cũng cần tuyên truyền luật giao thông
cho những người xung quanh. Đó có thể là trao đổi vời người thân trong gia
đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về ATGT, tham gia các đội
thanh niên tình nguyện đảm bảo ATGT,…Thực tế cho thấy, nhiều đội thanh niên
tình nguyện đã góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu những vụ tắt đường, việc xử
lì vi phạm giao thông,.. Hiệu quả của tuổi trẻ khi tham gia vào công việc này đã
khẳng định thế hệ chúng ta đang phát huy vai trò xung kích của mình trong cuộc
sống.
TNGT là mối họa vô hình khó đoán định của số phận con người. Vậy nên
ATGT là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học
đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong
nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức,.. cần có những suy nghĩ đúng đắn và
gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu TNGT.
10. Vai trò của từ “cảm ơn” trong cuộc sống.
Một bà lão chống gậy qua đường giữa dòng xe cộ tấp nập. một em học trò
phía bên kia đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền vội chạy
tới : “Bà ơi, bà đưa tay cháu dắt bà qua”. Bà lão móm mém nở một nụ cười thân
thiện : “Cảm ơn cháu! Cháu thật ngoan!”…
Một người ăn xin khốn khổ, đói rách, vận bộ áo quần đen nhuốc, chân tay

run lên vì cơn đói hành hạ. Ngưòi hành khất bước chân vào một quán cà phê, ngả
nón xin tiền, mong được bố thí vài trăm bạc lẻ để mua chiếc bánh mì. Khách
uống cà phê vẫn thản nhiên rít thuốc, ánh mắt lạnh lùng, vô cảm. Ông lão hành
khất đến bên một người bán vé số đang giao vé cho khách, và lại chìa chiếc nón
ra. Người bán vé số vùi tay vào túi quần, lôi ra mấy tờ bạc nhàu nát bị vo tròn,
lấy ra một tờ, vuốt phẳng và bỏ vào nón ông lão. Ông già cảm động run run, ông
không nói cảm ơn mà cúi mái đầu xuống, ánh mắt lộ ra một sự biết ơn vô cùng.
Thì ra, ông già ấy bị câm.
Trong cuộc sống có biết bao nhiêu sự cảm ơn có lời và không lời như thế.
Với những người có văn hóa, “cảm ơn” là lời nói được sự dụng hàng ngày,
những lời luôn được cất lên từ tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thịc nhất.
Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn
chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói ra. Hình như những bạn ấy
vẫn nghĩ một cách đơn giản rằng nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ sự
biết ơn là “vẽ chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.
Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người
với người đòi hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời “cảm ơn” và sau đó là “cảm
ơn”. Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý nghiã, một điều tố đem lại
niềm vui, hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người lại gần với nhau hơn. Và
cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc
bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát tự đáy
lòng, chân thành, lịch thiệp : “Cảm ơn”.
11. “Vào đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên”. Nêu suy nghĩ cũa
anh (chị) về vấn đề này.
Đại học là bậc học sau phổ thông giúp người học đi chuyên sâu vào một
vấn đề khoa học nào đó. Có được tấm bằng đại học, người học có cơ hội tìm
được việc làm tốt, có thu nhập ổn định,… Chính vì vậy, nảy sinh một quan
niệm : Vào đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên. Có phải vậy
chăng?
Thực tế cho thấy, đa số những người có bằng đại học đều thực sự tìm

được công việc phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân, có được thu nhập
ổn định. Tuy nhiên, cũng có một thực tế khác cho thấy rằng : không vào đại học
tuổi trẻ vẫn có tương lai.
Thứ nhất, bởi không học đại học, chúng ta vẫn có thể tự học hoặc học
nghề. Vì nhiều lí do khác nhau mà có những thanh niên không đủ điều kiện đi
học đại học. Nhưng họ tự học để bù đắp vào những thiệt thòi vốn có. Nhà văn
M.Gorki trước khi nổi tiếng ông không hề được học trong bất kì trường đại học
nào. Và cũng không ai thắc mắc rằng Bác Hồ đã qua những trường đại học nào
mà thành thạo nhiều thứ tiếng trên thế giới, có được vốn văn hóa uyên thâm đến
vậy? … Không học văn hóa, chúng ta vẫn có thể học nghề. Trong những năm trở
lại đây, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang xảy ra ở nước ta. Chúng ta cần lắm
những người thơ giỏi, có tay nghề cao và vì thế, những người thực sự tâm huyết
với nghề nghiệp không bao giờ lo lắng.
Không chỉ vậy, vào đại học cũng chưa phải là tấm vé chắc chắn đưa mọi
thanh niên lên chuyến tàu tương lai tốt nhất. Có điều này bởi nếu vào đại học
nhưng bạn không cố gắng, nỗ lực thì sớm muộn cũng sẽ bị đào thải. Thực tế cho
thấy có những thanh niên sau khi đỗ đại học trở nên biếng nhác, đua đòi, sa vào
các tệ nạn xã hội,.. Hậu quả của nó là những sinh viên bị đuổi học, bị đình chỉ
học, lưu ban, thi lại,..
Như vậy, đại học chỉ là một con đường – dù đó là con đường tốt nhất –
trong nhiều con đường để thanh niên tiến vào tương lai. Điều quan trọng là dù
lựa chọn con đường nào thì chúng ta cũng nỗ lực và cố gắng.
12. Quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×