Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

TUAN 6 LOP 3( CKTKN )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.06 KB, 35 trang )


Thứ……ngày……tháng……năm 201…
Môn: Toán
Tiết: 26 bài: LUYỆN TẬP (sgk/ 26 )
Thời gian: 40
I. Mục tiêu:
- Thực hành tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số.
- Giải các bài toán có liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
II. Các hoạt động dạy- học.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai học sinh chữa bài 1- 2
- Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh
2. Luyện tập.
a. Bài 1:
- Gọi 2 học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Tìm
2
1
của 12 cm, 18 kg, 10 lít.
Tìm
6
1
của24 m, 30 giờ, 54 ngày)
- Học sinh nhìn vào đề bài, phát biểu xem bài toán thuộc dạng nào?
(Dạng toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số)
- Học sinh tự làm bài vào vở.
- Giáo viên hướng dẫn chữa bài, yêu cầu học sinh nêu cách làm.
b. Bài 2:
- Hai học sinh đọc đề toán, một học sinh lên bảng tóm tắt và giải:
30 bông hoa


Làm được:
Tặng : …bông?
- Chữa bài: Số bông hoa Vân tặng bạn là:
30 : 6 = 5 (bông hoa)
Đáp số 5 bông hoa
c. Bài 3:
- Tiến hành tương tự bài 2
Số học sinh lớp 3A đang tập bơi là:
28 : 4 = 7 (em)
Đáp số 7 em
d. Bài 4:
- Học sinh nêu yêu cầu: Tìm xem hình nào đã tô màu vào
5
1
số ô vuông?
- Giáo viên hướng dẫn chữa bài:
+ Cả 4 hình vuông đều có 10 ô vuông.
5
1
số ô vuông ở mỗi hình là:
10 : 5 = 2 (ô vuông)
+ Hình 2 và hình 4 có 2 ô vuông đã tô màu.
+ Vậy đã tô màu vào
5
1
số ô vuông ở hình 2 và hình 4.
3. Củng cố, dặn dò:
- Khắc sâu cách tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số.
- Giao bài tập ở nhà.
** Rút kinh nghiệm:

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Môn: Tập đọc - Kể chuyện
Tiết: 17,18 bài: BÀI TẬP LÀM VĂN ( sgk/ 46 )
Thời gian: 80
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “ tôi ” và lời người mẹ .
- Hiểu ý nghĩa: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho
được điều muốn nói. (Trả lời được các CH trong SGK)
B. Kể chuyện.
- Biết xắp xếp các tranh (SGK ) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu
chuyện dựa vào tranh minh họa.
II. Các hoạt động dạy học.
Tập đọc
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 học sinh đọc bài” Cuộc họp của chữ viết” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong
sách giáo khoa.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a. Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ bài đọc
b. Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ
* Đọc nối tiếp từng câu

Luyện đọc: Liu – xi - a, Cô - li - a
* Đọc nối tiếp đoạn trước lớp (4 đoạn)
- Giải thích từ, đặt câu với từ “ngắn ngủi”
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* 4 nhóm tiếp nối đọc 4 đoạn
Một học sinh đọc cả bài
3. Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm đoạn 1 và đoạn 2, trả lời:
+ GV: Nhân vật xưng “tôi” trong chuyện tên là gì?
+ GV: Cô giáo giao cho lớp đề văn thế nào?
+ GV: Vì sao Cô - li - a thấy khó viết bài văn?
HS: Cô - li – a thấy khó viết bài văn này vì thỉnh thoảng Cô - li - a mới làm một
vài việc lặt vặt.
- Một học sinh đọc to đoạn 3, trả lời:
+ GV: Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li - a làm cách gì để để bài văn dài ra?
HS: Cố nhớ lại những việc thỉng thoảng đã làm và kể ra cả những việc mình
chưa bao giờ làm.
- Đọc thầm đoạn 4, trả lời:
+ GV: Vì sao mẹ bảo Cô - li - a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô - li - a ngạc nhiên?
HS: Lúc đầu Cô - li – a ngạc nhiên vì chưa bao giờ Cô - li - a phải giặt quần áo.
+ GV: Vì sao sau đó Cô - li - a vui vẻ làm theo lời mẹ?
HS: Vì nhớ ra đó là những việc đã viết trong bài văn.
* GV: Bài học giúp em hiểu ra điều gì?
4. Luyện đọc lại.
- Giáo viên chọn đọc đoạn 3,4.
- Học sinh luyện đọc (5 phút)
- Thi đọc diễn cảm từng đoạn.
Kể chuyện
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ:
- Học sinh xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự câu truyện, sau đó chọn kể lại 1 đoạn

của câu chuyện bằng lời của em.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong chuyện.
- Học sinh quan sát lần lượt 4 tranh đã đánh số, tự sắp xếp theo trình tự.
- Học sinh phát biểu, cả lớp nhận xét.
- Giáo viên khẳng định trật tự các tranh: 3 – 4 – 2 - 1
b. Kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo lời của em.
- Một học sinh đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu.
- Giáo viên nhắc: Bài tập chỉ yêu cầu các em chọn kể 1 đoạn câu chuyện theo lời
của em (không phải theo lời của Cô - li - a trong truyện).
- Một học sinh kể mẫu 2 - 3 câu
- Từng cặp học sinh tập kể.
- Ba đến bốn học sinh nối tiếp nhau thi kể 1 đoạn bất kỳ.
- Học sinh nhận xét bạn kể:
Lớp bình chọn người kể hay nhất, hấp dẫn nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
- Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện không? Vì sao?
(Học sinh tự liên hệ và trả lời)
- Dặn: Tập kể cả câu chuyện bằng lời của em.
** Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Môn: Đạo đức
Tiết: 6 bài: TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (T2)

Thời gian: 35
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu: Thế nào là tự làm lấy việc của mình. Ich lợi của việc tự làm
lấy việc của mình.
- Học sinh biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động sinh
hoạt ở trường lớp và ở nhà.
- Học sinh có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Liên hệ thực tế.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ:
+ Các em đã từng tự làm lấy việc gì của mình chưa?
+ Các em đã thực hiện việc đó như thế nào?
+ Các em cảm thấy như thế nào khi hoàn thành công việc?
- Gọi 1 số học sinh trình bày trước lớp.
- Giáo viên kết luận, khen những học sinh biết tự làm lấy công việc của mình.
2. Hoạt động 2: Đóng vai.
- Giáo viên đưa ra 2 tình huống, yêu cầu mỗi nhóm xử lý 1 tình huống bằng
đóng vai.
* Tình huống 1: Ơ nhà Hạnh được phân công quét nhà nhưng hôm nay Hạnh
cảm thấy ngại nên nhờ mẹ quét hộ. Nếu em có ở nhà Hạnh lúc đó thì em sẽ
khuyên Hạnh như thế nào?.
* Tình huống 2: Hôm nay, đến phiên Xuân trực nhật lớp. Tú bảo “Nếu cậu
cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi thì tớ sẽ làm thay cậu”. Bạn Xuân nên ứng xử
như thế nào khi đó?
- Các nhóm làm việc (5 phút)
- Gọi các nhóm lên đóng vai giải quyết tình huống.
- Giáo viên kết luận.
+ Cần khuyên Hạnh nên tự quét nhà.
+ Xuân nên tự làm trực nhật và cho bạn mượn đồ chơi.
3. Củng cố dặn dò.

- Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- Dặn: Học sinh thực hành theo nội dung bài.
** Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Thứ……ngày……tháng……năm 201…
Môn: Toán
Tiết: 27 bài: CHIA SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ ( sgk/ 27 )
Thời gian: 40
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số và chia hết ở các lượt
chia.
- Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau.
II. Các hoạt động dạy - học.
1. Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra vở bài tập toán của học sinh.
- Một học sinh chữa bài 4 trên bảng
2. Dạy bài mới.
a. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia: 96 : 3.
- Giáo viên viết phép chia lên bảng, học sinh nhân xét để biết đây là phép chia số có
2 chữ số (96) cho số có 1 chữ số (3).
- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia:
* Đặt tính 96 : 3 Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính vào giấy nháp
* Chia theo thứ tự từ trái sang phải:

+ Học sinh nêu lại các bước thực hiện phép trên.
b. Thực hành:
* Bài 1:
- Gọi học sinh đặt đề, nêu yêu cầu: Tính
- Bốn học sinh làm trên bảng, dưới lớp làm vào vở, hỏi miệng cách làm
48 : 4 84 : 2 66 : 6 36 : 3
- Hướng dẫn chữa bài:
48 4 84 2 66 6 36 3
4 12 8 42 6 11 3 12
08 04 06 06
8 4 6 6
0 0 0 0
* Bài 2: Học sinh tự làm bài (củng cố tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số)
a)
3
1
của 69 kg là 69 : 3 = 23 (kg).
3
1
của 93 lít là 93 : 3 = 31 (lít)

3
1
của 36 m là 36 : 3 = 12 (m)
b)
2
1
của 24 giờ là 24 : 2 = 12 (giờ)
2
1

của 44 ngày là 44 : 2 = 22 (ngày)

2
1
của 48 phút là 48 : 2 = 24 (phút)
* Bài 3:
- Hai học sinh đọc đề, tóm tắt trên bảng.
GV: Bài toán thuộc dạng toán nào?
HS: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Một học sinh làm bài trên bảng, dưới lớp làm vào vở nháp.
- Nhận xét, chữa bài: Số quả cam mẹ biếu bà là:
36 : 3 = 12 (quả)
Đáp án 12 quả cam.
3. Củng cố, dặn dò.
- Học sinh nhắc lại cách chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số
- Giao bài về nhà.
** Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Môn: Chính tả
Tiết: 6 bài: NGHE-VIẾT: BÀI TẬP LÀM VĂN ( sgk/ 48 )
Thời gian: 40
I. Mục tiêu:
- Học sinh nghe - viết chính xác đoạn văn tóm tắt truyện “Bài tập làm văn”.

- Biết viết tên riêng tiếng nước ngoài.
- Làm đúng bài tập phân biệt cặp vần eo/oeo hoặc âm vần dễ lẫn.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Ba học sinh viết bảng lớp 3 từ có vần “oam, oap”
- Lớp viết bảng con: nắm cơm, lắm việc, lơ đãng, gạo nếp.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả.
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Giáo viên đọc thong thả, rõ ràng nội dung bài viết
- Một học sinh đọc lại bài.
- Hướng dẫn chính tả:
- Học sinh tập viết bảng con: Cô - li - a, lúng túng, ngạc nhiên
b. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
c. Giáo viên chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
a/ Bài 1:
- Giáo viên treo bảng phụ, 3 học sinh đọc đề
- Học sinh nêu yêu cầu: Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
- Thi làm bài đúng, nhanh: 3 học sinh
- Chữa bài:
a) khoeo chân b) người lẻo khoẻo c)ngoéo tay
b/ Bài 2:
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Có 2 yêu cầu:
+ Điền vào chỗ trống: s hay x?
+ Đặt dấu hỏi hay ngã trên chữ in đậm?
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Giáo viên hỏi miệng một số học sinh, nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò.

- Giáo viên nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh cố gắng.
- Giao bài tập về nhà.
** Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Môn: Tập viết
Tiết: 6 bài: ÔN CHỮ HOA: D, Đ ( sgk/ 51 )
Thời gian: 40
I. Mục đích, yêu cầu.
- Củng cố cách viết chữ hoa: D, Đ thông qua bài tập ứng dụng
+ Viết tên riêng: “Kim Đồng” bằng cỡ chữ nhỏ”
+ Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra vở tập viết ở nhà của học sinh.
- Viết bảng con: Chu Văn An.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa
- Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài: K, D, Đ.
- Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ hoa.
- Học sinh luyện viết chữ hoa vào bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)

- Học sinh đọc từ ứng dụng: Kim Đồng
- Học sinh tập viết bảng con: Kim Đồng
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Học sinh đọc câu tục ngữ: “Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn”
- Giáo viên giảng nội dung câu tục ngữ : Con người phải chăm lo học hành
mới trưởng thành.
- Học sinh viết bảng con: Dao
3. Hướng dẫn học sinh tập viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu tập viết:
+ Chữ D: 1 dòng, chữ Đ: 1 dòng, chữ K: 1 dòng
+ Tên Kim Đồng: 2 dòng
+ Câu tục ngữ: 5 lần
- Học sinh viết, giáo viên nhắc nhở, uốn nắn cách cầm bút...
4. Chấm, chữa bài
5. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh viết đẹp.
- Giao bài về nhà
** Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Môn: Thủ công
Tiết: 6 bài: GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (T2)
Thời gian: 35
I, Mục tiêu:

- Học sinh biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh đúng quy trình kỹ thuật.
- Học sinh yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán.
III, Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.
Gọi 1 số học sinh nhắc lại cách gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh.
2. Bài mới:
a, Hoạt động 1: Học sinh thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và
lá cớ đỏ sao vàng.
- Học sinh nêu lại các bước gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao
vàng.
- Giáo viên nhấn mạnh các bước gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và treo
tranh quy trình gấp, cắt, dán…
* Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh.
- Cắt hình vuông 8 ô, gấp 4 lần bằng nhau lấy điểm ở giữa
- Mở 1 đường gấp đôi ra, để lại 1 đường gấp đôi
* Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh.
* Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ
sao vàng.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp, cắt, dán.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh làm chưa đúng, còn lúng túng.
b, Hoạt động 2: Đánh giá, nhận xét.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày và đánh giá nhận xét những sản
phẩm thực hành.
- Giáo viên tuyên dương học sinh có sản phẩm đẹp.
* Dặn dò: Chuẩn bị gấp, cắt, dán bông hoa.
** Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................

......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Thứ……ngày……tháng……năm 201…
Môn: Toán
Tiết: 28 bài: Luyện tập ( sgk/ 28 )
Thời gian: 40
I. Mục tiêu:
- Củng cố các kỹ năng thực hiện phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết ở các
lượt chia); tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
- Tự giải bài toán tìm 1 trong các thành phần bằng nhau của 1 số.
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi hai học sinh chữa bài 2,3.
- Giáo viên kiểm tra vở bài tập toán của học sinh
B. Dạy bài mới
- Giáo viên hướng dẫn tổ chức cho học sinh làm bài rồi chữa bài
1. Bài 1:
- Học sinh nêu yêu cầu và làm bài, rồi nhận xét, chữa bài
- Lưu ý phần b (dựa vào các bảng chia đã học)
a. Đặt tính rồi tính:
- Gọi 4 học sinh làm bài trên bảng, dưới lớp nháp.
48 2 84 4 55 5 96 3
4 24 8 21 5 11 9 32
08 04 05 06
8 4 5 6
0 0 0 0
b Tính theo mẫu:
42 6

42 7
0
54 6 48 6 35 5 27 3
54 9 48 8 35 7 27 9
0 0 0 0
2. Bài 2:
- Cho học sinh đọc đề, nêu yêu cầu.
- Gọi 4 học sinh làm trên bảng, dưới lớp làm vào vở nháp.
- Chữa bài, củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
. Bài 3:
- Gọi 2 học sinh đọc đề bài, 1 học sinh tóm tắt trên bảng
- Một học sinh làm bài trên bảng, dưới lớp làm vào vở
- Chữa bài:
Số trang My đã đọc được là:
84 : 2 = 42 (trang)
Đáp số 42 trang
4. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên chốt kiến thực vừa luyện tập.
- Giao bài tập về nhà
** Rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Môn: Tập đọc
Tiết: 18 bài: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC ( sgk/ 51 )
Thời gian: 40
I. Mục tiêu:

1/ Chú ý các từ ngữ: nhớ lại, hằng năm, nao nức, tựu trường, nảy nở.
2/ Hiểu các từ ngữ mới và nội dung bài: Bài văn là những hồi tưởng đẹp đẽ của nhà
văn Thanh Tịnh về buổi đầu đến trường.
3/ Học thuộc lòng 1 đoạn văn.
III. Các hoạt động dạy-học.
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc bài “Bài tập làm văn” và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
B. Dạy bài mới.
1. Luyện đọc.
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc nối tiếp câu. Luyện đọc từ mục I
* Đọc nối tiếp đoạn trước lớp (3 đoạn)
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc câu dài:
- Kết hợp giải nghĩa từ mới.
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
*Ba nhóm nối tiếp nhau đọc 3 đoạn
Một học sinh đọc lại toàn bài.
2. Tìm hiểu bài
- Đọc thầm đoạn 1, trả lời:
GV: Điều gì khiến tác giả nhớ những kỷ niệm của buổi tựu trường?
HS: Điều khiến tác giả nhớ những kỉ niệm buổi tựu trường vì lá ngoài đường rụng
nhiều vào cuối thu làm tác giả nao nức nhớ đến những cảm giác mơn man của buổi
tựu trường.
- Đọc thầm đoạn 2, trả lời:
GV: Trong ngày đến trường đầu tiên, vì sao tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi
lớn?
HS: Tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn vì tác giả là cậu bé lần đầu trở thành
học trò được mẹ đưa đến trường, thấy mọi vật xung quanh cũng thay đổi vì mình đã
đi học.

- Đọc thầm đoạn 3, trả lời:
GV: Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu
trường?
HS: Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ như con chim
nhìn trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e lệ.
3. Học thuộc lòng.
- Giáo viên chọn một đoạn văn (ghi bảng phụ): Luyện đọc đoạn 2.
- Hướng dẫn học sinh đọc với giọng hồi tưởng.
- Gọi 3 - 4 học sinh đọc đoạn văn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×