BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-----
Phan Thị Bảo Quyên
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SỬ DỤNG THÀNH CÔNG HỆ
THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
CHO CÁC CHUYÊN GIA KẾ TOÁN
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 9340301
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
TP. HCM, năm 2020
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Võ Văn Nhị
TS. Nguyễn Thị Kim Cúc
Phản biện 1: ................................................................................................
Phản biện 2: ................................................................................................
Phản biện 3: ................................................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:
.....................................................................................................................
Vào lúc __ giờ __ ngày __ tháng __ năm __
Có thể tìm hiêu luận án tại thư viện:
.....................................................................................................................
TÓM TẮT
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là phầm mềm thương mại
tự động hóa và tích hợp nhiều hoặc hầu hết các quy trình kinh doanh của đơn
vị. Nó cho phép truy cập dữ liệu tích hợp toàn doanh nghiệp theo thời gian thực
(Davenport, 1998). Do đó, hệ thống ERP dự kiến sẽ làm tăng năng suất thông
qua việc tiêu chuẩn hóa quy trình, hoặc cải thiện khả năng ra quyết định thông
qua việc tích hợp thông tin toàn doanh nghiệp, hoặc tăng cường hợp tác giữa
các doanh nghiệp bằng cách kết nối với họ một cách dễ dàng, và quan trọng
nhất là giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh (Davenport, 1998). Những
lợi ích này lý giải tại sao hệ thống ERP được sử dụng ngày càng phổ biến ở các
doanh nghiệp. Ví dụ, 500 tập đoàn lớn nhất nước Mỹ theo tạp chí Fortune đang
tin tưởng hệ thống ERP1 và đây cũng là giải pháp mà các doanh nghiệp có quy
mô lớn ở Việt Nam lựa chọn sử dụng ngày càng nhiều2.
Tuy nhiên, thay vì đạt được những lợi ích ấn tượng từ hệ thống ERP, một số
doanh nghiệp đã đối mặt với nhiều khó khăn khi triển khai hệ thống. Do đó,
một trong những câu hỏi được đặt ra đầu tiên là liệu rằng các khoản đầu tư vào
hệ thống ERP sẽ được bù đắp? (Markus và Tanis, 2000). Một số nghiên cứu
cấp tổ chức đã được thực hiện (M. C. Anderson, Banker, & Ravindran, 2003;
Hitt, Wu, & Zhou, 2002), và đưa ra câu trả lời là có (tỷ lệ trên trung bình). Tuy
nhiên, những tác động khi triển khai hệ thống ERP là khác nhau giữa các doanh
nghiệp, thậm chí giữa các phần hành (Nicolaou, 2004a), trong đó các phần hành
liên quan đến kế toán là nơi thường bị ảnh hưởng nhiều. Kanellou and Spathis
(2013) xem xét các nghiên cứu trước đây và kết luận rằng việc triển khai hệ
thống ERP có tác động đáng kể đến bộ phận kế toán của các doanh nghiệp. Do
đó, các câu hỏi tiếp theo đứng từ góc độ nhà quản lý có thể là: làm thế nào tôi
có thể tối đa hóa những tác động tích cực của hệ thống ERP đến bộ phận kế
toán? Có cách nào để dự đoán mức độ của những tác động này lên các chuyên
gia kế toán trong việc đạt được mục tiêu nâng cao hiệu suất của doanh nghiệp?
1
Thông tin này trích dẫn từ trang web: />2
Thông tin này trích dẫn từ Báo cáo chỉ tiêu thương mại điện tử Việt Nam năm 2018.
Để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên, nghiên cứu sinh dựa trên mô hình
thành công hệ thống thông tin (HTTT) D&M (DeLone & McLean, 1992), lý
thuyết tiếp tục HTTT (Bhattacherjee, 2001) và nguyên tắc "sự phù hợp cho việc
sử dụng" (J. M. Juran, 1988) phát triển mô hình thành công hệ thống ERP cho
các chuyên gia kế toán, qua đó, làm tăng năng suất làm việc của họ, từ đó cải
thiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả luận án chỉ ra rằng hiệu suất
hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi mức độ sử dụng hữu hiệu hệ
thống ERP của các chuyên gia kế toán trong giai đoạn triển khai và hậu triển
khai hệ thống.
Luận án này có những đóng góp tiên phong về mặt lý thuyết và thực tiễn thông
qua việc hình thành và kiểm định mô hình thành công hệ thống ERP chỉ dành
cho các chuyên gia kế toán. Cụ thể hơn, nó cung cấp bằng chứng thực nghiệm
về chuỗi giá trị kế toán của Hunton(2002). Thêm vào đó, nó phát hiện và chứng
minh rằng sử dụng hữu hiệu là khái niệm sử dụng hệ thống thích hợp nhất từ
trước đến nay. Hơn nữa, luận án đã nỗ lực điều tra các kết quả có thể thu được
từ lợi ích kế toán nhận được từ hệ thống ERP, điều mà các nghiên cứu trước
chưa làm rõ. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, luận án cung cấp
các hàm ý giá trị cho nhà quản lý về cách họ có thể quản lý thành công bộ phận
kế toán cũng như các chuyên gia kế toán trong nỗ lực tối đa hóa tác động tích
cực của hệ thống ERP lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp, điều mà đến giờ
vẫn chưa tìm ra câu trả lời.
Từ khóa: Mô hình thành công ERP, chuyên gia kế toán, nhận thức về lợi ích kế
toán, sử dụng hệ thống, nguyên tắc "sự phù hợp cho việc sử dụng"
1
CHƯƠNG 1
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu
Chương này mô tả tổng quan toàn bộ nghiên cứu.
1.2 Nền tảng nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh hệ thống ERP đã là một trong các
ứng dụng quản trị doanh nghiệp phổ biến nhất ở các doanh nghiệp trên thế giới và
bắt đầu được sử dụng ngày càng nhiều ở Việt Nam.
1.3 Động cơ nghiên cứu
1.3.1 Động cơ nghiên cứu 1 - Nghiên cứu về hệ thống ERP
Huang and Yasuda (2016) kết luận các yếu tố thành công (CSF) là một trong
những chủ đề được quan tâm nhiều nhất về ERP. Nghiên cứu về CSF thường đề
cập đến một số khía cạnh. Trong đa số trường hợp, nghiên cứu về CSF điển
hình đã tìm ra một tập hợp các yếu tố quan trọng chi phối việc triển khai thành
công hệ thống ERP. Tuy nhiên, một số ít nhà nghiên cứu quan tâm đến việc
phát triển các mô hình thành công hệ thống ERP. Finney và Corbett (2007)
nhận xét rằng hầu hết các nghiên cứu ERP CSF gần đây thường được tiếp cận ở
góc độ vĩ mô hoặc từ quan điểm của các nhà quản lý cấp cao, nhận thức của
từng đối tượng cụ thể thường bị bỏ qua. Do đó, nhu cầu phát triển một mô hình
đo lường thành công hệ thống ERP từ nhận thức của các bên liên quan được
hình thành.
1.3.2 Động cơ nghiên cứu 2 – Nghiên cứu về kế toán hành vi (BAR)
Nghiên cứu về kế toán hành vi được định nghĩa là nghiên cứu về hành vi của
các chuyên gia kế toán hoặc phi kế toán bị ảnh hưởng bởi chức năng kế toán, hệ
thống sổ sách và thông tin kế toán (Hofstedt & Kinard, 1970).
Luận án này tập trung vào việc "nghiên cứu về kế toán viên" do sự quan tâm
ngày càng nhiều của cộng đồng nghiên cứu về BAR, mối quan hệ ngày càng đan
xen phức tạp giữa kế toán viên và hệ thống ERP, và những đóng góp giá trị của
kế toán viên ở các doanh nghiệp sử dụng HTTT.
1.3.3 Kết hợp giữa nghiên cứu về hệ thống ERP và BAR
Do những lợi ích kế toán mà nó đem lại, hệ thống ERP đòi hỏi các chuyên gia
kế toán thay đổi vai trò để đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp, cụ thể, báo
cáo các chỉ số phi tài chính, kiểm toán HTTT, triển khai các kiểm soát quản trị
2
trong HTTT và cung cấp các dịch vụ tư vấn quản lý (Grabski et al., 2011). Do
đó, luận án này sẽ kết hợp giữa nghiên cứu ERP và BAR, và chủ đề nghiên cứu
được hình thành. Đó là phát triển mô hình sủ dụng thành công hệ thống ERP
của các chuyên gia kế toán (gọi tắt là mô hình ESMAP).
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính là phát triển và kiểm định mô hình sử dụng thành công hệ thống
ERP của các chuyên gia kế toán ở cấp độ doanh nghiệp.
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu trọng tâm của luận án là "làm thể nào để thiết kế mô hình
ESMAP để cải thiện hiệu suất làm việc của các chuyên gia kế toán, từ đó nâng
cao kết quả hoạt động doanh nghiệp?" Hai câu hỏi nghiên cứu được trích ra từ
câu hỏi nghiên cứu trọng tâm lần lượt là: "làm thể nào để hình thành mô hình
ESMAP để cải thiện hiệu suất làm việc của các chuyên gia kế toán, từ đó nâng
cao kết quả hoạt động doanh nghiệp?" và "làm thế nào để kiểm định mô hình
ESMAP?"
1.6 Hàm ý
Từ góc độ lý thuyết, luận án này có ý nghĩa và giá trị. Đầu tiên, mô hình
ESMAP cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về chuỗi giá trị kế toán của
Hunton (2002). Thứ hai, nghiên cứu này chỉ tập trung vào quan điểm của các
chuyên gia kế toán. Thứ ba, khái niệm lợi ích kế toán nhận được lần đầu tiên
được kiểm định trong một mô hình phức tạp như mô hình ESMAP. Cuối cùng,
mô hình ESMAP tập trung vào giai đoạn hậu triển khai sẽ bổ sung thêm những
hiểu biết sâu sắc về nghiên cứu hệ thống ERP giai đoạn hậu triển khai (Grabski
et al., 2011).
Nghiên cứu này cũng có những đóng góp quan trọng về mặt thực tiễn. Mô hình
ESMAP rất quý giá vì nó hướng dẫn các chuyên gia kế toán cách làm việc hiệu
quả trong môi trường ERP. Hơn nữa, cũng là quan trọng nhất, mô hình ESMAP
hướng dẫn nhà quản lý cách dự đoán, đánh giá và cải thiện kết quả làm việc của
các chuyên gia kế toán để nâng cao hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp họ.
Cuối cùng, các doanh nghiệp sẽ thu được kết quả tốt một khi những lợi ích các
nhân được tác động một cách tích cực.
1.7 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng mô hình nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu này được
3
chia thành hai nhóm: (1) hình thành mô hình ESMAP, và (2) kiểm định mô
hình ESMAP. Để giải quyết hai vấn đề này, đầu tiên, luận án xem xét các tài
liệu liên quan, tìm ra các lý thuyết nền phù hợp để hình thành nên mô hình
ESMAP với chín giả thuyết và xác định định nghĩa của các biến trong mô hình.
Tiếp theo, dữ liệu khảo sát thực nghiệm được thu thập từ một mẫu dự kiến 300
doanh nghiệp ở Việt Nam đang sử dụng hệ thống ERP ít nhất một năm. Thang
đo của các biến trong mô hình ESMAP và việc kiểm định các thang đo này
được tiến hành tiếp theo nhờ vào phần mềm SPSS 24.0 và AMOS 20.0. Cuối
cùng, mô hình ESMAP được kiểm định thông qua kỹ thuật phân tích PLS-SEM
với sự trợ giúp của phần mềm Smart PLS 3.2.7.
1.8 Phạm vi nghiên cứu
Luận án được thực hiện ở Việt Nam. Thuật ngữ 'thành công của hệ thống ERP'
trong nghiên cứu này đề cập đến cách sử dụng hệ thống ERP để cải thiện hiệu
quả hoạt động ở các doanh nghiệp đã triển khai. Nghiên cứu xem xét không
giới hạn các gói hệ thống ERP khác nhau bởi vì sự đa dạng các loại hệ thống, ở
mức độ nào đó, có thể làm tăng tính khái quát liên quan đến các gói hệ thống
ERP của luận án này. Đơn vị phân tích của luận án là cấp tổ chức.
1.9 Kết cấu luận án
Hình 1.1: Quy trình thiết kế mô hình ESMAP
1.10 Kết luận chương
-----------------------------CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu
Chương hai giới thiệu cơ bản về hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp,
4
xem xét các mô hình sử dụng thành công hệ thống ERP hiện có, tìm ra các biến
phù hợp kết nối giữa hệ thống ERP và kế toán viên.
2.2 Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
2.2.1 Định nghĩa ERP
Dựa trên các cách tiếp cận khác nhau, ERP là gói phần mềm doanh nghiệp phức
tạp được thiết kế để tích hợp các quy trình và chức năng kinh doanh thông qua
việc sử dụng chung một cơ sở dữ liệu giúp cho phép chia sẽ dữ liệu và thông tin
chung theo thời gian thực.
2.2.2 Sự phát triển của hệ thống ERP
2.2.3 Ưu và nhược điểm của hệ thống ERP
Ưu điểm của hệ thống ERP gồm khả năng truy cập đáng tin cậy, tránh trùng lặp
dữ liệu, luân chuyển và giảm thời gian quay vòng, tối thiểu chi phí, linh hoạt,
nhiều khả năng mở rộng hơn, bảo trì dài hạn được cải tiến và tích cực, liên kết với
các bên trên quy mô toàn cầu, và tăng cường thương mại điện tử, kinh doanh điện
tử (Mohammad A. Rashid et al., 2002).
Nhược điểm tiêu tốn nhiều thời gian để triển khai hệ thống, giá thành đắt đỏ, ràng
buộc phải có sự phù hợp giữa hệ thống ERP và quy trình kinh doanh của doanh
nghiệp, phụ thuộc vào nhà cung cấp ERP, hệ thống nhiều tính năng và bản chất
phức tạp của nó, khả năng mở rộng toàn cầu, và khả năng mở rộng của hệ thống
ERP (Mohammad A. Rashid et al., 2002).
2.2.4 Vòng đời sử dụng của hệ thống ERP
Luận án chọn cách tiếp cận của Change et al. (2000) để chia vòng đời sử dụng
hệ thống ERP thành ba nhóm: tiền triển khai, triển khai, hậu triển khai.
2.3 Các mô hình thành công hệ thống ERP
2.3.1 Thách thức trong việc đo lường thành công hệ thống ERP
Trong luận án này, ngoại trừ nỗ lực phản ánh bản chất phức tạp của hệ thống
ERP, việc đo lường thành công vô hình của hệ thống ERP được chú trọng hơn
là những lợi ich hữu hình.
5
2.3.2 Tổng kết các mô hình thành công hệ thống ERP từ 1990 đến nay
Mặc dù lịch sử phát triển hệ thống ERP đã kéo dài gần ba thập kỷ, số lượng
những nghiên cứu này, theo tác giả, tính đến nay chỉ dừng ở 11 nghiên cứu.
Điểm chung của hầu hết các mô hình này là đều đo lường sự thành công hệ
thống ERP qua chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin và sự hài lòng của
người dùng. Dựa trên phân tích này, mô hình thành công HTTT D&M (1992)
có thể được xem như lý thuyết nền tảng của hầu hết các mô hình ESMs hiện có.
Luận án sẽ sử dụng mô hình thành công HTTT D&M (1992) như là khuôn mẫu
lý thuyết nền tảng khi phát triển mô hình ESMAP.
2.3.3 Các vấn đề tồn tại ở các mô hình ESM hiện có
Các vấn đề tồn tại ở các mô hình ESM hiện có gồm thiếu các nghiên cứu đánh
giá thành công hệ thống giai đoạn hậu triển khai, xem xét sự phù hợp của các
biến được nhúng thêm vào mô hình ESM được chọn, sự cần thiết của biến sử
dụng hệ thống trong mô hình ESM, tính đầy đủ của mô hình thành công HTTT
D&M, sự phù hợp giữa các thang đo và đặc điểm của hệ thống ERP hiện đại,
nhu cầu tìm hiểu quan điểm của một đối tác liên quan cụ thể (các chuyên gia kế
toán), nhu cầu kết hợp mô hình thành công HTTT D&M với các lý thuyết nền
phù hợp, và khuyến nghị về việc kiểm định thực nghiệm mô hình thành công
ERP.
2.3.4 Sự khác biệt giữa luận án và 11 mô hình sử dụng thành công hệ thống
ERP (ESM) trước đây
Nghiên cứu này có giá trị và đáng giá vì nó giải quyết tất cả các vấn đề đang
tồn tại ở các nghiên cứu mô hình ESM trước đây.
2.3.5 Xem xét các nghiên cứu thành công hệ thống ERP ở Việt Nam
Luận án này hướng đến việc phát triển mô hình sử dụng thành công hệ thống
ERP của các chuyên gia kế toán để hướng dẫn họ cách làm việc ngày càng có
năng suất, từ đó góp phần nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó,
rõ ràng ý tưởng nghiên cứu này hoàn toàn khác biệt tất cả bốn nghiên cứu liên
quan đến hệ thống ERP đã thực hiện ở Việt Nam (Hiền & Trung, 2014; Thanh,
2015; Thọ, 2013; Thông, 2017). Do đó, nghiên cứu này là duy nhất tại Việt
Nam.
6
2.4 Biến phù hợp giúp kết nối giữa mô hình ESM và kế toán
Thông qua tổng quan nghiên cứu mở rộng, tác giả tìm thấy biến lợi ích kế toán
nhận được từ hệ thống ERP khá phù hợp. Tác giả chọn khái niệm và thang đo
về lợi ích kế toán nhận được từ hệ thống ERP của Kanellou and Spathis (2013)
vì biến này đã được kiểm định bằng cách đánh giá mối quan hệ giữa nó và sự
hài lòng của người dùng hệ thống.
2.5 Kết luận chương
-----------------------------CHƯƠNG 3
KHUÔN MẪU NGHIÊN CỨU
CÁC KHÁI NIỆM VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu
Chương này bao gồm hai bước cuối của giai đoạn một quá trình thiết kế mô
hình ESMAP, được trình bày ở Mục 1.9.
3.2 Các lý thuyết được sử dụng trong mô hình ESMAP
3.2.1 Mô hình thành công HTTT D&M (DeLone & McLean, 1992)
Nghiên cứu này chọn mô hình thành công HTTT D&M (1992) là mô hình căn
bản của ESMAP.
3.2.2 Lý thuyết tiếp tục HTTT (Bhattacherjee, 2001)
Lý thuyết tiếp tục HTTT được chọn vì làm sáng tỏ mối quan hệ giữa chất lượng
hệ thống, chất lượng thông tin, lợi ích kế toán nhận được và sự hài lòng của
người dùng.
3.2.3 Nguyên tắc "sự phù hợp cho việc sử dụng" (J. M. Juran, 1988)
Theo nguyên tắc "sự phù hợp cho việc sử dụng", tác giả giả định rằng mô hình
ESMAP hướng đến việc đảm bảo chất lượng hệ thống ERP để có thể tối đa hóa
các "lợi ích kinh tế" của hệ thống ERP. Với giả định này, các chuyên gia kế toán
("ai") dựa vào chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, lợi ích kế toán nhận
được ("cái gì" có sẵn), khai thác hệ thống ERP một cách hữu hiệu (yếu tố "cách
thức" đề cập đến việc sử dụng hệ thống và sự hài lòng - cảm giảc của người
dùng khi sử dụng hệ thống ERP) để đạt được "các lợi ích kinh tế", bao gồm kết
quả công việc của các chuyên gia kế toán được cải thiện (tác động của hệ thống
ERP lên chuyên gia kế toán) và kết quả hoạt động của doanh nghiệp được nâng
cao (tác động của hệ thống ERP lên doanh nghiệp), điều mà các chuyên gia kế
7
toán đều kỳ vọng khi sử dụng hệ thống ERP. Do đó, trong khi chất lượng hệ
thống, chất lượng thông tin, và lợi ích kế toán nhận được đóng vai trò các tiền tố
của sử dụng hệ thống và sự hài lòng, kết quả công việc của kế toán viên và kết
quả hoạt động của doanh nghiệp là đầu ra của sử dụng hệ thống và sự hài lòng.
3.2.4 Cách thức kết hợp ba lý thuyết để hình thành mô hình ESMAP
Dựa trên mô hình thành công HTTT D&M, lý thuyết tiếp tục HTTT được áp
dụng và điều chỉnh để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa chất lượng hệ thống, chất
lượng thông tin và lợi ích kế toán nhận được theo thứ tự với việc sử dụng hệ
thống cũng như là với sự hài lòng của người dùng. Tiếp đó, nguyên tắc "sự phù
hợp cho việc sử dụng" được vận dụng để kết nối sự xuất hiện của tất cả biến
trong mô hình ESMAP.
3.3 Mô hình ESMAP, các khái niệm và giả thuyết nghiên cứu
3.3.1 Mô hình ESMAP
Hình 3.1: Mô hình ESMAP
3.3.2 Mối quan hệ giữa các biến ở tác động cấp độ doanh nghiệp
3.3.2.1 Kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp được mô tả như "lợi ích mà doanh nghiệp
nhận được từ hệ thống ERP, thường được đo bằng mức độ dịch vụ khách hàng,
quá trình ra quyết định, ... được cải thiện (Princely Ifinedo et al., 2010, p.
1140)".
3.3.2.2 Kết quả công việc của kế toán
Theo Hsu et al. (2015), nghiên cứu này định nghĩa kết quả công việc của kế
toán như nhận thức của các chuyên gia kế toán về tầm quan trọng và sự hữu ích
của hệ thống ERP mà tác động đến khả năng và hiệu quả của họ.
H1. Kết quả công việc của kế toán có tác động tích cực đến kết quả hoạt động
của doanh nghiệp.
8
3.3.2.3 Sử dụng hệ thống
Theo Deng et al. (2004), sử dụng hệ thống trong nghiên cứu này được hiểu là
cách thức một hệ thống ERP được sử dụng một cách hữu hiệu cho các chức
năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp như giải quyết vấn đề/ ra quyết định,
hợp tác làm việc và làm việc nhóm.
H2. Sử dụng hữu hiệu có tác động tích cực đến kết quả công việc của kế toán
3.3.2.4 Sự hài lòng
Theo Hsu et al. (2015), sự hài lòng trong nghiên cứu này là "mức độ mà các
chuyên gia kế toán nhận thấy sự phù hợp giữa yêu cầu của họ và chức năng của
hệ thống ERP".
H3. Sự hài lòng có tác động tích cực đến kết quả làm việc của kế toán
3.3.3 Các chất lượng và lợi ích nhận được; và các tác động cấp độ doanh nghiệp
3.3.3.1 Chất lượng hệ thống
Hsu et al. (2015) cho rằng chất lượng hệ thống là đặc điểm hiệu suất của hệ
thống ERP liên quan đến chất lượng về hệ thống và chất lượng về nhiệm vụ.
H4a. Chất lượng hệ thống có tác động tích cực lên việc sử dụng hữu hiệu
H4b. Chất lượng hệ thống có tác động tích cực lên sự hài lòng của người dùng
hệ thống.
3.3.3.2 Chất lượng thông tin
Hsu et al. (2015) cho rằng chất lượng thông tin là các đặc tính đầu ra được cung
cấp bởi hệ thống ERP theo ngữ cảnh và chất lượng đại diện.
H5a. Chất lượng thông tin có tác động tích cực lên việc sử dụng hữu hiệu
H5b. Chất lượng thông tin có tác động tích cực lên sự hài lòng của người dùng
hệ thống.
3.3.3.3. Lợi ích kế toán nhận được
Theo Kanellou and Spathis (2013), lợi ích kế toán nhận được trong nghiên cứu
này được định nghĩa là các đặc tính kết quả công việc liên quan đến kế toán của
hệ thống ERP theo năm khía cạnh như lợi ích kế toán công nghệ thông tin, lơi
ích kế toán hoạt động (về thời gian), lợi ích kế toán doanh nghiệp, lợi ích kế
toán quản trị, và lợi ích kế toán hoạt động (chi phí).
H6a. Lợi ích kế toán nhận được có tác động tích cực đến việc sử dụng hữu hiệu
hệ thống ERP.
9
H6b. Lợi ích kế toán nhận được có tác động tích cực đến sự hài lòng của người
dùng.
3.4 Tổng kết chương
-----------------------------CHƯƠNG 4
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
4.1 Giới thiệu
Chương này giúp giải thích và làm rõ phương pháp luận được sử dụng để giải
quyết câu hỏi nghiên cứu thứ hai, "làm sao để kiểm định mô hình ESMAP?"
4.2 Cách tiếp cận nghiên cứu
4.2.1 Bản chất của hiện tượng đang được nghiên cứu
Nghiên cứu này phù hợp với phương pháp diễn giải và nghiên cứu thực nghiệm
4.2.2 Lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu
phương pháp định lượng được sử dụng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu trọng
tâm: "làm cách nào để mô hình ESMAP được thiết kế để cải thiện kết quả làm
việc của kế toán, từ đó nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp?"
4.3 Thế giới quan triết học
John W Creswell (2009) đề xuất rằng chủ nghĩa thực chứng là mô hình nghiên
cứu thích hợp để phát triển và kiểm định mô hình sử dụng dữ liệu thực nghiệm.
4.4 Thiết kế nghiên cứu
4.4.1 Chọn lựa loại phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát kết hợp kỹ thuật bảng câu hỏi là phù hợp.
4.4.2 Phương thời gian
Đây là nghiên cứu theo chiều dọc vì nó đại diện cho các sự kiện diễn ra trong
một khoảng thời gian nhất định(Saunders et al., 2003).
4.5 Phương pháp nghiên cứu
Mục này để lý giải cách thức quy trình nghiên cứu khảo sát được thực hiện theo
từng bước, cụ thể:
Thiết kế khái niệm (Mục 4.5.1)
Thiết kế mẫu (Mục 4.5.2)
Thu thập dữ liệu (Mục 4.5.3)
Chuẩn bị dữ liệu (Mục 5.2)
Đánh giá độ tin cậy và giá trị của từng biến riêng lẽ (Mục 5.3)
10
Đánh giá mô hình đo lường của tất cả các biến trong mô hình ESMAP
(Mục 5.4)
Đánh giá mô hình cấu trúc của mô hình ESMAP (Mục 5.4)
Thảo luận về các kết quả nghiên cứu về mô hình ESMAP (Chương 6)
Làm sáng tỏ các đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn của mô hình
ESMAP (Mục 7.3)
4.5.1 Thiết kế khái niệm
4.5.1.1 Lựa chọn thang đo cho các biến
Biến
Chất lượng
hệ thống
Chất lượng
thông tin
Lợi ích kế
toán nhận
được
Sử dụng
hữu hiệu hệ
thống
Sự hài lòng
Kết quả
công việc
của kế toán
Kết quả
hoạt động
của doanh
nghiệp
Bảng 4.1: Khái quát hóa và định lượng hóa các biến
Khái niệm
Thang đo
Đặc điểm hiệu suất của hệ thống ERP liên quan đến chất
Chất lượng hệ thống được đo bằng
lượng về hệ thống và chất lượng về nhiệm vụ (Hsu et al, 2015) 8 items của Hsu et al. (2015)
Các đặc tính đầu ra được cung cấp bởi hệ thống ERP theo ngữ
Chất lượng thông tin được đo bằng
cảnh và chất lượng đại diện (Hsu et al, 2015)
thang đo 5 items theo đề xuất của
Hsu et al. (2015)
Các đặc tính kết quả công việc liên quan đến kế toán của hệ Lợi ích kế toán nhận được được
thống ERP theo năm khía cạnh như lợi ích kế toán công nghệ phát triển bởi Kanellou and Spathis
thông tin, lơi ích kế toán hoạt động (về thời gian), lợi ích kế (2013) gồm 5 thành phần và 18
toán doanh nghiệp, lợi ích kế toán quản trị, và lợi ích kế toán items.
hoạt động (chi phí) (Kanellou & Spathis, 2013)
Cách thức một hệ thống ERP được sử dụng một cách hữu hiệu
Nghiên cứu sử dụng 11 items của
cho các chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp như
Deng et al. (2004) được nhóm thành
giải quyết vấn đề/ ra quyết định, hợp tác làm việc và làm việc
4 thành phần.
nhóm. (Adapted from Deng et al. (2004), William J Doll and
Torkzadeh (1998))
Mức độ mà người dùng nhận thấy sự phù hợp giữa yêu cầu
Thang đo sự hài lòng của Hsu et al.
của họ với chức năng của hệ thống ERP (Hsu et al, 2015)
(2015) với 4 items.
Nhận thức của các chuyên gia kế toán về tầm quan trọng và sự Thang đo 4 items của Hsu et al.
hữu ích của hệ thống ERP mà tác động đến khả năng và hiệu (2015) và Gable et al. (2008) được
quả của họ (Hsu et al, 2015)
dùng để đo kết quả công việc của kế
toán
Lợi ích mà doanh nghiệp nhận được từ hệ thống ERP, thường
Thang đo kết quả hoạt động của
được đo bằng mức độ dịch vụ khách hàng, quá trình ra quyết
doanh nghiệp được kế thừa từ
định, ... được cải thiện (Princely Ifinedo et al, 2010)
Princely Ifinedo et al. (2010).
4.5.1.2 Xác định biến nguyên nhân và biến kết quả
Theo Jarvis et al.’s (2003), Chất lượng hệ thống và chất lượng thông tin được
mô hình hóa như biến bậc hai nguyên nhân-kết quả. Lợi ích kế toán nhận được
là biến bậc hai kết quả-kết quả. Sử dụng hữu hiệu hệ thống ERP được khái niệm
như biến bậc hai kết quả-kết quả. Sự hài lòng của người dùng, kết quả công
việc của kế toán và kết quả hoạt động của doanh nghiệp được mô hình hóa như
các biến kết quả.
11
4.5.1.3 Đảm bảo giá trị nội dung của các biến
Dựa trên thang đo các biến, bảng câu hỏi sơ bộ được hình thành. Nghiên cứu
này sẽ sử dụng hội đồng chuyên gia để cải thiện độ tin cậy của các khái niệm.
Dựa trên phản hồi của hội đồng chuyên gia, hai điều chỉnh được thực hiện.
Nghiên cứu sử dụng quy trình dịch Brislin để dịch bảng câu hỏi sang tiếng Việt
nhằm đảm bảo sự nhất quán về ý nghĩa giữa bảng câu hỏi gốc và phiên bản
tiếng Việt. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện để điều chỉnh bảng câu hỏi lần
cuối. Trước khi thu thập dữ liệu, nghiên cứu này xem xét một số vấn đề sai lệch
có thể xảy ra như sai lệch phản hồi và không phản hồi, và sai lệch do phương
pháp (CMB), từ đó đề xuất một số giải pháp để kiểm soát liên quan đến việc
thiết kế bảng câu hỏi và cách thu thập dữ liệu để giảm thiểu những vấn đề sai
lệch này.
4.5.2 Thiết kế mẫu
Nghiên cứu được thực hiện ở Việt Nam. Các doanh nghiệp khảo sát là các
doanh nghiệp ở Việt Nam đang sử dụng hệ thống ERP ít nhất một năm. Đối
tượng lấy thông tin là giám đốc tài chính, kế toán trưởng, kiểm soát nội bộ,
kiểm toán nội bộ và kế toán quản trị, những người đang làm việc ở các đoang
nghiệp đã triển khai hệ thống ERP ít nhất một năm, có ít nhất hai năm kinh
nghiệm làm việc ở vị trí hiện tại. Dựa trên cỡ mẫu tối thiểu của từng phương
pháp thống kê, cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu này được tính toán là 90. Mẫu
được thu thập theo kỹ thuận lấy mẫu snowball.
4.5.3 Thu thập dữ liệu
Email với liên kết khảo sát được gửi đến 5110 danh sách địa chỉ email tiềm
năng. Sau sáu vòng thu thập dữ liệu, chỉ 136/569 phản hồi là hợp lệ.
4.6 Cân nhắc về đạo đức nghiên cứu
Ngày nay, đạo đức nghiên cứu là một vấn đề cần được chú ý nhiều hơn, đặc
biệt khi các nhà nghiên cứu tiến hành bất kỳ nghiên cứu về doanh nghiệp.
4.7 Kết luận chương
-----------------------------CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
5.1 Giới thiệu chương
Chương này được chia thành ba bước một cách có hệ thống, gồm chuẩn bị dữ
12
liệu, chuẩn bị thang đo nghiên cứu, và kiểm định mô hình ESMAP.
5.2 Bưới 1: Chuẩn bị dữ liệu
5.2.1 Làm sạch dữ liệu
Sau khi làm sạch dữ liệu, 433/569 trường hợp không phù hợp với các tiêu chí
trên đã bị xóa bỏ. 136 phản hồi còn lại được tiếp tục sử dụng để phân tích.
5.2.2 Kiểm tra trường hợp gian lận
Trường hợp gian lận xảy ra khi người trả lời chọn cùng một đáp án cho toàn bộ
các câu hỏi trên màn hình. Theo đó, tác giả phát hiện ra rằng không có trường
hợp gian lận ở 136 phản hồi còn lại.
5.2.3 Kiểm tra trường hợp ngoại lệ
Nghiên cứu này sử dụng phân tích Stem và Leaf trên SPSS với phương pháp đa
biến để xác định các trường hợp ngoại lệ. Theo đó, nghiên cứu này cần loại trừ
16 trường hợp ngoại lệ.
5.2.4 Các kiểm tra sai lệch
Để chắc chắn có thể khái quá kết quả nghiên cứu từ mẫu đến dân số; sai lệch
khi phản hồi và sai lệch do phương pháp nên được tiến hành.
5.2.5 Kết luận Mục
5.3 Bước 2: Chuẩn bị các thang đo nghiên cứu
5.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Tính ổn định nội bộ được dùng để đánh giá độ tin cậy thông qua hai chỉ số
thống kê: (1) hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh và (2) Cronbach’s alpha.
Tất cả giá trị hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh của mỗi thang đo của từng
biến đều lớn hơn giá trị ngưỡng 0.3. Cùng lúc đó, giá trị Cronbach’s alpha của
tất cả biến đều lớn hơn 0.9. Do đó, độ tin cậy của mỗi biến (mỗi bộ thang đo) là
cực kỳ xuất sắc.
5.3.2 Đánh giá giá trị thang đo
Để cân nhắc cấu trúc của biến cũng như để xác định một số lượng nhân tố nhỏ
mà đại diện đầy đủ bộ biến gốc, luận án sử dụng phân tích nhân tố khám phá
liên-quan-đến-tổng-hợp-dữ-liệu
5.3.2.1 Xem xét giả định
Nghiên cứu hiện tại xem xét các đặc tính mẫu và kết luận rằng (1) bộ dữ liệu có
phân phối chuẩn, (2) có tính đồng nhất và (3) độ tuyến tính của nó là hợp lệ.
13
5.3.2.2 Xem xét cỡ mẫu
Cỡ mẫu tối thiểu của đề tài này được thảo luận ở Mục 4.5.2.3 là 90, trong khi
cỡ mẫu hiện tại của nghiên cứu thực tế là 120, nghĩa là chấp nhận được.
5.3.2.3 Đánh giá sự phù hợp
Kết quả của Bartlett’s test and the Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) test khẳng định
sự phù hợp của việc dùng EFA.
5.3.2.4 Làm sáng tỏ các nhân tố
Kết quả EFA cho thấy, trong số 9 thang đo, sáu thang đo chất lượng thông tin,
sự hài lòng, kết quả công việc của kế toán, kết quả hoạt động của doanh nghiệp,
mức độ sử dụng và ý định sử dụng ngay lập tức được chấp nhận trong khi số
còn lại cần phải tinh chỉnh.
5.3.2.5 Giải thích nhân tố
Bảng 5.1: Khái niệm và thang đo mới của các nhân tố mới, được trích xuất từ phương pháp EFA
Khái niệm
Nhân tố
Biến đo lường
Định nghĩa
Chất lượng
Chất lượng về SQ1, SQ2, SQ7
Đặc điểm hiệu suất của hệ thống ERP liên quan đến
hệ thống
hệ thống
việc sử dụng hệ thống
Chất lượng về SQ5, SQ6, SQ8
Đặc điểm hiệu suất của hệ thống ERP liên quan đến các
nhiệm vụ
cài đặt và nhiệm vụ cụ thể
Chất lượng
Chất lượng
IQ1, IQ2, IQ3,
Các đặc tính đầu ra được cung cấp bởi hệ thống ERP
thông tin
thông tin
IQ4, IQ5, IQ6
liên quan đến tính kịp thời, tính phù hợp, tính sẵn sàng,
tính có thể hiểu được ...
Lợi ích kế
Lợi ích kế
PAB6, PAB7,
Những lợi ích người dùng nhận được từ hệ thống ERP
toán nhận
toán hoạt
PAB8, PAB9,
liên quan đến việc giảm thời gian khóa sổ và phát hành
được
động
PAB10
báo cáo tài chính
Lợi ích kế
PAB11, PAB12,
Những lợi ích người dùng nhận được từ hệ thống ERP
toán liên quan PAB13, PAB14,
liên quan đến tính linh hoạt và hiệu quả của tổ chức
hiệu suất
PAB15, PAB16,
doanh nghiệp
PAB17, PAB18
Sử dụng
Hỗ trợ ra
USE1, USE3,
Mức độ mà hệ thống ERP được sử dụng để cải thiện các
hữu hiệu hệ quyết định
USE4, USE7
quy trình ra quyết định
thống ERP
Tích hợp
USE5, USE6,
Mức độ mà hệ thống ERP được sử dụng để phối hợp
công việc
USE8, USE11
các hoạt động công việc giữa nhiều ngừoi trong cùng
một nhóm và quản lý công việc của chính nhóm đó
5.3.2.6 Xem xét sự phù hợp của mô hình biến bậc cao
Tác giả dự định sử dụng phân tích CFA sử dụng kỹ thuật AMOS-SEM để tái
khẳng định sự phù hợp của mô hình cấu trúc bậc cao của ba biến đa nhân tố
mới sau bước EFA. Kết quả phân tích CFA của hai biến lợi ích kế toán nhận
được và sử dụng hữu hiệu khẳng định rằng chúng hoàn toàn phù hợp với khái
niệm biến bậc hai.
14
5.3.2.7 Kết luận Mục
5.4 Bước 3: Kiểm định mô hình ESMAP
5.4.1 Lựa chọn kỹ thuật phân tích
Kỹ thuật phân tích đa biến PLS-SEM được chọn để kiểm định mô hình ESMAP.
5.4.2 Đánh giá mô hình đo lường
Kết quả xác nhận rằng tất cả thang đo kết quả bậc nhất đều đạt ba tiêu chí tính
đáng tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, thang đo kết quả bậc hai thỏa
mãn tính đang tin cậy và giá trị hội tụ. Bên cạnh đó, kết quả chỉ ra rằng chất
lượng hệ thống phù hợp với mô hình đo lường nhân tố bậc hai loại nguyên
nhân-kết quả.
5.4.3 Đánh giá mô hình cấu trúc
5.4.3.1 Đánh giá mô hình cấu trúc
Bảng 5.2: Các tác động trực tiếp trong mô hình ESMAP
Std
Std
[t Kết luận
Beta
Error
value]^
f2
q2
95%
CI LL
95%
CI UL
GT
Mối quan hệ
GT1
AP -> OP
0.638
0.065
9.658***
Chấp nhận
0.523
0.735
GT2
USE -> AP
0.253
0.073
3.453***
Chấp nhận
0.084
0.049
0.133
0.373
GT3
SAT -> AP
0.535
0.071
7.598***
Chấp nhận
0.385
0.221
0.415
0.647
GT4a
SQ -> USE
0.01
0.12
0.107
Không
0
0
-0.191
0.206
GT4b
SQ -> SAT
0.28
0.085
3.322***
Chấp nhận
0.083
0.053
0.142
0.418
GT5a
IQ -> USE
0.054
0.115
0.425
Không
0.002
0
-0.131
0.242
GT5b
IQ -> SAT
0.128
0.104
1.218
Không
0.014
0.006
-0.05
0.295
GT6a
PAB -> USE
0.622
0.11
5.695***
Chấp nhận
0.313
0.124
0.436
0.794
PAB -> SAT
0.473
0.102
4.624***
Chấp nhận
0.271
0.171
0.309
0.646
GT6b
*** p<0.001
R2 (Sử dụng hữu hiệu = 0.447; Sự hài lòng = 0.639; Kết quả công việc của kế toán = 0.509; Kết quả hoạt động của doanh nghiệp = 0.399)
Hệ số quy mô tác động, hệ số f2: 0.35 (mức độ tác động mạnh), 0.15 (mức độ tác động trung bình), 0.02 (mức độ tác động yếu)
Q2 (Sử dụng hữu hiệu = 0.243; Sự hài lòng = 0.527; Kết quả công việc của kế toán = 0.376; Kết quả hoạt động của doanh nghiệp = 0.235)
Predictive Relevance (q2) of Predictor Exogenous Latent Variable as according to (Henseler, Ringle, & Sinkovics, 2009)
nghĩa dự đoán cho các cấu trúc nội sinh được xem xét.
5.4.3.2 Phân tích trung gian PLS-SEM
Để kiểm tra tác động trung gian, Nitzl (2016), Carrión, Nitzl, and Roldán
(2017) mô tả cụ thể quy trình phân tích trung gian sử dụng phương pháp PLSSEM. Họ đề nghị áp dụng PLS Bootstrapping nhất quán, cách thức đặc biệt
hiệu quả cho các mô hình đa biến trung gian. Kết quả chỉ ra rằng mô hình
15
ESMAP có một mối quan hệ trung gian toàn phần và ba mối quan hệ trung gian
một phần.
5.4.3.3 Phân tích đa nhóm PLS (PLS-MGA)
Nghiên cứu này thực hiện các phân tích đa nhóm, trong đó các nhóm được chia
theo thời gian sử dụng hệ thống ERP, theo quy mô doanh nghiệp, theo nhà cung
cấp giải pháp ERP. Kết quả của phân tích đa nhóm PLS-MGA xác nhận có tồn
tại sự khác biệt giữa các nhóm ở từng cách chia.
5.4.3.4 Phân tích mô hình cạnh tranh
Để hiểu rõ hơn cách thức biến sử dụng hữu hiệu giúp gia tăng sức mạnh giải
thích của mô hình ESMAP cũng như để đánh giá liệu rằng khái niệm 'sử dụng
hữu hiệu' có thật sự là khái niệm 'sử dụng' thích hợp cho bối cảnh hậu triển khai
hệ thống ERP, tác giả lần lược kiểm định mô hình ESMAP với biến 'sử dụng
thường xuyên' (được đặt tên là 'mức độ sử dụng') và biến 'ý định tiếp tục sử
dụng' (được đặt tên là 'sử dụng mở rộng'). Kết quả thu được khẳng định rằng
biến sử dụng hữu hiệu là khái niệm sử dụng đắc giá và có ý nghĩa đối với hệ
thống ERP đã được triển khai.
5.4.3.5 Phân tích mô hình giản lược
Tác giả cân nhăc loại bỏ chất lượng thông tin khỏi mô hình ESMAP, hình thành
nên mô hình giản lược không có sự xuất hiện của chất lượng thông tin. Sau khi
phân tích mô hình giản lược, nhận định loại bỏ chất lượng thông tin ra khỏi mô
hình ESMAP là hoàn toàn hợp lý.
5.4.3.6 Kết luận Mục
5.5 Kết luận chương
-----------------------------CHƯƠNG 6
THẢO LUẬN KẾT QUẢ
6.1 Giới thiệu
Chương này sẽ thảo luận kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở Chương 5.
6.2 Kết quả mô tả
120 doanh nghiệp đến từ nhiều ngành nghề, nhiều loại hình doanh nghiệp và
quy mô khác nhau. Những doanh nghiệp này đã sử dụng các gói ERP từ các
nhà cung cấp khác nhau trong vòng ít nhất 1 năm. Những người cung cấp thông
tin đều có bằng cử nhân đại học, trong đó 52.5% là nữ. Hầu hết trong số họ có
16
độ tuổi từ 25 đến 34. Họ có trung bình 6.5 năm kinh nghiệm làm việc và có 2.7
năm kinh nghiệm sử dụng hệ thống ERP ở vị trí hiện tại. Lưu ý rằng họ sử dụng
hệ thống ERP khá thường xuyên (5.4 trên thang đo 7).
6.3 Tổng quan về mối quan hệ giữa kết quả công việc của kế toán và kết
quả hoạt động của doanh nghiệp
6.3.1 Thảo luận về kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Phần lớn doanh nghiệp đều nhận ra rằng hệ thống ERP tạo điều kiện thuận lợi
cho việc nâng cao lợi ích kinh doanh cơ bản ngoại trừ lợi ích liên quan đến dịch
vụ khách hàng.
6.3.2 Thảo luận về kết quả công việc của kế toán
Khoảng 23% đối tượng được khảo sát vốn dĩ là các chuyên gia kế toán cấp cao
có nhiều kinh nghiệm, thì có nhận thức rõ về tác động tích cực của hệ thống
ERP lên kết quả công việc của kế toán.
6.3.3 Thảo luận về tác động trực tiếp của kết quả công việc kế toán lên kết
quả hoạt động doanh nghiệp
Giả thuyết 1 được chấp nhận, nghĩa là, khi các chuyên gia kế toán làm việc có
năng suất trong môi trường ERP, kết quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ được
tăng cường đáng kể.
6.4 Sử dụng hữu hiệu và các kết quả liên quan
6.4.1 Thảo luận về sử dụng hữu hiệu
Đại đa số các doanh nghiệp được khảo sát đang thực sự áp dụng hệ thống ERP
một cách hữu hiệu.
6.4.2 Thảo luận về sự thích hợp của khái niệm sử dụng trong môi trường ERP
Phân tích mô hình cạnh tranh được sử dụng để đánh giá liệu rằng việc sử dụng
hệ thống ERP hữu hiệu có phải là một khái niệm thích hợp trong bối cảnh hậu
triển khai hệ thống. Kết quả thống kê hỗ trợ lập luận của tác giả, khẳng định sử
dụng hữu hiệu đo lường một cách đắc giá và có ý nghĩa việc sử dụng hệ thống
ERP giai đoạn hậu triển khai.
6.4.3 Thảo luận về tác động trực tiếp của sử dụng hữu hiệu lên kết quả
công việc của kế toán
Giả thuyết 2 được chấp nhận. Nghiên cứu này thuyết phục các chuyên gia kế
toán thiếu kinh nghiệm và không tự tin rằng nếu hệ thống ERP được sử dụng để
17
hỗ trợ ra quyết định và tích hợp công việc ngày càng mạnh mẽ, họ sẽ chắc chắn
nhận ra những tác động tích cực của nó lên thành quả công việc của họ.
6.4.4 Thảo luận thêm về tác động gián tiếp của việc sử dụng hữu hiệu lên kết quả
hoạt động của doanh nghiệp
Kết quả phân tích trung gian PLS-SEM chỉ ra rằng sử dụng hữu hiệu tác động
gián tiếp toàn phần lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua trung
gian kết quả công việc của kế toán.
6.5 Sự hài lòng và các kết quả liên quan
6.5.1 Thảo luận về sự hài lòng
Số lượng các doanh nghiệp được khảo sát hài lòng với hệ thống ERP nói chung
là cực kỳ ấn tượng (hơn 91%).
6.5.2 Thảo luận về tác động trực tiếp của sự hài lòng lên kết quả công việc
của kế toán
Giả thuyết 3 được chấp nhận, nghĩa là, các chuyên gia kế toán càng hài lòng với
hệ thống ERP thì họ càng thừa nhận mạnh mẽ rằng hệ thống ERP hỗ trợ học
thực hiện tốt hơn công việc hàng ngày.
6.5.3 Thảo luận thêm về tác động trực tiếp và gián tiếp của sự hài lòng lên kết
quả hoạt động doanh nghiệp
Tác giả có đủ bằng chứng để tin rằng các chuyên gia kế toán càng cảm thấy hài
lòng về cách hệ thống ERP vận hành, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
càng được tăng cường hoặc/và các chuyên gia kế toán càng cảm thấy hài lòng
về cách hệ thống ERP vận hành, họ càng phấn khích và có động lực làm việc
hơn, từ đó hoàn thành cách nhiệm vụ xuất sắc hơn, thì doanh nghiệp nơi họ làm
việc càng kinh doanh hiệu quả hơn.
6.6 Chất lượng hệ thống và tác động trực tiếp của nó lên sử dụng hữu hiệu
và sự hài lòng
6.6.1 Thảo luận về chất lượng hệ thống
Nhìn chung, đa số các doanh nghiệp (trên 80.22%) đồng ý rằng chất lượng hệ
thống là có thể chấp nhận, ngoài trự tính linh hoạt (chỉ 66% đồng tình).
6.6.2 Thảo luận về tác động trực tiếp của chất lượng hệ thống lên sử dụng
Giả thuyết H4a không được chấp nhận. Có thể, do bị buộc sử dụng hệ thống
kém hiệu quả, sau khi được đào tạo, làm quen và thậm chí có chút kinh nghiệm
với hệ thống mới, các chuyên gia kế toán có thể thay đổi cách sử dụng hệ thống
18
ERP. Ví dụ, họ có thể hoặc chọn sử dụng một hệ thống thay thế hoặc chọn sử
dụng các tính năng thủ công để tạm thời đáp ứng nhu cầu của họ.
6.6.3 Thảo luận về tác động trực tiếp của chất lượng hệ thống lên sự hài lòng
Giả thuyết H4b được chấp nhận, nghĩa là khi chất lượng hệ thống càng tốt,
người dùng sẽ càng cảm thấy hài lòng khi sử dụng nó.
6.7 Chất lượng thông tin và tác động trực tiếp lên sử dụng và sự hài lòng
6.7.1 Thảo luận về chất lượng thông tin
Nhìn chung, đa số các doanh nghiệp được khảo sát (86%) có cùng nhận định
rằng chất lượng thông tin tạo điều kiện cho hệ thống ERP cung cấp chính xác
điều họ cần, và thông tin từ hệ thống ERP thì luôn luôn có sẵn, ở dạng dễ sử
dụng, dễ đọc, rõ ràng, được trình bày dễ hiểu và súc tích.
6.7.2 Thảo luận về tác động trực tiếp của chất lượng thông tin lên sử dụng
Giả thuyết H5a không được chấp nhận. Kết quả này cung cấp nhiều kiến thức
chuyên sâu hơn về hiện tượng nghiên cứu.
6.7.3 Thảo luận về tác động trực tiếp của chất lượng thông tin lên sự hài lòng
Giả thuyết H5b không được chấp nhận. Phát hiện này là không nhất quán với
một lượng lớn các nghiên cứu trước đây ở cấp độ cá nhân như Hsu et al. (2015)
cũng như một số ít các nghiên cứu ở cấp độ tổ chức như Scheepers, Scheepers,
and Ngwenyama (2006). Tuy nhiên, Petter et al. (2008) cũng đồng ý rằng rất
khó để đưa ra bất kỳ kết luận nào khi đơn vị phân tích là tổ chức. Do đó, kết
quả này là chấp nhận được.
6.7.4 Thảo luận về vai trò của chất lượng thông tin trong mô hình thành
công HTTT D&M (1992)
Để làm rõ hơn lý do tại sao chất lượng thông tin không có tác động trực tiếp
đáng kể đế cả việc sử dụng hữu hiệu và sự hài lòng, mô hình thành công HTTT
D&M gốc đã được kiểm định mà không có sự xuất hiện của biến lợi ích kế toán
nhận được. Kết quả cho thấy rằng nếu không có lợi ích kế toán nhận được, chất
lượng thông tin vẫn tác động đáng kể đến việc sử dụng hữu hiệu và sự hài lòng.
Do đó, rõ ràng là, các chuyên gia kế toán quan tâm đến lợi ích kế toán nhận
được hơn là chất lượng thông tin.
6.7.5 Thảo luận về vai trò của chất lượng thông tin trong mô hình ESMAP
Từ nhận định trên, tác giả đề xuất nên loại bỏ chất lượng thông tin ra khỏi mô
hình ESMAP.
19
6.8. Lợi ích kế toán nhận được và các kết quả liên quan
6.8.1 Thảo luận về lợi ích kế toán nhận được
Kết quả phân tích dữ liệu chứng minh rằng hầu hết các doanh nghiệp (trên
90%) nhận thức rằng hệ thống ERP tạo điều kiện vô hạn cho các chuyên gia kế
toán thu được những lợi ích kế toán mà họ cần ngoại trừ hai lợi ích liên quan
đến việc giảm thời gian tạo ra bảng lương (72.53%) và cắt giảm nhân sự phòng
kế toán (62.64%)
6.8.2 Thảo luận về thang đo của lợi ích kế toán nhận được
Sau khi tiến hành phân tích nhân tố (xem Mục 5.3.2), nghiên cứu này định
nghĩa lại và đo lường lại biến lợi ích kế toán nhận được để thiết lập một biến lợi
ích kế toán nhận được mới phù hợp với bối cảnh hậu triển khai hệ thống ERP ở
Việt Nam.
6.8.3 Thảo luận về tác động trực tiếp của lợi ích kế toán nhận được lên sử dụng
Giả thuyết H6a được chấp nhận, nghĩa là, các chuyên gia kế toán nhận thức về
lợi ích thu được từ hệ thống ERP càng cao, họ càng có động lực khám phá chức
năng của nó, do đó, họ nỗ lực sử dụng các tính năng này thường xuyên hơn,
kinh nghiệm của họ về hệ thống càng phong phú hơn. Khi đó, các chuyên gia
kế toán bắt đầu sử dụng hệ thống sáng tạo hơn, vận dụng hiểu biết của họ về hệ
thống và sử dụng nó hữu hiệu hơn.
6.8.4 Thảo luận về tác động trực tiếp của lợi ích kế toán nhận được lên sự
hài lòng
Giả thuyết H6b được chấp nhận. Kết quả này là nhất quán với phát hiện của
Kanellou and Spathis (2013). Các chuyên gia kế toán nhận thức về lợi ích kế
toán nhận được từ hệ thống ERP càng cao, họ càng hài lòng về hệ thống.
6.8.5 Thảo luận thêm về tác động trực tiếp và gián tiếp của lợi ích kế toán
nhận được lên kết quả công việc kế toán và kết quả hoạt động doanh
nghiệp
Từ kết quả phân tích trung gian PLS-SEM, có thể kết luận rằng, các chuyên gia
nhận thức về lợi ích kế toán nhận được từ hệ thống ERP càng cao, họ sử dụng
hệ thống càng hữu hiệu (khi họ đã là chuyên gia về nó), cùng lúc đó, họ càng
cảm thấy hài lòng về hệ thống, do đó, năng suất làm việc của họ càng cao, dẫn
đến, tổ chức của họ càng thu được nhiều lợi nhuận.
20
6.9 Các thảo luận nâng cao khác về mô hình ESMAP
6.9.1 Sự khác biệt của mô hình ESAMP theo thời gian sử dụng hệ thống
Từ kết quả PLS-MGA được phân tích theo thời gian sử dụng hệ thống, tác giả
nhận thấy rằng tác động của việc sử dụng hữu hiệu và sự hài lòng lên kết quả
công việc của kế toán ở giai đoạn triển khai hệ thống lơn hơn trong giai đoạn
hậu triển khai. Kết quả này nhất quán với điều mà Musaji (2015) đề xuất rằng
việc quản lý người dùng trong giai đoạn triển khai nên được quan tâm để đảm
bảo người dùng thật sự sử dụng và hài lòng với hệ thống mới (hệ thống ERP).
6.9.2 Sự khác biệt của mô hình ESMAP theo quy mô doanh nghiệp
Kết quả PLS-MGA được phân tích theo quy mô doanh nghiệp chỉ ra rằng tác
động của kết quả công việc của kế toán lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp
ở các doanh nghiệp quy mô lớn là lớn hơn một chút so với doanh nghiệp quy mô
nhỏ và vừa. Hơn nữa, tác động của lợi ích kế toán nhận được lên sự hài lòng ở
các doanh nghiệp có quy mô lớn là khá ấn tượng khi so sánh với các doanh
nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Do đó, ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, để tối
đa hóa những ưu thế của hệ thống ERP, ban quản lý cần chú ý tìm ra cách làm
cách chuyên gia kế toán nhanh chóng nhận biết được lợi ích kế toán nhận mà hệ
thống ERP đem lại cũng như làm thế nào để họ làm việc hiệu quả hơn.
6.9.3 Sự khác biệt của mô hình ESMAP theo nhà cung cấp hệ thống ERP
Kết quả PLS-MGA được phân tích theo nhà cung cấp hệ thống ERP ở mục
5.4.3.3 cho thấy sự khác biệt của mô hình ESMAP theo nhà cung cấp ERP được
ghi nhận đáng kể về mối quan hệ giữa lợi ích kế toán nhận được và sự hài lòng.
Ở các doanh nghiệp sử dụng gói phầm mềm ERP phổ biến như SAP, and Oracle;
sự hài lòng của các chuyên gia kế toán tăng cao hơn khi họ nhận biết được những
lợi ích kế toán mà hệ thống ERP sẽ mang lại cho công việc của họ. Điều này chỉ
ra rằng, để tăng sự hài lòng của các chuyên gia kế toán, từ đó, nâng cao kết quả
hoạt động của doanh nghiệp, điều kiện tiên quyết là phải tìm ra cách làm các
chuyên gia kế toán nhận ra càng sớm càng tốt những lợi ích này.
6.10 Kết luận chương
-----------------------------CHƯƠNG 7
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
21
7.1 Giới thiệu
Chương này tổng kết cách trả lời hai câu hỏi nghiên cứu chính trong luận án,
xác định những đóng góp quan trọng của luận án ở cả khía cạnh lý thuyết và
thực hành, liệt kê hạn chế của luận án, dựa vào đó, đề nghị hướng nghiên cứu
xa hơn, để
7.2 Tổng kết nghiên cứu
7.2.1 Làm thế nào để hình thành mô hình sử dụng thành công hệ thống
ERP để giúp các chuyên gia kế toán làm việc năng suất hơn, từ đó cải thiện
kết quả hoạt động của doanh nghiệp?
Nội dung này được trình bày chi tiết trong luận án.
7.2.2 Làm thế nào để kiểm định mô hình sử dụng thành công hệ thống
ERP của các chuyên gia kế toán?
Nội dung này được trình bày chi tiết trong luận án.
7.3 Đóng góp của luận án
7.3.1 Hàm ý lý thuyết
7.3.1.1 Nghiên cứu hệ thống ERP liên quan đến kế toán (đóng góp 1)
Đầu tiên, mô hình này đưa ra một viễn cảnh toàn diện và sâu sắc hơn về vai trò
của các chuyên gia kế toán trong việc nâng cao hiệu suất doanh nghiệp trong
bối cảnh sử dụng và hậu triển khai hệ thống ERP.
Thứ hai, nghiên cứu này thay đổi nhận thức của các học giả, các nhà nghiên
cứu, cụ thể là, thay vì bị ảnh hưởng bởi chất lượng thông tin theo quan điểm
của người dùng thông thường, việc sử dụng hữu hiệu hệ thống ERP của các
chuyên gia kế toán và sự hài lòng của họ phụ thuộc vào lợi ích kế toán nhận
được từ hệ thống ERP mà họ nhận thức được. Nói cách khác, thay vì chất
lượng thông tin, lợi ích kế toán nhận được từ hệ thống ERP mới có thể cải thiện
kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ ba, một đóng góp khác của mô hình ESMAP vào tổng quan nghiên cứu
hiện nay là nó không chỉ mở ra một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới trong
nghiên cứu lĩnh vực nghiên cứu ERP vốn đã được khai thác nhiều, mà còn gián
tiếp thừa nhận tầm quan trọng của nghiên cứu về kế toán viên, một trong những
trường phái nghiên cứu kế toán hành vi (BAR) vẫn chưa được quan tâm đúng
mực trong nhiều năm qua. Có thể nói, thông qua lợi ích kế toán nhận được, việc
sử dụng hữu hiệu, sự hài lòng, kết quả công việc của các chuyên gia kế toán và