Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC CHO TRẺ 5 -6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.88 MB, 17 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬNBÌNH THẠNH
TRƯỜNG MẦM NON 2
_______________________

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT
ÂM NHẠC CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON

Họ và tên người viết : Cao Thị Trà Giang
Chức vụ

: Giáo viên lớp Lá 2
Năm học : 2019 - 2020

1


UBND QUẬN BÌNH THẠNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON 2
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thạnh, ngày 16 tháng 11 năm 2019
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC
CHO TRẺ 5-6 TUỔI
QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON
Họ và tên người viết : Cao Thị Trà Giang
Chức vụ


: Giáo viên

Đơn vị

: Trường Mầm non 2

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với
đời sống con người. Đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi thì những nốt nhạc trầm bổng, những
giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm như là sữa ngọt nuôi dưỡng tâm
hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình. Giáo dục âm nhạc
là môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động mà trẻ yêu thích, là nguồn cảm
hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật , đồng thời là một phương tiện hữu hiệu việc
cho việc tổ chức các hoat động ở trường mầm non như: ăn, ngủ, vui chơi trong lớp, các
hoạt động chuyển tiếp giữa các giờ học, bổ trợ cho các môn học khác, các ngày lễ, hội.
Ngoài ra, giáo viên sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, chọn làm hoạt động dẫn dắt
cho tất cả các môn học, chuyển tiếp giữa các hoạt động trong tiết dạy, tạo sự hứng thú
trong khi chơi và góp phần hấp dẫn cho các chương trình lễ, hội. Giáo dục âm nhạc
không chỉ giúp trẻ thoải mái, vui tươi mà thông qua việc giáo dục âm nhạc giúp trẻ phát
triển về nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội một cách nhẹ nhàng phù hợp với phương
châm “Học mà chơi, chơi mà học”. Khi được tiếp xúc với âm nhạc trẻ trở nên mạnh
dạn, tự tin, thoải mái, tự do thể hiện tình cảm, cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo và thể hiện
những hiểu biết của bản thân mình. Đối với đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi việc tiếp xúc với
âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy múa, dạy hát trong giờ học mà phải tổ chức
cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc qua nhiều hoạt động, dưới nhiều hình thức khác và nó
được thực hiện phù hợp với từng hoạt động trong trường mầm non. Chính vì vậy việc tổ
chức cho trẻ được trải nghiệm âm nhạc trong các hoạt động trong ở trường mầm non có
hiệu quả cao nhất và phù hợp với mục đích- yêu cầu của từng hoạt là một việc rất quan
2



trọng và cần thiết. Thông qua việc giáo dục âm nhạc qua các hoạt động trải nghiệm còn
giúp cho giáo viên phát hiện ra năng khiếu tiêu biểu trong các lĩnh vực âm nhạc của trẻ
như: hát, múa, nhảy,….Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục nghệ
thuật âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non” trong
phạm vi lớp 5-6 tuổi do Tôi phụ trách với hy vọng sẽ đạt hiệu quả cao và áp dụng được
trong phạm vi toàn trường nơi Tôi đang công tác.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN
1. Đối tượng nghiên cứu:
-

Trẻ lớp Lá 2, trường Mầm non 2, quận Bình Thạnh.

2. Phạm vi, cấp độ
-

“Một số biện pháp giáo dục nghệ thuật âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động
trải nghiệm ở trường mầm non”.

3. mục đích nghiên cứu
3.1. Giáo viên mầm non:
Việc áp dụng giáo dục âm nhạc cho trẻ từ lý thuyết vào thực tiễn của giáo viên
còn gặp nhiều hạn chế.
Số lượng trẻ được tham gia diễn trong các chương trình lễ, hội còn bị hạn chế.
Việc tổ chức cho trẻ làm quen với âm nhạc chưa được chú trọng
Giáo viên chưa có phương pháp, biện pháp phù hợp cũng như chưa tạo ra một môi
trường kích thích gây hứng thú để trẻ tham gia trải nghiệm các hoạt động âm nhạc
mang tính nghệ thuật .
3.2. Trẻ:
Một số kỹ năng âm nhạc của trẻ còn hạn chế.

Khả năng tập trung, chú ý nghi nhớ của một số trẻ còn hạn chế.
Một số trẻ còn nhút nhát, thụ động trong các hoạt động.
Tinh thần liên kết, phối hợp với bạn ở trẻ còn hạn chế.
3.3. Khảo sát tại lớp đầu năm:
3


Tổng số trẻ: 33 trẻ khi tôi tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động mang tính chất giáo
dục nghệ thuật âm nhạc thông qua giờ học, giờ chơi và các hoạt động khác trong ngày
thu được kết quả như sau;
+ Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc : 28/33 – 84.8%.
+ Số trẻ tự tin thể hiện bản thân, sự hiểu biết của mình về hoạt động được tham gia:
20/33 – 60,6%.
+ Khả năng thể hiện cảm xúc với bạn bè: 20/33 – 60.6%.
+ Tinh thần đoàn kết phối hợp với bạn - làm việc nhóm : 15/33 – 45.5%.
Do đó, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục nghệ thuật âm nhạc cho trẻ 5-6
tuổi qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non” trong phạm vi lớp 5-6 tuổi do Tôi
phụ trách với hy vọng sẽ đạt hiệu quả cao và áp dụng được trong phạm vi toàn trường
nơi Tôi đang công tác.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận :


Thuận lợi:

Với sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi nhận thấy không những trẻ đạt
được một số kỹ năng cần thiết; về các kỹ năng âm nhạc, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng vận động, sự thể hiện bản thân, sự tự tin ….. mà trẻ còn được:
Thỏa mãn sự hiểu biết, thể hiện của bản thân đối với các hoạt động được tham
gia.

Thoả sức trải nghiệm những điều mới mẻ từ mọi thứ xung quanh.
Thỏa mãn sức sáng tạo và tạo ra các sản phẩm sáng tạo cả về hành động, ngôn
ngữ nói, ngôn ngữ hình thể, cách thể hiện cảm xúc.
Giúp trẻ được thể hiện bản thân cũng như sự tự tin trước đám đông.
Góp một phần quan trọng trong quá trình tổ chức các lễ, hội tổ chức tại trường.
Giải quyết được các mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực: phát
triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ,…….
Giúp phát hiện ra khả năng ( năng khiếu) và một số hạn chế của một số trẻ.
4


Thông qua các việc thực hiện giáo dục nghệ thuật cho trẻ 5-6 tuổi qua các hoạt động
trải nghiệm ở trường mầm non, đặc biệt thông qua các hoạt động do tôi tổ chức tôi
nhận thấy bản thân mỗi trẻ khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, trẻ đã lớn lên
từng ngày về nhân cách cũng như nhận thức. Qua đó giúp cho tôi có hứng thú và say
mê tìm hiểu và sáng tạo hơn để tổ chức thành công hơn trong công tác giảng dạy.


-

Khó khăn:

Khi thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm ở
trường mầm non vào trong các hoạt động của trẻ, bản thân tôi cũng phải lựa
chọn và phân loại theo trình độ của từng nhóm trẻ, đặc biệt là một số trò chơi,
hoạt động đòi hỏi sự tư duy, sáng tạo, vì khả năng lĩnh hội của mỗi trẻ khác nhau.

- Do tính chất về sự phân bổ thời gian hoạt động giữa hai nhóm nên thời gian để
trẻ thực hành, sáng tạo thông qua một số giờ, hoạt động không đủ nên đôi lúc
các trò chơi, sản phẩm còn đơn điệu, chưa hoàn thiện bị gián đoạn nên chưa đạt

hiệu quả cao.
- Đối với một số hoạt động lồng ghép với lễ hội giới hạn bởi số lượng tiết mục và
do đặc điểm của tiết mục tham gia nên số trẻ được tham gia vào các tiết mục còn
hạn chế.
2.Đặt giả thuyết giải quyết vấn đề:
Để giải quyết thực trạng và những khó khăn trên, tôi đã nghiên cứu và tìm ra các
biện pháp nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc giáo dục nghệ thuật âm nhạc cho trẻ
5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non mhư sau:
-

Giáo dục nghệ thuật âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động học.

-

Giáo dục nghệ thuật âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi qua các hoạt động giáo dục khác

- Giáo dục nghệ thuật âm nhạc thông qua các hoạt động trong ngày ở trường mầm
non:
- Giáo dục nghệ thuật âm nhạc qua ngày lễ, hội:
3. Tường thuật những việc đã làm:
 Các biện pháp:
Xuất phát từ tiêu chí giáo dục nghệ thuật âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải
nghiệm ở trường mầm non tôi tiến hành thực hiện một số biện pháp phù hợp như sau:

5


a. Biệp pháp 1: Lựa chọn biện pháp, hoạt động, trò chơi phù hợp với trẻ từ 5-6
tuổi nhằm huy động kinh nghiệm vốn có của trẻ, khả năng tư duy và cách thực
hiện của trẻ:

Đối với trẻ từ 5-6 tuổi khả năng chú ý có chủ định và nhận thức cao hơn rất nhiều so
với trẻ lớp nhỏ hơn. Vì thế, khi tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non tôi luôn đảm bảo các tiêu chí:
- Lựa chọn các nội dung bài hát, trò chơi phù hợp với từng hoạt động, phù hợp với
từng chủ đề, độ tuổi và phù hợp với yêu cầu- mục đích đưa ra.
- Khi tổ chức chức các hoạt động luôn đảm bảo 100% trẻ được tham gia vào các hoạt
động đó.
- Khuyến khích những trẻ chưa tập trung, chú ý tham gia vào hoạt động cùng với các
bạn.
- Luôn tôn trọng quyền tự do, bình đẳng đối với tất cả các trẻ.
- Lựa chọn các bài hát, trò chơi, hoạt động giúp củng cố và phát triển nhận thức, ngôn
ngữ, tình cảm xã hội, thể chất và thẩm mĩ. Gây được sự hứng thú, thu hút, chú ý và tinh
thần hợp tác với bạn trong trò chơi
- Các trò chơi được tổ chức luôn đảm bảo: phù hợp với độ tuổi, nâng yêu cầu chơi từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Hình thức tổ chức đa dạng: tổ chức hoạt động cá nhân, tổ chức hoạt động nhóm, tổ
chức hoạt động tập thể,…
b . Biện pháp 2: Chuẩn bị công cụ, đồ dùng , nhạc cụ, bài hát…và chơi địa điểm tổ
chức.
+ Chuẩn bị công cụ, nhạc cụ, bài hát, trò chơi.
Các đồ chơi, công cụ, nhạc cụ,…trong hoạt động trải nghiệm kích cỡ phù hợp với
độ tuổi trẻ 5-6 tuổi, có màu sắc hấp dẫn và sẵn có trong lớp.
Để chuẩn bị các đồ dùng đồ, dụng cụ, nhạc cụ, trò chơi tôi thường xác định nội
dung, mục tiêu hoạt động được tổ chức .
Ví dụ; giờ thể dục sáng không thể thiếu nhạc nền thể dục và một số dụng cụ hỗ trợ như:
nơ đeo tay, gậy thể dục,… hay giờ tổ chức vận động trong giờ học vận động theo nhạc
không thể thiếu : máy tính, loa, trống lắc, phách tre, gõ dừa,…..

6



Chính vì vậy mỗi khi tôi muốn tổ chức cho trẻ tham gia một hoạt động nghệ thuật nào
đó tôi chuẩn bị các đồ dùng đa dạng, phong phú phù hợp với các hoạt động đó.
+ Chuẩn bị địa điểm, môi trường tổ chức.
Tôi luôn tạo môi trường hoạt động trải nghiệm luôn đảm bảo an toàn cho trẻ cả về
thể chất lẫn tinh thần cho trẻ.
Tôi luôn chuẩn bị môi trường hoạt động phong phú, đa dạng phù hợp với các mục
đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm – môi trường là cuộc sống thực của trẻ
(sân trường, lớp học).
Tạo một không gian, một thời gian phù hợp với hình thức tổ chức, số lượng các trẻ
tham gia hoạt động trải nghiệm; thời gian đủ để trẻ có cảm nhận và thể hiện cảm xúc
chính xác, tích cực trong các hoạt động.
 Dạy trẻ thuộc lời các bài hát.
Đối với âm nhạc việc thuộc lời các bài hát rất quan trọng nên tôi luôn dạy trẻ thuộc lời
bài hát. Khi dạy trẻ học lời của bài hát tôi luôn thực hiện đúng theo nguyên tắc: phát âm
chuẩn, hát rõ lời, hát đúng cao độ, trường độ và nhịp của bài hát. Tùy vào từng chủ để,
chủ điểm mà tôi dạy trẻ các bài hát phù hợp với chủ đề, chủ điểm và phù hợp với độ
tuổi.
Ví dụ: tháng 11 tôi dạy trẻ một số bài hát: bài hát “Cô giáo em”, bài hát “Cháu yêu cô
chú công nhân”, bài hát “Anh phi công ơi!”…….
c . Biện pháp 3: Tổ chức giáo dục nghệ thuật âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi qua các hoạt
động trải nghiệm ở trường mầm non.
Mỗi một hoạt động đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế tôi thường dựa
vào các hoạt động ở trường mầm non để đưa ra các hoạt động giáo dục nghệ thuật âm
nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trải nghiệm phù hợp với các hoạt động học, hoạt động vui chơi,
các hoạt động lễ hội và các hoạt động khác trong ngày của trẻ và phù hợp nội dung giáo
dục với phù hợp với thời gian, địa điểm và phù hợp với số lượng trẻ .
+ Giáo dục nghệ thuật âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động học.
* Đối với giờ âm nhạc: ngoài việc dạy trẻ một số các kỹ năng cần có như: nghe, hát,
vận động, vỗ theo tiết tấu,…. Tôi thường tổ chức một số các hoạt động kết hợp: kết hợp

giữa các kỹ năng âm nhạc với bài hát, kỹ năng vận động âm nhạc kết hợp với các bài
hát và tổ chức trò chơi âm nhạc để cho giờ học trở nên sinh động, thu hút, hấp dẫn và
nhẹ nhàng hơn. Các bài hát được lựa chọn phù hợp với từng chủ đề, chủ điểm, lứa tuổi.
Các vận động đi từ đơn giản đến phức tạp và các trò chơi được tổ chức từ đơn giản và
từ từ nâng cao yêu cầu trò chơi lên. Các hoạt động được tổ chức dưới nhiều hình thức:
cá nhân, nhóm, tập thể, …
7


Ví dụ: tháng 10 tôi dạy trẻ kỹ năng vỗ tay theo tiết tấu chậm:
+ Kỹ năng: vỗ tay theo tiết tấu chậm
+ Kết hợp: vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát “Cả nhà thương nhau”
+ Trò chơi: nghe âm thanh đoán đồ vật.
* Giờ thể chất: Để hỗ trợ hoạt động thể chất không thể thiếu âm nhạc. Âm nhạc giúp
cho hoạt động vận động trở nên cuốn hút và nhịp nhàng hơn. Âm nhạc còn bổ trợ cho
việc tổ chức các trò chơi trở nên sôi động và hấp dẫn. Đồng thời âm nhạc còn được
dùng làm thời gian quy định kết thúc của các trò chơi, hoạt động được tổ chức. Chính vì
vậy tôi thường kết hợp đưa âm nhạc vào hoạt động vận động chung trong bài tập phát
triển chung giờ thể chất và các trò chơi vận động trong giờ học.
* Đối với học toán: toán học là môn học rất khó thu hút sự chú ý, tập trung của trẻ
nhưng nếu ta lựa chọn và đưa một số bài hát, trò chơi phù hợp với những lời ca ngắn
ngọn, dễ thuộc, những cách chơi đơn giản thì giờ học sẽ trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn và
cuốn hút trẻ hơn. Tôi thường lựa chọn một số các bài hát: bài hát “Tập đếm”, bài hát
“Tập thể dục buổi sáng”,.. giúp trẻ làm quen với cách xác định được vị trí trong không
gian cũng như làm quen với kỹ năng thêm/ bớt trong phạm vi 10
Ví dụ: một số bài hát giúp trẻ nhận thức thêm/bớt trong phạm vi 10 bài hát “Tập đếm”
với lời ca ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu.
Nào các bạn cùng ra đây ta hát chung một bài nào!
Mời các bạn cùng dơ tay ta đếm cho thật đều.
Một với một là hai, hai thêm hai là bốn

Bốn với một là năm, năm ngón tay sạch đều
Hay một số trò chơi âm nhạc giúp trẻ định hướng trong không gian: trò chơi “tiếng hát
ở đâu?”, trò chơi “nhạc cụ nào bị mất”,….
* Hoạt động tạo hình: để bổ trở cho hoạt động tạo hình thêm hấp dẫn tôi thường đưa âm
nhạc vào mở đầu cho tiết dạy bằng việc tổ chức cho trẻ vận động theo nhạc bài hát phù
hợp với nội dung dạy và mở nhạc nhẹ, dịu dàng trong quá trình trẻ hoạt động thực hành.
Ví dụ: giờ học gấp con mèo . mở đầu tiết học tôi cùng trẻ vận động theo nhạc bài “ Gà
trống, mèo con và cún con”, trong quá trình trẻ thực hành gấp con mèo tôi mở bản nhạc
“Ode To Joy”.

8


+ Giáo dục nghệ thuật âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi qua các hoạt động giáo dục khác: trẻ
không chỉ được trải nghiệm các hoạt động âm nhạc trong các giờ học mả trẻ còn được
tiếp xúc, trải nghiệm âm nhạc trong các hoạt động khác trong trường mầm non như:
* Hoạt động vui chơi trong lớp: đối với hoạt động vui chơi trong lớp, góc trẻ được thể
hiện niềm yêu thích âm nhạc đó chính là góc âm nhạc. Các trò chơi mà trẻ được thể
hiện; trẻ đóng vai làm ca sĩ hát các bài hát quen thuộc theo các chủ đề được thay đổi
theo hàng tháng hay các vũ công múa minh họa, phụ họa trên nền nhạc, những nhạc
công đánh đàn, lắc trống,….. theo một bản nhạc nào đó.
* . Giáo dục nghệ thuật âm nhạc thông qua các hoạt động trong ngày ở trường mầm
non:
Tùy vào từ nội dung hoạt động tùy vào thời gian tổ chức mà tôi đưa âm nhạc lồng ghép
vào trong từng hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao nhất như: Mở nhạc các bài hát thuộc
các chủ đề thay đổi theo tháng ( Giờ đón trẻ). Giờ thể dục sáng (Mở nhạc thể dục do
phòng giáo dục đưa xuống, thay đổi theo từng tháng), mở nhạc giao hưởng, nhạc quê
hương không lời,… (Giờ ngủ trưa),….tổ chức một số trò chơi âm nhạc: truyền hoa, hát
theo hiệu lệnh, hát đối,…tổ chức ôn lại các bài hát đã được học,….(Tổ chức hoạt động
chiều).

* Giáo dục nghệ thuật âm nhạc qua ngày lễ, hội:
Các chương trình lễ, hội không thể thiếu các tiết mục văn nghệ và thông qua các tiết
mục văn nghệ tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện bản thân, thể hiện các kiến thức, kỹ năng
được học và sự phát triển sự sáng tạo của bản thân trong nghệ thuật âm nhạc, đồng thời
tạo cho trẻ niềm vui, sự phấn khởi, sự tự tin thể hiện trước đám đông của trẻ. Trong các
lễ hội trẻ được thể hiện các năng khiếu của mình về: giọng hát, múa, nhảy, đàn,… Tùy
vào khả năng của trẻ tôi lựa chọn các tiết mục: múa theo nhóm, hát tập thể, nhảy dân
vũ,…. Tùy vào nội dung của lễ, hội mà tôi lựa chọn các tiết mục phù hợp với nội dung
của buổi lễ, hội đó.
Động viên tất cả các trẻ tham gia các hoạt động.
Điểm mạnh của việc giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm là trẻ
được học, thực hành những hiểu biết của mình. Chính vì vậy, tôi luôn khuyến khích tất
cả các trẻ tham gia tất các hoạt động trải nghiệm mà tôi tổ chức. Khi tổ chức các hoạt
động nghệ thuật thông qua hoạt động trải nghiệm, tôi luôn tuân thủ đầy đủ các bước:
+ Không can thiệp vào quá trình chơi, học, thực hành của trẻ .
+ Tôn trọng các sản phẩm âm nhạc do trẻ tạo nên.
+ Khuyến khích, động viên trẻ trong quá trình hoạt động.
9


+ Tất cả các trẻ đều được tham gia khi trẻ có nhu cầu.
+ Chú ý khuyến khích 100% trẻ tham gia các hoạt động tổ chức

4. kết quả đạt được

Qua suốt thời gian áp dụng thực tế giáo dục nghệ thuật âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi qua
hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non của trẻ lớp lá do tôi phụ trách đã thu được kết
quả như sau:
 Đối với trẻ :
+ Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia các hoạt động giáo dục âm nhạc : Đạt

33/33 – 100%.
+ Số trẻ tự tin thể hiện bản thân, sự hiểu biết của mình về hoạt động được tham
gia: Đạt 30/33 – 90.9%.
+ Khả năng thể hiện cảm xúc với bạn bè: Đạt 30/33 – 90.9%.
+ Tinh thần đoàn kết phối hợp với bạn - làm việc nhóm : Đạt 29/33 – 87.9%.
Thông qua việc tổ chức giáo dục nghệ thuật âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động
trải nghiệm ở trường mầm non cho trẻ tại lớp tôi thấy ở trẻ có một sự tiến bộ rõ rệt về
các kỹ năng âm nhạc, sự tự tin bản thân trước đám đông, sự phối hợp với bạn bè, đặc
biệt hơn là tinh thần tự giác trong tất cả các hoạt động đươc nâng cao, trẻ đã biết ý thức
về bản thân khi tham gia các hoạt động được tổ chức và đặc biệt là tinh thần khi tham
gia vào các hoạt động của trẻ được thể hiện rất rõ; hào hứng, phấn khởi, tích cự một
cách rất thoải mái không hề bị gò bó hay ép buộc. Đồng thời giúp tôi phát hiện ra năng
khiếu nổi trội của một số trẻ trong một số lĩnh vực như: múa, hát, nhảy, ….
 Đối với cô :
Rút ra được nhiều bài học, kinh nghiệm sau mỗi hoạt động tổ chức.
Biết cách lựa chọn các hoạt động trải nghiệm, các trò chơi phù hợp với nội dung
yêu cầu hơn.
Xử lý được phần nào các tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức các hoạt động
trải nghiệm.
10


Tạo ra được một sân chơi làm mạnh cho trẻ trẻ.
Luôn nhẹ nhàng và dịu dàng và dẫn dắt giúp trẻ hiểu và tham gia vào các hoạt
đông một cách dễ dàng hơn.
Giúp phát hiện những hạn chế cũng năng khiếu của mỗi các nhân trẻ trong lớp trong
các lĩnh vực âm nhạc để đưa ra giải pháp cụ thể nhằm cũng cố những hạn chế cũng
như phát huy năng khiếu trong các hoạt động học, hoạt động chơi tiếp theo cho phù
hợp với từng khả năng của trẻ.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Bên cạnh những hiệu quả đạt được tôi cũng tự rút ra những kinh nghiệm cho bản
thân như sau :

Tham khảo thêm nhiều nguồn tài liệu, trang wed để tổ chức nhiều hoạt động hơn
cho trẻ.

Cần tạo ra một môi trường phong phú, đa dạng hơn để kích thích tối đa sự sáng
tạo của trẻ.

trẻ.

Bồi dưỡng thêm kiến thức âm nhạc cũng như về kỹ năng ngôn ngữ giao tiếp với


Bổ sung kịp thời các đồ dùng cần thiết cho các hoạt động, trò chơi của trẻ, có
nhiều hình thức nâng cao yêu cầu hoạt động, trò chơi để kích thích khả năng tư duy,
tưởng tượng, sáng tạo và hứng thú của trẻ.

Cần quan tâm, củng cố kỹ năng còn hạn chế của 1 số trẻ trong các giờ sinh hoạt
sáng, chiều.


Trao đổi với phụ huynh về kiến thức, kỹ năng mà trẻ còn hạn chế.


Khuyến khích phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ có môi trường cũng như có điều
kiện được thỏa mãm nhu cầu: múa, hát,….
 Trao đổi với phụ huynh các trẻ có năng khiếu một số lĩnh vực nào đó và khuyến
khích phụ huynh quan tâm và phát triển năng khiếu của trẻ.


Giáo viên kết hợp cùng với nhà trường, phụ huynh bồi dưỡng và tạo cơ hội phát
triển năng khiếu cho một số trẻ có năng và tham gia các sân chơi ngoài phạm vi trường
như: tham gia cuộc thi aerobic quận.

Giáo viên khuyến khích phụ huynh tham gia đầy đủ các lễ, hội, hoạt động ngoại
khóa do trường tổ chức.
11


3. Những đề xuất:
Khuyến khích toàn thể giáo viên phụ trách các lứa tuổi thực hành giáo dục nghệ thuật
thông qua hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non tùy theo từng độ tuổi.
 Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng phù hợp với các mục đích, mục tiêu
cần đạt của hoạt động trải nghiệm – môi trường là cuộc sống thực của trẻ.
 Nhất thiết giáo viên phải có chương trình, nội dung phát triển trẻ hướng đến các
mục tiêu phát triển cụ thể phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ.
 Khi thực hiện giáo viên phải tăng cường quan sát từng trẻ để đặt các mục tiêu
khác biệt cho từng trẻ trong hoạt động trải nghiệm.
 Đảm bảo môi trường hoạt động trải nghiệm an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh
thần.
 Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng phù hợp với các mục đích, mục tiêu
cần đạt của hoạt động trải nghiệm – môi trường là cuộc sống thực của trẻ.
 Nhất thiết giáo viên mầm non phải có chương trình, nội dung phát triển trẻ hướng
đến các mục tiêu phát triển cụ thể phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ.
 Khi thực hiện giáo viên phải tăng cường quan sát từng trẻ để đặt các mục tiêu
khác biệt cho từng trẻ trong các hoạt động trải nghiệm.
 Đối với một số trẻ có năng khiếu về lĩnh vực nào đó giáo viên cần đề xuất với
nhà trường và trao đổi với phụ huynh để có biện pháp phát triển năng khiếu của
trẻ.


Đối với một số trẻ còn yếu các kỹ năng nào đó thì giáo viên trao đổi và phối
hợp cùng phụ huynh để đưa ra biện pháp củng cố, rèn luyện các kỹ năng trẻ còn
hạn chế.

Khi trường tổ chức lễ hội, giáo viên khuyến khích và mời phụ huynh cùng tham
gia với trẻ ở một số hoạt động, trò chơi phù hợp được tổ chức trong lễ hội. Thông
qua các hoạt động trong mỗi lễ, hội giúp phụ huynh nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
khi đến trường và trong quá trình học tập tại trường .
4. Kết luận:
Giáo dục nghệ thuật âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở
trường mầm non đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ.
Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo từ 5-6 tuổi. khi trẻ được giáo dục âm nhạc thông qua các
hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non trẻ được:
Phát triển khả năng ngôn ngữ ở trẻ.
Lĩnh hội thêm nhiều kiến thực mới, kỹ năng mới giúp phát triển tư duy của trẻ.
Thỏa sức sáng tạo, thể hiện năng khiếu vốn có của trẻ.
12


Giúp trẻ thực sự có sự tự tin trước đám đông, tâm trạng vui thích, hứng khởi, tích
cực; các mục đích mục tiêu phát triển phải đạt được theo đúng chương trình kế
hoạch đặt ra phù hợp với chủ điểm, chủ đề theo tháng, tuần, ngày.
Giáo dục nghệ thuật cho trẻ 5-6 tuổi qua các hoạt động trải nghiệm ở trường mầm
non đảm bảo mục tiêu “học mà chơi, chơi mà học” đồng thời giúp cho việc học trở
nên thú vị hơn đối với trẻ và việc dạy trở nên thú vị, dễ dàng hơn đối với người dạy.
Nhận xét chung

Người viết

…………………………………………………..

…………………………………………………..
…………………………………………………..
Bình Thạnh, ngày

tháng

năm 2019

HIỆU TRƯỞNG

13

Cao Thị Trà Giang


MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG

Tiết mục ca múa bài “Cuội ơi đừng
buồn” vui lễ trung thu

Giờ hoạt động phòng Âm nhạc

Tiết mục múa bài “Tâm Tình Cô Giáo Mầm
Non” nhân ngày nhà giáo việt nam 20-11

14

Giờ chơi góc âm nhạc



Gìơ thể dục đồng diễn giữa giờ

Tham gia hội thi Arobic

Lễ hội giỗ tổ Vua Hùng

Hoạt động học kỹ năng

15


Mẫu 5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐƠN VỊ
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng ….. năm….
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC
CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM
NON
Tên tác giả sáng kiến: …………………………………………...............................
Chức vụ:…………………………………………………………………………….
Tên Thành viên Hội đồng chấm, đánh giá:………………………………………….
…........................................................................................................................................
..............................................................................................................................
Điểm chấm:
Mục


Nhận xét đề tài

Điểm
Qui định
90đ

Điểm
đạt

I. Nội dung
a. Tính mới:
……………………………………………………….
30
……………………………………………………….
b. Tính khoa học:
……………………………………………………….
10
……………………………………………………….
c. Tính thực tiễn:
……………………………………………………….
20
……………………………………………………….
d. Tính hiệu quả:
……………………………………………………….
30
……………………………………………………….
II. Hình thức
10đ
……………………………………………………….

10
……………………………………………………….
TỔNG CỘNG
100
Nhận xét của người đánh giá: (căn cứ vào thuyết minh, bằng chứng, tài liệu nộp
kèm theo sáng kiến)
16


1. Tính mới trong phạm vi đơn vị:

Có  Không 

2. Đã được áp dụng/áp dụng thử tại đơn vị:

Có  Không 

3. Khả năng mang lại lợi ích:

Có  Không 

Cụ thể là:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Phạm vi áp dụng mở rộng:
a)

Được áp dụng trong phạm vi cấp cấp sở, ngành, quận:

b)


Được áp dụng ở phạm vi Thành phố:

c)

Đượp áp dụng ở phạm vi ngoài Thành phố:


Có 

Không 

Có  Không 
Có  Không

Bình Thạnh, ngày … tháng …. năm …

Thành viên Hội đồng
Giám khảo 01:………………
Giám khảo 02:………………

17



×