Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Tích hợp kiến thức văn thơ, tục ngữ, ca dao vào giảng dạy một số bài phần tự nhiên Địa lí 10 - THPT theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 74 trang )

SỞ GD & ĐT TỈNH VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT TAM ĐẢO 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN THƠ, TỤC NGỮ, CA DAO
VÀO GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI PHẦN TỰ NHIÊN ĐỊA LÍ 10 – THPT THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT HỌC SINH

Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Mai
Mã sáng kiến: 11.58.02

Vĩnh Phúc, năm 2020


MỤC LỤC
Trang
1. Lời giới thiệu……………………………….……………………………………....
1.1. Lí do chọn đề tài………….….………….….………….….………….….……
1.2. Mục đích………….….………….….………….….………….….………….….
1.3. Điểm mới của sáng kiến ………….….………….….………….….………….
2. Tên sáng kiến……………………………….……………………………………….
3. Tác giả sáng kiến………….…………………………………….……………………
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến………………………………………………………..….
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến ……………………………………………………….…
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử………………………….….
7. Mô tả bản chất của sáng kiến……………………………….…………………………
7.1. Về nội dung sáng kiến ………….….………….….………….….………….….
7.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ….….………….….………….….…………....


a. Dạy học tích hợp, liên môn ……………….……………….……………..
b. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực ……………….……….…
c. Thực trạng tích hợp kiến thức ……………….……………….…………
d. Những điều kiện cho việc nghiên cứu……………….………………..….
7.1.2. Các bước thực hiện giải pháp……………….……………….……………
a. Bước 1 - Xây dựng hệ thống nội dung cần tích hợp……………….…….
b. Bước 2 - Biên soạn hệ thống văn thơ ……………….……………….….
c. Bước 3 – Cách khai thác nội dung ……………………………………………
d. Bước 4 - Thiết kế giáo án, dạy thực nghiệm…………………………….
e. Bước 5 - Kiểm tra, đánh giá…………………………….………………
7.1.3. Ý nghĩa ……………….……………………………….…………………
7.2. Tính khả thi và khả năng áp dụng của sáng kiến…………………….....…….
8. Những thông tin cần được bảo mật: ………………………………………………..
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến……………………………………….
9.1. Điều kiện cần thiết………….….………….….………….….………….….…
9.2. Một số vấn đề cần lưu ý………….….………….….………….….……………
9.3. Bài học kinh nghiệm………….….………….….………….….………….….…
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến ………………………………………….....
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả………….….………….….………….….………….….………
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân………….….………….….………….….………….…
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử …………………..…..
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………....
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………….

1
1
3
3

4
4
4
4
4
4
5
5
5
6
7
9
9
10
15
37
41
53
54
55
56
56
56
57
58
58
58
61
64
65

66


DANH MỤC VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

DTNT

Dân tộc nội trú

GDPT

Giáo dục phổ thông

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa

THPT


Trung học phổ thông


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Thơ, ca dao, tục ngữ là những sáng tác văn học có vần, nhạc điệu, giàu hình
ảnh, kết cấu ngắn gọn dễ nhớ phản ánh nhận thức tâm tư của con người trước các
hiện tượng đời sống trong đó có các hiện tượng tự nhiên. Việc sử dụng kiến thức
văn học, thơ, ca dao, tục ngữ vào bài dạy là một công cụ để tạo hứng thú cho học
sinh, để minh họa cho bài học, ... để củng cố, kiểm tra kiến thức và đánh giá khả
năng vận dụng của các em vào những tình huống cụ thể, phù hợp với quan điểm
“học đi đôi với hành” lý thuyết gắn với thực tiễn cuộc sống.
Việc sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí cũng mang nhiều ý
nghĩa tích cực với việc học môn Ngữ văn, làm cho các em hiểu được phần hiện
thực cuộc sống phản ánh trong thơ, trong ca dao tục ngữ. Hơn nữa, việc sử dụng
văn thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí cũng hoàn toàn phù hợp với quan
điểm tích hợp liên môn của Bộ giáo dục và Đào tạo hiện nay.
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ
trọng tâm "đột phá chiến lược" đó là: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào
tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Đổi mới
nền giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển chương
trình giáo dục của thế giới và bắt kịp nền giáo dục của các nước tiên tiến.
Chính vì thế, việc đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri thức nhằm đáp
ứng sự thay đổi của cuộc sống phát triển không ngừng là một tất yếu. Đổi mới
phương pháp dạy học trước hết là đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng
lực người học và cuối cùng là vì mục tiêu đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu
phát triển đất nước.

Có thể xem đây là một điều kiện tiên quyết trong việc thực hiện Nghị quyết số
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa 13: "Tạo chuyển biến căn bản,
toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người
và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến
thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa
trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh".
Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí là một nhiệm vụ quan trọng của người
giáo viên Địa lí trong nhà trường phổ thông, góp phần vào việc vào việc thực hiện
thành công công cuộc đổi mới giáo dục cả nước.
1


Dạy học từng môn riêng rẽ như hiện nay có tác dụng cung cấp kiến thức
khoa học, loogic, có hệ thống của từng lĩnh vực vào điều kiện phân hóa theo định
hướng nghề nghiệp của học sinh. Tuy nhiên điều này cũng nảy sinh những bất cập
như khó phát triển năng lực học sinh dẫn đến tâm lí giáo viên nào cũng coi môn
của mình là quan trọng, môn nào cũng muốn đưa nhiều kiến thức vào sách giáo
khoa dẫn đến quá tải đối với học sinh. Tích hợp và dạy học tích hợp sẽ khắc phục
được những bất cập trên.
Địa lí học là môn học có tính khái quát cao và kiến thức địa lí có mối liên
hệ, sử dụng các thành tựu của các môn học khác như toán học, hóa học… trong đó
thơ, tục ngữ, ca dao có mối quan hệ chặt chẽ với địa lí học. Chính vì vậy, sử dụng
thơ, tục ngữ, ca dao trong giảng dạy địa lí giúp cho giáo viên và học sinh chủ
động trong quá trình dạy và học, đem lại hiệu quả tích cực, nâng cao chất lượng
giáo dục bộ môn.
Tục ngữ, ca dao, dân ca - Một loại hình văn hóa độc đáo của người dân Việt
Nam; là những sáng tác dân gian được truyền miệng, phổ biến rộng rãi từ đời này
qua đời khác. Nó thể hiện mọi mặt của cuộc sống. Trong quá trình lao động, lý trí
của con người, cảm quan thẩm mỹ được tôi luyện, thể hiện những quan sát, những
kinh nghiệm về sản xuất, về thời tiết, về trồng trọt, chăn nuôi... Mặc dù cho đến

nay với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật công nghệ hiện đại, sự hiểu biết của
loài người về thế giới đã có nhiều tiến bộ, song những câu tục ngữ, ca dao vẫn còn
nguyên giá trị đối với môn Địa lí.
Việc sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí tự nhiên là hoàn toàn
có cơ sở lí luận và thực tiễn. Điểm giao hòa giữa thơ, ca dao tục ngữ và Địa lí tự
nhiên là đều phản ánh đặc điểm của tự nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên với tự
nhiên, ảnh hưởng của tự nhiên đến đời sống kinh tế xã hội. So với Địa lí thì thơ,
ca dao, tục ngữ mô tả tự nhiên mang tính chất hình ảnh, nghệ thuật làm cho người
đọc, người nghe dễ nhớ hơn.
Nói cách khác, vận dụng văn thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lí bản
chất là việc dạy học tích hợp, liên môn theo định hướng phát triển năng lực và
phẩm chất người học. Vấn đề đặt ra là sử dụng văn thơ, ca dao, tục ngữ trong dạy
học Địa lí như thế nào, sao cho hiệu quả?
Để trả lời câu hỏi này, tôi xin được đưa ra kinh nghiệm của mình chia sẻ với
các bạn đồng nghiệp thông qua đề tài: “Tích hợp kiến thức văn thơ, tục ngữ, ca dao
vào giảng dạy một số bài phần tự nhiên Địa lí 10 - THPT theo hướng phát triển
năng lực và phẩm chất học sinh”.
2


1.2. Mục đích
- Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong dạy học tích hợp, liên
môn kiến thức văn thơ, tục ngữ, ca dao vào giảng dạy phần tự nhiên Địa lí 10 –
THPT để dạy học theo hướng tích cực, nhằm định hướng phát triển năng lực và
phẩm chất cho học sinh.
- Với học sinh:
+ Giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực và phẩm chất cốt lõi.
Giáo dục sâu sắc thái độ, hành vi tích cực cho học sinh, giáo dục lòng nhân ái,
tình yêu quê hương đất nước, sống có lí tưởng, hoài bão và trách nhiệm.
+ Các chủ đề tích hợp, liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, sẽ

tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời, phẩm chất và
năng lực của người học cũng được hình thành và phát triển qua
các hoạt động giao lưu, kết nối, tương tác với thực tiễn đời sống
để khơi dậy hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao
hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa
văn hóa thế giới…
+ Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết
các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
- Đối với giáo viên:
+ Dạy học theo các chủ đề tích hợp, liên môn không những giảm tải cho
giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn
có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên.
+ Cung cấp cho giáo viên các tư liệu về văn học, thơ, ca dao, tục ngữ liên
quan đến dạy học Địa lí tự nhiên, giải thích nội dung Địa lí chứa đựng trong các
câu thơ, câu ca dao tục ngữ đó.
+ Làm đa dạng, sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực nhằm giúp người học chủ động, tích cực khai thác kiến thức.
+ Đề tài là kinh nghiệm quý báu để chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp mở
rộng sử dụng kiến thức liên môn, môn văn học, ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong
nhiều bộ môn, giúp giáo viên sưu tầm, sáng tác văn học vào mục đích giảng dạy.
1.3. Điểm mới của sáng kiến
- Tìm ra một trong những giải pháp để dạy học tích cực, nhằm hình thành,
phát triển được năng lực và phẩm chất cho học sinh theo định hướng của chương
trình GDPT mới.
3


- Đổi mới theo hướng này sẽ giúp các em có thể vận dụng được kiến thức
để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Giúp học sinh hình thành, phát
triển các năng lực và phẩm chất cốt lõi mà thực tế xã hội yêu cầu. Giáo dục sâu

sắc thái độ, hành vi tích cực, giáo dục lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước,
sống có lí tưởng, hoài bão và trách nhiệm cho học sinh.
- Việc sử dụng văn thơ, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Địa lí 10 – nhất
là phần Địa lí tự nhiên giúp cho giáo viên có nhiều lựa chọn trong khâu thiết
kế bài dạy, đa dạng hình thức tổ chức và phương pháp dạy học. Vai trò của
người thầy trong tiết dạy được nâng cao, dẫn dắt học sinh tìm tòi, khám phá
kiến thức, nhớ bài lâu hơn.
2. Tên sáng kiến
“Tích hợp kiến thức văn thơ, tục ngữ, ca dao vào giảng dạy một số bài phần tự
nhiên Địa lí 10 - THPT theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh”
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Mai.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Tam Đảo 2, huyện Tam Đảo.
- Số điện thoại: 0986310299
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Tác giả cùng với sự hỗ trợ của các tổ nhóm chuyên môn, Trường THPT
Tam Đảo 2, trường THPT DTNT Tỉnh về kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật
trong quá trình viết sáng kiến và dạy thực ngiệm sáng kiến.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Dạy học tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực và phẩm
chất người học.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
“Tích hợp kiến thức văn học, ca dao, tục ngữ vào giảng dạy một số bài
phần tự nhiên Địa lí 10 - THPT để dạy học theo định hướng phát triển năng lực
và phẩm chất học sinh” được dạy thực nghiệm:
- Ở trường THPT Tam Đảo 2 từ năm học 2017-2018.
- Ở trường THPT DTNT Tỉnh từ năm học 2018-2019.

4



7. Mô tả bản chất của sáng kiến
- Nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu các tác phẩm văn thơ, ca dao, tục ngữ
có giá trị kiến thức Địa lí áp dụng cụ thể vào các tiết dạy trong phần tự nhiên
chương trình Địa lí 10 – THPT để dạy học theo định hướng phát triển năng lực và
phẩm chất người học. Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy có hiệu quả
làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn trong các trường bạn, trong toàn tỉnh và cho
những năm học sau.
- Phạm vi: Đề tài tập trung tìm hiểu các tác phẩm văn thơ, ca dao, tục ngữ
có giá trị kiến thức Địa lí áp dụng cụ thể vào các tiết dạy trong chương trình Địa lí
10 – THPT ban cơ bản phần Địa lí tự nhiên.
- Đối tượng: Chương trình Địa lí lớp 10 – THPT ban cơ bản, giúp học sinh
học tập tích cực, biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiến trong
cuộc sống.
7.1. Về nội dung của sáng kiến
7.1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
a. Dạy học tích hợp, liên môn
* Cơ sở lý luận
Dạy học tích hợp, liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng
trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy
tính tích cực của học viên, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các
nhà trường.
Dạy học tích hợp, liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa
giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học,
tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau.
Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các
phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này.
Việc sử dụng kiến thức liên môn có vai trò quan trọng trong giảng dạy giữa
môn Văn học, ca dao, tục ngữ và Địa lí cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ.

“Địa lí thể hiển toàn bộ hoặc một phần bề mặt tự nhiên của Trái Đất và
các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, dân cư cùng tình hình phân bố của chúng trên bề
mặt đó. Địa lí học là là môn học về sự biến đổi vị trí không gian về hiện tượng tự
nhiên và con người trên Trái Đất”.

5


“Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã
hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu,
cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ”.
Văn học có vô vàn chức năng: "văn dĩ tải đạo", văn thơ làm vũ khí chiến đấu
chống lại cường quyền, chức năng "mua vui", chức năng nhận thức, giáo dục, chức
năng thẩm mĩ....
Từ việc trình bày hai khái niệm và chức năng của 2 bộ môn ta thấy giữa
môn Văn học, ca dao, tục ngữ và Địa lí có mối quan hệ chặt chẽ về kiến thức. Cả
hai bộ môn đều có chức năng nhận thức và giáo dục thái độ hành vi cho người
học. Trong quá trình phát triển môn Văn học và Địa lí đều tồn tại và phát triển
song song trước nhu cầu tìm tòi, khám phá cái mới, trước nhu cầu của cuộc sống.
Trong kiến thức văn học có kiến thức địa lí và ngược lại. Chúng ta có thể minh
chứng bằng các ví dụ sau:
Đời Lê có câu ca dao:
Đường lên Mường Lễ bao xa
Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh
Để phản ánh về sự xa xôi, hiểm trở, nguy hiểm khi lên Mường Lễ (thị xã
Mường Lay ngày nay) tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh trăm bảy mươi thác,
trăm ba mươi ghềnh. Kiến thức địa lí trong câu ca dao đề cập cụ thể tới một địa
danh, đặc điểm địa hình của vùng Tây Bắc hiểm trở.
* Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế, việc sử dụng văn học trong giảng dạy địa lí đòi hỏi người giáo

viên phải tâm huyết với nghề, sáng tạo trong dạy học, luôn tìm tòi, mở rộng kiến thức
đặc biệt phải nghiên cứu và có lý luận về việc tích hợp. Do hạn chế về công tác bồi
dưỡng chủ đề sử dụng kiến thức liên môn nên việc đổi mới phương pháp dạy học,
đặc biệt sử dụng thơ, tục ngữ, ca dao trong giảng dạy địa lí còn hạn chế.
Sử dụng văn học trong giảng dạy địa lí giáo viên học cách phát âm, đọc
biểu cảm các bài thơ, văn, ca dao, tục ngữ chính vì vậy sử dụng văn học trong
giảng dạy địa lí còn mang tính chất minh họa và chưa được sử dụng để học sinh
khai thác kiến thức và chưa được sử dụng vào nhiều khâu của quá trình dạy học.
Quá trình thiết kế bài dạy khi sử dụng kiến thức liên môn văn học, tục ngữ,
ca dao… người giáo viên phải đầu tư thời gian nhiều hơn và nắm vững kiến thức
chuyên môn nên không nhiều giáo viên có thể thể sử dụng văn học trong giảng
dạy địa lí một cách có hiệu quả.
6


b. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực và
phẩm chất người học
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực hay còn gọi là dạy
học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20
và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát
triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc
dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú
trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị
cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá
trình nhận thức.
Xuất phát từ bối cảnh của thời đại, từ nhu cầu phát triển đất nước, nhu cầu
phát triển nguồn nhân lực để xác định mục tiêu giáo dục phổ thông, từ đó xác định
yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học, nội dung dạy học, phương

pháp dạy học và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục.
Theo đó, các phẩm chất chủ yếu cần được hình thành và phát triển ở người
học bao gồm: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm; và các
năng lực cũng được xác định bao gồm các năng lực cốt lõi (gồm năng lực chung:
Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo; các năng
lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ, Năng lực tính toán, Năng lực tìm hiểu tự
nhiên và xã hội, Năng lực công nghệ, Năng lực tin học, Năng lực thẩm mỹ, Năng
lực thể chất) và các năng lực đặc biệt (năng khiếu).
Từ những lí do nêu ra ở trên, có thể khẳng định:
- Xây dựng, thiết kế chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực
người học là một xu thế tất yếu. Nó giúp người học có khả năng giải quyết các
vấn đề thực tiễn ngay khi rời ghế nhà trường. Nói cách khác, đào tạo phù hợp với
nhu cầu xã hội.
- Với tiếp cận năng lực, người học sẽ được trang bị kỹ năng để có thể học
cả đời. Đây là điều bắt buộc trong bối cảnh khối lượng tri thức tăng lên nhanh
chóng như hiện nay.
- Thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người
học là yêu cầu cấp bách và một nội dung quan trọng trong đổi mới căn bản, toàn
diện nền giáo dục.
7


c. Thực trạng tích hợp kiến thức văn học, tục ngữ, ca dao
vào giảng dạy phần tự nhiên Địa lí 10 – THPT theo định
hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học ở các
trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc
* Thuận lợi
Sở giáo dục hàng năm đều mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng trao đổi chuyên
môn, báo cáo chuyên đề cấp cụm và cấp Tỉnh cho giáo viên các môn học nói
chung và giáo viên môn Địa lí nói riêng về cách tiếp cận, xây dựng cũng như thực

hiện các bài dạy tích hợp liên môn trong giảng dạy.
Các nhà trường có cơ sở vật chất khá đảm bảo cho việc dạy và học. Các phòng
đều được trang bị máy chiếu, có phòng học máy tính kết nối internet tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên và học sinh khai thác thông tin, tri thức cập nhật phục vụ cho
việc dạy và học.
Đội ngữ giáo viên các trường trong toàn tỉnh nhìn chung đều có năng lực
chuyên môn tốt, tâm huyết tận tụy với nghề, luôn tìm tòi, sáng tạo, áp dụng nhiều
phương pháp giảng dạy tích cực nhằm giúp học viên nắm kiến thức có hệ thống,
trọng tâm.
Chương trình Địa lí 10 – Phần tự nhiên đề cập đến các vấn đề về Trái Đất,
hiện tượng ngày đêm, nhiệt độ, gió mưa... Nội dung rất gần gũi với học sinh, kiến
thức thực tế và được trình bày lôgic trong từng phần và từng bài học cụ thể.
Nội dung của chương trình Chương trình Địa lí 10 – Phần tự nhiên chứa
đựng nhiều trong các thể loại văn học, ca dao, tục ngữ... tạo điều kiện thuận lợi
cho giáo viên chắt lọc sử dụng có hiệu quả để giảng dạy từng tiết học cụ thể.
* Khó khăn
Nhìn chung, ở các trường – nhất là các trường huyện xa trung tâm; công tác
bồi dưỡng đặc biệt công tác bồi dưỡng tích hợp các môn học, sử dụng kiến thức
liên môn trong giảng dạy còn hạn chế, chủ yếu giáo viên tự bồi dưỡng nên trong
quá trình nhận thức và áp dụng vào giảng dạy của giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ.
Việc sử dụng văn học trong giảng dạy địa lí nếu giáo viên thiếu kỹ năng
thiết kế bài dạy sẽ dẫn đến những tri thức địa lí được ẩn chứa trong các tác phẩm
văn học đơn thuần là những ví dụ minh họa.
Đối tượng học sinh đầu vào trong tỉnh – đặc biệt là các trường vùng xa,
miền núi còn thấp nên khả năng tiếp thu kiến thức, ý thức học tập còn nhiều hạn

8


chế; kinh nghiệm cuộc sống còn ít nên việc giảng dạy tích hợp kiến thức gây khó

khăn trong quá trình nhận thức của học sinh.
Số lượng giáo viên bộ môn của mỗi trường ít nên việc trao đổi, học tập kinh
nghiệm chuyên môn hạn chế.
* Nguyên nhân
- Về phía giáo viên
Trong các buổi tập huấn, bồi dưỡng trao đổi chuyên môn, báo cáo chuyên
đề cấp cụm và cấp Tỉnh, giáo viên trong quá trình bồi dưỡng chuyên môn chưa
chú trọng đến công tác bồi dưỡng kiến thức liên môn, tích hợp kiến thức nhiều
môn học vào dạy học.
Giáo viên tâm lý còn e ngại, không mạnh dạn sử dụng văn học trong giảng
dạy, e ngại trước đánh giá của đồng nghiệp. Trong trường hợp giáo viên thiếu kinh
nghiệm giảng dạy, chuyên môn yếu việc sử dụng kiến thức liên môn trong giảng
dạy sẽ đem lại kết quả không mong muốn.
Việc tìm hiểu tâm lý học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém của giáo viên
còn hạn chế. Giáo viên chưa gắn bài học với thực tế cuộc sống, nặng về cung cấp
kiến thức bộ môn cũng là một trong những nguyên nhân việc sử dụng kiến thức
liên môn, môn văn học vào giảng dạy địa lí còn ít.
- Về phía học sinh
Đa số học sinh ở các trường huyện là con em nông thôn, miền núi, đời sống
gặp nhiều khó khăn, nhận thức chậm nên việc áp dụng kiến thức liên môn là trở
ngại đối với giáo viên để hoàn thành mục tiêu bài dạy. Trở ngại trong khâu thiết
kế bài dạy và truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Một số học sinh chưa xác định được mục tiêu học tập đúng đắn nên lười
học, thời gian đầu tư cho việc học còn ít.
d. Những điều kiện cho việc nghiên cứu
Tôi lựa chọn trường THPT Tam Đảo 2 và THPT DTNT Tỉnh vì trường có
những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu:
+ Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, sát sao chuyên môn, nỗ lực trong bối
cảnh đổi mới căn bản toàn diện ngành giáo dục.
+ Nhà trường có đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần thiết.

+ Giáo viên: Hiện đang dạy lớp 10, là giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, nhiều
năm liền đạt danh hiệu trong cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp do Sở giáo
9


dục tổ chứ và là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trong nhiều năm, có lòng nhiệt tình và
trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
+ Học sinh: Học sinh được chọn tham gia nghiên cứu đều tích cực chủ
động. Thành tích học tập của năm trước ở mức trung bình, khá trở lên.
7.1.2. Các bước thực hiện giải pháp
- Bước 1: Xây dựng hệ thống nội dung cần tích hợp.
- Bước 2: Biên soạn hệ thống thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học Địa lí
lớp 10 phần tự nhiên, giải thích nội dung Địa lí chứa đựng trong các câu thơ, câu
ca dao tục ngữ đó.
- Bước 3: Cách khai thác khía cạnh nội dung địa lí của văn thơ, ca dao, tục
ngữ phục vụ dạy học một số bài phần tự nhiên Địa lí lớp 10 –THPT.
- Bước 4: Thiết kế giáo án, dạy thực nghiệm.
- Bước 5: Kiểm tra, đánh giá.
a. Bước 1 - Xây dựng hệ thống nội dung cần tích hợp
Bài

Nội dung
tích hợp

- Mục I.3.
Trái Đất
Bài 5 trong Hệ Mặt
Vũ trụ. Trời.
Hệ Mặt - Mục II.1.
Trời và Sự luân

Trái
phiên ngày
Đất
đêm.
- Mục II.3.
Sự lệch
hướng
chuyển động
của các vật
thể.
Bài 6
Hệ quả
chuyển - Mục II. Các
động mùa trong

Giúp học sinh
Hệ thống văn thơ, tục ngữ, ca dao
phát triển
cần sử dụng
Năng
Phẩm
lực
chất
“Ông trời nổi lửa đằng đông
Toán
Yêu
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay”
học, tìm nước,
(Thơ: Buổi sáng nhà em – Trần Đăng Khoa) hiểu tự chăm chỉ
nhiên và

xã hội,
“Thời giờ ngựa chạy, tên bay,
giao
Hết trưa lại tối, hết ngày lại đêm”.
(Ca dao) tiếp,ngôn
ngữ.
“Con sông bên lở bên bồi.
Bên lở thì đục bên bồi thì trong”
(Ca dao)

“Tháng chạp là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng”
(Ca dao)
10

Tìm hiểu Chăm
tự nhiên chỉ, nhân
và xã hội, ái
sáng tạo,
tính toán,


xung
quanh
Mặt
Trời
của
Trái

Đất

năm.

Bài 9
Tác
động
của
ngoại
lực
Bài 11
Khí
quyển.
Sự
phân
bố
nhiệt
độ...

- Mục 2. Quá
trình bóc
mòn.
- Mục 4. Quá
trình bồi tụ.

- Mục III.
Ngày đêm
dài ngắn theo
mùa và theo
vĩ độ.


- Mục II.2.
Sự phân bố
nhiệt độ
không khí
trên Trái Đất

Bài 12
Sự
- Mục II. Một
phân số loại gió
bố khí chính.
áp.
Một số
loại gió
chính

“Đông qua Xuân lại đến liền,
thẩm mĩ.
Hè về rực rỡ, êm đềm Thu sang”
(Ca dao)
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
(Tục ngữ)
- “Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”
(Thơ:“Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
“Nắng chóng trưa mưa chóng tối”
(Tục ngữ)
“Nước chảy đá mòn”

Tự chủ Trách
(Tục ngữ) tự học, nhiệm,
tính toán, yêu nước
ngôn
“Thương em anh cũng muốn vô
ngữ.
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
(Ca dao)
“Bao giờ cho đến tháng ba
Tính
Chăm
Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn”
toán, giải chỉ, yêu
(Ca dao) quyết
nước.
“Những trưa tháng sáu
vấn đề,
Nước như ai nấu
tìm hiểu
Chết cả cá cờ
tự nhiên
Cua ngoi lên bờ”
và xã hội.
(Thơ: Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa)
“Từ nơi nào sóng lên
Tự chủ, Chăm
Sóng bắt đầu từ gió
tự học, chỉ, yêu
Gió bắt đầu từ đâu?”
thẩm mĩ, nước

(Thơ: Sóng-Xuân Quỳnh) tính toán,
“Gió nam thổi kiệt bảy ngày
tìm hiểu
Ruộng đồng nứt nẻ, cỏ cây úa tàn”
tự nhiên
(Ca dao) và xã hội.
“Bao giờ cho đến tháng ba
Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn”
(Ca dao
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
....................................
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
...................................
11


Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”
(Thơ: Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Bài 13 - Mục II. Các “ Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”
Ngưng nhân tố ảnh
(Tục ngữ)
đọng hưởng tới
“Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa”
hơi
lượng mưa.
(Tục ngữ)
nước
“Mặt trăng má đỏ, trời đã sắp mưa”

trong
(Tục ngữ)
khí
“Rễ Si đâm ra trắng xóa
quyển.
Mưa to gió lớn hẳn là tới nơi”
Mưa
(Ca dao)
- Mục I.2.
“Dù cho sông cạn đá mòn
Vòng tuần
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
hoàn của
Non cao đã biết hay chưa
nước.
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn”
Bài 15
(Thơ: Thề non nước -Tản Đà)
Thủy
“Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy,
quyển. - Mục II. Một
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng”
Một số số nhân tố
(Ca dao)
nhân tố ảnh hưởng
“Bạc Liêu nước chảy lờ đờ,
ảnh
tới chế độ
Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu”
hưởng nước sông.

(Ca dao)
tới chế
Hạn hán, đất chùi, lũ lụt theo
độ
Ai đem tai ách cho dân nghèo?
nước
Bởi vì rừng phá sông khô cạn
sông
Nên cá, cua, người mới ốm teo!
Phải có rễ cây mới giữ nước
Cũng như qua núi ta cần đèo
Ai ơi nuôi dưỡng môi trường sống
Nuôi dưỡng màu xanh... sự sống leo!
(Thơ: Hãy bảo vệ rừng)
“Từ nơi nào sóng lên
- Mục I.
Sóng bắt đầu từ gió
Sóng biển.
Gió bắt đầu từ đâu?”
(Thơ: Sóng-Xuân Quỳnh)
“Mồng một lưỡi trai, mồng hai lá lúa
Bài 16
Mồng ba câu liêm, mồng bốn lưỡi liềm
Sóng.
Mồng năm liềm giật, mồng sáu thật trăng
Thủy
.................................
triều.
Ba mươi chẳng thấy, mặt mày trăng đâu”
Dòng

(Bài đồng dao)
12

Tìm hiểu Yêu
tự nhiên nước,
và xã hội, chăm chỉ
tự chủ và
tự học,
thẩm mĩ.

Thẩm
mĩ, giao
tiếp,
ngôn
ngữ, sáng
tạo, giải
quyết
vấn đề

Yêu
nước,
nhân ái,
trách
nhiệm

Thẩm
mĩ, tính
toán,
ngôn
ngữ, giao

tiếp

Yêu
nước,
trách
nhiệm,
chăm chỉ


biển

“Em vui lúc trăng tròn
Chạnh lòng khi trăng khuyết
- Mục II.
Anh ơi anh có biết
Thủy triều.
Trăng hay tình lứa đôi?”
(Thơ:Trăng khuyết - Phi Tuyết Ba)
“Hôm nay chỉ có nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi”
(Thơ: Một nửa trăng – Hàn Mặc Tử)
“Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi.
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi”
(Thơ: Trăng sáng - Nhược Thủy)
“Mồng một lưỡi trai, mồng hai lưỡi hái
Mồng ba câu liêm, mồng bốn liềm cụt”
(Ca dao)
Bài 18 - Mục II. Các

“Đất nào cây ấy”.
Sinh nhân tố ảnh
(Tục ngữ)
quyển.. hưởng tới sự
“Nhất đất, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
.
phát triển ...
(Tục ngữ)
Bài 19
“Châu Phi nhiều hoang mạc
Sự
Nắng nóng và hiếm mưa
phân - Mục I. Phân
Một vùng mênh mông cát
bố sinh bố sinh vật
Xương rồng – loài cây vua”.
vaath và đất theo vĩ “Cận nhiệt ẩm gió mùa nghe quen quen thế nhỉ?
và đất độ.
Hè nóng và đông ấm, tuyết rơi cũng hiếm khi
trên
Mưa nhiều vào mùa hạ, em nhớ liền, khó chi.”
Trái
(Giáo viên Địa lí sưu tầm)
Đất
“Đất nào cây ấy”
“Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa”
Bài 20
“ Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”
Lớp vỏ
“Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa”

địa lí. - Mục II.
“Mặt trăng má đỏ, trời đã sắp mưa”
Quy
Quy luật
(Tục ngữ)
luật
thống nhất và
“Rừng nay chừng đã lụi tàn
thống hoàn chỉnh
Nhạc mưa lỡ nhịp, suối đàn còn đâu?
nhất và của lớp vỏ
Tháng ba mây vắng, trời cao
hoàn địa lí.
Lửa nung rừng cháy một màu hồng hoang
chỉnh
............................................
của lớp
Ai ơi, trả lại cho rừng
13

Tìm hiểu Chăm
tự nhiên chỉ, trách
và xã hội nhiệm
Thẩm
mĩ, sáng
tạo, giao
tiếp, tìm
hiểu tự
nhiên và
xã hội


Trách
nhiệm,
chăm
chỉ, yêu
nước.

Tìm hiểu
tự nhiên
và xã hội,
thẩm mĩ,
sáng tạo,
giao tiếp

Trách
nhiệm,
chăm
chỉ, yêu
nước.


vỏ địa


Bài 21
Quy
luật địa
đới và
quy
luật phi

địa đới

- Mục I.2.
Biểu hiện của
quy lật địa
đới.

- Mục II.2.b.
Quy luật địa
ô.

Khi mở
rộng về mối
quan hệ
giữa tự
nhiên với tự
nhiên
Để mở
rộng,
nâng
cao,
liên hệ
thực tế

Khi mở
rộng về mối
quan hệ
giữa tự
nhiên với
hoạt động

sản xuất

Tán xanh bát ngát, chim mừng hót ca
Mạch ngầm chảy bốn mùa hoa
Gầu thăm, giếng gửi đầy quà nước
trong…
(Thơ : Núi Rừng Sơn La – Cù Thâm)
“Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
Nắng vẫn đỏ, mận hồng đào cuối vụ
Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ
Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam
Muốn gửi ra em một chút nắng vàng
Thương cái rét của thợ cày, thợ cấy
Nên cứ muốn chia nắng đều cho ngoài ấy
Có tình thương tha thiết của trong này”
(Thơ: Gửi nắng cho em -Bùi Lê Dung)
“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt, bên mưa quây”
(Thơ: Sợi nhớ, sợi thương – Thúy Bắc)
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
“Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão”
“Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thủy”
“Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy”
“Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”
“Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi”
“tháng tám nắng rám trái bưởi”.
“Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang
Mây kéo lên ngàn, thì mưa như trút”
(Tục ngữ)

“Tháng Một là tháng trồng khoai
Tháng Hai trồng đậu, tháng Ba trồng cà”
“Mồng chín, tháng chín có mưa
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.
Mồng chín, tháng chín không mưa
Thì con bán cả cày bừa đi buôn.”
“Đói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”
“Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau”
(Tục ngữ)

14

Thẩm
mĩ, ngôn
ngữ, giao
tiếp.

Nhân ái,
yêu
nước,
chăm chỉ

Tự học

tự
chủ, giao
tiếp và
hợp tác,
giải

quyết
vấn đề và
sáng tạo,
ngôn
ngữ, toán
học, tìm
hiểu tự
nhiên và
xã hội,
công
nghệ, tin
học,
thẩm mĩ,
thể chất

Nhân ái,
yêu
nước,
chăm
chỉ, trung
thực,
trách
nhiệm


Khi liên hệ
đến tình
cảm của
người nông
dân với

công cụ lao
động
Khi dạy mở
rộng, liên hệ
tới chất “thi
sĩ” của
người nông
dân trước
cảnh quan
thiên nhiên

“Con trâu là đầu cơ nghiệp”
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”
“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”.
(Tục ngữ)

“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”
“Hải Vân bát ngát ngàn trùng
Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn”
“Xứ Cần Thơ nam thanh nữ tú
Xứ Rạch Giá vượn hú, chim kêu”
“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm”
(Ca dao)
“Áo rách, chi lắm áo ơi !
Khi dạy liên Áo rách trăm mảnh, không nơi rận nằm”
hệ về tình

“Anh đi anh nhớ quê nhà
yêu quê
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”
hương, đất
“Cầu cho mưa thuận, gió hòa
nước
Để tôi đi cấy, trẻ nhà nó chơi”
(Ca dao)
“Đói cho sạch, rách cho thơm”
Khi dạy mở
“Có vất vả mới thanh nhàn
rộng, liên hệ
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho”
đến sự
“ Một câu nhịn, chín câu lành”
thanh liêm,
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
đạo đức của
“Bán họ hàng xa, mua láng giềng gần”
người nông
“Mất của dễ tìm, mất lòng khó kiếm”
dân
(Tục ngữ)
“Muốn nói gian, làm quan mà nói”
“Miệng quan, trôn trẻ”
“ Ai ơi nhớ lấy câu này
Liên hệ đến
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
tính chiến
“Vạch lá tìm sâu”.

đấu trong
“Làm như nhát bỏ dĩa”
tục ngữ ca
“Ngồi dưng, ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn”
dao
“Đố ai quét sạch lá rừng
Đố ai cướp được cả rừng lòn bon”
“Đố ai cắt nước làm đôi
15


Liên hệ đến
tính nhân
văn

Vành trăng xẻ nửa, Mặt trời chia hai”
(Tục ngữ)
“Đánh kẻ chạy đi, chứ ai đánh kẻ chạy lại”.
(Tục ngữ)

b. Bước 2 - Biên soạn hệ thống văn thơ, ca dao, tục ngữ phục vụ dạy học
phần tự nhiên Địa lí 10 - THPT
Để thuận tiện cho việc sử dụng tài liệu cho giáo viên và học sinh, đối với
từng câu ca dao, tục ngữ và các trích đoạn thơ tôi đều chỉ ra nội dung địa lí được
thể hiện là gì và xắp xếp chúng theo các đơn vị bài học.
Lưu ý rằng mỗi câu ca dao tục ngữ hay trích đoạn thơ có thể sử dụng ở
nhiều bài khác nhau.
Cụ thể:
b.1. Để sử dụng cho nội dung bài dạy
Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục

của Trái Đất
Ví dụ 1: Trong bài “Buổi sáng nhà em” Trần Đăng Khoa viết:
“Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay”
Câu thơ “Ông trời nổi lửa đằng đông” phản ánh hiện tượng hàng ngày Mặt
Trời mọc phía Đông.
Tại sao? Vì Trái Đất tự quay theo chiều từ Tây sang Đông nên ta nhìn thấy
Mặt Trời mọc phía Đông và lặn phía Tây (chuyển động biểu kiến hàng ngày của
Mặt Trời).
Ví dụ 2: Ca dao có câu:
“Thời giờ ngựa chạy, tên bay,
Hết trưa lại tối, hết ngày lại đêm”.
Cụm từ “hết ngày lại đêm” phản ánh hiện tượng luân phiên ngày đêm.
Lí do: Trái Đất có dạng hình cầu, Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái
Đất nên sinh ra hiện tượng ngày đêm. Tuy nhiên do Trái Đất tự quay quanh trục nên
mọi địa điểm trên Trái đất đều lần lượt được đưa ra ánh sáng (ngày) rồi lại khuất vào
trong bóng tối (đêm).
Ví dụ 3: Ca dao Việt Nam có câu:
“Con sông bên lở bên bồi.
16


Bên lở thì đục bên bồi thì trong”
Câu thơ “Con sông bên lở bên bồi” phản ánh hệ quả sự chuyển động lệch
hướng của các vật thể trên Trái Đất. Các sông chảy theo phương kinh tuyến ở Bắc
Bán Cầu các dòng sông có bờ phải bị xói lở nhiều hơn (tương ứng, ở Bán Cầu
Nam – bờ trái) và ngược lại ở Bắc Bán Cầu các dòng sông có bờ trái được bồi
nhiều hơn (tương ứng, ở Bán Cầu Nam – bờ phải). Hiện tượng dòng sông bên lở
bên bồi làm cho sông ngòi không chảy thẳng mà thường uốn khúc quanh co nhất
là ở Đồng bằng.

Dưới góc độ khoa học, các dòng sông chảy không thẳng mà uốn khúc là do 2
nguyên nhân chính: địa hình và lực Côriôlit. Dòng sông có xu hướng chảy từ nơi có
địa hình cao đến nơi có địa hình thấp, những nơi có địa hình gồ ghề thì dòng sông sẽ
uốn lượn. Lực Côriôlit là hệ quả của sự tự quay quanh trục của Trái Đất.
Khi Trái Đất quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề
mặt Trái Đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ
Tây sang Đông.
Do vậy các vật thể chuyển động trên Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với
ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính).

Hình mô
phỏng
tác dụng
làm lệch
hướng
của lực
Côriolit

Sự chuyển động lệch huớng của các
vật thể trên bề mặt Trái Đất

Ở Bắc bán cầu, nếu có một dòng nước từ nam chảy về bắc, nó sẽ vì quán
tính mà duy trì tốc độ hướng đông tương đối nhanh mà lệch về phía đông; còn nếu
từ bắc chảy về nam thì tốc độ hướng đông vốn có tương đối nhỏ, nó sẽ lệch về
phía tây, giống như có ai đó đang đẩy chúng. Khi nước từ bốn phía chảy tới thì
17


nước từ nam chảy tới bắc sẽ lệch về đông, nước từ bắc chảy tới nam sẽ lệch về tây
và sẽ chảy theo ngược chiều kim đồng hồ. Nhưng tình hình trên, ở nam bán cầu sẽ

ngược lại hoàn toàn.
Lực Côriôlit tác động mạnh đến hướng chuyển động không chỉ của dòng
sông mà còn của các khối khí, các dòng biển, đường đạn bay...
Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
Ví dụ 1: Để khắc sâu kiến thức về hiện tượng “Ngày đêm, dài ngắn theo
mùa”. Tôi đọc câu tục ngữ sau:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích. Học sinh vẽ hình

Giải thích: Mùa hè ở nửa cầu Bắc (Tháng 5 Việt Nam)

- Ý nghĩa của câu nói: Ở nước ta vào khoảng tháng 6 dương lịch (tháng
năm trong câu ca dao theo âm dương lịch) có đêm ngắn hơn ngày (hay ngày dài
đêm ngắn) nên mới nói “chưa nằm đã sáng”
Còn khoảng tháng 11, 12 dương lịch (tháng mười trong câu ca dao theo âm
dương lịch) lại có ngày ngắn hơn đêm (hay đêm dài ngày ngắn) nên mới nói
“chưa cười đã tối”
- Những nơi đúng: Bắc bán cầu.
- Những nơi không đúng:
+ Xích đạo: luôn có ngày đêm dài bằng nhau.
+ Nam bán cầu: hiện tượng ngược lại. Khi Bắc bán cầu là mùa hạ thì Nam
bán cầu là mùa đông, khi Bắc bán cầu là mùa đông thì Nam bán cầu là mùa hạ.
Tháng 6 dương lịch (tháng năm âm dương lịch) Mặt Trời chuyển động biểu kiến
lên vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc (Việt
Nam) dài nên có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.

18



Vào tháng 11, 12 dương lịch (tháng 10 âm dương lịch), Mặt trời chuyển
động biểu kiến xuống vùng nội chí tuyến Nam bán cầu nên Nam bán cầu lúc này
ngày dài đêm ngắn và ở Bắc bán cầu (Việt Nam) hiện tượng ngày ngắn - đêm dài.
Hay nói cách khác: Ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông
góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất tại chí tuyến bắc (23 0 27B) nên thời gian chiếu
sáng ở nửa cầu Bắc (Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, nên
hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
Vào ngày 22/12, Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc
tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23 0 27N (Chí tuyến Nam) thì ở Việt Nam hiện tượng
đêm dài ngày ngắn do đó có câu “Ngày tháng Mười chưa cười đã tối”.
Ví dụ 2: Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du viết:
“Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”
Các hiện tượng tự nhiên được nhắc đến trong hai câu thơ trên phản ánh 2 hệ quả
của Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời:

- Hệ quả mùa trên
Trái Đất. Lưu ý rằng hiện
tượng 4 mùa chỉ thể hiện
rõ ở vùng ôn đới. Ở miền
Bắc nước ta mùa xuân
thu không rõ, mang tính
chất chuyển tiếp giữa hai
mùa nóng lạnh.
Các mùa trong năm

- Hệ quả ngày đêm dài ngắn theo mùa ”Sầu dài ngày ngắn” ý nói mùa đông
ngày ngắn đêm dài. Nguyên nhân là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo
của Trái Đất và trong suốt năm trục của Trái Đất không đổi phương trong không gian
nên có thời kì bán cầu Bắc hoặc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm thời

gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
Ví dụ 3: Ca dao có câu:

19


“Tháng chạp là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng”.
Đây là câu ca dao, sử dụng khi dạy phần “các mùa trong năm”. Mỗi mùa,
có đặc điểm riêng về thời tiết khí hậu thích nghi với sự phát triển của từng loại
cây trồng nên có câu ca trên. Hiện nay sự tác động của khoa học, việc ứng dụng
các kỹ thuật trong sản xuất có thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, tuy nhiên “mùa
nào, thức nấy” vẫn rất đặc trưng.
Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên rất khăng khít, chúng hoạt động
theo một quy luật thống nhất và hoàn chỉnh. Chỉ một thành phần tự nhiên thay đổi
sẽ làm cả tổng hợp thể tự nhiên thay đổi theo, mà nguyên nhân sâu xa là sự thay
đổi của bức xạ Mặt trời, do “chuyển động biểu kiến” từ nửa cầu này sang nửa cầu
kia của Mặt trời: Khi Mặt trời chuyển động về phía cầu nào thì các yếu tố: nhiệt
độ, khí áp, hướng gió, mưa, sự phát triển của sinh vật sẽ thay đổi tạo ra cảnh quan
địa lý đặc trưng theo mùa.
Ví dụ 4: Ca dao có câu:
“Đông qua Xuân lại đến liền,
Hè về rực rỡ, êm đềm Thu sang”
Câu ca dao phản ánh hiện tượng mùa trên Trái Đất. Một năm chia thành 4 mùa
xuân, hạ, thu, đông.
Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết khí
hậu. Nguyên nhân là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo của Trái Đất và
trong suốt năm trục của Trái Đất không đổi phương trong không gian nên có thời kì

bán cầu Bắc hoặc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm thời gian chiếu
sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
Ví dụ 5: Tục ngữ có câu:
“Nắng chóng trưa mưa chóng tối”
Vì trời nóng cường độ bức xạ Mặt Trời trực tiếp cung cấp cho mặt đất lớn,
vì bầu trời không mây nên ta cảm thấy ngày dài ra, ánh sáng Mặt Trời chói chang
hơn, còn bầu trời mưa thì âm u, nhiều mây, lượng bức xạ Mặt Trời cung cấp cho
mặt đất giảm và chủ yếu là bức xạ khuếch tán, nên ta cảm thấy thời gian được
chiếu sáng hầu như ngắn lại (mưa chóng tối).

20


Như vậy độ dài ngày đêm ngoài phụ thuộc vào đặc điểm thời tiết địa
phương (mây, mưa ...)
Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Ví dụ 1: Tục ngữ có câu “Nước chảy đá mòn”
Hiện tượng trên phản ánh tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái
Đất. Cụ thể “Nước chảy đá mòn” là kết quả của quá trình mài mòn do dòng nước.
Nước chảy tạo ra năng lượng làm phá hủy đá và cuốn đi nên “đá mòn”. Lưu ý
rằng quá trình mài mòn diễn ra chủ yếu trên bề mặt đá nên tốc độ chậm.
Ví dụ 2: Ca dao có câu:
“Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
Đầm phá ven bờ biển là một dạng địa hình có hình dáng kéo dài, được ngăn
cách với biển bởi hệ thống đê cát và có cửa thông nối với biển. Cửa đầm phá có
thể một hoặc nhiều, mở thường xuyên hoặc định kỳ về mùa mưa lũ, thậm chí bị
đóng kín nhưng vẫn trao đổi với biển phía ngoài nhờ thẩm thấu hay chảy thấm
qua thân đê cát chắn.
Đầm phá được hình thành ở nơi giàu nguồn bồi tích cát ven bờ, động lực

sóng mạnh và thuỷ triều không lớn.
Đầm phá ven bờ có mặt ở nhiều nơi, chiếm khoảng 13% chiều dài đường bờ
đại dương thế giới. Ở Việt nam, các đầm phá tập trung ở Miền Trung. Từ Thừa Thiên
- Huế tới Ninh Thuận, có 12 đầm phá tiêu biểu với tổng diện tích khoảng 458km 2,
phân bố trên khoảng 21% chiều dài bờ biển Việt Nam. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu
Hai ở Thừa Thiên - Huế dài 70 km, rộng 216 km2 thuộc loại lớn nhất Đông Á và loại
lớn trên thế giới. Phá Tam Giang ngày xưa hai bên bờ là những đầm lầy đầy lau lách
- nơi có sào huyệt của một nhóm cướp khét tiếng vào thời kỳ bấy giờ - cho nên
thương em mà không dám vô cớ là vậy.
Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
Ví dụ 1: Ca dao Việt Nam có câu:
“Bao giờ cho đến tháng ba
Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn”
Ý nghĩa câu ca dao: ở Bắc Bộ nước ta tháng 3 (tức tháng 4 dương lịch) thời tiết
nóng lên.

21


Nguyên nhân là do Mặt trời chuyển động biểu kiến lên Bắc bán cầu nên
lượng bức xạ nhận được lớn. Hơn nữa gió mùa đông bắc xuất phát từ áp cao Xibia
thổi yếu nên nhiệt độ tăng cao. Do vậy “bà già cất chăn”.
Ví dụ 2: Trong bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa có đoạn:
“Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ”
Tháng 6 ở đồng bằng Bắc Bộ nhiệt độ thường cao.
Nguyên nhân là bởi khoảng thời gian này đồng bằng có hiện tượng Mặt
Trời lên thiên đỉnh, góc nhập xạ lớn, thời gian chiếu sáng dài nên nhiệt độ của

nước thường cao vì vậy nước như được nấu sôi rất nóng khiến chết cá cờ, cua ở
trong hang phải ngoi lên bờ.
Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
Ví dụ 1: Trong bài thơ “Sóng” Xuân Quỳnh viết:
“Từ nơi nào sóng lên
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?”
“Gió bắt đầu từ đâu” Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao (trị
số > 1013,25 mb) về nơi áp thấp (trị số < 1013,25 mb).
Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch về khí áp.
Ví dụ 2: Ca dao có câu:
“Gió nam thổi kiệt bảy ngày
Ruộng đồng nứt nẻ, cỏ cây úa tàn”
Giáo viên có thể dùng câu ca dao này để nói đến thời tiết khô nóng những
ngày có gió phơn ở miền Trung nước ta.
Cơ chế hình thành gió phơn: Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi
chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao. Nhiệt độ giảm theo tiêu chuẩn của khí ẩm,
trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,60C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây
hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió.
Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều. Nhiệt độ
tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng
10C. Vì vậy sườn khuất gió có gió khô và rất nóng (gió phơn).
22


×