Tải bản đầy đủ (.pdf) (251 trang)

Nghiên cứu phương thức chuyển dịch hàm ý trong câu hỏi từ tiếng đức sang tiếng việt (dựa trên cứ liệu dịch phẩm văn học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 251 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ BÍCH THỦY

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH
HÀM Ý TRONG CÂU HỎI
TỪ TIẾNG ĐỨC SANG TIẾNG VIỆT
(Dựa trên cứ liệu dịch phẩm văn học)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ BÍCH THỦY

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH
HÀM Ý TRONG CÂU HỎI
TỪ TIẾNG ĐỨC SANG TIẾNG VIỆT
(Dựa trên cứ liệu dịch phẩm văn học)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh-đối chiếu
Mã số: 62 22 02 41

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS. TS. LÂM QUANG ĐÔNG
2. TS. LÊ TUYẾT NGA
Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Các thông tin trích
dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Nghiên cứu sinh

Lê Thị Bích Thủy


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Trường Đại học Ngoại ngữ cũng như
Ban chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đức, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc
gia Hà Nội đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể tập
trung nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Lâm Quang Đông và TS. Lê Tuyết Nga hai người thầy đã đưa ra những hướng dẫn, góp ý về mặt phương pháp luận cũng như
nội dung nghiên cứu để luận án được hoàn thành có chất lượng.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các nhà khoa học đã góp ý để tôi hoàn thiện luận
án.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các nghiên cứu sinh và sinh viên
của Viện Herder, Viện Dịch và Ngôn ngữ học Ứng dụng - Đại học Leipzig cũng như
giảng viên và sinh viên của các trường đại học khác ở Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng
hòa Áo, các chuyên gia của Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức đã và đang công tác tại
Việt Nam; các thầy giáo, cô giáo hiện đang công tác tại Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội
và Viện Ngôn ngữ; các bạn sinh viên học cao học ngành Ngôn ngữ Đức tại Đại học
Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội; dịch giả Đinh Bá Anh - những người đã hỗ
trợ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
án.
Hà Nội, tháng 5 năm 2020
Nghiên cứu sinh

Lê Thị Bích Thủy
0


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

5

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

6


MỞ ĐẦU

7

1. Tính cấp thiết của luận án ....................................................................................... 7
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 9
4. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu......................................................................... 9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................... 16
6. Bố cục của luận án ................................................................................................ 17
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 19
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 19
1.1.1 Nghiên cứu về câu hỏi .................................................................................. 19
1.1.2 Nghiên cứu về hàm ý và hàm ý trong câu hỏi .............................................. 23
1.1.3 Nghiên cứu về phương thức dịch và phương thức dịch hàm ý..................... 26
1.2 Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 31
1.2.1 Hàm ý và các vấn đề liên quan .................................................................... 31
1.2.2 Câu hỏi có hàm ý trong tiếng Đức ............................................................... 37
1.2.3 Dịch thuật và đánh giá dịch thuật ................................................................ 41
1.3 Tiểu kết ................................................................................................................ 51
CHƯƠNG 2. HÀM Ý QUY ƯỚC TRONG CÂU HỎI TIẾNG ĐỨC VÀ
PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH

53

2.1 Cơ chế tạo hàm ý quy ước trong câu hỏi tiếng Đức ........................................... 53
2.1.1 Các diễn đạt trực chỉ diễn ngôn ................................................................... 54
2.1.2 Cấu trúc cú pháp .......................................................................................... 82
1



2.1.3 Các thực từ chỉ thái độ của người nói ......................................................... 84
2.1.4 Các diễn đạt trực chỉ xã hội ......................................................................... 85
2.2 Các loại nghĩa hàm ý quy ước trong câu hỏi tiếng Đức...................................... 86
2.2.1 Kỳ vọng/ gợi ý của người nói đối với người nghe........................................ 86
2.2.2 Thái độ của người nói đối với người nghe/ người thứ ba ............................ 87
2.2.3 Thái độ/ cảm xúc của người nói đối với điều được nói ra ........................... 88
2.3 Phương thức chuyển dịch hàm ý quy ước trong câu hỏi tiếng Đức sang tiếng
Việt ............................................................................................................................ 90
2.3.1 Dùng trợ từ/ phó từ/ liên từ/ thán từ ............................................................ 91
2.3.2 Chuyển đổi ngữ nghĩa .................................................................................. 95
2.3.3 Chuyển đổi ngữ pháp ................................................................................. 100
2.3.4 Dịch câu hỏi không dùng đại từ nghi vấn/ phó từ hoặc tác tử hỏi ........... 102
2.4 Tiểu kết .............................................................................................................. 103
CHƯƠNG 3. HÀM Ý HỘI THOẠI TRONG CÂU HỎI TIẾNG ĐỨC VÀ
PHƯƠNG THỨC CHUYỂN DỊCH

104

3.1 Cơ chế tạo hàm ý hội thoại trong câu hỏi tiếng Đức ........................................ 104
3.1.1 Tuân theo nguyên tắc cộng tác .................................................................. 104
3.1.2 Vi phạm nguyên tắc cộng tác và phương châm hội thoại .......................... 105
3.2 Phương thức chuyển dịch hàm ý hội thoại trong câu hỏi tiếng Đức sang tiếng
Việt .......................................................................................................................... 114
3.2.1 Chuyển đổi ngữ pháp ................................................................................. 115
3.2.2 Dùng trợ từ/ phó từ/ liên từ ........................................................................ 121
3.2.3 Chuyển đổi ngữ nghĩa ................................................................................ 126
3.2.4 Dịch nguyên văn ......................................................................................... 134
3.3 Tiểu kết .............................................................................................................. 135
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN CHUYỂN DỊCH HÀM Ý

TRONG CÂU HỎI TỪ TIẾNG ĐỨC SANG TIẾNG VIỆT

137

4.1 Đánh giá bản dịch trên phương diện lí thuyết ................................................... 137
4.1.1 Chuyển dịch được hàm ý ............................................................................ 138
2


4.1.2 Chuyển dịch một phần hàm ý ..................................................................... 142
4.1.3 Không chuyển dịch được hàm ý ................................................................. 143
4.1.4 Không dịch hoặc dịch sai ........................................................................... 144
4.2 Đánh giá bản dịch theo thực nghiệm điều tra ................................................... 148
4.2.1 Đánh giá bản dịch theo tiêu chí hàm ý ...................................................... 148
4.2.2 Đánh giá bản dịch theo tiêu chí chuẩn mực ngôn ngữ .............................. 168
4.3 Tiểu kết .............................................................................................................. 175
KẾT LUẬN

176

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN

180

TÀI LIỆU THAM KHẢO

182

PHỤ LỤC


200

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bản dịch 1: Bà lớn về thăm
Bản dịch 2: Bà tỷ phú về thăm quê
BLGCL:

Bà lớn Giang Cẩm Lai

CZ:

Clara Zachanassian

KL:

Khối liệu

LCC:

Lê Chu Cầu

PĐT:

Phiếu điều tra

PTH:


Phạm Thị Hoài

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các cơ chế tạo hàm ý quy ước ..................................................................53
Bảng 2.2: Nhóm “các diễn đạt trực chỉ diễn ngôn” ..................................................54
Bảng 2.3: Phương thức chuyển dịch hàm ý quy ước ................................................91
Bảng 3.1: Cơ chế tạo hàm ý hội thoại ....................................................................102
Bảng 3.2: Phương thức chuyển dịch hàm ý hội thoại ............................................114
Bảng 4.1: Đánh giá việc chuyển tải hàm ý ở hai bản dịch .....................................136
Bảng 4.2: Đánh giá tính chuẩn mực ngôn ngữ của hai bản dịch ...........................137

5


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Lựa chọn hàm ý đối với câu 8 ............................................................167
Biểu đồ 4.2: Lựa chọn hàm ý đối với câu 3 ............................................................167
Biểu đồ 4.3: Đánh giá câu 7.1 .................................................................................169
Biểu đồ 4.4: Đánh giá câu 21.1 ...............................................................................170
Biểu đồ 4.5: Đánh giá câu 1.1 .................................................................................171
Biểu đồ 4.6: Đánh giá câu 1.2 .................................................................................172
Biểu đồ 4.7: Đánh giá câu 2.2 .................................................................................173
Biểu đồ 4.8: Đánh giá câu 10.2 ...............................................................................174
Biểu đồ 4.9: Đánh giá câu 11.1 và 11.2 ..................................................................174

6



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Trong cuộc sống thường ngày, câu hỏi là một dạng câu rất phổ biến và có mặt
trong tất cả các ngôn ngữ, vì dân tộc nào cũng có nhu cầu trao đổi thông tin. Thông
thường, qua hành động hỏi, người nói muốn được bổ sung thông tin mình còn thiếu
(thông qua câu hỏi chính danh). Ngoài ra, câu hỏi còn mang nhiều chức năng khác
mà dấu hiệu hình thức chỉ là vỏ bên ngoài. Đằng sau nó là những ý định, mục đích
khác mà người nói muốn gửi tới người đối thoại như: yêu cầu, phủ định, chế giễu,
mỉa mai, v.v. (thông qua câu hỏi không chính danh). Có lẽ bởi vậy mà câu hỏi, cụ thể
là hình thức cấu tạo và chức năng ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi, đã nhận được
sự quan tâm khá lớn của các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ, trong đó có các tác giả
người Việt và người Đức.
Nói tới chức năng ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi chính là nói tới vấn đề hàm
ý trong câu hỏi. Hàm ý vốn là một hiện tượng thường xuất hiện trong giao tiếp và có
thể thấy hàm ý trong tất cả các loại câu như: trần thuật, hỏi, cảm thán hay cầu
khiến, .v.v. Giao tiếp sẽ đơn giản hơn nhưng đồng thời cũng đơn điệu biết bao khi
các đối tượng giao tiếp chỉ trao đi và nhận lại đúng lượng thông tin được hiển thị trên
bề mặt phát ngôn. Nhờ hàm ý, việc trao đổi thông tin đôi khi sẽ trở nên khó khăn hơn,
thậm chí dẫn tới những hiểu lầm, xung đột, nhưng cũng làm cho nó thú vị và hấp dẫn
hơn rất nhiều. Bản thân hàm ý trong câu hỏi đã ít nhiều được đề cập tới thông qua các
nghiên cứu về câu hỏi không chính danh, song trong tài liệu tham khảo của luận án
này chưa có một công trình nào đề cập một cách trực tiếp tới vấn đề này. Đây chính
là một khoảng trống nghiên cứu mà đề tài này muốn góp phần thu hẹp lại.
Tương tự như trong giao tiếp, một tác phẩm văn học sẽ không thu hút được người
đọc nếu không có những tảng băng chìm dưới lớp vỏ ngôn ngữ. Trong văn bản, nếu
chỉ nhìn trên mặt chữ thì chỉ thấy “điều được nói đến”, nhưng nhiều khi ẩn sau văn
bản mới là thông tin tác giả muốn truyền đạt, tức là “điều được nghĩ đến”, là ý định
của tác giả [Stolze, 1992, tr. 49]. Coseriu [1980, tr. 92, dẫn theo Stolze, 1992, tr. 50]

cũng khẳng định: “Trong một văn bản, chúng ta luôn diễn đạt và hiểu nhiều hơn là
thực tế được viết ra ở đó”. Theo chúng tôi, tác phẩm “Der Besuch der alten Dame”
của Dürrenmatt [1998] hấp dẫn vì những điều ẩn sau câu chữ. Vì vậy, luận án muốn
biết nguyên nhân sâu xa tạo nên sự hấp dẫn đó, muốn tìm hiểu liệu sức hấp dẫn đó có
7


được bảo lưu ở hai bản dịch bằng tiếng Việt là “Bà lớn về thăm” của Phạm Thị Hoài
(PTH) (2006) và “Bà tỷ phú về thăm quê” của Lê Chu Cầu (LCC) (2006) hay không
và bằng cách nào mà các dịch giả có thể truyền tải được điều đó từ một ngôn ngữ vốn
rất khác với tiếng Việt là tiếng Đức sang ngôn ngữ tiếng Việt.
Việc phát hiện được hàm ý khi đọc một tác phẩm văn học không hề đơn giản,
nhưng việc truyền tải hàm ý đó sang một ngôn ngữ khác còn khó hơn rất nhiều do
dịch là sự thể hiện, tái tạo một cách chi tiết, cụ thể “điều được nghĩ đến” [Stolze,
1992, tr. 120]. Làm sao truyền tải những thứ vốn không tồn tại trên mặt chữ, mà muốn
hiểu được chúng nhiều khi không thể chỉ dựa vào văn bản, vào kiến thức ngôn ngữ,
mà phải vận dụng cả tri thức nền như sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử, xã hội, v.v.
Đây là một trong những thách thức mà các dịch giả phải đối mặt và tìm ra những
phương thức phù hợp để giải quyết. Luận án muốn tìm hiểu những thách thức đó để
áp dụng cho công việc dịch thuật và nghiên cứu, giảng dạy bởi đây cũng là một vấn
đề chưa được khai thác sâu, đặc biệt trong so sánh-đối chiếu cặp ngôn ngữ Đức - Việt.
Trên đây là những lí do dẫn tới việc thực hiện nghiên cứu này. Luận án hy vọng
sẽ góp phần vào việc bổ sung cơ sở lí luận về hàm ý trong câu hỏi tiếng Đức trong so
sánh-đối chiếu với tiếng Việt, đồng thời có những đóng góp nhất định trong việc dạy
và học ngoại ngữ, đặc biệt là trên phương diện dịch hàm ý trong câu hỏi từ tiếng Đức
sang tiếng Việt.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu chủ yếu hướng tới việc xác định những phương thức cụ thể đã được
áp dụng để truyền tải hàm ý trong câu hỏi từ tiếng Đức sang tiếng nhằm giải quyết

những khó khăn trong công tác dịch thuật, đặc biệt là dịch văn học Đức - Việt, cũng
như nâng cao hiệu quả dạy - học các học phần liên quan tới lĩnh vực Dịch thuật.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài tập trung nghiên cứu để trả lời các
câu hỏi sau đây: 1. Hàm ý trong câu hỏi tiếng Đức xuất hiện trong tác phẩm Der
Besuch der alten Dame thuộc nhóm cơ chế nào? 2. Phương thức nào được sử dụng
khi chuyển dịch hàm ý trong câu hỏi tiếng Đức sang tiếng Việt? 3. Có thể đánh giá
các câu dịch chứa hàm ý trong các bản dịch như thế nào?

8


2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã nêu ở mục 2.1, luận án đề ra các nhiệm vụ
cụ thể như sau: 1) Tổng quan tình hình nghiên cứu và xác lập cơ sở lý thuyết cho đề
tài; 2) Khảo sát câu hỏi chứa hàm ý trong tiếng Đức (qua tác phẩm “Der Besuch der
alten Dame”) và phương thức chuyển dịch sang tiếng Việt (qua hai bản dịch tiếng
Việt); 3) Đánh giá cách dịch câu hỏi chứa hàm ý từ tiếng Đức sang tiếng Việt (qua
hai bản dịch tiếng Việt).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án quan tâm trước hết tới cách thức chuyển dịch các loại hàm ý vốn tồn tại
trong câu hỏi tiếng Đức sang tiếng Việt. Các đối tượng khác của luận án là hàm ý quy
ước và hàm ý hội thoại, cụ thể là hàm ý hội thoại đặc thù vốn chỉ có thể suy ý trong
một ngữ cảnh đủ rộng. Xung quanh khái niệm hàm ý quy ước có nhiều quan niệm
trái chiều. Có người nghi hoặc sự tồn tại của cái gọi là hàm ý quy ước. Công trình
này theo quan điểm là có hàm ý quy ước, và chúng có thể được nhận ra thông qua
các dấu hiệu ngôn ngữ như diễn đạt trực chỉ diễn ngôn, trực chỉ xã hội, v.v.,
Luận án không tham vọng nghiên cứu tất cả các loại câu hỏi xuất hiện trong nhiều
tác phẩm viết bằng tiếng Đức, mà chỉ tập trung vào nghiên cứu trường hợp là tác
phẩm viết bằng tiếng Đức “Der Besuch der alten Dame” và hai bản dịch tiếng Việt là
“Bà lớn về thăm” và “Bà tỷ phú về thăm quê”. Tuy nhiên, theo chúng tôi, các loại

câu hỏi xuất hiện trong tác phẩm của Dürrenmatt cũng bao quát được nhiều câu hỏi
tiếng Đức. Chỉ những câu hỏi tiếng Đức chứa hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại có
hình thức nghi vấn (có dấu hỏi đặt ở cuối) xuất hiện trong tác phẩm “Der Besuch der
alten Dame” thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án. Công trình này không quan tâm
tới các câu hỏi chính danh, và cũng không nghiên cứu những phát ngôn tuy có giá trị
ngôn trung hỏi nhưng không có hình thức nghi vấn.
4. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu
4.1 Tư liệu nghiên cứu
Nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu trong luận án là những câu hỏi chứa hàm ý
trong tác phẩm viết bằng tiếng Đức “Der Besuch der alten Dame” của nhà văn
9


Friedrich Dürrenmatt1.
Dưới đây là tóm tắt nội dung tác phẩm “Der Besuch der alten Dame” và giới thiệu
các dịch phẩm để người đọc có thể hình dung về khách thể nghiên cứu trong đề tài2.
Tác phẩm “Der Besuch der alten Dame” ra đời năm 1956, trong bối cảnh nước
Đức đang trong thời kỳ xây dựng đất nước sau khi đã trải qua cuộc chiến tranh thế
giới lần thứ hai và gồm ba màn, có độ dài là 160 trang, 24444 từ (ấn bản năm 1998).
Theo phân tích của Matzkowski [2015], bên cạnh các phương tiện ngôn ngữ như lối
chơi chữ, sự ám chỉ, bông đùa, mỉa mai, cách ngôn, biệt ngữ, câu tỉnh lược, câu mệnh
lệnh, tính đa nghĩa, sự mơ hồ về nghĩa, v.v., có thể thấy nổi bật sự khác biệt giữa cái
được nói ra và cái được nghĩ tới. Trong toàn bộ tác phẩm chỉ xuất hiện rất ít trường
hợp mà điều được nói ra cũng chính là điều được nghĩ tới vì phần lớn các phát ngôn
được nói một kiểu nhưng phải suy ý theo kiểu khác.
Câu chuyện diễn ra ở thành phố nhỏ tên là Güllen, gần biên giới Đức và Thụy Sĩ.
Chuyện kể về bà tỉ phú Claire Zachanassian (CZ) (Bà lớn Giang Cẩm Lai) (BLGCL)
quay trở về thành phố Güllen để trả thù ông Ill (Yên) vốn là người yêu cũ từ thời
thanh niên. Ngày đó, bà đã có mang với ông, nhưng ông phủ nhận việc mình là cha
đứa bé, và trong một phiên tòa, tuy là bị cáo nhưng ông đã thắng kiện vì đút lót cho

các nhân chứng. Vì vậy, bà CZ phải khổ sở rời bỏ thành phố Güllen đi thật xa. Và
sau nhiều cuộc hôn nhân, bà trở thành người giàu có. Sau 45 năm xa quê hương, bà
trở về Güllen khi thành phố này thật nghèo nàn và bẩn thỉu. Bà đã hứa trao cho thành
phố và người dân ở đây mộ tỉ đô la, bù lại bà đòi được trả lại sự công bằng. Đó chính
là cái chết của ông Ill. Trong một cuộc họp của thành phố, tất cả người dân của Güllen
đều đồng ý trừng phạt ông Ill và kết ông vào tội tử hình. Cuối tác phẩm là cảnh ông
Ill nằm chết trên nền nhà. Bác sĩ nói rằng nguyên nhân là do ông trụy tim. Bà CZ để
xác ông Ill vào trong quan tài mà mình đã mang theo và trao cho Thị trưởng thành
phố một tờ séc trị giá một tỉ đô la rồi rời khỏi Güllen.
“Der Besuch der alten Dame” đã được công chiếu ở rất nhiều nước, trong đó có

1
2

Đây là nhà văn người Thụy Sĩ nhưng sử dụng tiếng Đức là ngôn ngữ mẹ đẻ.
Nội dung thuộc phần này đã được công bố trong công trình nghiên cứu của tác giả [Lê Thị Bích Thủy, 2018a].

10


Việt Nam. Ngoài ra, tác phẩm này cũng đã nhiều lần được dựng thành phim. Bản dịch
(30726 từ) của LCC được chọn để dàn dựng và công diễn tại Việt Nam. Còn bản dịch
(34640 từ) của PTH được Viện Goethe Hà Nội cho phép công bố trên trang mạng văn
học talawas.
4.2 Phương pháp thu thập tư liệu
4.2.1 Các bước thu thập tư liệu3:
1) Tạo khối liệu 1 (KL1) gồm 220 câu hỏi4 (kèm ngữ cảnh) trong tác phẩm “Der
Besuch der alten Dame”. Dựa trên KL1, tác giả luận án làm việc với nhóm 1 (người
Đức) gồm giáo viên và nghiên cứu sinh của Đại học Leipzig, giảng viên DAAD5 để
tham vấn. Đây là những người đã đọc tác phẩm “Der Besuch der alten Dame”. Họ

đọc tất cả các câu hỏi (và ngữ cảnh) xuất hiện trong tác phẩm này ở KL1, sau đó nêu
liên tưởng, phỏng đoán của mình về hàm ý (nếu có) trong các câu hỏi cũng như những
cơ sở để đưa ra hàm ý. Kết quả làm việc với nhóm 1 là sự phân loại những câu hỏi
chứa hàm ý và những câu hỏi chính danh. Dựa trên kiến thức về hàm ý quy ước và
hàm ý hội thoại, chúng tôi kiểm tra lại kết quả làm việc của nhóm nghiệm viên và có
những thay đổi nhất định về khối liệu cho phù hợp với lý thuyết.
2) Tạo KL2 gồm 193 câu hỏi chứa hàm ý đã được lọc từ KL1. Đây là cơ sở để
xác định được các cơ chế tạo hàm ý. 193 là số câu hỏi được khảo sát trong bản gốc
và hai bản dịch.
3) Tạo KL3 bằng cách bổ sung thêm phần tiếng Việt trong hai bản dịch cho KL2.
KL3 được sử dụng để tìm ra phương thức chuyển dịch hàm ý cũng như để đánh giá
bản dịch (xem Phụ lục 1).
4) Xây dựng PĐT (1) (tiếng Đức) - bản thử nghiệm, bao gồm 10 đoạn thoại với
21 câu hỏi chứa hàm ý ( gồm các loại: đủ thành phần, tỉnh lược, có/ không có đại từ
nghi vấn, chứa hàm ý quy ước, hàm ý hội thoại) được xây dựng và sau đó được gửi
cho nhóm nghiệm viên 2 gồm 6 học viên cao học người Đức của Đại học Leipzig
theo học ngành Ngôn ngữ Đức và Tiếng Đức như là một ngoại ngữ. Họ hoàn thành
Nội dung thuộc phần này đã được công bố trong công trình của tác giả [Lê Thị Bích Thủy, 2019a].
Đây là toàn bộ số lượng câu hỏi xuất hiện trong bản gốc.
5
DAAD là viết tắt của Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức.
3
4

11


PĐT bằng cách đọc kỹ các câu hỏi chứa hàm ý đã được in đậm (cùng đoạn thoại),
viết ra các liên tưởng, phỏng đoán về hàm ý của mình và đưa ra nhận xét, góp ý cho
PĐT.

5) Chỉnh sửa PĐT (1) để có PĐT (2), gửi PĐT (2) cho nhóm nghiệm viên 3 gồm
7 học viên cao học người Đức theo học các ngành Đức ngữ học, Dịch thuật. Nhóm 3
đọc câu hỏi (kèm ngữ cảnh), nêu liên tưởng, phỏng đoán về hàm ý (nếu có). Kết quả
thu được là một danh sách bao gồm 21 câu hỏi các loại và liên tưởng, phỏng đoán về
hàm ý của từng đối tượng tham gia khảo sát.
6) Xây dựng PĐT (3) dựa trên cơ sở phân tích và tổng hợp những hàm ý, liên
tưởng chung nhất của nhóm 3. PĐT (3) dành cho hai nhóm nghiệm viên nói tiếng
Đức là tiếng mẹ đẻ (nhóm 4 và 5).
7) Xây dựng PĐT (4) bằng cách bổ sung thêm các câu dịch tiếng Việt cho PĐT
(3). Phiếu này dành cho hai nhóm nghiệm viên sử dụng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ
(nhóm 6 và 7).
PĐT (3) và (4) phục vụ trả lời câu hỏi nghiên cứu số 3, cụ thể là để so sánh kết
quả chọn hàm ý của hai nhóm nghiệm viên người Đức/ Áo và người Việt, góp phần
vào việc làm tăng độ khách quan khi đánh giá bản dịch.
4.2.2 Nghiệm viên
Đối tượng điều tra gồm các tập hợp không đồng nhất nhưng đều liên quan tới các
thuộc tính cần nghiên cứu, đó là có kiến thức về ngôn ngữ. Việc lấy mẫu được dựa
trên cơ sở phân chia 60 nghiệm viên (16 nam, 44 nữ) thành bốn lớp và mỗi lớp có
những đặc trưng đồng nhất (mỗi nhóm gồm 15 người). Người có tuổi cao nhất là 55,
thấp nhất là 23.
- Giáo viên/ giảng viên sử dụng tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ (nhóm 4):
Nhóm này gồm 7 nam, 8 nữ (35 - 50 tuổi), sử dụng tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ. Họ
giảng dạy tại một số trường đại học của Đức và Áo, hoặc là giảng viên DAAD, đã và
đang tham gia giảng dạy tại Việt Nam. 10/15 đã có bằng thạc sĩ và 5/15 có bằng tiến
sĩ. 15/15 người đều thích đọc sách văn học, 14/15 đọc nhiều sách văn học (1 người
không đưa thông tin) và 12/15 đã đọc bản gốc bằng tiếng Đức. Trọng tâm nghiên cứu
12


của nhóm này là: Văn học trong giảng dạy tiếng Đức như là ngoại ngữ và tiếng Đức

là ngôn ngữ thứ hai, văn học và văn hóa, ngôn ngữ học, giáo học pháp/ văn hóa.
- Sinh viên sử dụng tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ (nhóm 5):
Nhóm nghiệm viên này gồm 2 nam, 13 nữ (24-36 tuổi), sử dụng tiếng Đức là
tiếng mẹ đẻ. Họ tham gia chương trình cao học tại các trường đại học của Đức (học
kỳ 2 - 6). 6/15 đã đọc tác phẩm của Dürrenmatt, 13/15 thích đọc sách văn học và
10/15 đọc nhiều sách văn học. Họ theo học các ngành sau đây: giảng dạy tiếng Đức
như một ngoại ngữ, tiếng Đức như ngôn ngữ thứ hai, dịch thuật, văn học, văn học
Đức, ngôn ngữ học nước ngoài, sư phạm ngành tiếng Đức.
- Giảng viên/ nghiên cứu viên người Việt (nhóm 6) (gọi chung là giáo viên):
Nhóm này gồm 5 nam, 9 nữ (29-55), sử dụng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ. 6/15 có
học vị thạc sĩ, 5/15 có học vị tiến sĩ và 2/15 có hàm phó giáo sư (1 nghiệm viên không
đưa thông tin). 13/15 người thích đọc sách văn học, 12/15 đọc nhiều sách văn học.
14/15 chưa đọc hai bản dịch; một người đã đọc Bản dịch 2. Nghiệm viên thuộc nhóm
này đang tham gia giảng dạy ngôn ngữ hoặc các môn học liên quan tới ngôn ngữ (như
dịch thuật) tại các trường đại học ở Việt Nam, ví dụ: Đại học Ngoại ngữ - Đại học
Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội,
Đại học Sư phạm Hà Nội hoặc đang làm việc tại Viện Ngôn ngữ. Trọng tâm nghiên
cứu của họ là: Lý luận ngôn ngữ/ tiếng Việt cho người nước ngoài, ngôn ngữ học,
dịch thuật, ngôn ngữ học so sánh-đối chiếu, từ vựng ngữ nghĩa, v.v.
- Sinh viên người Việt (nhóm 7):
Nhóm này gồm 2 nam, 13 nữ (23 - 33 tuổi), học cao học ngành Ngôn ngữ Đức
trong nước và Ngôn ngữ Đức/ Tiếng Đức là ngoại ngữ ở Đức (học kỳ 2 - 5). Họ học
các môn về văn học và ngữ dụng học vì đó là các môn bắt buộc trong chương trình
đào tạo. So với nhóm 6, các nghiệm viên nhóm 7 ít đọc sách văn học hơn (3/15 người
đọc nhiều sách văn học và cũng chỉ có 8/15 nghiệm viên thích đọc sách văn học.
4.2.3 Công cụ nghiên cứu - Phiếu điều tra
Do điều kiện thời gian và không gian, luận án lựa chọn công cụ nghiên cứu thực
nghiệm là PĐT dưới dạng văn bản. Nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành từ đầu
13



tháng 04 đến cuối tháng 09 năm 2018 và diễn ra ở Việt Nam, Đức và Áo.
- Phiếu điều tra cho hai nhóm nghiệm viên 4 và 5 (Phụ lục 2)
PĐT (3) được viết bằng tiếng Đức, bao gồm năm phần và dành cho nhóm nghiệm
viên là người nói tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ. PĐT bắt đầu bằng “Mẩu thư ngỏ” để giới
thiệu sơ qua về nghiên cứu, mục đích, tầm quan trọng của nghiên cứu, hướng dẫn
nghiệm viên về cách làm PĐT và một số lưu ý. Phần tiếp theo là tóm tắt tác phẩm
“Der Besuch der alten Dame” để nghiệm viên có thể hình dung về bối cảnh cũng như
nội dung chính của câu chuyện. Nghiệm viên bắt đầu trả lời câu hỏi từ “Phần 1”. Họ
đọc toàn bộ ngữ cảnh có câu hỏi chứa hàm ý xuất hiện và lựa chọn hàm ý phù hợp
(đã được đưa sẵn), hoặc viết thêm hàm ý khác, sau đó giải thích ngắn gọn lý do lựa
chọn cũng như đưa ra các hàm ý của bản thân. PĐT gồm 10 đoạn hội thoại trích trong
tác phẩm của Dürrenmatt và bao hàm 21 câu hỏi chứa hàm ý.
Đối với mỗi câu hỏi, 2 đến 3 hàm ý khác nhau được đưa ra để nghiệm viên lựa
chọn. Ngoài ra, họ còn có thêm không gian để ghi hàm ý của mình (nếu có) vì khi
đọc một tác phẩm văn học, nghiệm viên có thể suy luận hàm ý theo những cách khác
nhau. Scholl [2009, tr. 149-150) gọi đây là câu hỏi về quan điểm, thái độ. Ô trống
tiếp theo dành chỗ cho nghiệm viên ghi lý do lựa chọn hàm ý (câu hỏi mở). “Phần 2”
gồm các câu hỏi đóng. Nghiệm viên đưa thông tin về thói quen đọc sách, đặc biệt liên
quan tới sách văn học và tác phẩm “Der Besuch der alten Dame”. “Phần 3” liên quan
tới các thông tin của nghiệm viên, giúp người nghiên cứu xác định nghiệm viên
nghiên cứu và được xếp ở cuối phiếu hỏi nhằm giúp nghiệm viên tập trung trả lời các
câu hỏi ngay từ đầu.
- Phiếu điều tra cho hai nhóm nghiệm viên 6 và 7 (Phụ lục 3)
PĐT dành cho nhóm nghiệm viên là người nói tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ về cơ
bản giống như PĐT dành cho nghiệm viên người Đức/ Áo, chỉ có điều các đoạn thoại
đã được PTH và LCC dịch sang tiếng Việt. Bên cạnh đó, PĐT còn thêm phần đánh
giá tính chuẩn mực ngôn ngữ của các câu hỏi tiếng Đức đã được dịch sang tiếng Việt.
4.2.4 Xử lý, đánh giá dữ liệu và trình bày kết quả
Trước hết, dữ liệu được nhập vào bản Excel cũng như chương trình đánh giá

14


thống kê là phần mềm SPSS. SPSS cho các số liệu thống kê một cách chính xác nhất,
cụ thể là số người và tỷ lệ lựa chọn các phương án đưa ra liên quan tới hàm ý cũng
như đánh giá bản dịch, các bài kiểm tra để đánh giá độ tin cậy khi so sánh kết quả của
các nhóm nghiệm viên, các bảng chéo so sánh kết quả giữa các nhóm nghiệm viên.
Một số dữ liệu cũng được mã hóa và đưa vào bảng thông kê, như vậy, chúng sẽ không
làm ảnh hưởng tới giá trị cuối cùng. Trong khi đó, Excel được dùng để quản lý và sau
đó phân tích và tổng hợp kết quả của các câu hỏi mở. Sau quá trình xử lý dữ liệu là
giai đoạn phân tích và đánh giá dữ liệu. Kết quả lựa chọn hàm ý cho sẵn và đánh giá
bản dịch được trình bày dưới dạng bảng biểu với số liệu cụ thể, sau đó dữ liệu được
giải thích bằng văn bản. Để tránh viết lại các câu dịch trong các bảng biểu, biểu đồ,
luận án sử dụng hai chữ số cho các câu dịch để phân biệt số thứ tự câu dịch trong
PĐT và để phân biệt hai bản dịch. Ví dụ: câu 1.1 có nghĩa là: đây là câu dịch đầu tiên,
và là bản dịch 1; câu 1.2 có nghĩa là: câu dịch đầu tiên và là bản dịch 2; câu 2.2 có
nghĩa là: câu dịch thứ hai trong PĐT và là bản dịch 2.
4.3 Phương pháp nghiên cứu
Luận án này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp miêu tả: Nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, luận án phân
tích, miêu tả các cơ chế tạo hàm ý trong câu hỏi tiếng Đức của tác phẩm “Der Besuch
der alten Dame”. Nhưng trước đó, luận án dùng thủ pháp phân tích ngữ cảnh để phát
hiện ra đối tượng nghiên cứu là hàm ý. Việc phân tích ngữ cảnh được hiểu là: Câu
hỏi chứa hàm ý trong ngữ liệu nghiên cứu được đưa vào trong một ngữ cảnh đủ rộng,
bao gồm cả các câu đứng trước và đứng sau đó. Cũng có khi câu hỏi được xem xét
trong tương quan với toàn bộ tác phẩm. Để hiểu được hàm ý, bên cạnh việc phân tích
ngữ nghĩa, người nghiên cứu cũng sử dụng tri thức về văn hóa, xã hội liên quan tới
bối cảnh ra đời của tác phẩm.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu được áp dụng một mặt để làm rõ quan điểm của
các tác giả về những vấn đề lý thuyết liên quan tới luận án, mặt khác để thấy được sự

giống nhau và khác nhau trong quan điểm của những nhà nghiên cứu Việt Nam và
nước ngoài về khái niệm hàm ý và các loại hàm ý, khái niệm câu hỏi nói chung cũng
15


như các dạng thức và chức năng của câu hỏi nói riêng, các phương thức chuyển dịch,
các quan điểm phê bình dịch thuật cũng như tiêu chí đánh giá bản dịch. Phương pháp
đối chiếu cũng được dùng để đối chiếu các câu dịch tiếng Việt với bản gốc, qua đó
xem hàm ý vốn xuất hiện ở bản gốc được dịch như thế nào trong các dịch phẩm, và
từ đó, các phương thức cụ thể mà dịch giả sử dụng để giải quyết vấn đề hàm ý được
phân tích và tổng hợp. Thao tác so sánh được sử dụng để cho thấy mức độ tương đồng
và khác biệt trong suy luận về hàm ý của nhóm nghiệm viên người Việt và nhóm
nghiệm viên người Đức/ Áo cũng như đánh giá về “chuẩn mực ngôn ngữ” của bản
dịch giữa hai nhóm nghiệm viên người Việt. Như vậy, phương pháp này được dùng
để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số hai và số ba.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được dùng cho nghiên cứu thực nghiệm, nhằm
tăng độ tin cậy, tăng tính khách quan của việc đánh giá bản dịch (câu hỏi nghiên cứu
số ba). Tuy nhiên, chỉ có 21/193 câu hỏi thuộc ngữ liệu nghiên cứu được dùng để làm
nghiên cứu thực nghiệm.
- Thủ pháp thống kê được dùng để có số liệu cụ thể về cơ chế tạo hàm ý, về phương
thức dịch hàm ý, các thông tin về nghiệm viên và kết quả đánh giá bản dịch, cụ thể là
thống kê lựa chọn hàm ý của các nhóm đối tượng nghiên cứu để so sánh những suy
luận về hàm ý của các nhóm nghiệm viên, thống kê kết quả đánh giá của nhóm nghiệm
viên người Việt về chuẩn mực ngôn ngữ của các dịch phẩm. Như vậy, thủ pháp này
được sử dụng để phục vụ cho cả ba câu hỏi nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần làm sáng tỏ quan niệm về hàm ý, cách phân loại hàm ý cũng như
những cơ chế tạo hàm ý quy ước và hàm ý hội thoại nói chung và cơ chế tạo hàm ý
trong câu hỏi tiếng Đức nói riêng. Đây có thể là cơ sở để tiến hành các nghiên cứu

khác liên quan tới hàm ý. Với việc hệ thống hóa các loại câu hỏi trong tiếng Đức và
tiếng Việt, luận án có thể được sử dụng để phục vụ các nghiên cứu so sánh-đối chiếu
liên quan tới cặp ngôn ngữ Đức - Việt. Ngoài ra, việc đề cập một cách khá chi tiết
các phương thức chuyển dịch hàm ý cũng như giới thiệu một số quan điểm và mô
16


hình đánh giá chất lượng bản dịch sẽ tạo nền tảng cho những nghiên cứu liên quan
tới lĩnh vực dịch thuật.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên có thể được dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích đối với
công việc biên dịch nói chung và dịch văn học nói riêng. Việc chỉ ra các cơ chế cụ
thể tạo hàm ý trong câu hỏi bằng tiếng Đức, đặc biệt là cơ chế tạo hàm ý quy ước ở
chương II, sẽ giúp cho các dịch giả hiểu rõ hơn nội hàm quy ước của các diễn đạt trực
chỉ diễn ngôn, các diễn đạt trực chỉ xã hội, v.v., từ đó có thể áp dụng các phương thức
dịch phù hợp để truyền tải những hàm ý đó sang tiếng Việt. Phần đầu kết quả của
Chương 4 có thể xem là gợi ý, hướng dẫn cho dịch giả cách xử lý vấn đề dịch hàm ý.
Phần thứ hai của Chương 4 gợi mở một cách đánh giá mới theo hướng thực nghiệm
với sự tham gia của độc giả hai ngôn ngữ nguồn và đích. Ngoài ra, những kết quả
nghiên cứu này cũng rất có ý nghĩa với công tác giảng dạy Biên dịch đối với cặp ngôn
ngữ Đức - Việt. Giảng viên có thể sử dụng kết quả của Chương 2 và 3 để dạy các học
phần liên quan tới Biên dịch như Dịch văn học, Phân tích đánh giá bản dịch, v.v.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án được cấu trúc thành bốn chương
với những nội dung cơ bản sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Trong chương này, luận án giới thiệu tổng quan lịch sử cũng như tóm tắt kết quả
nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đối với những vấn đề lý
thuyết liên quan tới đề tài như hàm ý, câu hỏi cũng như các phương thức dịch thuật
và đánh giá bản dịch. Đây là cơ sở để tiến hành nghiên cứu ở những chương sau.

Chương 2. Hàm ý quy ước trong câu hỏi tiếng Đức và phương thức chuyển dịch
Chương này trước hết chỉ ra và thống kê tần suất xuất hiện những cơ chế cụ thể
tạo ra hàm ý quy ước như các diễn đạt trực chỉ diễn ngôn, trực chỉ xã hội, v.v. có
trong các câu hỏi nhằm tạo cho những câu hỏi này những hàm ý nhất định và đưa
những cơ chế có nét nghĩa hàm ý chung vào các nhóm. Nhiệm vụ tiếp theo là tổng
hợp các phương thức được sử dụng để truyền tải hàm ý quy ước sang tiếng Việt.
17


Chương 3. Hàm ý hội thoại trong câu hỏi tiếng Đức và phương thức chuyển dịch
Chương này giải quyết hai nhiệm vụ sau: 1. Nêu các cơ chế tạo ra hàm ý hội thoại
và lý do làm nảy sinh hàm ý, cụ thể: tuân theo hay vi phạm nguyên tắc cộng tác và
phương châm hội thoại; 2. Nêu phương thức được áp dụng để dịch hàm ý hội thoại.
Chương 4. Đánh giá các phương án chuyển dịch hàm ý trong câu hỏi từ tiếng
Đức sang tiếng Việt
Ở chương này, hai nghiên cứu nhỏ được thực hiện để đánh giá bản dịch: thứ nhất,
dựa trên các tiêu chí để đánh giá mức độ thể hiện hàm ý của bản dịch cũng như chuẩn
mực ngôn ngữ của 193 câu hỏi đã được dịch sang tiếng Việt (KL3); thứ hai, dựa trên
kết quả nghiên cứu thực nghiệm điều tra để đánh giá phương án dịch hàm ý và chuẩn
mực ngôn ngữ của 21 câu hỏi trong PĐT.

18


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Phần đầu của chương trình bày tổng quan về các vấn đề lý thuyết liên quan tới
luận án như nghiên cứu về câu hỏi, về hàm ý, hàm ý trong câu hỏi, về phương thức
dịch nói chung và phương thức dịch hàm ý nói riêng. Ở phần tiếp theo, đề tài đi sâu
vào những lý thuyết làm cơ sở nghiên cứu. Đó là các loại hàm ý cũng như cơ chế tạo

hàm ý, câu hỏi tiếng Đức chứa hàm ý và các vấn đề dịch thuật, đánh giá dịch thuật.
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu về câu hỏi
Theo Hentschel và Weydt [2013, tr. 376], cùng với câu hỏi, người ta sẽ nêu/ miêu
tả điều không chắc chắn liên quan tới việc xác định một nội dung, hoặc nêu/ miêu tả
một “lỗ hổng thông tin” đặc biệt. Bình thường, phát ngôn của một câu hỏi cũng đồng
thời thể hiện yêu cầu đối với người đối thoại là cung cấp cho ta thông tin còn thiếu.
Trong khi đó, Helbig và Buscha [2001, tr. 615] cho rằng câu hỏi được người nói diễn
đạt khi không có đủ thông tin về một sự việc và cần người đối thoại cung cấp cho
mình thông tin này. Câu hỏi là lời yêu cầu theo một cách đặc biệt.
Genzmer [1995, tr. 56] khẳng định một câu hỏi bao giờ cũng đi liền với câu trả
lời. Trong một tình huống hội thoại, khi thiếu thông tin và muốn lấp đầy khoảng trống
đó, người nghe sẽ đặt câu hỏi cho người đối diện. Nếu người này đưa ra câu trả lời,
có nghĩa là anh ta đã lấp lỗ hổng đó. Câu trả lời có thể bằng lời hoặc phi lời.
Đa số các tác giả phân biệt câu hỏi dựa trên hình thái - cú pháp. Họ chú ý tới vị
trí của động từ trong câu, tới sự có mặt của đại từ nghi vấn. Theo đó, hai loại câu hỏi
được nhắc tới nhiều nhất là câu hỏi có đại từ nghi vấn và câu hỏi không có đại từ
nghi vấn [Conrad, 1978; Engel, 1994/2009; Genzmer, 1995; Zifonun và cộng sự,
1997; Wöllstein-Leisten và cộng sự, 1997; Helbig và Buscha, 2001; Weinrich, 2005;
Duden, 2006; Kürschner, 2008; Habermann và cộng sự, 2009; Boetcher, 2009;
Hentschel và Weydt, 2013; Eisenberg, 2013]. Câu hỏi có đại từ nghi vấn - thường
bắt đầu với một đại từ nghi vấn hoặc một diễn đạt hỏi bao gồm nhiều thành phần, hỏi
về một phần của câu (Ví dụ: Wer hat das Haus gekauft? → Ai đã mua ngôi nhà đó?).
19


Trong khi đó, câu hỏi không có đại từ nghi vấn - đánh dấu nội dung câu là không
chắc chắn và có động từ đứng ở đầu câu (Ví dụ: Kommst du morgen? → Ngày mai
anh có đến không?), nhưng cũng có ngoại lệ là câu có hình thức của một câu trần
thuật, động từ chia theo ngôi đứng ở vị trí thứ hai, tính nghi vấn thể hiện qua ngữ điệu

(Ví dụ: Anna hat ein Haus gekauft? - Ja/ Nein → Anna đã mua một ngôi nhà? - Ừ/
Không). Bên cạnh hai loại câu hỏi trên còn có câu hỏi lựa chọn [Conrad, 1978;
Genzmer, 1995; Zifonun và cộng sự, 1997; Helbig và Buscha, 2001; Weinrich, 2005;
Kürschner, 2008; Habermann và cộng sự, 2009; Boetcher, 2009; Engel, 2009;
Hentschel và Weydt, 2013]. Câu hỏi này thể hiện sự kết hợp giữa hai câu hỏi không
có đại từ nghi vấn (Ví dụ: Willst du Honig oder Mamelade? → Em muốn dùng mật
ong hay mứt?). Khi trả lời, người đối thoại sẽ phải chọn một trong các khả năng được
đưa ra. Một loại đặc biệt của câu hỏi dạng này là câu hỏi láy lại với nicht wahr, nicht,
woll, gell, na, wa v.v. được gắn vào sau câu trần thuật và là một câu hỏi ở dạng rút
gọn có chức năng của một câu hỏi hỏi lại: (Ist es) nicht (so)? (Ist es) nicht wahr?
(chẳng phải vậy sao? Chẳng phải thật thế hay sao?).
Ngoài cách phân loại câu hỏi theo cấu trúc ngữ pháp, các tác giả cũng rất quan
tâm tới chức năng của câu hỏi hay xem xét các hành động ngôn trung khác được tạo
ra dưới hình thức câu hỏi. Theo đó, có câu hỏi mà người nghe muốn kiểm tra xem
mình đã hiểu thông tin nhận được đúng hay chưa [Engel, 1994/ 2009; Zifonun và
cộng sự, 1997], câu hỏi kiểm tra, câu hỏi ngờ vực/ câu hỏi tự vấn [Zifonun và cộng
sự, 1997], câu hỏi xác nhận thông tin [Zifonun và cộng sự, 1997; Helbig và Buscha,
2001; Weinrich, 2005], câu hỏi vọng [Meibauer, 1987; Wöllstein-Leinstein và cộng
sự, 1997; Duden, 2006], câu hỏi tu từ [Genzmer, 1995; Zifonun và cộng sự, 1997;
Hentschel và Weydt, 2013] và câu hỏi vặn lại [Engel, 2009]. Đa số các câu hỏi trên
đều thấy trong nghiên cứu của Boettcher [2009, tr. 48-51].
Cho rằng câu hỏi thường được định nghĩa trong sự so sánh đối chiếu với lời khẳng
định, trong đó, nó ở dạng trung lập giữa hai cực “khẳng định” và “phủ định”, Confais
[1995, tr. 1-5] đã đưa ra một bảng so sánh giữa điều khẳng định và điều được hỏi.
Theo đó có các loại câu hỏi: 1) Câu hỏi lấy thông tin (Ví dụ: Ist Peter krank? → Peter
20


bị ốm à?), 2) Câu hỏi thể hiện sự ngạc nhiên (Ví dụ: Bist du noch nicht angezogen?/
Du bist noch nicht angezogen? → Con còn chưa mặc quần áo hay sao?), 3) Câu hỏi

kêu gọi (chủ yếu là hỏi để yêu cầu) (Ví dụ: Gehst du jetzt ins Bett? → Bây giờ con đi
ngủ chứ?). Thực ra, trong danh sách các câu hỏi trên, chỉ có câu hỏi lấy thông tin thực
sự có ngôn trung là hỏi, còn những loại câu hỏi khác đều liên quan tới một hành động
nói gián tiếp, nghĩa là thông qua hình thức câu hỏi, người nói muốn truyền đi một ý
định khác. Nói cách khác, những câu hỏi đó chứa đựng hàm ý bên trong.
Cho tới nay, câu hỏi không còn là đề tài xa lạ với các nhà nghiên cứu Việt Nam.
Loại câu này xuất hiện trong nhiều cuốn sách ngữ pháp tiếng Việt của Hoàng Trọng
Phiến [1980]; Hữu Đạt và cộng sự [1998], Cao Xuân Hạo [2005], Diệp Quang Ban
[2011; 2013], v.v. Nhiều công trình nghiên cứu, luận văn, luận án nghiên cứu sâu về
câu hỏi trong tiếng Việt: Nguyễn Thị Thìn [1994], Nguyễn Thị Lương [1996], Lê
Đông [1996], Nguyễn Thị Thanh Hương [2005], Lê Thị Thu Hoài [2013], v.v. Ngoài
ra, cũng có nhiều đề tài so sánh đối chiếu câu hỏi trong tiếng Việt và tiếng Anh hoặc
tiếng Pháp như: Trần Chi Mai [2000], Võ Đại Quang [2000], Nguyễn Việt Tiến
[2002], Nguyễn Đăng Sửu [2002; 2010], Đỗ Quang Việt [2008; 2009], Đinh Thị Ánh
Tuyết [2010], v.v., công trình nghiên cứu về hành động hỏi dựa trên tư liệu tiếng Hàn
và tiếng Việt của Hoàng Thị Yến [2018]. Nhiều bài báo đề cập tới việc so sánh-đối
chiếu câu hỏi tiếng Việt với các ngôn ngữ khác, ví dụ: đối chiếu câu nghi vấn không
đích thực trong tiếng Anh với tiếng Việt [Nguyễn Đăng Sửu, 2001], phân tích đối
chiếu câu hỏi lấy thông tin trong tiếng Anh và tiếng Việt để chỉ ra tương đồng và dị
biệt [Nguyễn Đăng Sửu, 2008], phân tích các câu hỏi phi chính danh trong các đoạn
thoại tiếng Anh [Tô Minh Thanh, 2012], nghiên cứu quan hệ giữa tính nghi vấn với
hành động ngôn ngữ trong câu hỏi dựa trên cứ liệu tiếng Hàn và tiếng Việt [Hoàng
Thị Yến, 2013] và phân tích các dạng câu hỏi xuất hiện trong tiêu đề của báo chí Nga
[Vũ Thị Chín, 2018], v.v. Về câu hỏi trong tiếng Việt có các bài nghiên cứu về chức
năng thực hiện hành vi hỏi của từ loại tiếng Việt của Bùi Minh Toán [1996], cấu trúc
thông báo của câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi chính danh của Nguyễn Thị Thúy
[2000], giới thiệu một số hình thức hỏi để thể hiện tính cảm thán của Nguyễn Thị
21



×