Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Parapen K25DLH kynanghoinhap 8 10 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.53 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
KHOA DU LỊCH

BÀI
MÔN KỸ NĂNG
ÁP
PHÁP POWER

GVHD: Trần Thị Thanh Trà
Nhóm Sinh Viên: Parapen
Họ và Tên :
Nguyễn Hoàng Phúc197LH24423-K25D-LH2
Phạm Minh Thuận197LH24487-K25D-LH2
Phạm Thị Huyền Trang
-197LH24530-K25D-LH2
Nguyễn Thúy Hân197LH11537-K25D-LH1
Nguyễn Thị Cẩm Nhung197LH11753-K25D-LH1

TIỂU LUẬN
HỘI NHẬP
DỤNG PHƯƠNG
TRONG HỌC TẬP


Lời Mở Đầu:
Đây là một bài tiểu luận nhỏ viết về phương pháp học
POWER và áp dụng phương pháp đó và trong các môn
học trên trường nhằm giúp cho cac tân sinh viên biết được
mình phải làm gì trên môi trường học tập mới, một môi
trường học tập xa lạ khác với môi trường học tập ở bậc
trung học phổ thông, giúp sinh viên tự mình chủ động


trong việc học hơn , biết áp dụng lí thuyết vaò thưcj tế
hơn và đay chỉ là một bài tiểu luận nhỏ của nhóm sinh
viên nên không thể tránh những sai sót mong mọi ngươì
thông cảm.


MỤC LỤC:
1 .Lý do chọn môn. ............................................................................... 4
2.Phân tích phương pháp POWER..........................................................
2.1 Phân tích Prepare và áp dụng vào môn học đã chọn ...................4+5
2.2 Phân tích Ỏrganize và áp dụng vào môn học đã chọn5
2.3 Phân tích Work và áp dụng vào môn học đã chọn ......................5
2.4 Phân tích Evaluate và áp dụng vào môn học đã chọn ..................5+6
2.5 Phân tích Rethink và áp dụng vào môn học đã chọn ..................6+7
3 Kết Luận: ...........................................................................................
3.1 Ưu điểm .........................................................................................7
3.2 Nhược điểm..................................................................................... 7
4. Tài liệu tham khảo……………………………………………………8


1.

Lý do chọn môn Nghiệp Vụ Hướng Dẫn:
Vì đây là môn học mà lý thuyết và thực hành luôn song hành với
nhau. Đồng thời đây cũng là một môn chuyên nghành quan trọng
không thể thiếu trong nghành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Nó là tiền đề cho sự phát triển về kĩ năng hướng dẫn và kĩ năng
giao tiếp trước đám đông.

2.


Phân tích phương pháp POWER:

P

2.1.
- Prepare (chuẩn bị, sửa soạn):
Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng
đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận
với các bạn cùng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV
chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn
học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan. Sự chuẩn bị
tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự
chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ
động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động
tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ
được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung
tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ
thống. Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được
không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người
dạy mà còn do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện
thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức. Nói “học là
quá trình hợp tác giữa người dạy và người học” có nghĩa là như
vậy.
Đối với môn Nghiệp Vụ Hướng Dẫn sự chuẩn bị là tìm hiểu
trước về địa điểm sẽ đi trong quá trình học, chuẩn bị những tư liệu
cần thiết cho quá trình thực hành hướng dẫn, sẵn sàng tâm lí thuyết
trình trước đám đông, chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho buổi
học. VD: máy ghi âm, máy ảnh, bút,… sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu
ý kiến của giảng viên, tự mình đặt ra những câu hỏi cho bài giảng

sắp được dạy, chuẩn bị sức khỏe trước buổi học.


O

2.2
– Organize (tổ chức):
Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào
giai đoạn thứ hai, giai đoạn người SV biết tự tổ chức, sắp xếp quá
trình học tập của mình một cách có mục đích và hệ thống.
Đối với môn Nghiệp Vụ Hướng Dẫn sinh viên lập nhóm học để
trao đổi kiến thức và phân chia công việc, sắp xếp thời gian và địa
điểm nơi thực hiện buổi học, tự mình tổ chức các buổi học nhóm,
tham gia các câu lạc bộ về chuyên ngành hướng dẫn (Tourism skill
club), tổ chức các buổi ngoại khóa, giao lưu, vui chơi, giải trí.

W-

2.3
Work (làm việc):
Một trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học
tập ra khỏi làm việc. Trong khi làm việc chính là một quá trình học
tập có hiệu quả nhất. Trong giai đoạn này SV phải biết cách làm
việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và trong
phòng thí nghiệm, thực hành. Các hình thức làm việc trong môi
trường đại học rất đa dạng, phong phú: Lắng nghe và ghi chép bài
giảng, thuyết trình hoặc thảo luận, truy cập thông tin, xử lí các dữ
liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm... tất cả đều đòi hỏi phải làm
việc thật nghiêm túc, có hiệu quả.
Đối với môn Nghiệp Vụ Hướng Dẫn chủ động tiếp thu kiến thức

từ giảng viên; tìm tòi, sáng tạo các phương thức học tập mới lạ,
sinh động, thu hút người học; tự giác làm bài tập; tham gia các
buổi ngoại khóa để trau dồi kĩ năng, kiến thức.

E-

2.4
Evaluate (đánh giá):
Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải biết tự
đánh giá chính bản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra
trong quá trình học tập. Chỉ có qua đánh giá một cách trung
thực,SV mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải
làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng
là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức
học tập.


Đối với môn Nghiệp Vụ Hướng Dẫn đánh giá cách học, cách
thuyết trình của bản thân xem có phù hợp hay chưa để từ đó rút
kinh nghiệm; nhờ bạn bè, giảng viên đánh giá về việc học của
mình rồi từ đó rút ra bài học cho bản thân.

R-

2.5
Rethink (suy nghĩ lại - luôn biết cách lật ngược
vấn đề theo một cách khác):
Khả năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều
kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư
duy đại học không phải là một thứ tư duy đơn tuyến, một chiều mà

đó chính là hình thức tư duy đa tuyến, phức hợp đòi hỏi người học,
người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn biết
cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ
những khía cạnh chưa ai đề cập đến. Khả năng suy nghĩ lại này
cũng gắn liền với khả năng làm lại (redo) và tái tạo quá trình học
tập trên căn bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra.
Đối với môn Nghiệp Vụ Hướng Dẫn kiểm tra lại thông tin, tư
liệu cần thiết cho bài thuyết trình; biết phản biện vấn đề khi nhận
được câu hỏi từ những nhóm khác và giảng viên; tự đặt câu hỏi
“tại sao?, như thế nào?...” cho vấn đề sắp thuyết trình.
Cuối cùng, chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có nghĩa là
Recreate (giải lao, giải trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan
trọng không kém so với các hoạt động học tập chính khóa. Ở đây
cần nhớ rằng: Ai không biết cách nghỉ ngơi, giải trí, tiêu khiển thì
người đó cũng không biết cách học tập hoặc học tập không có kết
quả cao.
Đối với môn Nghiệp Vụ Hướng Dẫn sau thời gian học vất vả thì
chúng cũng phải dành thời gian để thư giãn bằng việc xem phim,
đi dạo, tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh.


Kết Luận:
3.1 Ưu điểm:
- Giúp sinh viên phân bổ thời gian hợp lí trong việc học tập.
- Chủ động, linh hoạt hơn trong việc tiếp nhận kiến thức.
- Nâng cao chất lượng học tập.
3.2 Nhược điểm:
- Nếu áp dụng không đúng các bước trong phương pháp thì người
học sẽ không sắp xếp được thời gian, bị áp lực từ nhiều thứ sẽ dẫn tới
sa sút việc học.

3.


4.

Tài liệu tham khảo:
Trang web: />


×