TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ ****************
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
(Học phần 2)
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN TÍCH LŨY TƯ BẢN CỦA HỌC THUYẾT KINH TẾ MÁCLÊ NIN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
ĐIỂM
NHẬN XÉT VÀ CHỮ KÝ CỦA GIẢNG VIÊN
Sinh viên thực hiện: Lê Đình Lộc-20185839
Lê Anh Quang-20185891
Vũ Đình Phương-20185887
Lớp: 117068
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Phương Dung
Hà nội, tháng 05 năm 2020
1
Phân công nhiệm vụ của từng thành viên
-
Lê Anh Quang (20185891): Phần 1: Lý luận chung về tích lũy tư bản
Vũ Đình Phương (20185887): Phần 2: Xu thế tích lũy tư bản trong nền kinh tế thị
trường tại Việt Nam
Lê Đình Lộc (20185839):
+ Phần 3: Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tích lũy tư bản đối với quá
trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
+ Phần mở đầu, kết luận
2
MỤC LỤC
Mục lục
3
Phần mở đầu
4
Phần I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍCH LŨY TƯ BẢN
6
1.1.
Khái niệm
6
1.2.
Những nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản
8
1.3.
Tác dụng của tích lũy tư bản
9
1.4.
Biểu hiện mới của tích tụ, tập trung tư bản
12
Phần II: XU THẾ TÍCH LŨY TƯ BẢN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TẠI
14
VIỆT NAM
2.1. Khái quát quá trình tích lũy tư bản diễn ra trong nền kinh tế Việt Nam
15
2.2. Kết quả, thành tựu
15
2.3. Hạn chế, thách thức
16
Phần III: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
18
TÍCH LŨY TƯ BẢN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
3.1. Mục tiêu
18
3.2. Một số khuyến nghị
18
PHẦN KẾT LUẬN
23
Danh mục tài liệu tham khảo
24
3
PHẦN MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, phát triển năng động
từ trước đến nay và đạt được nhiều thành tựu quan trọng kể cả về kinh
tế, chính trị nâng cao vị thế đất nước trên thế giới. Đó là những thành
quả rất đáng tự hào mà mỗi chúng ta đều cảm nhận được, là kết quả
của sự lựa chọn đúng đắn đường lối phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN và sự vận dụng sáng tạo các phương pháp, nguyên lý cơ
bản của phát triển kinh tế vào điều kiện Việt Nam. Với xuất phát điểm
thấp, tiếm lực kinh tế rất yếu, tỉ lệ tích lũy dưới 10% thu nhập, chúng
ta đối mặt với thực tế trình độ kỹ thuật, năng suất lao động thấp.
Với mô hình nền kinh tế hiện đại, vốn có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc tăng trưởng kinh tê. Nhà kinh tế học hiện đại là “kĩ
thuật công nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn”.
Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, tạo ra công nghệ tiên tiến, tăng năng
lực sản xuất của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, góp phần
thúc đẩy phất triển sản xuất theo chiều sâu; Cơ cấu sử dụng vốn có tác
động quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước.
Đối với Việt Nam tích lũy luôn là điều kiện tiên quyết để tái sản
xuất mở rộng. Có tích lũy mới có thể làm cho nền kinh tế tăng trưởng
và phát triển, đưa đất nước vững vàng đi theo con đường chủ nghĩa xã
hội mà chúng ta đã lựa chọn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất
nước đang tiến hành công cuộc CNH-HĐH thì nhu cầu về vốn để xây
dựng các công trình nền tảng và cải tiến kỹ thuật áp dụng khoa học
tiên tiến lại càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
4
Để giữ được nhịp độ phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng
cao và bền vững, một trong những khó khăn lớn nhất đặt ra là phương
thức huy động vốn. Nguồn vốn có thể được huy động từ tích lũy trong
nước và vốn vay từ nước ngoài. Lý luận và thực tiễn cho thấy tích lũy
và huy động vấn từ trong nước là quan trọng nhất, đảm bảo sự bền
vững của nền kinh tế và không bị phụ thuộc vào bên ngoài.
Với nhận thức sâu sắc về vai trò của việc tích lũy vốn phục phát
triển kinh tế đất nước, trong bài viết này em sẽ trình bày những lý luận
chung về tích lũy tư bản và ứng dụng lý luận đó vào thực tiễn Việt
Nam. Do hạn chế về thời gian và trình độ, bài viết sẽ khó tránh khỏi
những sai sót trong quá trình nghiên cứu, em rất mọng nhận được sự
đánh giá, hướng dẫn của các thầy (cô) giáo. Em xin trân trọng cảm ơn.
Bài viết gồm ba nội dụng chính:
- Phần I: Lý luận về tích lũy tư bản của Học thuyết kinh tế MácLênin.
- Phần II: Ý nghĩa thực tiễn đối với quá trình phát triển kinh tế thị
trường ở Việt Nam.
- Phần III: Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của tích
lũy tư bản đối với quá trình phát triền kinh tế thị trường ở Việt
Nam
5
Phần I: LÝ LUẬN VỀ TÍCH LŨY TƯ BẢN CỦA HỌC
THUYẾT MÁC-LÊNIN
1. 1. Khái niệm
Giá trị thặng dư - nguồn gốc của tích lũy tư bản
(1)
“Tích lũy là sự chinh phục thế giới của cải”
Xã hội không thể ngừng tiêu dùng nên không thể ngừng sản
xuất. Do vậy bất cứ quá trình sản xuất xã hội nào nếu xét theo tiến
trình đổi mới không ngừng của nó, thì đồng thời cũng là quá trình tái
sản xuất. Quá trình này là tất yếu khách quan theo hai hình thức: tái
sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
Tái sản xuất giản đơn là quá trình tái sản xuất được lặp lại với
quy mô như cũ, đặc trưng cho nền sản xuất nhỏ. Tái sản xuất mở rộng
là quá trình sản xuất lặp lại với quy mô lớn hơn trước, đặc trưng cho
nền sản xuất lớn.
Tái sản xuất giản đơn không phải là tái sản xuất điển hình của chủ
nghĩa tư bản mà hình thái điển hình đó là tái sản xuất mở rộng. Muốn tái
sản xuất mở rộng, nhà tư bản không thể dùng hết giá tri thặng dư cho
tiêu dùng cá nhân, mà phải dùng một phần giá trị thặng dư để tăng quy
mô đầu tư so với năm trước, gọi là tư bản phụ thêm. “Việc sử dụng giá
trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hóa hay sự chuyển hóa giá trị
thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản”.
(2)
Như vậy thực chất
của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thăng dư trở lại
thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.
Ví dụ: Một tư bản với: 100, c/v=4/1, m’=100%
Năm thứ nhất có quy mô sản xuất là 80c + 20v + 20m
6
Nếu tái sản xuất giản đơn, nhà tư bản sử dụng hết 20m cho
tiêu dùng, thì quy mô năm 2 là: 80c + 20v +20m, không thay đổi.
Nếu nhà tư bản không sử dụng hết 20m cho tiêu dùng cá nhân,
mà phân thành 10m dùng để tích lũy và 10m dành cho tiêu dùng cá
nhân. Phần 10m được phân thành 8c + 2v, khi đó quy mô sản xuất
năm 2 sẽ là: 88c + 22v +22m (m’ vẫn như cũ). Như vậy vào năm 2,
quy mô tư bản bất biến và khả biến, giá trị thặng dư đều tăng lên.
Từ đó cho phép ta rút ra được những kết luận vạch rõ hơn bản
chất bóc lột của chư nghĩa tư bản:
Thứ nhất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng
dư và tư bản tích lũy chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư
bản.Trong quá trình tái sản xuất, lãi m cứ đập vào vốn, vốn càng lớn
thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở
thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân.
Thứ hai, quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền
kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Nhà
tư bản không những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân, mà
còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó.
Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự lớn lên không
ngừng của giá trị. Để thực hiện được điều đó các nhà tư bản không
ngừng tích lũy và tái sản xuất mở rộng, xem đó là phương tiện căn bản
để bóc lột công nhân. Mặt khác do tính cạnh tranh quyết liệt nên các
nhà tư bản buộc phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên,
điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy. Do
7
đó động cơ thúc đẩy tích lũy tư bản và tái sản xuất mở rộng chính là quy
luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản – quy luật giá trị thặng dư.
1. 2. Những nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản
Quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng
dư và tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm và thu nhập.
Nếu nhà tư bản sử dụng khối lượng giá trị thặng dư vào tiêu
dùng cá nhân nhiều thì khối lượng giá trị thặng dư dành cho tích lũy ít
đi, khi đó quy mô tích lũy sẽ giảm đi.Ngược lại, việc tiêu dùng ít sẽ
làm tăng khối lượng tích lũy làm quy mô tích lũy tăng lên.
Nếu tỉ lệ phân chia đó đã được xác định thì quy mô của tích lũy
tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Bì vậy những nhân
tố quyết định quy mô tích lũy chính là những nhân tố quyết định quy
mô của khối lượng gía trị thặng dư, bao gồm:
-Trình độ bóc lột sức lao động: như tăng cường độ lao động, kéo
dài ngày lao động, cắt giảm tiền lương công nhân.
- Trình độ năng suất lao động xã hội: việc nâng cao năng suất
lao động sẽ tăng thêm giá trị thặng dư, do sẽ có thêm những yếu tố vật
chất (tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng) để biến giá trị thăng dư thành
tư bản mới, nên làm tăng quy mô tích lũy.
- Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng: Trong
quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ
vào quá trình, nhưng giá trị của chúng lại chỉ bị khấu hao từng phần.
Mặc dù đã mất đi giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạt động,
máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Máy móc thiết bị càng
hiện đại, thì sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản tiêu dùng
8
càng lớn, do đó sự phục vụ không công càng lớn, tư bản lợi dụng được
những thành tựu của lao đọng quá khứ càng nhiều, dẫn đến quy mô
tích lũy tư bản ngày càng lớn.
- Quy mô của tư bản ứng trước: Với trình độ bóc lột không thay
đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả biến
quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước nhất là bộ phận tư bản
khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng
lớn, tạo điều kiện tăng thêm quy mô tích luỹ tư bản.
1. 3. Tác dụng của tích lũy tư bản
1. 3. 1. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ
của tư bản
Sản xuất bao giờ cùng là sự kết hợp giữa hai yếu tố: tư liệu sản
xuất và sức lao động. Sự kết hợp của chúng dưới hình thái hiện vật gọi
là cấu tạo kỹ thuật.
Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng tư liệulao động
và khối lượng tư bản cần thiết để sử dụng các tư liệu đó. Cấu tạo kỹ
thuật là cấu tạo hiện vật, nên nó biểu hiện dưới hình thức: số lượng
máy móc, nguyên liệu, năng lượng do công nhân sử dụng trong một
thời gian nào đó. Cấu tạo kỹ thuật phản ánh trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.
Cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ theo đó tư bản phân thành tư
bản bất biến và tư bản khả biến (hay giá trị của sức lao động) cần thiết
để tiến hành sản xuất.
Cấu tạo kỹ thuật thay đổi sẽ làm cấu tạo giá trị thay đổi. C.Mác
đã dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản để phản ánh mối quan hệ
9
đó. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị tư bản, do cấu tạo kỹ
thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư
bản.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, do tác động thường
xuyên của tiến bộ khoa học, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không
ngừng biến đổi theo hướng ngày càng tăng lên. Sự tăng lên đó biển hiện
ở chỗ: bộ phận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả
biến, tư bản bất biến tăng tương đối và tăng tuyệt đối, còn tư bản khả
biến có thể tăng tuyệt đối nhưng lại giảm xuống tương đối.
Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản làm cho khối lượng tư
liệu sản xuất tăng lên, trong đó sự tăng lên của máy móc thiết bị là điều
kiện để tăng năng suất lao động, còn nguyên liệu tăng theo năng suất
lao động. Nó đòi hỏi việc sử dụng lao động mới được đào tạo với giá
trị sức lao động cao nhưng năng suất lao động tăng cao lại làm cho
hàng hóa kỹ thuật hiện đại giảm xuống. Xu hướng chung là tỷ trọng
người lao động có trình độ cao, lao động trí tuệ ngày càng tăng lên,
gây nên những hậu quả xã hội tiêu cực đối với toàn bộ đội ngũ người
lao động làm thuê.
1. 3. 2. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư
bản ngày càng tăng.
Tích tụ và tập trung tư bản là quy luật phát triển của nền sản
xuất lớn tư bản chủ nghĩa.
Tích tụ tư bản và việc tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng cách
tích lũy của từng nhà tư bản riêng rẽ, nó là kết quả tất nhiên của tích
lũy. Tích tụ tư bản một mặt là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng
10
dụng tiến bộ kỹ thuật, mặt khác sự tăng lên của khối lượng giá trị
thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa lại
tạo khả năng cho tích tụ tư bản. Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số
tư bản nhỏ thành một tư bản lớn cá biệt. Đây là sự tích tụ những tư
bản đã hình thành, là sự thủ tiêu tính độc lập riêng biệt của chúng, là
việc nhà tư bản này tước đoạt nhà tư bản khác, là việc biến tư bản nhỏ
thành số ít tư bản lớn.
Tích tụ và tập trung tư bản giống nhau ở chỗ đều làm tăng quy
mô của tư bản cá biệt, nhưng khác nhau ở chỗ nguồn tích tụ tư bản là
giá trị thặng dư tư bản hóa, còn nguồn tập trung tư bản là hình thành
trong xã hội. Do tích tụ tư bản mà tư bản cá biệt tăng lên, làm cho tư
bản xã hội cũng tăng theo. Còn tập trung tư bản chỉ là sự bố trí lại các
tư bản đã có quy mô tư bản xã hội vẫn như cũ.
Tích tụ tư bản thể hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động, còn
tập trung tư bản thì biểu hiện mối quan hệ giữa những nhà tư bản với
nhau. Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Nhờ có sự tập trung tư bản mà tổ chức được một
cách rộng lớn lao động hợp tác, biến quá trình sản xuất rời rạc, thủ
công thành quá trình sản xuất theo quy mô lớn, hiện đại.
Tập trung tư bản không những dẫn đến sự thay đổi về lượng của
tư bản mà còn làm cho tư bản có một chất lượng mới, làm cho cấu tạo
hữu cơ của tư bản tăng lên, nhờ đó năng suất lao động tăng lên nhanh
chóng. Chính vì vậy, tập trung tư bản trở thành đòn bẩy mạnh mẽ của
tích lũy tư bản.
11
Quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng được xã hội hóa, làm cho mâu
thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng trở nên sâu sắc.
1. 3. 3. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình bần cùng hóa giai cấp
vô sản
Sự phân tích trên cho thấy, cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng
tăng là một xu hướng phát triển khách quan của sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Do vậy, số cân tương đối về sức lao động cũng có xu hướng
ngày càng giảm. Đó là nguyên nhân gây ra nạn nhân khẩu thừa tương
đối, hay cầu sức lao động giảm một cách tương đối.
Có ba hình thái nhân khẩu thừa: Nhân khẩu thừa lưu động, nhân
khẩu thừa tiềm tàng, nhân khẩu thừa ngừng trệ.
Nạn thất nghiệp đã dẫn giai cấp công nhân đến bần cùng hóa.
Bần cùng hóa giai cấp công nhân là hậu quả tất nhiên của quá trình
tích lũy tư bản. Bần cùng hóa tồn tại dưới hai dạng: bần cùng hóa
tuyệt đối và bần cùng hóa tương đối. Bần cùng hóa tuyệt đối của công
nhân biểu hiện mức sống bị giảm sút. Sự giảm sút này không chỉ xảy
ra trong trường hợp tiêu dùng cá nhân tụt xuống tuyệt đối, mà còn khi
tiêu dùng cá nhân tăng lên, nhưng mức tăng đó chậm hơn mức tăng
nhu cầu do chi phí sức lao động nhiều hơn.
1. 4. Biểu hiện mới của tích tụ, tập trung tư bản.
Tích tụ tư bản và tập trung tư bản quan hệ mật thiết với nhau. Tích
tụ tư bản làm tăng thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó
cạnh tranh gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại, tập
12
trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng
dư nên đẩy nhanh tích tụ tư bản. Ảnh hưởng qua lại nói trên của tích
tụ tư bản và tập trung tư bản làm cho tích lũy tư bản ngày càng mạnh.
Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Nhờ tập trung tư bản mà xây dựng được xí nghiệp lớn
sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Như vậy, quá trình tích lũy tư bản gắn với quá trình tích tụ và tập
trung tư bản ngày càng tăng, do đó nên sản xuất tư bản chủ nghĩa trở
thành nền sản xuất xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ
bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc thêm.
13
Phần II:
XU THẾ TÍCH LŨY TƯ BẢN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
Đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển
kinh tế, nhất là hơn 20 năm đổi mới vừa qua, tốc độ tăng trưởng khá cao,
sản xuất phát triển, có tích luỹ từ nội bộ, đời sống nhân dân được cải
thiện rõ rệt. Để giữ được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới sẽ
phụ thuộc rất nhiều vào việc tích lũy, huy động vốn cho nền kinh tế.
Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng Việt Nam muốn phát triển đạt tốc độ
theo hướng rồng bay thì phải nỗ lực huy động tích luỹ trong nước, tăng
cường nó có hiệu quả với vốn nước ngoài và đầu tư phải có hiệu quả cao
để hệ số ICOR chỉ ở mức 2,5 và mức tăng trưởng phải ít nhất là trên 8%
một năm, như vậy thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có thể
tăng gấp 4-5 lần trong vòng một thế hệ. Việt Nam có thể lựa chọn các
tình huống tăng trưởng tuỳ theo mức tích luỹ trong nước và mức đầu tư
trên GDP cũng như hiệu suất sử dụng vốn. Việt Nam muốn đẩy nhanh
tốc độ CNH-HĐH nền kinh tế cần huy động tối đa không chỉ nguồn vốn
tiền mặt còn nằm rải rác trong dân cư mà còn cần phải huy động các
nguồn tài lực, những kinh nghiệm quản lý, và tất cả các quan hệ bang
giao cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá
14
nền kinh tế. Chúng ta sẽ xem xét thực trạng và giải pháp tích lũy vốn ở
Việt nam hiện nay.
2. 1. Khái quát quá trình tích lũy tư bản diễn ra trong nền kinh tế Việt
Nam
Trước đây, trong nền kinh tế bao cấp, chỉ huy khi mà cuộc sống
của người dân còn vô cùng khó khăn, tiêu dùng còn thiếu thốn thì quá
trình tích luỹ vốn còn gặp rất nhiều trở ngại. Sự can thiệp quá sâu vào
nền kinh tế của Nhà nước làm cho các tổ chức doanh nghiệp không
thể phát huy hết được khả năng tham gia vào thị trường của mình.
Nguồn vốn viện trợ của nước ngoài lại chứa đựng nhiều yếu tố chính
trị nên không được phát huy hết khả năng vốn có của nó.
Với chính sách mở cửa phát triển kinh tế, đời sống nhân dân đã
được cải thiện rõ rệt, tổng thu nhập quốc dân tăng nhanh, thị trường
hàng hoá phong phú và sôi động... Tuy nhiên những thành quả đó vẫn
còn quá nhỏ bé, nền kinh tế của ta vẫn còn lạc hậu, kém phát triển. Một
trong những nguyên nhân chính là thực trạng tích lũy vốn của ta chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển, quy mô vốn của các doanh nghiệp thấp.
2. 2. Kết quả thành tựu
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004,
cả nước có 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là
1.724.558 tỷ đồng (nếu quy đổi ra đô la Mỹ (thời điểm năm 2003) thì
quy mô vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ tương đương với một
tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới). Trong đó doanh nghiệp
Nhà nước chiếm 59,0/% tổng vốn của doanh nghiệp cả nước (1.018.615
15
tỷ đồng), doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,55% (337.155 tỷ
đồng), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,44% tổng
vốn các doanh nghiệp cả nước (868.788 tỷ đồng). Xét riêng đối với
mỗi doanh nghiệp, vốn của từng doanh nghiệp rất nhỏ (năm 2004,
bình quân mỗi doanh nghiệp là 23,95 tỷ đồng).
Theo Trung tâm thông tin doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
năm 2005 toàn quốc có 39.959 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với
tổng vốn đăng ký 108,03 ngàn tỷ đồng, đạt 107,3% về số lượng và
141% về vốn đăng ký so năm trước.
Số liệu thống kê sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong
quý I năm 2006, có 7.775 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật
Doanh nghiệp với số vốn đăng ký 29.063 nghìn tỷ đồng. Tuy giảm 8%
về số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng tăng 25% về số vốn
đăng ký.
2. 3. Hạn chế, thách thức
Thực tế cho thấy tiềm năng trong dân còn rất lớn nhưng tỷ lệ tiết
kiệm và đầu tư còn thấp, nhiều hộ gia đình và không ít những doanh
nghiệp còn đầu tư chưa có hiệu quả, nguồn vốn vẫn không luân chuyển
được từ nơi thừa đến nơi thiếu. Đầu tư của Nhà nước tuy đã tăng lên
nhưng còn dàn trải, còn lãng phí, thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn
chậm phát triển, lãi suất tín dụng chưa phù hợp với việc đẩy mạnh quá
trình tích tụ và tập trung vốn, vì thế còn hạn chế đầu tư phát triển. Các
hình thức tích tụ và tập trung vốn chưa tạo ra sức hấp dẫn với người có
16
vốn và hệ số sử dụng vốn trong nền kinh tế còn thấp. Việc quản lý và
sử dụng vốn đầu tư còn phân tán, không tập trung tối đa vốn tiền mặt
cũng như nhân tài vật lực để giải quyết với tốc độ nhanh các công
trình thiết yếu mang tính chất “xương sống” của nền kinh tế, vẫn còn
nhiều lãng phí và kém hiệu quả. Hệ thống hành chính nói chung còn
lắm thủ tục phiền hà. Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của thị
trường chứng khoán thời gian qua đã cho thấy đây là một kênh huy
động vốn thực sự hấp dẫn và rất đáng kể. Tính đến năm 2005, giá trị
thị trường của chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch đã tương
đương 6,5% GDP (năm 2004 con số này là 3,9% GDP).
Trong khi nguồn vốn còn hạn chế thì các giải pháp huy động vốn
hiệu quả đóng vai trò hết sức quan trọng. Do đó những nhà quản lý
kinh tế cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các giải pháp tích tụ và tập
trung vốn đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng được yêu cầu về vốn cho sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ở Việt Nam.
17
Phần III:
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
TÍCH LŨY TƯ BẢN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
3. 1. Mục tiêu.
Mục đích của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa : “ CNXH là làm nhằm
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần văn hoá cho mọi người dân sung
sướng, ấm no”. Trong điều kiện nước ta, từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH
chúng ta không còn cách nào khác là một mặt phải huy động toàn bộ
sức lực của mọi người, mọi ngành mọi cấp để tăng gia sản xuất thúc
đẩy sản xuất phát triển; mặt khác, phải triệt để tiết kiệm nhằm tích luỹ
vốn từ nội bộ nền kinh tế nước ta cho sự nghiệp xây dựng phát triển
nền kinh tế sản xuất lớn XHCN.
3. 2. Một số khuyến nghị.
3. 2. 1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích luỹ - tiêu dùng
Vì mục tiêu của xã hội XHCN là không ngừng tái sản xuất mở
rộng, tăng thêm sản phẩm xã hội, nâng cao mức sống của người dân
lao động mà chúng ta cần phải xác định cho được giữa quỹ tích luỹ và
quỹ tiêu dùng. Tỷ lệ cụ thể giữa tích luỹ và tiêu dùng phụ thuộc vào
các điều kiện kinh tế xã hội trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
trong xã hội, hiệu quả của kỹ thuật mới sử dụng hợp lý các nguồn vật
tư, lao động và các yếu tố khác nữa.
Tương quan giữa tích luỹ và tiêu dùng được coi là tối ưu khi sử
dụng đươc các tài sản hiện có, thực hiện được mức tích luỹ có thể đảm
18
bảo phát triển sản xuất với tốc độ cao và ổn định mà cuối cùng vẫn
đảm bảo tăng tiêu dùng và tích luỹ không đến mức cao nhất. Vởi tỷ lệ
giữa tích luỹ và tiêu dùng sắp xếp như thế nào là thích đáng? Tỷ lệ này
có phải cố định không và dựa trên nguyên tắc nào để sắp xếp tỷ lệ đó?
Đây là vấn đề trung tâm của việc phân phối xã hội chủ nghĩa, nó thể
hiện cụ thể mối quan hệ giữa xây dựng kinh tế và cải thiện đời sống
giữa lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt, giữa lợi ích của nhân dân và
lợi ích của toàn xã hội... Việc phân chia tỷ lệ này không cố định mà
thay đổi tuỳ thuộc vào nhu cầu của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất
định. Đồng thời chúng ta phải không ngừng khuyến khích tất cả mọi
người dân đều ra sức tiết kiêm, tích luỹ. Như vậy có thể nói tỷ lệ giữa
tíh luỹ và tiêu dùng không chỉ đơn thuần là tỷ lệ về kinh tế mà là thể
hiện đường lối chính sách của Đảng trong từng thời kỳ nhất định.
3. 2. 2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trước hết chúng ta phải xác
định rõ từng đối tượng được cấp vốn, từ đó phân bổ nguồn vốn một
cách hợp lý cho các ngành nhằm tạo ra hiệu quả sử dụng vốn cao hơn.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ không nên cấp vốn
toàn bộ mà nên tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp, nhờ vậy doanh
nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn với đồng vốn của mình, đồng thời chính
nhờ có cổ phần hoá mà tạo điều kiện cho các chủ doanh nghiệp phát
huy mọi năng lực cũng như khả năng quản lý của họ từ đó sẽ nâng cao
rất nhiều hiệu quả sử dụng vốn.
19
Việc đồng vốn có được sử dụng hiệu quả hay không một phần lớn
phụ thuộc vào yếu tố con người. Vì thế cần phải có một đội ngủ cán
bộ quản lý có trình độ năng lực và trách nhiệm cao. Đồng thời nhà
nước cũng cần phải xem xét lại mô hình tổ chức quản lý, chú ý đến
đội ngũ cán bộ, tạo diều kiện thuận lợi nhất cho họ có thể phát huy
mọi năng lực của mình. Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt
nguồn vốn FDI trong khu vực cũng như trên thế giới thì việc thiết lập
một cơ chế tổ chức gọn nhẹ không chồng chéo có hiêu quả cũng tạo ra
khả năng cạnh tranh lớn.
3. 2. 3. Tăng cường tích luỹ vốn trong nước và có biện pháp thu
hút vốn đầu tư nước ngoài
Tích luỹ vốn trong nước có nhiều giải pháp nhưng giải pháp hàng
đầu là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn này sẽ đóng vai
trò quan trọng để giải quyết các nhu cầu chi của nhà nước về chi
thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển và cho phát triển công nghiệp.
Vì vậy nâng cao hiệu quả tích luỹ, tích tụ và tập trung vốn qua ngân
sách nhà nước là hết sức cấp bách và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao.
Một biện pháp để tăng cường lượng vốn là thông qua các tổ chức tín
dụng và ngân hàng. Đây là hai hình thức tích luỹ vốn có hiệu quả tương
đối cao do có thể thu hút được vốn còn nhàn dỗi trong nhân dân. Để thực
hiện được ngày càng tốt các nghiệp vụ của mình, một mặt ngân hàng cần
phải tự đổi mới phương thức phục vụ khách hàng mở rộng các hình thức
tiết kiệm qua bưu điện cải tiến các thủ tục đảm bảo an toàn bí mật và ổn
định cho tiền gửi của khách hàng, đồng thời chính phủ cũng cần có biện
pháp nâng cao lãi suất nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn
20
nhàn dỗi trong dân. Đặc biệt là hệ thống ngân hàng cần phối hợp chặt
chẽ với các quỹ tín dụng nhân dân để tích tụ và tập trung vốn được thuận
tiện. Chúng ta có thể huy động vốn cả qua các công ty bảo hiểm, công ty
sổ xố kiến thiết, qua sự tài trợ của các nhà doanh nghiệp, các quỹ từ
thiện, quỹ hỗ trợ,... Mặt khác, việc tích tụ và tập trung các nguồn vốn
trong nước từ các nguồn tài nguyên quốc gia và từ những tài sản công
còn bỏ phí vừa là mục tiêu vừa là biện pháp cơ bản trước mắt và lâu dài
để chúng ta tăng thêm nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển. Cần
nghiên cứu lại các quy định về đất và quyền sử dụng đất kết hợp hài hoà
với các tổ chức thị trường liên quan. Trong thời gian tới phải tìm cách để
khai thác cao nhất hiệu quả nhất nguồn vốn từ tài sản công. Đó là cơ sở
vật chất trực tiếp sẵn có mà chúng ta có thể huy động bằng cả hiện vật
hoặc huy động bằng tiền trở thành nguồn thu trực tiếp của ngân sách
Nhà nước là cơ sở ban đầu cần thiết để gọi vốn đầu tư nước ngoài.
Và một biện pháp mới được áp dụng ở nước ta hiện nay là thu hút
vốn thông qua thị trường chứng khoán. Đây là hình thức tích tụ và tập
trung vốn rất có hiệu quả đang được các nước phát triển áp dụng. Tuy
nhiên để có thể phát triển thị trường chứng khoán trước hết chúng ta
phải tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
nhà nước và đồng thời phải phát triển hệ thống ngân hàng thương mại.
Chính thị trường chứng khoán là một hình thức của thị trường vốn, và
nếu thị trường chứng khoán hoạt động tốt thì nó sẽ góp phần thúc đẩy
sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế.
Ngoài nguồn vốn tích luỹ trong nước thì trong hoàn cảnh hiện nay
khi nền kinh tế mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì một nguồn
21
vốn có vai trò đặc biệt quan trọng khác là nguồn vốn đầu tư nước ngoài,
bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp trong đó vốn đầu tư
trực tiếp có ý nghĩa vô cùng lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế
trong nước. Vì thế mà chúng ta cần phải có chính sách thu hút vốn đầu
tư trực tiếp, đặc biệt là vốn của các nước phát triển. Để thực hiện được
chiến lược này cần phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ của chính
phủ trong đó một biện pháp quan trọng là phải cải thiện môi trường đầu
tư thích ứng với điều kiện cạnh tranh mới tạo sức hấp dẫn cho các nhà
đầu tư. Do vậy chúng ta phải nhanh chóng sửa đổi và bổ sung bộ luật
đầu tư nước ngoài cho phù hợp với tình hình mới hiện nay đảm bảo cho
quyền lợi của nhà đầu tư cũng như của chính chúng ta.
22
KẾT LUẬN
Với một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đất nước ta
đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và năng động nhất từ trước
tới nay. Sự phát triển của nền kinh cũng tạo ra áp lực về tăng quy mô
vốn cho nền kinh tế. Vì vậy việc nghiên cứu tích luỹ tư bản và việc
vận dụng lí luận đó vào thực tiễn Việt Nam là rất quan trọng và cần
thiết. Quá trình CNH-HĐH đất nước đạt được thành công trước hết
phải có vốn lớn.
Theo đánh giá của các nhà đầu tư tài chính quốc tế tại Diễn đàn
đầu tư Việt Nam năm 2006, thị trường vốn Việt Nam hứa hẹn rất nhiều
cơ hội đầu tư do nguồn tích lũy vốn trong dân cao; trái phiếu, cổ phiếu
từ các công ty Nhà nước tham gia tiến trình cổ phần hóa đang tạo
nhiều hàng hóa cho thị trường. Thêm nữa, Việt Nam cũng là nước có
quy mô dân số đông và trẻ với nhu cầu chi tiêu lớn. Điều này sẽ kích
thích sự sôi động của thị trường vốn. Vấn đề mấu chốt ở đây là phải có
những giải pháp thích hợp nào có thể huy động nguồn vốn đó để sử
dụng có hiệu quả nhất.
Sự phát triển bền vững và liên tục của nền kinh tế Việt nam trong
một thế giới mà xu thế toàn cầu hóa đang tạo ra rất nhiều cơ hội cũng
như áp lực, thách thức đòi hỏi mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp không
chỉ biết làm giầu cho mình mà còn phải biết làm giầu cho toàn xã hội.
Qui luật cạnh tranh đã buộc bất cứ một nhà doanh nghiệp nào cũng phải
không ngừng mở rộng vốn đầu tư để phát triển doanh nghiệp. Con
đường duy nhất để mở rộng vốn đầu tư của mình chính là con đường
phải tích luỹ ngày càng nhiều hơn để tái sản xuất mở rộng. Vì thế Nhà
nước cần nuôi dưỡng khát vọng cho cả cộng đồng dân cư luôn biết say
mê tích luỹ để mở rộng đầu tư hơn nữa. Mặt khác việc thu hút ngày càng
nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI , ODA…. ) sẽ có tác động
hỗ trợ rất lớn. Đó chính là con đường dẫn đến sự thành công của sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước, khẳng định tính đúng đắn của chính sách
mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, sớm
đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình: “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin”
[2] thuvientrithuc1102 - />[3] />[4] />
24