SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH
=====***=====
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
“VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP ĐỂ DẠY KỸ NĂNG
ĐỌC HIỂU - UNIT 9 - PRESERVING THE ENVIRONMENT
TIẾNG ANH 10 THÍ ĐIỂM”
Tác giả sáng kiến: Tạ Thị Thúy
Yên lạc, năm 2020
MỤC LỤC
Trang
I. LỜI GIỚI THIỆU...............................................................................................1
II. TÊN SÁNG KIẾN............................................................................................3
III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN..................................................................................3
IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN...........................................................3
V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN...............................................................3
1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến............................................................................3
2. Vấn đề sáng kiến giải quyết............................................................................3
3. Đối tượng áp dụng sáng kiến..........................................................................4
VI. THỜI GIAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN...........................................................4
VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN...............................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................4
1. Mục đích..........................................................................................................4
2. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu..............................................5
4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................5
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................5
1. Lý do khách quan............................................................................................5
2. Lý do chủ quan................................................................................................6
B. BỐI CẢNH ĐỘNG LỰC RA ĐỜI CỦA GIẢI PHÁP....................................7
1. Bối cảnh, động lực ra đời của giải pháp..........................................................7
2. Mô tả chi tiết bản chất, nội dung của giải pháp.............................................11
3. Một số điều tra cơ bản...................................................................................12
C. LESSON PLAN.............................................................................................12
D. PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP CỦA GIÁO VIÊN...........25
1.Tên hồ sơ dạy học:.........................................................................................25
2. Mục tiêu dạy học...........................................................................................25
3. Đối tượng dạy học của bài học......................................................................27
4. Ý nghĩa của bài học.......................................................................................28
5. Thiết bị dạy học, học liệu..............................................................................29
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.......................................................48
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.................................................................54
E. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN ĐỂ TÀI...........65
F. BÀI HỌC KINH NGHIỆM............................................................................65
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................66
1. Kết luận:........................................................................................................66
2. Những kiến nghị...........................................................................................66
VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN BẢO MẬT: Không có.................................67
IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN....................67
X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý
KIẾN CỦA TÁC GIẢ VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA THỬ
NGHIỆM.............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................69
DANH MỤC NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
PPDH
Phương pháp dạy học
SGK
Sách giáo khoa
THPT
Trung học phổ thông
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. LỜI GIỚI THIỆU
Nguồn lực con người là nhân tố quan trọng nhất của mỗi quốc gia trên bước
đường phát triển và hội nhập. Bước sang thế kỷ XXI, với việc đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác với
nước ngoài, tiến tới hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta cần có những con
người đủ đức, đủ tài, năng động, sáng tạo và thông thạo ngoại ngữ để hội nhập với
các nước trên thế giới đặc biệt là các quốc gia đã phát triển để xây dựng và phát
triển đất nước. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với nền
giáo dục Việt Nam nói chung và trường trung học phổ thông nói riêng: Phải đào tạo
những con người không chỉ có đủ đức, đủ tài, nắm vững khoa học công nghệ mà
còn giỏi về ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng để tiến kịp sự phát triển
như vũ bão của thế giới bởi chính ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh là chiếc cầu nối
quốc gia này với quốc gia khác về tất cả các lĩnh vực, không những thế, Tiếng Anh
là ngôn ngữ giúp tất cả mọi người trên thế giới có tiếng nói chung và cùng nhau giải
quyết được tất cả các công việc về mọi lĩnh vực như là kinh tế, chính trị, hàng
không, du lịch, dịch vụ, giáo dục…..
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, chúng ta đang dạy và học chủ yếu là ngữ pháp
nên học sinh học hết phổ thông mà không nói được, người nước ngoài nói cũng
không nghe được. Do đó, ông cho rằng: “Phải thay đổi cách dạy, cách học. Nếu
chưa thay đổi được thì không khuyến khích phương pháp hiện tại nữa”. Chính vì
vậy, thông thạo Tiếng Anh sẽ là một lợi thế giúp cho học sinh nắm bắt được nhiều
cơ hội khởi nghiệp từ sự hội nhập toàn cầu ngày nay. Để theo kịp tiến trình chung
đòi hỏi mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường THPT cần có một trình độ Tiếng
Anh nhất định để giao tiếp được ở mức độ đơn giản. Những năm qua Bộ giáo dục
và Đào tạo đã chỉ đạo biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa theo hướng giao tiếp dành
cho bậc THPT. Tuy nhiên, trương trình sách giáo khoa mới có nhiều kiến thức liên
1
quan đến các môn văn hóa khác mà giáo viên chỉ mải mê trang bị cho học sinh vốn
ngữ pháp và từ vựng liên quan đến một chủ đề duy nhất mà quên đi tính liên môn
giữa các môn học thì bài giảng luôn khô khan và nặng nề, học sinh luôn cảm thấy
nhàm chán và trở nên khó nhớ kiến thức và rất mệt mỏi sau mỗi giờ học ngoại ngữ.
Hơn nữa, do mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội đều ít nhiều có mối liên
hệ với nhau; nhiều sự vật, hiện tượng ấy, cần huy động tổng hợp các kiến thức và kỹ
năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay đang ngày
càng xuất hiện thêm các môn học “liên ngành”. Đặc biệt, học ngoại ngữ là yêu cầu
người học sử dụng ngôn ngữ của mình học để trình bày về các lĩnh vực khác nhau
trong cuộc sống , ngoài ra, dạy học liên môn là cách thức liên kết các bộ môn học
có sự giao thoa về nội dung, cùng hoạt động tranh luận, tương tác, thể hiện tính kết
nối và sự sáng tạo. chính phương pháp dạy học liên môn sẽ giúp người học hình
thành kỹ năng phản biện, từ đó người học trở nên thông minh, độc lập và sáng tạo
hơn.
Mục tiêu của chương trình dạy học liên môn không phải tạo ra cho người học
có khả năng đặc biệt giống như thiên tài mà chính là sự thay đổi phương pháp dạy
học theo lối mòn cũ, tạo ra bước chuyển mới với chiều sâu về cách thức giảng dạy,
khơi nguồn khả năng tư duy, sáng tạo vốn sẵn có trong mỗi học sinh.
Từ vấn đề được nói trên thì người giáo viên dạy ngoại ngữ phải biết dạy tích
hợp một cách khoa học, xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân
hóa sâu trong các môn, song với tích hợp liên môn ngày càng rộng, khối lượng tri
thức ngày càng nhiều mà thời gian học tập trong nhà trường lại có hạn, do đó phải
chuyển dạy các môn học riêng lẻ sang dạy tích hợp liên môn giúp học sinh có kiến
thức tổng hợp một cách khoa học. Hơn nữa, nếu như chúng ta sử dụng tích hợp liên
môn trong giảng dạy ngoại ngữ thì giúp học sinh phát huy được các kỹ năng nói,
kỹ năng nghe, kỹ năng đọc và kỹ năng viết một cách tổng hợp. Do đó, tôi đã chọn
và tiến hành nghiên cứu, áp dụng đề tài: “Vận dụng kiến thức tích hợp để dạy kỹ
năng đọc hiểu - Unit 9 - Preserving The Environment - Tiếng Anh 10 thí điểm”.
2
Hi vọng với đề tài này sẽ đưa ra một số gợi ý giúp HS tích hợp được kiến thức liên
môn, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Tiếng anh.
II. TÊN SÁNG KIẾN: “Vận dụng kiến thức tích hợp để dạy kỹ năng đọc
hiểu - Unit 9 - Preserving the environment - Tiếng Anh 10 thí điểm”
III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Tạ Thị Thúy
- Địa chỉ : Trường THPT Phạm Công Bình, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0971 874 492
- Email:
IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
Tác giả: Tạ Thị Thúy
V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Anh 10 thí điểm.
2. Vấn đề sáng kiến giải quyết:
+ Giúp HS tích cực, chủ động trong học tập, vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề
trong thực tiễn cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh;
sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh với môi trường.
+ Rèn cho HS một số kỹ năng cơ bản như: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin; kĩ
năng thể hiện sự tự tin; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy
nghĩ/ ý tưởng; kĩ năng quản lí thời gian; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm; kĩ năng hợp
tác…
+ Giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn, áp dụng vào công tác giảng dạy nhằm
phát huy được tính tích cực, chủ động của HS trong học tập thông qua kiến thức tích
hợp.
3
3. Đối tượng áp dụng sáng kiến
Học sinh lớp 10A1 Trường THPT Phạm Công Bình.
VI. THỜI GIAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Tháng 3 năm 2019
VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích
- Đưa dạy học tích hợp liên môn trong môn Tiếng Anh vào giảng dạy tại trường
THPT giúp cho học sinh có khối lượng kiến thức tổng hợp và từ đó học sinh có thể
liên kết kiến thức, kỹ năng được học vào giải quyết các tình huống thực tiễn.
- Dạy học tích hợp - liên môn ở một mục đích khác còn kích thích giáo viên tư duy
và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có một
phông kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của dạy
học hiện nay. Bên cạnh đó học sinh hứng thú với những tiết học hơn, dễ hiểu và
hiểu sâu nội dung bài học. Đặc biệt các em sẽ có những chuyển biến rõ rệt trong
khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
- Dạy học theo hướng tích hợp - liên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Từ đó
khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết
các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học,
tự nghiên cứu. Đó là tính ứng dụng và thực tế của phương pháp dạy học tích hợp liên môn.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định kiến thức cấu trúc chương trình, nội dung bài học trong bài 9: Preseving
the environment - Tiếng anh 10 thí điểm
4
- Xác định kiến thức, kỹ năng tích hợp liên môn
- Soạn giáo án tích hợp liên môn dựa trên cơ sở kiến thức, kỹ năng tích hợp đã xác
định
- Áp dụng giáo án tích hợp liên môn vào giảng dạy thực tế và đánh giá kết quả thu
được
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 10 trường THPT Phạm Công Bình
Lớp thực nghiệm: 10A1
Lớp đối chứng : 10D1
3.2. Khách thể nghiên cứu:
“Vận dụng kiến thức tích hợp để dạy kỹ năng đọc hiểu - Unit 9 - Preserving the
environment - Tiếng anh 10 thí điểm”
4. Phạm vi nghiên cứu
- Áp dụng cho việc giảng dạy kỹ năng đọc hiểu - Unit 9 - Preserving the
environment - tiếng anh 10 thí điểm
- Nghiên cứu trong học sinh khối 10
PHẦN NỘI DUNG
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Lý do khách quan
Ngày nay, tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng
ta. Nó đã và đang trở thành một nhu cầu cần thiết trong giao tiếp hàng ngày, trong
5
công việc và trong quá trình nghiên cứu khoa học. Để theo kịp với sự thay đổi thì
người dạy Ngoại Ngữ nói chung và dạy Tiếng Anh nói riêng phải cung cấp cho học
sinh một vốn kiến thức phong phú. Tuy nhiên, không phải là kiến thức riêng lẻ của
từng môn mà phải biết kết hợp đan xen lồng ghép giữa kiến thức của môn này với
môn kia để giúp cho học sinh có kiến thức tổng hợp vì vậy đề tài của tôi là “Vận
dụng kiến thức tích hợp để dạy kỹ năng đọc hiểu - Unit 9 - Preserving the
environment - Tiếng Anh 10 thí điểm”
2. Lý do chủ quan
Trong chương trình Tiếng Anh cấp THPT có nhiều bài học liên quan tới các chủ
đề khác nhau mà các em đã được học ở một số môn khác như Địa lý, Lịch sử, Thể
dục , Sinh học, Giáo dục công dân..... Tuy nhiên, giáo viên giảng dạy Tiếng Anh cần
sử dụng phương pháp tích hợp để dạy để các em có thể có được kiến thức tổng hợp
để giúp người học đạt hiệu quả, học sinh sẽ không cảm thấy sợ và có hứng thú hơn
trong học tập và các em có thể phát huy được trí tưởng tượng liên tưởng. Hơn nữa,
trong tình huống thực tế nếu như các em không sử dụng ngoại ngữ để nói về các
lĩnh vực Địa lý, Lịch sử, Thể dục , Sinh học, Giáo dục công dân.... mà các em chỉ có
thể nói được những câu giao tiếp rất đơn giản. Như vậy thì người học ngoại ngữ
không thể quảng bá hình ảnh về đất nước, con người, văn hóa, ẩm thực của đất
nước mình với các bạn bè quốc tế. Chính vì lý do đó mà rất quan trọng và cần thiết
là có sự tích hợp các môn học có nội dung liên quan đến nhau để giúp cho người
học có kiến thức tổng quát hơn nữa về môn học. Cần khảng định, dạy học tích hợp
là xu hướng phổ biến của giáo dục tiếp cận phát triển năng lực hiện nay. Thực hiện
dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông là hoàn toàn khách quan,
đáp ứng được nhu cầu đổi mới của giáo dục.
B. BỐI CẢNH ĐỘNG LỰC RA ĐỜI CỦA GIẢI PHÁP.
1. Bối cảnh, động lực ra đời của giải pháp.
6
1.1 Cơ sở lí luận.
Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong
dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà
trường.
Dạy học tích hợp liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao
thoa giữa các môn học với nhau. Những phần, những bộ phận này có thể ở các
môn học khác nhau nhưng chúng hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết những tình
huống, hiện tượng trong cuộc sống. Tích hợp có thể hiểu theo các cách khác
nhau:
- Tích hợp đa môn ( Multidisciplinary Intergration)
- Tích hợp liên môn ( Interdisciplinary Integration)
- Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration)
1.1.1. Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Intergration)
Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Intergration) là hình thức dạy
học theo các môn học riêng lẻ nhưng các môn học đều có chủ đề chung. Các
cách tiếp cận tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học. Các môn
học liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung và PPDH nhưng
mỗi môn lại có một chương trình riêng. Tích hợp đa môn được thực hiện theo
cách tổ chức chuẩn từ các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án, tạo
điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp những kiến thức của các môn học
có liên quan. Có nhiều phương án khác nhau để tạo nên một chương trình tích
hợp đa môn, và chúng khác nhau về mức độ nỗ lực tích hợp.
1.1.2. Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Intergration)
Tích hợp liên môn là hình thức phối hợp của nhiều môn học để nghiên cứu và
giải quyết một tình huống, tạo ra những kết nối giữa nhiều môn học. Nội dung tích
hợp liên môn xoay quanh các chủ đề, các khái niệm và các kỹ năng liên môn được
7
nhấn mạnh. Một hình thức phổ biến của tích hợp liên môn là hình thành môn học
mới so với môn học truyền thống.Trong các môn học đó, có thể có nội dung riêng
của từng lĩnh vực khoa học, cũng có nội dung hòa vào nhau và không phân biệt rõ
thuộc lĩnh vực khoa học nào.
Theo cách tiếp cập tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập
xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm và các kĩ năng
liên ngành hoạc liên môn. Họ kết nối các nội dung học tập chung nằm trong các
môn học để nhấn mạnh các khái niệm và kĩ năng liên môn. Các môn học có thể
nhận diện được, nhưng họ cho rằng ít quan trọng hơn so với cách tiếp cập tích hợp
đa môn.
Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án trong đó nhiều môn học
liên quan được kết lại thành một môn học mới với một hệ thống những chủ đề nhất
định xuyên suốt qua nhiều các cấp lớp. Tích hợp theo hình thức liên môn đòi hỏi
học sinh phải huy động tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực khoa học để giải quyết
một vấn đề.
1.1.3. Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Intergration)
Tích hợp xuyên môn hướng vào phát triển những năng lực của học sinh qua
nhiều môn học. Trong cách tiếp cận này, nội dung dạy học được thiết kế nhằm phát
triển kỹ năng sống, kỹ năng môn học trong bối cảnh của thực tế cuộc sống. Một
trong những hình thức dạy học của tích hợp xuyên môn là các nội dung, kỹ năng
được tích hợp xuyên suốt nhiều môn học, trong đó nội dung được bố trí dạy nối tiếp
từ môn học này đến môn học khác.
Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học
tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học. học sinh phát triển các kĩ
năng sống khi họ áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế
của cuộc sống. Hai con đường dẫn đến tích hợp xuyên môn: học tập theo dự án
8
(project- based learning) và thời lượng chương trình học (negotiating the
curiculum).
Từ những nhìn nhận trên ta thấy tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa
học và đời sống. Trước hết phải thấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn
thư, là một tập đại thành của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi tình huống
xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là tình huống tích hợp , không thể giải quyết
một vấn đề và một nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng
hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích
hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến
thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí
trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại
1.2 Cơ sở thực tiễn.
1.2.1 Sơ lược về sách giáo khoa Tiếng Anh 10 - thí điểm
Chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 10 – Thí điểm có 10 bài tương ứng
với 10 bài học là các chủ đề về Family life, Music, Community, Cultural
Diversity, Environment … có mối liên hệ với các môn Địa lý, môn Sinh học, môn
Giáo dục công dân….
1.2.2 Thực trạng của việc dạy học Ngoại Ngữ trường THPT Phạm Công Bình
hiện nay
Qua việc trao đổi với đồng nghiệp cũng như khảo sát số học sinh lớp 10A1,
tôi nhận thấy việc thực trạng của việc dạy và học ngoại ngữ của trường THPT Phạm
Công Bình như sau
a. Về phía giáo viên
- Với phương pháp vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học thì giáo viên đóng vai
trò chỉ đạo trong việc kết hợp kiến thức từng môn riêng lẻ đan xen kiến thức trở
thành kiến thức tổng hợp để truyền đạt kiến thức cho học sinh, điều khiển học sinh
9
trong giờ học, khơi dậy cảm hứng học tập trong các em, còn chính các em là trung
tâm để phát huy được khả năng của mình.
- Để vận dụng kiến thức liên môn vào dạy ngoại ngữ có hiệu quả thì giáo viên cần
thực hiện tốt một số yếu tố cơ bản sau:
+ Chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy phù hợp
+ Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý.
+ Sử dụng thành thạo các phương tiện, các thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho
giảng dạy.
+ Soạn các dạng bài tập phù hợp với đối tượng học sinh.
+ Chuẩn bị tốt kiến thức của môn liên môn để kết hợp cho bài giảng hợp logic
+Truyền cảm, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh.
b. Về phía học sinh
Trong mối tương quan giữa cách dạy và cách học: Giáo viên là người tổ
chức, điều khiển, học sinh tự chiếm lĩnh tri thức bằng chính những thao tác, những
hành động trí tuệ của riêng mình dưới vai trò điều khiển của giáo viên.
Để học ngoại ngữ mà vận dụng kiến thức liên môn có hiệu quả, thì học sinh
cần phải tập trung và tự giác trong việc tự học ở nhà cũng như ở trên lớp không chỉ
tập trung vào một môn hay một lĩnh vực riêng lẻ mà phải tập trung cả những môn
học khác để có kiến thức liên môn tổng hợp để giúpcác em có thể kết hợp vào môn
Ngoại Ngữ để giải quyết các yêu cầu trong bài học, các em sẽ không cảm thấy bỡ
ngỡ.
Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên tôi thấy tích hợp trong giảng dạy sẽ
giúp học sinh phát huy được suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng
dụng vào thực tiễn. Vì vậy, đối với bản thân tôi, trong những năm vừa qua tôi đã
chăn trở suy nghĩ đến việc áp dụng kiến thức liên môn vào giảng đạy môn Tiếng
Anh chính vì vậy năm học 2015-2016 tôi đã mạnh dạn áp dụng kiến thức liên môn
vào dạy phần đọc hiểu Unit 11- National park sách Tiếng Anh 10 cơ bản ,năm học
10
2017-2018 tôi
áp dụng kiến thức liên môn vào dạy phần đọc hiểu Unit 10-
Endangered Species sách Tiếng Anh 12 cở bản, năm 2018-2019 tôi áp dụng kiến
thức liên môn vào dạy phần đọc hiểu “Unit 10- Nature In Danger Tiếng Anh 11 cơ
bản ” và hiện theo kế hoạch của Sở giáo dục thì toàn bộ khối THPT thay đổi toàn bộ
bằng sách thí điểm thì tôi lại mạnh dạn áp dung kiến thức liên môn vào dạy kỹ năng
đọc hiểu “Unit 9 - Preserving The Environment-Tiếng Anh 10 thí điểm” nhằm tạo
hứng thú cũng như giúp các em biết vận dụng kiến thức của các môn học khác như
Địa lý, Sinh học, Công nghệ, Giáo dục công dân,và kỹ năng sống vào bài học Ngoại
Ngữ để đạt hiệu quả cao hơn.
2. Mô tả chi tiết bản chất, nội dung của giải pháp.
2.1 Mục đích của giải pháp
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về dạy học tích hợp và thực tiễn dạy học ở
trường THPT Phạm Công Bình từ đó làm cơ sở khoa học cho việc vận dụng dạy
tích hợp vào môn Ngoại Ngữ cho học sinh ở trường THPT Phạm Công Bình nói
riêng và các trường THPT nói chung.
2.2 Những điểm khác biệt
Dạy ngoại ngữ thông qua việc tích hợp kiến thức nền của một số môn học
khác như Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân, công nghệ và kỹ năng sống.
2.3 Tính mới của giải pháp so với giải pháp đã và đang thực hiện
Đưa ra các hoạt động tích cực cụ thể đối với từng nhóm.
Sau đây là bài học dạy theo chương trình tích hợp đã được giảng dạy ở lớp 10A1
trường THPT Phạm Công Bình trong tháng 3 năm 2019.
3. Một số điều tra cơ bản
Trước khi vận dụng kiến thức tích hợp để dạy bài đọc hiểu “ Unit 9
-Preserving The Environment - Tiếng anh 10 thí điểm” tôi đã cho học sinh làm
11
bài thi và bài kiểm tra kiểm tra định kỳ đối với lớp mình giảng dạy, tôi đã thống kê
được kết quả sau:
Lớp
10A1
TS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
HS
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
40
1
2,5
8
20
14
35
17
42,5
C. LESSON PLAN
D.O.P: 2/3/2019
D.O.T : 8/3/2019
UNIT 9: PRESERVING THE ENVIRONMENT
READING
I. OBJECTIVE
1. Knowledge
- Students read and guess the meaning of words in contexts, they read and answer
questions about the texts. Use the information they have read to discuss the topic
-They practice scanning for specific information in the texts, finding supporting
evidence. Ss understand the consequences which cause from human for nature and
environment and Ss will be aware of their activities to prevent nature and
environment from destroying their own environment.
2. Skills
- Presentation skills
- Reading skills
- Develop such reading micro-skills as scanning for specific ideas and guessing
meaning in context
3. Attitude
12
- Taking part in all activities
- Providing students motivation
- Be active and eager to join the lesson
- Being aware of responsibilities in protecting the environment
II. Lesson
1. Checking attendance
2. Checking old lesson
3. Teaching aids
* Teacher
- Lesson plan
- Computer, projector
- Pictures, video
*Students:
- Notebook
- Presentation
4. Methods
- Elicitation and communicative approach
- Project- based studying
5. New lesson / Procedures
13
TEACHER’S ACTIVITIES
b
STUDENTS’ ACTIVITIES
c
ACTIVITY
1 : WARM-UP
Warm up(5m)
T shows some pictures of animals and ask them to look Work in pairs to ask
d
at the pictures and answer the questions.
and
answer
the
a
question
Suggested answer
b
W
R
A
P
Picture a:noise
pollution
d
d
Picture b: water
pollution
Teacher asks students to work in pairs to ask and
answer the question.
“What do you think the environmental impact in each
photo is?”
Picture c: air pollution
14
– UP
- T summarises and evalutes the lesson
HOMEWORK
D. PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP CỦA GIÁO VIÊN
1.Tên hồ sơ dạy học:
Vận dụng tích hợp kiến thức địa lý, sinh học giáo dục công dân, kỹ năng sống vào
dạy kỹ năng đọc hiểu unit 9 - preserving the environment- sách giáo khoa tiếng anh
10 thí điểm
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Về kiến thức
* Tiếng Anh
- Có kiến thức hiểu biết được nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường
- Kiến thức và từ vựng liên quan đến ô nhiễm môi trường và có ý thức đưa ra giải
pháp để bảo vệ môi trường.
* Địa lý
- Vị trí địa lý và môi trường sống
- Vai trò của thiên nhiên
- Các vấn đề đang diễn ra và tác động đến môi trường tự nhiên
- Tích hợp nội dung kiến thức của các bài sau
+ Địa lý 8: Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
+ Địa lý 10: Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững
+ Địa lý 12: Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài ngyên thiên nhiên
15
Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
* Sinh học
- Vai trò củ môi trường tự nhiên
- Các vấn đề liên quan đến môi trường
- Các vấn đề bảo vệ môi trường và hệ động thực vật
- Tích hợp nội dung kiến thức của các bài sau:
+ Sinh học 6:
Bài 58: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người
+ Sinh học 9: Bài 56: Tác động của con người đối với môi trường
Bài 61: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Bài 62: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã
Bài 63: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái-Luật bảo vệ môi trường
* Giáo dục công dân
- Những mối đe dọa đang xảy ra với các vườn quốc gia, ý thức bảo tồn các vườn
quốc gia
- Luật bảo vệ rừng
- Tích hợp nội dung kiến thức của các bài sau:
+ GDCD 10: Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
+ GDCD 11: Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
+ GDCD 12: Luật bảo vệ rừng
2.2. Về kĩ năng
- Kĩ năng tích hợp kiến thức liên môn vào trong một bài học
- Kĩ năng làm việc cặp, nhóm
- Kĩ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông
16
- Kĩ năng tìm kiếm thông tin trên mạng internet, lưu giữ và xử lí thông tin
- Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong môn tiếng Anh
2.3. Về thái độ
- Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Tuân thủ pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên,
- Hứng thú với phương pháp học tập mới, có ý thức tự học, tự nghiên cứu và tham
gia vào các hoạt động tập thể
2.4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực vận dụng kiến thức liên môn
3. Đối tượng dạy học của bài học
Đối tượng dạy học của đề tài là 40 học sinh lớp 10A1 trường THPT Phạm
Công Bình năm học 2018-2019. Đây là đối tượng học sinh có nhận thức nhìn chung
khá, sức học khá đồng đều, có tinh thần và khả năng tự học cao. Các em cũng đã và
đang được học rất nhiều bài học ở các môn Địa, sinh, giáo dục công dân và văn. Do
đó, các em có khá nhiều kiến thức liên quan đến nội dung bài hoc.
Dự án được thực hiện trong phần reading Unit 9: Preserving The Environment tiếng anh 10 thí điểm
4. Ý nghĩa của bài học
4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
17
- Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức
của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống. Đặc
biệt, các em có thể vận dụng vốn tiếng Anh sẵn có của mình và các kiến thức thu
được sau bài học để nói về các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học
khác nhau, học sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về động thực vật, và các vấn nạn khác
liên quan đến các lĩnh vực này đang diễn ra ở thế giới xung quanh. Từ đó, các em
có được những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
- Qua chủ đề tích hợp, học sinh còn được phát triển tư duy một các tích cực, sáng
tạo, có sự liên hệ kiến thức theo chuỗi của chủ để và ứng dụng vào thực tiễn một
cách linh hoạt hơn.
- Dự án tích hợp này cũng mang lại nhiều lợi ích cho giáo viên. Để có thể dạy được
theo hướng tích hợp, giáo viên phải tự học hỏi, trau dồi kiến thức ở nhiều môn học
khác nhau. Nhờ thế, giáo viên không chỉ có kiến thức môn mình học mà còn có kiến
thức sâu rộng, giúp học sinh giải quyết được các tình huống nảy sinh trong bài học.
4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống
- Học sinh hiểu được tầm quan trọng các mối đe dọa đang diễn ra với môi trường
xung quanh chúng, để từ đó y thức được vai trò, trách nhiệm của mỗi công dân
trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
5.1. Thiết bị dạy học
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, PowerPoint bài giảng
- Máy tính, máy chiếu
- Giấy A3, bút viết, băng dính, nam châm….
18
- Một số tranh ảnh, video liên quan, bản đồ…..
* Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi chép
- Trước bài học một tuần, giáo viên yêu cầu học sinh thu thập thông tin hình ảnh về
môi trường đang bị ô nhiễm , đồng thời phân lớp ra làm ba nhóm tìm hiểu nguyên
nhân và giải pháp dựa trên các tiêu chí:
+ Vị trí địa lý, môi trường sống
+ Hệ động thực vật
+ Sự đa dạng sinh học
+ Những giải pháp được đưa ra
+ Những nỗ lực trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
+ Tầm quan trọng của việc bảo tồn
+ Những mối đe dọa đang xảy ra
+ Những điều cần chú ý khi đến tham quan
Các nhóm phải tự sưu tầm tranh/ ảnh/ tài liệu liên quan để trình bày trước lớp, và
soạn sẵn các câu hỏi liên quan đến nội dung của nhóm mình để kiểm tra lại các
nhóm khác. Toàn bộ các tài liệu tìm được đều nộp lại để chấm điểm. Nhóm trưởng
có trách nhiệm ghi chép lại quá trình làm việc của nhóm và đánh giá kết quả làm
việc của từng cá nhân trong nhóm làm cơ sở cho giáo viên cho điểm sau bài học.
5.2. Học liệu
Giáo viên và học sinh cùng chuẩn bị tài liệu liên quan đến các nội dung sau:
Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn môi trường bị phá hủy
Tìm hiểu các loại ô nhiễm môi trường hiện nay
Tìm hiểu các giải pháp giúp bảo vệ môi trường
Các học liệu này được sưu tầm chủ yếu từ mạng internet
19
5.2.1. Major Causes of Environmental Destruction
GREENTUMBLE ENVIRONMENTAL ISSUES APRIL 3, 2016
We are at a critical crossroads in our world today. We are the first generation on
our planet to truly understand the far-reaching impacts that human actions are
having on our environment, and yet, we are the last generation that can truly
make the biggest impact in solving these challenges.
The list below discusses many of the environmental challenges that we are facing
in our world today. Together as a human race, we have the solutions and the
resources that we need right now to move forward and transition to a sustainable
world for everyone. As you read about these challenges, how can you play a role
in bringing forth the changes that we need during this very important time in our
planet’s history?
Land disturbance and destruction
20
All over the world today, there are many ways that land is being degraded, such
as the cutting down of our global forests, to the increasing development of natural
ecosystems and fragmentation of habitat, and mining, natural ecosystems are
under threat as never before.
We must implement habitat protections and work within the limits of nature to
preserve and restore what nature remains for the health of our Earth.
Poaching and overfishing
Today, species are under such a great threat due to human activities and
biodiversity is being eroded at such an alarming rate, that we stand to lose many
of our natural treasures that support the web of life on our planet. We must protect
both individual species that are under threat and the critical habitat of these
species.
Agriculture
Agriculture has one of the largest environmental footprints of all human activities
on our planet today, composing almost half of all land use [1]. While most
subsistence agriculture has very little impact on land, most global commercial
forms of agriculture are contributing to problems of environmental degradation,
such as erosion, runoff, water pollution, and a loss of soil fertility.
Eliminating these environmental problems that plague global agriculture will
require a transition to ecological and organic farming such as biodynamic
and permaculture farming that respect nature’s limits and naturally build soil
fertility.
Invasive species
21