Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Quản lý nhà nước đối với các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện kon plông, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.44 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC
CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã
số: 834.04.10

Đà Nẵng - Năm 2020


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUANG TÍN

Phản biện 1: PGS.TS. Đặng Văn Mỹ
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Như Liêm

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 02 tháng 3 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
− Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
− Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giảm nghèo là một trong những chủ trương lớn của Đảng và
Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người
nghèo, thu hẹp dần khoảng cách và trình độ phát triển giữa các vùng,
địa phương, nhóm dân cư và dân tộc. Trong những năm qua, các
chương trình giảm nghèo của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu
đáng mừng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, thực hiện công
bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. Bên
cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo tại nhiều địa
phương vẫn còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả, chênh lệch giàu nghèo
giữa các vùng còn cao, đặc biệt là tại các địa phương miền núi, thuộc
vùng sâu, vùng xa hay biên giới.
Kon Plông là một huyện miền núi của tỉnh Kon Tum. Tính đến
cuối năm 2018, toàn huyện có 2.316 hộ, tỷ lệ hộ nghèo chiếm
32,55% so với tổng số hộ nghèo toàn huyện. Trong những năm qua,
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, việc triển khai thực hiện
các chương trình giảm nghèo ngày càng hiệu quả, đời sống của
người dân huyện Kon Plông ngày càng được cải thiện. Tuy vậy, Kon
Plông vẫn là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo
giảm nhưng chưa bền vững, có nguy cơ tái nghèo.
Vì vậy, cần có những nghiên cứu về công tác giảm nghèo nói
chung và tổ chức thực hiện các chương trình giảm nghèo nói riêng,
đặc biệt là công tác QLNN về chương trình giảm nghèo cũng cần
được nghiên cứu, từ đó nhận diện được những tồn tại, hạn chế. Qua
đó nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với các Chương trình giảm
nghèo.
Tuy nhiên, đến thời điểm nghiên cứu chưa có công trình



2
nghiên cứu về công tác QLNN đối với các chương trình giảm nghèo
để tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với
các chương trình giảm nghèo trong việc ban hành, thực thi, tổ chức
thực hiện các chương trình giảm nghèo.
Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Quản lý
nhà nước đối với các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ với
mong muốn giúp cải thiện hiệu quả công tác quản lý QLNN đối với
chương trình giảm nghèo từ đó giúp các chương trình có hiệu quả
hơn và từng bước đưa các hộ nghèo thoát nghèo bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đề tài đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với các chương
trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác QLNN đối
với các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh
Kon Tum.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNNđối với các chương
trình giảm nghèo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với các chương
trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; nhận
diện những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối
với các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh
Kon Tum.
3. Câu hỏi nghiên cứu

- Công tác QLNN đối với các chương trình giảm nghèo gồm


3
những nội dung gì?
- Hiện nay, thực trạng công tác QLNN đối với các chương
trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum diễn
ra như thế nào?
- Cần phải làm gì để cải thiện hiệu quả công tác QLNN đối với
các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh
Kon Tum?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Công tác QLNN đối với
các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh
Kon Tum.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
+ Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2014-2018 và đề xuất giải
pháp đến năm 2025.
+ Phạm vi nội dung: Do giới hạn về thời gian và nguồn lực
luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác QLNN đối với chương
trình giảm nghèo 30a trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp tổng hợp, thu thập dữ liệu để rà soát văn bản
chính sách về công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam từ năm
2014-2018 các cấp;
Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phát phiếu khảo sát cho 100
cán bộ, công chức tại huyện Kon Plông. Tác giả phát phiếu trực tiếp

đến tay của các đối tượng nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn họ trả
lời. Vì vậy, sau 01 tháng thu thập các phiếu khảo sát, kết quả phiếu


4
hợp lệ thu được là 100/100 phiếu. Nội dung khảo sát là đánh giá của
các đối tượng về thực trạng quản lý nhà nước đối với các chương
trình giảm nghèo mà huyện Kon Plông đã và đang thực hiện trong
thời gian qua. Các phiếu khảo sát tập trung vào 05 nội dung chính
của công tác quản lý nhà nước đối với các chương trình giảm nghèo
đó là ban hành và phổ biến chương trình giảm nghèo; xây dựng và tổ
chức thực hiện chương trình, kế hoạch chương trình giảm nghèo;
thực hiện các chương trình giảm nghèo; giám sát, thanh tra, kiểm tra
trong thực hiện chương trình giảm nghèo và xử lý vi phạm trong thực
hiện Chương trình giảm nghèo. Bằng cách thu thập dữ liệu sơ cấp
này, tác giả sẽ có cái nhìn tổng quát và khách quan nhất về thực trạng
QLNN đối với các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon
Plông trong thời gian qua.
+ Phương pháp phân tích:
Trên cơ sở số liệu và dữ liệu thu thập được, luận văn sẽ sử
dụng các phương pháp bảng thống kê, đồ thị thống để tổng hợp và
tình bày dữ liệu. Để phân tích đánh giá dữ liệu đề tài còn sử dụng các
chỉ tiêu thống kê mô tả để phân tích biến động theo chuỗi thời gian
để đánh giá tình hình phổ biến tuyên truyền chính sách, tình hình lập
kế hoạch, kiểm tra đánh giá và xử lý sai phạm đối với các chương
trình giảm nghèo.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng các chỉ tiêu số tương đối cơ cấu để
đánh giá cấu trúc các nội dung theo địa bàn không gian theo xã, theo
các chương trình dự án, theo đối tượng thụ hưởng. Đề tài sử dụng số
tương đối kế hoạch để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch về các

chương trình dự án giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý thuyết: Luận văn là công trình khoa học đã hệ


5
thống hóa những cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các
chương trình giảm nghèo; các nhân tố tác động đến công tác QLNN
đối với các chương trình giảm nghèo, giúp cho người nghiên sau về
vấn đề này thuận lợi trong quá trình tham khảo và phát triển thêm.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ cung cấp cho các nhà quản lý
địa phương có những biện pháp khả thi, và có thể xem xét vận dụng
vào QLNN đối với các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum trong thời gian tới. Phân tích thực trạng
QLNN đối với các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon
Plông, tỉnh Kon Tum; đánh giá các điểm làm được, chưa làm được
và trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp giúp hoàn thiện hơn nữa công
tác QLNN đối với các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
7. Sơ lược tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu
Để biết được thực trạng công tác QLNN đối với các chương
trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông, luận văn có sử dụng
một số tài liệu sau:
- Lê Bảo (2016) với giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế”
cung cấp cho người đọc những kiến thức bổ ích về vai trò của Nhà
nước trong quản lý các vấn đề kinh tế, xã hội, đặc biệt là quản lý nhà
nước về hạ tầng, kinh tế - xã hội; quản lý nhà nước về giáo dục, y tế;
quản lý nhà nước với các dịch vụ tư vấn và công ích. Cuốn sách còn
đề cập đến việc quản lý các dịch vụ xã hội cơ bản liên quan đến công
tác quản lý giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều

mới cũng như việc quản lý các dịch vụ tư vấn và công ích cho người
dân.
- Nguyễn Hữu Hải (2010) với giáo trình Giáo trình “Lý luận
Hành chính nhà nước”, nhà xuất bản Học viện Hành chính, Hà Nội,


6
trình bày nhiều nội dung quan trọng như lý luận chung về quản lý
hành chính nhà nước; các lý thuyết và mô hình hành chính nhà nước;
nền hành chính nhà nước; chức năng, hình thức và phương pháp
hành chính nhà nước; quyết định quản lý hành chính nhà nước; kiểm
soát đối với nền hành chính nhà nước; nâng cao hiệu quả, hiệu lực
của hành chính nhà nước. Đặc biệt, trong giáo trình này, tác giả tham
khảo và vận dụng được khái niệm quản lý nhà nước, một trong
những nội dung quan trọng và cần thiết trong Chương 1.
- Trương Thị Như Nguyệt (2016) với bài viết “Khái niệm và
tiêu chí cơ bản đánh giá nghèo ở Việt Nam dưới góc nhìn đa chiều”
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu khoa học công đoàn 05, tác giả vận
dụng và tham khảo được các nội dung về khái niệm giảm nghèo, các
tiêu chí cơ bản đánh giá nghèo ở Việt nam dưới góc nhìn đa chiều từ
bài báo này.
- Hoàng Phan Hải Yến, Đậu Quang Vinh (2015) với bài viết
“Một số vấn đề về công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Nghệ An”
đăng trên Tạp chí Khoa học – Công nghệ Nghệ An số 09, trên cơ sở
phân tích thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo ở Nghệ An trong
thời gian qua, bài báo phân tích nguyên nhân đói nghèo và đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh
trong thời gian tới.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
8.1. Các công trình nghiên cứu thực nghiệm

- Liên Khắc Dũng (2017) với luận văn thạc sĩ "Quản lý nhà
nước về chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Hà
Tiên, tỉnh Kiên Giang".
- Viện khoa học xã hội Việt Nam (2011) với công trình nghiên
cứu "Giảm nghèo ở Việt Nam: thành tựu và thách thức".


7
- Phạm Bình Long (2017) với luận văn thạc sĩ "Quản lý nhà
nước về chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình
Dương".
8.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu thực nghiệm
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu
nào được thực hiện về công tác QLNN đối với các chương trình
giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum về các nội
dung: việc ban hành, phổ biến chương trình giảm nghèo; tổ chức
thực hiện các chương trình giảm nghèo; công tác thanh tra, giám sát,
kiểm tra thực hiện chương trình; việc xử lý sai phạm trong thực hiện
chương trình giảm nghèo. Do đó, nghiên cứu của tác giả là công
trình độc lập và cần thiết.
9. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc 03
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với các
chương trình giảm nghèo.
Chương 2: Thực trạng QLNN đối với các chương trình giảm
nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các chương
trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.



8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO
1.1.1.Nghèo và các chương trình giảm nghèo
a. Khái niệm về nghèo
Nghèo được nhận diện qua ba khía cạnh chủ yếu là không
được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con
người; có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng và thiếu cơ
hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
b. Khái niệm về chương trình giảm nghèo
Chương trình giảm nghèo là “toàn bộ các dự kiến, kế hoạch
giảm nghèo theo một trình tự nhất định và trong một thời gian nhất
định” [27, tr.23].
c. Vai trò của các chương trình giảm nghèo
1.1.2 Quản lý nhà nước về chương trình giảm nghèo
a. Khái niệm, đặc điểm về quản lý nhà nước về chương trình
giảm nghèo
Quản lý nhà nước về chương trình giảm nghèo là sự tác động
có tổ chức bằng pháp quyền của Nhà nước đối với các chương trình
giảm nghèo của các cơ quan nhà nước để định hướng hoạt động của
các chương trình giảm nghèo được diễn ra đảm bảo mục tiêu công
bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế, qua đó góp phần thực hiện hiệu
quả những mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.



9
c. Vai trò của quản lý nhà nước về chương trình giảm nghèo
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHƯƠNG TRÌNH
GIẢM NGHÈO
1.2.1. Ban hành và phổ biến chính sách đối với chương
trình giảm nghèo
Việc ban hành các chương trình giảm nghèo do Chính phủ
thực hiện. Trên cơ sở quán triệt các văn bản của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Chính quyền các cấp tỉnh thể chế hóa các văn bản
cho phù hợp với đặc thù của từng địa phương và ban hành các văn
bản chỉ đạo điều hành như Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết
định, Chỉ thị của UBND tỉnh.
Tiêu chí đánh giá:
- Số lượng buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về
chương trình giảm nghèo; Tính đa dạng của hình thức tuyên truyền,
phổ hiến kiến thức pháp luật về chương trình giảm nghèo; Tính
thường xuyên, kịp thời của tuyên truyền, phổ hiến kiến thức pháp
luật về chương trình giảm nghèo; Mức độ hài lòng của cán bộ, viên
chức.
1.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chương
trình giảm nghèo
Công tác giảm nghèo bền vững được xây dựng bằng các chiến
lược, chính sách và thời gian thực hiện các chương trình, kế hoạch
trong giai đoạn 5 năm, 10 năm, 20 năm,... hoặc phân kỳ cho từng giai
đoạn 05 năm và phải trên cơ sở phù hợp với điều kiện phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước [9, tr.23].
Tiêu chí đánh giá:
- Tính kịp thời, chủ động của công tác xây dựng và tổ chức
thực hiện chương trình, kế hoạch chương trình giảm nghèo; Tính phù



10
hợp với tình hình địa phương; Tính kịp thời trong chỉ đạo của địa
phương về thực hiện các chương trình giảm nghèo; Tính hợp lý, cụ
thể trong việc phân công nhiệm vụ cho các CBCC thực hiện Chương
trình giảm nghèo; Mức độ hài lòng của cán bộ, viên chức
1.2.3. Triển khai thực hiện các chương trình giảm nghèo
Triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo là quá trình
biến các chính sách thành những kết quả thực tế thông qua các hoạt
động có tổ chức trong bộ máy Nhà nước để hiện thực hóa các mục
tiêu mà chính sách đã đề ra [7, tr.23].
Tiêu chí đánh giá:
- Mức độ cụ thể khi thực hiện các chương trình giảm nghèo;
Tính công khai, kịp thời của các chương trình giảm nghèo; Sự đơn
giản trong thủ tục hành chính về chương trình giảm nghèo; Kết quả
của các chương trình giảm nghèo; Mức độ hài lòng của cán bộ, viên
chức.
1.2.4. Kiểm tra, thanh tra và giám sát trong thực hiện
chương trình giảm nghèo
Việc giám sát, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo việc thực hiện
công tác giảm nghèo ở đại phương được thực hiện theo đúng yêu
cầu, mục tiêu về tiến độ, thời gian và nguồn lực dự kiến.
Tiêu chí đánh giá:
- Số lượt thanh tra, kiểm tra; Tính đa dạng của hình thức thanh
tra; Tính thường xuyên trong thanh tra, kiểm tra; Số lượng các đơn
thư khiếu nại, kiến nghị, tố cáo; Mức độ hài lòng của cán bộ, viên
chức.
1.2.5. Xử lý vi phạm trong việc thực hiện Chương trình
giảm nghèo
Sau khi thanh tra, kiểm tra, những vi phạm sẽ bị xử lý. Công



11
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về giảm nghèo giúp
cho công tác giảm nghèo được thực hiện nghiêm minh, xử lý các vi
phạm để răn đe, chấm dứt các hành động trái pháp luật. Tùy từng
mức độ và tính chất của các vụ vi phạm mà áp dụng các phương thức
xử lý vi phạm khác nhau.
Tiêu chí đánh giá:
- Số vụ vi phạm, tính tăng/giảm của các vụ vi phạm; Số tiền
phạt hành chính, tính tăng/giảm của số tiền phạt; Số vụ được đưa ra
xét xử hình sự; Tính nghiêm minh, kịp thời khi xử lý các vi phạm;
Mức độ hài lòng của cán bộ, viên chức.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO
1.3.1. Bộ máy tổ chức hành chính QLNN
1.3.2. Chất lượng nguồn nhân lực làm công tác QLNN
1.3.3. Đặc điểm dân cư
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHƯƠNG
TRÌNH GIẢM NGHÈO TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
1.4.1. Kinh nghiệm của cấp tỉnh
a. Tỉnh Gia Lai
b. Tỉnh Đắk Nông
1.4.2. Kinh nghiệm cấp huyện
a. Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
b. Huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
1.4.3. Bài học rút ra cho huyện Kon Plông
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1



12
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH GIẢM
NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KON PLÔNG TỈNH KON TUM

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN
KON PLÔNG - TỈNH KON TUM
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2. Đặc điểm xã hội
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
2.1.4. Tình hình nghèo và công tác giảm nghèo trên địa bàn
huyện Kon Plông - tỉnh Kon Tum
Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm: Công tác giảm
nghèo được tập trung chỉ đạo quyết liệt, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa
chiều đến cuối năm 2018 còn 32,55%; kết quả thực hiện giảm tỷ lệ
hộ nghèo bình quân giai đoạn 2014-2018 đạt 7%/năm;
Bảng 2.2: Phân tích biến động hộ nghèo trên địa
bàn huyện 2014 -2018
Chỉ tiêu
ĐVT 2014
2015 2016 2017
2018
Số hộ nghèo
Hộ
4.673 4.564 4.242
2.316
3.625
hàng năm
Sốhộgiảm
Hộ

109
322
617
1.309
nghèo hàng năm
Tốc độ giảm
%
2,39
7,59
17,02 56,52
nghèo
Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Kon Plông
2.1.5. Khái quát một số chương trình giảm nghèo trên địa
bàn huyện Kon Plông
Trong giai đoạn 2016-2018, huyện Kon Plông đã thực hiện


13
một số chương trình giảm nghèo như :
+ Công tác hướng dẫn người nghèo cách làm ăn khuyến
nông, khuyến lâm
+ Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo
+ Dự án dạy nghề cho người nghèo
+ Hoạt động truyền thông giảm nghèo
2.1.6. Bộ máy tổ chức hành chính QLNN
2.1.7. Nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý nhà nước
đối với các chương trình giảm nghèo
2.1.8. Đặc điểm dân cư
2.2. THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH GIẢM
NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON

TUM
Chương trình 30a là chương trình hỗ trợ các huyện nghèo
(tên gọi đầy đủ là Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững) đối với 64 huyện nghèo. Mục tiêu của chương trình được xác
định trong Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP là đưa tỷ lệ hộ nghèo ở các
huyện giảm xuống còn 40% vào năm 2010, xuống bằng mức trung
bình của tỉnh vào năm 2015 và xuống bằng mức trung bình của khu
vực vào năm 2020.
2.2.1. Thực trạng công tác ban hành và phổ biến chương
trình giảm nghèo
Đối với Chương trình 30a, huyện đã ban hành các văn bản
chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả việc thực
hiện Đề án phát triển kinh tế, xã hội giảm nghèo nhanh, bền vững
trên địa bàn huyện Kon Plông. Giai đoạn 2014-2018, UBND huyện
Kon Plông đã ban hành nhiều kế hoạch để làm cơ sở cho việc thực
hiện chương trình 30a.


14
Bảng 2.5. Số lượng các buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp
luật về chương trình 30a
Hình thức tuyên
2014
2015
2016
2017
2018
truyền
Phóng sự, trang địa
phương,

đài phát
3
3
5
7
7
thanh
Pa nô, băng rôn,
7
8
9
11
12
khẩu hiệu
Loa
tuyên truyền
1
2
2
2
3
bằng xe lưu động
Nguồn: Phòng Văn hóa thông tin huyện Kon
Plông Có thể thấy các loại hình thức tuyên truyền được duy trì
qua
các năm và có sự tăng nhẹ.
Điểm trung bình của công tác này là 3,29/5, điểm số khá cao.
2.2.2. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện chương
trình, kế hoạch chương trình giảm nghèo
Hàng năm để thực hiện Chương trình giảm nghèo 30a,

UBND huyện ban hành kế hoạch, lồng ghép với một số nguồn vốn
hợp pháp khác giúp hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo bền vững, đồng
thời là cơ sở để đánh giá qua một năm triển khai thực hiện các chính
sách giảm nghèo.
Điểm bình quân mà 100 CBCC làm công tác giảm nghèo tại
huyện Kon Plông đánh giá về tình hình xây dựng và tổ chức thực
hiện chương trình, kế hoạch giảm nghèo là 3.41/5, một điểm số khá
cao.
2.2.3. Thực trạng thực hiện các chương trình giảm nghèo
Trên cơ sở các chính sách giảm nghèo được xây dựng và tổ
chức thực hiện, UBND huyện Kon Plông chỉ đạo các đội ngũ, cán bộ
thực hiện chặt chẽ, đồng bộ, lồng ghép các nguồn lực đầu tư, đảm


15
bảo thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo 3a.
Kết quả cho thấy điểm trung bình đánh giá thực trạng thực
hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông đạt
3,57 điểm, một điểm trung bình ở mức cao.
2.2.4. Thực trạng công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra
trong thực hiện chương trình giảm nghèo
HĐND huyện đã tổ chức các đoàn giám sát chuyên đề về
công tác giảm nghèo bền vững, bên cạnh đó Ban Chỉ đạo giảm nghèo
bền vững huyện đã tiến hành nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra công tác
giảm nghèo bền vững.
Bảng 2.13. Số lượng cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất về việc thực
hiện Chương trình giảm nghèo 30a tại huyện Kon Plông giai đoạn
2014-2018
Hình thức kiểm tra
2014 2015 2016

2017
2018
Kiểm tra định kỳ
14
17
23
45
58
Kiêm tra đột xuất
Tổng

9
23

10
27

12
35

18
63

29
87

Nguồn: UBND huyện Kon Plông
Bảng 2.14. Số vụ tiếp công dân liên quan đến Chương trình giảm
nghèo 30a tại UBND huyện Kon Plông giai đoạn 2014-2018
TT

Nội dung
2014 2015 2016
2017
2018
1
Công dân
hỏi về 25
23
19
16
14
thủ tục giảm nghèo
2
Đơn kiến nghị
15
14
14
13
11
3
Đơn khiếu nại
17
17
15
14
11
4
Đơn tố cáo của 13
9
6

9
11
công dân
Tổng
70
63
54
52
47
Nguồn: UBND huyện Kon Plông, 2014-2018


16
Điểm trung bình cho nội dung giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử
lý các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình giảm nghèo
30a tại huyện Kon Plông chỉ đạt 3,19/5, điểm số ở mức trung bình.
2.2.5. Xử lý vi phạm trong thực hiện Chương trình giảm
nghèo
Bảng 2.16. Số vụ vi phạm được xử lý liên quan đến Chương
trình giảm nghèo 30a tại UBND huyện Kon Plông giai đoạn
2014-2018
TT
Nội dung
Đơn
2014 2015 2016 2017 2018
vị
1 Số vụ vi
Vụ
4
5

3
2
3
phạm
2 Số tiền phạt
Triệu
32,1 43,4
28,5
24,3
34,5
hành chính
đồng
3 Số vụ đưa ra
xét xử hình
Vụ
0
0
0
0
0
sự
Nguồn: UBND huyện Kon Plông, 20142018 Như vậy, từ năm 2014-2018, huyện Kon Plông đã xử lý
tất cả
17 vụ vi phạm với số tiền phạt hành chính lên tới 162,8 triệu đồng.
Kết quả đánh giá của các cán bộ, viên chức của UBND huyện
Kon Plông cho thấy, việc xử lý các vi phạm trong quá trình thực hiện
Chương trình giảm nghèo 30a chưa thực sự tốt, chỉ đạt 3,06/5 điểm.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI
CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
KON PLÔNG - TỈNH KON TUM

2.4.1. Những thành công
Các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình giảm nghèo
30a cụ thể, kịp thời.
Hệ thống chính sách, cơ chế, dự án về Chương trình giảm nghèo
30abước đầu được hoàn thiện và đi vào cuộc sống của người dân.


17
Quá trình thực hiện Chương trình giảm nghèo 30a đã làm thay
đổi diện mạo của các xã.
Công tác thanh tra, kiểm tra Chương trình giảm nghèo 30a
ngày càng được nâng cao.
Một số dự án đầu tư quan trọng đã và đang chuẩn bị đầu tư
trên địa bàn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết
việc làm, tạo thu nhập cho người dân góp phần trong Chương trình
giảm nghèo 30a của địa phương.
2.4.2. Những hạn chế
- Công tác chỉ đạo điều hành Chương trình giảm nghèo 30a
mang tính chất liên ngành dẫn đến việc phối hợp, thống nhất cơ chế
quản lý thực hiện gặp khó khăn.
- Hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo 30a từ
tỉnh đến cơ sở hiệu quả chưa cao.
- Công tác tuyên truyền về Chương trình giảm nghèo 30a chưa
thường xuyên, hình thức tuyên truyền chưa phong phú và cụ thể về
nội dung.
- Về công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra trong thực hiện
chương trình giảm nghèo: đôi khi còn hình thức, chưa được tiến hành
thường xuyên, chất lượng chưa cao nên vẫn còn sai sót.
- Chưa có chế tài xử lý vi phạm trong thực hiện Chương trình
giảm nghèo, các chế tài xử lý chưa nghiêm, còn dựa vào mối quan

hệ, bao che nên tình trạng vi phạm thực hiện Chương trình giảm
nghèo vẫn xảy ra.
- Cán bộ làm công tác Chương trình giảm nghèo 30a ở cấp
huyện, cấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi.
- Tỷ lệ người dân là người dân tộc chiếm tỷ lệ khá cao, trình
độ nhận thức chưa cao.


18
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân chủ quan
Nhận thức của chính quyền, nhất là cấp cơ sở nói chung còn
yếu kém.
Việc phối hợp phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức cho
hộ nghèo từ các ngành, các cấp triển khai chưa thường xuyên và sâu
rộng và chưa đổi mới mạnh trong công tác tuyên truyền.
Một số chính sách hỗ trợ cho người nghèo với định mức còn
thấp chưa tác động và góp phần nâng cao thu nhập cho người nghèo,
vì vậy việc tái nghèo có thể sẽ diễn ra.
Một số dự án, tiểu dự án bố trí nguồn vốn đầu tư còn thấp so
với nhu cầu, chưa tương xứng so với tổng mức đầu tư.
Các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo chủ yếu là kiêm
nhiệm ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, giám sát và triển khai thực
hiện chương trình.
b. Nguyên nhân khách quan
Huyện Kon Plông, dân tộc thiểu số chiếm gần 90% dân số của
toàn huyện, các đối tượng thụ hưởng chính sách chủ yếu là hộ nghèo,
đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp.
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện không thuận lợi,
điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, xảy ra tình trạng dịch bệnh, gia súc,

gia cầm nên hoạt động sản xuất, đời sống của người dân bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là người nghèo.
Trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, đặc biệt là
người dân nghèo, vì vậy ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền chính
sách đến với người nghèo.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


19
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN VỀ
CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KON PLÔNG - TỈNH KON TUM

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
3.1.1. Tổng kết kết quả phân tích
3.1.2. Quan điểm hoàn thiện công tác QLNN về chương
trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông
3.1.3. Mục tiêu hoàn thiện QLNN về chương trình giảm
nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông
3.1.4. Phương hướng hoàn thiện QLNN về chương trình
giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG QLNN VỀ
CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
KON PLÔNG - TỈNH KON TUM
3.2.1. Hoàn thiện công tác ban hành và phổ biến chính
sách về chương trình giảm nghèo
Tiếp tục duy trì ban hành các kế hoạch cụ thể, văn bản hướng
dẫn để tạo cơ sở cho cán bộ, công chức thực hiện quản lý các chương
trình giảm nghèo.

Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động để người nghèo
phát huy nội lực, chủ động, nỗ lực, không trông chờ, ỷ lại.
Tiếp tục chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình cho
các thôn, làng thuộc vùng sâu, vùng xa.


20
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình
thức truyền thông phù hợp.
Xây dựng các phóng sự truyền hình về gương người nghèo,
cận nghèo vươn lên thoát nghèo.
3.2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình, kế hoạch chương trình giảm nghèo
Tiếp tục cụ thể hoá các mục tiêu, giải pháp giảm nghèo bền
vững vào chươngtrình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các
nghị quyết chuyên đề của Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng
các mô hình, các hoạt động từ thiện, tình nguyện.
Xác định đối tượng thụ hưởng, thông thường người ta ưu
tiên hỗ trợ đối tượng nghèo nhất.
Các xã cần rà soát chính xác đối tượng thụ hưởng các chính
sáchgiảm nghèo để các chính sách đến đúng và đủ đối tượng.
3.2.3. Hoàn thiện triển khai thực hiện các Chương trình
giảm nghèo
a. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Xác định trọng tâm, trọng điểm để ra nghị quyết, chủ trương
đúng đắn về xóa đói, giảm nghèo.
Chỉ đạo các xã cụ thể hoá nghị quyết của huyện về thực hiện

công tác xoáđói, giảm nghèo.
Đẩy mạnh công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm.
Thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn lực các chính sách có
cùng mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo.
b. Đa dạng hóa các nguồn lực để giảm nghèo
Các cấp, các ngành, các đoàn thể tiếp tục phát huy tinh thần
tương thân, tương ái, tuyên truyền vận động cộng đồng.


21
Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
nhận hỗ trợ, giúp đỡ huyện, xa nghèo tăng cường xây dựng kết cấu
hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất.
Tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các
nguồn vốn khác.
3.2.4. Hoàn thiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạm trong chương trình giảm nghèo
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình triển
khai thực hiện chương trình, chính sách, đề án giảm nghèo để phát
hiện tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai
thực hiện.
Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế phối
hợp trong việc thực hiện chính sách, dự án, chương trình giảm
nghèo.
Phải có sự tham gia của đại diện các tổ chức đoàn thể ở địa
phương đặc biệt là sự tham gia của đại diện người dân.
3.2.5. Một số giải pháp khác
a. Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực b. Nâng cao trình độ dân trí
c. Tăng cường tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, cận nghèo

d. Thực hiện Chương trình Khuyến nông- Khuyến lâm
e. Đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nghèo, cận
nghèo
f. Tăng cường vận động, động viên các hộ nghèo, cận
nghèo, thoát nghèo
g. Chính sách trợ cấp, hỗ trợ hàng tháng
h. Hỗ trợ tránh tái nghèo, tái cận nghèo
i. Chính sách hỗ trợ cho các nhóm đối tượng thiếu hụt các


22
dịch vụ xã hội cơ bản
k. Chính sách hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số
để hạn chế phát sinh nghèo, phát sinh cận nghèo
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI UBND TỈNH KON TUM
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


23
KẾT LUẬN

Nghèo đói đã và đang tác động trực tiếp đối với quá trình
phát triển kinh tế - xãhội không chỉ ở phạm vi một quốc gia mà cả
thế giới. Ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn huyện Kon Plông nói
riêng. Trong những năm qua, công tác giảm nghèo trên địa bàn
huyện Kon Plông đã thu được những kết quả đáng mừng góp phần
thực hiệnthành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội,
giữ vững an ninh trật tự chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về các chương trình giảm
nghèo vẫn còn gặp một vài khó khăn cần được khắc phục. Với mong

muốn góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tác
giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu về công tác quản lý nhà nướcvề các
chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông.
Lựa chọn đề tài nghiên cứu về chủ đề “Quản lý nhà nướcvề
các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh
Kon Tum”, luận văn đã hoàn thành được những công việc chính sau
đây:
Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về chương
trình giảm nghèo và quản lý nhà nước về chương trình giảm nghèo;
trình bày thực trạng quản lý nhà nước đối với chương trình giảm
nghèo trên địa bàn huyện Kon Plông, Kon Tum; trên cơ sở đó phân
tích các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý
nhà nước đối với chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Kon
Plông, Kon Tum và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý nhà nước đối với chương trình giảm nghèo trên địa bàn
huyện Kon Plông, Kon Tum trong thời gian tới.


×