Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính – bằng chứng thực nghiệm đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
----------------------------------

TRẦN THỊ KIM DUNG

ẢNH HƯỞNG CỦA THẬN TRỌNG KẾ TOÁN ĐẾN GIÁ
TRỊ THÍCH HỢP CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH –
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

---------------------------------TRẦN THỊ KIM DUNG

ẢNH HƯỞNG CỦA THẬN TRỌNG KẾ TOÁN ĐẾN GIÁ TRỊ
THÍCH HỢP CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Kế toán (hướng Nghiên cứu)
Mã số

: 8340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tác giả thực hiện. Các số liệu
trong luận văn là trung thực. Kết quả luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tất cả những phần kế thừa, tài liệu tham khảo đã được tác giả trích dẫn đầy đủ và
ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo.
Hồ Chí Minh, ngày......tháng......năm 2020
Tác giả

Tràn Thị Kim Dung


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các biến trong mô hình đo lường giá trị thích hợp thông tin
Bảng 3.2. Các biến trong mô hình đo lường thận trọng kế toán
Bảng 3.3. Mẫu nghiên cứu
Bảng 3.4. Số lượng và tỷ lệ các công ty thuộc mẫu nghiên cứu theo ngành nghề
Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định R2 và R2 hiệu chỉnh
Bảng 4.3. Kết quả đo lường thận trọng kế toán giai đoạn 2014-2018
Bảng 4.4. Kết quả mô hình hồi quy kết hợp đo lường giá trị thích hợp thông tin
theo Ohlson (1995)



DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu


DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT
DNNVV

DNNVV

SGDCK

Sàn giao dịch chứng khoán

BCTC

Báo cáo tài chính

DN

Doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CP


Cổ phần

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................. 5
DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT .................................................................................. 6
Tóm tắt: ........................................................................................................................ 10
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... -3
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu................................................... 4
3.1. Về đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 4
3.2. Về phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Đóng góp của đề tài .............................................................................................. 4
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU .................................................... 6
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của thận trọng kế toán
đến giá trị thích hợp thông tin trên báo cáo tài chính .......................................... 6
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................... 8
1.2. Khe hổng nghiên cứu ...................................................................................... 10

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 13
2.1. Các khái niệm có liên quan ............................................................................ 13
2.1.1. Giá trị thích hợp thông tin kế toán trên BCTC ...................................... 13
2.1.1.1. Định nghĩa ......................................................................................... 13
2.1.1.2. Các mô hình đo lường giá trị thích hợp thông tin trên BCTC .......... 14


2.1.2. Thận trọng kế toán .................................................................................. 16
2.1.2.1. Định nghĩa ......................................................................................... 16
2.1.2.2. Các mô hình đo lường thận trọng kế toán ......................................... 22
2.2. Phân loại các hình thức thận trọng kế toán .................................................. 27
2.3. Ảnh hưởng của thận trọng kế toán lên báo cáo tài chính ........................... 28
2.3.1. Các thuộc tính thời gian của thu nhập................................................... 29
2.3.2. Dồn tích .................................................................................................... 30
2.3.3. Hành vi quản trị thu nhập ...................................................................... 31
2.4. Lý thuyết nền tảng liên quan ......................................................................... 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................... 36
3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ..................................... 36
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 36
3.1.2. Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 38
3.2. Mô hình hồi quy và đo lường các biến trong mô hình................................. 42
3.2.1. Mô hình hồi quy đo lường giá trị thích hợp thông tin ........................ 42
3.2.2. Mô hình hồi quy đo lường thận trọng kế toán. ................................... 44
3.3. Giả thuyết nghiên cứu đề xuất .................................................................... 46
3.4. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................... 51
3.4.1. Mẫu nghiên cứu .................................................................................... 51
3.4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................... 54
3.4.3. Thu thập dữ liệu.................................................................................... 55

3.4.4. Quy trình phân tích dữ liệu .................................................................. 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 58
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................... 59
4.1. Phân tích thống kê mô tả ................................................................................ 59
4.2. Kiểm định hệ số R bình phương (R Square) và R bình phương hiệu chỉnh
(Adjusted R Square) .............................................................................................. 60
4.3. Mô hình hồi quy kết hợp đo lường thận trọng kế toán. .............................. 62


4.4. Mô hình hồi quy kết hợp đo lường giá trị thích hợp thông tin và ảnh hưởng
của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin ...................................... 64
4.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu ......................................................................... 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 68
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................... 69
5.1. Kết luận chung ................................................................................................ 69
5.2. Một số hàm ý chính sách ................................................................................ 70
5.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước......................................................... 70
5.2.2. Đối với các DNNVV ................................................................................ 71
5.2.3. Đối với nhà đầu tư, chủ nợ ..................................................................... 72
5.3. Hạn chế đề tài nghiên cứu .............................................................................. 72
5.4. Định hướng nghiên cứu trong tương lai ....................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 74


Tóm tắt:
Đề tài nhằm mục tiêu xác định chiều tác động của thận trọng kế toán đến giá trị
thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính, kiểm tra mức độ thận trọng kế toán giai
đoạn 2014 - 2018 ở các công ty có quy mô nhỏ và vừa ở Việt Nam. Tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng và điều tra dữ liệu đồng thời tiến hành thu thập báo
cáo tài chính của các DNNVV tại Việt Nam từ 2009 – 2018. Dựa trên các công trình

nghiên cứu trước đây, tác giả tổng hợp lại các mô hình đo lường thận trọng kế toán, giá
trị thông tin và tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thông tin và áp dụng mô hình
thích hợp có thể đo lường tại Việt Nam. Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê, tổng
hợp, so sánh và phân tích các số liệu thu thập được từ quá trình tổng hợp các chỉ số trên
báo cáo tài chính. Thông qua việc kiểm định các giả thuyết đề xuất, nghiên cứu đo lường
được mức độ thận trọng kế toán của các công ty có quy mô nhỏ và vừa tại Việt Nam và
đo lường giá trị thông tin kế toán trên từng nhóm thuộc mẫu nghiên cứu dựa trên mức độ
thận trọng cao, trung bình hay thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tuyến tính
giữa ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thông tin trên báo cáo tài chính. Đồng
thời dựa trên mô hình đo lường thận trọng kế toán do Beaver và Ryan (2000) đề xuất và
mô hình giá trị thích hợp thông tin do Ohlson (1995) xây dựng, tác giả sử dụng mô hình
hồi quy kết hợp (OLS) đo lường thận trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin trên báo cáo
tài chính cho thấy các biến trong mô hình với mẫu nghiên cứu của tác giả đều có ý nghĩa thống
kê.
Từ khóa: thận trọng kế toán, giá trị thông tin kế toán, chất lượng báo cáo tài chính.


Abstract:
The thesis aims at determining the impact of accounting conservatism on the
financial statements information value, checking the level of accounting conservatism in
the period of 2014 - 2018 in small and medium-sized companies in Vietnam. We uses
quantitative research methods and collects financial statements of small and mediumsized enterprises in Vietnam in the period of 2009-2018. Based on previous studies, we
summarizes accounting conservatism measurement models, information values and the
impact of accounting conservatism on information values and applying appropriate
models that can measure in Vietnam. We uses statistical methods, synthesizing,
comparing and analyzing the data collected from the process of sumarizing the financial
statements. By examining the proposed hypotheses, the study measures the accounting
conservatism of small and medium-sized companies in Vietnam and measures the value
of accounting information on each group of the research sample that was based on high,
medium or low level of conservatism. The research results show a linear relationship

between the influences of accounting conservatism on the financial statements
information value. Based on the accounting conservatism measurement model was
proposed by Beaver and Ryan (2000) and the and the value of accounting information
measurement model was developed by Ohlson (1995), the author used the combined
regression model (OLS) to measure the accounting conservatism and the value of
accounting information on the financial statements, shows that the variables in the model
with the author's research sample are statistically significant.

Keywords: accounting conservatism, accounting information value, financial
statements quality



1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Tính đến hiện nay, Việt Nam có gần 517.900 doanh nghiệp, trong đó DNNVV
chiếm khoảng 98 % (Tổng cục Thống kê, 2018). Vai trò của DNNVV ngày càng quan
trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội của các địa phương. Theo Nguyễn Bích Ngọc
(2018) “nhận định “thông tin kế toán DNNVV cung cấp thường xuyên được sử dụng
cho việc ra quyết định” không nhận được tỷ lệ đồng thuận cao. Điều này cũng phản
ánh đúng thực trạng hiện nay dường như BCTC của DNNVV chưa được coi là kênh
thông tin chính, là cơ sở đáng tin cậy để ra các quyết định kinh tế”. Mặt khác, các cơ sở,
nguyên tắc kế toán tại Việt Nam được quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia. Tức là, nhà
nước có vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình
bày báo cáo và do đó việc soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán và các hướng dẫn
thực hiện phải do các cơ quan nhà nước thực hiện và được đặt trong các bộ luật hoặc các
văn bản pháp lý dưới luật (Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc, 2011).
Một số nhà nghiên cứu tại Việt Nam cho rằng thông tin thể hiện trên báo cáo tài

chính của các doanh nghiệp là chưa thích hợp khi so với các thị trường hiệu quả của các
quốc gia trên thế giới. Cụ thể, Việt Nam là quốc gia theo hướng điển luật (code law) khác
với các nước theo hướng thông luật (common law), tức là sự bảo vệ quyền lợi của chủ
đầu tư và yêu cầu tính minh bạch của thông tin thấp hơn (Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc,
2011). Việt Nam là quốc gia mà việc ghi chép kế toán và hệ thống báo cáo kế toán phải
tuân thủ các cơ sở, nguyên tắc kế toán và các cơ sở nguyên tắc này được quy chiếu vào
chế độ kế toán quốc gia. Điều đó khẳng định vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo
lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo của nhà nước là tối thượng. Vì vậy việc
soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán và các hướng dẫn thực hiện phải do các cơ
quan nhà nước thực hiện và được đặt trong các bộ luật hoặc các văn bản pháp lý dưới luật
(Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc, 2011). Từ đó cho thấy Chế độ kế toán Việt Nam với hệ
thống tài khoản kế toán và các mẫu biểu, báo cáo kế toán đã hướng đến xem trọng
phương pháp ghi chép, lập các bút toán định khoản, và làm cho phương pháp kế toán chịu


2

ảnh hưởng nặng nề của các quy định pháp luật nhất là về thuế, …1.Thêm vào đó, VAS
với các ước tính kế toán ít hơn và thận trọng hơn làm hạn chế những yếu tố không chắc
chắn, tuy nhiên điều này làm giảm sự phù hợp của thông tin trên báo cáo tài chính
(Nguyễn Đăng Huy, 2017). Chính các quy định về kế toán thường được xây dựng trên
các nguyên tắc thận trọng, cứng nhắc kết hợp cùng bản chất phản ánh các nghiệp vụ kinh
tế đã xảy ra trong quá khứ của các thông tin trên báo cáo tài chính khiến người sử dụng
thông tin gặp nhiều khó khăn khi dự đoán tương lai của doanh nghiệp phục vụ mục đích
đầu tư. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng kết luận rằng sự thận trọng trong kế toán
tăng lên là một nguyên nhân có thể giải thích cho sự giảm xuống của giá trị thích hợp
thông tin kế toán (Lev và Zarowin, 1999; Francis và Schipper, 1999; Core và cộng sự,
2003). Ngược lại, một số nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa thận trọng kế toán
và giá trị thích hợp của thông tin (Balachandran và Mohanra, 2011).
Quay trở lại thực trạng ở Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2005, Bộ Tài

chính đã ban hành 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trên cơ sở hệ thống chuẩn
mực kế toán quốc tế. Sau hơn 10 năm áp dụng, VAS đã góp phần to lớn trong việc nâng
cao tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính để cung cấp những thông tin chất
lượng cho người sử dụng. Tuy nhiên do DNNVV phải nộp BCTC và tờ khai thuế cho
cơ quan thuế nên lập BCTC ở DNNVV là nhằm tuân thủ quy định này. Như vậy,
BCTC của DNNVV với bản chất là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán, cung cấp thông
tin cho những người có quan hệ lợi ích với doanh nghiệp trong việc ra các quyết định
kinh tế, chủ yếu bao gồm cơ quan thuế và ngân hàng. Và ²“Chuẩn mực kế toán được soạn
thảo và ban hành để thống nhất các hoạt động kế toán trong một phạm vi quốc gia, trong
một khu vực hay trên toàn cầu, giúp nhà đầu tư, công ty đưa ra các quyết định kinh doanh
và đầu tư kịp thời, đúng đắn.”. Hơn thế nữa ngay tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01
1 />
tac-ke-toan-can-duoc-trang-bi-de-dap-ung-yeu-cau-doi-moi-ke-toan-tai-viet-nam-220.html
² />

3

“CHUẨN MỰC CHUNG” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC
ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), đã nhìn nhận thận trọng là một
trong các nguyên tắc kế toán cơ bản với nội dung: “Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc,
phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn”
Rõ ràng rằng, việc tăng tính thuyết phục cho các thông tin trên báo cáo tài chính
của các DNNVV trong khuôn khổ của Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam với quy
định: “Thân trọng kế toán là một trong những nguyên tắc kế toán cơ bản” cho thấy có
một mối liên hệ giữa nguyên tắc thận trọng với các thông tin trên báo cáo tài chính.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích
hợp thông tin trên báo cáo tài chính – Bằng chứng thực nghiệm tại các DNNVV trên địa
bàn TP.HCM”. Đây là vấn đề mang tính thời sự nhằm cải thiện chất lượng thông tin tài
chính của các DNNVV để tăng tính kiểm soát của nhà nước và đáp ứng được nhu cầu của
các DNNVV - doanh nghiệp có tỷ trọng 98% trên tổng số doanh nghiệp của cả nước nhằm tiếp cận được các nguồn vốn trên thị trường trong nước và quốc tế đồng thời thúc

đẩy thị trường vốn phát triển trên phạm vi quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu chung
Xác định và phân tích tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của
thông tin trên báo cáo tài chính với các DNNVV ở TP.HCM – Việt Nam giai đoạn 20142018.
b. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Xác định chiều tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông
tin trên báo cáo tài chính.
- Kiểm tra mức độ thận trọng kế toán giai đoạn 2014-2016 và giai đoạn 2017-2018
có sự khác biệt hay không.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu của luận văn đặt ra trong phần mục tiêu nghiên cứu, nội
dung chính của luận văn cần phải trả lời được các câu hỏi sau:


4

- Tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo
tài chính là mối quan hệ cùng chiều, ngược chiều hay không có mối quan hệ?
- Mức độ thận trọng kế toán giai đoạn 2014-2016 có cao hơn giai đoạn 2017-2018
hay không?
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thận trọng kế toán, giá trị thích hợp của
thông tin trên báo cáo tài chính và tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp
của thông tin trên báo cáo tài chính của các DNNVV giai đoạn 2014–2018 trên địa bàn
TP.HCM tại Việt Nam.
3.2. Về phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đo lường thận trọng kế toán, giá trị thích hợp

của thông tin trên báo cáo tài chính và phân tích tác động của thận trọng kế toán đến giá
trị thích hợp của thông tin đối với các DNNVV trên địa bàn TP.HCM tại Việt Nam, giai
đoạn từ năm 2014-2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và điều tra số liệu đồng thời
tiến hành thu thập báo cáo tài chính và dữ liệu thị trường của các công ty có quy mô nhỏ
và vừa trên địa bàn TP.HCM tại Việt Nam giai đoạn 2014-2018. Dựa trên các công trình
nghiên cứu trước đây, tác giả tổng hợp lại các mô hình đo lường thận trọng kế toán, giá
trị thích hợp của thông tin kế toán và tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp
của thông tin kế toán và áp dụng mô hình thích hợp có thể đo lường tại Việt Nam cũng
như phù hợp với điều kiện nghiên cứu. Luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê,
tổng hợp, so sánh và phân tích các số liệu thu thập được từ quá trình tổng hợp các chỉ số
trên báo cáo tài chính và dữ liệu thị trường.
5. Đóng góp của đề tài
Đứng trước sự hoài nghi của các đối tượng sử dung thông tin kế toán trong phạm
vi DNNVV và việc đề cao tính thận trọng kế toán trong hạch toán có làm giảm đi giá tri
thông tin. Chủ đề nghiên cứu về thận trọng kế toán tác động đến giá trị thông tin đã được


5

rất nhiều học giả trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu bàn về
vấn đề này đặc biệt đối với DNNVV. Một loại hình có đóng góp rất lớn trong phát triển
kinh tế tại Việt Nam nhưng theo Nguyễn Bích Ngọc (2018) thì BCTC của DNNVV ở
Việt Nam cung cấp thông tin không hữu ích cho việc ra quyết định. Do vậy nghiên
cứu đóng góp thêm góc nhìn cho các đối tượng sử dung BCTC của DNNVV.
- Ngoài ra, dựa trên kết quả đo lường thận trọng kế toán và giá trị thích hợp của
thông tin cũng như tác động của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin đối
với các công ty có quy mô nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM tại Việt Nam, kết quả nghiên
cứu là cơ sở khoa học hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính

tham khảo. Ngoài ra, đây cũng là nghiên cứu thực nghiệm giúp các nhà đầu tư, chủ nợ có
cái nhìn khách quan hơn khi tiếp cận báo cáo tài chính của các DNNVV trong việc sử
dụng các thông tin trên báo cáo tài chính nhằm đưa ra các quyết định đầu tư và cho vay.
Đồng thời các nhà lập pháp tại Việt Nam có cơ sở để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về
chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam cho các đối tượng là các DNNVV – một loại
hình doanh nghiệp có số lượng và tỷ lệ lớn nhất Việt Nam giai đoạn hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, bố cục của luận văn thạc sĩ có kết cấu gồm năm chương như
sau:
Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến tác động của thận
trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính
Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5. Kết luận và một số hàm ý chính sách


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
Với mục đích tìm ra khe hổng nghiên cứu của luận văn, trong nội dung chương 1
tác giả thực hiện tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến tác động của thận
trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin.
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của thận trọng kế
toán đến giá trị thích hợp thông tin trên báo cáo tài chính
Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng có sự đánh đổi giữa thận trọng kế toán và giá trị
thích hợp thông tin trên báo cáo tài chính. Theo nghiên cứu của Lev và Zarowin (1999)
về xem xét mối liên hệ giữa chủ nghĩa thận trọng và giá trị liên quan của thông tin kế
toán trong giai đoạn 1975 đến 2004. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu nguyên tắc
thận trọng kế toán càng cao thì sẽ dẫn đến giá trị thích hợp thông tin bị giảm xuống. Theo

nghiên cứu của Francis và Schipper (1999) về dấu hiệu và mức độ thay đổi trong thu
nhập giữa nhóm công ty có tính thận trọng cao và nhóm công ty có tính thận trọng thấp.
Kết quả cho thấy nhóm công ty có tính thận trọng cao có thu nhập thấp hơn nhóm công ty
có tính thận trọng thấp.
Mặt khác, nhiều nhà nghiên cứu chứng minh rằng không có sự đánh đổi giữa thận
trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin trên báo cáo tài chính. Watt (2003) nhận định
rằng yêu cầu về tính thận trọng hạn chế khả năng cung cấp các thông tin không được đo
lường một cách đáng tin cậy, nên thận trọng kế toán càng tăng có thể liên quan đến sự tự
tăng lên trong tính thích hợp của giá trị thông tin trên báo cáo tài chính.
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Theo nghiên cứu của Balachandran và Mohanram (2004) về việc xem xét mối liên
hệ giữa tính thận trọng và giá trị thích hợp của thông tin kế toán. Hai nhà nghiên cứu đã
đánh giá chủ nghĩa thận trọng là xu hướng làm giảm trong giá trị sổ sách và tính kịp thời
của thu nhập bằng cách sử dụng các phương pháp được phát triển trong Penman và
Zhang (2002) và Basu (1997). Họ xem xét mối quan hệ giữa các biện pháp thận trọng và
giá trị liên quan của kế toán, ở cấp độ ngành, trong khoảng thời gian ba mươi năm từ
1975-2004. Họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy sự thận trọng ngày càng tăng có liên
quan đến sự việc giảm giá trị sổ sách kế toán theo thời gian. Trên thực tế, họ tìm thấy


7

bằng chứng cho thấy việc tăng tính thận trọng vô điều kiện có liên quan đến việc tăng giá
trị sổ sách kế toán. Hơn nữa, các ngành công nghiệp với chủ nghĩa thận trọng vô điều
kiện khiến cho giá trị sổ sách bị ghi nhận giảm đáng kể so với giá trị thực tế. Kết hợp lại
với nhau, những phát hiện của họ giới hạn tính hợp lý của việc quy kết sự giảm giá trị
liên quan đến việc tăng tính thận trọng trong kế toán.
Để tiếp tục phát triển nghiên cứu của mình, Balachandran và Mohanram đã tiếp
tục thực hiện trên mẫu bao gồm các công ty trong bộ dữ liệu công nghiệp hàng năm của
Compustat trong giai đoạn 30 năm từ 1975 đến 2004,. và để ước tính các xu hướng cụ thể

của công ty có tính thận trọng, họ yêu cầu các biện pháp thận trọng phải áp dụng trong ít
nhất hai năm. Nhóm tác giả sau đó thực hiện đồng thời hồi quy hàm xu hướng giá trị
thích hợp của thông tin trên từng nhóm đã phân chia căn cứ theo mức độ và sự tăng
trưởng thận trọng kế toán và cho rằng, khi hệ số biến thiên của biến độc lập và biến phụ
thuộc của hàm hồi quy giá trị thích hợp theo thời gian tăng lên sẽ khiến cho hệ số điều
chỉnh R2 tăng lên một cách máy móc (mechanical increase). Nó khiến sự giảm xuống
thực sự trong giá trị thích hợp của thông tin bị che giấu. Do đó, theo Balachandran và
Mohanram (2011), mô hình hồi quy xu hướng giá trị thích hợp của thông tin được bổ
sung thêm hai biến độc lập là hệ số biến thiên của biến giá cổ phiếu 3 tháng sau kết thúc
niên độ tài chính và biến giá trị sổ sách của một cổ phiếu trong mô hình giá khi ước
lượng giá trị thích hợp của thông tin (mô hình Ohlson, 1995). Hàm hồi quy xu hướng giá
trị thích hợp điều chỉnh là:
VALRELj = αj + βj x YEAR + γ1j x BUBBLE + e
Theo nghiên cứu của Kousenidis và cộng sự (2009), họ xem xét ảnh hưởng của
báo cáo có tính thận trọng đến mức độ phù hợp của thu nhập kế toán của các công ty Hy
Lạp trong giai đoạn từ 1989 đến 2003. Kết quả của bài báo chỉ ra rằng tính thận trọng là
một đặc điểm nổi bật của hệ thống kế toán Hy Lạp. Hơn nữa, kết quả cho thấy mức độ
thận trọng đã tăng lên sau cuộc khủng hoảng thị trường năm 1999 được áp đặt bởi các cơ
quan thị trường trong giai đoạn hậu khủng hoảng. Cuối cùng, kết quả cho thấy có mối
liên hệ phi tuyến tính giữa thận trọng kế toán và giá trị thu nhập. Cụ thể, giá trị thu nhập
tăng dần khi dịch chuyển từ công ty có tính thận trọng thấp, đến tính thận trọng trung


8

bình và cuối cùng là tính thận trọng cao. Nhìn chung, kết quả của bài báo này dựa trên
nền tảng lý thuyết của Watts (2003a). Một mặt, họ có một số lập luận ủng hộ chủ nghĩa
thận trọng kế toán, nhưng mặt khác, họ lại nghi ngờ về việc thực hiện báo cáo thận trọng
quá mức có phải là một nguyên nhân của sự biến dạng của mối quan hệ lợi nhuận - lợi
nhuận.

1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nghị định 39/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/3/2018.quy định chi tiết các tiêu
chí xác định DNNVV theo từng lĩnh vực. Cụ thể, trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ;
DNNVV được phân theo quy mô bao gồm:
Một là, doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động tham gia BHXH bình quân năm
không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ hoặc tổng nguồn vốn
không quá 3 tỷ (trước đây không phân loại dựa vào vốn).
Hai là, doanh nghiệp nhỏ có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không
quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không
quá 50 tỷ (trước đây là 10 tỷ trở xuống).
Ba là, doanh nghiệp vừa có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá
100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá
100 tỷ.
Ngoài ra điều kiện niêm yết chứng khoán tại sàn giao dịch chứng khoán được quy
định tại Điều 54 Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật chứng khoán, cụ thể như sau:
- Vốn điều lệ: từ 30 tỷ đồng trở lên
- Thời gian hoạt động: ít nhất 1 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần
- Kết quả kinh doanh: (i) Tỷ lệ ROE năm liền trước năm đăng ký niêm yết không
thấp hơn 5%; (ii) Không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm; (iii)
Không có lỗ lũy kế đến thời điểm niêm yết; (iv) Tuân thủ quy định của pháp
luật về báo cáo tài chính


9

- Tính đại chúng: tối thiểu 15% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty do ít
nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ
- Cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là TVHĐQT, GĐ (TGĐ), PGĐ (PTGĐ),

BKS, KTT và cổ đông lớn là người có liên quan của TVHĐQT, GĐ (TGĐ),
PGĐ (PTGĐ), BKS, KTT
- Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu
Như vậy đối chiếu giữa tiêu chí về DNNVV theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP và
điều kiện niêm yết chứng khoán tại SGDCK được quy định tại Điều 54 Nghị định
58/2012/NĐ-CP cho thấy không có vùng cấm đối với các DNNVV khi niêm yết trên sàn
chứng khoán. Ngoài ra chế độ kế toán quy định cho các DNNVV là thông tư
133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 về hướng dẫn chế độ kế toán DNNVV do Bộ Tài
Chính ban hành có hiệu lực áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2017
và thay thế toàn bộ chế độ kế toán DNNVV ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐBTC ngày 14/09/2006 và Thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 04/10/2011, nhưng không
bao gồm việc cấm các DNNVV áp dụng thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về
hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành có hiệu lực từ ngày
05/02/2015 và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2015 và thay thế
toàn bộ chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và
thông tư số 244/2009/TT-BTC chỉ rõ về phạm vi điều chỉnh trong điều 2.
Với lập luận không có vùng cấm đối với DNNVV mang loại hình công ty cổ phần
niêm yết trên sàn chứng khoán. Và trong phạm vi của đề tài nghiên cứu này, kiểm định
trên mẫu nghiên cứu là các DNNVV trên địa bàn TP.HCM không phân biệt việc áp dụng
chế độ kế toán theo khung pháp lý nào và loại trừ các doanh nghiệp siêu nhỏ, tác giả vẫn
chưa tìm thấy được nghiên cứu nào tại Việt Nam chỉ ra mối quan hệ giữa thận trọng kế
toán và giá trị thích hợp của thông tin kế toán đối với các DNNVV, Vì vậy tác giả sẽ sử
dụng nghiên cứu của các học giả có thực hiện nghiên cứu riêng về giá trị thích hợp của
thông tin kế toán đối với các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Cụ
thể, khi thực hiện đo lường giá trị thích hợp của thông tin trên báo cáo tài chính đối với
các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) giai


10

đoạn 2003-2007. Nguyễn Việt Dũng (2009) đã sử dụng mô hình của Ohlson (1995) và

phương pháp điều chỉnh giá của Aboody và cộng sự (2002) với 306 quan sát của 135
công ty niêm yết đại diện cho 90% số công ty niêm yết trên sàn HOSE tính đến cuối năm
2007 trên dữ liệu bảng không cân bằng. Cho kết quả nghiên cứu có tương quan thuận
giữa giá trị sổ sách và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (biến độc lập) với giá cổ phiếu (biến
phụ thuộc) ở mức ý nghĩa 1% tại ngày kết thúc niên độ tài chính. Mức giải thích của biến
độc lập đến biến phụ thuộc với hệ số điều chỉnh R2 đo được là 48%. Và khi giá cổ phiếu
được điều chỉnh bằng giá tại thời điểm 3 tháng sau khi kết thúc niên độ tài chính thì đo
được là 51%. Trương Đông Lộc và Nguyễn Minh Nhật (2016) thực hiện nghiên cứu ảnh
hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu trong giai đoạn 2008-2013 cho 102 công ty
niêm yết trên HOSE. Nghiên cứu của họ dựa trên nền tảng là mô hình giá của Ohlson
(1995). Họ sử dụng hai mô hình hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên cùng kiểm định
Hausman để xác định mô hình nào phù hợp hơn nhằm ước lượng mức độ ảnh hưởng của
thông tin kế toán đễn giá cổ phiếu. Kết quả của nghiên cứu cũng tương đồng với nghiên
cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009) đều ghi nhận giá cổ phiếu tại thời điểm kết thúc niên
độ và giá cổ phiếu tại thời điểm kết thúc niên độ được điều chỉnh cho biến động giá trong
khoảng thời gian 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng trong tương lai cho thấy thu nhập trên mỗi
cổ phiếu và giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu đều có tương quan thuận với giá cổ phiếu.
Tuy nhiên mức độ giải thích của mô hình cao hơn (trên 70%) tức thông tin kế toán phản
ánh vào giá chứng khoán nhanh hơn do sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt
Nam cũng như khung pháp lý cho việc trình bày và công bố thông tin ngày càng hoàn
thiện theo lý giải của nhóm tác giả.
1.2. Khe hổng nghiên cứu
Ở phần 1.1, tác giả đã trình bày tổng quan các khái niệm của thận trọng kế toán
theo quan điểm của các học giả trên thế giới và ở Việt Nam. đồng thời thông qua các
nghiên cứu trước đây liên quan đến ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích
hợp thông tin trên báo cáo tài chính,cho thấy có tồn tại ảnh hưởng của thận trọng kế toán
đến giá trị thích hợp thông tin trên BCTC. Đây cũng là một chủ đề thu hút được sự quan
tâm của nhiều học giả trên thế giới cũng như những luồng quan điểm trái chiều liên quan



11

đến mối quan hệ này. Ngược lại, tại Việt Nam, trong phạm vi nghiên cứu của mình, hầu
như các công trình thực hiện tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện đo lường ảnh
hưởng của thông tin trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu liên quan đều là các loại hình
công ty vừa và lớn có niêm yết trên sàn chứng khoán mà chưa có nghiên cứu nào xem xét
liệu thận trọng kế toán có phải là một nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của giá trị thích
hợp thông tin hay không và hơn nữa là trong phạm vi của các DNNVV. Mặt khác,
phương pháp nghiên cứu của các học giả về ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị
thích hợp của thông tin mới chỉ dừng lại ở việc đo lường giá trị thích hợp của thông tin
theo năm chứ chưa tính toán được theo từng năm và theo từng quan sát của mẫu nghiên
cứu. Thêm vào đó, các nghiên cứu cũng chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa mức độ thận
trọng và giá trị thích thông tin dưới dạng một mô hình hồi quy trên phạm vi một quốc gia,
mà các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân chia mẫu dữ liệu dựa vào mức độ thận trọng
kế toán và tập trung đo lường giá trị thích hợp của thông tin thông qua hệ số điều chỉnh
R2 trên từng nhóm mẫu. Song song đó, các nghiên cứu còn xem xét rằng giá trị thích hợp
của thông tin có xu hướng giảm hay tăng trong thời gian nghiên cứu bằng việc tiến hành
hồi quy giá trị thích hợp của thông tin theo thời gian cho từng nhóm phân loại theo mức
thận trọng kế toán . Bằng việc dựa trên các nghiên cứu trước đây ở góc độ sử dụng thang
đo thận trọng kế toán theo từng công ty, mẫu nghiên cứu dược chia nhỏ theo mức độ thận
trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin được đo lường theo năm và theo từng nhóm đã
phân chia trên bộ dữ liệu các DNNVV ở TP.HCM giai đoạn 2014-2018.


12

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung của chương 1 đã nêu được về tổng quan các nghiên cứu trước đây có liên
quan đến mức độ ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp thông tin trên
BCTC ở phạm vi thế giới và Việt Nam. Trên thực tế đề tài nghiên cứu về xem xét ảnh

hưởng của thận trọng kế toán đến giá trị thích hợp của thông tin là một vấn đề được sự
quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu với những quan điểm không đồng nhất. Có nghiên
cứu cho rằng, mức độ thận trọng kế toán tăng lên đã bóp méo giá trị thích hợp thông tin.
Và ngược lại, nhiều quan điểm phát biểu không có mối quan hệ tuyến tính giữa thận
trọng kế toán và giá trị thích hợp thông tin, hay sự tăng lên của thận trọng kế toán không
liên quan đến sự sụt giảm của giá trị thông tin. Quay trở lại Việt Nam, các nghiên cứu lại
quan tâm đến góc nhìn về giá trị thích hợp thông tin kế toán đến giá cổ phiếu. Dựa trên
lập luận Việt Nam là một quốc gia theo hướng điển luật và hạch toán kế toán chịu sự ảnh
hưởng nặng nề của pháp luật thuế cho phép tác giả xây dựng các giả thuyết nhằm kiểm
định về sự tồn tại của thận trọng kế toán trong mẫu nghiên cứu và xác định ảnh hưởng
của nó đến giá trị thích hợp thông tin đối với các công ty thuộc loại hình DNNVV trên
địa bàn TP.HCM tại Việt nam giai đoạn 2014-2018. Ở chương tiếp theo, tác giả tiếp tục
trình bày cụ thể về cơ sở lý thuyết được sử dụng trong luận văn.


13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1. Giá trị thích hợp thông tin kế toán trên BCTC
2.1.1.1. Định nghĩa
Theo khuôn mẫu kế toán thì thích hợp (relevant) là một trong hai đặc điểm cơ bản
về chất lượng của thông tin hữu ích trên BCTC, nó bao gồm tính thích hợp và tính trình
bày hợp lý của thông tin BCTC xét về bản chất. Ngoài ra, thông tin hữu ích trên BCTC
còn thể hiện ở bốn nhận diện khác là: (i) có thể so sánh; (ii) Có thể kiểm chứng; (iii) tính
kịp thời và (iv) dễ hiểu.
Vì BCTC mang thông tin kế toán – tài chính của doanh nghiệp, với mục đích
chính là cho phép các bên liên quan đưa ra quyết định đầu tư. Theo Omokhudu và Ibadin
(2015), báo cáo tài chính chứa thông tin tài chính doanh nghiệp hỗ trợ cung cấp thông tin
trong việc ra quyết định đầu tư. Do đó, điều này đặt ra sự bắt buộc phải đảm bảo độ tin

cậy về nội dung thông tin. Độ tin cậy của báo cáo tài chính dựa trên giá trị liên quan của
thông tin kế toán. Tuy nhiên, theo Francis và Schipper (1999), khả năng nắm bắt thông
tin báo cáo tài chính hoặc tóm tắt thông tin ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp chính là
việc xác định mức độ phù hợp về giá trị thông tin. Nhưng khi, các con số kế toán mất đi
sự liên quan đến giá trị của nó chính là khi có các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài, đặc biệt
vào thời điểm bất ổn tài chính như khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động và không thể dự đoán trước số liệu
tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn về tài chính, thì việc xem xét liệu rằng
báo cáo tài chính có giữ được giá trị của nó trong mối quan với một cuộc khủng hoảng tài
chính hay không là điều cần thiết. Nhiều nghiên cứu tập trung vào tác động của cuộc
khủng hoảng 2008 đối với Hoa Kỳ, các nước láng giềng và Trung Đông (Beltratti, Spear,
& Szabo, 2013; Devalle, 2012; Tahat & Alhadab, 2017) và tác động của năm 1997 khủng
hoảng tài chính châu Á đến các khu vực ở Đông Á, các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng
của cuộc suy thoái lớn năm 2008 đến các nước Đông Á đã chỉ ra rằng việc thanh lý hoặc
trải qua sáp nhập và mua lại trong một cuộc khủng hoảng tài chính đã diễn ra ở hàng
ngàn công ty. Và các công ty đã có những tác động nhằm giảm thiểu mức độ liên quan


×