Tải bản đầy đủ (.doc) (206 trang)

Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 206 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HỒ SỸ HÙNG

GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ
KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 - 6 TUỔI THÔNG
QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI Ở
TRƯỜNG MẦM NON

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HỒ SỸ HÙNG

GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ
KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 - 6 TUỔI THÔNG
QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI Ở
TRƯỜNG MẦM NON

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non)
Mã số: 914.01.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1: PGS.TS. Ngô Công Hoàn
2: PGS.TS. Bùi Thị Lâm

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất

kì công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng 04 năm 2020
Tác giả luận án

Hồ Sỹ Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu ―Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho
trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở
trường mầm non, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy cô
giáo: PGS.TS. Ngô Công Hoàn và PGS.TS. Bùi Thị Lâm. Thầy cô đã luôn tận tình
hướng dẫn, tạo điều kiện và tiếp thêm động lực để tôi có thể hoàn thành kết quả
nghiên cứu một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục Mầm non,
Phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Tôi cũng xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm Khoa và các anh chị

em đồng nghiệp Khoa Giáo dục Mầm non, trường Đại học Hồng Đức đã luôn tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu, giáo viên, cha mẹ trẻ các trường
mầm non hòa nhập TP Thanh Hóa, Huyện Tĩnh Gia, Huyện Quảng Xương, Huyện
Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa
Cuối cùng, Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Gia đình, người thân và bạn bè đã luôn
hỗ trợ tôi, cùng tôi chia sẻ những khó khăn, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài
nghiên cứu luận án này.

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................. 1
2. Mục đ ch nghiên cứu..................................................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học....................................................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................................... 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3
7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu...................................................... 4
8. Luận điểm khoa học bảo vệ......................................................................................................... 6
9. Đóng góp mới của đề tài............................................................................................................... 6
10. Cấu trúc của đề tài......................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG
GIAO TIẾP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 - 6 TUỔI THÔNG
QUA TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI................................................................................... 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.................................................................................................. 8
1.1.1. Nghiên cứu về KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi.......................................... 8
1.1.2. Nghiên cứu về cách thức giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi

................................................................................................................................................................ 13

1.1.3. Nghiên cứu về trò chơi của trẻ khuyết tật trí tuệ............................................. 18
1.1.4. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chơi đóng vai và giáo dục KNGT cho trẻ

KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi...................................................................................................................... 22
1.2. Trẻ khuyết tật trí tuệ.................................................................................................................. 26
1.2.1. Khái niệm, tiêu chí chẩn đoán và mức độ khuyết tật trí tuệ........................ 26
1.2.2. Đặc điểm phát triển của trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi......................... 28
1.3. Kĩ năng giao tiếp và giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 -

6 tuổi......................................................................................................................................................... 31
1.3.1. Kĩ năng giao tiếp................................................................................................................ 31
1.3.2. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi........36
1.4. Trò chơi đóng vai của trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi......................................... 40
1.4.1. Khái niệm và bản chất của trò chơi đóng vai.................................................... 40
1.4.2. Cấu trúc của trò chơi đóng vai.................................................................................. 41
1.4.3. Đặc điểm trò chơi đóng vai của trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi...........44
iii


1.4.4. Vai trò của trò chơi đóng vai đối với việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ

5 - 6 tuổi............................................................................................................................................. 46
1.5. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò
chơi đóng vai trong lớp mẫu giáo hòa nhập........................................................................... 48
1.5.1. Giáo dục hòa nhập ở bậc học mầm non............................................................ 48
1.5.2. Biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức

trò chơi đóng vai............................................................................................................................. 50

1.5.3. Ý nghĩa giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi qua tổ chức

trò chơi đóng vai............................................................................................................................. 53
1.5.4. Mục tiêu giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi

thông qua tổ chức trò chơi đóng vai.................................................................................... 54
1.5.5. Nội dung giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò

chơi đóng vai.................................................................................................................................... 55
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
thông qua tổ chức trò chơi đóng vai.......................................................................................... 57
Kết luận chương 1................................................................................................................................. 61
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC
TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI..................................................................................................................... 62
2.1. Vài nét về giáo dục hòa nhập trẻ KTTT nhẹ và giáo dục KNGT cho trẻ KTTT
nhẹ 5 - 6 tuổi ở việt nam................................................................................................................... 62
2.1.1. Giáo dục hòa nhập trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi ở bậc học Mầm non.........62
2.1.2. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi trong
chương trình GDMN.................................................................................................................... 64
2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ
chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non............................................................................ 65
2.2.1. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng................................................... 65
2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng...................................................................................... 70
Kết luận chương 2................................................................................................................................. 92
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ
KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA TỔ CHỨC TRÒ
CHƠI ĐÓNG VAI VÀ THỰC NGHIỆM................................................................................... 93

iv



3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
thông qua tổ chức trò chơi đóng vai.......................................................................................... 93
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục chung cho tất cả trẻ và mục tiêu giáo dục trẻ

KTTT................................................................................................................................................... 93
3.1.2. Đảm bảo tính phù hợp với trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi...................93
3.1.3. Đảm bảo tính khoa học và thực tiễn giáo dục hòa nhập trẻ KTTT nhẹ 5 - 6

tuổi........................................................................................................................................................ 94
3.1.4. Đảm bảo tính phát triển................................................................................................ 94
3.2. Đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ
nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai............................................................... 94
3.2.1. Nhóm biện pháp chuẩn bị.......................................................................................... 95
3.2.2. Nhóm biện pháp tác động......................................................................................... 103
3.2.3. Nhóm biện pháp đánh giá, phối hợp.................................................................... 112
3.2.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6

tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai......................................................................... 117
3.3. Thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm.......................................................... 119
3.3.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm................................................................ 119
3.3.2. Kết quả thực nghiệm................................................................................................... 121
3.3.3. Phân tích quá trình thực nghiệm......................................................................... 141
Kết luận chương 3.............................................................................................................................. 144
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................................... 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..148
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 149
PHỤ LỤC


v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

1

BP

2

DSM - IV

3

DSM-V

4

GDHN

5

GV

6


GDMN

Giáo dục mầm non

7

GVMN

Giáo viên mầm non

8

KT

9

KTTT

10

KN

11

KNGT

Kĩ năng giao tiếp

12


STN

Sau thực nghiệm

13

TTN

Trước thực nghiệm

Nguyên nghĩa
Biện pháp
Sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tâm thần
(Diagnostic and Statiscal Manual of Mental Disorders -IV)
Sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tâm thần
(Diagnostic and Statiscal Manual of Mental Disorders - V)
Giáo dục hòa nhập
Giáo viên

Khuyết tật
Khuyết tật trí tuệ
Kĩ năng

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
14

UNICEF

(United Nations International Children's Emergency Fund)


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của GVMN về khả năng tham gia vào các hoạt động giáo
dục ở trường mầm non của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi

71

Bảng 2.2. Nhận thức của GVMN về KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi...................73
Bảng 2.3. Mức độ sử dụng các hoạt động nhằm giáo dục KNGT cho trẻ KTTT
nhẹ 5 - 6 tuổi 74
Bảng 2.4. Các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi đã được
GVMN sử dụng

76

Bảng 2.5: Những thuận lợi trong việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6
tuổi

80

Bảng 2.6. Phân bố mức độ biểu hiện kĩ năng chú ý lắng nghe........................................ 81
Bảng 2.7. Phân bố mức độ biểu hiện kĩ năng luân phiên trong giao tiếp..................82
Bảng 2.8. Phân bố mức độ biểu hiện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói............................ 83
Bảng 2.9. Phân bố mức độ biểu hiện kĩ năng hiểu ngôn ngữ trong giao tiếp.............84
Bảng 2.10. Phân bố mức độ biểu hiện kĩ năng sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ......85
Bảng 2.11. Điểm trung bình, thứ bậc của các kĩ năng........................................................... 86
Bảng 2.12. Bảng mức độ tương quan giữa các nhóm KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5
- 6 tuổi


88

Bảng 3.1. KNGT của Đ sau 2 lần đánh giá STN................................................................ 124
Bảng 3.2. KNGT của trẻ sau 2 lần TN...................................................................................... 130
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá KNGT của trẻ STN lần 1 và lần 2.................................... 137

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Phân bố thâm niên công tác của mẫu nghiên cứu............................................ 69
Biểu đồ 2.2. Trình độ đào tạo của GVMN và CBQL............................................................ 70
Biểu đồ 2.3. Nhận thức của GVMN về tầm quan trọng giáo dục KNGT đối với

trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi.............................................................................................. 72
Biểu đồ 2.4. Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa giáo dục KNGT cho trẻ KTTT

nhẹ 5 - 6 tuổi................................................................................................................... 72
Biểu đồ 2.5: Đánh giá của giáo viên về những khó khăn trong việc giáo dục

KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng
vai....................................................................................................................................... 78
Biểu đồ 2.6: Điểm TB các KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi........................................... 87
Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá KNGT của Nguyễn.T.Đ TTN và STN lần 1, lần 2125
Biểu đồ 3.2. So sánh KNGT của trẻ TTN và sau 2 lần TN................................................. 126
Biểu đồ 3.3.
Biểu đồ 3.4.
Biều đồ 3.5.
Biểu đồ 3.6.

Biểu đồ 3.7.

Đánh giá KNGT của trẻ TTN, và STN lần 1 và lần 2............................... 131
KNGT của trẻ trước và sau thực nghiệm........................................................ 132
So sánh KNGT của bé Ph LTTN so với 2 lần đánh giá............................ 138
KNGT của Ph L sau 2 lần đánh giá so với TTN.......................................... 139
KNGT của 3 trẻ TTN và STN............................................................................... 141

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em (UN,1989) và Tuyên bố
Salamanca (Tây Ban Nha, 1994) đã khẳng định: Mọi người, mọi trẻ em, không phân biệt
khuyết tật hay không khuyết tật đều có quyền được hưởng nền giáo dục tốt nhất [5],
[35]. Điều đó cho thấy giáo dục hòa nhập (GDHN) là một tất yếu trong giai đoạn hiện
nay. Mục đ ch của GDHN nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa người khuyết tật và
người không khuyết tật, đảm bảo cho người khuyết tật được tham gia đầy đủ vào các
hoạt động giáo dục, có những đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội.

1.2. Hiện nay, trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) nhẹ 5 - 6 tuổi đã được tham gia học
hòa nhập cùng với các bạn đồng trang lứa ở trường mầm non. Tổ chức các hoạt động
giáo dục trong lớp mẫu giáo hòa nhập có trẻ KTTT nhẹ là vấn đề cần được quan tâm
nghiên cứu và chỉ dẫn cho giáo viên mầm non (GVMN), nhằm giúp giáo viên có kiến
thức và kĩ năng làm việc với trẻ KTTT nhẹ, giúp trẻ vượt qua những rào cản trong
cuộc sống, tạo cơ hội để trẻ phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn của mình.
1.3. Đối với trẻ em, giao tiếp là một trong những lĩnh vực phát triển quan trọng
và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển các lĩnh vực khác. Giáo dục kĩ năng giao
tiếp (KNGT) cho trẻ KTTT nhẹ nhằm tạo môi trường tương tác t ch cực kích thích

trẻ giao tiếp và được xác định là một nội dung giáo dục quan trọng trong mục tiêu
giáo dục trẻ KTTT ở trường mầm non hiện nay. Đa số trẻ KTTT nhẹ gặp khó khăn
về ngôn ngữ và hạn chế trong giao tiếp, khi tương tác với mọi người xung quanh trẻ
thường có xu hướng thụ động, đôi khi xuất hiện một loạt các vấn đề về hành vi, trẻ
cũng có nhiều hạn chế trong giao tiếp phi ngôn ngữ, giao tiếp bằng mắt không ổn
định, ít khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể để bày tỏ nhu cầu với người khác. Một số trẻ có
biểu hiện như nôn nóng, lo lắng, dễ cáu gắt, bốc đồng, sự chịu đựng kém và thiếu
hụt các kĩ năng xã hội làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập, vui chơi, tham gia
vào các hoạt động cùng với bạn bè và mọi người xung quanh [98], [99], [140]. Do
đó, giáo dục KNGT cho trẻ KTTT luôn là một mục tiêu ưu tiên trong quá trình can
thiệp và giáo dục trẻ KTTT ở môi trường giáo dục hòa nhập.
1.4. Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ 5 - 6 tuổi và là điều kiện quan trọng cho
sự phát triển ở trẻ. Tổ chức các trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai trong lớp hòa
nhập có trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi sẽ tạo cơ hội để trẻ KTTT được tương tác với các bạn
trong lớp bằng các phương tiện giao tiếp khác nhau, thông qua chơi trẻ học được cách
1


bày tỏ cảm xúc của mình với thế giới xung quanh. Nghiên cứu của các tác giả như
Bergen D (2002), Sameena N (2011), Sunish (2013), Raman S (2015), đã chỉ ra rằng
chơi đóng vai k ch th ch tr tưởng tượng của trẻ, nâng cao kĩ năng giao tiếp xã hội,
phát triển mối quan hệ thân thiện thông qua sự hợp tác, lắng nghe, luân phiên và sử
dụng ngôn ngữ để tương tác cùng nhau [50], [127], [133], [140]. Khi chơi đóng vai
trẻ KTTT sẽ học cách giao tiếp và điều chỉnh cho phù hợp với các nội dung và đối
tượng giao tiếp, sự tương tác giữa các vai trong nhóm chơi sẽ tạo cơ hội để mọi trẻ
trong lớp hỗ trợ trẻ KTTT. Bên cạnh đó, giáo viên mầm non còn biết lựa chọn cách
thức tác động phù hợp để kích thích trẻ KTTT sử dụng KNGT thông qua các tình
huống chơi. Do đó, trò chơi đóng vai là phương tiện quan trọng để giáo dục KNGT
cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non.
1.5. Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói chung và trẻ KTTT nói riêng đã

được triển khai ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Số lượng trẻ KTTT tham gia học
hòa nhập tại các trường mầm non ngày càng tăng, cơ bản đáp ứng được mong
muốn của gia đình có trẻ KTTT [31]. Bên cạnh đó, giáo dục KNGT cho trẻ KTTT
nhẹ học hòa nhập ở trường mầm non cũng đã được xác định là một trong những nội
dung quan trọng trong việc can thiệp, trị liệu cho trẻ. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa đáp
ứng được mục tiêu giáo dục trẻ KTTT. Xuất phát từ nhiều l do như: Đa số giáo viên
mầm non còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng làm việc với trẻ KTTT, tổ
chức các hoạt động nhằm giáo dục KNGT cho trẻ còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa
trên kinh nghiệm bản thân và áp dụng các biện pháp giáo dục đối với trẻ không khuyết
tật. Do đó, chưa phát huy được ưu thế của trò chơi đóng vai trong việc giáo dục
KNGT cho trẻ. Hơn nữa, nguồn tài liệu tham khảo về giáo dục KNGT cho trẻ còn khá
hạn chế, điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giáo dục KNGT cho trẻ
KTTT trong các trường mầm non hiện nay.
Đề tài ―Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5 - 6 tuổi
thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non‖ được lựa chọn nghiên cứu
nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn giáo dục ở các trường mầm non có trẻ KTTT nhẹ
học hòa nhập. Đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ
KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai, góp phần giải quyết những
vấn đề khó khăn đang đặt ra trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ và đóng góp
cho sự phát triển của khoa học giáo dục hòa nhập trẻ KTTT ở Việt Nam hiện nay.
2


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5

- 6 tuổi, đề xuất các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua
tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non, giúp trẻ có thể giao tiếp tốt hơn trong
các hoạt động ở trường học và chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1.
3. Khách thể và đối tư ng nghiên cứu

h ch th nghi n cứu
Quá trình giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi.
i tư ng nghi n cứu
Nghiên cứu biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua
tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
4. Gi thuyết hoa học
Trò chơi đóng vai là phương tiện có nhiều ưu thế để giáo dục KNGT cho trẻ
KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi học hòa nhập ở trường mầm non. Nếu đề xuất và áp dụng các
biện pháp trong quá trình tổ chức trò chơi đóng vai theo hướng tạo môi trường, tình
huống kích thích giao tiếp, tương tác giữa trẻ KTTT với các bạn trong nhóm chơi,
hỗ trợ cá nhân trẻ KTTT thực hành, luyện tập KNGT trong quá trình chơi đóng vai
thì sẽ nâng cao được KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi trong môi trường GDHN.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
thông qua tổ chức trò chơi đóng vai.
5.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông
qua tổ chức trò chơi đóng vai trong trường mầm non.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT
nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
6. Giới h n ph m vi nghiên cứu
- Giới hạn về khách thể khảo sát: 35 trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi, 150 giáo viên dạy
ở trường mầm non hòa nhập có trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi.
- Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp giáo dục
KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai.
- Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư
phạm ở một số trường mầm non hòa nhập có trẻ KTTT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
3


- Tổ chức thực nghiệm tại 2 trường mầm non hòa nhập ở thành phố Thanh Hóa.


7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7

hương ph p tiếp cận
Đề tài dựa trên các cách tiếp cận khác nhau để lựa chọn phương pháp nghiên

cứu định hướng cho việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức
trò chơi đóng vai, bao gồm các phương pháp tiếp cận như: tiếp cận giáo dục hòa nhập,
tiếp cận hoạt động, tiếp cận phát triển, tiếp cận cá biệt hóa, tiếp cận thực tiễn.
Tiếp cận giáo dục hòa nhập: Giáo dục hòa nhập được hiểu là sự hỗ trợ mọi trẻ
em, trong đó có trẻ KT, có cơ hội bình đẳng tiếp cận các dịch vụ giáo dục với những hỗ
trợ cần thiết trong lớp học. Khi được học tập cùng các bạn đồng trang lứa trẻ KTTT nhẹ
5 - 6 tuổi có cơ hội phát triển tối đa bản thân. Các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ
KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai được đặt trong môi trường
giáo dục hòa nhập, không chỉ hướng tới sự phù hợp với cá nhân trẻ KTTT mà còn đảm
bảo mục tiêu giáo dục chung cho tất cả các trẻ trong lớp. Trong môi trường giáo dục hòa
nhập, với sự hỗ trợ của mọi trẻ và giáo viên sẽ tạo cơ hội để trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
tương tác và tham gia một cách tích cực vào các hoạt động ở trường mầm non.
Tiếp cận hoạt động: Giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua quá
trình hoạt động, đặc biệt là hoạt động giao tiếp giữa trẻ với bạn bè và người lớn xung
quanh. Nghiên cứu việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức
trò chơi đóng vai cần đặt trong bối cảnh hoạt động giao tiếp, tương tác t ch cực giữa
trẻ với những người xung quanh khi chơi trò chơi đóng vai. Các biện pháp giáo dục
KNGT cho trẻ coi trọng việc điều chỉnh cách thức hỗ trợ, tạo môi trường, cơ hội cho
hoạt động giao tiếp giữa trẻ KTTT với các bạn trong lớp mẫu giáo hòa nhập.
Tiếp cận phát triển: Quá trình phát triển của trẻ có tính kế thừa, giai đoạn trước
làm tiền đề để phát triển cho giai đoạn tiếp theo. Nghiên cứu các biện pháp giáo dục
KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm
non được dựa trên sự phát triển chung của trẻ, xác định mức độ KNGT của trẻ KTTT


ở từng giai đoạn, củng cố kĩ năng trẻ đang có, hướng trẻ đến KNGT ở mức độ cao
hơn. Trên cơ sở đó, kế thừa những kết quả đã đạt được và tìm ra cách thức tác động
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ
chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.

4


Tiếp cận cá biệt hóa: Mỗi trẻ KTTT là một cá thể khác nhau, việc giáo dục KNGT
cho trẻ KTTT cần tôn trọng trẻ như một cá thể riêng biệt. Mặc dù cùng một khuyết tật nhưng
ở mỗi trẻ có những đặc điểm phát triển riêng, mức độ khuyết tật, có những rối loạn kèm theo
khác nhau, bên cạnh đó đặc điểm chăm sóc giáo dục của từng gia đình đều có ảnh hưởng
đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, xây dựng các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ
5 - 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai cần dựa vào khả năng và nhu cầu của từng
trẻ để có những biện pháp giáo dục phù hợp và phát huy được thế mạnh của trò chơi đóng
vai trong việc kích thích trẻ KTTT nhẹ tích cực giao tiếp qua các trò chơi.

Tiếp cận thực tiễn: Xây dựng biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6
tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai dựa vào thực tiễn giáo dục trẻ KTTT, mức độ
biểu hiện KNGT của trẻ và các biện pháp hiện nay giáo viên đã áp dụng, những khó
khăn khi trẻ KTTT tham gia vào hoạt động chơi đóng vai. Từ đó, điều chỉnh cách thức
hỗ trợ phù hợp với đặc điểm của trẻ, điều kiện giáo dục hòa nhập cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6
tuổi và phù hợp với đặc điểm của trò chơi đóng vai ở trường mầm non.

7

hương ph p nghi n cứu

7


Nhóm phương ph p nghi n cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài để thu thập, tổng hợp và khái

quát hóa thông tin. Sử dụng các phương pháp phân t ch, tổng hợp, phân loại và hệ
thống hóa lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
7

Nhóm phương ph p nghi n cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng bảng hỏi để điều tra thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 -

6 tuổi, các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức
trò chơi đóng vai ở trường mầm non hiện nay.
7.2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát các hoạt động của trẻ ở lớp để thu thập các biểu hiện KNGT của trẻ
KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi, đánh giá mức độ KNGT của trẻ, các biện pháp giáo viên đã sử
dụng để giáo dục KNGT cho trẻ thông qua tổ chức trò chơi đóng vai.
7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phiếu để phỏng vấn giáo viên về thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ
KTTT, mức độ bộc lộ các KNGT và các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT 5 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai mà giáo viên đã áp dụng. Ngoài ra, phỏng

5


vấn giáo viên để biết được những thuận lợi và khó khăn mà giáo viên đang gặp phải

trong quá trình giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi.
7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu sâu 03 trường hợp trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi để biết được mức độ bộc

lộ KNGT của trẻ, áp dụng và kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp giáo
dục KNGT cho trẻ thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.

7.2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông
qua tổ chức trò chơi đóng vai nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học, kiểm tra tính
khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
7

hương ph p th ng kê toán học
Sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 trong thống kê

và phân tích các dữ liệu nghiên cứu thu được của đề tài.
8. Luận điểm hoa học b o vệ
8.1. Trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi có một số hạn chế về KNGT song có thể giáo dục
được các KNGT cho trẻ thông qua tổ chức trò chơi đóng vai trong môi trường GDHN.

8.2. Trò chơi đóng vai là phương tiện có nhiều ưu thế để giáo dục KNGT cho
trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi. Tổ chức trò chơi đóng vai ở lớp mẫu giáo hòa nhập có ảnh
hưởng đến sự phát triển KNGT của trẻ KTTT.
8.3. Các biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ
chức trò chơi đóng vai theo hướng tạo môi trường, tình huống kích thích giao tiếp,
tương tác giữa trẻ KTTT với các bạn trong nhóm chơi, hỗ trợ cá nhân trẻ KTTT
thực hành, luyện tập KNGT trong quá trình chơi đóng vai sẽ giáo dục được các
KNGT như: Chú ý lắng nghe, luân phiên, hiểu ngôn ngữ, sử dụng các yếu tố phi
ngôn ngữ, và sử dụng ngôn ngữ cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi.
9. Đ ng g p mới của đề tài
9.1. óng góp về mặt lí luận
Góp phần làm phong phú cơ sở lí luận về giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 56 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai, trong đó trọng tâm là các lí luận về trẻ
KTTT, giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi, tổ chức trò chơi đóng vai đối với


6


việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT, biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6
tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
9.2. óng góp về mặt thực tiễn
- Làm rõ thực trạng giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức
trò chơi đóng vai bao gồm: Nhận thức của giáo viên về giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5
- 6 tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai. Đồng thời cũng làm rõ được nội dung và các
hình thức giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
- Xây dựng một số biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông

qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non. Các biện pháp đề xuất có tính hệ
thống, được thiết kế khoa học và được kiểm chứng qua thực nghiệm sư phạm có giá trị
tham khảo cho công tác quản lý, nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non
đang dạy trong lớp hòa nhập có trẻ KTTT. Bên cạnh đó, các biện pháp còn giúp cho phụ
huynh cách thức giáo dục KNGT và phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức

giáo dục hòa nhập cho trẻ KTTT.
10. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề
tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lí luận của giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6
tuổi thông qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông
qua tổ chức trò chơi đóng vai ở trường mầm non.
Chương 3: Biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi thông qua tổ
chức trò chơi đóng vai và thực nghiệm sư phạm.


7


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG
GIAO TIẾP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ NHẸ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA
TỔ CHỨC TRÕ CHƠI ĐÓNG VAI
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Từ những năm giữa thế kỉ XX, giáo dục trẻ KTTT đã thu hút được sự quan tâm
nghiên cứu của các nhà khoa học ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những nghiên cứu này
đều hướng tới mục đ ch chung là giúp cho cộng đồng nhận thức một cách đầy đủ hơn
về trẻ KTTT cũng như tìm ra các biện pháp hỗ trợ nhằm mang lại cơ hội phát triển tốt
nhất cho trẻ. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu về các lĩnh vực như: ngôn ngữ, giao
tiếp và biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT, mối quan hệ giữa chơi đóng vai và giáo
dục KNGT cho trẻ KTTT. Từ những công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới
cũng như ở Việt Nam chúng tôi tổng hợp một số hướng nghiên cứu ch nh sau đây:

1.1.1. Nghiên cứu về KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
Kĩ năng giao tiếp có vai trò rất lớn đến sự phát triển của trẻ, đây là yếu tố
giúp trẻ th ch nghi, phù hợp và phát triển trong xã hội, KNGT của trẻ được phát
triển một cách tự nhiên và song song với các lĩnh vực phát triển khác. Hiệu quả của
quá trình giao tiếp có mối quan hệ trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của mỗi
đứa trẻ [140]. Sự phát triển KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi cũng nằm trong qui
luật tự nhiên đó, tuy nhiên, có những điểm khác biệt so với các bạn đồng trang lứa,
điều này xuất phát từ đặc điểm phát triển của trẻ và môi trường chăm sóc, giáo dục
diễn ra xung quanh. Do đó, khi nghiên cứu về KNGT của trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
các nhóm tác giả thường tập trung những nội dung chính như:
Thứ nhất, nghiên cứu về vai trò của KNGT đối với sự phát triển của trẻ
KTTT: Tiêu biểu trong hướng nghiên cứu này là nhóm tác giả Karoline Gooden, Jacqui
Kearns (2013) ―The Importance of Communication Skills in Young Children‖, tác
giả cho rằng KNGT đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ KTTT, là

phương tiện giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, KNGT tốt là nền tảng để trẻ bước
vào cuộc sống sau này và học các kĩ năng xã hội quan trọng khác [77]. Với trẻ em KTTT
lứa tuổi mầm non, KNGT là chìa khóa để trẻ tham gia một cách hiệu quả vào các hoạt
động tương tác và vượt qua rào cản về mặt ngôn ngữ và giao tiếp khi tham gia vào các
hoạt động ở trường học [57], [63], [77]. Để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT, cần tạo ra
8


môi trường giao tiếp tích cực thông qua các hoạt động tương tác ở trường học cũng
như tại gia đình trẻ nhằm kích thích trẻ giao tiếp, vì vậy, trong những năm đầu của
giai đoạn phát triển, giáo viên và cha mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát
triển KNGT của trẻ KTTT. Xác định được tầm quan trọng của KNGT đối với trẻ em,
nhiều nghiên cứu gợi ý những kĩ năng giao tiếp cần thiết mà trẻ cần có được, tiêu
biểu có thể kể đến như: Beisler, Frank, Gooden Caroline và Owen Hargie, các tác giả
này đã đưa ra một số KNGT cơ bản gồm: kĩ năng hiểu và bày tỏ suy nghĩ; kĩ năng
thể hiện cảm xúc và kĩ năng trao đổi thông tin [48], [77], [81]. Bên cạnh đó, Rae
Pica đặc biệt chú ý tới sự vận động của cơ thể và coi đó như một cách giao tiếp, sự
tích cực hoạt động tạo ra các cơ hội giải tỏa cho trẻ và hướng tới các mối quan hệ
tương tác [123]. Các nghiên cứu đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của KNGT đối
với sự phát triển của trẻ KTTT và chỉ ra những kĩ năng giao tiếp mà trẻ em nói chung
và trẻ KTTT nói riêng cần đạt được trong từng giai đoạn.
Thứ hai, nghiên cứu về sự phát triển KNGT của trẻ KTTT: Moshe (2009)
chỉ ra rằng những năm đầu đời có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ
và giao tiếp của trẻ KTTT. Những trải nghiệm đầu tiên về môi trường xung quanh có
ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và tác động trực tiếp tới sự phát triển KNGT của
trẻ KTTT [141]. Tác giả Sunish đã khẳng định, KNGT của trẻ KTTT được phát
triển thông qua nhiều con đường khác nhau, trong đó hoạt động chơi sẽ kích thích
trẻ tích cực tương tác và sử dụng các phương tiện giao tiếp. Thông qua các trò chơi
trẻ được trải nghiệm với các vai chơi, hành động chơi, được tương tác với nhau
bằng ngôn ngữ sẽ có ý nghĩa trong việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT [140]. Cùng

quan điểm đó, một số tác giả cho rằng, giáo dục KNGT cho trẻ KTTT trong những
năm đầu có ảnh hưởng tới sự phát triển các lĩnh vực khác như: Nhận thức
(Hebbeler, Spiker, Bailey, Scarborough, Mallik, Simeonsson & Singer, 2007, Hebbeler,
2009) [83], [84]; Phát triển kĩ năng xã hội và cảm xúc (Hebbeler, Spiker et al, 2007;
Landa, Holman, O’Neill, & Stuart, 2010) [84], [105].
Bên cạnh đó, nhóm tác giả Rahil Mahyuddin và Habibah Elias (2010) trong
nghiên cứu ―The Correlation Between Communication and Social Skills among Early
Schooler in Malaysia‖ cũng cho rằng sự phát triển KNGT của trẻ KTTT nhẹ có mối liên hệ
chặt chẽ với các kĩ năng xã hội, khi trẻ muốn bộc lộ nhu cầu của bản thân, nói
9


lời cảm ơn, xin lỗi, biết xử lý các tình huống trong cuộc sống, biết lắng nghe và chủ
động tương tác với mọi người xung quanh, đây là những nhóm kĩ năng cơ bản có
tác động rất lớn đến kết quả học tập của trẻ ở trường. Do đó, nền tảng giao tiếp vững
chắc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kĩ năng xã hội và thành tích học tập của trẻ.
Ngoài ra, nhóm tác giả cũng cho rằng những trẻ có KNGT kém thì kĩ năng xã hội
cũng sẽ kém, đồng thời việc học, sử dụng ngôn ngữ và tư duy toán học cũng bị ảnh
hưởng [63]. Đồng quan điểm đó nhóm tác giả Bredek Camp & Copple (1997); Hart
& Risley (1995) cũng cho rằng, KNGT của trẻ có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh
vực phát triển khác như: Nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội, trong đó
nhóm tác giả nhấn mạnh tới vai trò của KNGT đối với việc phát triến kĩ năng xã hội
của trẻ [57], [82]. Như vậy, giáo viên và cha mẹ trẻ có vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ. Nếu giáo dục KNGT cho trẻ một
cách hợp lí sẽ hỗ trợ tất cả các lĩnh vực khác phát triển, trái lại nếu giáo dục KNGT
cho trẻ không phù hợp sẽ kìm hãm đáng kể sự phát triển sau này của trẻ.
Thứ ba, nghiên cứu về những khó khăn và hạn chế trong giao tiếp của trẻ KTTT
nhẹ. Tác giả Sunish cho rằng phần lớn trẻ KTTT gặp khó khăn khi tương tác với mọi
người xung quanh, vốn từ nghèo nàn, sử dụng ngôn ngữ kém linh hoạt là những rào cản
làm cho trẻ bị động trong các tình huống giao tiếp diễn ra hằng ngày. Vì vậy, để giúp trẻ

KTTT hòa nhập với các bạn và tham gia có hiệu quả các hoạt động
ở trường học thì KNGT là chìa khóa hỗ trợ trẻ KTTT [140]. Đồng quan điểm đó nhóm
tác giả Kaiser, Hester cũng cho rằng mặc dù KNGT được xem là quan trọng đối với sự
thành công trong trường học và giúp trẻ trở nên độc lập trong xã hội, song sự phát triển
KNGT của trẻ KTTT có những chậm trễ hơn so với trẻ không khuyết tật, đôi khi những
cơ hội để phát triển của trẻ cũng bị bỏ lỡ [98]. Bên cạnh đó, khó khăn trong giao tiếp ở
trẻ KTTT cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề rối loạn hành vi của trẻ [134]. Ngoài
ra, nhóm tác giả Jennifer và Mark Wolery cũng cho rằng, trẻ KTTT có nhiều hạn chế
khi sử dụng các phương tiện giao tiếp để tương tác với mọi người xung quanh như sử
dụng lời nói, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung và đối tượng giao tiếp [106]. Với
những khó khăn và hạn chế đó, trẻ KTTT luôn cần sự hỗ trợ từ bạn bè và mọi người
xung quanh để giúp trẻ tham gia vào các hoạt động ở trường mầm non.

Thứ tư, nghiên cứu những khác biệt giữa KNGT của trẻ KTTT và trẻ không
10


khuyết tật: Rosenberg, S. & Abbeduto, L, Firend, M. cho rằng KNGT của trẻ KTTT
cũng giống như tất cả trẻ em khác [99]. Một số KNGT như giao tiếp bằng mắt ―Eye
Contact‖ kĩ năng chú ý ―Pay Attention‖ kĩ năng diễn đạt mạch lạc ―Speak clearly‖
và kĩ năng luân phiên ―Turn - Taking Skill‖ có sự khác biệt nhất định, mức độ ổn
định khi giao tiếp không cao, trẻ thường xuyên cần sự hỗ trợ của người lớn. Bên
cạnh đó, việc hiểu và sử dụng ngôn ngữ ở trẻ KTTT cũng có sự khác biệt so với trẻ
không khuyết tật, diễn đạt kém mạch lạc, hay sao nhãng khi giao tiếp với mọi người
xung quanh là những biểu hiện rất dễ nhận thấy ở nhóm trẻ KTTT. Vì vậy, khi thực
hiện nhiệm vụ được giao trẻ cần thời gian dài hơn để hiểu và thực hiện yêu cầu của
người khác [130]. Khi làm việc trực tiếp với trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi, trẻ thường có
một số khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ, dù vốn từ vựng của trẻ cũng đã
phong phú hơn so với lứa tuổi trước, tuy nhiên, khi áp dụng vào các tình huống giao
tiếp cụ thể lại thể hiện sự kém linh hoạt.


Thứ năm, nghiên cứu về những rối loạn ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ KTTT:
Trong nghiên cứu ―Early Language Development In Children With Mental
Retardation‖ nhóm tác giả Tager-Flusberg & Sullivan (1998) cho rằng trẻ KTTT lứa tuổi
mầm non vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình học ngôn ngữ, số lượng từ của trẻ khá
hạn chế, chỉ có được một vài từ gần gũi, chẳng hạn như tên của các thành viên trong gia
đình và một vài đối tượng quen thuộc xung quanh [68]. Nhóm tác giả Lesser

& Hassip (1986) chỉ ra rằng, trẻ KTTT có rối loạn ngôn ngữ biểu cảm là 3 - 10%, rối
loạn ngôn ngữ tiếp nhận là 1-13 %, sự rối loạn ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ KTTT cao
hơn rất nhiều so với trẻ không khuyết tật, ước t nh khoảng 55% [109]. Những khó
khăn về ngôn ngữ và giao tiếp là khó khăn điển hình ở trẻ KTTT lứa tuổi mầm non.
KTTT có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, chẳng hạn, trẻ
có hội chứng Down thì khó khăn trong việc phát âm, song t có rối loạn về sử dụng ngôn
ngữ, ngược lại với trẻ mắc hội chứng Fragile X (Tager- Flusberg & Sullivan, 1998) việc sử
dụng ngôn ngữ nói lại là khó khăn [68]. Theo Harel và cộng sự (1996) rối loạn ngôn ngữ
và cách diễn đạt là một trong những dấu hiệu ch nh để trẻ được giới thiệu đến dịch vụ
nhi khoa (chiếm 40%) [80]. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng những rối loạn về ngôn
ngữ và rối loạn cách diễn đạt ch nh là yếu tố gây ra những khó khăn trong giao tiếp mà
trẻ KTTT gặp phải trong cuộc sống, chính khó khăn này dẫn

11


tới ở nhiều trẻ cảm thấy bối rối, thiếu tự tin thậm chí trở nên nhút nhát và bị cô
lập với các bạn trong nhóm chơi.
Thứ sáu, nghiên cứu về vai trò môi trường giáo dục đối với sự phát triển KNGT
của trẻ KTTT nhẹ: Nhóm tác giả Rahil Mahyuddin và Habibah Elias cho rằng ngoài dạy
cho trẻ những kiến thức nền tảng thì cha mẹ cần trang bị cho trẻ kĩ năng giao tiếp ngay
khi còn nhỏ, môi trường giáo dục tốt sẽ tạo ra sự tương tác t ch cực giữa trẻ với các

bạn trong lớp và giữa trẻ với giáo viên. Do đó, giáo viên phải có nhiều chiến lược,
phương pháp giáo dục khác nhau để nhận ra sự khác biệt giữa cá nhân từng trẻ và
có biện pháp phù hợp k ch th ch trẻ bộc lộ KNGT [63]. Tác giả Steven Gutstin cho
rằng để giáo dục KNGT cho trẻ cần phải tạo môi trường giao tiếp t ch cực, phát
triển mối quan hệ xã hội giúp trẻ hiểu được thế giới xung quanh bắt đầu từ bản thân
trẻ (tên gọi, các bộ phận cơ thể), hiểu được mối quan hệ giữa trẻ và các đồ vật trong
gia đình (tên gọi, đặc điểm, cách sử dụng), mối quan hệ giữa trẻ và các sự vật, hiện
tượng trong thế giới xung quanh [139].
David Warden, Donald Christie đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình
giáo dục KNGT cho trẻ, trong đó đề cao vai trò của tác động giáo dục đúng hướng từ gia
đình và nhà trường [145].Việc giáo dục KNGT cho trẻ phải căn cứ trên những yếu tố ảnh
hưởng đó. Tara Winterton đã đưa ra cách thức tác động trong môi trường giáo dục nhằm
hỗ trợ trẻ có khó khăn trong giao tiếp, tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa kĩ
năng giao tiếp với sự phát triển các chức năng tâm l ở trẻ KTTT [28]. Kĩ năng sử dụng
ngôn ngữ kém là nguyên nhân dẫn tới việc trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, ảnh hưởng tới
quá trình tương tác với mọi người xung quanh, làm cho trẻ chán nản, tách mình ra khỏi
nhiệm vụ chơi hoặc các bạn chơi ít tương tác với trẻ. Cùng quan điểm này, nhóm tác giả
Abbeduto & Rosenberg (1993) cũng cho rằng những trẻ KTTT có chỉ số IQ thấp thường có
khuynh hướng bộc lộ hạn chế ở cách phát âm rõ ràng

[130]. Một số nghiên cứu về khả năng tham gia hội thoại của trẻ KTTT có hội chứng
Down và hội chứng Williams đã chỉ ra rằng: Những trẻ này có thể duy trì một chủ đề
khi nói chuyện trong một thời gian dài.Tuy nhiên, ở những bé trai KTTT mắc hội chứng
fragile X thì lại có khó khăn trong việc duy trì một chủ đề hội thoại và khi giao tiếp
trẻ cũng thường xuyên sử dụng một số từ không phù hợp với nội dung giao tiếp và
chủ đề giao tiếp Beeghly và cộng sự (1990) [47], Kelley và Tager-Flushberg (1994)
[100]. Trẻ KTTT mặc dù đạt được một số kĩ năng ngôn ngữ cơ bản song khả năng duy

12



trì cảm xúc và sự tập trung chú ý trong hội thoại lại có hạn chế [66], [74]. Các tác giả
đã khẳng định vai trò quan trọng của các yếu tố môi trường giáo dục tác động đến
kĩ năng giao tiếp của trẻ KTTT nhẹ. Do vậy, các nhà giáo dục cần biết khai thác các
yếu tố đó trong việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 – 6 tuổi học hòa nhập ở
trường mầm non.
Nghiên cứu về KNGT của trẻ KTTT cũng nhận được sự quan tâm của các tác
giả ở Việt nam. Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến (2010) đã chỉ ra đặc điểm giao tiếp
và một số KNGT của trẻ KTTT. Dựa vào đặc điểm và những KNGT còn hạn chế ở
trẻ, tác giả cũng đề cập tới một số KNGT như: Chú ý lắng nghe, bắt chước và lần
lượt, liên hệ mắt, chơi, hiểu ngôn ngữ, đây là những kĩ năng cần thiết giúp trẻ hòa
nhập với mọi người xung quanh [41]. Ngoài ra, tác giả Đinh Nguyễn Trang Thu
(2017) đã phân tích một số đặc điểm về KNGT của trẻ KTTT nhẹ học hòa nhập ở tiểu
học, đồng thời đề xuất một số biện pháp giáo dục KNGT nhằm giúp trẻ học hòa nhập
đạt kết quả cao hơn [31]. Việc nghiên cứu về KNGT của trẻ KTTT nhằm giúp trẻ hòa
nhập với cộng đồng đã và đang là mục tiêu ưu tiên trong công tác can can thiệp và
trị liệu cho trẻ KTTT hiện nay.
Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra những khía cạnh khác nhau về
KNGT của trẻ KTTT nhẹ, trong đó tập trung vào vào một số nội dung như: Tầm
quan trọng của KNGT đối với sự phát triển của trẻ KTTT; Một số khó khăn trong
giao tiếp của trẻ KTTT; Những điểm khác biệt giữa KNGT của trẻ KTTT với trẻ
không khuyết tật và một số rối loạn trong giao tiếp ở trẻ KTTT. Đồng thời các nghiên
cứu cũng khẳng định trẻ KTTT đã bộc lộ được một số kĩ năng giao tiếp cần thiết để
tham gia vào các hoạt động ở trường mầm non. Ở Việt Nam, nghiên cứu về KNGT
của trẻ KTTT cũng đã bắt đầu nhận được sự quan tâm, song các công trình nghiên
cứu còn ít và chưa đi sâu vào trẻ KTTT học hòa nhập ở các trường mầm non.
1.1.2. Nghiên cứu về cách thức giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi
Xuất phát từ thực tiễn GDHN trẻ KTTT, những khó khăn trong giao tiếp của trẻ,
các nghiên cứu về biện pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ luôn nhận được sự quan
tâm của nhiều tác giả trong những năm gần đây. Dựa vào đặc điểm phát triển, những

khó khăn trong giao tiếp của trẻ KTTT, các tác giả đề xuất một số cách thức hỗ trợ,
phương pháp trị liệu, can thiệp giúp trẻ khắc phục những khó khăn để trẻ có thể tham
gia hiệu quả vào trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Những biện

13


pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ 5 - 6 tuổi được các tác giả tập trung vào
những nội dung sau đây:
Thứ nhất: Sử dụng trò chơi để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT. Tiêu biểu là nghiên
cứu ―Effect of Role Play on Developing Communication Skills of Children with

Moderate Mental Retardation” của T. V. Sunish (2013), tác giả cho rằng trò chơi đóng
vai có ảnh hưởng rất lớn đến KNGT của trẻ KTTT, vai trò đó được thể hiện khá rõ nét
qua một số điểm như: Trò chơi đóng vai giúp trẻ KTTT phát triển KNGT bằng lời; Sử
dụng trò chơi đóng vai mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển KNGT phi ngôn ngữ
cho trẻ KTTT; Khẳng định trò chơi đóng vai có ưu thế trong việc giáo dục KNGT phi
ngôn ngữ hơn là giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nghiên cứu cũng cho rằng trò chơi đóng vai
là một phương tiện hiệu quả để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT giống như các phương
pháp giảng dạy khác, tuy nhiên, việc sử dụng trò chơi đóng vai chưa được chú trọng
môi trường giáo dục hòa nhập và sử dụng để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT

[140]. Các nhóm tác giả khác như: Doris Bergen, (2002); Raman, Sutha, Lin, Marisa
(2015) cũng đã chỉ ra vai trò quan trọng của trò chơi đóng vai đối với sự phát triển
của trẻ KTTT. Trong đó, các nhóm tác giả đề cao tới việc sử dụng trò chơi nhằm
kích thích trẻ KTTT sử dụng ngôn ngữ và xem đó như là biện pháp để giáo viên áp
dụng cho những trẻ KTTT có rối loạn ngôn ngữ và giao tiếp [50], [127]. Như vậy, trò
chơi đóng vai có ảnh hưởng trực tiếp tơ sự phát triển của trẻ nói chung và sự phát
triển KNGT của trẻ KTTT nói riêng, các nhà giáo dục cần lưạ chọn trò chơi phù hợp
vơ khả năng và nhu cầu của trẻ KTTT để phát huy được ưu thế của trò chơi đối vơ

sự phát triển của trẻ.
Thứ hai: Sử dụng hình thức kể chuyện để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhẹ.
Nhóm tác giả Russu CS, Corina Florina và Carroll, Valeria (2007) trong nghiên cứu
―Using Storytelling to Improve Communication Skills of Children With Intellectual
Disability‖ cho rằng, truyện kể có sức hấp dẫn lớn đối với trẻ mầm non, giá trị giáo dục
từ những câu chuyện giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách, kết quả nghiên cứu nhấn
mạnh tới vai trò của việc kế chuyện trong việc nâng cao kĩ năng lắng nghe, kĩ năng hiểu
và sử dụng ngôn ngữ cũng như các yếu tố phi ngôn ngữ cho trẻ KTTT. Nghiên cứu cho
rằng đây là một trong những phương pháp giáo dục quan trọng không những phù hợp
với đặc điểm lứa tuổi của trẻ mà còn có ý nghĩa đối vơ việc giáo dục

14


KNGT cho trẻ KTTT, điều này cũng đã gợi ý cho các nhà giáo dục, cha mẹ trẻ có thể
lựa chọn những câu chuyện phù hợp để từng bước tạo môi trường ngôn ngữ tích
cực, kích thích trẻ bộc lộ KNGT trong các hoạt động [131], [140]. Những phát hiện
này cũng sẽ là nguồn cảm hứng cho các nhà giáo dục trong việc tìm kiếm các biện
pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT học hòa nhập ở trường mầm non hiện nay.
Thứ ba: Giáo dục KNGT cho trẻ KTTT thông qua các hoạt động tương tác tại
gia đình. Pelin & Nilay Kayhan (2016) trong cuốn ―An Investigation of the Effect of
the Communication Skills of the Children with Intellectual Disability to the Anxiety
Level of Their Mothers‖ cho rằng, việc tương tác giữa trẻ KTTT với các thành viên
trong gia đình có vai trò lớn đối vơ việc giáo dục KNGT cho trẻ KTTT. Trẻ thường
xuyên được tương tác, được trải nghiệm với các hoạt động diễn ra hằng ngày tại gia
đình sẽ là cơ hội để kích thích trẻ tích cực giao tiếp, tạo cho trẻ môi trường ngôn ngữ
tích cực và là cơ sở để giáo dục KNGT cho trẻ KTTT. Các tác giả cũng đề xuất một số
giải pháp giáo dục KNGT cho trẻ KTTT nhằm làm giảm sự lo lắng của cha mẹ trong qúa
trình chăm sóc và giáo dục trẻ [121]. Đồng quan điểm đó, Harel S, Greenstein Y, và
cộng sự (1996) cũng cho rằng môi trường tương tác tại gia đình có ý nghĩa lớn đối với

sự phát triển KNGT của trẻ KTTT, đó là sự quan tâm của cha mẹ đối với sự phát triển
của trẻ, hiểu biết về KNGT của trẻ và có biện pháp hỗ trợ trong các hoạt động

tương tác tại gia đình [80]. Hầu hết các nghiên cứu này đều đề cập tới các biện pháp
hỗ trợ tại gia đình và đề cao sự phối hợp thường xuyên giữa gia đình và nhà trường
trong việc kích thích trẻ giao tiếp.
Thứ tư: Áp dụng một số biện pháp can thiệp sớm để giáo dục KNGT cho trẻ
KTTT. Nhóm tác giả Udeme Samuel Jacob và cộng sự cho rằng can thiệp sớm là phương
pháp có thể khắc phục được một số hạn chế về ngôn ngữ và giao tiếp của những trẻ
KTTT có rối loạn trong giao tiếp như: giúp trẻ hiểu và sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt mạch
lạc [93]. Nhóm tác giả Bailey, Hebbeler và cộng sự (2005), Hickman and Jones (2009);
Hebbeler, (2009), đã chỉ ra được những lợi ch đặc biệt từ chương trình can thiệp sớm
cho trẻ có rối loạn giao tiếp đối với gia đình, xã hội và bản thân trẻ KTTT [83], [84],
[86]. Khi chương trình can thiệp sớm dành cho trẻ KTTT rối loạn ngôn ngữ, khó khăn
trong giao tiếp được tiến hành một cách phù hợp sẽ làm giảm cảm giác thất vọng, bị cô
lập và căng thẳng kéo dài ở trẻ. Do đó, việc giáo dục sớm nên

15


×