Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm sinh học sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu Chilo tumidicostalis (Hampson) (Lepidoptera: Pyralidae) tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.65 KB, 7 trang )

Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 6/2019

(Aulacophora fermoralis Weisei, Epilachna
vigintioctopunctata Fabr.), 2 loài thuộc bộ cánh
vảy (Spodoptera litura Fabr., Diaphania indica), 4
loài thuộc bộ hai cánh (Bactrocera cucurbitae,
Bactrocera dorsalis Hendel, Bactrocera correcta
Beizzi, Bactrocera dorsalis complex) và 1 loài
thuôc ngành thân mềm (Bradybaena similaris).
Trong các loài sâu hại nêu trên, rệp muội, sâu
cuốn lá, và ruồi đục quả phương đông là những
loài sâu hại chính, xuất hiện với độ phổ biến cao
và gây ra những thiệt hại chính về năng suất và
chất lượng quả gấc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra
phát hiện dịch hại cây trồng. QCVN 01-38:
2010/BNNPTNT.
2. Đỗ Tất Lợi, 2003. Những cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam. NXB Thời đại.
3. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân

Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm,
Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm
Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, 2003.
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I. NXB
Khoa học và kỹ thuật.
4. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam.


NXB trẻ.
5. Viện Bảo vệ thực vật, 1997. Phương pháp
nghiên cứu bảo vệ thực vật tập III, NXB Nông nghiệp.
6. Võ Văn Chi, 2004. Từ điển cây thuốc Việt Nam
tập I. NXB Khoa học vã kỹ thuật Hà Nội.
7. Janejira Namee, Suvarin Bumroongsook, 2018.
Bactrocera sp. nr.tau, New Fruit Fly Reported as Pest
Attacking Spiny Bitter Cucumber Seeds (Momordica
cochinchinensis) in Thai Lan. Tạp chí Nông nghiệp của
vua Mongkut (2018):36(1):70-76
8. Sangvorn Kitthavee, Jean – Pierre Dujardin,
2010. The geometric approach to explore the
Bactrocera tau complex (Diptera: Tephritidae) in Thai
Lan. Zoology Journal 113(2010) 243-249.

Phản biện: TS. NCVCC. Nguyễn Văn Liêm

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SÂU ĐỤC THÂN MÍA BỐN VẠCH ĐẦU NÂU
Chilo tumidicostalis (Hampson) (Lepidoptera: Pyralidae) TẠI VIỆT NAM
Biological Characteristics of Sugarcane Moth Borer Chilo tumidicostalis
(Hampson) (Lepidoptera: Pyralidae) in Viet Nam
Mai Văn Quân, Nguyễn Ti n Quân, Nguyễn Thị Hoài Thƣơng, Trần Văn Bình,
Nguyễn Văn Liêm & Trịnh Xuân Hoạt
Viện Bảo vê thực vật
Ngày nhận bài: 8.10.2019

Ngày chấp nhận: 31.10.2019
Abstract

Sugarcane moth borer Chilo tumidicostalis (Hampson) (Lepidoptera: Pyralidae), a new pest of Viet Nam, has

invaded into Viet Nam since 2014. At laboratory condition (28.3°C, 85% RH), eggs are laid in batches on both
sides of leaf, the egg period is 8.5±0.1 days. The female lays 248.2±62.83 eggs with the highest number on the
second and third days after adult was emerged. The larva is creamy white with big dark sports on the body and a
dark brown head. The larva period is 37.3±2.2 days with five instars. The pupa period is 9.5±0.3 days. The total
life cycle of C. tumidicostalis is 61.3±2.2 days.
Keywords: Biological characteristics, Chilo tumidicostalis, Sugarcane moth borer,

13


Kết quả nghiên cứu Khoa học
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu Chilo
tumidicostalis
(Hampson)
(Lepidoptera:
Pyralidae) là loài sâu hại quan trọng ở khu vực
Nam Á, Đông Nam Á và Đông Phi (Khanna et
al., 1957). Ở khu vực Đông Nam Á, C.
tumidicostalis phân bố chủ yếu ở Myanmar và
Thái Lan (Bleszynski, 1970; Siriwan, 2003;
Williams et al., 1969). Thiệt hại kinh tế do loài
này gây ra cho cây mía dao động từ 8,2 đến
48,6%. Khi cây mía bị hại, độ Brix, độ Pol,
sucrose, glucose, phẩm chất và giá trị thương
phẩm của cây mía giảm mạnh (Gupta, 1960).
Mặc dù loài C. tumidicostalis đã được ghi nhận
gây hại trên mía ở Nam Á, Đông Nam Á từ
nhiều năm trước; tuy nhiên, những nghiên cứu
về tác hại, đặc điểm sinh học, sinh thái của loài

này còn khá khiêm tốn (Khanna et al., 1957).
C. tumidicostalis là loài sinh vật ngoại lai
xâm nhập vào Việt Nam từ năm 2014, tại
huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Tại đây, loài
đã nhanh chóng gia tăng quần thể. Chỉ trong 6
tháng đầu năm 2014, diện tích mía bị hại đã
lên tới 1.630 ha (Cao Anh Đương, 2014). Từ
đó cho đến nay, C. tumidicostalis tiếp tục gây
hại từ vụ này sang vụ khác, gây thiệt hại không
nhỏ cho sản xuất mía và ngành công nghiệp
chế biến đường của Việt Nam.
Bài viết này cung cấp dẫn liệu về đặc điểm
hình thái học, sinh học, đặc điểm gây hại của
sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu
C. tumidicostalis thực hiện trong giai đoạn 2016
- 2017 tại Tây Ninh.
2. VẬT LỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu
Giống mía KK3
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nuôi để theo dõi đặc điểm sinh học của sâu
đục thân mía bốn vạch đầu nâu được thực hiện
dựa theo phương pháp của Siriwan (2003).
a) Tạo nguồn sâu thí nghiệm
Các thân mía bị sâu đục thân được thu từ các
ruộng mía bị hại mang về phòng thí nghiệm. Tại
đây, dùng dao nhẹ nhàng chẻ dọc thân mía để
xác định loài gây hại và thu nhộng hoặc sâu non
tuổi cuối của sâu đục thân mía bốn vạch đầu
nâu. Nếu là sâu non sâu đục thân mía bốn vạch

14

BVTV - Số 6/2019
đầu nâu, đoạn mía có sâu sẽ được đặt vào hộp
nhựa hình trụ có đường kính 23 cm cao 10 cm.
Hàng ngày bổ sung đoạn thân mía bổ làm đôi dài
8 - 10 cm để làm thức ăn cho sâu non. Công việc
này thực hiện liên tục cho đến khi sâu non hóa
nhộng. Nhộng được đặt trong đĩa petri đường
kính 9 cm đã lót giấy giữ ẩm để nhộng vũ hóa
trưởng thành. Hàng ngày theo dõi sự phát dục
của nhộng. Khi trưởng thành vũ hóa, tiến hành
ghép 5 - 10 cặp, thả mỗi cặp (gồm 1 đực, 1 cái)
trong hộp hình trụ (đường kính 20 cm, cao 30
cm) có sẵn lá mía tươi cùng bông tẩm dung dịch
mật ong 10% để trưởng thành ăn thêm và đẻ
trứng. Hàng ngày thay mới lá mía cũng như thức
ăn cho trưởng thành, thu trứng mới được đẻ làm
nguồn vật liệu thí nghiệm.
b) Theo dõi đặc điểm sinh học của sâu đục
thân mía bốn vạch đầu nâu
Thu riêng 1 - 2 ổ trứng (khoảng 100 trứng)
được đẻ vào ngày thứ 2 của trưởng thành cái để
theo dõi thời gian phát dục và tỷ lệ nở của trứng.
Khi trứng nở ra sâu non tuổi 1 , đợi một vài giờ
đến khi sâu non bắt đầu phân tán mới dùng bút
lông ướt nhẹ nhàng chuyển từng cá thể sâu non
vào hộp nhựa (kích thước 11 × 11 × 7 cm) có sẵn
đoạn lá mía non để làm thức ăn cho sâu. Lá mía
non được cắt từng đoạn dài 5-7 cm, được quấn

bông giữ ẩm. Hàng ngày, thay lá mía mới, quan
sát sự phát triển của sâu. Khi sâu non tuổi 1 lột
xác sang tuổi 2 nguồn thức ăn lá mía được thay
bằng đoạn thân cây mía. Các đoạn thân cây mía
còn nguyên bẹ được cắt dài 20 cm và chẻ làm 2
- 3 phần (cho sâu non dễ dàng tiếp cận thức ăn)
được đặt vào trong hộp nuôi sâu. Hàng ngày vệ
sinh hộp nuôi, bổ sung thức ăn và theo dõi thời
điểm sâu non lột xác chuyển tuổi. Sâu non đẫy
sức (ngừng ăn) được chuyển sang hộp nuôi sâu
có sẵn miếng bìa carton 3 lớp (kích thước 7 × 7
cm) với 1 - 3 lỗ đục để sâu non chui vào hóa
nhộng. Theo dõi sự phát dục của nhộng đến khi
trưởng thành xuất hiện (giữ đủ độ ẩm trong hộp
nuôi bằng bông thấm nước). Khi có trưởng
thành, tiến hành ghép cặp (10 - 15 cặp). Mỗi cặp
(một đực và một cái) được nuôi trong một hộp
nuôi sâu có thức ăn thêm cho trưởng và lá mía
để chúng đẻ trứng. Theo dõi khả năng đẻ trứng
của trưởng thành cho đến khi cá thể trưởng
thành cuối cùng chết.
Chỉ tiêu theo dõi gồm: Tỷ lệ sống sót các pha
trước trưởng thành, thời gian phát dục các pha,


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 6/2019

vòng đời, thời gian sống và sức đẻ trứng của

trưởng thành. Thí nghiệm được bố trí trong
phòng thí nghiệm với nhiệt độ trung bình là
28,3°C và độ ẩm trung bình 85%.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm hình thái của sâu đục thân
mía bốn vạch đầu nâu C. tumidicostalis
a) Pha trứng
Trứng được đẻ thành ổ, mỗi ổ có 3 - 5 hàng
xếp hơi chồng lên nhau giống hình vảy cá. Trứng
mới được đẻ có màu trắng sữa, bề mặt trơn
bóng, sau đó chuyển dần sang màu nâu. Trước
khi nở khoảng 1 ngày, trứng chuyển dần sang
màu đen (hình 1).
b) Pha sâu non
- Sâu non tuổi 1: Cơ thể sâu non màu trắng
sữa đến trắng đục, thân dài 1,6 - 2,3 mm, các
chấm trên cơ thể màu nâu nhạt, mảnh đầu màu
nâu nhạt trơn bóng (hình 1).
- Sâu non tuổi 2: Cơ thể màu trắng đục đến
trắng vàng, thân dài 3,9 - 7,9 mm, các vân ngang
và chấm đen trên lưng nổi rõ. Khi mới lột xác,
mảnh đầu màu trắng đục sau chuyển sang màu
nâu đen (hình 1).
- Sâu non tuổi 3: Sâu non có thân dài 8,0 13,9 mm, màu sắc tương tự như sâu non tuổi 2,
mảnh đầu có xu hướng hơi nhọn về phía trước,

xuất hiện các u lông trên mặt lưng.
- Sâu non tuổi 4: Cơ thể dài 14,0 - 16,3 mm,
màu trắng vàng hoặc màu trắng đục, các u trên
cơ thể to, màu xám mờ, mảnh lưng ngực trước

có màu nâu đậm (hình 1).
- Sâu non tuổi 5: Cơ thể dài 18,4 - 24,2 mm,
màu sắc tương tự như sâu non tuổi 4, nhưng các
u xám trên cơ thể đậm màu hơn. Trước khi hóa
nhộng 1 - 2 ngày, cơ thể sâu non chuyển dần từ
màu trắng đục sang vàng nhạt (hình 1).
c) Pha nhộng
Khi sâu non vừa mới hóa nhộng, nhộng mới có
màu vàng nhạt, sau 4 - 5 tiếng dần chuyển sang
vàng bóng, rồi nâu đậm, trước khi vũ hóa trưởng
thành, nhộng có màu nâu bóng. Nhộng cái có kích
thước lớn hơn nhộng đực (hình 1).
d) Trưởng thành
- Trưởng thành cái: Cánh trước màu trắng vàng
đến vàng nhạt, đỉnh cánh trước mỗi bên có 6 chấm
nâu nhỏ, cánh ngắn hơn phần bụng, các đốt bụng
có đai lông ngăn cách. Phần gốc râu đầu có dạng
răng cưa, phần roi râu dạng sợi chỉ (hình 1).
- Trưởng thành đực: Cơ thể nhỏ hơn và có
màu thẫm màu hơn trưởng thành cái, cánh trước
có hai sọc đen chạy dài từ gốc cánh đến đỉnh
cánh, phần bụng thon dài trông rõ các đốt. Râu
đầu ngắn hơn râu đầu của trưởng thành cái
(hình 1).

Trứng

Sâu non tuổi 1

Sâu non tuổi 2


Sâu non tuổi 3

Sâu non tuổi 4

Sâu non tuổi 5

15


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 6/2019

Trưởng thành (A: tr.thành đực; B: tr.thành cái)

A

B

Nhộng (A: nhộng đực; B: nhộng cái)

Trưởng thành

Hình 1. Các pha phát dục của sâu đục thân bốn vạch đầu nâu
3.2 Đặc điểm sinh học của sâu đục thân
mía bốn vạch đầu nâu C. tumidicostalis
a) Tập tính hoạt động sống và triệu chứng
gây hại
Trưởng thành cái loài C. tumidicostalis đẻ

trứng thành ổ ở mặt dưới lá mía, gần nõn hoặc
trên bề mặt thân cây mía (vị trí thân trơn
nhẵn). Sâu non tuổi 1 sống tập trung, ăn nhu
mô những lá mía non gần ngọn. Thời gian đầu
tuổi 2, sâu non vẫn ăn nhu mô lá mía non. Từ
tuổi 3 trở đi, sâu non bắt đầu đục vào trong
thân cây mía, ăn phần mô cây. Trước khi hóa
nhộng 1 - 2 ngày, sâu non tuổi cuối ngừng ăn,
ít hoạt động.
Triệu chứng gây hại của loài C. tumidicostalis

khá điển hình, dễ dàng phân biệt với triệu chứng
gây hại của các loài sâu đục thân khác như sâu
đục thân mình tím (Phragmataecia castaneae),
sâu đục thân cú mèo (Sesamia inferens), sâu
đục thân mía bốn vạch đầu vàng (Chilo
sacchariphangus), sâu đục thân mình trắng
(Scirpophaga excesptalis). Cây mía bị C.
tumidicostalis gây hại, thường bị hại theo từng
chòm sau đó mới lan rộng ra cả ruộng. Ngọn cây
mía bị khô héo do sâu non đục xuyên qua nhiều
lóng. Trên các đốt gần ngọn cây mía xuất hiện
nhiều lỗ đục, tại miệng các lỗ đục có phân sâu
non nhỏ như mạt cưa, kết dính với nhau, vón cục
màu nâu đến nâu đỏ, sau chuyển dần sang màu
đen (hình 2).

Hình 2. Triệu chứng gây hại của sâu đục thân 4 vạch đầu nâu

16



Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 6/2019

b) Thời gian phát dục các pha, vòng đời của
sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu
Đã nuôi sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu
C. tumidicostalis ở điều kiện phòng thí nghiệm
(28,3°C, ẩm độ 85,3%). Pha trứng có thời gian
phát triển trung bình 8,5 ngày. Sâu non có 5 tuổi.
Sâu non tuổi 1 có thời gian phát triển ngắn nhất
(trung bình 6,0 ngày). Thời gian phát triển trung
bình của sâu non các tuổi tăng dần, đến sâu non

tuổi 4, tuổi 5 chỉ tiêu này đã đạt (tương ứng) là
8,1 ngày và 10,2 ngày. Thời gian phát triển của
cả pha sâu non trung bình là 37,3 ngày. Thời
gian nhộng biến động từ 8 đến 12 ngày, trung
bình 9,5 ngày. Thời gian tiền đẻ trứng là 2,1
ngày. Thời gian vòng đời trung bình là 61,3 ngày.
Tuổi thọ trung bình của trưởng thành cái là 4,5
ngày và của trưởng thành đực là 3,7 ngày (bảng
1, hình 1).

Bảng 1. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu
(huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, 2017)

Pha phát dục


Số cá thể
theo dõi

Thời gian phát dục (ngày)

(con)

Ngắn nhất

Dài nhất

Trung bình

100

8

9

8,5 ± 0,10

Tuổi 1

83

4

9


6,0 ± 0,30

Tuổi 2

65

4

10

7,0 ± 0,30

Tuổi 3

59

6

11

6,8 ± 0,30

Tuổi 4

55

6

10


8,1 ± 0,30

Tuổi 5

54

8

13

10,2 ± 0,40

28

53

37,3 ± 2,23

8

12

9,5 ± 0,30

Thời gian tiền đẻ trứng

1

3


2,1 ± 0,70

Thời gian vòng đời

45

76

61,3 ± 2,20

Trứng

Sâu non

Cả pha sâu non
Nhộng

48

Tuổi thọ trưởng thành cái

17

2

6

4,5 ± 1,30

Tuổi thọ trưởng thành đực


17

1

5

3,7 ± 0,60

Ghi chú: Nhiệt độ trung bình 28,3°C, ẩm độ là 85%.
Thời gian phát triển trung bình của trứng
trong nghiên cứu của Siriwan (2003) ngắn hơn
rất nhiều so với kết quả trong nghiên cứu này
(5,28 ngày so với 8,5 ngày). Sự phát triển của
sâu non sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu
trong nghiên cứu này tương đối đồng đều, các cá
thể sâu non lột xác chuyển tuổi khá tập trung (sai
số thí nghiệm khá thấp). Trong nghiên cứu này
chưa phát hiện được cá thể sâu non nào có
nhiều hơn 5 tuổi. Đây là sự khác biệt so với kết
quả nghiên cứu của Siriwan (2003) tại Thái Lan.
Theo Siriwan (2003), sâu non sâu đục thân mía
bốn vạch đầu nâu có 5 - 7 tuổi. Sự khác nhau về
số tuổi sâu non đã dẫn đến thời gian phát triển
của pha sâu non khá biến động từ 24,67 ngày

(đối với sâu non có 5 tuổi) đến 37,3 ngày (đối với
sâu non có 7 tuổi).
Trong nghiên cứu này, thời gian phát triển của
sâu non (có 5 tuổi) dài hơn rất đáng kể so với

sâu non có 5 tuổi ở Thái Lan (tương ứng là 37,3
và 24,67 ngày) và tương đương với thời gian
phát triển của sâu non có 7 tuổi trong nghiên cứu
của Siriwan (2003) và Pitaksa (1999). Theo các
tác giả này, thời gian phát triển của sâu non có 7
tuổi kéo dài 37,3 ngày. Trong nghiên cứu này,
thời gian vòng đời của sâu đục thân 4 vạch đầu
nâu (61,3 ngày) dài hơn so với trong nghiên cứu
của Siriwan (2003) và Pitaksa (1999). Theo
Siriwan (2003), thời gian vòng đời của sâu đục
thân 4 vạch đầu nâu kéo dài từ 45,87 ngày (khi

17


Kết quả nghiên cứu Khoa học
sâu non có 5 tuổi) đến 58,13 ngày (khi sâu non
có 7 tuổi). Còn theo Pitaksa (1999), thời gian
vòng đời của sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu
kéo dài 37 - 49 ngày. Tuổi thọ của trưởng thành
đực và cái sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu
trong nghiên cứu này tương đồng với kết quả
của Siriwan (2003). Theo tác giả này, trưởng
thành đực và cái có thể sống 2-5 ngày, trung
bình là 4 ngày.
c) Sức đẻ trứng của trưởng thành cái sâu
đục thân mía bốn vạch đầu nâu
Ở điều kiện 27±2°C và ẩm độ 84±5%, mỗi
trưởng thành cái đẻ 1 - 2 ổ trứng, một số ít
trưởng thành cái đẻ đến 3 ổ trứng. Số trứng mỗi


BVTV - Số 6/2019
trưởng thành cái có thể đẻ rất biến động, từ 89
đến 339 trứng, trung bình từ 22,57 đến 248,20
trứng/trưởng thành cái (bảng 2). Sức đẻ trứng
của trưởng thành cái sâu đục thân mía bốn vạch
đầu nâu trong nghiên cứu này cao hơn rất nhiều
so với kết quả nghiên cứu của Siriwan (2003).
Theo tác giả này, sức đẻ trứng của trưởng thành
cái sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu đạt trung
bình 123,31 trứng/trưởng thành cái. Sức đẻ
trứng của trưởng thành cái sâu đục thân mía bốn
vạch đầu nâu tương đương với sức đẻ trứng của
trưởng thành cái sâu đục thân mía bốn vạch đầu
vàng (trung bình 225 trứng/trưởng thành cái)
(Đỗ Ngọc Diệp, 2002).

Bảng 2. Sức đẻ trứng của trƣởng thành cái sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu
(Châu Thành, Tây Ninh, 2017)
Đợt

Số cặp
theo dõi

Phạm vi bi n động của
sức đẻ trứng (trứng/cái)

Sức đẻ trứng trung
bình (trứng/cái)


Nhiệt độ

Ẩm độ

(°C)

(%)

1

10

105-339

248,20±62,83

27,05±1,08

84,1±3,97

2

7

89-301

221,57±35,27

26,52±1,01


89,2±3,45

Ghi chú: thức ăn cho trưởng thành là mật ong 10%
4. KẾT LUẬN

Hình 3. Nhịp điệu đẻ trứng của trƣởng thành
cái sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu
(huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, 2017)
Trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng vào
ngày thứ nhất sau khi vũ hóa, số lượng trứng
tăng dần và đạt đỉnh cao vào ngày thứ 3 sau
vũ hóa với số trứng trung bình là 115,5
trứng/trưởng thành cái. Vào ngày thứ 4, số
trứng đẻ được bắt đầu giảm và đến ngày thứ
5, hầu hết các cá thể trưởng thành cái đều
ngừng đẻ trứng. Như vậy, trưởng thành cái đẻ
trứng tập trung vào ngày thứ 2 và ngày thứ 3
sau vũ hóa (hình 3).
18

Sâu đục thân mía bốn vạch đầu nâu C.
tumidicostalis là loài côn trùng ngoại lai, xâm
nhập vào vùng trồng mía ở Tây Ninh từ năm
2014. Trong điều kiện phòng thí nghiệm (28,3°C,
ẩm độ 85,3%), sâu non có 5 tuổi, sâu non tuổi 1
có thời gian phát triển ngắn nhất (6,0 ngày), sâu
non tuổi 5 có thời gian phát triển dài nhất (10,2
ngày). Thời gian phát triển trung bình của pha
trứng, sâu non, nhộng tương ứng là 8,5; 37,3 và
9,5 ngày. Thời gian tiền đẻ trứng là 2,1 ngày.

Thời gian vòng đời của sâu đục thân mía bốn
vạch đầu nâu là 61,3 ngày. Một trưởng thành cái
có thể đẻ được 221,57 - 248,20 trứng, trưởng
thành cái đẻ trứng tập trung vào ngày thứ 2 và
ngày thứ 3 sau khi vũ hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Ngọc Diệp, 2002. Nghiên cứu sâu đục thân
mía và biện pháp phòng trừ chúng ở miền Đông Nam
bộ, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học
Nông nghiệp I, Hà Nội.
2. Cao Anh Đương, 2014. Nguy cơ sâu đục thân


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV - Số 6/2019

mía bốn vạch lan rộng. Báo Nông nghiệp Việt Nam,
ngày 18.9.2014.
3. Khanna, K. L., Nigam, L. N., Puri, V.
D. 1957. Chilo tumidicostalis Hampson - a serious
Stem Borer Pest of sugarcane in Bihar Proceedings of
the Indian Academy of Sciences, Section B, 46 (2). pp.
75-95. ISSN 0370-0097.

4. Pitaksa C., 1999. Sugarcane moth borer. Journal
of Entomology and Zoology, 21(3): 203-206.
5. Siriwan. T., 2003. A thesis submitted in Partial
Fulfillment of the Requirements for the Degree of
Master of Science. pp 13-46.


Phản biện: GS.TS.NCVCC. Phạm Văn Lầm

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 2 LOÀI RỆP SÁP GIẢ Pseudococcus
jackbeardsleyi và Ferrisia virgata (HEMIPTERA: PSEUDOCOCCIDAE)
GÂY HẠI TRÊN THANH LONG RUỘT ĐỎ
Some Biological Characteristics of Pseudococcus jackbeardsleyi
and Ferrisia virgata (HEMIPTERA: PSEUDOCOCCIDAE)
Damaged on Red Dragon Fruit
1

Trƣơng Chí Thanh & Lê Khắc Hoàng
Ngày nhận bài: 15.09.2019

2

Ngày chấp nhận: 20.9.2019
Abstract

Recently, dragon fruit becomes a very important exporting fruit and main market is China. However, two
mealybug species: Pseudococcus jackbeardsleyi and Ferrisia virgataon dragon fruit were strickly observed by
Chinese quarantine office from 2014. Understanding on life history of these pests is needed to defind available
controlling measures. Results of study showed that the optimal temperature for both P. jackbeardsleyi and F.
0
virgata development were around 30 C. At optimal temperature, P. jackbeardsleyi„s life cycle was 29.2 days and
fecundity was 283.6 eggs/female, F. virgata‟s life cycle was completed within 31,3 days and a female laid 338.8
0
eggs,. At the temperature of 20 C, P. jackbeardsleyi could not completed their life cycle, 80% of eggs were dead, the
0
rest were emerged to first instar larve then dead. The species of F. virgata could survive at 20 C but the life cycle

was increased to 63.5 days and a female laid only 155.1 eggs. The result was indicated that Dragon fruit was kept in
0
cold container (around 2- 6 C) for exporting, these results suggested that the product with cold stored
management in post harvest process could support for controlling these mealybugs.
Keywords: Pseudococcus jackbeardsleyi, Ferrisia virgata, dragon fruit, mealybugs

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

*

Cây thanh long hiện tại được xem là cây “tỷ
đô” vì kim ngạch xuất khẩu của thanh long hiện
tại có giá trị rất cao. Tổng diện tích trồng thanh
long của 3 tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền
1. Học viên Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
2. Khoa Nông học –Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh

Giang khoảng 45.500ha chiếm khoảng 82% so
với diện tích cả nước là 54.000ha và năng suất
hàng năm đạt khoảng 900.000 tấn/năm (Cổng
thông tin điện tử Bình Thuận, 2019). Thanh long
là cây ăn quả có giá trị xuất khẩu rất lớn của Việt
Nam với khoảng 80% sản lượng thanh long
được xuất khẩu tới 40 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới, trong đó có cả các thị trường được
coi là khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.

19




×