Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số đặc điểm sinh học của rệp sáp Coccidohystrix sp. (Homoptera; Pseudococcidae) gây hại trên cà gai leo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.65 KB, 6 trang )

Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 3/2019

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RỆP SÁP
Coccidohystrix sp. (Homoptera; Pseudococcidae)
GÂY HẠI TRÊN CÀ GAI LEO
Some Biological Aspects of Mealybug Coccidohystrix sp.
(Homoptera; Pseudococcidae) on Solanum hainanense Hance
1

Lê Thị Thu và Lê Ngọc Anh
Ngày nhận bài: 18.03.2019

2

Ngày chấp nhận: 15.05.2019
Abstract

Mealybug Coccidohystrix sp. (Homoptera: Pseudococcidae) is an economically important group of insect pest
since many species attack different parts of plant and feed by sucking the plant sap. This was the first study of the
life cycle as well as oviposition of mealybug species Coccidohystrix sp. when fed on the leaves of Solanum
o
hainanense (Solanaceae: Solanales). Life cycle was 33.03 ± 1.10 days at 25 C temperature and 75% humidity;
o
longer than at 30 C and 75% humidity (27.57 ± 1.04 days). Oviposition period was not changed at 2 different
o
temperature conditions, however total number of egg laid by female was lower recorded at 25 C (99,8 egg/female
at 25ºC in compare with 105.2 egg/female at 30ºC).
Keywords: Coccidohystrix sp., life cycle, mealybug, Solanum hainanense, temperature.
*



1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rệp sáp Coccidohystrix sp. (Homoptera:
Pseudococcidae) là một nhóm côn trùng gây thiệt
hại kinh tế nghiêm trọng cho rất nhiều cây trồng
như mía, chè, cà phê, bông, lúa miến, rau, cây
trồng nhà kính và hầu hết các loại cây ăn quả
(R.K.Varshney*, M.J. Jadhav and R.M.Sharma,
2001). Tại Việt Nam, cũng đã có một số tác giả
nghiên cứu về thành phần rệp sáp gây hại trên
các cây có múi (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2011), mãng cầu xiêm (Nguyễn Văn Đĩnh
và cộng sự 2012). Những nghiên cứu về đặc
điểm sinh học của một số loài rệp cùng giống gây
hại trên các cây trồng nông nghiệp như Nguyễn
Viết Tùng (2006), Nguyễn Đức Khiêm (2004)….
Tuy nhiên trên cây dược liệu thì những nghiên
cứu về nhóm này còn hạn chế và chưa đi sâu
vào nghiên cứu đặc điểm sinh học, Phan Thúy
Hiền và cộng sự (2016) khi nghiên cứu về thành
phần sâu bệnh hại trên sâm Ngọc Linh đã ghi
nhận loài rệp sáp Pseudococcus sp. là một trong
tổng số 14 loài sâu và động vật gây hại trên sâm
Ngọc Linh, tuy nhiên mức độ gây hại thấp.
Cây cà gai leo vài năm gần đây đã trở thành
một loại dược liệu thiết yếu trong điều trị các
bệnh về gan, nhiều sản phẩm cao, trà cà gai leo
được phát triển và sử dụng làm thành rộng rãi
1. Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc

Hà Nội, Viện Dược liệu
2. Học viện Nông nghiệp Việt Nam

trên thị trường. Điều tra bước đầu của chúng tôi
cho thấy trên cây cà gai leo bị một số loài sâu
gây hại ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng
dược liệu cà gai leo, chủ yếu là loài bọ rùa 28
chấm và loài rệp sáp Coccidohystrix sp. Rệp xuất
hiện gây hại mạnh vào những tháng có thời tiết
nắng nóng gây nên những triệu chứng lá nhỏ,
xoăn, mật độ rệp chích hút cao làm cành khô héo
dẫn đến chết cả cây. Vì vậy nghiên cứu này góp
phần làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp
phòng trừ rệp sáp Coccidohystrix sp. trên cây cà
gai leo nói riêng và các cây dược liệu nói chung.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Vật liệu nghiên cứu: Cây cà gai leo Solanum
hainanense Hance được trồng cách ly trong nhà lưới
- Đối tượng nghiên cứu: Rệp sáp
Coccidohystrix sp. gây hại trên cây cà gai leo
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây
thuốc Hà Nội.
- Phương pháp nghiên cứu: Được tiến hành
theo phương pháp chung trong nghiên cứu sinh
học côn trùng. Mỗi công thức nuôi 60 cá thể,
thức ăn là lá cây cà gai leo được trồng cách ly
trong nhà lưới. Rệp sáp cái trưởng thành được
thu từ ngoài vườn về phòng thí nghiệm, hàng
ngày theo dõi sự đẻ trứng. Khi rệp trưởng thành
cái đẻ trứng, trứng của một con cái đẻ trong một

ngày đưa vào hộp nuôi sâu (kích thước: đường
kính đáy trên 12cm, đáy dưới 9cm, chiều cao 9
15


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 3/2019

cm) có lót một lớp giấy thấm nước không màu,
không mùi và thông khí. Theo dõi thời gian nở
của trứng. Khi trứng rệp sáp nở dùng bút lông
chuyển nhẹ nhàng từng ấu trùng rệp sáp tuổi 1
vào hộp nuôi sâu nhỏ (đường kính đáy trên 4cm,
đáy dưới 3cm, chiều cao 3 cm) có sẵn thức ăn
là lá cà gai leo đã được ghi số thứ tự, thức ăn
được thay hàng ngày, rệp chuyển tuổi được ghi
nhận thông qua đặc điểm lột xác. Số lượng rệp
non tuổi 1 được đánh số thứ tự để theo dõi đủ
lớn sao cho đến cuối từng tuổi/từng giai đoạn
phát triển cá thể phải có ít nhất 30 cá thể trong
mỗi nhiệt độ thí nghiệm.
Kích thước của rệp sáp của các tuổi được đo
sau khi lột xác 2-4 h.
- Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian phát dục của
pha trứng, sâu non, pha nhộng và pha trưởng
thành (n=30), vòng đời, đời.
Sức sinh sản được xác định: Sức sinh sản
(quả/trưởng thành cái) = Tổng số trứng/ trưởng
thành cái (n = 30)

Số liệu được xử lý theo chương trình Excel và
IRRISTAT 5.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Một số đặc điểm hình thái và kích thƣớc
các pha của rệp sáp Coccidohystrix sp.
- Trứng: Trứng rệp sáp Coccidohytrix sp. có
hình bầu dục, màu trắng trong, bọc trứng gồm
nhiều trứng xếp chồng lên nhau. Bên ngoài có
một lớp bông sáp phủ kín (Hình 1).
- Sâu non: pha ấu trùng rệp sáp cái có 3 tuổi,
mỗi tuổi có màu sắc và kích thước khác nhau. Ấu
trùng mới nở không di chuyển, sau 1 ngày bắt
đầu di chuyển đến vị trí cố định trên bề mặt lá.
Ấu trùng tuổi 1 rệp có màu trắng trong, chân phát
triển, bò nhanh. Đến cuối tuổi 1, rệp sáp hình
thành các sợi tua sáp ngắn xung quanh cơ thể.
Kích thước trung bình 0,43 x 0,22 mm. Ấu trùng

tuổi 2 khi vừa lột xác có màu vàng nhạt, ít linh
hoạt hơn tuổi 1. Trên lưng xuất hiện 4 vệt đen đối
xứng nhau, các tua sáp quanh cơ thể dài dơn
tuổi 1. Cuối tuổi 2 có thể phân biệt được ấu trùng
đực và ấu trùng cái, ấu trùng đực được bao phủ
quanh cơ thể bởi những sợi lông sáp mỏng để
tạo thành kén chuẩn bị hóa nhộng. Kích thước
trung bình 1,03 x 0,46 mm. Ấu trùng tuổi 3 cũng
có màu vàng nhưng màu đậm hơn màu của ấu
trùng tuổi 2. Trên lưng xuất hiện thêm 1 vệt đen
chạy dọc lưng, xuất hiện bột sáp bao quanh cơ
thể. Cuối tuổi 3 lớp bột sáp nhiều hơn có thể

nhìn thấy rõ các đốt ngấn cơ thể. Ấu trùng tuổi 3
ít di chuyển. Kích thước trung bình 1,26 x 0,89
mm. Rệp đực có 2 tuổi (Bảng 1).
- Nhộng: rệp sáp đực trải qua quá trình biến
thái hoàn toàn, có giai đoạn nhộng và tiền
nhộng. Nhộng rệp sáp có hình bầu dục, mới
đầu nhộng có màu nâu nhạt đến cuối giai đoạn
thì chuyển màu nâu đậm. Một đầu của nhộng
màu sẽ đậm hơn các phần còn lại. Kích thước
trung bình 1,26 x 0,39 mm (Bảng 1).
- Trưởng thành cái
Rệp sáp trưởng thành hầu như không di
chuyển, chỉ di chuyển khi có sự tác động từ bên
ngoài. Trên cơ thể được phủ một lớp bột sáp
màu trắng. Xung quanh có các tua sáp dài. Cơ
thể màu xám trắng. Kích thước trung bình 2,23 x
1,17 mm (Bảng 1). Trong quá trình đẻ, kích
thước của trưởng thành cái giảm dần. Trong quá
trình nghiên cứu không quan sát thấy sự giao
phối giữa rệp đực và rệp cái. Kết quả này tương
tự kết quả của tác giả Nguyễn Văn Liêm (2005)
khi nghiên cứu về loài Planococcus citri Risso và
Nguyễn Thị Thủy (2012) khi nghiên cứu về loài
Planococcus kraunhiae Kuwana.
- Trưởng thành đực: Cơ thể có màu nâu xám,
có một đôi cánh, màng, mỏng. Có 2 cặp lông
đuôi dài ở đốt cuối cơ thể (Bảng 1).

Bảng 1. Kích thƣớc các pha phát dục rệp sáp cái Coccidohystrix sp.
(năm 2017 tại Hà Nội)

Pha phát dục

Nhỏ
nhất
0,10
0,40
0,80
0,20

Rệp sáp non tuổi 1
Rệp sáp non tuổi 2
Rệp sáp non tuổi 3
Trưởng thành cái
°

Chiều rộng (mm)
Lớn
Trung bình
nhất
0,30
0,22 ± 0,05
0,60
0,46 ± 0,07
1,00
0,89 ± 0,07
0,30
0,26 ± 0,05

Nhỏ
nhất

0,30
0,80
1,00
1,10

Ghi ch : Nhi t độ= 30 C; Ẩm độ = 75%; Thức ăn: Lá cà g i leo; n=30

16

Chiều dài (mm)
Lớn
Trung bình
nhất
0,50
0,43 ± 0,06
1,30
1,03 ± 0,17
1,50
1,26 ± 0,14
1,7
1,53 ± 0,19


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 3/2019

Một số hình ảnh các pha phát dục của rệp sáp Coccidohystrix sp.

Hình 1. Trứng


Hình 2. Rệp sáp non tuổi 1

Hình 3. Rệp sáp non tuổi 2

Hình 4. Rệp sáp non tuổi 3

Hình 5. Nhộng

Hình 6. Trƣởng thành đực

17


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 3/2019

Hình 7. Trƣởng thành cái
3.2 Thời gian phát dục các pha và vòng
đời của rệp sáp Coccidohystrix sp.
3.2.1. Thời gi n phát dục các ph và vòng đời
củ r p sáp cái Coccidohystrix sp.
Kết quả nghiên cứu ở 2 điều kiện nhiệt độ
25°C và 30°C (ẩm độ 75%) cho thấy vòng đời
rệp sáp cái Coccidohystrix sp. khác nhau rõ
rệt, có ý nghĩa ở độ tin cậy với mức xác xuất

p<0,05 (bảng 2). Cụ thể khi nuôi ở điều kiện
o

nhiệt độ 25 C, ẩm độ 75% vòng đời của rệp
sáp Coccidohystrix sp. dao động từ 31 đến 35
ngày, trung bình 33,03 ± 1,10 ngày, còn khi
nuôi ở cùng ẩm độ và nhiệt độ 30°C vòng đời
dao động từ 26 đến 30 ngày, trung bình 27,57
± 1,04 ngày. Như vậy khi nuôi ở mức nhiệt độ
o
25 C vòng đời của rệp sáp dài hơn khi nuôi ở
o
điều kiện 30 C trung bình là 5,46 ngày. Kết quả
này có sự khác biệt với kết quả của tác giả
Nguyễn Đức Khiêm (2004) khi nghiên cứu về
vòng đời của một sô loài trong họ
Pseudococcidae ở Việt Nam, ghi nhận vòng
đời kéo dài 55-70 ngày trong điều kiện 25 – 30
o
C. Tuy nhiên nhận xét nàylại phù hợp với kết
quả của David Kerns (2012) cho rằng trứng rệp
sáp nở sau 2-10 ngày, mỗi giai đoạn từ 7-10
ngày, giai đoạn từ trứng đến trưởng thành
khoảng 30 ngày; Nguyễn văn Liêm (2005) khi
nghiên cứu về rệp sáp Planococcus citri Risso
trên khoai tây và Nguyễn Thị Thủy (2012) khi
nghiên cứu về rệp sáp Planococcus kraunhiae
Kuwana trên cà phê.

Bảng 2. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của rệp sáp cái Coccidohystrix sp.
(năm 2017 tại Hà Nội)

Các pha phát dục


Ngắn
nhất

Thời gian phát dục (ngày)
25 , 75% ẩm độ
30 , 75% ẩm độ
Dài
Ngắn
Dài
Trung bình
Trung bình
nhất
nhất
nhất

Trứng

5

7

5,72 ± 0,74

5

7

5,52 ± 0,65


Rệp sáp non tuổi 1

5

7

5,76 ± 0,72

5

6

5,12 ± 0,33

Rệp sáp non tuổi 2

5

7

5,68 ± 0,69

4

6

5,12 ± 0,23

Rệp sáp non tuổi 3


5

7

5,36 ± 0,57

4

5

4,44 ± 0,40

Trước đẻ trứng

8

12

9,48 ± 0,87

7

10

8,28 ± 0,84

26

30


27,57 ± 1,04

Vòng đời

31

35

33,03 ± 1,10

a

b

Ghi ch : Trong phạm vi hàng các chữ cái khác nh u chỉ sự s i khác có ý nghĩ ở mức xác xuất
p<0,05; n ≥ 30.
3.2.1. Thời gi n phát dục các ph củ r p sáp
đực Coccidohystrix sp.
Khác với rệp sáp cái, rệp sáp đực
Coccidohystrix sp. trải qua 4 pha phát dục bao
gồm pha trứng, pha ấu trùng, pha nhộng và pha
trưởng thành. Trong phạm vi thí nghiệm kết quả
cho thấy nhiệt độ chỉ ảnh hưởng đến thời gian
18

phát dục của pha nhộng và đời của rệp sáp đực
Coccidohystrix sp. khi nuôi bằng lá cà gai leo. Cụ
thể ở pha nhộng thời gian phát dục trung bình
của 1 cá thể rệp sáp đực là 14,00 ± 0,89 ngày ở
o

o
25 C và 12,2 ± 1,39 ngày ở 30 C, tuổi thọ trung
bình của 1 cá thể rệp sáp đực là 33,85 ± 1,21 ở
o
o
25 C và 31,22 ± 0,97 ngày ở 30 C.


Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 3/2019

Bảng 3. Thời gian phát dục các pha của rệp sáp đực Coccidohystrix sp.
(năm 2017 tại Hà Nôi)

Các pha phát dục
Trứng
Rệp sáp non tuổi 1
Rệp sáp non tuổi 2
Tiền nhộng, nhộng
Trưởng thành
Đời

Ngắn
nhất
5
5
5
13
3

32

Thời gian phát dục (ngày)
25 , 75% ẩm độ
30 , 75% ẩm độ
Dài
Ngắn
Dài
Trung bình
Trung bình
nhất
nhất
nhất
6
5,45 ± 0,52
5
6
5,27 ± 0,46
7
5,42 ± 0,60
5
6
5,87 ± 0,74
7
5,91 ± 0,54
4
6
4,6 ± 0,63
15
14,00 ± 0,89

10
14
12,2 ± 1,39
4
3,82 ± 0,4
3
4
3,33 ± 0,5
a
b
35
33,85 ± 1,21
30
33
31,22 ± 0,97

3.3 Sức đẻ trứng của trƣởng thành cái rệp
sáp Coccidohystrix sp.
Rệp sáp Coccidohystrix sp. sau khi hóa
trưởng thành khoảng từ 7-12 ngày thì bắt đầu
đẻ trứng. Trứng được đẻ liên tục thành ổ trong
o
vòng 8 ngày ở cả hai mức nhiệt độ 25 C và
o
30 C. Mỗi ổ trứng có lớp sáp bao bọc bên
ngoài. Rệp cái trưởng thành cái đẻ liên tục cho
đến lúc chết, kích thước của rệp trưởng thành
cái giảm dần theo thời gian đẻ trứng. Khi nhiệt
độ tăng sức sinh sản của rệp sáp tăng có ý
nghĩa ở độ tin cậy với mức xác xuất p<0,05. Cụ

o
thể ở 25 C sức sinh sản trung bình của 1

trưởng thành cái (99,84 ± 26,81 quả/trưởng
o
thành cái) còn ở 30 C sức sinh sản trung bình
của 1 trưởng thành cái là 105,20 ± 32,46/
quả/trưởng thành cái. David Kerns (2012) ghi
nhận trưởng thành cái các loài rệp sáp đẻ
khoảng 300 – 600 quả trứng một bọc.
Nhịp điệu đẻ trứng của rệp sáp tăng dần từ
khi bắt đầu đẻ trứng và đạt cao nhất ở ngày thứ
o
o
năm ở cả hai ngưỡng nhiệt độ 25 C và 30 C, ở
o
điều kiện 25 C sức sinh sản của chúng cao nhất
26,22 quả/trưởng thành cái/ ngày. Còn ở điều
o
kiện nhiệt độ 30 C, sức sinh sản của rệp sáp đạt
cao nhất là 28,3 quả/trưởng thành cái/ngày.

Bảng 4. Khả năng đẻ trứng của trƣởng thành cái Coccidohystrix sp.
(năm 2017 tại Hà Nội)
Ngày đẻ
trứng
1
2
3
4

5
6
7
8
Số trứng
đẻ trung
bình
(quả/trưởn
g thành
cái)

Khả năng đẻ trứng
25 , 75% ẩm độ
30 , 75% ẩm độ
Thấp nhất
Cao nhất
Trung bình
Thấp nhất
Cao nhất
Trung bình
6
22
16 ± 6,00
9
19
15 ± 4,43
12
27
11,25 ± 3,91
9

22
18,57 ± 3,34
7
35
19,65 ± 7,46
11
35
22,5 ± 5,41
9
35
23,77 ± 7,53
19
40
27,4 ± 6,30
19
37
26,22 ± 6,55
17
39
28,33 ± 5,73
19
36
24,67 ± 6,35
19
36
26,50 ± 5,69
12
32
21,50 ± 6,80
15

30
22,40 ± 5,13
10
20
16,75 ± 4,72
17
22
19,67 ± 2,52

49

158

a

99,84 ± 26,81

23

152

105,20 ±
b
32,46

Ghi ch : Trong phạm vi hàng các chữ cái khác nh u chỉ sự s i khác có ý nghĩ ở mức xác xuất
p<0,05.
19



Kết quả nghiên cứu Khoa học

BVTV – Số 3/2019

Hình 1. Nhịp điệu đẻ trứng của trƣởng thành cái rệp sáp Coccidohystrix sp.
năm 2017 tại Hà Nội
4. KẾT LUẬN
- Rệp sáp Coccidohytrix sp. cái trải qua 3 pha
phát dục: pha trứng, pha sâu non (có 3 tuổi) và
pha trưởng thành. Rệp sáp Coccidohytrix sp. đực
trải qua 4 pha phát dục: Pha trứng, sâu non (gồm
2 tuổi), nhộng và pha trưởng thành. Vòng đời
của rệp sáp Coccidohytrix sp. khi nuôi ở điều
kiện nhiệt độ 25°C, ẩm độ 75% là 33,03 ± 1,10
ngày dài hơn khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ 30°C,
ẩm độ 75% (27,57 ± 1,04 ngày).
- Khả năng đẻ trứng của rệp sáp
Coccidohytrix sp. dao động từ 49 quả đến 158
quả/1 trưởng thành cái, trung bình 99,84 ± 26,81
quả/1 trưởng thành cái khi nuôi ở điều kiện nhiệt
độ 25°C, ẩm độ 75%. Khi nuôi ở điều kiện nhiêt
độ 30°C, cùng ẩm độ 75% khả năng đẻ trứng
của 1 trưởng thành cái dao động từ 23 quả đến
152 quả và trung bình 105,20 ± 32,46 quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Đĩnh, Hà Quang Hùng,
Nguyễn Thị Thu Cúc, Phạm Văn Lầm, 2012. Côn
trùng và động vật hại nông nghi p Vi t N m,
trang 619.
2. Phan Thúy Hiền, Chu Thị Mỹ, Lê Thị Thu,

Đặng Thị Hà, Nguyễn Thị Bình, 2016. Thành
20

phần sâu và bệnh hại sâm Ngọc Linh tại Việt
Nam. Tạp chí Kho học và công ngh Vi t N m.
Tập 7 số 8, trang 7-12.
3. Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011.
Côn trùng gây hại cây trồng, trang 166 – 168.
4. Nguyễn Văn Liêm, 2005. Đặc điểm sinh
học của rệp sáp giả Planococcus citri Risso
(Homop.: Pseudococcidae). Báo cáo kho học
Hội nghị côn trùng toàn Quốc, 2005, trang
102-106.
5. Nguyễn Thị Thủy, 2012. Nghiên cứu
thành phần rệp sáp cà phê, đặc điểm sinh học,
sinh thái và biện pháp phòng trừ tổng hợp loài
rệp sáp bột tua ngắn Planoccocus kraunhiae
Kuwana tại Đắk Lắk. Luận văn tiến sỹ nông
nghiệp, 143 trang.
6. Nguyễn Viết Tùng, 2004. Rệp sáp hại
khoai tây. Giáo trình côn trùng chuyên kho . NXB
Nông nghiệp Hà Nội, trang 108 – 109.
7. David Kerns, Glenn Wright và John
Loghry, 2012. Citrus mealybug (Planococcus
citri). Cooperative Extension.
8. R.K.Varshney,
M.J.
Jadhav
and
R.M.Sharma, 2001. Scale insects and mealy

bugs (Insecta: Homoptera: Coccoidea).
Phản biện: TS. Nguyễn Thị Thủy



×